intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tập ôn về nguyên lí kế toán

Chia sẻ: Bùi Dương Sơn | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:22

963
lượt xem
423
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu tham khảo Bài tập nguyên lí kế toán

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tập ôn về nguyên lí kế toán

  1. Bài tập số 1 Tại DN A ngày 31/12/200N có tài liệu sau: (Đơn vị tính: Đồng) 1. Nhà làm việc 1.500.000.000 2. Quỹ khen thưởng phúc lợi 300.000.000 3. Nhà xưởng 620.000.000 4. Nhà kho thành phẩm 460.000.000 5. Nguồn vốn kinh doanh 3.691.000.000 6. Phần mềm quản lý nhân sự 45.000.000 7. Ô tô con 670.000.000 8. Xe ô tô vận tải 1.270.000.000 9. Người mua đặt trước tiền hàng 68.000.000 10 Trạm biến thế điện 43.000.000 11. Hao mòn TSCĐ 985.000.000 12. Vật liệu phụ 54.000.000 13. Thành phẩm A 130.000.000 14. Nguyên vật liệu chính 35.000.000 15. Dụng cụ sản xuất 56.000.000 16. Thành phẩm B 210.000.000 17. Tiền mặt 40.000.000 18. Tiền gửi ngân hàng 435.000.000 19. Tiền vay ngắn hạn 48.000.000 20. Tiền vay dài hạn 250.000.000 21. Khoản DN đặt trước tiền hàng 60.000.000 22. Quỹ đầu tư phát triển 410.000.000 23. Tiền cho CNV tạm ứng 10.000.000 24. Chi phí sản xuất dở dang 430.000.000 25. Khoản phải trả cho người bán 35.000.000 26. Nhà kính 127.000.000 27. Nguồn vốn đầu tư XDCB 820.000.000 28. Khoản thuế phải nộp Nhà nước 18.000.000 29. Ô tô con 450.000.000 30. Lợi nhuận chưa phân phối 20.000.000 Yêu cầu: Dựa vào số liệu trên hãy phân loại tài sản của DN A theo kết cấu tài sản và nguồn hình thành nên tài sản. Bài tập số 2 Biên bản kiểm kê tài sản ngày 31/12/N tại DN Tấn Phú như sau ĐVT: đồng Tiền mặt tồn quỹ 80.000.000 Tiền gửi ngân hàng 165.000.000 Phải thu của khách hàng 45.000.000 Tạm ứng 5.000.000 1
  2. Thành phẩm tồn kho 35.000.000 Vật liệu tồn kho 40.000.000 Công cụ dụng cụ tồn kho 31.000.000 Hàng hoá tồn kho 50.000.000 Sản phẩm chế dở trên dây chuyền 10.000.000 Máy móc thiết bị 585.000.000 Nhà xưởng 200.000.000 Ô tô tải 420.000.000 Thiết bị quản lý 60.000.000 Bằng sáng chế 150.000.000 Phần mềm quản lý nhân sự 350.000.000 Phần mềm kế toán 20.000.000 Thuế phải nộp NSNN 30.000.000 Vay ngắn hạn 40.000.000 Phải trả cho người bán 25.000.000 Lương phải trả người lao động 70.000.000 Vay dài hạn 100.000.000 Quỹ đầu tư phát triển 35.000.000 Quỹ khen thưởng phúc lợi 26.000.000 Nguồn vốn kinh doanh 1.750.000.000 Lợi nhuận chưa phân phối 95.000.000 Nguồn vốn đầu tư XDCB 45.000.000 Quỹ dự phòng tài chính 30.000.000 Yêu cầu: Dựa vào số liệu trên hãy phân loại tài sản của DN Tấn Phú theo kết cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản. Bài tập số 3 Công ty Tân Á hạch toán kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Tháng 1/200N có tình hình sau: I- Số dư đầu tháng của 1 số tài khoản 1. TK “Phải trả cho người bán” (Cty K): 38.000.000đ II- Trong tháng phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau: 1- Ngày 3, Chuyển tiền gửi ngân hàng 30.000.000đ trả nợ công ty K tiền hàng tháng trước. 2- Ngày 4, Mua hàng hoá nhập kho trị giá 15.000.000đ, chưa thanh toán tiền cho Cty K. 3- Ngày 7, Mua vật liệu nhập kho trị giá 13.000.000đ, trong đó trả bằng tiền mặt là 3.000.000đ, số còn lại chưa thanh toán cho công ty K . 2
  3. 4- Ngày 10, Vay ngắn hạn ngân hàng trả nợ cho công ty K 16.000.000đ 5- Ngày 15, Mua công cụ nhập kho 7.000.000đ, chưa trả tiền cho công ty K. III- Yêu cầu: 1- Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên 2- Mở, ghi và khoá sổ TK “Phải trả cho người bán” p/á trên sơ đồ chữ T 3- Lập sổ nhật ký chung 4- Lập sổ cái tài khoản “Phải trả cho người bán K” Bài tập số 4 Công ty K hạch toán kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Tháng 2/200N có tình hình sau: I. Số dư đầu tháng của 1 số tài khoản 1, Tiền đang gửi tại ngân hàng: 122.000.000đ 2, Số tiền mặt tồn quỹ : 96.000.000đ 3, Số NVL tồn kho: 118.000.000đ 4, Số tiền DN đặt trước cho Công ty Phát Đạt để mua NVL: 20.000.000đ 5, Khoản còn phải trả CNV: 45.000.000đ 6, Khoản DN còn nợ công ty A tiền mua hàng tháng trước: 35.000.000đ II. Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau 1, Xuất quỹ TM trả tiền quảng cáo sản phẩm 2.000.000đ 2, Vay ngắn hạn ngân hàng nhập quỹ TM để mua NVL số tiền 60.000.000đ 3, Xuất quỹ tiền mặt trả nợ công ty A tháng trước 35.000.000đ 4, Xuất quỹ TM tạm ứng cho anh Nguyễn Văn B đi mua nguyên vật liệu số tiền 3.000.000đ 5, Chuyển TGNH mua hàng hoá về nhập kho trị giá 18.000.000đ 6, Chuyển TGNH trả nợ tiền vay ngắn hạn ngân hàng 60.000.000đ 7, Nhập kho NVL mua của công ty Phát Đạt theo số tiền đặt trước 20.000.000đ 8, Xuất quỹ TM trả lương cho CNV số tiền 45.000.000đ 9, Anh B mua NVL về nhập kho trị giá 2.500.000đ, số tiền thừa đã hoàn lại nhập quỹ tiền mặt 10, Chuyển TGNH nộp thuế cho NSNN số tiền 30.000.000đ III. Yêu cầu 1, Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên 2, Khoá sổ các TK “TGNH”, TK “TM”, TK “NVL”, TK “Phải trả cho người bán” (chi tiết cho các đối tượng liên quan) 3
  4. Bài tập số 5 DN A hạch toán kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Tháng 3/200N có tình hình sau: I- Số dư đầu tháng của một số tài khoản kế toán như sau: 1. TK”Tiền mặt”: 100.000.000đ 2. TK “TGNH”: 280.000.000đ 3. TK “NVL”: 20.000.000đ 4. TK “Công cụ, dụng cụ”: 9.000.000đ 5. TK “Phải thu của khách hàng”: (công ty M) 30.000.000đ 6. TK “Phải trả người bán”: (công ty H) 45.000.000đ 7. TK “TSCĐ hữu hình”: 600.000.000đ 8. TK “Thuế và các khoản phải nộp Nhà 19.000.000đ nước” II- Trong tháng có một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: 1- Ngày 3, Nộp thuế cho ngân sách bằng tiền gửi ngân hàng: 19.000.000đ 2- Ngày 5, Dùng tiền mặt để trả lương cho công nhân viên: 22.000.000đ 3- Ngày 7, Vay ngắn hạn ngân hàng trả nợ công ty H: 30.000.000đ 4- Ngày 8, Công ty M trả nợ tiền mua hàng kỳ trước cho doanh nghiệp bằng tiền mặt với số tiền là: 15.000.000đ. 5- Ngày 10, Mua một ô tô con, giá mua ghi trên hóa đơn chưa bao gồm thuế là 450.000.000đ, thuế suất GTGT 10% chưa trả tiền cho công ty S, chi phí vận chuyển 1.000.000đ đã thanh toán bằng tiền mặt. 6- Rút quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tại ngân hàng: 25.000.000 đ 7- Xuất tiền mặt mua nguyên vật liệu nhập kho trị giá 7.000.000 đ, công cụ dụng cụ nhập kho trị giá 3.000.000 đ. 8- Doanh nghiệp nhận bổ sung vốn kinh doanh do Ngân sách cấp bằng tiền gửi Ngân hàng 245.000.000 đ. III- Yêu cầu: 1 - Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 2- Lập sổ nhật ký chung. 3- Mở các tài khoản chữ T để ghi số dư đầu tháng, số phát sinh trong tháng và tính số dư cuối tháng. Bài tập số 6 Doanh nghiệp A hạch toán kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Tháng 5/200N có tình hình sau: 4
  5. I- Số dư đầu tháng của tài khoản “Tiền mặt”: 95.000.000 đ II- Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: 1- Ngày 1, Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tại Ngân hàng là: 20.000.000 đ 2- Ngày 7,Thu nợ của công ty P tiền hàng tháng trước bằng tiền mặt 5.000.000 đ 3- Ngày 8, chuyển TGNH mua 1 TSCĐ hữu hình, giá mua chưa thuế 45.000.000đ, thuế suất thuế GTGT 10% . 4- Ngày 9, Xuất quỹ TM tạm ứng cho ông K đi mua NVL, số tiền 6.500.000đ 5- Ngày 11, Vay ngắn hạn Ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 15.000.000 đ 6- Ngày 15, Trả lương cho công nhân viên bằng tiền mặt 37.000.000 đ 7- Ngày 17, Mua nguyên vật liệu về nhập kho giá mua chưa có thuế là 6.000.000 đ, thuế GTGT 10%, chi phí vận chuyển là 300.000 đ. Đã thanh toán toàn bộ bằng TM 8- Ngày 19, Chi tiền mặt trả nợ cho công ty Q tiền mua hàng tháng trước 10.000.000 đ 9- Ngày 20, Ông K mua NVL về nhập kho tổng giá trị 7.500.000đ, số tiền còn thiếu kế toán đã lập phiếu chi bổ sung. III- Yêu cầu: 1- Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên 2- Mở, ghi và khoá sổ TK “Tiền mặt” phản ánh trên sơ đồ chữ T 3- Lập sổ nhật ký chung 4- Lập sổ cái tài khoản “Tiền mặt” Bài tập số 7 DN A hạch toán kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Tháng 4/200N có tình hình sau: I- Số dư đầu tháng của một số tài khoản kế toán như sau: 1. TK”Tiền mặt”: 20.000.000đ 2. TK “TGNH” 130.000.000đ 3. TK “Tạm ứng” (Ông P) 5.140.000đ 4. TK “Phải thu của khách hàng”(Cty K) 11.860.000đ 5. TK “Phải trả người bán” (Cty M) 30.600.000đ 6. TK “Vay ngắn hạn” 47.000.000đ II- Trong tháng có một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: 1, DN được NSNN cấp bổ sung nguồn vốn kinh doanh bằng 1TSCĐ hữu hình, nguyên giá 750.000.000đ 5
