intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng truyền trông môi trường

Chia sẻ: Tạ Tiến đạt đạt | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:31

215
lượt xem
52
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông tin cho người bị tác động bởi các vấn đề môi trường biết tình trạng của họ, từ đó họ quan tâm đến việc tìm kiếm các giải pháp khắc phục. Huy động các kinh nghiệm, kỹ năng, bí quyết địa phương tham gia vào các chương trình bảo vệ môi trường. Thương lượng hoà giải các xung đột, khiếu nại, tranh chấp về môi trường giữa các cơ quan, trong nhân dân. Tạo cơ hội cho mọi thành phần trong xã hội tham gia vào việc bảo vệ môi trường, xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường. Khả năng thay...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng truyền trông môi trường

  1. Bài giảng Truyền thông Môi trường 1 Chương 1 Vấn đề chung về TTMT TS. Đinh Thị Hải Vân
  2. Nội dung 1. Truyền thông là gì? 2. Truyền thông môi trường là gì? 3. Vai trò của truyền thông trong QLMT? 4. Tiếp cận xây dựng hệ thống truyền thông môi trường 5. Các mô hình truyền thông môi trường 6. Một số hình thức truyền thông môi trường
  3. 1. Truyền thông
  4. 1. Tiến trình truyền thông 1. Người gửi thông điệp 2. Người nhận thông điệp. 3. Nội dung thông điệp (Chính xác, đảm bảo chức năng giáo dục MT, cảnh báo MT) 4. Kênh truyền thông 5. Thông tin phản hồi
  5. Thông điệp bảo vệ tài nguyên nước  Nước là máu  Còn nước còn tất cả
  6. 2. Truyền thông môi trường "Truyền thông môi trường là một quá trình tương tác xã hội hai chiều nhằm giúp cho những người có liên quan hiểu được các yếu tố môi trường then chốt, mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau của chúng và cách tác động vào các vấn đề có liên quan một cách thích hợp để giải quyết các vấn đề về môi trường"
  7. 2. Mục tiêu của truyền thông MT  Thông tin cho người bị tác động bởi các vấn đề môi trường biết tình trạng của họ, từ đó họ quan tâm đến việc tìm kiếm các giải pháp khắc phục.  Huy động các kinh nghiệm, kỹ năng, bí quyết địa phương tham gia vào các chương trình bảo vệ môi trường.  Thương lượng hoà giải các xung đột, khiếu nại, tranh chấp về môi trường giữa các cơ quan, trong nhân dân.  Tạo cơ hội cho mọi thành phần trong xã hội tham gia vào việc bảo vệ môi trường, xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường.  Khả năng thay đổi các hành vi sẽ được hữu hiệu hơn thông
  8. 3. Vai trò của Truyền thông trong QLMT  Thông tin: thông tin cho đối tượng cần truyền thông biêt tình trạng quản lý và bảo vệ môi trường của họ, từ đó lôi cuốn cùng quan tâm đến việc tìm kiếm các giải pháp khắc phục. Thực chất đây là quá trình nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường để đối tượng truyền thông có thể tiếp nhận, phân tích, tự xử lý hoặc thích nghi với tình huống xảy ra.  Huy động: Huy động các kinh nghiệm, kỹ năng, bí quyết của tập thể và cá nhân địa phương vào các chương trình, kế hoạch bảo vệ môi trường. Lôi cuốn, thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong việc tìm ra các giải pháp
