intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tập nhóm Chủ thể của pháp luật dân sự: Những quy định chung về luật dân sự, tài sản và thừa kế

Chia sẻ: Linh Linh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:15

96
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài tập nhóm Chủ thể của pháp luật dân sự: Những quy định chung về luật dân sự, tài sản và thừa kế trình bày hoàn cảnh của ông P như trong Quyết định được bình luận có thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự; những điểm giống nhau và khác nhau giữa hạn chế năng lực hành vi dân sự và mất năng lực hành vi dân sự;... Để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tập nhóm Chủ thể của pháp luật dân sự: Những quy định chung về luật dân sự, tài sản và thừa kế

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM<br /> <br /> ♦<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ <br /> LUẬT DÂN SỰ, TÀI SẢN VÀ <br /> THỪA KẾ<br /> <br /> Buổi thảo luận thứ nhất<br /> <br /> CHỦ THỂ CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ<br /> <br /> <br /> LỚP CLC QTKD 42<br /> <br /> <br /> <br /> DANH SÁCH NHÓM 4<br /> <br /> 1. Phạm Văn Chương                        1753401010005<br /> <br /> 2. Trần Thị Ngọc Đan                        1753401010006<br /> <br /> 3. Nguyễn Thị Thùy Linh                  1753401010040<br /> <br /> 4. Nông Trúc Linh                              1753401010042<br /> <br /> 1<br /> 5. Bùi Thị Minh Ngọc                         1753401010059<br /> <br /> 6. Phan Ngọc Phương Quỳnh            1753401010076<br /> <br /> 7. Dương Thị Bích Tuyền                   1753401010117<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 2<br /> PHẦN 1:<br /> <br />  Năng lực hành vi dân sự cá nhân <br /> <br /> <br /> <br /> Câu 1: Hoàn cảnh của ông P như  trong Quyết định được bình luận có thuộc  <br /> trường hợp mất năng lực hành vi dân sự không? Vì sao?<br /> <br /> Hoàn cảnh của ông P trong Quyết định không thuộc trường hợp mất năng lực hành  <br /> vi dân sự. Vì theo Khoản 1 Điều 22 quy định về Mất năng lực hành vi dân sự:  “1. <br /> Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức,  <br /> làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc  <br /> của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người  <br /> mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần”. Theo <br /> kết luận giám định pháp y tâm thần hiện tại ông P mắc bệnh “Rối loạn cảm xúc <br /> lưỡng cực, hiện tại thuyên giảm”, xét thấy ông không bị  mắc bệnh tâm thần hay <br /> các bệnh khác mà không thể nhận thức,làm chủ  được hành vi, trên cơ  sở  kết luận  <br /> giám định ông P thuộc trường hợp người có tình trạng thể  chất hoặc tinh thần  <br /> không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực  <br /> hành vi dân sự  theo Khoản 1 Điều 23 BLDS 2015 : “1. Người thành niên do tình  <br /> trạng thể  chất hoặc tinh thần mà không đủ  khả  năng nhận thức, làm chủ  hành vi  <br /> nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này,  <br /> người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ  sở  <br /> kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố  người này là  <br /> người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác  <br /> định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.” <br /> <br /> Câu 2: Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa hạn chế năng lực hành  <br /> vi dân sự và mất năng lực hành vi dân sự.<br /> <br /> Hạn chế năng lực hành vi dân <br /> Tiêu chí Mất năng lực hành vi dân sự<br /> sự<br /> <br /> Giống nhau<br /> <br /> Một người bị  xem là mất năng lực hành vi dân sự  hoặc <br /> hạn chế năng lực hành  vi dân sự khi và chỉ khi có Quyết <br /> Căn cứ chứng minh<br /> định của Tòa án tuyên bố  người đó mất hoặc hạn chế <br /> năng lực hành vi dân sự.