intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Vật liệu sinh học tính tương hợp sinh học: Biomaterials biocompatibility - NGND.GS.TS.BS. Hoàng Tử Hùng

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

708
lượt xem
68
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vật liệu sinh học là một vật liệu không sống, được sử dụng trong/như một thiết bị y tế, với mục đích điều trị hoặc không, có tác động qua lại với các hệ sinh học. Mời bạn đọc cùng tham khảo Bài giảng Vật liệu sinh học tính tương hợp sinh học: Biomaterials biocompatibility dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về các khái niệm, phân loại vật liệu sinh học, tương hợp sinh học và đánh giá tính tương hợp sinh học,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Vật liệu sinh học tính tương hợp sinh học: Biomaterials biocompatibility - NGND.GS.TS.BS. Hoàng Tử Hùng

  1. VẬT LIỆU SINH HỌC TÍNH TƯƠNG HỢP SINH HỌC BIOMATERIALS BIOCOMPATIBILITY NGND, GS. TS. BS. Hoàng Tử Hùng TS. BS. Hòang Đạo Bảo Trâm tuhung.hoang@gmail.com www.hoangtuhung.com
  2. MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA • Khoa học vật liệu (Materials Science /~ Engineering): Là một khoa học ứng d ụng, nghiên cứu mốí quan hệ giữa thành phần, cấu trúc, tính chất của vật liệu để sử dụng thích hợp, cải thiện tính chất của vật liệu và tạo ra vật liệu mới*. Khoa học vật liệu lý giải thành phần và đặc tính bằng thực nghiệm khảo sát cấu trúc bên trong của vật liệu. Khoa học vật liệu là một lĩnh vực liên ngành (interdiscipline), kết hợp của hóa học, vật lý và công nghệ, chứ không phải là một khoa học riêng biệt**. * Arzamaxov, B.N. ** Gladwin, M., Bagby, M. www.hoangtuhung.com
  3. COMPOSITE KIM LOẠI Bán dẫn Polymer dẫn điện Siêu dẫn VÔ CƠ- HỮU CƠ- CERAMIC POLYMER Silicon, www.hoangtuhung.com silicone
  4. MỘT SỐ KHÁI NIỆM Thiết bị y tế (medical devices) Là mọi dụng cụ, khí cụ, phương tiện, thiết bị, vật cấy ghép, thuốc thử hoặc định chuẩn in vitro, phần mềm, được nhà sản xuất chế tạo dành riêng để dùng một cách đơn độc hoặc kết hợp trên người với một hoặc nhiều mục đích sau: - Chẩn đoán, dự phòng, theo dõi, điều trị hoặc làm giảm bệnh, - Chẩn đoán, theo dõi, điều trị, làm giảm hoặc bù đắp một thương tổn, (tiếp…) www.hoangtuhung.com
  5. - Nghiên cứu, thay thế, thay đổi hoặc nâng đỡ cấu trúc giải phẫu hoặc quá trình sinh lý, - Hỗ trợ hoặc nâng đỡ cuộc sống, - Kiểm soát sự thụ thai, - Khử nhiễm các thiết bị y tế, - Cung cấp thông tin cho mục đích y khoa bằng xét nghiệm in vitro các mẫu được lấy từ cơ thể người, Thiết bị y tế không đạt mục đích chuyên biệt ban đầu của nó trong hoặc trên cơ thể người bằng các phương cách dược lý, miễn dịch hoặc chuyển hóa nhưng nó có thể được hỗ trợ bằng các phương cách trên. ISO 10993-1:2009(E) www.hoangtuhung.com