  9.  Thương lượng:Thương lượng, hòa giải các xung đột, khiếu nại, tranh chấp về MT giữa các cơ quan và trong cộng đồng.  Tạo cơ hội: Tạo cơ hội cho mọi thành phần trong XH có thói quen “ứng xử đúng” hay hành vi “thân thiện” đối với MT và cùng nhau tham gia vào việc BVMT – xã hội hóa công tác BVMT.  Đối thoại: đối thoại thường xuyên làm tăng khả năng thay đổi các hành vi của cộng đồng về QL và BVMT.  Hỗ trợ: Hỗ trợ đắc lực cho các loại công cụ khác in QLMT.
  10. Cản trở của truyền thông NÓI NGHE NGHE HIỂU HIỂU CHẤP NHẬN CHẤP NHẬN LÀM LÀM DUY TRÌ
  11. 4. Phương thức của TT MT  Chuyển thông tin tới từng cá nhân qua việc tiếp xúc tại nhà, tại cơ quan, gọi điện thoại, gửi thư.  Chuyển thông tin tới từng nhóm qua hội thảo, tập huấn, huấn luyện, họp nhóm, tham quan, khảo sát...  Chuyển thông tin qua các phương tiện truyền thông đại chúng: báo chí, tivi, radio, pano, áp phích, tờ rơi, phim ảnh,....  Tiếp cận truyền thông qua những buổi biểu diễn lưu động, tham gia hội diễn, các chiến dịch, tham gia các lễ hội, các ngày kỷ niệm..
  12. Thảo luận 1  Nhóm 1: Chuyển thông tin tới từng cá nhân qua gửi thư  Nhóm 2: Qua thảo luận nhóm  Nhóm 3: Qua buổi biểu diễn lưu động  Nhóm 4: Qua điện thoại  Nhóm 5: Qua phương tiện thông tin đại chúng (tivi, báo, đài…)  Nhóm 6: Qua các khóa tập huấn
  13. 5. Các mô hình TTMT  Truyền thông dọc (một chiều): Phổ biến thông tin về vấn đề MT quốc tế và trường hợp khẩn cấp như bão lụt, sạt lở đất, núi lửa, động đất và các sự cố mô trường khác…  Mô hình truyền thông ngang hay hai chiều: Áp dụng ở các cơ quan thăm dò dư luận or các nhóm chuyên gia nghiên cứu về những phản hồi, những ý kiến phản biện về một vấn đề môi trường nào đó từ cộng đồng  Đa chiều (có từ 2 đối tượng trở lên) Ưu điểm và nhược điểm của mỗi mô hình?
  14. 6. Hình thức truyền thông MT  Truyền thông có lời: sử dụng ngôn ngữ để tạo nên thông điệp.  Truyền thông không có lời: sử dụng các tín hiệu không phải ngôn ngữ, ví dụ như điệu bộ, cử chỉ, hình ảnh, tiếng động…  Các hình thức truyền thông khác: thuyết trình, các loại hình văn nghệ, thông tư cổ động (khẩu hiệu, biểu ngữ, panô), triển lãm lớn…  Triển lãm và trưng bày  Giao tiếp với cá nhân và các nhóm nhỏ
  15.  Truyền thông môi trường nhân các sự kiện  Thi tuyên truyền viên Môi trường  Trẻ em thi vẽ về môi trường  Thi sáng tác tiểu phẩm báo chí về môi trường  Hoạt động thanh niên tình nguyện về môi trường  Trại hè sinh thái cho học sinh
  16. Bài giảng Truyền thông Môi trường 16 Chương 2 Xây dựng kế hoạch và thực hiện CT TTMT TS. Đinh Thị Hải Vân
  17. Nội dung 1. Phương pháp xây dựng kế hoạch chương trình truyền thông môi trường 2. Phương pháp thực hiện chương trình truyền thông môi trường
  18. Các bước xây dựng CT TTMT 1. Xác định vấn đề 2. Lập kế hoạch 3. Tạo sản phẩm thân thiện 4. Thực hiện và phản hồi
  19. Giai đoạn 1: Xác định vấn đề  Bước 1: Phân tích tình hình và xác định vấn đề (RRA, PRA)  Bước 2: Phân tích đối tượng truyền thông  Bước 3: Xác định mục tiêu truyền thông
  20. Xác định vấn đề  Xác định và chọn vấn đề nào là quan trọng nhất  Xác định nguyên nhân của vấn đề đó  Xác định hậu quả của vấn đề đó. Công cụ để xác định vấn đề  Đánh giá nhanh có sự tham gia (PRA – Participatory Rapid Appraisal), SWOT…  Đánh giá môi trường có sự tham gia (PEA – Participatory Environmental Appraisal).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2