intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thơ "Con quạ" và "Triết lý về soạn tác"

Chia sẻ: Milu Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

376
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Con quạ (The raven) là bài thơ nổi tiếng nhất của Edgar Allan Poe. Sau khi tác phẩm này ra đời nhiều nhà lý luận phê bình văn học bắt đầu phân vân không biết xếp ông vào hàng ngũ nhà văn hay nhà thơ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thơ "Con quạ" và "Triết lý về soạn tác"

  1. Bài thơ "Con quạ" và "Triết lý về soạn tác" Con quạ (The raven) là bài thơ nổi tiếng nhất của Edgar Allan Poe. Sau khi tác phẩm này ra đời nhiều nhà lý luận phê bình văn học bắt đầu phân vân không biết xếp ông vào hàng ngũ nhà văn hay nhà thơ. Cũng có một số người cho rằng tác phẩm văn học trình làng đầu tiên của Poe năm 1827 là tập thơ Tamerlan và những bài thơ khác (Tamerlane and other poems) và tác phẩm cuối cùng trước khi mất là bài Những quả chuông (Bells) thì hiển nhiên ông phải là một nhà thơ. Nhưng với vài chục truyện ngắn hết sức đặc sắc để lại thì Poe cũng được bạn đọc ngưỡng mộ như một nhà văn thiên tài. Riêng ở bài viết này, vì tác phẩm được khảo sát là một bài thơ rất quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của Poe nên ông sẽ được nhắc đến như một thi sĩ tài danh bậc nhất của Mỹ trong thế kỷ XIX. Di sản thơ của Poe để lại khoảng hơn bẩy chục bài. Con quạ, Những quả chu ông, Gửi Hellen...là những tác phẩm được in đi in lại nhiều nhất.
  2. Cũng có khá nhiều bài được đánh giá là "thường thường bậc trung" vì trạng thái cảm xúc cũng như chủ đề na ná giống nhau, tràn ngập nỗi sầu muộn, thống khổ, những so sánh, liên tưởng sáo mòn giống như nhiều tác phẩm lãng mạn thời đó. Nhưng ngay ở những bài thơ không nổi đình đám này đôi khi vẫn loé lên những vần thơ tràn ngập ấn tượng và ám gợi. Trở lại bài thơ Con quạ. Tác phẩm này được sáng tác vào tháng 2 năm 1845. Trước đó vài tháng Poe vẫn còn đọc sách và sáng tác miệt mài tại trang trại Brennan. Ông tự nhận là thời gian đó mình đã lâm vào trình trạng "khủng hoảng" tinh thần trầm uất và bất mãn. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu cực này. Cuộc hôn nhân với cô em họ Virginia 14 tuổi khiến cho ông chịu nhiều tai tiếng, những bất hạnh dồn dập từ tuổi ấu thơ: sớm mồ côi cha mẹ, cha nuôi lạnh lùng sau đó bỏ rơi. Bản thân Poe cũng là một người luôn sống trong trạng thái bất ổn. Đã gần ba mươi sáu tuổi nhưng Poe vẫn chưa có một vị trí thực sự trên văn đàn. Việc kiếm sống bằng báo chí gặp khó khăn. Là một người nhạy cảm, Poe không chịu nổi thái độ trịch thượng, lý tài của các chủ tạp chí. Tuy sống trong một điều kiện như vậy nhưng Poe vẫn không ngừng ấp ủ những hoài bão danh vọng, ông cho rằng tài năng của mình đã bị "hiểu nhầm và đánh giá lệch lạc" vì ông cứ đăng tác phẩm của mình rải rác ở nhiều tờ báo khác nhau nên đã không có những tuyển tập thực sự nghiêm túc. Có lẽ Poe đã đúng. Khá nhiều bạn đọc biết đến Poe như một cây bút phê bình hoặc một nhà văn chuyên