intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thuyết trình: Bát cháo hành, liều thuốc giải độc - Nguyễn Thị Thanh Mai

Chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Mai | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:30

144
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài thuyết trình "Bát cháo hành, liều thuốc giải độc" để nắm bắt được nội dung chi tiết bát cháo hành trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao. Hy vọng nội dung bài thuyết trình là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thuyết trình: Bát cháo hành, liều thuốc giải độc - Nguyễn Thị Thanh Mai

  1. Bài thuyết trình BÁT CHÁO HÀNH, LIỀU THUỐC GIẢI ĐỘC Nguyễn Thị Thanh Mai
  2. Khái quát: 1. Chi tiết   ­ Khái niệm  ­ Vai trò 2. Chi tiết bát cháo hành  ­ Chí Phèo trước khi gặp thị Nở  ­ Biểu hiện của Chí khi nhận bát cháo hành  ­ Công dụng của bát cháo hành  ­ Ý nghĩa bát cháo hành  ­ So sánh chi tiết bát cháo hành với nồi cháo cám  của Vợ nhặt Kim Lân
  3. 1. CHI TIẾT  Chi tiết là gì?
  4. Tầm quan trọng của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm văn chương .  Không phải ngẫu nhiên   Cái làm nên tầm vóc của  mà văn hào vĩ đại người  nhà văn không hẳn là  Nga Macxim Gorki từng  quy mô tác phẩm mà  phát biểu: “Chi tiết nhỏ  chính là “chi tiết” – yếu  làm nên nhà văn lớn”. tố đôi khi được coi là  nhỏ, là vặt vãnh…   Trong tác phẩm văn  chương, chi tiết có thể  nhỏ về quy mô, tầm vóc  nhưng nó chứa đựng tư  tưởng lớn, tình cảm lớn.
  5. 2. Chi tiết   BÁT CHÁO HÀNH  trong CHÍ PHÈO của Nam Cao  Toàn truyện Chí Phèo là một  sức căng, Nam Cao đã đưa  người đọc lạc vào một cung bậc  khác của những sự căng thẳng  về thần kinh bởi những câu  chửi choang choang của Chí, bởi  những cơn nốc rượu như nước,  bởi những lần rạch mặt ăn vạ  ghê rợn và cuối cùng để kết  thúc bản nhạc của mình, cả  trang như rung lên khi Chí vung  dao chém vào người Bá Kiến và  tự kết thúc cuộc đời mình. 
  6. 2.1 Chí Phèo trước khi gặp Thị Nở Từng là một người nông dân hiền lành, lương thiện và trọng danh dự Cơn ghen vu vơ của Bá Kiến đã đẩy Chí vào tù.Cái thế lực phong kiến cấu kết với nhà tù thực dân tước bỏ quyền tự do của Chí gần 7- 8 năm và biến Chí thành con người khác. Chí trở thành con quỷ của làng Vũ Đại. Chỉ biết rạch mặt ăn vạ và chửi đổng. Cuộc đời hắn trượt dài trong cơn say.
  7. Nam Cao đã mô tả đời hắn  là một cơn say dài, mênh  mông “ và có lẽ hắn chưa  bao giờ tỉnh táo, để nhớ  rằng hắn có trên đời”. Sự  hiện hữu của Chí Phèo ở  làng Vũ Đại là một con số “  không” tròn trĩnh. Không  nhà không cửa, không người  thân thích, không một tấc  đất cắm dùi, không được  thừa nhận là một con người.
  8. Đúng lúc Chí dấn thân đến  tột cùng của sự tha hóa, đúng  lúc người ta tưởng Chí sẽ  triền miên trong cuộc đời  một con quỷ dữ thì Nam Cao  đã phát hiện trong chiều sâu  tâm linh của nhân vật một  đốm lửa nhỏ nhoi bừng sáng.  Vai trò, vị trí của Thị Nở  trong tác phẩm là rất quan  trọng.Con người “dở hơi, xấu  ma chê quỷ hờn”, lại là  nguồn sáng duy nhất còn lại  ở làng Vũ Đại có thể chiếu  sáng cõi đời tăm tối của Chí.
