intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo dục - Trường THPT Đồng Hới - SV. H.H.Hậu

Chia sẻ: Hoàng Hải Hậu | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:32

1.278
lượt xem
128
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Bài thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo dục trình bày tình hình giáo dục của Trường THPT Đồng Hới về học tập, chuyên môn, hoạt động phong trào, hoạt động xã hội, những thành tựu và khó khăn mà nhà trường phải đối mặt; các quy định của nhà trường để quản lí và giáo dục học sinh. Đây là tài liệu tham khảo dành cho sinh viên thực tập sư phạm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thu hoạch tìm hiểu thực tế giáo dục - Trường THPT Đồng Hới - SV. H.H.Hậu

  1. BÀI THU HOẠCH TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC Họ và tên sinh viên : Hoàng Hải Hậu Ngành thực tập : Hóa học Trường thực tập : Trường THPT Đồng Hới I. Phương pháp tìm hiểu: 1. Nghe báo cáo: Tình hình giáo dục của nhà trường và địa phương - Từ thầy hiệu trưởng: Nguyễn Nhật Lệ - Số lượng: 38 Sinh Viên. - Phòng hội đồng tầng 3. Thời gian: 14h đến 15h30 ngày 11/02/2014. 2. Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu: - Tập san: Mái trường thân yêu (kỷ niệm 30 năm ngày thành lập trường THPT Đồng Hới). - Tập san: Trưởng thành cùng quê hương (kỷ niệm 40 năm ngày thành lập trường THPT Đồng Hới). - Tập san: Kí ức thời gian (kỷ niệm 45 năm ngày thành lập trường THPT Đồng Hới). - Thông qua thư viện, các tài liệu điều tra, tài liệu về l ịch s ử c ủa tr ường THPT Đồng Hới trên các phương tiện thông tin: www.thptdonghoi.edu.vn/, trang web của sở giáo dục và đào tạo Quảng Bình : quangbinh.edu.vn/vn/content/.../truong-thpt-dong-hoi_6820.aspx . 3. Điều tra thực tế: Tìm hiểu thông qua nói chuyện với học sinh, phụ huynh học sinh của nhà trường, tìm hiểu nói chuyện với một số người dân trên đ ịa bàn, đồng thời qua các chia sẻ của các giáo viên trực tiếp giảng dạy và cán bộ nhân viên trong nhà trường. 4. Thăm gia đình phụ huynh học sinh, địa phương: II. Kết quả tìm hiểu:
  2. 1.Tình hình giáo dục ở địa phương: a. Tỉnh Quảng Bình: * Vài nét về tỉnh Quảng Bình: Tỉnh Quảng Bình nằm ở Bắc Trung Bộ, Việt Nam, diện tích tự nhiên của Quảng Bình là 8.065,27 km², dân số 857924 người (năm 2012). Phần đất liền của Quảng Bình, phía Bắc tiếp giáp 2 huyện Kì Anh, Hương S ơ t ỉnh Hà Tĩnh, phía Nam giáp huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị, phía Tây giáp n ước C ộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, tỉnh có chung biên giới với Lào ở phía Tây, phía đông giáp biển Đông. Có các tuyến đường quan trọng đi qua tinh nh ư Quốc lộ 1a, đường Hồ Chí Minh và có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua. Toàn tỉnh có 7 huyện và 1 thành phố: Lệ Thủy, Tuyên Hóa, Minh Hóa, B ố Trạch, Quảng Ninh, Quảng Trạch, Tp.Đồng Hới. * Giáo dục: Theo báo cáo tổng kết năm học 2012- 2013, toàn tỉnh có 615 trường và cơ sở giáo dục. Trong đó, có 180 trường và cơ sở giáo dục mầm non, 209 trường tiểu học, 148 trường trung học cơ sở, 17 trường tiểu học và trung học cơ sở, 27 trường trung học phổ thông, trong đó có một trường chuyên và một trường dân tộc nội trú,1 trường THPT Kỹ thuật, 5 trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, 6 trung tâm kỹ thuật hướng nghiệp, 7 trung tâm giáo d ục thường xuyên huyện, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, 1 trường đại h ọc, 4 trường trung cấp chuyên nghiệp, 7 trung tâm ngoại ngữ và 3 trung tâm ngoại ngữ - tin học, 3 trung tâm tin học. Trong tổng số 615 trường, có 247 trường đạt chuẩn quốc gia. Trong đó có 41 trường mầm non, 144 trường tiều học, 52 trường trung học cơ s ở, 10 tr ường trung học phổ thông (Trong đó có trường THPT Đồng Hới, là một trong hai trường đầu tiên đạt chuẩn quốc gia của tỉnh Quảng Bình). Tuy là 1 tỉnh có kinh tế, xã hội thấp trong toàn quốc nhưng lại là 1 mảnh đất hiếu học nên mọi người dân đều được học tập, tỉ lệ ph ổ cập giáo d ục đ ược đánh giá cao, nền giáo dục phát triển. b. Thành phố Đồng Hới * Vài nét về Thành phố Đồng Hới:
