intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tổng quan về các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế - TS. Nguyễn Tuấn Hưng

Chia sẻ: Star Star | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:89

204
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng giới thiệu tổng quan về các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế. Sau khi học bài này, sinh viên sẽ có khả năng: Trình bày được khái niệm về chương trình, dự án và CTMTQG về y tế; mô tả được chu trình dự án y tế; trình bày được các nội dung cơ bản của công tác quản lý hoạt động các chương trình dự án y tế tại địa phương; trình bày được mục tiêu, chiến lược, các nội dung hoạt động, cách tổ chức thực hiện, các chỉ tiêu, theo dõi và đánh giá của chương trình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tổng quan về các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế - TS. Nguyễn Tuấn Hưng

  1. TỔNG QUAN VỀ CÁC  CHƯƠNG TRÌNH MỤC  TIÊU QUỐC GIA VỀ Y TẾ   TS. Nguyễn Tuấn  Hưng
  2. MỤC TIÊU HỌC TẬP  Sau khi học bài này, sinh viên sẽ có khả năng: ­ Trình bày được  khái niệm về chương trình,  dự án và CTMTQG về y tế. ­ Mô tả được chu trình dự án y tế. ­ Trình bày được các nội dung cơ bản của công  tác quản lý hoạt động các chương trình dự án  y tế tại địa phương. ­ Trình bày được mục tiêu, chiến lược, các nội  dung hoạt động, cách tổ chức thực hiện, các  chỉ tiêu, theo dõi và đánh giá của chương  trình.
  3. I. KHÁI NIỆM    1. Khái niệm về CT/DA y tế:  Do có nhiều mục tiêu sức khoẻ cần được ưu  tiên giải quyết, cần tập trung đầu tư các  nguồn lực để nhằm đạt được mục tiêu trong  một giai đoạn nhất định.  ­ Chương trình, DA chỉ đạo từ Trung ương  xuống địa phương: CT dọc.  ­ Chương trình, DA riêng cho một số địa  phương, cơ sở: CT ngang hoặc CT độc lập
  4. Có 3 loại DA: ­ DA đầu tư xây dựng cơ bản ­ DA hỗ trợ kỹ thuật ­ DA hỗn hợp 2 loại trên Chương trình có nhiều DA. Trong DA  có thể nhiều tiểu DA (DA thành phần) CT/DA đạt được mục tiêu: kết thúc  hoặc chuyển thành hoạt động thường  xuyên.
  5. 2. Khái niệm quản lý CT/DA ­ Vốn: trong nước và nhận sự tài trợ quốc  tế ­ Để thực hiện CTMT:  Các nguồn lực từ Chính phủ được quản lý  theo quy định của Chính phủ.  Các nguồn lực từ các nhà tài trợ được  quản lý theo các điêù ước quốc tế hoặc  các thoả thuận giữa Chính phủ và nhà tài  trợ.
  6. ­ Nguồn ODA: Viện trợ phát triển  chính thức gồm nguồn viện trợ không  hoàn lại, vay ưu đãi, vay hỗn hợp. ­ Nguồn NGOs: Viện trợ phi Chính phủ Chính phủ, Bộ Y tế có nhiều văn bản  hướng dẫn quản lý các nguồn lực.
  7. 3. Chu trình quản lý dự án: 3 giai đoạn Xây dựng kế hoạch      Đánh giá                                 Thực thi
  8. 3.1. Xây dựng KH:  Cơ sở xây dựng: Văn kiện dự án đã  được cấp có thẩm quyền phê duyệt.  Nếu muốn thay đổi, cần phê duyệt của  cấp phê duyệt dự án trước đấy. KH hoạt động y tế của một địa phương  bao gồm cả các KH dự án. DA y tế chỉ là  bộ phận của KH y tế địa phương. KH  hoạt động của một lĩnh vực, một cơ sở  y tế bao gồm hoạt động của một hay  nhiều DA.
  9. KH DA giải quyết một số ưu tiên mà  hoạt động thường xuyên chưa đủ sức  giải quyết. CTMTQG chịu sự chỉ đạo  của tuyến Trung ương, cần linh hoạt  hạn chế trong quản lý và triển khai DA  tại địa phương. Có sự phân cấp quản lý DA: nguồn ngân  sách tạo sự chủ động của cơ sở y tế địa  phương. KH DA cần thể hiện qua các chỉ tiêu KH.  Các giải pháp. Tuyến huyện, xã: cấp thực thi DA
