intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thực hành 9: Thực hành hô hấp nhân tạo

Chia sẻ: Bui Van Them | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

222
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thực hành giúp học sinh hiểu rõ cơ sở khoa học của hô hấp nhân tạo, nắm được trình tự các bước tiến hành hô hấp nhân tạo, biết phương pháp hà hơi thổi ngạt và phương pháp ấn lồng ngực. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thực hành 9: Thực hành hô hấp nhân tạo

  1. Lời mở đầu Để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy  môn sinh học 8, một khó khăn khá lớn đối   với Giáo viên và Học sinh đó là: làm thế nào để thực hiện tốt các thí nghiệm và các   bài thực hành trong chương trình­ SGK sinh học 8?  Cẩm nang bổ trợ, tháo gỡ những khó khăn đó mời bạn đến với  cuốn  "Thí   nghiệm thực hành sinh học 8"  mang tới cho các thày giáo, cô giáo viên các em   học sinh thêm những thông tin, những kỹ năng, những phương án phục vụ bài dạy,  làm các thí nghiệm, thực hành trong toàn bộ  chương trình, làm cơ  sở để  tập huấn   cho học sinh tham gia các kì thi HSG thực hành.  Tài liệu còn cung cấp cách pha chế những hoá chất cơ bản khi tiến hành thí   nghiệm sinh học, kế  họach bài dạy thực hành, các thí nghiệm,  những kiến thức   mở rộng giúp  hiểu sâu, nắm chắc vấn đề khi dạy và học. Nội dung Tài liệu gồm 12 bài thí nghiệm và thực hành trong chương trình sinh học 8,   mỗi bài có 3 nội dung cơ bản: 1­Mục đích bài.  2­Nội dung bài: chuẩn bị bài thực hành, bổ trợ kiến thức, các đồ  dùng thiết   bị cần thiết, các bước tiến hành. Câu hỏi­bài tập (sau mỗi bài có các câu hỏi và bài  tập cho học sinh tự  làm), câu hỏi trắc nghiệm, tự  luận, có câu hỏi nâng cao, mở  rộng, vận dụng và liên hệ thực tế. 3­Hỏi­trả lời theo chuyên đề giúp học sinh mở rộng, có thêm thông tin, tạo  hứng thú môn học và tìm hiểu khoa học.  Lần đầu biên soạn không tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết, rất mong  được các đồng nghiệp đóng góp và chỉ giáo cho tác giả. Bùi Văn Thêm­ Quế Nham­ Tân Yên­Bắc Giang  ĐT: 0912.716.203. Buivanthembg@yahoo.com.vn. Sách đã được NXB GD in ấn và phát hành toàn quốc tháng 02/2012 Các thí nghiệm, bài thực hành  cơ bản trong chương trình & sgk sinh học 8 TN, Tiết  Bài, phần  SGK  TT Nội dung TH trong CT trong bài trang 1. TH Hình vẽ về Tế bào 3 3 11 2. TH Quan sát tế bào và mô 5 5 18 Tìm hiểu thành phần HH của  3. TN 8 8­PhầnIII 30 xương 4. TN Tính chất của cơ 9 9­Phần II 32 5. TN Sự mỏi cơ 10 10­Phần II 34 Tập sơ cứu và băng bó cho  6. TH 12 12 40 người gãy xương Tìm hiểu thành phần cấu tạo của  7. TN 13 13­Phần I 42 máu 8. TH Sơ cứu cầm máu 20 19 61 9. TH Hô hấp nhân tạo 24 23 75 Tìm hiểu hoạt động của en zim  10. TH 27 26 84 trong nước bọt Phân tích một khẩu phần ăn cho  11. TH 39 37 116 trước
  2. Tìm hiểu chức năng của tuỷ  139 12. TH 46 44 sống 13. 9.Th: thực hành hô hấp nhân tạo (Tiết 24 ­ Bài 23    ­ SGK.Tr 75) I­Mục đích: ­Qua bài TH giúp học sinh hiểu rõ cơ sở khoa học của hô hấp nhân tạo ­Nắm được trình tự các bước tiến hành hô hấp nhân tạo ­Biết phương pháp hà hơi thổi ngạt và phương pháp ấn lồng ngực II­Nội dung A­Chuẩn bị  ­Như SGK trang 75 (mỗi nhón 1 bộ) ­Tìm hiểu thông tin bổ sung trong SGV Tr 109. ­Chuẩn bị của GV: Câu hỏi KT, phiếu thu hoạch, máy chiếu hắt, phim bản trong... một số nội dung: Phiếu kiểm tra  Họ tên: .................................                                        Lớp: ..........Trường THCS....................                  Hãy đánh dấu vào câu trả lời đúng trong các câu sau đây:        Câu 1. Cử động hô hấp là:                                                                                    a)1 lần hít vào.                                                                                                          b)1 lần thở ra.      c)Cả a & b. Câu 2. Nhịp hô hấp là:                                                                            a)Số lần hít vào trong 1 phút.      b)Số lần thở ra trong 1 phút.                                      c)Các cử động hô hấp trong 1 phút.                d)Cả a & b.                                                      Câu 3. Hô hấp là:                                                                                                              a)1 a) a)Phản xạ. b)Không phải là 1 phản xạ.                                     Phiếu thu hoạch Họ tên:............................................. Lớp:.............Trường THCS:............................ Hãy hoàn thành những công việc  sau: 1)­ Cơ sở khoa học của hô hấp nhân tạo là gì? .......................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................