  3. Thành phố Đồng Hới là trung tâm tỉnh lị của tỉnh Quảng Bình. Phía Bắc giáp với huyện Bố Trạch, phía Nam giáp với huy ện Quảng Ninh, phía đông giáp bi ển Đông và phía tây giáp Quảng Ninh và Bố Trạch. Diện tích: khoảng 156 km 2, dân số: khoảng 113800 người (2012), có tất cả là 16 phường xã (10 phường, 6 xã). Đồng Hới được công nhận là đô thị loại 3 vào ngày 16/08/2004. - Kinh tế xã hội (2013) Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 7,1%; • Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng 3,2%; • Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 9,5%; • Giá trị các ngành dịch vụ tăng 8,5% ; • Cơ cấu kinh tế: nông, lâm, thuỷ sản chiếm 20,5%; công nghiệp - xây d ựng chiếm 36,3%; dịch vụ chiếm 43,2%; • Sản lượng lương thực 27,4 vạn tấn; • Thu ngân sách trên địa bàn đạt 2.108 tỷ đồng; • GDP bình quân đầu người đạt 22,5 triệu đồng. - Thành phố Đồng Hới là nơi nghỉ ngơi của du khách đến tham quan di s ản thế giới: Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Bãi biển Nh ật L ệ, Đá Nhảy và suối nước khoáng Bang. * Giáo dục: Theo báo cáo thì hiện nay trên địa bàn thành phố có 21 trường và cơ sở giáo dục mầm non, 22 trường tiểu học (trong đó có 1 trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật, 1 trường dân lập Chu Văn An), 17 trường trung học cơ sở, 5 trường trung học phổ thông, 1 trung tâm kỹ thuật và giáo dục hướng nghiệp, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên. c. Phường Đồng Sơn. * Vài nét về Phường Đồng Sơn: - Diện tích: khoảng 20km2 - Dân số: khoảng 9000 người. - Có 12 tiểu khu. * Giáo dục: Tình hình giáo dục ở phường Đồng Sơn: phường Đồng Sơn có 2 trường mầm non, 2 trường tiểu học, 2 trường trung học cơ sở. 2. Đặc điểm tình hình nhà trường: Website: THPTDongHoi.edu.vn a. Vài nét về lịch sử trường trung học phổ thông Đồng Hới:
  4. Năm 1966 trường được thành lập với tên gọi "trường cấp 3 Đồng H ới" trên mảnh đất Cồn Chùa, thuộc thị trấn Đồng Sơn, thị xã Đồng Hới. Trong năm học đầu tiên này trường có 365 học sinh và 17 cán bộ giáo viên do thầy giáo Hoàng Trọng Đóa làm hiệu trưởng. Vượt qua mọi khó khăn của chiến tranh, liên t ục t ừ năm học đầu tiên đến 1970-1971 trường đều đạt danh hiệu là trường tiên ti ến. Trải qua những năm tháng chiến tranh chống Mỹ cứu nước ác liệt, nhà trường phải sơ tán nhiều lần. Năm học 1970- 1971 trường chuy ển về đóng trên đ ất C ộn (Đồng Sơn) với 14 lớp học, thầy giáo Lê Khánh làm hiệu trưởng. Do hoàn c ảnh chiến tranh, đến tháng 9/1972 Trường cấp III Đồng Hới chia thành hai trường: Trường cấp III Bắc Quảng Ninh gồm 5 lớp và cấp III thị xã Đồng Hới có 9 lớp di chuyển ra vùng Quảng Hòa - Quảng Trạch. Năm h ọc 1973-1974, trường l ại trở về vùng đất Cộn, thầy giáo Trần Đình Các làm hiệu trưởng. Th ời kỳ này, s ố lớp tăng theo từng năm học: năm 1973- 1974 có 16 lớp, năm 1975- 1976 có 28 lớp, sau đó lên đến 30 lớp. Đến năm học 1984- 1985 do yêu c ầu c ủa vi ệc xây dựng lại thị xã, để tiện cho việc đi lại học tập của học sinh, trường chia thành hai phân hiệu: Phân hiệu 1 đóng trên đất Cộn, thầy hiệu trưởng Trần Đình Các phụ trách. Phân hiệu hai đóng trên nền đất Trường cấp III Qu ảng Bình cũ do thầy Hoàng Xuân Trợ hiệu phó phụ trách. Cho đến năm 1989, phân hiệu hai chính thức tách ra thành lập trường mang tên Trường cấp III Đào Duy Từ. Còn phân hiệu I vẫn giữ nguyên tên cũ là Trường cấp III Đồng Hới (nay là Trường THPT Đồng Hới). Hiện nay trường lấy tên chính thức là Trường trung học phổ thông Đồng Hới, do thầy giáo Nguyễn Nhật Lệ làm hiệu trưởng. Dù trong hoàn cảnh bom đạn khốc liệt của cuộc chiến tranh đánh phá của đế quốc Mỹ và những thiếu thốn khó khăn ban đầu của những ngày đ ầu m ới thành lập, các thế hệ thầy, trò nhà trường vẫn luôn giữ vững ni ềm tin vào Đ ảng, Bác Hồ kính yêu, rèn luyện khắc phục khó khăn, phấn đấu không ngừng để vươn lên thi đua dạy tốt, học tốt. Cái tên trường cấp 3 Đồng H ới đã tr ở thành niềm tin của nền giáo dục, nhân dân thành phố Đồng Hới. Trong suốt chiều dài gần nửa thế kỷ, trường đã đạt được nhiều thành tích trong sự nghiệp giáo dục.
