intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài học Tin học 3

Chia sẻ: BUI TOAN | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:37

69
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo nội dung Tài liệu Tin học 3 dưới đây để nắm bắt được những nội dung về kiến thức tổng quát về windows, bài tập thực hành windows, chương trình vẽ paint, bài tập thực hành paint,... Đây là Tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn chuyên ngành Công nghệ thông tin.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài học Tin học 3

  1. TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12 BÀI 1 : KIẾN THỨC TỔNG QUÁT VỀ WINDOWS I. Giới thiệu chung : Windows là hệ điều hành là thành phần giúp chúng ta sử dụng máy tính. Qua nhiều giai đoạn phát triển của máy tính, có rất nhiều hệ điều hành. Để mở máy chúng ta nhấn nút Power trên thùng máy. Để tắt máy, cần phải thực hiện các bước sau : * Đóng tất cả các chương trình đang chạy. * Nhấn chuột vào nút Start chọn dòng lệnh ShutDown. * Tại cửa sổ ShutDown nhấn nút OK. Nếu tắt máy không đúng qui cách ta sẽ dẫn đến một số hư hỏng sau : * Hư chương trình. * Hư các thiết bị phần cứng. * Hư ổ đĩa cứng. 1. Giới thiệu Windows Các icon Taskbar Start Menu Systray Desktop Giao diện chung của Windows: Desktop : Màn hình nền. Các thành phần trên desktop : My computer: Chưá toàn bộ thông tin về máy tính đang sử dụng. Network Neighborhood : Công cụ hỗ trợ giao tiếp mạng máy tính. Recycle bin: Thùng rác của windows, nơi chứa các file được xoá. Start Menu: Menu hỗ trợ sử dụng máy tính Start menu bao gồm : TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12 1
  2. TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12 Programs (Hoặc program files) : Chưá đường dẫn của các chương trình. Documents : Danh sách các file vừa được mở, giúp người sử dụng nhanh chóng mở lại. Setting : Thiết lập các thông số cho máy tính. Search : Công cụ tìm kiếm dữ liệu trong máy tính. Help and support : Trợ giúp của Windows. Run : Công cụ chạy chương trình, một file thực thi (*.exe). Shutdown : Công cụ tắt máy an toàn cho windows, bao gồm nút lệnh Shutdown (Tắt máy), Restart (Tắt máy và khởi động lại), Stand by (Chế độ chờ). Taskbar : Các chương trình thường được sử dụng sẽ có biểu tượng tại đây nhằm giúp người sử dụng khởi động nhanh chóng hơn. Systray : Các chương trình được chạy thường trực nhằm hỗ trợ hoạt động của người dùng. Các icon : Biểu tượng. 2. Các thao tác sử dụng chuột trong windows : Single click : Nhấp trái chuột một lần (Thường sử dụng trong thao tác chọn một đối tượng) Double click : Nhấp trái chuột hai lần liên tiếp (Thường sử dụng trong thao tác mở một folder, một tập tin) Drag and Drop : Đè trái chuột tại đối tượng, giữ nguyên và kéo lê chuột đến vị trí mới thì buông nút chuột trái ra. (Thường sử dụng trong thao tác copy nhanh, dời nhanh một đối tượng) Right mouse : Nhấp phải chuột. (Sử dụng khi cần gọi menu chuột phải thông dụng) Đóng một cửa sổ hiện hành : Nhấn vào biểu tượng trên góc phải của cửa sổ hiện hành. (Hoặc nhấn tổ hợp phím Alt - F4) Thu nhỏ một cửa sổ hiện hành : Nhấn vào biểu tượng trên góc phải cửa sổ hiện hành. TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12 2
