intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tiểu luận môn Cơ sở văn hoá Việt Nam: Tìm hiểu về vùng văn hoá Tây Bắc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:18

85
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vùng văn hóa Tây Bắc là khu vực bao gồm hệ thống núi non trùng điệp bên hữu ngạn song Hồng lưu vực sông Đà. Nội dung bài tiểu luận "Tìm hiểu về vùng văn hoá Tây Bắc" dưới đây sẽ cho ta biết sâu hơn về vùng Tây Bắc thông qua đặc điểm tự nhiên và các dân tộc tiêu biểu. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tiểu luận môn Cơ sở văn hoá Việt Nam: Tìm hiểu về vùng văn hoá Tây Bắc

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT KHOA QUỐC TẾ HỌC TÌM HIỂU VỀ VÙNG VĂN HOÁ TÂY BẮC BÀI TIỂU LUẬN MÔN: CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM Học kỳ I năm học 2021-2022 Người thực hiện: Nhóm 1 - Lớp: DPK45NB 1
  2. Mục lục TÌM HIỂU VỀ VÙNG VĂN HOÁ TÂY BẮC A. Lời mở đầu Vùng văn hóa Tây Bắc là khu vực bao gồm hệ thống núi non trùng điệp bên hữu ngạn song Hồng (lưu vực sông Đà. Ở đây có trên 20 tộc người cư trú, văn hóa Tây Bắc đa dạng và độc đáo chính là sản phẩm của sự kết hợp và đan xen các bản sắc riêng của hơn hai mươi dân tộc ấy, trong đó các dân tộc Thái, H’mông, Dao có thể xem là những đại diện tiêu biểu, góp phần quan trọng hơn cả trong việc hình thành văn hóa của khu vực. Nội dung dưới đây sẽ cho ta biết sâu hơn về vùng Tây Bắc thông qua đặc điểm tự nhiên và các dân tộc tiêu biểu. B. Nội dung I. Tổng quan về Tây Bắc: 1. Vị trí địa lí – Điều kiện tự nhiên: Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía tây của miền bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với hai nước Lào và Trung Quốc. Đây là một trong 3 tiểu vùng của Bắc Bộ Việt Nam, bao gồm các tỉnh: Lai Châu, Lào Cai, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La và Hoà Bình. Địa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, trong đó có dãy Hoàng Liên Sơn dài đến 180 km, có các đỉnh núi cao như Phanxipăng 3142m. Vùng Tây Bắc có hai con sông lớn, đó là sông Đà và sông Thao (tức sông Hồng), thượng nguồn của sông Mã cũng nằm trên vùng đất Tây Bắc, phía Tây tỉnh 2
  3. Sơn La. Các con sông này không chỉ là cơ sở cho sự định cư của của các dân tộc nơi đây cũng như nền nông nghiệp trong vùng mà còn là nguồn cảm hứng cho những câu hát và truyền thuyết của các tộc người Thái, Mường... Do ở một độ cao từ 800-3000m nên khí hậu Tây Bắc ngả sang á nhiệt đới và ôn đới. Mặt khác, do địa hình lại chia cắt bởi các dãy núi, tạo nên những thung lũng nên Tây Bắc còn là nơi có nhiều tiểu vùng khí hậu. 2. Đặc điểm kinh tế - xã hội và dân cư: 2.1. Hoạt động kinh tế: Người dân Tây Bắc hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, nơi đây không chỉ cung cấp lương thực cho vùng mà còn nhiều khi vực khác trong nước. Tây Bắc còn là nơi sản xuất thuỷ điện cao nhất cả nước, với các nhà máy thuỷ điện lớn như Hoà Bình, Sơn La… Ngoài ra họ còn khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, nội thất và may mặc. Nhờ có nhiều địa danh nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà trong nhiều năm trở lại đây, du lịch của vùng Tây Bắc phát triển mạnh. 2.2 Lịch sử và dân cư: Tây Bắc là nơi sinh tụ lâu đời, ngàn năm của cư dân văn minh đồng thau với hơn 20 tộc người cư trú xen kẽ, bao gồm các dân tộc: Thái, Dao, H’Mông, Bố Y, Giáy, Há Nhì, Kháng, Máng, Khơ-mu, Sila, Tày, Xinh-mun, La-ha… với một lịch sử phát triển khá lâu đời. Mật độ dân ở đây khá số thấp, năm 1978 mới có 59 người/km2. Với tỉ lệ tăng 3,5%/năm cộng với việc di dân, đến năm 1990 cũng chỉ có 120 người/km2. Các dân tộc tiêu biểu của vùng là Thái, H’Mông, Dao. 3