  5. Từ năm học 1966 - 1967 đến năm học 1999 - 2000 trường luôn đạt trường tiên tiến cấp Tỉnh, tổng kết 10 năm đổi mới (1999 - 2000) trường được UBND Tỉnh cấp bằng khen trường tiên tiến xuất sắc 10 năm liên tục. Từ năm học 2001 - 2002 đến nay trường luôn được Sở GD & ĐT, UBND Tỉnh công nhận trường tiên tiến và tiên tiến xuất sắc. Tháng 1 năm 2006 trường được UBND Tỉnh công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia bậc trung học phổ thông . Kỷ niệm 40 năm thành lập trường, nhà trường vinh dự được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính Ph ủ. Năm 2011, kỷ niệm 45 năm thành lập, nhà trường vinh dự được nh ận huân chương lao động hạng 3 của nhà nước. Suốt những năm kháng chiến chống Mỹ các thế hệ thầy, trò nhà trường cùng với cả nước đã viết nên những trang sử hào hùng. Trên 2500 giáo viên và học sinh của trường đã lên đường bảo vệ Tổ quốc, nhiều đoàn viên thanh niên đã viết đơn tình nguyện bằng máu tình nguyện lên đường cầm súng đánh Mỹ, có nhiều người vĩnh viễn nằm lại trên các chiến trường, máu của những người con anh dũng đó đã tô thắm thêm trang sử vàng truyền thống của nhà trường. Trên 45 năm xây dựng và trưởng thành, trường đã đào tạo hơn 15.000 học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó trên 4.000 học sinh ti ếp tục h ọc lên các trường Đại học, Cao đẳng trong cả nước, hơn 200 em đã đ ược du h ọc n ước ngoài, hàng ngàn học sinh của trường đã trở thành những cán bộ, chiến sĩ, giáo viên, công nhân viên, người lao động lành nghề góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhiều thầy, cô giáo và học sinh của trường đã trưởng thành là những cán bộ giảng dạy ở các trường Đại học, cao đẳng; những nhà khoa học ở các vụ, viện; những cán bộ cốt cán của các ban nghành Trung ương và địa phương. Trường cũng có nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh gi ỏi T ỉnh và học sinh giỏi quốc gia: 9 học sinh đạt giải quốc gia và hàng trăm gi ải h ọc sinh giỏi Tỉnh. Với ý thức tự lực, tự cường, với tinh thần chủ động sáng tạo, trong tất cả các năm học trường đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho. Kết quả GD- ĐT của trường hằng năm: Trên 96 %
  6. học sinh xếp loại hạnh kiểm Khá, tốt; 35-40% xếp loại học lực khá, giỏi; h ọc sinh tốt nghiệp trung học phổ thông ba năm gần đây là 100%; Tỉ lệ học sinh đỗ vào các trường Đại học, cao đẳng ngày càng cao, đạt trên 50%. Những kết quả trên đã phán ánh được sự tiến bộ về chất lượng dạy và h ọc của nhà trường dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quy ền, các ban ngành trong Tỉnh mà trực tiếp là sở GD&ĐT cùng với sự nhiệt tình của các bậc phụ huynh nhà trường. b. Vinh dự của nhà trường: - Năm 1968 Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục Nguyễn Văn Miêng về thăm trường. - Năm 1976 Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Võ Nguyên Giáp về thăm trường. - Năm 2006 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia. - Kỷ niệm 40 năm thành lập trường, nhà trường vinh dự được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ. - Năm 2011 trường được tặng huân chương lao động hạng 3. c. Thuận lợi, khó khăn: * Thuận lợi: - Có bề dày lịch sử, có truyền thống tự lực tự cường, kh ắc ph ục hoàn c ảnh khó khăn để học tập tốt. Ra đời trong gian khổ, ác liệt của cu ộc chi ến tranh chống Mỹ cứu nước, các thế hệ thầy trò của trường đã vượt qua mưa bom, bão đạn, anh dũng kiên cường, vừa ra sức thi đua “Dạy tốt – học tốt”, vừa sản xuất và sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình và tinh thần đó vẫn tiếp tục được phát huy trong ngày hôm nay. - Được sự quan tâm của chính quyền cơ sở. - Đội ngũ cán bộ nhà trường đoàn kết, nhất trí, đội ngũ đồng đều. - Trường học 1 ca thuận lợi cho học sinh và giáo viên trong thời gian biểu và sinh hoạt. - Cơ sở vật chất khá đầy đủ. Khuôn viên sân chơi đảm bảo cho hoạt động ngoài trời. - Điều kiện kinh tế, văn hóa của địa bàn khá đảm bảo.