  3. .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................... 2)­ Phương pháp hô hấp nhân tạo ấn lồng ngực có mấy cách, là những cách  nào? ................................................................................................................................. .......................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 3)­ Cho biết vì sao  khi hô hấp nhân tạo cho nạn nhân phải thổi ngạt (hoặc ép lồng  ngực) khoảng 20 lần / phút ? .......................................................................................................................................... .................................................................................................................................. ĐáP áN phiếu kiểm tra TổNG 10 ĐIểM TRONG Đó: cÂU I : c  ( 3 ĐIểM) cÂU 2: d  ( 4 ĐIểM) CÂU 3: b (3 ĐIểM) PHầN THựC HàNH (phiếu thu hoạch) 1)­Cơ sở khoa học của hô hấp nhân tạo là sự thông khí ở phổi, phục hồi sự hô hấp  bình thường (khôi phục phản xạ thở, gồm sự hít vào và sự thở ra)­> 4 điểm               2)­ Gồm 2 cách đó là :  Cách 1: Hô hấp nhân tạo bằng cách ấn lồng ngực bệnh nhân để nằm ngửa­>2đ. Cách 2: Hô hấp nhân tạo bằng cách ấn lồng ngực bệnh nhân để nằm sấp ­>2đ. 3)­Nhịp hô hấp của Người Việt nam trung bình khoảng từ 18 đến 20 lần trong 1  phút (2 điểm). B­Bài thực hành  Bài 23     thực hành: hô hấp nhân tạo I) Mục tiêu: 1­Về kiến thức : ­ HS hiểu được cơ sở khoa học của hô hấp nhân tạo. ­ HS nắm được trình tự các bước tiến hành hô hấp nhân tạo.  2­Về kỹ  năng: HS biết thực hiện phương pháp hà hơi thổi ngạt và phương pháp  ấn lồng ngực Về thái độ: Học sinh có ý thức cộng đồng khi gặp các nạn nhân bị ngạt thở tham  gia cấp cứu kịp thời.      II)­Phương tiện và thiết bị cần dùng trong bài: 1­kiến thức : ­Các khái niệm về  nhịp hô hấp, cử  động hô hấp, sự  thông khí  ở  phổi. Sự  trao đổi khí  ở  phổi, nhịp thở  trung bình của người Việt nam, ý nghĩa của sự  hô  hấp ... ­Khái niệm phản xạ, cung phản xạ. 2­Thiết bị : ­Của thày: Máy chiếu hắt, bản trong (Sơ đồ  hướng dẫn 2 cách hô hấp nhân tạo,  các đáp án)   phiếu kiểm tra, phiếu thu hoạch, tình huống giả  định cho bài thực  hành, ... ­Của trò: chiếu cá nhân, gối bông cá nhân, bông gạc...