  4. II. Các dân tộc tiêu biểu của vùng Tây Bắc: 1. Dân tộc H’mông: 1.1. Văn hoá vật chất: 1.1.1. Hoạt động sản xuất: Có các nghề thủ công như đan lát, rèn, làm yên cương ngựa, đồ gỗ, nhất là các đồ đựng. Làm giấy bản đồ trang sức bằng bạc phục vụ nhu cầu và thị hiếu của người dân. 1.1.2. Nhà ở: Đồng bào Mông ở vùng núi, nhà ở thường được xây dựng ở nơi gần nguồn nước, gần nương, đi lại thuận tiện. Ở những địa thế hiểm trở, khi làm nhà, đồng bào phải tính đến những thay đổi của thời tiết như mưa to, gió lớn làm sạt lở đất đai gây hư hỏng nhà cửa. Nguyên liệu làm nhà chủ yếu là gỗ, tre, cỏ tranh và đất. Gỗ dùng để làm cột, tre làm đòn tay, cỏ tranh để lợp mái, dùng đất để trình tường. Cũng có nhà dùng gỗ cây làm đòn tay, xẻ gỗ lợp mái và thưng vách. Đồng bào thường đun nấu ở trong nhà nên nhà ấm và tăng thêm độ bền. Quan niệm về ngôi nhà của người Mông là: Nhà làm ba gian gồm gian bếp là gian giữ lửa, có một bếp lửa và là buồng ngủ của chủ nhà. Gian giữa là gian to rộng hơn, có cửa chính nhìn về phía trước nhà. Đây là gian thờ cúng tổ tiên, là gian chung của cả nhà, chuyên để làm những việc lớn của gia đình như hiếu, hỷ, tiếp khách. Gian thứ ba là gian bên cạnh có bếp nấu ăn, buồng ngủ của các con. Gian này có một cửa phụ mở phía đầu đốc của ngôi nhà để người nhà đi lại. Hàng ngày đi làm về, người trong gia đình chủ yếu đi lại bằng cửa này. Hầu hết các ngôi nhà thường có gác nhỏ để chứa lương thực, đồ đạc hoặc thực phẩm khô. 1.1.3. Ẩm thực: Thắng cố Thắng cố là một món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc H’Mông, món ăn này có lịch sử cách đây khoảng 200 năm khi người dân tộc H’Mông về cứ trú 4
  5. tại Bắc Hà – Lào Cai. Sở dĩ món thắng cố của người H’Mông đặc biệt bởi vì cách chế biến của nó. Món thắng cố truyền thống của người H’Mông được làm từ thịt ngựa. Khi nấu thì không bỏ bất cứ phần nào trên cơ thể ngựa, kể cả phần ruột già rất kén người ăn. Về sau, món thắng cố được các dân tốc khác cải biến thành các món thịt trâu, bò, lợn và bỏ thêm nhiều các loại gia vị khác nhau để tạo ra nhiều hương vị khác nhau đặc trưng của mỗi vùng. Tuy nhiên, món thắng cố ngon nhất vẫn là món thắng cố ngựa truyền thống của bà con dân tộc H’Mông ở vùng Bắc Hà, Mường Khương, Sa Pa. Mèn mén Một trong số các món ăn truyền thống không chỉ phổ biến mà còn rất ngon được đồng bào H’Mông chế biến từ hạt ngô chính là món mèn mén. Mèn mén được chế biến từ các loai ngô được trồng ở địa phương, hạt to, đều lại rất thơm dẻo. Thêm một thứ nữa không thể thiếu khi ăn món mèn mén này chính là ớt nướng. Do Sapa là vùng có khí hậu rất lạnh nền đồng bào H’Mông ăn ớt để chống lạnh. Bất ngờ hơn là mèn mén cùng cùng nướng khi ăn cùng với nhau lại tạo nên hương vị rất tuyệt vời. Do đây là một món ăn khô, vậy nên người thường thức món này nên ăn kèm thêm một bát canh nóng để tránh bị nghẹn. 1.1.4. Trang phục: Trang phục của người H’mông rất sặc sỡ, đa dạng giữa các nhóm. Quần áo của người Mông chủ yếu may bằng vải lanh tự dệt, tạo dáng và trang trí công phu, kết hợp kỹ thuật nhuộm, vẽ sáp ong, thêu, ghéo, dệt hoa văn với kiểu váy rộng và đẹp. Nam thường mặc áo cánh ngắn ngang hoặc dưới thắt lưng, thân hẹp, ống tay hơi rộng. Áo nam có hai loại: năm thân và bốn thân. Phụ nữ Hmông thường mặc áo bốn thân, xẻ ngực không cài nút, gấu áo không khâu hoặc cho vào trong váy. Phụ nữ H’mông Ðen mặc váy bằng vải chàm, in hoa văn bằng sáp ong, áo xẻ ngực. Còn phụ nữ H’mông Xanh mặc váy ống, nếu đã có chồng thì cuốn tóc lên 5