viết truyện ngắn, một số ít thì nghĩ Poe là nhà thơ, chỉ có rất ít người biết ông là một cây bút đa tài, thuần thục ở mọi thể loại. Riêng 66 truyện ngắn đã công bố của ông cũng đủ để xuất bản thành năm tập sách dày dặn. Poe hiểu rằng muốn có được một chỗ đứng trên văn đàn cần phải xuất bản được sách. Nhưng vì chưa phải là một cây bút có tên tuổi nên các nhà xuất bản đã lạnh lùng từ chối giúp đỡ Poe ra sách khiến ông rất buồn bã và thất vọng. Nhưng thật
  3. may mắn là tâm trạng này đã nhanh chóng qua đi vì một loạt sự kiện bất ngờ ập tới. Sau mười tháng sống tại Brennan Poe trở lại NewYork và không thể ngờ được tên tuổi của mình sẽ chói lên như một ngôi sao mới xuất hiện trên văn đàn. Đầu tháng 12 năm 1844, tờ La quotidienne tại Paris đã đăng bản dịch tiếng Pháp truyện ngắn William Wilson của Poe. Đây là lần đầu tiên một trong những tác phẩm của Poe được dịch ra tiếng nước ngoài. Tháng 2 năm 1845, James Rusell Lowell công bố tác phẩm Graham's, tiểu luận nghiêm túc đầu tiên trong sự nghiệp phê bình của Poe trên tờ Saturday Museum (Bảo tàng thứ bẩy). Thật là may mắn vì cuối cùng cũng có người đánh giá đúng tài năng của ông và có đủ khả năng hướng sự chú ý của dư luận vào những tác phẩm đặc sắc của Poe. Trong bài viết của mình Lowell ca ngợi Poe như một nhà phê bình sáng suốt, một nhà thơ đầy kỹ thuật và một nhà văn bút lực dồi dào "trong số những tác giả đương đại". Theo Lowell thì những tác phẩm của Poe như được chảy từ hai nguồn mạch, hai phẩm chất nghề nghiệp thiên tài, đó là "năng lực viết sôi nổi cũng như khả năng phân tích tỉ mỉ và khả năng tưởng tượng kỳ diệu". Lowell đã thống kê lại 30 truyện ngắn trong tập Tales of the Grotesque and Arabesque (Những câu chuyện nghịch dị và kỳ lạ) và cho in lại nhiều tác phẩm trên trang nhất tờ Mirror. Những gì Lowell làm cho Poe thật hiệu quả. Từ một cây bút không mấy tiếng tăm Poe đã trở thành tác giả của những tác phẩm "đặc sắc và kỳ lạ nhất" trong văn học Mỹ. Về phía Poe, ông cũng đã tạo nên những sự kiện gây chấn động. Trên tờ Mirror số ra ngày 13 và 14 tháng 1 năm 1845, Poe đã có một bài viết công kích mạnh mẽ hợp tuyển thơ The waif, một tập thơ khá cẩu thả do Henry Wadsworth Longfellow tuyển chọn và biên tập. Poe đã mỉa mai khen bài thơ đề tựa của Longfellow là bài thơ có "giá trị nhất" trong tập sách vì "những nhược điểm về nhịp thật phù hợp với chủ đề của nó". Poe cho đây là một tập thơ bị "nhiễm bẩn với một vết nhơ tinh thần" vì Longfellow đã không đưa vào những nhà thơ Mỹ được xem là đối thủ của mình (tất nhiên trong đó có Edgar Allen Poe), những nhân vật có thể gây phiền nhiễu trong những cuộc tranh cãi về thơ của Longfellow. Ngoài ra Poe còn ám chỉ rằng Longfellow là một kẻ chuyên đạo văn của người khác. Sau đó Poe cũng nhận được nhiều bài viết giáng trả, ông đã dành rất nhiều thời gian viết cả trăm bài đối đáp lại với