  6. 2, Công ty K trả toàn bộ tiền mua hàng tháng trước, DN đã nhập vào quỹ TM. 3, Kiểm nghiệm nhập kho thành phẩm số sản phẩm đã sản xuất xong, trị giá 70.000.000đ 4, Chuyển TGNH trả 50% tiền hàng tháng trước cho công ty M 5, Nhận viện trợ của tổ chức H bằng TGNH trị giá 200.000.000đ 6, Rút TGNH về nhập qũy tiền mặt để mua TSCĐ, số tiền 150.000.000đ 7, Tiền lương phải trả cho CNV trong tháng là 80.000.000đ Trong đó: - Lương của công nhân trực tiếp sản xuất: 50.000.000đ - Lương cán bộ quản lý phân xưởng sản xuất: 11.000.000đ - Lương của nhân viên bán hàng: 3.000.000đ - Lương của cán bộ quản lý DN 16.000.000đ 8, Xuất quỹ TM trả lương cho CNV số tiền 80.000.000đ 9, Ông P hoàn ứng bằng NVL nhập kho trị giá 5.140.000đ 10, Chuyển TGNH trả nợ tiền vay ngắn hạn, số tiền 30.000.000đ III- Yêu cầu: 1- Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên 2- Lập sổ nhật ký chung Bài tập số 8 Doanh nghiệp A hạch toán kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Tháng 2/200N có tình hình sau: I- Số dư đầu tháng của một số tài khoản như sau: 1. TK “Nguyên vật liệu”: 22.000.000đ Trong đó: - Vật liệu A: 17.000.000đ - Vật liệu B: 5.000.000đ II- Trong tháng có một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: 1- Mua NVL nhập kho, giá mua chưa có thuế là 26.000.000đ.Trong đó: vật liệu A là 23.000.000đ, vật liệu B là 3.000.000đ, thuế suất GTGT 10%, chưa thanh toán tiền cho người bán. Chi phí vận chuyển số vật liệu trên về kho trả ngay bằng tiền mặt 260.000đ. 2- Xuất kho vật liệu A: 17.000.000đ; Vật liệu B: 3.000.000đ dùng để sản xuất sản phẩm. 3. Xuất vật liệu B dùng cho quản lý phân xưởng: 500.000đ, dùng cho quản lý doanh nghiệp: 100.000đ. 6
  7. 4. Rút TGNH mua nguyên liệu nhập kho 6.000.000đ, trong đó: Vật liệu A: 5.000.000đ; vật liệu B: 1.000.000đ, thuế GTGT được khấu trừ 10%. 5. Xuất vật liệu A cho: Sản xuất sản phẩm 13.000.000đ; quản lý phân xưởng 2.000.000đ; QLDN 200.000đ. III. Yêu cầu: 1. Hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 2. Lập sơ đồ kế toán. 3. Lập sổ nhật ký chung. 4. Lập sổ cái cho vật liệu A & B. Bài tập số 9 DN A hạch toán kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.Tháng 8/200N có tình hình sau: I- Số dư đầu tháng của một số tài khoản kế toán : 1. TK “Nguyên liệu, vật liệu”: 40.000.000 đ Trong đó: Vật liệu A: 17.000.000 đ Vật liệu B: 10.000.000 đ Vật liệu C: 13.000.000 đ 2. TK “Hàng hoá”: 50.000.000 đ Trong đó: Hàng hoá D: 30.000.000 đ Hàng hoá E: 20.000.000 đ II- Trong tháng có một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến quá trình mua hàng như sau: 1- Mua vật liệu nhập kho, đã thanh toán bằng tiền mặt: 15.000.000 đ. Trong đó: Vật liệu A: 9.000.000 đ; Vật liệu B: 1.500.000 đ; Vật liệu C: 4.500.000 đ 2- Chi phí vận chuyển số vật liệu trên về kho của DN là 1.350.000 đ, chi phí bốc dỡ là 150.000 đ, đã thanh toán bằng tiền mặt. 3- Mua hàng hoá D với giá mua chưa có thuế là 30.000.000 đ, thuế suất thuế GTGT 10%, đã thanh toán 50% bằng tiền gửi Ngân hàng, số còn lại chưa thanh toán cho cty M. 4- Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho của hàng hoá D bằng tiền mặt: 850.000 đ 5- Xuất quỹ TM thanh toán nốt tiền hàng còn nợ cty M 6- Nhập kho hàng hoá E mua của cty K, giá trên hoá đơn gồm cả thuế là 22.000.000 đ, thuế suất thuế GTGT 10%, chưa thanh toán. 7- Thanh toán toàn bộ tiền hàng cho cty K bằng chuyển khoản 7