  6. đỉnh đầu, cài bằng lược móng ngựa, đội khăn ra ngoài tạo thành hình như hai cái sừng. 1.2. Văn hoá tinh thần: 1.2.1. Tín ngưỡng: Người H’mông có một đời sống tinh thần đa dạng và phong phú về phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng và chữ viết, tiếng nói, văn hoá nghệ thuật. Trong thế giới tâm linh của người Mông thờ cúng tổ tiên có ý nghĩa hết sức quan trọng không chỉ thể hiện niềm tin, mà còn là những hoạt động tín ngưỡng tôn giáo thiêng liêng. Do quan niệm khác nhau của từng dòng họ nên khi nhìn vào nơi thờ tổ tiên có thể phân biệt được cách thức chôn cất người chết như: Treo các loại giấy nhiều màu sắc, đặt 5 viên đá xung quanh nơi chôn cất... Trong lễ mời tổ tiên về ăn tết, người ta cầu xin cho sức khỏe dồi dào, quanh năm không có bệnh tật, gia súc gia cầm đầy chuồng , thóc đầy gác. 1.2.2. Phong tục, tập quán: Hôn nhân gia đình của người H’mông theo tập quán tự do kén chọn bạn đời. Những người cùng dòng họ không lấy nhau. Tục kéo vợ của người H’mông “Kéo vợ” thực chất là đôi trai gái yêu nhau, không được bố, mẹ, họ hàng hai bên đồng ý. Vì vậy, chàng trai hẹn cô gái ở địa điểm nào đó, sau đó cùng một số bạn đến đón cô gái về làm vợ. Về lễ cưới của đồng bào Mông, nhiều người nói đến tục cướp vợ. Thực ra đó là sự hiểu nhầm và dùng từ không chính xác. Nội dung mô tả là thuộc về tục kéo vợ chứ không phải cướp vợ. Có trường hợp cướp vợ thật nhưng hiếm xảy ra và nay không còn tồn tại nữa. Đó là trường hợp cô gái đã có chồng, chàng trai chưa vợ hoặc đã có vợ nhưng hai người lại rất yêu nhau, hay ngoại tình với nhau. Do cô gái đang có chồng, không thể lấy được nhau nên hai người dắt nhau trốn đi thật xa, biệt tăm biệt tích, 6
  7. thậm chí người chồng tưởng người vợ mất tích. Đến lúc nào đó, người vợ mới thông tin cho chồng biết, đồng thời xin trả lại tất cả lễ vật cho chồng nhưng vẫn giấu tung tích. Khi nào chồng cũ chấp nhận đề nghị trên thì hai người mới ra ăn ở công khai và thành vợ chồng chính thức.Hiện nay, tục “kéo vợ” vẫn được duy trì trong đời sống của đồng bào Mông như một nét đẹp văn hóa nhằm tôn vinh, đề cao vai trò của người phụ nữ trong gia đình và cộng đồng. Văn hoá H’mông là một thành tố văn hoá Việt Nam, bản sắc văn hoá độc đáo của họ đã đóng góp và làm phong phú cho nền văn hoá Việt Nam. 1.2.3. Lễ hội tiêu biểu: Gầu Tào là lễ hội tiêu biểu của người Mông Hà Giang mỗi dịp Tết đến xuân về. Lễ hội thường được tổ chức từ mồng 3 đến mồng 6 Tết âm lịch để cúng tạ trời đất, thần linh phù hộ, ban cho gia đình sức khỏe, cầu phúc, cầu lộc cho người dân trong bản Mông một năm mới mùa màng bội thu. 1.3. Văn hoá ứng xử: Các dòng họ thường đoàn kết chặt chẽ với nhau xây dựng đời sống. Đặc biệt, người Mông rất coi trọng dòng họ, họ quan niệm người cùng dòng họ là những người anh em có cùng tổ tiên, có thể đẻ và chết trong nhà nhau, phải luôn luôn giúp đỡ nhau, cưu mang nhau. Người Mông dù ở đâu xa xôi, khi gặp nhau thường hỏi thăm nhau xem họ gì; nếu cùng họ, cùng nghi thức cúng ma thì là cùng tổ tiên, cụ kỵ và là người nhà của nhau, là anh em của nhau nên luôn yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Người có lỗi thì được cả họ nhắc nhở phê bình. Nếu vẫn tiếp tục tái phạm thì người đó sẽ bị cả họ không thừa nhận là thành viên của dòng họ nữa. Qua đó, có thể thấy được tính giáo dục rất đậm nét trong quan hệ dòng họ của người Mông. Việc duy trì sự đoàn kết, vững mạnh trong dòng họ người Mông phải kể đến vai trò của người tộc trưởng, tức trưởng họ. Các quy định, bái cúng và biết làm thầy cúng, thông thạo nhiều phong tục tập quán, Mọi việc từ nhỏ đến lớn của các gia đình, các thành viên 7