<br /> <br /> Khả năng thực hiện giao  Cá nhân không thể  tự  mình tham gia các giao dịch, giao <br /> dịch dịch phải do người đại diện theo pháp luật thực hiện.<br /> Khác nhau<br /> <br /> Người bị  bệnh tâm thần hoặc <br /> Người nghiện ma túy, nghiện các <br /> mắc bệnh khác mà không thể <br /> Đối tượng chất kích thích khác dẫn đến phá <br /> nhận thức, làm chủ được hành <br /> tán tài sản của gia đình.<br /> vi.<br /> <br /> Theo   yêu   cầu   của   người   có <br /> quyền, lợi ích liên quan hoặc <br /> Theo yêu cầu của người có quyền,  của   cơ   quan,   tổ   chức   hữu <br /> lợi ích liên quan hoặc của cơ quan,  quan.<br /> Cơ sở để <br /> tổ chức hữu quan.<br /> Tòa án ra  Kết luận giám định pháp y tâm <br /> quyết định thần.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Giao dịch do người hạn chế  năng  Giao dịch do người mất năng <br /> lực hành vi dân sự  thực hiện, xác  lực hành vi dân sự  thực hiện, <br /> lập là không có hiệu lực pháp luật  xác  lập  là  không  có   hiệu lực <br /> Hệ quả <br /> (bị  vô hiệu), trừ  trường hợp được  pháp luật (bị vô hiệu)<br /> pháp lý<br /> sự   đồng   ý   của   người   đại   diện <br /> hoặc   giao   dịch   phục   vụ   cho   nhu  Giao   dịch   phải   do   người   đại <br /> cầu sinh hoạt hàng ngày. diện theo pháp luật thực hiện<br /> <br /> Người   đại   diện   cho   người <br /> mất năng lực hành vi dân sự có <br /> thể  là cá nhân hoặc pháp nhân <br /> và được gọi là người <br /> Người   đại   diện   của   người   hạn <br /> Người đại <br /> chế   năng   lực   hành   vi   dân   sự   do  giám hộ<br /> diện<br /> Tòa án chỉ định.<br /> Người   đại   diện   có   thể   được <br /> chỉ  định hoặc đương nhiên trở <br /> thành người đại diện theo quy <br /> định của pháp luật.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Câu 3: Trong Quyết định được bình luận, ông P có thuộc trường hợp người <br /> bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không? Vì sao?<br /> Trong Quyết định, ông P không thuộc trường hợp người bị hạn chế năng lực hành <br /> vi dân sự. Vì theo Khoản 1 Điều 24 có nêu: “1. Người nghiện ma túy, nghiện các  <br /> chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của  <br /> người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có  <br /> thể  ra quyết định tuyên bố  người này là người bị  hạn chế  năng lực hành vi dân  <br /> sự.”. Trường hợp của ông P theo kết luận giám định pháp y tâm thần là mắc bệnh  <br /> “Rối loạn cảm xúc lưỡng cực” người có khó khăn trong nhận thức,làm chủ  được <br /> hành vi chứ không thuộc trường hợp người bị nghiện ma túy hay các chất kích thích <br /> dẫn đến không làm chủ được hành vi của mình.<br /> <br /> Câu 4: Điểm khác nhau cơ  bản giữa người bị  hạn chế năng lực hành vi dân <br /> sự và người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.<br /> <br /> ­ Khoản 1 Điều 23 BLDS 2015 về  Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ <br /> hành vi: “1. Người thành niên do tình trạng thể  chất hoặc tinh thần mà không đủ  <br /> khả  năng nhận thức, làm chủ  hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi  <br /> dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của  <br /> cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án  <br /> ra quyết định tuyên bố  người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ  <br /> hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.” <br /> và khoản 1 Điều 24 BLDS 2015 về  Hạn chế  năng lực hành vi dân sự: “1. Người  <br /> nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia  <br /> đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ  quan, tổ  <br /> chức hữu quan, Tòa án có thể  ra quyết định tuyên bố  người này là người bị  hạn  <br /> chế năng lực hành vi dân sự. Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của  <br /> người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.”