  10. 3.2. Triển khai KH DA: ­ Theo dõi: là hoạt động nhằm khuyến  khích người thực thi KH bám sát tiến  độ đồng thời giúp cho người quản lý  dự đoán, phát hiện những vấn đề nảy  sinh trong khi thực thi KH. Các thông  tin: mức độ thực hiện DA qua các tiêu  chí, mức giải ngân. Chủ yếu thực hiện  DA? cung cấp nguồn lực phù hợp? đào  tạo nhân lực DA? Cung cấp dịch vụ y  tế?
  11. ­ Giám sát hỗ trợ: là hoạt động nhằm  đảm bảo chất lượng dịch vụ. Có thể  theo dõi DA bao gồm cả hỗ trợ, có  người cho rằng: giám sát có thể là một  hoạt động đặc biệt của theo dõi. Nhằm  thúc đẩy việc sử dụng hợp lý các nguồn  lực, nâng cao chất lượng dịch vụ.
  12. 3.3. Đánh giá CT/DA Sau khi xác định vấn đề cần can thiệp,  lập KH, thực thi KH, các mục tiêu cần  đạt, bài học thành công, thất bại Đánh giá còn tập hợp thông tin từ quá  trình theo dõi, giám sát hỗ trợ…để mô  tả, giải thích kết quả đạt được, rút bài  học kinh nghiệm, việc cần làm tiếp.
  13. II. TỔNG QUAN VỀ CHU TRÌNH DỰ  ÁN Chu trình DA là sự kết nối liên tục các  bước cần phải thực hiện và được bắt  đầu từ khi tiến hành xác định vấn đề  ưu tiên để xây dựng DA, xây dựng văn  kiện DA, thẩm định, phê duyệt, thực  hiện, theo dõi, giám sát, báo cáo, đánh  giá, kết thúc DA.
  14. Chu trình DA có 3 thời kỳ: ­ Thời kỳ chuẩn bị: xác định, xây dựng,  thẩm định, phê duyệt. ­ Thời kỳ triển khai: thực hiện, giám  sát, theo dõi. ­ Thời kỳ kết thúc: đánh giá, tổng kết.
  15.  Các giai đoạn của DA: ­ Giai đoạn 1: Xác định DA GĐ hình thành vấn đề ưu tiên. Một hay  nhiều cơ quan cùng xác định một vấn  đề hay một phương thức hoạt động  cần ưu tiên giải quyết, kết thúc khi  cùng thống nhất lựa chọn một hoặc  một vài vấn đề ưu tiên.
  16. ­ Giai đoạn 2. Xây dựng văn kiện DA Nghiên cứu khả thi tiến hành giai đoạn  này nhằm đánh giá tính phù hợp, tính  khả thi của bản thảo đề cương DA.  Soạn thảo chi tiết văn kiện. ­ Giai đoạn 3. Thẩm định và phê duyệt là quá trình kiểm tra chính thức, mang  tính độc lập, có hệ thống do các cơ  quan liên quan đánh giá
  17. Mục tiêu thẩm định: xác định DA có  khả năng những mục tiêu đề ra hay  không? Có thể đưa ra đề xuất, sửa đổi nội  dung Phê duyệt: là điểm kết thúc quá trình  thẩm định. Biểu hiện sự nhất trí của  các cơ quan thẩm định đối với DA đề  xuất, chấp nhận DA có thể chuyển  sang giai đoạn thực hiện.
  18. ­ Giai đoạn 4. Điều hành thực hiện,  giám sát, theo dõi DA Giai đoạn thực hiện là thời gian các  hoạt động của DA bắt đầu được triển  khai Theo dõi là nhiệm vụ thường xuyên,  liên tục trong quá trình thực hiện nhằm  cung cấp số liệu, chỉ ra hành động cần  thiết giải quyết vấn đề mới phát sinh.
  19. ­ Giai đoạn 5. đánh giá và kết thúc DA  Đánh giá: cung cấp thông tin về kết  quả, hiệu quả của CT DA. Đúc kết bài  học kinh nghiệm từ đó thiết kế, quản  lý các DA.  Khi kết thúc DA: có thể chấm dứt các  hoạt động hoặc trở thành hoạt động  thường quy.
  20. III. QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA  CT DA TẠI ĐỊA PHƯƠNG 1. Các CTMTQG được triển khai tại  địa phương: ­ QĐ 108/2007/QĐ­TTg ngày 17/7/2007  phê duyệt CTMTQG phòng, chống  bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và  HIV/AIDS gia đoạn 2006­2010
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2