  8. đều phải báo cáo với tộc trưởng. Qua đó thể hiện một nếp sống có tôn ti trật tự và đề cao tinh thần đoàn kết của người H’mông. Đây là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử cộng đồng rất cần được khích lệ, gìn giữ và phát huy. Trong việc xây dựng làng văn hóa nói chung, gia đình văn hóa nói riêng hiện nay, cần chú trọng tới vai trò của dòng họ và tính đoàn kết. 2. Dân tộc Thái: 2.1. Văn hóa vật chất: 2.1.1. Hoạt động sản xuất: Người Thái có nhiều kinh nghiệm đắp phai, đào mương, bắc máng lấy nước làm ruộng. Lúa nước là nguồn lương thực chính, đặc biệt là lúa nếp. Một phần thu nhập nữa là nhờ chăn nuôi gia súc, thủy sản. Nghề thủ công truyền thống của đồng bào Thái là làm đệm bông lau, dệt vải thổ cẩm với những họa tiết hoa văn độc đáo, màu sắc rực rỡ và có chất lượng tốt. 2.1.2. Nhà ở: Nhà sàn của người Thái thường được xây ở thung lũng giúp tránh độ ẩm cao, côn trùng hay thú dữ. Ngôi nhà sàn truyền thống của người Thái được làm bằng gỗ rừng và các loại cây tre, vầu, nứa… Thiết kế nhà sàn của người Thái luôn có hai cầu thang: một dành cho nữ, một dành cho nam. Số gian nhà nhiều hay ít tùy từng gia đình, nhưng bắt buộc phải là số lẻ. Người Thái thích con số lẻ bởi họ quan niệm số chẵn là số “chết”, số lẻ mới là số của sự phát triển. Dù nhà được dựng bởi các loại cây thân gỗ, tre, nứa… nhưng điều độc đáo là trong quá trình thi công, người Thái không phải tốn bất cứ một chiếc đinh, mẩu sắt nào. Thay vào đó là cả hệ thống dây chằng, buộc thắt khá công phu và tinh xảo bằng lạt giang và mây. Khi làm nhà sàn, người Thái sử dụng những đòn dầm xuyên 8
  9. suốt qua các lỗ đục của các cột. Cách làm tưởng như đơn giản này lại rất chắc chắn. Thậm chí có những nếp nhà sàn tồn tại tới hàng trăm năm. Dựng nhà xong thì tới phần lợp mái. Trước đây, người Thái thường dùng cỏ tranh, cắt về phơi khô, đánh thành tranh rồi lợp mái. Ưu điểm của nhà mái tranh là bao giờ cũng mát. Xưa nhà sàn người Thái thường có hai bếp, bếp trong và bếp ngoài. Khi nấu nướng thì khói xông lên càng làm tăng độ bền của mái. Tuy cùng là dân tộc Thái, thế nhưng ngôi nhà sàn của người Thái đen và Thái trắng có những điểm khác nhau. Nhà người Thái Đen có nóc hình mai rùa, chỏm đầu đốc có khau cút với nhiều kiểu khác nhau; Còn Nhà người Thái Trắng lại là kiểu nhà 4 mái, giống với người Mường Tày. 2.1.3. Ẩm thực: Chẩm chéo Trong bữa ăn hằng ngày của người Thái, chẩm chéo là món không thể thiếu. Cũng ví như nước mắm trên mâm cơm người Việt, chẩm chéo là loại đồ chấm giúp tăng thêm hương vị cho món ăn và khẩu vị khi thưởng thức các món luộc. Nguyên liệu cơ bản của món chẩm chéo gồm muối, hạt mắc khén rang, tỏi khô và ớt tươi nướng. , ngoài ra còn có tời - một loại gia vị đặc biệt được ủ đỗ lên men, giã lẫn với các loại lá cây sau đó gói lại để trên gác bếp. Mùi vị khá đặc biệt của tời giúp “lên hương” cho món ăn này. Rượu cần Bên cạnh đó, nói đến ẩm thực dân tộc Thái phải nói đến rượu cần. trong tiếng Thái là lầu xạ. Rượu được xem là “nguyên bản” dùng men tự chế từ các loại lá, vỏ, rễ cây thuốc ủ với gạo nếp, nếp cẩm. Để có rượu ngon không chỉ cần thời gian ủ, mà tùy vào từng vùng sẽ có các bí quyết riêng trong việc chọn lá và cách ủ làm sao cho rượu có được mùi thơm, độ cay, vị thanh ngọt và đậm đà. 9
  10. 2.1.4. Trang phục: Nam giới thường nhật mặc áo cánh ngắn xẻ ngực, cổ tròn, không cầu vai, trước cài cúc vải hoặc xương, có màu sắc đa dạng của vải cổ truyền, quần xẻ dung; Vào ngày lễ thì mặc áo dài xẻ nách màu chàm đầu quấn khăn, đi guốc. Trang phục của nữ giới thì đa dạng hơn. Nữ Thái Trắng hường ngày mặc áo cánh ngắn (xửa cỏm) cổ áo hình chữ V, váy màu đen không trang trí hoa văn, khăn đội đầu vải chàm và không hoa văn. Khi có các dịp lễ, Tết thì mặc áo dài màu đen, thụng thân, có tua vải phủ từ vai xuống ngực. Người phụ nữ chưa chồng thì không búi tóc, có chồng búi tóc trên đỉnh đầu. Đối với nữ Thái Đen, thường nhật họ mặc áo ngắn màu tối (chàm hoặc đen), áo cổ tròn, đầu đội chiếc khăn Piêu. Váy và kiểu tóc tương tự với người Thái Trắng. Vào các dịp lễ, Tết thì mặc áo dài Thái Đen đa dạng với các loại xẻ nách, chui đầu, trang trí phong phú, đa dạng về màu sắc hơn Thái Trắng. 