  4. Longfellow và các nhà văn khác. Đây là một cuộc bút chiến được coi là ồn ào nhất, kỳ lạ nhất và dài nhất trong lịch sử văn học Mỹ. Sau vụ này Poe đã chiếm lợi thế. Tuy cũng nhận được không ít những lời châm chọc, khích bác từ một số cây bút khác nhưng tên tuổi của Poe đã được toàn bộ giới văn chương Mỹ biết đến. Nhưng phải đến khi bài thơ Con quạ ra đời (cũng trong thời điểm này) thì tên tuổi của Poe mới thực sự vươn đến tầm cao vượt xa những gì đã đạt được từ trước. Bài thơ được in trên tờ Mirror số ra ngày 29 tháng 2 năm 1845. Trong bài giới thiệu của Nathaniel Parker Willis, một người bạn của Poe và cũng là một văn nhân có tên tuổi thời đó thì đây là một bài thơ "vô song trong thơ ca Anh ngữ vì ý niệm tinh tế, vì tài nghệ thi học điêu luyện và vững chắc, tài nghệ này duy trì được cao hứng của trí tưởng tượng". Sự nổi tiếng của bài thơ có thể ví như những ca khúc đứng đầu trong bảng Top 10 của MTV nhiều tháng kiểu như Baby one more time mà Whitney Spears thể hiện(1). Có điều không như những bài hát thời thượng, sau hàng thế kỷ bài thơ Con quạ vẫn ngự trị trong trí nhớ của không biết bao nhiêu độc giả trên toàn thế giới. Con quạ là một bài thơ dài, như chính tác giả đã đếm là "một trăm lẻ tám dòng", được chia làm 18 khổ, mỗi khổ có 6 dòng. Bài thơ sau khi công bố được bàn tán, bình luận rất nhiều. Về sau Poe đã viết bài tiểu luận Triết lý về soạn tác (The philosophy of composition) nói về quá trình hình thành và sáng tác bài thơ. Và bài tiểu luận này cũng được coi là tác phẩm lý luận phê bình quan trọng nhất của Edgar Allan Poe. Nó trở thành một tác phẩm kinh điển, được đưa vào giáo trình giảng dạy Văn học tại các trường đại học Mỹ. Bài thơ cũng có thể coi là một câu chuyện được kể bằng thơ. Vào một đêm tháng Chạp lạnh lẽo, một chàng trai (đại từ chỉ ngôi thứ nhất) nửa thức nửa ngủ, vừa đọc sách vừa nhớ thương về người tình đã mất có tên Lenore. Thế rồi trong đêm thanh vắng chàng nghe thấy tiếng đập cửa. Chàng mở cửa nhưng không thấy ai, chỉ có đêm đen mịt mùng. Một đêm nao lúc giữa đêm buồn thảm, tôi đương ngẫm ngợi mệt lả và rã rời
  5. Trước cuốn sách chẳng còn ai nhớ đến, khá lạ kỳ và xưa cũ Tôi đương gà gật gần như thiếp đi, đột nhiên có tiếng đập vào cửa Như có ai nhẹ nhàng gõ cửa - gõ vào cửa buồng tôi "Có khách nào", tôi khẽ nói, "đập vào cửa buồng" - Chỉ vậy thôi chẳng có gì hơn nữa À, tôi nhớ rõ, một đêm tháng Chạp lạnh lẽo Mỗi thanh củi chết dần tro than, đổ hồn bóng của nó lên sàn Tôi da diết muốn trời mau sáng; - đã hoài công mượn chồng sách mong ngơi ngớt cơn sầu - nỗi sầu nàng Lenore đã mất Người trinh nữ rạng ngời hiếm có, được thiên thần gọi tên Lenore Giờ tên nàng chẳng còn trên đời nữa(2) Cảm giác rờn rợn xuất hiện như thể chính linh hồn của Lenore đã trở về. Thế rồi lại có tiếng đập, lần này mạnh hơn. Anh ta nghĩ chỉ là tiếng gió và quyết định mở tung cửa sổ. Một con quạ vỗ cánh bay vào đậu trên bức tượng thần Pallas bán thân. Đó là một con quạ như bay đến từ một thời gian khác. Cổ lỗ, trang nghiêm và kiêu kỳ nhưng lại cố phần lố bịch vì lông đầu bị xén trụi. Khi chàng trai bỡn cợt hỏi tên nó thì đột nhiên nó kêu lên "nevermore" (không bao giờ nữa) khiến anh ta vô cùng kinh ngạc. Tôi kinh ngạc xiết bao khi nghe con chim lóng ngóng vụng về này phát thành lời rõ thế Dù câu trả lời khá vô nghĩa - vu vơ Bởi tôi cũng như bạn không thể tin rằng một ai trên đời này Có diễm phúc được thấy loài chim hay thú nào trên cánh cửa phòng mình Nó đậu ngay trên pho tượng phía trên cửa phòng mình
