intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tư pháp quốc tế: Chương 2

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:89

193
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Tư pháp quốc tế: Chương 2 - Xung đột pháp luật và việc áp dụng pháp luập nước ngoài có nội dung trình bày về xung đột pháp luật trong TPQT, quy phạm xung đột, một số hệ thuộc xung đột cơ bản, áp dụng pháp luật nước ngoài, vấn đề lẫn tránh pháp luật trong TPQT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tư pháp quốc tế: Chương 2

  1. Chương 02: Xung đột pháp luật và việc áp dụng PL nước ngoài 2.1. Xung đột pháp luật trong TPQT. 2.2. Quy phạm xung đột. 2.3. Một số hệ thuộc xung đột cơ bản. 2.4. Áp dụng pháp luật nước ngoài. 2.5. Vấn đề lẫn tránh pháp luật trong TPQT. 2.6. Dẫn chiếu ngược trở lại và dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba. 2.7. Nguyên tắc có đi có lại trong việc áp dụng pháp luật nước ngoài. 1
  2. 2.1. Xung đột pháp luật • Một công dân Việt Nam kết hôn với một công dân nước ngoài. Luật nước nào được áp dụng để xem xét điều kiện kết hôn? Nghi thức kết hôn?... • Một thương nhân Việt Nam giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài. Tranh chấp phát sinh. Luật nước nào được áp dụng để xem xét tính hợp pháp về hình thức của hợp đồng? Quyền và nghĩa vụ của các bên?... 2
  3. 2.1. Xung đột pháp luật * Khái niệm xung đột pháp luật: Hiện tượng pháp luật của hai hay nhiều nước khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh các mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài được gọi là hiện tượng xung đột pháp luật. 3
  4. 2.1. Xung đột pháp luật * Nguyên nhân làm phát sinh hiện tượng xung đột pháp luật: • Quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, thương mại và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài không được điều chỉnh bằng quy phạm thực chất thống nhất. • Có sự khác nhau về nội dung trong pháp luật của các nước; hoặc có sự khác nhau trong việc giải thích và áp dụng những quy định giống nhau về mặt hình thức. 4
  5. 2.1. Xung đột pháp luật * Cách thức giải quyết xung đột pháp luật: • Xây dựng và áp dụng các quy phạm thực chất thống nhất. • Tiêu chuẩn hóa luật thực chất trong nước. • Xây dựng và áp dụng các quy phạm xung đột. • Áp dụng nguyên tắc “Luật điều chỉnh các quan hệ xã hội tương tự”. 5
  6. 2.2. Quy phạm xung đột Quy phạm xung đột là loại quy phạm đặc thù của ngành luật TPQT, nó không trực tiếp giải quyết cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên trong một quan hệ pháp luật nào đó mà nó chỉ xác định rằng cần phải áp dụng luật của nước nào (Trong số những hệ thống pháp luật có liên quan) để điều chỉnh quan hệ pháp luật TPQT đó. 6
  7. 2.2. Quy phạm xung đột • VD: Khoản 3 Điều 104 Luật HNGĐ 2000: Ly hôn có yếu tố nước ngoài: “…3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó…” • VD: Điều 33 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Bungari: “Quyền thừa kế động sản được xác định theo pháp luật của nước ký kết mà người để lại tài sản là công dân khi chết; Quyền thừa kế về bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản.” 7
  8. 2.2. Quy phạm xung đột * Cơ cấu của quy phạm xung đột: • Cơ cấu của quy phạm pháp luật là gì? • Tìm hiểu cơ cấu của quy phạm pháp luật mang ý nghĩa như thế nào? • Một quy phạm pháp luật thông thường được cấu thành bởi bao nhiêu bộ phận? Bao gồm những bộ phận nào? 8
  9. 2.2. Quy phạm xung đột * Cơ cấu của quy phạm xung đột bao gồm hai phần: • Phần phạm vi: Chỉ rõ loại quan hệ mà quy phạm xung đột đó điều chỉnh. • Phần hệ thuộc: Chỉ rõ hệ thống pháp luật được áp dụng để giải quyết mối quan hệ đó. 9
  10. 2.2. Quy phạm xung đột * Các loại quy phạm xung đột: • Căn cứ về mặt hình thức, quy phạm xung đột được chia thành QPXĐ một bên và QPXĐ nhiều bên. Quy phạm xung đột một bên là quy phạm quy định phải áp dụng pháp luật của nước đã ban hành ra QPXĐ này. VD: Khoản 2 Điều 769 BLDS Việt Nam: Hợp đồng dân sự “…2. Hợp đồng liên quan đến bất động sản ở Việt Nam phải tuân theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” 10