2.2. Văn hóa tinh thần: 2.2.1. Tín ngưỡng: Người Thái sống theo nếp sống đa thần gọi là các phi (ma) . Họ quan niệm rằng mọi vật ở trên trời dưới đất, sông núi, … đều có ma cai quản. Nên khi làm bất cứ việc gì cũng phải cúng ma. 2.2.2. Phong tục, tập quán: Múa sạp, múa xòe là phong tục đặc sắc của người Thái, được trình diễn trong các dịp vui hay lễ hội xuân. Hôn nhân gia đình của người Thái có tục ở rể, vài năm sau khi đã có con, mới về ở bên nhà chồng. Hiện nay, phong tục truyền thống ấy đã bị phá vỡ, dẫu có đôi ba trường hợp gia đình nhà gái khó khăn, vẫn xẩy ra hiện tượng này. Tục cưới hỏi của người Thái đen Tây Bắc nói chung, có một nghi thức không thể thiếu khi người con gái đi lấy chồng, đó là “tẳng cẩu”, tức là búi tóc 10
  11. ngược lên trên đỉnh đầu. Tẳng cẩu là một dấu hiệu cho mọi người biết người con gái đó đã lập gia đình. Theo tục lệ, khi con gái Thái đen kết hôn, nghi thức đầu tiên không thể thiếu trước khi cô dâu ra mắt họ hàng, là tẳng cẩu cho cô dâu. Để tiến hành tục lệ này, sau khi nhà trai chọn được ngày lành tháng tốt, thống nhất được với gia đình nhà gái, nhà trai sẽ cử hai người phụ nữ đại diện đến làm lễ “tẳng cẩu” cho cô dâu. Họ phải là những người có cuộc sống êm ấm, hạnh phúc, khéo ăn nói, hiểu biết về phong tục tập quán, và họ cũng chính là người trực tiếp trải chuốt, búi tóc “ tẳng cẩu” cho cô dâu, dặn dò cô dâu những điều hay lẽ phải trước khi về nhà chồng. 2.2.3. Lễ hội tiêu biểu: Lễ hội hoa Ban hay còn gọi là lễ hội Xên Mường được người Thái ở tây bắc tổ chức vào dịp tháng 2 âm lịch, khi hoa ban bắt đầu nở trắng cả núi rừng Tây Bắc. Lễ hội thể hiện tấm lòng tôn kính tri ân của nhân dân tưởng nhớ công lao to lớn của các vị nhân thần tiền bối và cầu cho quốc thái, dân an, bản mường no ấm, quanh năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình hạnh phúc. Lễ hội thường được tổ chức ở hang Thẳm Lé gắn với làn điệu khắp chơi hang. Lễ hội gồm 2 phần lễ và hội, phần lễ để cúng thần linh, phần hội để tạo nên những tiếng cười thoải mái nhằm giáo dục con người vươn tới cái tốt đẹp. Sau khi kết thúc phần lễ, bà con dân bản sẽ tiếp tục phần hội với nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như: đi cà kheo, hát đối đáp… hòa trong âm vang nhộn nhịp của tiếng khắp, tiếng pí. Phần lễ tuy đơn giản nhưng mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, vun đắp tình thương trong bản mường. 2.3. Văn hóa ứng xử: Người Thái sống chân thật, giản dị và rất hòa thuận, có tấm lòng vị tha. Gia đình sống rất tình cảm, trẻ con rất ngoan và tự giác nên rất ít khi bị mắng và đánh đòn. Gặp lúc khó khăn, đói kém người ta đến họ hàng xin lương thực. Người được hỏi xin sẵn sàng chia sẻ số lương thực còn lại, dù biết rằng sau đó chính họ cũng sẽ 11
  12. lâm vào cảnh thiếu đói nên mọi người sống trong buôn làng có tình tương thân tương ái rất cao. Do đó xã hội đồng bào Thái không chấp nhận lối sống chỉ biết có mình, vun vén cho mình, càng không chấp nhận lối sống tự phụ, huênh hoang, vỗ ngực ta đây là người tài, người giỏi. Mẫu người lý tưởng không phải là bậc hiền nho quân tử của đạo Khổng, càng không phải là mẫu người lắm tiền nhiều của, mà là người chăm việc lo lắng cho dân trong làng bản, xả thân giúp đỡ mọi người khi cần thiết. Khiêm nhường là đặc trưng trong giao tiếp của dân bản Thái. Họ không nhận về mình cái hay, cái giỏi cho đó là còn kém, còn phải vươn lên nhiều mới xứng lời khen của mọi người. 