  6. Với một cái tên: "Không bao giờ nữa" Nhưng con quạ đơn độc đậu trên pho tượng câm lặng ấy, Chỉ nói mỗi một từ, dường như nó trút cạn cả linh hồn vào đó Rồi nó chẳng thốt thêm lời nào, lặng yên không động cánh Cho đến khi tôi khẽ thì thầm: "Bạn bè đã bỏ tôi bay biến đi từ trước- Và ngày mai nó lại sẽ bỏ tôi, như bao hi vọng đã bay đi từ trước Thế rồi quạ kêu lên: "Không bao giờ nữa"(3) Trước mọi câu hỏi cũng như lời than vãn buồn bã của chàng trai con quạ vẫn lạnh lùng đáp lại từ duy nhất "nevermore". Chàng trai cũng hơi đoán ra đây là từ duy nhất con quạ học mót được từ một ông chủ đau buồn nào đó và hẳn là ông ta thường xuyên than lên cái từ "nevermore" này. Nhưng cảm thấy có gì đó kỳ quái và huyền bí, chàng trai vẫn tiếp tục gặng hỏi nó xem có thể gặp lại được nàng Lenore đã mất trên thiên đường nhưng vẫn chỉ nhận được một câu trả lời duy nhất "nevermore". Con quạ cứ thế làm tôi khuây kho ả, tâm hồn đương buồn bã lại muốn mỉm cười Tôi bèn lê thẳng chiếc ghế nệm tới trước con chim, trước pho tượng bán thân và cánh cửa Rồi lún ngập trong nhung đệm, tôi miên man tưởng tượng Nghĩ ngợi con chim quái gở này từ thủa xa xưa- Con chim ác nghiệt, thô vụng, rùng rợn, buồn thảm và quái gở từ thủa xa xưa Muốn nói gì khi kêu lên "Không bao giờ nữa" Đến lúc này, tôi đành ngồi ngẫm đoán, không nói một lời với con chim
  7. kiêu bạc Mà đôi măt rực lửa thiêu đốt tận tâm can Đến lúc này, ngồi dần dà đoán thêm, đầu nhẹ nhàng ngả trên nhung tím Nơi ánh đèn hau háu trùm lên Nhưng chiếc gối bọc nhung tím ánh sáng đèn hau háu trùm lên Nàng sẽ chẳng ôm ghì được nữa - không bao giờ nữa Rồi tôi cảm thấy khí trời đậm đặc hơn, đượm mùi thơm từ một lư hương vô hình Đung đưa trên tay thiên thần mà tiếng chân buông khẽ vang trên thảm "Thân làm tội đời ", tôi gào lên," Chúa đã ban cho ngươi và qua những thiên thần này Đã gửi tới cho ngươi niềm khuây khoả - niềm khuây khoả và rượu giải sầu để lãng quên Lenore Hãy uống, hãy uống đi chút rượu giải sầu này và quên đi nàng Lenore đã mất Con quạ kêu : "Không bao giờ nữa" "Kẻ báo điềm kia!", tôi bảo, " Đồ tai ác kia! - ngươi lặng thinh, là chim hay là quỉ" Quỉ cám dỗ phái ngươi đến, hay bão táp quăng ngươi dạt vào bến bờ này Vừa cô độc lại vừa nghênh ngang khinh bạc, trên mảnh đất thần diệu hoang vu này Trong ngôi nhà ám ảnh rùng rợn này - ta van ngươi hãy nói thật ta nghe