  11. 2.2. Quy phạm xung đột Quy phạm xung đột nhiều bên là quy phạm không quy định áp dụng pháp luật của nước đã ban hành ra QPXĐ này (hoặc tham gia xây dựng QPXĐ này) hay của nước khác một cách cụ thể, mà chỉ đề ra nguyên tắc chung xác định pháp luật nước nào phải được áp dụng. VD: Điều 31 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Hungari: “Các điều kiện về nội dung của việc kết hôn đối với mỗi người trong cặp vợ chồng tương lai, phải tuân theo pháp luật của nước mà họ là công dân.” 11
  12. 2.2. Quy phạm xung đột • Căn cứ vào tính chất của QPXĐ, có thể chia thành QPXĐ mệnh lệnh và QPXĐ tùy nghi. Quy phạm mệnh lệnh là gì? Quy phạm tùy nghi là gì? Quy phạm xung đột mệnh lệnh là quy phạm quy định các cơ quan, tổ chức và cá nhân dứt khoát phải tuân theo, không có quyền thỏa thuận chọn pháp luật để áp dụng. VD: Khoản 2 Điều 769 BLDS Việt Nam: “Hợp đồng liên quan đến bất động sản ở Việt Nam phải tuân theo pháp luật Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” 12
  13. 2.2. Quy phạm xung đột Quy phạm xung đột có tính chất tùy nghi là quy phạm cho phép các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn pháp luật để điều chỉnh quan hệ của mình. VD: Khoản 1 Điều 769 BLDS Việt Nam: “Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thỏa thuận khác…” Dấu hiệu nào để xác định một quy phạm xung đột là QPXĐ mệnh lệnh hay QPXĐ tùy nghi? 13
  14. 2.2. Quy phạm xung đột • Căn cứ vào phạm vi áp dụng, có thể chia QPXĐ thành các loại: QPXĐ về quyền sở hữu; QPXĐ về điều kiện kết hôn; QPXĐ về nuôi con nuôi; QPXĐ về thừa kế… • Căn cứ vào hệ thuộc, có thể chia QPXĐ thành các loại: QPXĐ quy định áp dụng luật nhân thân; QPXĐ quy định áp dụng luật nơi có tài sản; QPXĐ quy định áp dụng luật nơi thực hiện hành vi… 14
  15. 2.3. Một số hệ thuộc xung đột cơ bản Trình bày theo trình tự: • Khái niệm. • Phạm vi áp dụng. • Các nước áp dụng. • Trường hợp ngoại lệ. 15
  16. 2.3.1. Hệ thuộc Luật nhân thân * Luật nhân thân gồm hai dạng: Luật quốc tịch và Luật nơi cư trú. • Luật quốc tịch là luật của nước mà đương sự là công dân. • Luật nơi cư trú là luật của nước mà đương sự có nơi cư trú. Bằng cách nào để xác định nơi cư trú của một người? 16
  17. 2.3.1. Hệ thuộc Luật nhân thân Điều 52 BLDS Việt Nam: Nơi cư trú. “1. Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống. 2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống.” Khái niệm đang sinh sống được hiểu như thế nào? Đang sinh sống vào thời điểm phát sinh quan hệ? Vào thời điểm phát sinh tranh chấp? Vào thời điểm nộp đơn khởi kiện? Hay vào thời điểm giải quyết tranh chấp?... 17
  18. 2.3.1. Hệ thuộc Luật nhân thân * Phạm vi áp dụng: Luật nhân thân được áp dụng để giải quyết những vấn đề sau đây: • Xác định năng lực pháp luật và năng lực hành vi của các bên đương sự. • Vấn đề quyền nhân thân. • Các vấn đề trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. • Các vấn đề thừa kế tài sản là động sản. 18
  19. 2.3.1. Hệ thuộc Luật nhân thân * Các nước áp dụng: • Nhìn chung, các nước trong khối lục địa Châu Âu như Pháp, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, và một số nước khác như Nhật Bản, CuBa… áp dụng hệ thuộc Luật quốc tịch nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của công dân nước mình, không phụ thuộc vào nơi cư trú. 19
  20. 2.3.1. Hệ thuộc Luật nhân thân • Các nước như Anh, Mỹ, Nauy, Đan Mạch, Ailen, Achentina, Braxin… thì áp dụng Luật nơi cư trú. • Một số nước khác như Áo, Thụy Sỹ, Mehico… thì áp dụng đồng thời cả hai hệ thuộc. Có nghĩa là, buộc quy chế nhân thân của người nước ngoài khi cư trú trên lãnh thổ của nước mình thì phải tuân theo pháp luật của nước mình (Luật nơi cư trú). Đồng thời, buộc quy chế nhân thân của công dân nước mình khi cư trú ở nước ngoài phải phụ thuộc vào pháp luật nước mình (Luật quốc tịch). 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2