  8. III- Yêu cầu: 1- Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên 2 - Cho biết giá thực tế nhập của hàng hoá D và E, vật liệu A, B và C ? 3- Lập sổ nhật ký chung 4- Lập sổ cái tài khoản cho vật liệu A và sổ cái tài khoản cho hàng hoá D Bài số 10: Công ty TNHH Tân Vượng hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. I. Số dư đầu tháng 5/200N của 1 số TK như sau: 1.TK 152: 59.000.000đ 3. TK 156: 45.000.000đ 5. TK 331(Dư Nợ) Trong đó: Trong đó: - Cty K: 30.000.000đ - VL A: 25.000.000đ - Hàng hóa D: 20.000.000đ - Cty S: 15.000.000đ - VL B: 16.000.000đ - Hàng hóa M: 10.000.000đ 6. TK 141(P): 11.000.000đ - VL C: 18.000.000đ - Hàng hóa N: 15.000.000đ 2. TK 153G: 9.000.000đ 4.TK TSCĐ: 300.000.000đ II. Trong tháng có 1 số nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau 1, Ngày 2, Nhập kho công cụ dụng cụ G mua của cty K theo số tiền đặt trước, giá mua đã bao gồm thuế là 16.500.000đ biết rằng thuế suất GTGT 10%. 2, Ngày 4, Mua 1 TSCĐ hữu hình, giá mua không bao gồm thuế là 400.000.000đ, thuế suất GTGT 10%, CF lắp đặt chạy thử 2.000.000đ; DN đã thanh toán cho công ty H 310.000.000đ bằng tiền mặt, số còn lại chịu nợ. 3, Ngày 5, Nhập kho vật liệu mua của công ty Q, tổng trị giá nhập kho là 10.000.000đ, trong đó: Vật liệu A: 3.500.000đ;Vật liệu B: 1.500.000đ; Vật liệu C: 5.000.000đ, thuế suất GTGT 10%, đã thanh toán toàn bộ bằng TGNH. 4, Ngày 7, Chi phí vận chuyển số vật liệu trên về kho của DN là 1.500.000đ, CF bốc dỡ 500.000đ đã thanh toán bằng tiền mặt. 5, Ngày 13, Nhập kho hàng hoá D mua của công ty S theo số tiền đặt trước, giá mua đã bao gồm thuế là 18.150.000đ, biết rằng thuế suất GTGT 10%. 6, Ngày 15, Chi phí vận chuyển hàng hóa D về nhập kho là 300.000đ đã chi bằng TM 7, Ngày 16, Anh P thanh toán tạm ứng như sau: - Nhập kho NVL A, giá mua bao gồm thuế 10.560.000đ, thuế suất 10% - Nhập lại quỹ số tiền còn thừa 8, Ngày 17, Công ty K hoàn trả lại số tiền còn thừa cho DN bằng chuyển khoản 8
  9. 9, Ngày 18, Chuyển TGNH mua hàng hóa M, N về nhập kho, tổng giá mua chưa thuế 150.000.000đ trong đó M: 100.000.000đ; N: 50.000.000đ; thuế suất GTGT 10% 10, Ngày 20, Xuất quỹ TM trả nốt tiền mua hàng hóa D cho công ty S III, Yêu cầu: 1, Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên 2, Tính giá thực tế nhập trong kỳ của các loại vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá, và nguyên giá TSCĐ hữu hình Bài tập số 11 DN A hạch toán kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Tại 1 phân xưởng sản xuất sản phẩm H tháng 9/200N có tình hình sau: I- Số dư đầu tháng của tài khoản “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” là: 25.000.000 đ II- Trong tháng có một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm H như sau: 1- Xuất kho nguyên, vật liệu dùng cho các bộ phận: - Cho sản xuất sản phẩm H: 15.000.000 đ - Cho bộ phận quản lý phân xưởng: 5.000.000 đ 2- Tiền lương phải trả cho các bộ phận: - Cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm: 10.000.000 đ - Cho nhân viên quản lý phân xưởng: 4.000.000 đ. 3- Trích các khoản theo lương vào chi phí sản xuất kinh doanh theo tỷ lệ quy định. 4- Khấu hao TSCĐ của bộ phận phân xưởng là 7.000.000 đ. 5- Kết chuyển các chi phí trực tiếp và chi phí sản xuất chung vào tài khoản xác định giá thành sản phẩm. 6- Nhập kho thành phẩm theo giá thành thực tế sản xuất. Biết rằng: - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ đã xác định được cho sản phẩm H là 18.660.000 đ - Số lượng sản phẩm H hoàn thành nhập kho là 200 sản phẩm. III- Yêu cầu: 1- Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 2- Cho biết giá thành đơn vị của sản phẩm H. 9
  10. Bài tập số 12 DN A hạch toán kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Tại 1 phân xưởng sản xuất hai loại sản phẩm M & N trong tháng 10/200N có tình hình sau: I. Số dư đầu tháng của 1 số TK 1. TK “CFSXKD dở dang”: 31.200.000 Trong đó: - Sản phẩm M: 10.800.000 - Sản phẩm N: 20.400.000 2. TK “NVL” (A): 300.000.000 II. Trong tháng có các NVKT phát sinh sau 1, Mua NVL A nhập kho chưa trả tiền cho người bán B, số tiền 60.000.000 2, Chi phí vận chuyển số NVL trên về nhập kho 5.000.000 đã chi bằng TM 3, Xuất kho NVL A dùng cho SXKD là 275.000.000 Trong đó: - Dùng cho sản xuất sản phẩm: 250.000.000 + Sản xuất sp M: 150.000.000 + Sản xuất sp N: 100.000.000 - Dùng cho quản lý sx ở phân xưởng: 10.000.000 - Dùng cho quản lý DN: 15.000.000 4, Tính tiền lương phải trả cho CNVC trong tháng là 140.000.000 Trong đó: - Lương của CNSXTT: 100.000.000 + Sx sp M: 65.000.000 + Sx sp N: 35.000.000 - Lương của nhân viên bán hàng: 5.000.000 - Lương của nhân viên quản lý phân xưởng: 15.000.000 - Lương của nhân viên QLDN: 20.000.000 5, Trích các khoản theo lương vào CFSXKD theo tỷ lệ quy định 6, Trích KH TSCĐ hữu hình vào CFSXKD trong tháng là 53.000.000 Trong đó: - KH TSCĐ dùng ở phân xưởng sản xuất: 40.000.000 - KH TSCĐ dùng ở bộ phận QLDN: 10.000.000 - KH TSCĐ dùng ở bộ phận bán hàng: 3.000.000 7, Cuối kỳ kết chuyển CFNVLTT, CFNCTT để tính giá thành sản phẩm 8, Cuối kỳ toàn bộ CFSX chung phát sinh trong tháng được phân bổ hết cho sản xuất sản phẩm theo tỷ lệ % tiền lương của CNSX kế toán tính và kết chuyển. 10