<br /> <br /> ­ Điểm khác nhau cơ bản giữa người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và người <br /> có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là về  đặc điểm nhận dạng giữa hai  <br /> chủ thể này; và người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có quyền yêu <br /> cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố nhưng người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự <br /> thì không có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố; và về người đại diện thì  <br /> người đại diện của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ  hành vi là người  <br /> giám hộ do Tòa án chỉ định và người đại diện của người bị hạn chế năng lực hành  <br /> vi dân sự là người đại diện theo pháp luật do Tòa án quyết định.<br /> <br /> Câu 5: Tòa án xác định ông P thuộc trường hợp người có khó khăn trong nhận <br /> thức, làm chủ hành vi có thuyết phục không? Vì sao?<br /> <br /> ­ Tòa án xác định ông P thuộc trường hợp người có khó khăn trong nhận thức, làm <br /> chủ hành vi là có thuyết phục.<br /> ­ Giải thích: Trường hợp của ông P đã đủ  các yếu tố  quy định theo khoản 1 Điều <br /> 23 BLDS 2015 về Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi: “1. Người  <br /> thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức,  <br /> làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu  <br /> của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ  quan, tổ chức hữu  <br /> quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố  <br /> người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người  <br /> giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.” và Tòa án đã kết luận dựa <br /> trên bản giám định pháp y của Trung tâm Giám định pháp y Miền Trung: về mặt y  <br /> học thì ông P rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại thuyên giảm và về  mặt pháp  <br /> luật thì ông P có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi chứ chưa đến mức bị <br /> tâm thần và mất luôn năng lực hành vi dân sự. Hơn nữa, bản giám định pháp y của  <br /> Trung tâm Giám định pháp y Miền Trung là văn bản Kết luận có giá trị pháp lý đối <br /> với những người bị  tâm thần, hạn chế  năng lực… Do đó, Tòa án xác định ông P <br /> thuộc trường hợp người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ  hành vi là vô cùng  <br /> thuyết phục.<br /> <br /> Câu 6: Việc Tòa án không để bà H là người giám hộ cho ông P có thuyết phục  <br /> không? Vì sao?<br /> <br /> ­ Việc Tòa án không để bà H là người giám hộ cho ông P là thuyết phục.<br /> <br /> ­ Giải thích: Sau khi bà H bỏ đi thì bà T là người nuôi dưỡng ông P từ nhỏ đến tuổi  <br /> trưởng thành. Mặt khác, bà H đã bỏ đi hơn 20 năm nay, và không về địa phương lần <br /> nào, hiện nay không biết bà H đang ở đâu, làm gì, còn sống hay đã chết. Nên không <br /> có cơ sở để chỉ định bà H là người giám hộ cho ông P. Vì vậy, Tòa án không để bà <br /> H là người giám hộ cho ông P là vô cùng thuyết phục.<br /> <br /> Câu  7: Việc   Toà  án  để   bà  T   là người  giám  hộ  cho  ông P  có  thuyết  phục <br /> không? Vì sao? <br /> <br /> ­Tòa án để bà T là người giám hộ cho ông P là thuyết phục, vì:<br /> <br /> Bố  của ông P đã mất, mẹ của ông cũng đã bỏ  đi hơn 20 năm (Không có cơ <br /> sở để để chỉ định bà là người giám hộ cho ông P)<br /> <br /> Vợ  của ông P, bà H không đủ  điều kiện là người giám hộ  của ông P theo <br /> quyết định của tòa án<br /> <br /> Bà T là người nuôi dưỡng ông P từ nhỏ đến lúc trưởng thành và chính ông P  <br /> yêu cầu Tòa án chỉ định bà Huỳnh Thị T làm người giám hộ cho mình căn cứ <br /> vào khoản 2 điều 46 Bộ luật Dân sự 2015 <br /> “Trường hợp người giám hộ  cho người có khó khăn trong nhận thức, làm  <br /> chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ  có năng lực thể  <br /> hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu”. <br /> <br /> Và bà T cũng có đủ  điều kiện của cá nhân làm người giám hộ  quy định tại  <br /> điều 49 Bộ luật Dân sự 2015. <br /> <br />  Theo đó, việc Tòa án để bà T làm người giám hộ là thuyết phục. <br /> <br /> Câu 8: Với vai trò của người giám hộ, bà T được đại diện cho ông P trong <br /> những giao dịch nào? Vì sao? <br /> <br /> ­ Căn cứ  vào điểm b, khoản 1 điều 57  và điểm c, khoản 1 điều 58, thì theo <br /> quyết định của tòa án, bà T có thể thực hiện một số giao dịch sau: <br /> <br /> Chăm sóc, bảo đảm việc điều bệnh cho người được giám hộ. <br /> <br /> Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự. <br /> <br /> Quản lý tài sản của người được giám hộ. <br /> <br /> Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người giám hộ. <br /> <br /> Sử  dụng tài sản của người được giám hộ  để  chăm sóc chi dùng cho những <br /> nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ. <br /> <br /> Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được <br /> giám hộ. <br /> <br /> Đại diện cho người được giám hộ  trong việc xác lập, thực hiện giao dịch  <br /> dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo  <br /> vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ <br /> <br /> Câu 9: Suy nghĩ của anh/chị về chế định người có khó khan trong nhận thức,  <br /> làm chủ hành vi mới được bổ sung trong BLDS 2015?<br /> ­ Chúng ta đều biết pháp luật được ban hành để  điều chỉnh các mối quan hệ <br /> xã hội trong đời sống hằng ngày. Các điều luật mới liên tục được bổ  sung <br /> kịp thời để điều chỉnh phù hợp với diễn biến của các tình huống trong cuộc  <br /> sống. Gần đây nhất là việc sửa đổi Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) đã bổ sung <br /> thêm   các   điều   khoản   mới.   Trong   đó   nổi   bật   là Điều   23 với   nội <br /> dung: “Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.”<br /> <br /> <br /> ­ Và “Để  tham gia vào các quan hệ  dân sự, cá nhân phải có khả  năng nhận  <br /> thức rồi thì phải có khả năng làm chủ được hành vi của mình. Vì lẽ này mà  <br /> BLDS quy định rằng, để  có thể  tuyên bố  cá nhân mất năng lực hành vi dân  <br /> sự, phải có căn cứ  vào căn bệnh của cá nhân đó để  biết nó có  ảnh hưởng  <br /> tới “Nhận thức” và khả năng “Làm chủ được hành vi” của họ hay không”1<br /> <br /> <br /> ­ Quay ngươc lại khái niệm của BLDS 2015 quy định về  hai trường hợp của <br /> năng lực hành vi, đó là mất năng lực hành vì và hạn chế năng lực hành vi:<br />  Người mất năng lực hành vi  là người do bị  bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh  <br /> khác mà không thể  nhận thức, làm chủ  được hành vi thì theo yêu cầu của <br /> người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa  <br /> án ra quyết định tuyên bố  người này là người mất năng lực hành vi dân sự <br /> trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.<br />  Người bị hạn chế năng lực hành vi  là người nghiện ma túy, nghiện các chất <br /> kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của <br /> người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa  <br /> án có thể  ra quyết định tuyên bố  người này là người bị  hạn chế  năng lực <br /> hành vi dân sự.<br /> <br /> <br /> ­ Sau khi xem xét hai chủ thể  của mất năng lực hành vi và hạn chế  năng lực  <br /> hành vì ta sẽ thấy rất nhiều trường hợp thực tế trong cuộc sống không phải <br /> là chủ thể của hai điều luật này. <br /> <br /> ­ Cụ  thể  hơn đó là các trường hợp người cao tuổi, rối loạn tâm thần nhẹ,  <br /> người mắc một số bệnh như Parkinson,...