  6. MỘT SỐ KHÁI NIỆM Sinh phẩm y tế (biopharmaceutical products): là những sản phẩm được dùng trong chẩn đoán (in vivo), điều trị, dự phòng, được chế tạo bằng công nghệ sinh học Vật liệu sinh học (biomaterials): Là mọi chất, bề mặt hoặc cấu trúc có tác động qua lại với các hệ thống của sinh vật Nguồn gốc: tự nhiên, tổng hợp *Trong bài này, khái niệm vật liệu sinh học được hiểu theo định nghĩa sau đây www.hoangtuhung.com
  7. VẬT LIỆU SINH HỌC Định nghĩa Vật liệu sinh học là một vật liệu không sống, được sử dụng trong/như một thiết bị y tế, với mục đích điều trị hoặc không, có tác động qua lại với các hệ sinh học. D.F.Wiliams: Definition in Biomaterials, proceedings, consensus conference of the European Society for Biomaterials, England, 1986. Vật liệu sinh học là (những) chất (không phải thuốc) được chế tạo thành một cấu trúc dùng trong điều trị, bổ sung, thay đổi hoặc thay thế một phần mô, cơ quan, hoặc chức năng của cơ thể. www.hoangtuhung.com
  8. Nhiều vật liệu sinh học được dùng trong chấn thương chỉnh hình, các bộ phận tim mạch nhân tạo, thẩm mỹ, nhãn khoa, nha khoa… Vật liệu sinh học tiếp xúc với nhiều mô khác nhau trong cơ thể, Có môi trường vật chủ đặc biệt phức tạp: Sự hiện diện của vi khuẩn, tính ăn mòn của dịch sinh học và các yếu tố lý-hóa-cơ học khác Các đặc điểm này đóng vai trò quan trọng trong việc chế tạo và sử dụng vật liệu. phải đạt các yêu cầu đ/v vật liệu sinh học, có tính tương hợp sinh học, www.hoangtuhung.com
  9. Vấn đề (1) • Trơ (inert)? • Độc tính (toxicity)? • Tính tương hợp sinh học (biocompatibility)? Đánh giá tính tương hợp sinh học? www.hoangtuhung.com
  10. MỘT SỐ KHÁI NIỆM Trơ: không hoạt động không có tác động không có tác động dược lý hoặc điều trị không tham gia phản ứng (hóa học) Độc, độc tính: Là mức độ gây hại của một chất đối với sinh vật hoặc cấu trúc của sinh vật (đối với tế bào, cơ quan…) www.hoangtuhung.com
  11. Phân loại vật liệu sinh học Theo bản chất tiếp xúc: – có tiếp xúc bề mặt – có liên hệ với bên ngoài – cấy ghép… Theo bản chất hóa học: – kim loại – hữu cơ – vô cơ – composite Theo thời gian tiếp xúc*: ngắn < 24 giờ dài < 30 ngày vĩnh viễn > 30 ngày www.hoangtuhung.com
  12. Tương hợp sinh học và đánh giá tính tương hợp sinh học • Trước 1970, thuật ngữ độc tính (toxicity) được sử dụng nhiều hơn khi xét về tính an toàn của vật liệu, khi niệm tương hợp sinh học chưa thông dụng. • Tương hợp sinh học là “hòa hợp với sự sống (harmonious with life) và không gây độc hoặc thương tổn đến chức năng sinh học”. (Dorland’s Illustrated Medical Dictionary) • Tương hợp sinh học được đánh giá theo: - độc tính tại chỗ (Td: phản ứng của da và niêm mạc) - phản ứng toàn thân, gây dị ứng, sinh ung thư. www.hoangtuhung.com
  13. Tương hợp sinh học và đánh giá tính tương hợp sinh học • Trước đây, tương hợp sinh học được cho là đồng nghĩa với tính trơ và không độc của vật liệu. Quan niệm này bỏ qua: –Đáp ứng của vật chủ –Sự thoái biến của vật liệu và –Tương tác của vật liệu Trong môi trường vật chủ. www.hoangtuhung.com