  11. 9, Nhập kho TP hoàn thành 900 sản phẩm trong đó 400 sản phẩm M và 500 sản phẩm N. III. Yêu cầu 1, Định khoản các NVKT phát sinh trên 2, Tính giá thành sản phẩm M và N, biết rằng CFSX dở dang cuối kỳ của sản phẩm M là: 13.502.500 và sản phẩm N là: 16.147.000 3, Khoá sổ TK NVL (A) Bài tập số 13 Công ty TNHH Tân Vượng hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Tháng 6/200N có tình hình hình sau: I. SDDK của TK 154: 18.000.000đ Trong đó: TK 154 A: 10.000.000đ; TK 154 B: 8.000.000đ II. Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: 1, Ngày 7, Xuất kho NVL dùng cho: - Sản xuất sản phẩm A: 25.000.000đ; Sản phẩm B: 22.000.000đ - Quản lý phân xưởng sản xuất: 5.000.000đ 2, Ngày 15, Tiền lương phải trả cho: - CNSXTT: 35.000.000đ,Trong đó: CNSX sp A: 20.000.000đ; CNSX sp B: 15.000.000đ - Bộ phận quản lý phân xưởng: 6.000.000đ 3, Ngày 15, Trích các khoản theo lương theo tỷ lệ quy định tính vào CFSXKD 4, Ngày 28, Tiền điện nước tại phân xưởng sản xuất đã thanh toán bằng tiền mặt, giá chưa bao gồm thuế là 5.500.000đ , thuế suất GTGT 10% 5, Ngày 28, Khấu hao máy móc thiết bị của phân xưởng sản xuất là 15.000.000đ 6, Cuối kỳ kết chuyển CFNVLTT, CFNCTT để tính giá thành sản phẩm 7, Cuối kỳ toàn bộ CFSX chung phát sinh trong tháng được phân bổ hết cho sản xuất sản phẩm theo tỷ lệ % tiền lương của CNSX, kế toán tính và kết chuyển. 8, Ngày 20, Nhập kho sản phẩm sản xuất theo giá thành thực tế, số lượng 800 sản phẩm trong đó 700 sản phẩm A ; 100 sản phẩm B. Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ của sản phẩm A: 451.429đ; sản phẩm B: 1.838.571đ III. Yêu cầu 1, Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên 2, Cho biết giá thành đơn vị của sản phẩm A & B 11
  12. Bài tập số 14 Doanh nghiệp A hạch toán kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Tháng 7/200N có tình hình sau: I- Số dư đầu tháng của một số tài khoản như sau: TK “Thành phẩm”: 90.000.000 đ Trong đó: Thành phẩm X: 66.000.000 đ Thành phẩm Y: 24.000.000 đ II- Trong tháng có một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm như sau: 1- Xuất kho thành phẩm X đem bán, tổng giá thành là: 45.000.000 đ, tổng giá bán chưa có thuế là 60.000.000 đ, thuế suất GTGT 10%. Khách hàng đã thanh toán 26.000.000 đ bằng tiền gửi ngân hàng, số còn lại chịu nợ. 2- Xuất kho thành phẩm Y đem bán, tổng giá thành là: 18.000.000 đ, tổng giá bán chưa có thuế 35.000.000 đ, thuế suất GTGT 10%. Khách hàng đã thanh toán một nửa bằng tiền mặt, số còn lại chịu nợ. 3- Dùng tiền mặt để trả tiền điện, nước của bộ phận QLDN, giá thanh toán đã bao gồm thuế 8.800.000đ, thuế suất thuế GTGT 10%. 4- Chi phí hội nghị khách hàng bằng tiền mặt 4.000.000 đ 5- Xác định kết quả tiêu thụ. III- Yêu cầu: 1- Định khoản kế toán. 2- Lập sơ đồ kế toán. 3- Lập sổ nhật ký chung 4- Lập sổ cái TK “TP”, TK“Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” Bài tập số 15 Doanh nghiệp A hạch toán kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Tháng 7/200N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: 1- Mua hàng hoá nhập kho, giá mua chưa có thuế 20.000.000đ, thuế GTGT được khấu trừ 10%, chưa thanh toán cho người bán. Chi phí vận chuyển chở về nhập kho trả ngay bằng tiền mặt 200.000đ. 2. Mua hàng hoá nhập kho giá mua đã có thuế 55.000.000đ, thuế GTGT được khấu trừ 10%, DN đã trả ngay bằng TGNH 40.000.000đ, số còn lại chịu nợ . 12