  4. III)­Các hoạt động chính trong bài:  1)­ Kiểm tra: (5 phút) + Kiến thức: kiểm tra trắc nghiệm cả lớp. Cho HS làm, GV thu bài và công bố đáp  án (chiếu lên bảng cho HS quan sát và tự chấm điểm cho mình)  + Phương tiện: Sự chuẩn bị của các nhóm (chiếu, gối bông, băng gạc).. 2)­Vào bài (3 phút): Kể một mẩu chuyện về anh bộ đội thời chiến tranh cứu một em bé người   dân tộc thiểu số bị chết đuối, và câu chuyện về làng Bạch tuyết tình cờ được cứu  sống trên đường đi chôn có mối liên hệ gì không?  Những trường hợp nào có thể cải tử hoàn sinh được? và phải làm những gì  để có thể cứu được họ sống lại ? Muốn giải quyết được những vấn đề này chúng   ta hãy bắt tay ngay vào bài hôm nay tiết 24 thực hành: Hô hấp nhân tạo nhanh  kẻo muộn!  3)­Hoạt động 1 (5 phút)  Nêu mục tiêu bài học (trang 75 SGK) và các tình huống   giả định trong bài  GV Cho học sinh tự đọc và nêu các tình huống giả  định  sau đó GV khẳng   định và tóm lược lại. (chết đuối, điện giật, ngạt thở khác)  chọn giả  định tình huống chết đuối để  tiến  hành cấp cứu trong bài TH. 4)­Hoạt động 2 (Tập cứu nạn nhân  bị ngừng hô hấp  Giới thiệu các bước tiến hành phương pháp hà hơi thổi ngạt­ PP ấn lồng ngực ­HS tìm hiểu các bước trong SGK trang 75 (cho 1 HS nhắc lại các bước không nhìn   SGK), ­HS quan sát hình  ảnh, hoặc đoạn băng mô tả  (tư  thế  ngồi, chiều lên xuống của  lồng ngực), các thao tác hô hấp nhân tạo  Các tổ trưởng điều khiển các tổ viên làm các thao tác như đã được nghiên cứu và   các hướng dẫn sau: ­Phương pháp hà hơi thổi ngạt (trường hợp chết đuối): Bước 1 : Xốc nước nhanh Việc đầu tiên phải làm để hồi sức là xốc  nước nhanh cho nạn nhân (không quá  10s) bằng cách để cả người nạn nhân vắt  qua vai người cứu hộ (phần bụng của  nạn nhân đè lên vai người cứu hộ). Nên  Xốc nước kết hợp vừa xốc nước vừa chạy tới chỗ  bằng phẳng để đặt nạn nhân nằm xuống
  5. Bước 2: Hà hơi thổi ngạt ­Để nạn nhân nằm ở nơi thoáng đãng,  nới rộng quần áo và dây thắt lưng, đệm  dưới cổ cho đầu hơi ngửa ra sau để đảm  bảo đường hô hấp được thông thoáng,  lấy dị vật trong miệng nạn nhân nếu có. ­Một tay bịt mũi nạn nhân, tay kia kéo  hàm xuống dưới để miệng hở ra, ngậm  chặt miệng nạn nhân rồi thổi liên tục hai  hơi đối với người lớn, một hơi với trẻ  em dưới 8 tuổi, sau đó để lồng ngực tự  xẹp xuống rồi lại thổi tiếp.  ­Người lớn và trẻ em trên 8 tuổi, mỗi  phút phải thổi ngạt 20 lần. Trẻ dưới 8  tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt 20 ­ 30 lần Bước 3:Xoa bóp tim ngoài lồng ngực ­Để nạn nhân nằm trên mặt phẳng cứng,  người tiến hành ép tim quỳ gối bên trái  nạn nhân. Hai bàn tay chồng lên nhau rồi  để trước tim, tương ứng với điểm giữa  hai núm vú hoặc khoang liên sườn 4 ­ 5  bên ngực trái, từ từ ấn sâu xuống khoảng  1/3 cho đến một nửa bề dày lồng ngực,  sau đó nới lỏng tay ra. ­Người lớn và trẻ em trên 1 tuổi, số lần  ép tim trong một phút khoảng 100 lần.  Trẻ dưới 1 tuổi, mỗi phút ép tim hơn 100  lần. Trẻ sơ sinh có thể phải ép tim đến  120 lần/phút. ­Phương pháp ấn lồng ngực: Bước 1: Đặt nạn nhân nằm trên mặt đất, hơi  ngửa đầu và quay sang một bên, để  làm được   điều này, dưới lưng nạn nhân nên kê thêm một   cái đệm nhỏ bằng vải hoặc quần áo quấn lại,  cởi toàn bộ thắt lưng, khuy cổ áo để thoải mái  khi thở. Bước  2:  Ngồi trên phía đầu nạn nhân, cầm  chặt tay phía trên cổ tay, khi hô 1 thì nhấc tay  lên, quay về phía mình từ  trên xuống đến mặt  đất, ngực nạn nhân sẽ  bị nhấc lên và đó là hít  vào, khi đếm 2 co hai tay nạn nhân gập khuỷu   tay, đè lên ngực nạn nhân và nhấn mạnh, đó là  thở ra.  