  3. TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12 II. Thư mục và tập tin 1. Tập tin Là sản phẩm của người sử dụng máy tính. Tên tập tin bao gồm hai phần : Phần tên và phần mở rộng, được ngăn cách bởi dấu chấm. Ví dụ : “bai tap.doc” : phần tên là “bai tap”, phần mở rộng là “doc” “ngoi nha cua em.bmp” : phần tên là “ngoi nhà của em”, phần mở rộng là “bmp” Phần tên của tập tin do chúng ta tự đặt, còn phần mở rộng được máy tính đặt giúp cho chúng ta. Ví dụ : Tập tin “ngoi nha cua em.bmp” có phần tên do chúng ta tự đặt, còn phần mở rộng do máy đặt, cho biết đây là một tập tin dạng ảnh. 2. Thư mục : Dùng để phân loại, sắp xếp vị trí lưu trữ tập tin nhằm giúp cho người dùng thuận lợi hơn trong việc sử dụng, tìm kiếm. Phân loại thư mục : Thư mục gốc : Chính là ổ diã. Thư mục gốc là thư mục lớn nhất, chưá tất cả các thư mục khác. Ví dụ : C:\> là thư mục gốc. Thư mục cha : Là thư mục chứa thư mục khác. Lưu ý : Thư mục gốc do chưá thư mục khác nên cũng là thư mục cha, nhưng một thư mục cha chưa hẳn là một thư mục gốc. Ví dụ : Thư mục WINDOWS là thư mục cha của thư mục SYSTEM32 Thư mục con : Là thư mục nằm trong thư mục cha. Ví dụ : Thư mục SYSTEM32 chính là thư mục con của thư mục WINDOWS. Lưu ý : Một thư mục cha có thể có nhiều thư mục con, nhưng một thư mục con chỉ có một thư mục cha mà thôi. Thư mục rỗng : Là thư mục không chứa gì trong nó cả. C: Là thư mục gốc, đồng thời là thư mục cha của hai thư mục “PROGRAM FILES” và “VI DU” Thư mục PROGRAM FILES : Là thư mục con của thư mục C và là thư mục cha của các thư mục chưá trong nó. Thư mục “VI DU” : Là thư mục rỗng. TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12 3
  4. TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12 III. Các thao tác với thư mục và tập tin : 1. Tạo thư mục : Chọn vị trí muốn tạo thư mục, sau đó vào menu File, chọn New, New folder. Đặt tên cho thư mục mới vừa tạo ra. Lưu ý : Để tạo đ ược một thư mục, ta phải chọn vị trí là thư mục cha hoặc thư mục gốc. Ví dụ : Để tạo một thư mục tên là “VI DU” tại ổ diã C, ta phải chọn vị trí là ở ổ C, mở ổ C, từ đó mới có thể tạo được thư mục “VI DU” đúng vị trí. 2. Xoá thư mục : Chọn thư mục muốn xoá, sau đó vào menu File, chọn Delete. Hoặc có thể bấm phím Delete trên bàn phím. Trả lời “Yes” nếu thật sự muốn xoá thư mục đã chọn. Thư mục bị xoá sẽ được đưa vào thùng rác Recycle Bin. TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12 4
  5. TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12 3. Đổi tên thư mục : Chọn thư mục muốn đổi tên, Bấm phím F2 (Hoặc vào menu File, chọn Rename). Đặt tên mới cho thư mục, kết thúc bằng phím Enter. 4. Sao chép thư mục : Chọn thư mục gốc muốn chép, Bấm tổ hợp phím Ctrl – C (Hoặc vào menu Edit, chọn Copy). Sau đó chọn vị trí sẽ lưu bản sao, bấm tổ hợp phím Ctrl – V (Hoặc vào menu Edit, chọn Paste) TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12 5