  13. 3. Xuất hàng hoá gửi đi bán tại đại lý K, giá xuất kho 10.000.000đ. 4. Xuất kho hàng hoá bán cho cty N, giá xuất kho là 22.000.000đ; giá bán chưa có thuế 30.000.000đ, thuế suất GTGT 10%, đã thu được bằng tiền mặt là 13.000.000đ, số còn lại cty N chưa thanh toán. 5. Xuất bán một lô hàng hoá, giá xuất kho 12.500.000đ, giá bán chưa thuế 20.000.000đ, thuế suất GTGT 10%, chưa thu được tiền của khách hàng Q. 6. Chi phí quản lý doanh nghiệp là 1.500.000đ bằng tiền mặt. 7. Thu nốt số tiền tiền hàng còn lại của cty N, đã nhập quỹ TM 8. Chi tiền mặt cho bộ phận bán hàng 1.000.000đ. II. Yêu cầu: 1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên 2. Xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá trong tháng Bài tập số 16 Doanh nghiệp A hạch toán kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Tháng 7/200N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: 1. Xuất quỹ TM trả tiền vận chuyển sản phẩm đi bán, số tiền 400.000đ 2. Chi tiền mặt trả tiền hoa hồng cho cho đại lý bán hàng 1.000.000đ 3. Tiền điện, nước, điện thoại sử dụng ở bộ phận bán hàng 1.100.000đ, ở bộ phận QLDN 2.200.000đ, (trong đó thuế suất thuế GTGT 10%), đã thanh toán bằng tiền mặt. 4. Khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng 550.000đ, ở bộ phận QLDN 1.000.000đ 5- Chi phí quảng cáo và giới thiệu sản phẩm trên đài truyền hình VN là 3.000.000, đã thanh toán bằng chuyển khoản. 6- Xuất kho vật liệu phục vụ cho bộ phận bán hàng 1.200.000đ; cho bộ phận QLDN 2.100.000đ 7- Tiếp khách hội nghị khách hàng hết 7.700.000 trong đó tiền thuế GTGT 700.000đ, đã thanh toán bằng tiền mặt. 8. Tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng 5.000.000đ, nhân viên QLDN 4.000.000đ. 9. Trích các khoản theo lương theo quy định hiện hành. Yêu cầu: 1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 2. Lập sơ đồ tài khoản 13
  14. 3. Lập sổ cái cho tài khoản “Chi phí bán hàng” và “Chi phí quản lý doanh nghiệp” Bài tập số 17 I- Số dư đầu kỳ của 1 số tài khoản 1. TK 131: 100.000.000đ (Công ty A đặt trước tiền hàng) 2. TK 331: 75.000.000đ (DN đặt trước hàng cho cty S) II. Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại một DN như sau: 1. Nhập kho sản phẩm sản xuất hoàn thành: - SP A: 400 sp, giá thành sx thực tế 250.000đ/sp - SP B: 600 sp, giá thành sx thực tế 180.000đ/sp 2. Mua hàng hoá nhập kho của cty S theo số tiền DN đặt trước đầu kỳ, tổng giá mua đã bao gồm thuế là 110.000.000đ, thuế suất GTGT 10%. 3. Xuất kho thành phẩm bán cho công ty M, chưa thu được tiền: - SP A: 150 sản phẩm, giá bán chưa thuế 300.000đ/sp - SP B: 350 sản phẩm, giá bán chưa thuế 220.000đ/sp - Thuế suất GTGT 10% 4. Xuất kho hàng hoá bán cho công ty A theo số tiền đặt trước, giá bán chưa có thuế 130.000.000đ, thuế suất GTGT 10%, giá xuất kho của hàng hoá là 88.000.000đ. 5. Chi phí vận chuyển sản phẩm đi bán hết 2.000.000đ bằng TM 6. Công ty M thanh toán toàn bộ tiền hàng ở NV 3 cho DN bằng chuyển khoản 7. Xuất một lô hàng hoá bán cho công ty G, giá xuất kho 12.500.000đ, giá bán chưa thuế 20.000.000đ, thuế suất thuế GTGT 10%, chưa thu tiền. 8. Chuyển TGNH trả nốt số nợ mua hàng hoá ở nghiệp vụ 2 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp là 3.000.000 đ bằng tiền mặt. 10. Chi tiền mặt cho bộ phận bán hàng 1.500.000đ. 11.Công ty G thanh toán tiền hàng ở NV 7 cho DN, DN đã nhập quỹ tiền mặt. Cho biết: Doanh nghiệp hạch toán kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. II. Yêu cầu: 1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên. 2.Tính doanh thu thuần trong tháng 14
  15. 3. Xác định kết quả tiêu thụ trong tháng Bài tập số 18 DN TNHH Minh Ngọc hạch toán kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. I. SDDT của 1 số tài khoản 1. TK 131: - Phải thu của công ty Nam Á: 14.000.000đ - Công ty Thịnh Hưng đặt trước tiền hàng cho DN: 150.000.000đ - Công ty Ngọc Thuý đặt trước tiền hàng cho DN: 48.000.000đ 2. TK 331: Phải trả công ty K: 30.000.000đ II. Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau 1. Vay ngắn hạn ngân hàng ACB về nhập quỹ tiền mặt để trả nợ tiền hàng cho công ty K, số tiền 30.000.000đ 2. Xuất kho thành phẩm bán cho công ty Thịnh Hưng theo số tiền đặt trước đầu kỳ, trị giá xuất kho 100.000.000đ, giá bán chưa thuế 150.000.000đ, thuế suất GTGT 10%. 