  14. THỬ NGHIỆM ĐÁNH GIÁ TÍNH TƯƠNG HỢP SINH HỌC • Mục đích các thử nghiệm: nhằm phát hiện tiềm năng gây hại hay hủy hoại của vật liệu, hay của thành phần vật liệu, đối với mô và cơ quan cơ thể • Các thử nghiệm về tương hợp sinh học (THSH) được phân thành 3 mức. www.hoangtuhung.com
  15. THỬ NGHIỆM ĐÁNH GIÁ TÍNH TƯƠNG HỢP SINH HỌC • Mức 1: Thử nghiệm độc tính sơ bộ: – Đối với tế bào – Đối với gen • Mức 2: Thử nghiệm độc tính đường tòan thân: – Hô hấp, da… – Thử nghiệm cấy in vivo • Mức 3: Thử nghiệm tiền lâm sàng www.hoangtuhung.com
  16. Nhóm I: Thử nghiệm cấp một Thử nghiệm sơ bộ: Đánh giá độc tính đối với tế bào của vật liệu (ở trạng thái nguyên thủy hoặc đã trùng hợp…) – Đặt trực tiếp lên đám tế bào nuôi cấy, hay – Gián tiếp qua màng phủ đám tế bào nuôi cấy, do sự thấm qua rào cản (thí dụ đĩa ngà răng)*... * Màng phủ thường được tạo ra để mô phỏng màng mà vật liệu tác động www.hoangtuhung.com
  17. Nhóm I: Thử nghiệm cấp một Thử nghiệm độc tính đối với gen: Sử dụng tế bào động vật có vú hoặc các loài khác (vi khuẩn, men bia, nấm…) để xác định: – Sự nhân gen, – Thay đổi cấu trúc nhiễm sắc thể, – Thay đổi gen và deoxyribonucleic acid (DNA) Gây ra do vật liệu, thiết bị, hay các chiết xuất của vật liệu (AAMI* Standard, 1994). *AAMI: Association for the Advancement of Medical Instrumentaion www.hoangtuhung.com
  18. Nhóm II: Thử nghiệm cấp hai Đánh giá tiềm năng gây độc bằng loạt thử nghiệm: – Đường toàn thân, – Đường hô hấp, – Nhạy cảm và kích ứng da, – Phản ứng nuôi cấy. • Thử nghiệm LD50: mẫu vật liệu được sử dụng hàng ngày trên chuột trong 14 ngày (qua đường miệng hoặc trộn vào thức ăn): số chuột sống sót phải đạt từ 50% trở lên. (Người ta đang cố gắng để giảm việc sử dụng động vật thí nghiệm). www.hoangtuhung.com LD: lethal dose: liều làm chết 50% cá thể sau thời gian thử nghiệm
  19. Nhóm II: Thử nghiệm cấp hai • Thử nghiệm độc tính với da: vật liệu có thể gây kích ứng hay nhạy cảm/dị ứng. Đối với những người nhạy cảm, kích ứng có thể xảy ra ngay lần tiếp xúc đầu tiên, gây phản ứng viêm. Khi một vật liệu, sản phẩm, hay thành phần của nó có tính độc, cần thay thế, pha loãng, trung hòa, hoặc biến đổi nhằm giảm nguy cơ gây độc. Cần phân biệt kích ứng và nhạy cảm: – Kích ứng (irritation) là hiện tượng viêm mà không có sự tham gia của kháng thể hay hệ thống miễn dịch, – Nhạy cảm (sensitization) là phản ứng viêm trong đó có sự tham gia của kháng thể đặc hiệu với dị nguyên là vật liệu. www.hoangtuhung.com
  20. Nhóm II: Thử nghiệm cấp hai Thử độc tính theo đường hô hấp: Đặt đầu và nửa thân trên của vật thí nghiệm (thường thực hiện trên chuột, thỏ, chuột lang) trong một buồng, xịt vật liệu dạng khí. Mỗi 30 phút lại xịt khí trong 30 giây. Sau 10 lần liên tiếp, quan sát con vật trong 4 ngày: – Nếu không con nào chết, chất thử được coi là không nguy hiểm với người (Stanley, 1985). – Nếu có con vật chết trong vòng 2 đến 3 phút: chất thử được xem là rất độc. www.hoangtuhung.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2