  6. TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12 IV. Đường dẫn : Đường dẫn chính là địa chỉ chính xác của một thư mục, một tập tin tính từ thư mục gốc. Đường dẫn liệt kê các thư mục cha của đối tượng, các thư mục này cách nhau bởi một dấu gạch \. Ví dụ : Bạn An có một bức tranh tự vẽ rất đẹp lưu trong máy tính. An chỉ cho Bình cách mở bức tranh này như sau : Tranh được lưu trong ổ dĩa C, vào thư mục “An”, sau đó là thư mục “Hinh ve”, tập tin có tên là “tranhve.bmp”. Bạn Bình theo hướng dẫn để mở tập tin. Mặt khác, bạn An chỉ cần ghi ngắn gọn đường dẫn như sau : Lưu ý : - Đường dẫn xuất hiện tại thanh địa chỉ Address khi chúng ta mở My Computer. - Các thư mục cách nhau bằng dấu \ - Đường dẫn luôn bắt đầu bằng tên của thư mục gốc (Ổ diã) V. Sử dụng diã mềm A : Để sao chép một thư mục, một tập tin trong máy tính vào diã mềm A, chúng ta làm như sau: Chọn thư mục hoặc tập tin muốn sao chép, sau đó nhấp chuột phải, chọn “Sent to”, Sau đó chọn 3 ½ Floppy (A:) Hoặc chúng ta cũng có thể sử dụng phương pháp sao chép thư mục bằng tổ hợp phím Ctrl – C, Ctrl – V đã học ở trên. Lưu ý : Trước khi chép cần phải gỡ khoá chống ghi (Là một chốt nhỏ trên mặt diã mềm A) TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12 6
  7. TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12 BÀI TẬP THỰC HÀNH WINDOWS Bài thực hành số 1 : Thực hành khởi động máy, tắt máy đúng quy cách. Bài thực hành số 2 : Em hãy quan sát xem trong menu Programs trên máy tính của mình có những gì giống và khác với menu Programs trên máy tính của hai bạn bên cạnh. Bài thực hành số 3: Em hãy mô tả những biểu tượng đang hiện diện tại Systray của em. Bài thực hành số 4 : Tạo các thư mục theo hướng dẫn như sau : Tại ổ C, tạo thư mục “Bai tap”, trong thư mục “Bai tap”, tạo các thư mục “Bai 1”, “Bai 2”, “Bai 3”, “Bai 4”, “Bai 5”, “Bai 6”, “Bai 7”, “Bai 8”. Bài thực hành số 5: Tại ổ C, tạo thư mục “Truong hoc”, trong thư mục “Truong hoc”, tạo các thư mục “thu vien”, “phong hoc”, “phong vi tinh” Trong thư mục “thu vien”, tạo các thư mục con là “Ke sach”, “ban doc sach” Trong thư mục “phong hoc”, tạo các thư mục con là “bang den”, “phan trang”. Trong thư mục “phong vi tinh”, tạo các thư mục con là “May tinh”, “Dia mem”. Bài thực hành số 6: Tạo các thư mục theo hướng dẫn như sau : Tại ổ C, tạo thư mục “Hoc sinh”, trong thư mục “Hoc sinh”, tạo các thư mục “Bai hoc”, “Bai tap”. Trong thư mục “Bai hoc”, tạo các thư mục “Bai 1”, “Bai 2”, “Bai 3” Tiến hành sao chép ba thư mục “Bai 1”, “Bai 2”, “Bai 3” sang thư mục “Bai tap”. Tạo thư mục mới có tên là “Kiem tra”. Tiến hành sao chép ba thư mục “Bai 1”, “Bai 2”, “Bai 3” sang thư mục “Kiem tra”. Bài thực hành số 7 : Tại ổ C, tạo thư mục “Di hoc”, trong thư mục “Di hoc”, tạo các thư mục con lần lượt có tên như sau : “Sach vo”, “Dung cu hoc tap” Tại thư mục “Sach vo”, tạo các thư mục con là “Sach”, và “Vo” Trong thư mục “Sach”, tạo các thư mục con là “Sach toan”, và “Sach Tieng Viet” Tiến hành chép hai thư mục “Sach toan”, và “Sach Tieng Viet” sang thư mục “Vo”, sau đó đổi tên lại thành “Vo toan”, và “Vo Tieng Viet”. Bài thực hành số 8 : Tiến hành sao chép các thư mục đã tạo ra từ bài thực hành số 4, 5, 6, 7. sang diã mềm A. TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12 7