  7. * Khó khăn - Một số gia đình trên địa bàn điều kiện kinh t ế khó khăn, cha m ẹ làm ăn xa nên ít có thời gian quan tâm đến con em. - Thành phần dân cư địa phương không đồng nhất nên khó quản lý. - Giáo viên trên chuẩn chưa cao. - Trường đóng trên địa bàn gần trường chuyên nên đầu vào học sinh gi ỏi hạn chế hầu như không có. Đây là một khó khăn rất lớn đối với nhà trường. d. Tình hình cụ thể: * Đội ngũ Giáo viên, Cán bộ- Viên chức: Cán bộ viên chức: 58 ; trong đó có: - Cán bộ quản lí: 3 (1 hiệu trưởng và 2 phó hiệu trưởngs) - Giáo viên: 50 trong đó có: + 7 giáo viên Văn. + 8 giáo viên Toán. + 2 giáo viên Tin. + 5 giáo viên Lý. + 4 giáo viên Hóa. + 3 giáo viên Sinh. + 2 giáo viên Kỹ thuật Công nghiệp. + 1 giáo viên Kỹ thuật Nông nghiệp. + 3 giáo viên Sử. + 3 giáo viên Địa. + 2 giáo viên Giáo dục Công dân. + 6 giáo viên Anh văn. + 4 giáo viên Thể dục – Giáo dục Quốc phòng. - Nhân viên hành chính: 5 trong đó có:1 nhân viên Văn phòng, 1 nhân viên kế toán, 1 nhân viên y tế học đường, 1 nhân viên phụ trách thư viện, 1 nhân viên phụ trách thiết bị. * Trình độ chuyên môn của GV, CB-VC :
  8. - Đối với giáo viên: + Đạt chuẩn: 100% + Trên chuẩn: 8 người trong đó 3 giáo viên văn, 3 giáo viên lý, 1 giáo viên sử, 1 giáo viên hóa. - Đối với cán bộ, viên chức: 3 nhân viên có trình độ đại học, 1 nhân viên có trình độ trung cấp, 1 nhân viên có trình độ trung cấp đang học liên thông. * Kinh nghiệm, số năm trong nghề của giáo viên, cán bộ viên chức: - Đối với giáo viên: đa số là giáo viên trẻ nên số năm trong nghề còn ít. - Giáo viên lớn tuổi nhất: thầy Lê Anh Kháng (59 tuổ). Giáo viên trẻ tuổi nhất: cô Yến Phi (25 tuổi) - Đối với cán bộ viên chức: tuổi đời lớn nhưng số năm trong trong nghề ít. * Cơ sở vật chất: - Diện tích: 33000m2. - Trường gồm 22 phòng học; 3 phòng thực hành: 1 Hóa, 1 Lý, 1 Sinh ; 2 phòng vi tính, 2 phòng thư viện, 1 nhà thi đấu, 2 phòng máy chi ếu, 1 sân v ận động. * Trang thiết bị dạy học. Các thiết bị trong phòng khá đầy đủ. Khuôn viên nhà trường khang trang sạch sẽ, thoáng mát. * Số lượng học sinh, số lớp: - Năm học 2012-2013: 22 lớp với 967 học sinh; 7 lớp 10, 8 lớp 11, 7 lớp 12. - Năm học 2013-2014: 22 lớp với 936 học sinh; 7 lớp 10, 7 lớp 11; 8 lớp 12. * Thành tích, kết quả học tập của học sinh: Năm học 2012 -2013: HẠNH KIỂM Trung Tốt Khá Yếu bình Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ % lượng % lượng % lượng % lượng 660 70.52 232 24.74 36 3.81 8 0.93 HỌC LỰC
  9. Trung Giỏi Khá Yếu Kém bình Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lượng % lượng % lượng % lượng % lượng lệ % 48 5.15 527 56.29 358 38.2 3 0.31 0 0 Học kì 1, năm học 2013 -2014: HẠNH KIỂM Trung Tốt Khá Yếu bình Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ % lượng % lượng % lượng % lượng 520 55.56 313 33.44 75 8.01 28 2.99 HỌC LỰC Trung Giỏi Khá Yếu Kém bình Số Tỷ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ Số Tỷ lượng lệ % lượng % lượng % lượng lệ % lượng lệ % 37 9.85 408 43.59 455 48.61 35 3.74 1 0.11 - Ba năm gần đây, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp của trường là 100%. Tỉ lệ học sinh đậu vào đại học và cao đẳng chiếm trên 50%. 3. Cơ cấu tổ chức của nhà trường ( Ban giám hiệu, các tổ chuyên môn, ban chấp hành các đoàn thể, hội phụ huynh học sinh…). - Ban giám hiệu: + Hiệu trưởng: Thầy Nguyễn Nhật Lệ. + Phó Hiệu trưởng: Thầy Nguyễn Ngọc Lợi. + Phó Hiệu trưởng: Cô Nguyễn Thị Thanh Huyền. - Công đoàn: + Chủ tịch: Cô Nguyễn Thị Thanh Huyền. + Phó Chủ tịch: Thầy Nguyễn Hoài Ân. + Ủy viên – Kế toán: Thầy Nguyễn Quốc Việt. + Ủy viên – Thủ Quỹ: Cô Nguyễn Thị Thanh Thủy. + Ủy viên – Thư ký: Cô Đào Thị Hải Yến. - Tổ chuyên môn:
  10. + Tổ Toán – Tin: Thầy Nguyễn Văn Hòa (Tổ trưởng). Thầy Bùi Hữu Đức Thầy Nguyễn Hữu Dũng Cô Nguyễn Thị Thanh Thủy Thầy Trần Lam Sơn Cô Trần Thị Huệ Thầy Nguyễn Văn Hợp Cô Bùi thị Kim Nhung Cô Nguyễn Thị Yến Phi Thầy Nguyễn Nhật Lệ Thầy Nguyễn Ngọc Lợi + Tổ Vật lý – KTCN: Thầy Nguyễn Hoài Ân ( Tổ trưởng) Cô Hoàng Thị Hồng Liên Thầy Đoàn Thành Trung Cô Hoàng Nữ Long Vân Cô Lê Thị Lệ Hiền Thầy Hoàng Danh Lệ Cô Bùi Thị Minh Nguyệt + Tổ Hóa – Sinh – CN10: Cô Phan Lan Nhi ( Tổ trưởng) Thầy Trương Minh Hiếu Cô Nguyễn Thị Thúy Thảo Cô Cao Thị Gấm Cô Nguyễn Thị Việt Hoài Thầy Bùi Ngọc Lân Cô Đinh Thị Tuyết Cô Trương Thị Hương Giang + Tổ Ngoại ngữ:
  11. Cô Trần Thị Hải Bình Cô Lê Thị Thu Thủy Cô Hà Hương Giang Cô Lê Thị Diệu Hiền Cô Nguyễn Thị Thanh Huyền ( Tổ trưởng) Cô Trần Thị Phương Anh Cô Nguyễn Thị Thúy + Tổ Văn: Thầy Lê Anh Kháng (Tổ trưởng) Cô Đoàn Thị Thanh Huyền Cô Hoàng Thị Kim Cúc Cô Lê Thị Thanh Loan Thầy Đặng Đình Cầm Cô Đào Thị Hải Yến Cô Trần Mai Anh + Tổ Lịch sử - Thể dục - GDQP: Thầy Nguyễn Minh Châu ( Tổ trưởng) Thầy Bùi Xuân Thọ Cô Phan Thị Mỹ Hòa Thầy Nguyễn Quốc Việt Cô Nguyễn Thị Thúy Tần Cô Trương Duy Kiều Lam Cô Hoàng Thị Bích Hà + Tổ Địa lý – GDCD: Cô Nhan Thị Hiền (Tổ trưởng) Cô Châu Thị Hồng Tuyến Cô Hồ Thị Lan Phương Cô Hồ Thị Hoài Thương + Tổ Hành chính: Thầy Nguyễn Nhật Lệ: Hiệu trưởng
  12. Thầy Nguyễn Ngọc Lợi: Phó Hiệu trưởng Cô Nguyễn Thị Hồng Hà: Văn phòng Cô Nguyễn Thị Thu Hiền: Thư Viện Cô Dương Thị Kim Oanh: Kế toán Cô Nguyễn Thị Hiền: Thiết bị Cô nguyễn Thị Ái Liên: Y tế - Đoàn thanh niên: + Bí Thư: Bùi Ngọc Lân + Phó bí thư + Chủ Tịch Hội LHTNVN : Bùi Văn Thọ + Phó Chủ tịch Hội LHTNVN: Nguyễn Quốc Việt + Bí thư chi đoàn giáo viên: Nguyễn Xuân Hợp - Hội phụ huynh: + Trưởng ban: Đỗ Trung Hiệu + Phó ban: Hoàng Văn Thân + Phó ban: Nguyễn Văn Thích * Các tổ chức xã hội khác: 1. Hội liên hiệp Thanh niên 2. Hội chữ thập đỏ 3. Hội khuyến học 4. Hội phụ huynh học sinh Ngoài ra, trong nhà trường còn có các ban, hội đồng như: Hội đồng nhà trường, Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng kỉ luật, Ban chỉ đạo vì sự tiến bộ của phụ nữ, Ban chỉ đạo công tác y tế học đường, Ban ch ỉ đ ạo phong trào thi đua xây dựng – học sinh tích cực, Ban công nghệ thông tin trường học..,hiện tại còn có Ban chỉ đạo thực tập sư phạm 4. Nhiệm vụ của giáo viên nhà trường: Nhiệm vụ của giáo viên trường trung học được quy định tại đi ều 31 – Đi ều lệ trường trung học phổ thông: 1. Giáo viên bộ môn có những nhiệm vụ sau đây:
  13. a) Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục; soạn bài; d ạy thực hành thí nghiệm, kiểm tra, đánh giá theo quy định; vào s ổ điểm, ghi h ọc b ạ đầy đủ, lên lớp đúng giờ, quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức, tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; b) Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương; c) Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; d) Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục; đ) Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh, thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công b ằng v ới h ọc sinh, b ảo v ệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; e) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Ti ền phong Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục học sinh. g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. 2. Giáo viên chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ quy định tại kho ản 1 c ủa Đi ều này, còn có những nhiệm vụ sau đây: a) Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có bi ện pháp t ổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp; b) Cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động ph ối h ợp với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm; c) Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm h ọc, đ ề ngh ị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh đ ược lên lớp th ẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ ngh ỉ hè, ph ải ở l ại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh; d) Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.
