intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Xây dựng mục tiêu dạy học

Chia sẻ: Phuc Nguyen | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:18

164
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng cung cấp cho người học các kiến thức: Xây dựng mục tiêu dạy học, phân tích nhiệm vụ, lĩnh vực nhận thức,... Hi vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn sinh viên đang theo học môn dùng làm tài liệu học tập và nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Xây dựng mục tiêu dạy học

  1. Xây dựng mục tiêu dạy học Nguyên tắc cơ bản để có kế hoạch bài dạy hiệu quả
  2. Mục tiêu chung  Trước khi xây dựng mục tiêu cụ thể của bài học, cần xét đến những mục tiêu chung sẽ đạt được từ việc thực hiện những mục tiêu đó.  Hãy bắt đầu bằng việc xác định các phần của mục tiêu chung đó sẽ được thực hiện sau khi bạn dạy xong bài học đó.
  3. Phân tích nhiệm vụ  Ví dụ: Một mục tiêu  Học sinh có thể viết dạy học chung. được một câu văn hoàn chỉnh.
  4. Phân tích nhiệm vụ  Học sinh cần phải làm những gì để thực hiện được nhiệm vụ đó?
  5. Phân tích nhiệm vụ  Học sinh có thể viết được một câu văn hoàn chỉnh.  Học sinh có thể phân biệt được các thành phần của câu.  Học sinh có thể phân biệt được chủ ngữ và vị ngữ của câu.  Học sinh có thể nhận biết được một câu hoàn chỉnh về nghĩa.  …
  6. Xây dựng mục tiêu dạy học  Hãy suy nghĩ xem một học sinh khi đạt được mục tiêu sẽ có làm được những gì.
  7. Xây dựng mục tiêu dạy học  Một học sinh viết  Nhận biết được một được một câu hoàn câu có ý nghĩa chỉnh thì có thể …  Phân biệt được các thành phần của câu  Diễn tả được một ý hoàn chỉnh trong một câu đúng ngữ pháp
  8. Xây dựng mục tiêu dạy học  Tiếp theo, hãy nghĩ về những gì mà các em học sinh yếu nhất có thể làm được.  Hình thành ý tưởng về các nhiệm vụ học tập dành cho học sinh.  Các nhiệm vụ học tập này phải được lựa chọn cẩn thận để phản ánh được mức độ mà học sinh đạt được về nhận thức, tâm vận, tình cảm.
  9. Lĩnh vực nhận thức: Nhớ  Nhớ  Nhắc lại được tên của các thành phần trong câu.  Phát biểu được định nghĩa chủ ngữ, vị ngữ, danh từ, động từ.
  10. Lĩnh vực nhận thức: Hiểu  Hiểu  Xác định được các thành phần trong một câu văn.  Phát biểu được sự khác nhau giữa các thành phần của một câu đơn theo cách hiểu của mình.
  11. Lĩnh vực nhận thức: Vận dụng  Vận dụng  Viết được một câu đơn
  12. Lĩnh vực nhận thức: Phân tích  Phân tích  Xác định được các lỗi trong các câu và sửa đúng các lỗi đó.
  13. Lĩnh vực nhận thức: Tổng hợp  Tổng hợp  Nêu ra được lý do cần có các thành phần câu trong một câu hoàn chỉnh.
  14. Lĩnh vực nhận thức: Đánh giá  Đánh giá  Đưa ra được các ý kiến bình luận về những kĩ năng cần có để có thể trình bày rõ ràng ý tưởng trong giao tiếp.
  15. Xây dựng mục tiêu bài dạy  Khi viết mục tiêu bài dạy, cần ghi nhớ những vấn đề sau:  Mục tiêu dạy học định hướng cho các hoạt động dạy học.  Mục tiêu dạy học định hướng cho việc tìm tài liệu học tập.  Mục tiêu dạy học mô tả những hành vi (quan sát được) học sinh sẽ thực hiện được chứ không phải hành vi được thực hiện bởi giáo viên.  Mục tiêu định hướng cho việc đánh giá.
  16. Xây dựng mục tiêu dạy học  Trước khi xây dựng mục tiêu dạy học cần nghiên cứu kỹ các chuẩn nội dung môn học mà bạn đang dạy.  Xác định các chuẩn cần thiết của bài học mà bạn sẽ dạy
  17. Xây dựng mục tiêu dạy học  Mục tiêu dạy học định hướng cho các bước tiếp theo trong kế hoạch bài dạy.  Không có bài giảng nào hiệu quả mà thiếu mục tiêu bài học.
  18. Một bài học thiếu mục tiêu dạy học tốt giống như một chuyến đi mà không xác định được đích đến.  Bạn không biết mình đang đi đâu  Bạn không ý thức được bằng cách nào để mình đi đến đích  Và, bạn không biết được khi nào thì mình sẽ đến đích.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2