3. Dân tộc Dao 3.1. Văn hóa vật chất: 3.1.1. Hoạt động sản xuất: Đồng bào Dao chủ yếu dựa vào các sản phẩm nông nghiệp mang tính tự cung tự cấp như lúa, ngô, khoai, sắn; thức ăn chủ yếu là các loại rau, đậu, củ, quả tự trồng. Người Dao có nghề làm giấy bản, nhuộm màu đỏ thẫm, vàng chanh hoặc để thô được đem đi bán khắp mọi nơi. Dân tộc Dao có nhiều bài thuốc nam (thuốc lá) bí truyền chữa được nhiều bệnh bằng kinh nghiệm bắt mạch, cắt thuốc theo y pháp phương Đông 3.1.2. Nhà ở: Dân tộc Dao cũng như tất cả các dân tộc khác ở nước ta đều lấy nguyên vật liệu tại chỗ để làm nhà. Đó là gỗ, tre, nứa, lá cỏ gianh, lá gồi, dây rừng. Về mặt hình thức, nhà ở của dân tộc Dao chia thành ba loại: nhà đất, nhà nửa sàn, nửa đất và nhà sàn. Nhà đất có thể là nhà lâu đời của người Dao. Người Dao quan niệm rằng có ở nhà đất mới có chỗ cúng Bàn Vương. Nhà thường có 3 hoặc 5 gian đứng (không có chái). Loại nhà đất thường được làm ở vùng núi cao, ít rừng, ít cây 12
  13. cối. Nhà nửa sàn, nửa đất thường gặp ở vùng giữa nơi còn khá nhiều rừng, sinh sống ở vùng này chịu tác động của sự ẩm thấp của rừng. Do vậy họ làm nhà nửa sàn nửa đất. Điều đáng chú ý là với loại nhà này, đồng bào luôn đặt bàn thờ Bàn Vương ở phần nhà đất. Nhà sàn là loại hình nhà phổ biến ở người Dao sinh sống ở vùng thấp, làm ruộng hoặc làm nương định cư. Đa số họ sống xen kẽ với người Tày, người Nùng. Măc dù về hình thức, nhà ở của dân tộc Dao chia thành ba loại hình, nhưng về nội dung bố trí bên trong vẫn có nét đặc của dân tộc Dao. Đó là trong nhà có một gian nhỏ được ngăn ra ở ngay giữa nhà dùng làm chỗ thờ Bàn Vương. Những người sống du canh, du cư đôi khi phải chuyển nhà ở theo nương. Người Dao có tục chuyển nhà là chuyển đồ vật trong nhà chứn không chuyển nguyên vật liệu của cả ngôi nhà cũ đến địa điểm làm nhà mới. Tuy nhiên vẫn phải chuyển theo một chiếc cột nhà. 3.1.3. Ẩm thực: Chẩm chéo Trong bữa ăn hằng ngày của người Thái, chẩm chéo là món không thể thiếu. Cũng ví như nước mắm trên mâm cơm người Việt, chẩm chéo là loại đồ chấm giúp tăng thêm hương vị cho món ăn và khẩu vị khi thưởng thức các món luộc. Nguyên liệu cơ bản của món chẩm chéo gồm muối, hạt mắc khén rang, tỏi khô và ớt tươi nướng. , ngoài ra còn có tời - một loại gia vị đặc biệt được ủ đỗ lên men, giã lẫn với các loại lá cây sau đó gói lại để trên gác bếp. Mùi vị khá đặc biệt của tời giúp “lên hương” cho món chẻo. Rượu cần Bên cạnh đó, nói đến ẩm thực dân tộc Thái phải nói đến rượu cần. trong tiếng Thái là lầu xạ. Rượu được xem là “nguyên bản” dùng men tự chế từ các loại lá, vỏ, rễ cây thuốc ủ với gạo nếp, nếp cẩm. Để có rượu ngon không chỉ cần thời 13
  14. gian ủ, mà tùy vào từng vùng sẽ có các bí quyết riêng trong việc chọn lá và cách ủ làm sao cho rượu có được mùi thơm, độ cay, vị thanh ngọt và đậm đà. 3.1.4. Trang phục: Nam giới thường nhật mặc áo cánh ngắn xẻ ngực, cổ tròn, không cầu vai, trước cài cúc vải hoặc xương, có màu sắc đa dạng của vải cổ truyền, quần xẻ dung; Vào ngày lễ thì mặc áo dài xẻ nách màu chàm đầu quấn khăn, đi guốc. Trang phục của nữ giới thì đa dạng hơn. Nữ Thái Trắng hường ngày mặc áo cánh ngắn (xửa cỏm) cổ áo hình chữ V, váy màu đen không trang trí hoa văn, khăn đội đầu vải chàm và không hoa văn. Khi có các dịp lễ, Tết thì mặc áo dài màu đen, thụng thân, có tua vải phủ từ vai xuống ngực. Người phụ nữ chưa chồng thì không búi tóc, có chồng búi tóc trên đỉnh đầu. Đối với nữ Thái Đen, thường nhật họ mặc áo ngắn màu tối (chàm hoặc đen), áo cổ tròn, đầu đội chiếc khăn Piêu. Váy và kiểu tóc tương tự với người Thái Trắng. Vào các dịp lễ, Tết thì mặc áo dài. Mgười Thái Đen đa dạng với các loại xẻ nách, chui đầu, trang trí phong phú, đa dạng về màu sắc hơn Thái Trắng. 