  14. 3. Giáo viên thỉnh giảng cũng phải thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này. 4. Giáo viên làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là giáo viên THPT được bồi dưỡng về công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động của Đoàn ở nhà trường và tham gia các ho ạt động với địa phương. 5. Giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Ti ền phong Hồ Chí Minh là giáo viên THCS được bồi dưỡng về công tác Đội Thiếu niên Ti ền phong H ồ Chí Minh, có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động của Đội ở nhà trường và phối h ợp hoạt động với địa phương Ngoài việc thực hiện đầy đủ, đúng đắn các nhiệm vụ của giáo viên được quy định trong Điều lệ trường THPT, giáo viên trong trường còn phải phối hợp với nhà trường hoàn thành 4 nhiệm vụ trọng tâm của năm h ọc 2012- 2013 là: Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục; tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục; chăm lo, đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục và phát triển mạng lưới trường, lớp và tăng cường cơ sở vật ch ất, thi ết bị giáo dục. Đồng thời, hoàn thành tốt các công tác được giao cụ thể của ban lãnh đạo trường. 5. Các loại hồ sơ của học sinh: 1. Sổ gọi tên và ghi điểm 2. Học bạ học sinh 3. Hồ sơ theo dõi sức khỏe học sinh 4. Hồ sơ khen thưởng, kỷ luật 6. Cách đánh giá, xếp loại học sinh: Trong năm học 2013 – 2014 này, cách đánh giá, xếp loại h ọc sinh có s ự thay đổi so với những năm trước. Trước đây, việc đánh giá, xếp loại học sinh được căn cứ theo Quyết định số 40 ban hành vào ngày 05/10/2006 và công tư 51 ban hành ngày 15/09/2006 bổ sung sửa đổi Quyết định số 40. Năm học
  15. này, theo báo cáo của thầy Hiệu trưởng Nguyễn Nhật Lê, việc đánh giá, xếp loại học sinh được căn cứ theo: Thông tư số 58/2011/TT – BGDĐT. Cụ thể: QUY CHẾ Đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số: 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Quy chế này quy định về đánh giá, xếp loại học sinh trung h ọc c ơ s ở (THCS) và học sinh trung học phổ thông (THPT) bao gồm: Đánh giá, x ếp lo ại hạnh kiểm; đánh giá, xếp loại học lực; sử dụng kết quả đánh giá, xếp lo ại; trách nhiệm của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và các cơ quan quản lý giáo dục. 2. Quy chế này áp dụng đối với học sinh các trường THCS, trường THPT; học sinh cấp THCS và cấp THPT trong trường phổ thông có nhiều cấp học; học sinh trường THPT chuyên; học sinh cấp THCS và cấp THPT trong trường phổ thông dân tộc nội trú; học sinh cấp THCS trong trường phổ thông dân tộc bán trú. Điều 2. Mục đích, căn cứ và nguyên tắc đánh giá, xếp loại 1. Đánh giá chất lượng giáo dục đối với học sinh sau mỗi học kỳ, mỗi năm học nhằm thúc đẩy học sinh rèn luyện, học tập. 2. Căn cứ đánh giá, xếp loại của học sinh được dựa trên cơ sở sau: a) Mục tiêu giáo dục của cấp học; b) Chương trình, kế hoạch giáo dục của cấp học; c) Điều lệ nhà trường; d) Kết quả rèn luyện và học tập của học sinh. 3. Bảo đảm nguyên tắc khách quan, công bằng, công khai, đúng chất lượng trong đánh giá, xếp loại hạnh kiểm, học lực học sinh.