<br /> <br /> <br /> è Các trường hợp này chưa đến mức mất năng lực hành vi hoặc bị  hạn chế <br /> năng lực hành vì, vì triệu chứng bệnh lý của họ chỉ xảy ra trong một khoảng  <br /> thời gian ngắn và sau đó họ có thề sinh hoạt trở lại bình thường nên việc bổ <br /> sung điều luật: khó khăn trong nhận thức hành vi là hoàn toàn hợp lý. Nhằm <br /> mục đích rất rõ là bảo vệ và đảm bảo yếu tố công bằng về quyền và lợi ích <br /> hợp pháp của các chủ  thể  trong các quan hệ dân sự, đặc biệt là các vấn đề <br /> về xác lập, thực hiện các hợp đồng giao dịch.<br /> <br /> <br /> <br /> <br />  Tư cách pháp nhân và hệ quả pháp lý <br /> <br /> Câu 1: Những điều kiện để  tổ  chức được thừa nhận là pháp nhân? Nêu rõ <br /> điều kiện?<br /> <br /> Theo Bộ Luật dân sự hiện hành 2015, tổ chức được thừa nhận là pháp nhân <br /> khi có những điều kiện sau (Theo khoản 1 Điều 74) :<br /> <br /> 1 Trang 11 – Tạp chí khoa học pháp lý số 5/2011 – “Vấn đề bảo hộ người mất năng lực hành vi dân sự” – <br /> Đỗ Văn Đại và Nguyễn thanh Thư.<br /> a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;<br /> <br /> b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;<br /> <br /> c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự  chịu trách nhiệm bằng tài  <br /> sản của mình;<br /> <br /> d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.<br /> <br /> Thứ nhất, pháp nhân được thành lập theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015  <br /> và các luật khác có liên quan như Luật doanh nghiệp 2014, Luật đầu tư 2014,….<br /> <br /> Thứ hai, phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ theo quy định: Theo đó, pháp nhân <br /> phải có cơ quan điều hành, tổ chức và nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan điều hành  <br /> của pháp nhân được quy định trong điều lệ  của pháp nhân hoặc trong quyết định <br /> thành lập pháp nhân.<br /> <br /> Thứ  ba: Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự  chịu trách <br /> nhiệm bằng tài sản của mình.<br /> <br /> Để  một tổ  chức tham gia vào quan hệ  tài sản với tư  cách là chủ  thể  độc lập thì <br /> phải có tài sản riêng, tài sản của pháp nhân là tài sản thuộc quyền sở hữu của pháp  <br /> nhân hoặc do nhà nước giao cho quản lý.<br /> <br /> Tính độc lập trong tài sản của pháp nhân được thể  hiện  ở  sự  độc lập với tài sản <br /> của cá nhân là thành viên của pháp nhân, với cơ quan cấp trên và các tổ chức khác.<br /> <br /> Trên cơ  sở  tài sản độc lập của pháp nhân, pháp nhân mới có thể  chịu trác nhiệm  <br /> bằng tài sản của mình.<br /> <br /> Thứ tư: pháp nhân nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc <br /> lập: Pháp nhân tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập, được hưởng <br /> quyền và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và điều lệ. Pháp nhân có <br /> thể đóng vai trò nguyên đơn hoặc bị đơn trước Tòa khi mà quyền lợi bị xâm phạm.<br /> <br /> Câu 2: Trong bản án số  1117, theo Bộ tài nguyên và môi trường, cơ  quan đại <br /> diện của Bộ tài nguyên và môi trường có tư cách pháp nhân không? Đoạn nào  <br /> trong bản án đó có trả lời.<br /> <br /> ­ Trong bản án số  1117, theo Bộ  tài nguyên và môi trường, cơ  quan đại diện <br /> của bộ tài nguyên và môi trường là một tổ chức có tư cách pháp nhân nhưng <br /> là tư cách pháp nhân không đầy đủ.<br /> ­ Đoạn cho thấy: “Như vậy, cơ quan đại diện Bộ tài nguyên và môi trường có  <br /> tư  cách pháp nhân thành phố  Hồ  Chí Minh…nhưng là tư  cách pháp nhân  <br /> không đầy đủ”. <br /> <br /> Câu 3: Trong bản án số 1117, vì sao Tòa án xác định Cơ quan đại diện của Bộ <br /> tài nguyên và môi trường không có tư cách pháp nhân?<br /> <br /> ­ Hướng giải quyết trên là hoàn toàn hợp lí, đúng với quy định của pháp luật. <br /> Vì căn cứ  vào khoản 1, 3, 5 của điều 84 BLDS 2015 có quy định  “ 2. Văn <br /> phòng đại diện là đơn vị  phụ  thuộc của pháp nhân, có nhiệm vụ  đại diện  <br /> theo  ủy quyền cho lợi ích của pháp nhân và thực hiện việc bảo vệ  các lợi  <br /> ích đó.” “4. Văn phòng đại diện, chi nhánh thực hiện nhiệm vụ  theo  ủy  <br /> quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền”.   