  8. TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12 CHƯƠNG TRÌNH VẼ PAINT I. Làm quen với chương trình : Paint là một chương trình đồ hoạ cơ bản mà windows cung cấp cho chúng ta. Để khởi động chương trình vẽ Paint, chúng ta vào menu Start, chọn Programs, chọn Accessories, chọn Paint Giao diện chính của chương trình vẽ Paint như sau : Thanh công cụ Các menu lệnh Giấy vẽ Thanh màu Để thoát khỏi chương trình Paint, ta có thể nhấp vào nút lệnh , hoặc ấn tổ hợp phím Alt – F4, hoặc vào menu File, chọn Exit. Trước khi đóng, chương trình hỏi chúng ta có muốn lưu lại những thay đổi hay không. Tuỳ theo yêu cầu, chúng ta có thể chọn “Yes” để lưu, “No” để bỏ qua và “Cancel” để quay lại màn hình Paint. TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12 8
  9. TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12 II. Sử dụng các công cụ của chương trình vẽ Paint : 1. Nhóm các công cụ vẽ liền một nét : Đó là các công cụ có số thứ tự : 4 : Vẽ bút chì,. 6 : Vẽ đoạn thẳng 7 : Vẽ hình vuông, chữ nhật. 8 : Vẽ hình tròn, bầu dục. 16 : Vẽ hình vuông, chữ nhật tròn góc. Cách sử dụng các công cụ này : Bước 1 : Chọn công cụ. Bước 2 : Đưa chuột vào tờ giấy vẽ, thực hiện thao tác nhấp chuột, sau đó đè – kéo – thả chuột tại vị trí mới. Lưu ý : Nếu trước khi kéo chuột, chúng ta dùng tay giữ phím Shift trên bàn phím, thì chúng ta sẽ có được đoạn thẳng tuyệt đối, hình vuông tuyệt đối hoặc hình tròn tuyệt đối. Có thể chọn độ lớn của nét vẽ thông qua công cụ vẽ đường thẳng. 2. Nhóm các công cụ vẽ nhiều nét : Đó là các công cụ : 14 : Vẽ đường cong. 15 : Vẽ đa giác. Vẽ đường cong bao gồm 3 bước vẽ : Bước 1 : Chọn công cụ, đè chuột, kéo thả để được một đoạn thẳng. Bước 2 : Đè và kéo chuột để đoạn thẳng cong về một phiá. Bước 3 : Đè và kéo chuột để đoạn thẳng cong đều. Vẽ đa giác bao gồm 3 bước vẽ chính: Bước 1 : Chọn công cụ, đè chuột, kéo thả để được một đoạn thẳng. Bước 2 : Di chuyển chuột đến vị trí mới, nhấp chuột để có đoạn thẳng thứ hai – lặp lại bước này cho đến khi có được số đoạn thẳng như ý. B ư ớc 3 : Nối điểm cuối cùng của đoạn thẳng với điểm xuất phát bằng thao tác nhấp đôi chuột. 3. Nhóm các công cụ đánh dấu khối : Là công cụ số 1 (Chọn theo đường vẽ tuỳ ý) và công cụ số 9 (Chọn theo khối hình chữ nhật) Công cụ chọn theo đường vẽ tuỳ ý giúp chúng ta chọn một khu vực có hình dạng phức tạp. Chỉ cần vẽ đường vẽ bao lấy khu vực chọn là xong. Công cụ chọn theo khối hình chữ nhật : Vùng chọn có dạng hình chữ nhật. 4. Nhóm các công cụ sửa chữa : Công cụ tẩy (Số 2) Giúp chúng ta xoá những nét vẽ sai, có thể chọn độ lớn của nét tẩy. Công cụ phóng to (Số 11) Giúp phóng to một khu vực vừa được lựa chọn bằng công cụ đánh dấu khối, từ đó giúp chúng ta có thể vẽ hoặc chỉnh sửa những nét vẽ nhỏ. TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12 9