  16. Chương II ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HẠNH KIỂM Điều 3. Căn cứ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm 1. Căn cứ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm: a) Đánh giá hạnh kiểm của học sinh căn cứ vào biểu hiện cụ thể về thái độ và hành vi đạo đức; ứng xử trong mối quan hệ với thầy giáo, cô giáo, cán b ộ, công nhân viên, với gia đình, bạn bè và quan hệ xã hội; ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập; kết quả tham gia lao động, hoạt động tập thể c ủa l ớp, c ủa tr ường và của xã hội; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường; b) Kết quả nhận xét các biểu hiện về thái độ, hành vi của học sinh đối v ới nội dung dạy học môn Giáo dục công dân quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. 2. Xếp loại hạnh kiểm: Hạnh kiểm được xếp thành 4 loại: Tốt (T), khá (K), trung bình (Tb), y ếu (Y) sau mỗi học kỳ và cả năm học. Việc xếp loại hạnh kiểm cả năm h ọc ch ủ yếu căn cứ vào xếp loại hạnh kiểm học kỳ II và sự tiến bộ của học sinh. Điều 4. Tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm 1. Loại tốt: a) Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường; chấp hành tốt luật pháp, quy định về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông; tích cực tham gia đ ấu tranh v ới các hành động tiêu cực, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội; b) Luôn kính trọng thầy giáo, cô giáo, người lớn tuổi; thương yêu và giúp đỡ các em nhỏ tuổi; có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết, được các bạn tin yêu; c) Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối s ống lành mạnh, gi ản d ị, khiêm tốn; chăm lo giúp đỡ gia đình; d) Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, có ý thức vươn lên, trung thực trong cuộc sống, trong học tập; đ) Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;
  17. e) Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục, các hoạt động do nhà trường tổ chức; tích cực tham gia các hoạt động của Đội Thiếu niên ti ền phong H ồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; g) Có thái độ và hành vi đúng đắn trong việc rèn luyện đạo đức, lối s ống theo nội dung môn Giáo dục công dân. 2. Loại khá: Thực hiện được những quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng ch ưa đ ạt đến mức độ của loại tốt; còn có thiếu sót nhưng kịp thời sửa chữa sau khi thầy giáo, cô giáo và các bạn góp ý. 3. Loại trung bình: Có một số khuyết điểm trong việc thực hiện các quy định t ại Kho ản 1 Điều này nhưng mức độ chưa nghiêm trọng; sau khi được nh ắc nh ở, giáo d ục đã tiếp thu, sửa chữa nhưng tiến bộ còn chậm. 4. Loại yếu: Chưa đạt tiêu chuẩn xếp loại trung bình hoặc có một trong các khuyết điểm sau đây: a) Có sai phạm với tính chất nghiêm trọng hoặc lặp lại nhiều lần trong việc thực hiện quy định tại Khoản 1 Điều này, được giáo dục nhưng chưa sửa chữa; b) Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của giáo viên, nhân viên nhà trường; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn hoặc của người khác; c) Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi; d) Đánh nhau, gây rối trật tự, trị an trong nhà trường hoặc ngoài xã h ội; vi phạm an toàn giao thông; gây thiệt hại tài sản công, tài sản của người khác. Chương III ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HỌC LỰC Điều 5. Căn cứ đánh giá, xếp loại học lực 1. Căn cứ đánh giá, xếp loại học lực: a) Mức độ hoàn thành chương trình các môn học và hoạt động giáo d ục trong Kế hoạch giáo dục cấp THCS, cấp THPT;
  18. b) Kết quả đạt được của các bài kiểm tra. 2. Học lực được xếp thành 5 loại: Giỏi (G), khá (K), trung bình (Tb), y ếu (Y), kém (Kém). Điều 6. Hình thức đánh giá và kết quả các môn học sau một học kỳ, cả năm học 1. Hình thức đánh giá: a) Đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập (sau đây gọi là đánh giá bằng nhận xét) đối với các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục. Căn cứ chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, thái độ tích cực và sự tiến bộ của học sinh để nhận xét kết quả các bài kiểm tra theo hai mức: - Đạt yêu cầu (Đ): Nếu đảm bảo ít nhất một trong hai điều kiện sau: + Thực hiện được cơ bản các yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra; + Có cố gắng, tích cực học tập và tiến bộ rõ rệt trong thực hiện các yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra. - Chưa đạt yêu cầu (CĐ): Các trường