3. Chuyển TGNH trả nợ công ty K số nợ đầu kỳ 4. Xuất kho hàng hoá bán cho Công ty Ngọc Thuý theo số tiền đặt trước, trị giá xuất kho 35.000.000đ, giá bán chưa thuế 45.000.000đ, thuế suất GTGT 10%. 5. Công ty Thịnh Hưng trả nốt số tiền hàng còn nợ, DN đã nhập quỹ TM. 6. Xuất quỹ TM trả tiền quảng cáo sản phẩm, số tiền 5.000.000 7. Chi phí vận chuyển sản phẩm đi bán chi bằng tiền mặt 4.500.000đ 8. Chuyển TGNH đặt trước cho Công ty Hoà Phát để mua máy phát điện, số tiền 200.000.000đ. 9. Tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng là 3.400.000đ 10.Xuất kho NVL dùng cho bộ phạn quản lý DN, số tiền 2.000.000đ III. Yêu cầu 1. Định khoản các NVKT phát sinh trên 2. Xác định kết quả tiêu thụ Bài tập số 19 I. SDDT 4/200N của 1 số tài khoản như sau 1. TK 131: 120.000.000đ 15
  16. - Công ty K đặt trước tiền hàng 120.000.000đ 2. TK 155: 35.000.000đ - TP A: 25.000.000đ - TP B: 10.000.000đ II. Trong tháng có các NVKT phát sinh sau 1. Sản xuất hoàn thành kiểm nghiệm nhập kho - Sản phẩm A: 40.000.000đ - Sản phẩm B: 100.000.000đ 2, Xuất kho TP bán cho công K theo số tiền đặt trước đầu tháng - TP A: tổng giá vốn 25.000.000đ, tổng giá bán đã bao gồm thuế 41.250.000đ, thuế suất GTGT 10% - TP B: tổng giá vốn 50.000.000đ, tổng giá bán đã bao gồm thuế 71.500.000đ, thuế suất GTGT 10% 3, Xuất kho TP gửi bán đại lý H - TP A: giá xuất kho 10.000.000đ, giá bán chưa thuế 15.000.000đ, thuế suất GTGT 10% - TP B: giá xuất kho 20.000.000đ, giá bán chưa thuế 26.000.000đ, thuế suất GTGT 10% 4, Chi phí quảng cáo sản phẩm trong tháng hết 3.000.000đ đã thanh toán bằng tiền mặ t 5, Xuất bán sản phẩm B, tổng giá vốn là 24.000.000đ, tổng giá bán chưa thuế là 31.200.000đ, thuế suất GTGT 10%, đã thu được 30.000.000đ bằng chuyển khoản, số còn lại công ty Q chưa thanh toán. 6, Sản xuất sản phẩm A hoàn thành xuất bán thẳng cho công ty M chưa thu được tiền, tổng giá vốn 12.000.000đ, tổng giá bán đã bao gồm thuế 19.800.000đ, thuế suất 10% 7, Đại lý H thông báo số hàng gửi bán ở nghiệp vụ 3 đã tiêu thụ toàn bộ, chưa thu được tiền. 8, Tiền lương phải trả nhân viên bán hàng trong tháng là 2.500.000đ 9, Công ty Q trả nốt tiền hàng còn nợ, DN đã nhập quỹ TM 10, Đại lý H thanh toán toàn bộ tiền hàng cho DN bằng chuyển khoản III. Yêu cầu 1, Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên 2, Xác định kết quả tiêu thụ trong tháng của DN 16
  17. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất cho mỗi tình huống dưới đây 1. Thông tin kế toán cần đáp ứng được các yêu cầu sau đây a. Trung thực, khách quan b. Có thể so sánh được c. Kịp thời d. Tất cả các đáp án trên 2. Đối tượng sử dụng thông tin kế toán tài chính là a. Các nhà đầu tư b. Các tổ chức tài chính, tín dụng c. Các nhà quản lý kinh tế d. Các đối tượng khác có liên quan tới lợi ích kinh tế của DN e. Tất cả các đối tượng trên 3. Hạch toán kế toán sử dụng các thước đo nào dưới đây a. Thước đo thời giá trị và thước đo hiện vật b. Thước đo lao động và thước đo giá trị c. Thước đo hiện vật, thước đo lao động và thước đo giá trị 4. Nguyên tắc doanh thu thực hiện quy định thời điểm để DN chính thức được ghi nhận các khoản doanh thu là a. Ngay khi nhận được tiền do khách hàng thanh toán b. Ngay khi chuyển giao sản phẩm, hàng hóa hoặc hoàn thành dịch vụ cho khách hàng c. Thời điểm doanh nghiệp tự thỏa thuận với khách hàng 5. Trong tháng 6/N, công ty S đã giao bán cho công ty A toàn bộ 10 lô dầu gội đầu và được công ty A thanh toán 5 lô dầu gội đầu. Số tiền còn lại công ty A sẽ thanh toán nốt vào đầu tháng 8/N. Công ty S sẽ: a. Ghi nhận doanh thu của 10 lô dầu gội đầu vào tháng 6/N b. Ghi nhận doanh thu của 10 lô dầu gội đầu vào tháng 8/N c. Ghi nhận doanh thu của 5 lô dầu gội đầu vào tháng 6/N và ghi nhận doanh thu của 5 lô dầu gội đầu vào tháng 8/N d. Không ghi nhận vào doanh thu tháng nào. 17