  10. TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12 5. Nhóm các công cụ màu : Công cụ số 10 : Công cụ tô màu các khu vực khép kín. Màu được tô là màu vẽ. Công cụ số 3 : Công cụ lấy màu vẽ, dùng để lấy một màu mẫu có sẵn làm màu vẽ. Công cụ số 12 : Công cụ chấm màu theo từng dạng nét cọ cho sẵn. Công cụ số 5 : Công cụ rảy màu. Cho kết quả tương tự như bông giấy. Lưu ý khi sử dụng màu : Màu vẽ Màu nền Bảng chọn màu - Khi sử dụng công cụ tô màu, hình được tô phải khép kín để không bị tràn màu. - Nhấp chuột trái vào bảng chọn màu sẽ chọn được màu vẽ, nhấp chuột phải sẽ chọn được màu nền. 6. Công cụ gõ chữ : Công cụ số 13 : Dùng để gõ thêm chữ và số vào tranh vẽ. III. Sử dụng một số menu lệnh của chương trình vẽ Paint : 1. Menu File : Lệnh New : Mở một trang giấy vẽ mới. Lệnh Open : Mở một tranh vẽ có sẵn. Sau khi chọn lệnh Open, cần phải chỉ đường dẫn đến tranh chúng ta muốn mở. Lệnh Save : Lưu tranh đang vẽ. Sau khi chọn lệnh Save, cần phải chọn đường dẫn nơi lưu tranh, sau đó đặt tên cho tranh. Lệnh Save As : Lưu tranh với một tên khác. Lệnh Print : In tranh (Nếu có máy in) Lệnh Exit : Thoát khỏi chương trình vẽ Paint TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12 10
  11. TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12 2. Menu Edit : Lệnh Undo : Huỷ bỏ thao tác vừa làm. Lệnh Repeat : Lặp lại thao tác vừa mới huỷ bỏ. Lệnh Cut : Cắt phần tranh trong khu vực chọn vào vùng nhớ. Lệnh Copy : Chép phần tranh trong khu vực chọn vào vùng nhớ Lệnh Paste : Chép tất cả các phần tranh trong vùng nhớ ra giấy vẽ. 3. Menu View : Lệnh Tool Box : Bật / tắt thanh công cụ. Lệnh Color box : Bật / tắt thanh màu Lệnh Status Bar : Bật / tắt thanh trạng thái Lệnh Zoom : Phóng lớn khu vực chọn. Lệnh View Bitmap : Xem toàn thể bức tranh. 4. Menu Image : Lệnh Flip / Rotate : Dùng để lật vùng chọn theo chiều ngang (Flip Horizontal) hoặc dọc (Flip Vertical), hoặc xoay vùng chọn theo góc (90, 180, 270) Lệnh Stretch / Skew : Dùng để dãn chiều ngang hoặc chiều dọc vùng chọn (Stretch). Hoặc đẩy xéo vùng chọn (Skew) TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12 11
  12. TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12 BÀI TẬP THỰC HÀNH PAINT Mẫu vẽ 1 : Mẫu vẽ 2 : Vẽ và tô màu tuỳ ý Mẫu vẽ 3 : Vẽ và tô màu tuỳ ý Mẫu vẽ 4 : Vẽ và tô màu tuỳ ý : TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12 12
  13. TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12 Mẫu vẽ 5 : Vẽ và tô màu tuỳ ý Mẫu vẽ 6 : Vẽ và tô màu tuỳ ý : Mẫu vẽ 7 : Vẽ và tô màu tuỳ ý : TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12 13
  14. TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12 Mẫu vẽ 8 : Lựa chọn và vẽ theo chủ đề : Lớp học của em. Ngôi trường thân yêu. Đi chơi công viên. Dụng cụ học tập của em. Các biển báo giao thông đường bộ. TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12 14
  15. TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12 TRÒ CHƠI TRÍ TUỆ VỚI MÁY TÍNH Circus là phần mềm vừa học vừa chơi dành cho học sinh tiểu học của hãng IBM, circus bao gồm hai phần : Circus 1 và circus 2. Trò chơi Circus 1 gồm 12 trò chơi nhỏ, có giao diện chung như sau : Để dễ phân biệt, chúng ta tạm quy định tên các trò chơi theo số thứ tự như sau : 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Khi click vào một trong các trò chơi, xuất hiện thanh công cụ của circus : Trở lại màn hình chính Thay đổi độ khó của trò chơi : Bắt đầu Dễ Khó TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12 15