Vì vậy, <br /> cơ  quan đại diện của Bộ  tài nguyên và môi trường không có tư  cách pháp <br /> nhân thì không thể  xác lập giao dịch với tư cách pháp nhân, chỉ  có thể  nhân <br /> danh pháp nhân để  thực hiện trong phạm vi nhiệm vụ    và thời hạn được  <br /> giao.<br /> <br /> Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của tòa án.<br /> <br /> ­ Hướng giải quyết trên của Tòa án là hoàn toàn đúng đắn, vì cơ quan đại diện <br /> của Bộ  tài nguyên và môi trường chưa đủ    điều kiện trở  thành một pháp <br /> nhân vì chưa đáp ứng được điều kiện tài sản độc lập phải thu chi ngân sách  <br /> theo quyết định của nhà nước và Bộ, chưa có cơ cấu tổ chức chặt chẽ vì chỉ <br /> là bộ  phận của Bộ, hành động theo ý chí, sự  hướng dẫn của Bộ tài nguyên <br /> và môi trường và phải phối hợp với các cơ quan tổ chức khác vì cơ quan đại  <br /> diện này không có sự độc lập.<br /> <br /> Câu 5: Pháp nhân và cá nhân có khác gì nhau về  năng lực pháp luật dân sự? <br /> Nêu cơ sở khi trả lời (nhất là trên cơ sở BLDS 2005 và BLDS 2015)?<br /> <br />  Thứ nhất :  Về khái niệm<br /> Trong BLDS 2005, năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân bị thu hẹp so với năng  <br /> lực pháp luật dân sự của cá nhân, tại Điều 14 BLDS 2005 quy định:<br /> “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự  <br /> và nghĩa vụ dân sự”.<br /> Trong khi đó, năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được quy định tại khoản 1  <br /> Điều 86 BLDS 2005 đã thêm cụm từ  “phù hợp với hoạt động mục đích của pháp  <br /> nhân”.<br /> Khoản 1 Điều 86 BLDS 2015:<br /> “1. Năng lực pháp luật dân sự  của pháp nhân là khả  năng của pháp nhân có các  <br /> quyền, nghĩa vụ dân sự phù hợp với mục đích hoạt động của mình.”<br /> Song, có thể thấy, việc thu hẹp phạm vi năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân <br /> gây ra khá nhiều khó khăn trong thực tiễn, có những giao dịch pháp nhân xác lập  <br /> nhưng khó xác định có phù hợp với mục đích của pháp nhân hay không.<br /> Vì thế, BLDS 2015 đã loại bỏ cụm từ “phù hợp với hoạt động mục đích của pháp <br /> nhân”, theo hướng:<br /> “Năng lực pháp luật dân sự  của pháp nhân là khả  năng của pháp nhân có các  <br /> quyền, nghĩa vụ  dân sự. Năng lực pháp luật dân sự  của pháp nhân không bị  hạn  <br /> chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”<br /> Chính vì vậy, theo BLDS 2015 thì khái niệm về  năng lực pháp luật dân sự  của cá <br /> nhân và pháp nhân là giống nhau.<br />  Thứ hai :   Năng lực dân sự liên quan đến giới tính, huyết thống<br /> Trong BLDS 2015 quy định về  năng lực pháp luật dân sự  của cá nhân, cá nhân có <br /> quyền và nghĩa vụ liên quan đến giới tính và huyết thống:<br /> Ví dụ: cá nhân có quyền xác định lại giới tính (Điều 36), chuyển đổi giới tính <br /> ( Điều 37). Song, pháp nhân không có quyền và nghĩa vụ liên quan đến giới tính và <br /> huyết thống vì đó là những đặc thù riêng của con người. Điều 36, 37 trong BLDS  <br /> 2015 cũng chính là điểm mới, khắc phục những khiếm khuyết của BLDS 2005, khi  <br /> BLDS 2005 vẫn chưa có quy định về  việc xác định lại giới tính, chuyển đổi giới <br /> tính.<br />  Thứ ba :   Thời điểm phát sinh năng lực pháp luật dân sự<br /> Trong BLDS 2005, thời điểm phát sinh năng lực pháp luật dân sự  của cá nhân và <br /> pháp nhân là cơ  bản giống nhau. Ngoài ra, thời điểm phát sinh năng lực pháp luật <br /> dân sự của cá nhân có thêm một số ngoại lệ mà pháp nhân không có như: Khoản 2 <br /> Điều 612 , Điều 635.