hợp còn lại. b) Kết hợp giữa đánh giá bằng cho điểm và nhận xét kết quả học tập đ ối với môn Giáo dục công dân: - Đánh giá bằng cho điểm kết quả thực hiện các yêu cầu về chuẩn ki ến thức, kỹ năng và thái độ đối với từng chủ đề thuộc môn Giáo dục công dân quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, cấp THPT do B ộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; - Đánh giá bằng nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống của học sinh theo nội dung môn Giáo dục công dân quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trong mỗi học kỳ, cả năm học. Kết quả nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống của học sinh không ghi vào sổ gọi tên và ghi điểm, mà được giáo
  19. viên môn Giáo dục công dân theo dõi, đánh giá, ghi trong h ọc b ạ và ph ối h ợp v ới giáo viên chủ nhiệm sau mỗi học kỳ tham khảo khi xếp loại hạnh kiểm. c) Đánh giá bằng cho điểm đối với các môn học còn lại. d) Các bài kiểm tra được cho điểm theo thang điểm từ điểm 0 đến đi ểm 10; nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm này. 2. Kết quả môn học và kết quả các môn học sau mỗi học kỳ, cả năm học: a) Đối với các môn học đánh giá bằng cho điểm: Tính điểm trung bình môn học và tính điểm trung bình các môn học sau mỗi học kỳ, cả năm học; b) Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét: Nhận xét môn học sau mỗi học kỳ, cả năm học theo hai loại: Đạt yêu cầu (Đ) và Chưa đạt yêu cầu (CĐ); nhận xét về năng khiếu (nếu có). Điều 7. Hình thức kiểm tra, các loại bài kiểm tra, hệ số điểm bài kiểm tra 1. Hình thức kiểm tra: Kiểm tra miệng (kiểm tra bằng hỏi-đáp), kiểm tra viết, kiểm tra thực hành. 2. Các loại bài kiểm tra: a) Kiểm tra thường xuyên (KTtx) gồm: Kiểm tra miệng; kiểm tra viết dưới 1 tiết; kiểm tra thực hành dưới 1 tiết; b) Kiểm tra định kỳ (KTđk) gồm: Kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên; kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên; kiểm tra học kỳ (KThk). 3. Hệ số điểm các loại bài kiểm tra: a) Đối với các môn học đánh giá bằng cho điểm: Điểm kiểm tra th ường xuyên tính hệ số 1, điểm kiểm tra viết và kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên tính hệ số 2, điểm kiểm tra học kỳ tính hệ số 3. b) Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét: Kết quả nh ận xét c ủa các bài kiểm tra đều tính một lần khi xếp loại môn học sau mỗi học kỳ. Điều 8. Số lần kiểm tra và cách cho điểm 1. Số lần KTđk được quy định trong kế hoạch dạy học, bao gồm cả kiểm tra các loại chủ đề tự chọn.
  20. 2. Số lần KTtx: Trong mỗi học kỳ một học sinh phải có số lần KT tx của từng môn học bao gồm cả kiểm tra các loại chủ đề tự chọn như sau: a) Môn học có 1 tiết trở xuống/tuần: Ít nhất 2 lần; b) Môn học có từ trên 1 tiết đến dưới 3 tiết/tuần: Ít nhất 3 lần; c) Môn học có từ 3 tiết trở lên/tuần: Ít nhất 4 lần. 3. Số lần kiểm tra đối với môn chuyên: Ngoài số lần kiểm tra quy đ ịnh t ại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, Hiệu trưởng trường THPT chuyên có thể quy định thêm một số bài kiểm tra đối với môn chuyên. 4. Điểm các bài KTtx theo hình thức tự luận là số nguyên, điểm KT tx theo hình thức trắc nghiệm hoặc có phần trắc nghiệm và điểm KT đk là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số. 5. Những học sinh không có đủ số lần kiểm tra theo quy đ ịnh t ại Kho ản 1, Khoản 2 điều này phải được kiểm tra bù. Bài kiểm tra bù phải có hình thức, mức độ kiến thức, kỹ năng và thời lượng tương đương với bài kiểm tra b ị thi ếu. Học sinh không dự kiểm tra bù sẽ bị điểm 0 (đối với những môn học đánh giá bằng cho điểm) hoặc bị nhận xét mức CĐ (đối với những môn học đánh giá bằng nhận xét). Kiểm tra bù được hoàn thành trong từng học kỳ hoặc cuối năm học. Điều 9. Kiểm tra, cho điểm các môn học tự chọn và chủ đề tự chọn thuộc các môn học 1. Môn học tự chọn: Việc kiểm tra, cho điểm, tính điểm trung bình môn học và tham gia tính điểm trung bình các môn học thực hiện như các môn học khác. 2. Chủ đề tự chọn thuộc các môn học: Các loại chủ đề tự chọn của môn học nào thì kiểm tra, cho điểm và tham gia tính điểm trung bình môn học đó. Đi ề u 10. Kết quả môn học của mỗi học kỳ, cả năm học 1. Đối với các môn học đánh giá b ằng cho đi ểm: a) Điểm trung bình môn học kỳ (ĐTB mhk) là trung bình cộng của đi ểm các bài KTtx, KTđk và KThk với các hệ số quy định tại Điểm a, Khoản 3, Đi ều 7 Quy chế này:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2