  9. Bát cháo hành Chủ nhân Thị Nở: người đàn bà xấu nhất làng Vũ Đại, hội tụ  đầy đủ những nét mỉa mai nhất của hóa công dành cho  một người đàn bà. Nhưng ở Thị  lại có một thứ tài sản  vô giá: tình người.
  10. 2.2 Biểu hiện của Chí khi  nhận được bát cháo 1 2 3 4
  11.  Kề bát cháo hành lên miệng, hắn đã khóc. Nam  Cao rất tin vào nước mắt của con người. Với  Nam Cao, nước mắt là biểu hiện của tính người.  Sống trong xã hội khô héo tình người, giọt nước  mắt trong Chí tưởng đã khô cạn, tiêu tan. Hóa ra  chưa hẳn. Nó chỉ bị vùi lấp trong sâu thẳm lòng  Chí, nó vẫn còn chảy len lỏi, âm thầm, trong  suốt.                Vừa chạm đến tình người thì cái lốt             quỷ dữ của Chí Phèo dường như được trút  bỏ.
  12.  Bên cạnh Chí, thị Nở múc cháo “ nhìn trộm hắn  rồi lại cười toe toét. Trông thị thế mà có  duyên…” Lần đầu tiên, Chí đã biết đến cái  duyên của một con người.              Sự chăm sóc giản dị đầy  ân tình và tình yêu thương   mộc mạc chân thành của thị  Nở đã đánh thức dậy bản   chất lương thiện của người 
  13. 2.3 Công dụng của bát cháo hành Giúp Chí Phèo thoát ra khỏi cơn ốm sau khi say rượu. Khơi dậy bản chất ý thức con người ở Chí.
  14.  Khi ăn bát cháo ấy,  “hắn càng ăn mồ hôi  lại càng nhiều”. Và  tất nhiên là với một  người cảm gió, mồ hôi  ra được nhiều là sẽ  khỏi. Hắn cũng thế,  đã khỏi bệnh.
  15.  Hắn đã cảm nhận được vị ngon của cháo “ Trời  ơi! Cháo mới thơm làm sao… những người suốt  đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo ăn  rất ngon…Nhưng tại sao mãi đến bây giờ hắn  mới nếm vị mùi cháo”. “Hắn tự hỏi lại tự trả  lời…Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi tay  đàn bà…”                     Câu trả lời của Chí lần nữa khẳng  định                       sự kì diệu mà Thị Nở đã đem đến cho                    Chí Phèo. Một tình cảm ngàn vàng giữa  hai con người cùng cảnh ngộ khốn cùng.               
  16.  2.4  Ý nghĩa của  bát cháo  hành v Thể hiện sự chăm sóc ân cần, tình thương vô tư, không vụ lợi  của Thị Nở khi Chí Phèo ốm đau, trơ trọi. v Là biểu hiện của tình người hiếm hoi mà Chí Phèo được  nhận, là hương vị của hạnh phúc, tình yêu muộn màng mà  Chí Phèo được hưởng. v Là liều thuốc giải cảm và giải độc tâm hồn Chí.
  17. v Việc Thị Nở chăm sóc Chí Phèo khi bị cảm gió ở ngoài vườn  , thực ra, chỉ là cử chỉ của một lòng tốt bình thường của  một con người dành cho một con người  Nhưng trong cái thế  giới ngày càng vô  tình, tha hóa của làng  Vũ Đại, đây lại là lòng  tốt hiếm hoi duy nhất  mà Chí được hưởng  kể từ ngày về làng. Vì  thế nó mới quý giá, nó  mới cảm động Chí  phèo sâu xa đến thế.
  18. Gửi niềm tin vào lòng tốt bình thường, Nam cao đã tỏ rõ tầm cỡ của một nhà nhân đạo lớn. “Cái nhân loại thiếu là một lòng tốt  bình thường”
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2