  8. Có chăng, liệu có chăng nhựa hương vùng Gilead? Con quạ kêu lên, "Không bao giờ nữa" "Kẻ báo điềm kia!", tôi bảo, " Đồ tai ác kia! - ngươi lặng thinh, là chim hay là quỉ" Có trời cao nhìn xuống chúng ta, có Chúa mà hai ta tôn thờ Xin hãy bảo cho tâm hồn trĩu nặng buồn thương này, xem trên cõi thiên đường xa xôi Nó có còn được xiết vào lòng một người trinh nữ thánh thiện được các thiên thần gọi tên Lenore Xiết chặt người trinh nữ rạng ngời, hiếm có được các thiên thần gọi tên Lenore Con quạ kêu lên: "Không bao giờ nữa"(4) Quá tuyệt vọng và đau khổ chàng trai đã lớn tiếng xua đuổi con quạ như xua đuổi một con quỉ với những lời tiên tri độc địa nhưng nó vẫn chỉ kêu lên "nevermore". "Là chim hay là quỉ, lời ngươi kia là dấu hiệu của chia lìa" Tôi đứng phắt dậy gào lên Hãy quay về với giông bão và bờ Đêm địa ngục Đừng bỏ lại một chiếc lông đen nào làm bằng cho lời dối trá mà hồn ngươi vừa phun ra Cút khỏi pho tượng trên cánh cửa buồng ta Hãy rút mỏ ra khỏi tim ta và mang hình hài ngươi biến sau khung cửa Con quạ kêu lên, "Không bao giờ nữa"(5) Hình ảnh cuối cùng là bóng con quạ dập dềnh trên sàn và chàng trai
  9. cảm thấy linh hồn mình không thể nào thoát khỏi bóng quạ đen chập chờn bí ẩn - "không bao giờ nữa". Và con quạ không hề động cánh, vẫn im lìm, toạ im lìm Trên bức tượng xanh xao, tượng Pallas bán thân treo trên cánh cửa Và mắt ấy, mắt quỷ đương mơ ngủ Và ánh đèn trên cao đổ bóng, Và hồn tôi khi nào thoát khỏi Bóng quạ đen dập dềnh trên sàn Không thể nào bay lên - “không bao giờ nữa”(6) Với một cốt truyện đặc sắc như thế thì Poe có thể soạn tác nên một truyện ngắn hay không kém những truyện bí ẩn và rùng rợn như Ligeia, Sự sụp đổ của ngôi nhà Usher (The fall of the house of Usher)... nhưng Poe lại muốn kể lại bằng thơ, một công việc khá mạo hiểm vì nếu không khéo léo thì cái mà gọi là thơ kia sẽ phá hỏng toàn bộ không khí đặc biệt của câu chuyện. Nhưng với "tài nghệ thi học điêu luyện" của tác giả thì câu chuyện rờn rợn này đã được kể lại bằng một thứ ngôn ngữ thơ đẹp, vần điệu chuẩn xác. Không ít bạn đọc ngày nay cho rằng bài thơ này tràn ngập ấn tượng nhưng dài quá, giá mà chỉ đúc lại độ ba khổ thì vừa. Nhưng đây là một câu chuyện được kể lại bằng thơ nên nó cũng phải dẫn dắt người đọc theo trình tự lớp lang với những tình tiết tăng tiến dần nhằm cuốn hút bạn đọc. Bài thơ Con quạ sau khi ra mắt đã được báo chí ca ngợi rầm rộ. Trong một tháng nó được in lại ít nhất mười lần. Tờ New world (Thế giới mới) bình luận: "Tất cả mọi người đọc bài thơ và ca ngợi nó" và đây là một bài thơ mà "thánh thần, con người và những người bán sách chưa hề biết đến trước đây". Tờ Pennsylvania Inquirer (Người điều tra vùng Pennsylvania) cho in lại Con quạ với hàng chữ in đậm phía trên: "Một bài thơ đẹp". Còn tờ Morning Express (Người đưa tin buổi sáng) cho rằng bài thơ này "thách thức toàn bộ những nhà thơ đương đại". Có một sự kiện khá hài hước là tại
  10. Boston, New York, Philadelphia xuất hiện những bài thơ nhại nghe rất buồn cười. Con quạ nổi tiếng đã được thay thế bằng linh dương, chim đớp muỗi, cú, mèo đen. Có người còn lợi dụng những bài nhại này để quảng cáo xà phòng, tuyên truyền chống nghiện rượu, thậm chí giễu cợt chính quyền địa phương kiểu như "Một tối nao ảm đạm, /Hội đồng yếu ớt và rã rời,/ Truớc những đơn xin dài dằng dặc đã được biểu quyết, trò tẻ nhạt...".
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2