<br /> Đối với BLDS 2015, đã có sự  bổ  sung về  thời điểm phát sinh năng lực pháp luật <br /> dân sự của pháp nhân tại khoản 2 Điều 86 BLDS 2015:<br /> "Năng lực pháp luật dân sự  của pháp nhân phát sinh từ  thời điểm được cơ  quan  <br /> nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải  <br /> đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ  thời  <br /> điểm ghi vào sổ đăng ký”.<br />  Thứ tư :   Thời điểm chấm dứt năng lực pháp luật dân sự<br /> Trong BLDS 2005, thời điểm chấm dứt năng lực pháp luật dân sự  của cá nhân và  <br /> pháp nhân là giống nhau. Đối với cá nhân, năng lực pháp luật dân sự  của cá nhân <br /> chấm dứt khi người đó chết (Khoản 3 Điều 14 BLDS 2005) và đối với pháp nhân <br /> chấm dứt từ thời điểm chấm dứt pháp nhân (Khoản 2 Điều 86 BLDS 2005).<br /> Bên cạnh đó, trong BLDS 2015, có xu hướng thêm quy định để  bảo vệ  quyền lợi  <br /> cho người chết, người chết vẫn được pháp luật ghi nhận.<br /> Ví dụ: Theo trách nhiệm bồi thường của nhà nước, trong trường hợp cá nhân đã  <br /> chết thì người thân của họ  có quyền yêu cầu cơ  quan chức trách liên quan khôi  <br /> phục danh dự của người đã chết.<br /> Câu 6: Giao dịch do người đại diện của pháp nhân xác lập nhân danh pháp  <br /> nhân có ràng buộc pháp nhân không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời?<br /> Theo khoản 2, Điều 137 thì:<br />  “2. Một pháp nhân có thể  có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người  <br /> đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân theo quy định tại Điều 140 và Điều 141  <br /> của Bộ luật này.”<br /> Điều đó có nghĩa rằng pháp nhân không bị phụ thuộc vào người đại diện theo pháp <br /> luật của pháp nhân. Trong trường hợp người đại diện theo pháp luật bị bắt giam, bị <br /> bỏ tù, bị chết hoặc không còn đủ khả năng đại diện nữa thì pháp nhân đó có quyền  <br /> bầu ra người đại diện theo pháp luật mới để  tiếp tục hoạt động (có nghĩa là pháp  <br /> nhân không bị phụ thuộc vào bất cứ một cá nhân nào).<br /> Nhưng khi bắt đầu xác lập giao dịch mà là giao dịch do người đại diện của pháp <br /> nhân xác lập nhân danh pháp nhân thì làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người <br /> được đại diện<br /> Theo khoản 1 Điều 139 BLDS 2015:<br /> 1. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp  <br /> với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện.<br />  Khi  ấy, pháp nhân bị  ràng buộc bởi người đại diện của pháp nhân. Tại khoản 2 <br /> điều 141 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp không xác định được cụ  thể  phạm vi  <br /> đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có <br /> quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện,  <br /> trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Tức là pháp nhân hoàn toàn phụ thuộc  <br /> vào người đại diện khi xác lập giao dịch, vì pháp nhân tự  chịu trách nhiệm về  tài <br /> sản của mình mà đã ủy quyền cho người đại diện.<br /> Câu 7: Trong tình huống trên, hợp đồng ký kết với Công ty Nam Hà có ràng  <br /> buộc công ty Bắc Sơn không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.<br /> <br /> ­ Trong tình huống trên, hợp đồng với công ty Nam Hà có ràng buộc công ty <br /> Bắc Sơn.<br /> <br /> ­ Căn cứ vào khoản 1,2,6 Điều 84 Bộ Luật Dân Sự 2015:<br /> <br /> “1. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải  <br /> là pháp nhân.<br />  2. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp  <br /> nhân.<br /> <br /> 6. Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh,  <br /> văn phòng đại diện xác lập, thực hiện.”