intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tập nhiều cách giải nhằm phát triển tư duy học sinh

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

139
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phát triển năng lực nhận thức, tư duy độc lập, sáng tạo và rèn trí thông minh cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trong của nhà trường phổ thông. “ Chương trình và sách giáo khoa phải đảm bảo dạy cho học sinh những nguyên lí cơ bản toàn diện về các mặt đức dục, trí dục, mĩ dục. Đồng thời tạo cho các em điều kiện phát triển trí thông minh, khả năng độc lập suy nghĩ và sáng tạo. Cái quan trọng của trí dục là rèn luyện trí thông minh và sức suy...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tập nhiều cách giải nhằm phát triển tư duy học sinh

  1. Bài tập nhiều cách giải nhằm phát triển tư duy học sinh Phát triển năng lực nhận thức, tư duy độc lập, sáng tạo và rèn trí thông minh cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trong của nhà trường phổ thông. “ Chương trình và sách giáo khoa phải đảm bảo dạy cho học sinh những nguyên lí cơ bản toàn diện về các mặt đức dục, trí dục, mĩ dục. Đồng thời tạo cho các em điều kiện phát triển trí thông minh, khả năng độc lập suy nghĩ và sáng tạo. Cái quan trọng của trí dục là rèn luyện trí thông minh và sức suy nghĩ …Phương pháp giảng dạy bao giờ cũng đi đôi với nội dung giảng dạy, anh dạy như thế nào giúp cho người học trò, người sinh viên óc khả năng độc lập suy nghĩ, giúp cho cái thông minh của họ làm việc, phát triển chứ không phải giúp cho họ có trí nhớ. Phải có trí nhớ nhưng chủ yếu là giúp cho họ phát triển trí thông minh sáng tạo ”. Do đó nhà trường phổ thông phải đào tạo ra những con người có phẩm chất trí tuệ, chủ yếu là những phẩm chất của sức suy nghĩ, của tư duy: óc suy nghĩ độc lập sáng tạo, trí thông minh. 1. Những biểu hiện của trí thông minh: Từ các tài liệu khoa học giáo dục có thể rút ra một số quan niệm về trí thông minh: “ Trí thông minh là tổng hợp các năng lực của trí tuệ của con người (quan sát, ghi nhớ, tưởng tượng, tư duy. . .) mà đặc trưng cơ bản nhất là tư duy độc lập và sáng tạo nhằm ứng phó với tình huống mới ”. “ Trí thông minh xét trong bản chất của nó là một phẩm chất cao của tư duy sáng tạo đưa đến việc giải quyết vấn đề một cách mau lẹ và thích hợp trong tình huống mới cho nên nó không chỉ thể hiện ở sự nhận thức mà biểu hiện trong cả hành động thực tiễn ”.
  2. - Trí thông minh là phẩm chất cao của năng lực tư duy nhằm giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và sáng tạo. Đặc trưng cơ bản nhất của trí thông minh là tính độc lập, sáng tạo trong suy nghĩ và trong hành động. - Một học sinh học thông minh là một học sinh có năng lực quan sát tốt, có trí nhớ logic nhạy bén, có óc tưởng tượng linh hoạt phong phú, ứng đối sắc sảo đối với vấn đề hoá học và làm việc có phương pháp. - Những phẩm trên của của một học sinh thông thường được biểu hiện ở chỗ biết sử dụng các thao tác tư duy và hình thức tư duy: Có năng lực phân tích, tổng hợp, so sánh, cụ thể hoá, trừu tượng hoá, khái quát hoá, quy nạp, suy diễn, loại suy từ tài liệu giáo khoa, từ thực nghiệm và từ bài toán. Có năng lực suy nghĩ độc lập tự nhìn thấy vấn đề và phát hiện được vấn đề, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, kiểm tra và đánh giá được cách giải quyết của bản thân, phê phán cách đặt và cách giải quyết vấn đề của người khác. Có năng lực suy nghĩ linh hoạt, sáng tạo, phát hiện được mối liên hệ khăng khít giữa những sự kiện đã có trong thực nghiệm, trong bài tập hoặc trong thực tế sản xuất, đời sống để tìm ra phương pháp đúng, hợp lí, độc đáo để giải quyết vấn đề đặt ra. Do đó một học sinh học giỏi hoá học sẽ nắm được kiến thức cơ bản về hoá học một cách chính xác, hành động tự giác: hiểu, nhớ, vận dụng tốt những kiến thức đó trong học tập và đời sống. 2. Rèn luyện trí thông minh cho học sinh: Thực chất của việc rèn luyện trí thông minh cho học sinh là bồi dưỡng năng lực suy nghĩ linh hoạt, sáng tạo mà bước đầu là giải các bài toán nhận thức độc lập sáng tạo.
  3. Trong việc rèn luyện trí thông minh cũng như bồi dưỡng các thuộc tính tâm lí khác điều quan trọng là phải thường xuyên, liên tục và có hệ thống. Việc rèn luyện trí thông minh không tách rời óc quan sát, phát triển trí tưởng tượng, trau dồi ngôn ngữ, bồi dưỡng chú ý, cung cấp những tri thức và phương pháp làm việc, hình thành những kĩ năng, kĩ xảo. Những năng lực này tự nó chưa phải là rèn luyện trí thông minh nhưng ở mỗi giai đoạn phát triển thì một năng lực nào đó trong số ấy sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí thông minh. Rèn trí thông minh cần đi song song với xây dựng tình cảm tốt đẹp rèn luyện ý chí và những phẩm chất khác của nhân cách. Những phẩm chất này có thể bù trừ phần nào cho trí thông minh nhưng không thể thay thế hoàn toàn nó trong cấu trúc nhân cách của một con người có đức có tài. Như vậy trí thông minh của học sinh phải được rèn luyện qua tất cả các khâu của quá trình dạy học và thường xuyên chú ý trên cơ sở vận dụng tốt các nguyên tắc dạy học, giáo dục và các quy luật tâm lý của học sinh. Việc rèn luyện trí thông minh cho học sinh phải thông qua những việc làm cụ thể có tác động đến tư duy học sinh đặc biệt là tư duy sáng tạo. 3. Những phẩm chất và năng lực quan trọng của một học sinh giỏi hóa học: Theo các tài liệu về tâm lý học và phương pháp dạy học hóa học thì năng khiếu hóa học được thể hiện qua một số năng lực và phẩm chất sau: a. Năng lực tiếp thu kiến thức: Khả năng nhận thức vấn đề nhanh, rõ ràng. Luôn hứng thú trong các tiết học, nhất là bài học mới. Có ý thức tự bổ sung, hoàn thiện những tri thức đã thu được ngay từ dạng sơ khai.
  4. b. Năng lực suy luận logic: Biết phân tích sự vật, hiện tượng qua các dấu hiệu đặc trưng của chúng. Biết thay đổi góc nhìn khi xem xét một sự vật hiện tượng. Biết cách tìm con đường ngắn để sớm đi đến kết luận cần thiết. Biết xét đủ các điều kiện cần thiết để đạt được kết luận mong muốn. Biết xây dựng các ví dụ để loại bỏ một số miền tìm kiếm vô ích. Biết quay lại điểm vừa xuất phát để tìm đường đi mới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2