  6. ­ HS luân phiên nhau trong nhóm 2 người để thực hiện vai nạn nhân và vai người   cấp cứu .     ­ GV quan sát các nhóm thực hiện, nhắc nhở  hoặc trợ  giúp các nhóm hoàn thành  công việc của mình. 5)­Hoạt động 3    HS trao đổi trong nhóm và làm bài vào phiếu thu hoạch  6)­Hoạt động 4 .  Kiểm tra kết quả bài học thông qua phiếu thu hoạch  ­Bước 1: GV Công bố đáp án bài thu hoạch (chiếu bản trong) ­Bước 2: HS các nhóm đối chiếu kết quả  của nhóm và tự  chấm điểm cho nhóm   mình hoặc chấm chéo cho nhóm khác. ­Bước 3:  GV nhận xét kết quả  bài thực hành và đánh giá chung về  những  ưu,   khuyết điểm. C­Câu hỏi­bài tập : 1.Hô hấp đúng cách là (chọn câu đúng): a­Hít vào ngắn hơn thở ra. b­Thở qua mũi. c­Thở qua miệng. d­Cả a và b. Trả  lời:.................................................................................................................................... ........................ 2.Hiệu quả hô hấp tăng khi (chọn câu đúng): a­Thở sâu (hít vào hết cỡ và thở ra hết cỡ). b­Hít thở bình thường. c­Thở nhanh, nhiều lần. d­Thở bằng cả miệng và mũi. Trả  lời: ................................................................................................................................... ......................... 3.Dung tích sống là gì, làm thế nào để tăng dung tích sống? Trả  lời:.................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... ................................... 4.Vì sao  phải trồng nhiều cây xanh?
  7.  Trả  lời: ................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... ....................................  Hỏi đáp về hô hấp Hỏi: Tại sao con người  lại chào đời bằng tiếng khóc ? Trả lời: ­ Con người khi mới sinh ra thì khóc chào đời còn khi từ biệt cõi đời lại thở hắt ra  Trong Cung oán ngâm khúc của Ôn Như Hầu (Văn học cổ điển Trung quốc)  có đoạn:  Thảo nào khi mới chôn nhau Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra. Người xưa  quan niệm " đời là bể khổ"  đã lí giải "tiếng khóc chào đời" là  khởi đầu của bể khổ trần gian. Thực ra thì không phải vậy: khi thai ra ngoài, cuống  nhau (hay rau) được thắt lại rồi cắt đứt. Từ đó thai mất liên lạc với cơ thể mẹ. Sự  trao đổi chất giữa cơ  thể  mẹ  và thai bị  cắt đứt dẫn đến CO2  không thải được ra  ngoài nên ứ đọng trong máu đứa trẻ. CO2 kết hợp với nước tạo thành axitcacbonic  (H2CO3) làm máu đứa trẻ  chua dần, hàm lượng ion H +  tăng  và theo máu tới kích  thích trung khu hô hấp tại hành tuỷ  (nút sống còn). Trung khu hít vào hoạt động  trước, làm đứa trẻ lần đầu tiên hít một lượng không khí vào trong phổi. Trung khu   thở ra hoạt động sau làm trẻ  thở ra, khi không khí đi qua thanh quản làm rung các   dây thanh phát ra thành tiếng. Đó là tiếng khóc chào đời. Lúc ta nghe thấy tiếng  khóc thì phổi đã được một lần khí trời thổi phồng lên và cũng từ đó mãi mãi giữ lại   một phần làm khí cặn, khiến phổi từ  đặc trở  thành xốp. Khi chấm dứt cuộc đời,  không khí trong phổi không được hít vào nữa phổi dẹp dần đẩy không khí ra ngoài  gọi là thở hắt ra. 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2