3.2. Văn hóa tinh thần: 3.2.1. Tín ngưỡng: Tín ngưỡng của người Dao là tín ngưỡng đa thần “vạn vật hữu linh” mang dấu ấn của Nho giáo và Đạo giáo chính thống. Tư tưởng Nho giáo được thể hiện rõ trong cách phân định tôn ti, trật tự, theo thứ bậc ở mỗi gia đình, mỗi dòng họ. Đồng thời, Đạo giáo ảnh hưởng bao trùm hầu hết các phong tục tập quán thờ cúng tổ tiên (Bàn Hồ – Bàn Vương), được thể hiện qua lễ đặt tên cho con trai và cấp sắc cho người làm thầy cúng... Người Dao quan niệm khi chết thì chỉ chết về thể xác, còn linh hồn mãi mãi bất diệt “quay về với tiên tổ”. Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, nhiều tục lệ đã bị mai một dần theo thời gian. Bảo tồn những giá trị văn hoá người Dao là việc làm cần thiết để góp 14
  15. phần bảo tồn và phát huy vốn văn hóa phi vật thể đặc sắc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. 3.2.2. Phong tục, tập quán: Đối với người Dao, việc thờ cúng đặc biệt được chú trọng, vì vậy các nghi lễ liên quan đến thờ cúng tổ tiên luôn được đồng bào duy trì, thể hiện với những nghi lễ độc đáo, đặc sắc. Nghi lễ thờ cúng nói chung của người Dao mang đậm tính nhân văn, hướng con người nhớ đến nguồn cội, xua đuổi cái ác và là sợi dây liên kết cộng đồng sâu sắc. Trong nghi lễ thờ cúng, người Dao sử dụng nhiều tranh cúng và mỗi dịp lễ, Tết, lại có những loại tranh cúng riêng; trong đó phổ biến là bộ tranh Tam Tượng (hay còn gọi là Tam Thanh) và bộ Đại Đường Quân. Tranh thờ không chỉ là tín ngưỡng mà còn thể hiện niềm tin của người Dao với cuộc sống. Đồng bào quan niệm, các vị thần linh luôn nhìn thấu mọi việc và sẵn sàng phạt người nào định làm điều ác. Chỉ cần nhìn ngắm bức tranh có các vị thần được khắc họa oai nghiêm là những ai có ý định làm việc xấu sẽ phải dừng lại. Cưới xin của người Dao rất đa dạng, có nhiều hình thức tổ chức khác nhau. Các nghi lễ chính của một đám cưới thường gồm: Lễ dạm hỏi (nải nham), lễ trao lộc mệnh (tờ giấy ghi ngày, tháng, năm sinh của đôi trai gái để so tuổi xem có hợp nhau không), lễ thoả thuận cam kết và lễ cưới. Xưa kia trai gái người Dao thường được dựng vợ gả chồng trước tuổi hai mươi. Nay việc kết hôn đã được thực hiện đúng độ tuổi mà Luật hôn nhân qui định như các dân tộc khác. 3.3.3. Lễ hội tiêu biểu: Đồng bào dân tộc Dao coi lễ cấp sắc là một nghi lễ thiêng liêng, quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi một con người. Họ làm lễ cấp sắc để khẳng định sự trưởng thành và vị thế của mình. Đối với đàn ông dân tộc Dao, chỉ khi được cấp sắc thì người con trai đó mới được cộng đồng công nhận là đã trưởng thành. Theo quan niệm của người Dao, người con trai nào không được cấp sắc, khi sống 15
  16. không được thờ cúng cha mẹ, khi chết không được về với tổ tiên, không được công nhận là con cháu của Bàn Vương (tổ tiên của người Dao). Lễ Cấp sắc của người Dao thường có 3 cấp: 3 đèn, 7 đèn và 12 đèn. Nếu như lễ cấp sắc 3 đèn, 7 đèn chỉ được tổ chức trong phạm vi dòng họ chung tổ tiên, thì lễ cấp sắc 12 đèn có thể có nhiều dòng họ cùng tổ chức một lễ. Số lượng người cùng được cấp sắc nhiều hay ít lại phụ thuộc vào người chủ đứng ra vận động, thường từ 20 đôi trở lên. Ngày hành lễ cấp sắc thường được tiến hành vào những tháng cuối năm. Trước khi hành lễ, người cấp sắc phải kiêng: nói tục, chửi bậy, quan hệ vợ chồng hay để ý đến phụ nữ... Thời gian tiến hành lễ cấp sắc 3 đèn kéo dài từ 1 đến 2 ngày; cấp sắc 7 đèn kéo dài 3 đến 5 ngày với các nghi lễ chính trình diện và thụ đèn. 3.3. Văn hóa ứng xử: Người Dao thật thà, hiền lành, chất phác và hiếu khách. Bản