  16. TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12 I. Circus 1 Circus 1 – 1 : Hải cẩu khéo léo : Mỗi chú hải cẩu đang đứng trên một cái bệ có màu sắc khác nhau, đồng thời đang giữ một quả bóng, dùng hai mũi tên di chuyển các quả bóng cho đến khi nào các quả bóng có cùng màu với bệ đứng của hải cẩu là thắng. Bắt đầu : Mỗi chú hải cẩu có một quả bóng khác màu với màu bệ đứng. Kết thúc – Chiến thắng Mỗi chú hải cẩu đang giữ quả bóng cùng màu với màu bệ đứng. TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12 16
  17. TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12 Circus 1 – 5 : Pháo thủ Ta sẽ điều khiển mục tiêu (bucket) qua trái hai phải, số thuốc pháo (Gun powder) nhiều hay ít, hướng bắn của súng (Angle) hoặc điều khiển các tấm lá chắn lên cao hay hạ xuống bằng các phím mũi tên bên cạnh. Đến khi vừa ý thì sẽ nhấn vào nút Fire. Nếu viên đạn rơi vào đúng mục tiêu thì ta sẽ chiến thắng. Bắt đầu : Cần phải đưa quả đạn vượt qua hai tấm lá chắn để rơi đúng vào mục tiêu là chiếc hộp màu xanh ở góc phải. Kết thúc – chiến thắng Sau khi đã chọn các số liệu phù hợp, quả đạn vượt qua hai tấm chắn, rơi đúng vào chiếc hộp xanh. TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12 17
  18. TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12 II. Circus 2 Trò chơi Circus 2 cũng có 10 trò chơi nhỏ với giao diện như sau : Để dễ phân biệt, chúng ta tạm quy định tên các trò chơi theo số thứ tự như sau : 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Khi click vào một trong các trò chơi, xuất hiện thanh công cụ của circus : Trở lại màn hình chính Thay đổi độ khó của trò chơi : Bắt đầu Dễ Khó TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12 18
  19. TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12 Circus 2 – 1 : Hải cẩu thông minh Giúp chú hải cẩu chia những quả bóng theo đúng yêu cầu : Bóng xanh qua cột xanh, bóng đỏ qua cột đỏ v.v Dùng phím mũi tên xuống để hạ bóng, dùng các phím mũi tên để điều khiển hướng bóng đi. Cho đến khi nào hoàn tất việc phân loại là trò chơi kết thúc. Circus 2 – 2 : Chong chóng nhiều màu Lần lượt xoay các chong chóng để cho cánh màu trùng khớp với nhau. Khi nào các cánh chong chóng nằm cùng màu với nhau thì trò chơi kết thúc. Khi các cánh chong chóng cùng màu với nhau như hình vẽ bên (Cánh màu vàng tiếp xúc với cánh màu vàng, cánh màu hồng nằm cạnh cánh màu hồng) thì trò chơi kết thúc. TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12 19
  20. TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12 KIỂM TRA HỌC KÌ 1 I. Đề bài tham khảo Tại ổ diã C: , tạo một th ư mục có tên là lớp của mình (Ví dụ “BA 1”). Tại thư mục “BA 1”, tạo hai thư mục có tên là “HOC TAP” và “TRANH VE” Sử dụng chương trình vẽ Paint để vẽ một bức tranh như sau (Tô màu tuỳ ý ) Lưu tranh với tên là “ngoi nha cua em.bmp” vào thư mục ‘TRANH VE” vừa được tạo ra ở trên, II. Biểu điểm đề nghị Kỹ năng tạo các thư mục : 3 điểm. Tranh vẽ đẹp, có màu sắc hài hoà : 6 điểm. Lưu tranh đúng vị trí quy định : 1 điểm. TỔ TIN HỌC GD QUÂN 12 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2