  18. 6. Ngày 1/1/N công ty MIT trả toàn bộ tiền thuê cửa hàng năm N cho bên cho thuê, số tiền 180.000.000đ. Theo nguyên tắc phù hợp, khoản tiền thuê này sẽ được: a. Tính vào chi phí kinh doanh của tháng 1/N b. Phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của từng tháng trong năm N c. Phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của từng quý trong năm N d. b hoặc c e. Tất cả các đáp án trên đều sai 7. Công ty MGS mua 10 chiếc máy giặt để bán, giá mua là 6.500.000đ/chiếc; giá bán sẽ là 7.500.000đ/ chiếc. Lô hàng này sẽ ghi nhận trên sổ kế toán với giá trị: a. 65.000.000đ b. 75.000.000đ c. 6.500.000đ d. 7.500.000đ 8. Tổng tài sản của doanh nghiệp được xác định bằng: a. Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn b. Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu c. Nguồn vốn kinh doanh d. Tất cả các đáp án trên đều sai 9. Khoản trả trước ngắn hạn cho người bán thuộc a. Tài sản ngắn hạn b. Tài sản dài hạn c. Nợ phải trả ngắn hạn d. Tất cả các đáp án trên đều sai 10. Khi lập báo cáo, kế toán ghi nhầm khoản khách hàng đặt trước tiền hàng 150 triệu sang phần tài sản, sai xót này sẽ làm tài sản và nguồn vốn chênh lệch nhau: a. Tài sản lớn hơn nguồn vốn 150.000.000đ b. Tài sản nhỏ hơn nguồn vốn 150.000.000đ c. Tài sản nhỏ hơn nguồn vốn 300.000.000đ d. Tài sản lớn hơn nguồn vốn 300.000.000đ 11. Khoản cho vay dài hạn thuộc a. Tài sản dài hạn b. Nợ ngắn hạn 18
  19. c. Tài sản cố định d. Nợ dài hạn 12. Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của DN được ghi nhận trong a. Nợ ngắn hạn của DN b. Tài sản ngắn hạn c. Nợ phải trả của DN d. Tất cả đều sai 13. Ý nghĩa của chứng từ kế toán a. Phản ánh đầu tiên sự vận động của đối tượng kế toán b. Cung cấp thông tin nghiệp vụ về đối tượng hạch toán kế toán cho các nhà quản lý c. Là căn cứ ghi sổ kế toán d. Là căn cứ tiền hành thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh tế của DN e. Tất cả các đáp án trên 14. Những yếu tố nào sau đây là yếu tố cơ bản (bắt buộc) của chứng từ a. Tên và số hiệu chứng từ b. Định khoản kế toán c. Nội dung của nghiệp vụ kinh tế d. Phương thức thanh toán e. Thời gian lập chứng từ f. a, b,c,d và e g. a,c,e 15. Nghiệp vụ “Mua vật liệu nhập kho đã thanh toán bằng tiền vay ngắn hạn” sẽ làm cho: a. Tài sản tăng, nguồn vốn chủ sở hữu tăng b. Tài sản tăng, Nợ phải trả tăng c. Tài sản giảm, Nợ phải trả giảm d. Tài sản giảm, Vốn chủ sở hữu giảm e. Tất cả đáp án trên đều sai 16. Nghiệp vụ “Xuất kho thành phẩm gửi bán” được phản ánh: a. Nợ TK “Hàng gửi bán”/ Có TK “TP” b. Nợ TK “TP”/ Có TK “Hàng gửi bán” c. Nợ TK “Hàng gửi bán”/ Có TK “Hàng hóa” d. Nợ TK “Hàng hóa”/ Có TK “Hàng gửi bán” e. a và c 19
  20. 17. Nghiệp vụ “Trích lợi nhuận chưa phân phối bổ sung quỹ đầu tư phát triển” thuộc quan hệ đối ứng: a. Tăng tài sản này, đồng thời giảm tài sản khác b. Tăng tài sản này, đồng thời giảm nguồn vốn c. Giảm tài sản đồng thời giảm nguồn vốn d. Tất cả các đáp án đều sai e. Tăng nguồn vốn này, đồng thời giảm nguồn vốn khác 18. Tài khoản “Hao mòn TSCĐ” có kết cấu a. Ghi tăng bên Nợ, ghi giảm bên Có, Số dư bên Nợ b. Ghi giảm bên Nợ, ghi tăng bên Có, số dư bên Có c. Ghi tăng bên Nợ, ghi giảm bên Có, không có số dư d. Không có đáp án nào đúng 19. Các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán (loại 0) có đặc trưng sau: a. Ghi tăng bên Nợ, ghi giảm bên Có, Số dư bên Nợ b. Ghi giảm bên Nợ, ghi tăng bên Có, số dư bên Có c. Được ghi đơn d. Ghi kép e. a và c 20. Số tiền đặt trước còn thừa mà DN nhận lại từ người bán được ghi vào : a. Bên Nợ TK “Phải thu của khách hàng” b. Bên Có TK “Phải trả người bán” c. Bên Nợ TK “Phải trả người bán” d. Bên Có TK “Phải thu của khách hàng” 21. Khách hàng đặt trước tiền hàng cho DN bằng tiền mặt, kế toán ghi a. Nợ TK 111/ Có TK 331 b. Nợ TK 131 / Có TK 111 c. Nợ TK 331/ Có TK 111 d. Nợ TK 111/ Có TK 131 22. Theo công dụng, chứng từ kế toán có các loại sau: a. Chứng từ liên hợp; chứng từ mệnh lệnh, chứng từ thủ tục b. Chứng từ thực hiện; chứng từ thủ tục; chứng từ liên hợp c. Chứng từ mệnh lệnh, chứng từ thủ tục; chứng từ thực hiện; chứng từ liên hợp d. Tất cả các đáp án trên đều sai 23. Số tiền giảm giá được hưởng khi mua NVL được hạch toán: 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD


ERROR:connection to 10.20.1.100:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.100:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2