<br /> <br /> => Như  vậy, việc trong quy chế  công ty Bắc Sơn có quy định chi nhánh công ty  <br /> Bắc Sơn tại Thành phố Hồ Chí Minh là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân là <br /> trái với quy định tại khoản 1 Điều 84 BLDS 2015. Chi nhánh công ty Bắc Sơn tại <br /> Thành phố  Hồ  Chí Minh không có tư cách pháp nhân mà chỉ  được nhân danh pháp <br /> nhân­tức công ty Bắc Sơn để  xác lập, thực hiện các giao dịch trong phạm vi và  <br /> trong thời hạn được ủy quyền. Vì vậy, giao dịch do chi nhánh công ty Bắc Sơn tại  <br /> Thành phố Hồ Chí Minh xác lập với công ty Nam Hà vẫn sẽ có làm phát sinh quyền  <br /> và nghĩa vụ  dân sự  đối với công ty Bắc Sơn và tất nhiên khi hợp đồng giữa chi  <br /> nhánh Công ty Bắc Sơn tại Thành phố  Hồ  Chí Minh và công ty Nam Hà xảy ra <br /> tranh chấp thì công ty Bắc Sơn đương nhiên phát sinh nghĩa vụ  dân sự  giải quyết <br /> tranh chấp này (dựa theo Khoản 6 Điều 84 BLDS 2015).<br /> PHẦN 2:<br /> <br />  Trách nhiệm dân sự của pháp nhân <br /> <br /> Câu 1: Trách nhiệm của pháp nhân đối với nghĩa vụ  của thành viên và trách <br /> nhiệm của các thành viên đối với nghĩa vụ của pháp nhân.<br /> <br /> ­ Trách nhiệm của pháp nhân đối với nghĩa vụ của thành viên: <br /> <br /> ­ Căn cứ vào Khoản 1 Điều 87 BLDS 2015, pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự <br /> trong các trường hợp sau:<br /> <br /> Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa <br /> vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.<br /> <br /> Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự  về  nghĩa vụ  do sáng lập viên hoặc  <br /> đại diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp <br /> nhân, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.<br /> <br /> ­Bên cạnh đó, còn có căn cứ  vào Khoản 2 Điều 87 BLDS 2015, pháp nhân không  <br /> chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ  dân sự  do người  <br /> của pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật <br /> có quy định khác.<br /> <br /> ­ Trách nhiệm của các thành viên đối với nghĩa vụ của pháp nhân:<br /> <br /> Dựa vào Khoản 3 Điều 87 BLDS 2015:  “Người của pháp nhân không  <br /> chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do  <br /> pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật có quy định khác.”<br /> <br /> Câu 2: Trong Bản án được bình luận, bà Hiền có là thành viên của Công ty  <br /> Xuyên Á không? Vì sao?<br /> <br /> ­ Trong Bản án được bình luận, thì bà Hiền có là thành viên của công ty Xuyên  <br /> Á. Vì thực tế bà Hiền đã có góp 26,05% vào tổng vốn của công ty này. Luật  <br /> không hề có quy định về việc góp bao nhiêu phần trăm mới tính là thành viên  <br /> của pháp nhân cho nên chỉ cần bà Hiền có góp vốn vào tổng vốn của công ty  <br /> Xuyên Á thì bà chính là thành viên của công ty Xuyên Á.<br /> <br /> Câu 3: Nghĩa vụ của Công ty Ngọc Bích là nghĩa vụ của Công ty Xuyên Á hay  <br /> của bà Hiền? Vì sao?<br /> <br /> ­ Nghĩa vụ của Công ty Ngọc Bích là nghĩa vụ của Công ty Xuyên Á. <br /> <br /> ­ Vì: khi kí hợp đồng mua gạch của Công ty Ngọc Bích, người đại diện đã  <br /> nhân   dân   Công   ty   Xuyên   Á   để   ký   hợp   đồng.  Căn   cứ   Khoản   3   Điều   87 <br /> BLDS2015 quy định “Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự  <br /> thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện,  <br /> trừ trường hợp luật có quy định khác.”<br /> <br /> Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa cấp sơ thẩm và Tòa  <br /> cấp phúc thẩm liên quan đến nghĩa vụ đối với Công ty Ngọc Bích.<br /> <br /> ­ Bản án Tòa cấp sơ thẩm là chưa thỏa đáng bởi vì bà Hiền chỉ góp 26,05% về <br /> vốn vào Công ty mà buộc bà Hiền phải liên đới trả nợ là không đúng. <br /> <br /> Câu 5: Làm thế nào để  bảo vệ quyền lợi của Công ty Ngọc Bích khi Công ty <br /> Xuyên Á đã bị giải thể<br /> <br /> ­ Cần thu thập đầy đủ chứng cứ làm rõ lí giải lý do giải thể, tài sản của công  <br /> ty giải thể và nghĩa vụ về tải sản của công ty sau khi bị giải thể…. Để giải <br /> quyết theo đúng pháp luật, từ đó mới có thể đảm bảo quyền lợi cho Công ty <br /> Ngọc Bích.<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2