chất quý báu đó vẫn là nét chủ đạo, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa. Trong cuộc sống thường nhật, họ ít nói nhưng không thù ghét ai. Do sống phân tán, tiếp giáp với nhiều dân tộc nên họ cũng dễ hòa đồng, tạo điều kiện cho sự phát triển, tiếp thu cái mới. Do quá trình dài sinh sống trên núi cao, người dân trong bản ốm đau đều tự chữa bằng cây thuốc mọc trong tự nhiên. Do vậy người Dao đúc kết được những bài thuốc dân gian quý, khá đa dạng và phong phú. Hát Páo Dung là một báu vật văn hóa của dân tộc Dao. Loại hình văn hoá này thể hiện tâm tư, tình cảm và ước vọng của người Dao trong cuộc sống. Dù có sự khác nhau về cách thể hiện giữa các ngành Dao, nhưng những làn điệu Páo Dung mang đặc điểm chung đề cao lẽ sống, cách ứng xử, ca ngợi thiên nhiên và tinh thần lao động sáng tạo của đồng bào nơi đây. 16
  17. III. Tổng kết: Khi nói đến văn hóa dân gian vùng Tây Bắc, chúng ta cần nhận diện nó từ nhiều phương diện, khía cạnh và giá trị: nguồn gốc bản địa; trong cuộc sống hàng ngày; những phong tục, tập quán… Những phương diện, khía cạnh và giá trị này đã hình thành và dần khẳng định văn hóa dân gian của các dân tộc vùng Tây Bắc hết sức đa dạng, phong phú về các loại hình, hình thức diễn xướng và phương thức lưu truyền. Tây Bắc là một vùng văn hoá, xứ sở hoa ban, quê hương xoè hoa, miền đất dịu ngọt của những thiên tình sử Tiễn dặn người yêu nhưng cũng đầy tiếng than thở của những thân phận người Tiếng hát làm dâu, một vùng đất mang nhiều vẻ đẹp văn hóa độc đáo và hấp dẫn. Bằng những nét văn hóa rất riêng ấy, Tây Bắc đã góp phần làm nên sự đa dạng và phong phú của văn hóa Việt Nam. Danh mục tài Liệu tham khảo: Tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt 1. Trần Quốc Vượng (2006), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nhà xuất bản giáo dục. 2. Truyền hình Vĩnh Long (2021), Ký sự truyền hình, Khám phá Tây Bắc - Tập 2: Dưới nếp nhà người Mông, Truy xuất từ https://www.youtube.com/watch? v=isFzG9Wkb9I 3. Nguyễn Thị Kim Voanh (2017), Vài vài nét văn hoá của người H’mông ở Việt Nam, Truy xuất từ http://www.baotangphunu.com/index.php? option=com_content&view=article&id=312:2017-03-03-04-55- 57&catid=47:nhan-vt-s-kin&Itemid=70 4. Lan Khang (2017), Dân tộc Dao và những nét đặc sắc, Truy xuất từ https://dantocmiennui.vn/dan-toc-dao-va-nhung-net-van-hoa-dac- sac/153925.html 17
  18. 5. Ban biên tập tỉnh uỷ Yên bái (2020), Dân tộc Thái, Truy xuất từ https://yenbai.gov.vn/noidung/tintuc/Pages/chi-tiet-tin-tuc.aspx? ItemID=49&l=CacdantocYenBai&lv=11 6. TS. Lò Giàng Páo (2009), Sự hoà hợp văn hoá giữa các dân tộc vùng Tây Bắc, Truy xuất từ http://web.cema.gov.vn/modules.php? name=Content&op=details&mid=7421 7. Đại học quốc gia Hà Nội (2014), Tổng quan vùng văn hoá Tây Bắc, http://ivides.vnu.edu.vn/index.php/WebControl/viewnews/234 8. Nguyễn Thế Lượng (2020), Văn hoá Tây Bắc – Những mạch nguồn chảy mãi, Truy xuất từ https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/van-hoa-tay-bac- nhung-mach-nguon-chay-mai-553496.html Tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh 9. Alotrip, Northwest Vietnam introduction, Truy suất từ https://www.alotrip.com/about-vietnam-overview/northwest-vietnam- introduction 10. Phương Nam education (2021), The Northwest Area of Vietnam, Truy xuất từ https://learnvietnamese.com.vn/en/news/the-northwest-area-of- vietnam.html 11. An My (2021), Northwest Vietnam: Top 5 Superb Mountainous Lands cannot be missed!, Truy xuất từ https://www.bestpricetravel.com/travel- guide/northwest-vietnam-top-5-superb-mountainous-lands-cannot-be- missed-366.html 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2