intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tiểu luận: The company enron and the billionaire donald trump

Chia sẻ: Trịnh Phương Hoài | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

111
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài tiểu luận "The company enron and the billionaire donald trump" cung cấp cho các bạn những kiến thức về những ngôi sao sáng, vụ phá sản lớn nhất. Hy vọng nội dung bài tiểu luận phục vụ hữu ích cho các bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tiểu luận: The company enron and the billionaire donald trump

  1. Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh Trường Đại Học Sài Gòn  QUẢN TRỊ HỌC CĂN BẢN Đề tài: THE COMPANY ENRON AND THE BILLIONAIRE  DONALD TRUMP Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Hà Minh Nhóm môn học:  01 Danh sách sinh viên:   Trịnh Phương Hoài 3112420100 Đặng Quốc Anh 3112420004 Nguyễn Đức Anh 3112420006 Nguyễn Thị Phương Anh 3112420009 Bùi Ngọc Ngọc Châu 3112420017 Vũ Thị Ngọc Diễm 3112420030 Khưu Thị Ngọc Diệu 3112420031
  2. TpHCM,ngày 11 tháng 11 năm 2012 1. Ngôi sao sáng Năm 1985, Kenneth Lay sáp nhập Houston Natural Gas và  InterNorth để thành lập công ty năng lượng Enron. Đầu những năm  1990, Lay góp phần vận động bán điện theo giá thị  trường, nhờ  vậy, những nhà giao dịch như Enron có thể bán năng lượng với giá  cao hơn và gia tăng đáng kể lợi nhuận thu được.  Enron sở hữu và điều hành một loạt các tài sản bao gồm các  đường  ống dẫn khí, các nhà máy điện, các nhà máy bột giấy và  giấy, các nhà máy nước, cùng với nhiều loại hình dịch vụ  trên toàn cầu. Enron cũng   kiếm thêm doanh thu bằng cách mua bán những hợp đồng trong cùng mảng sản phẩm   và dịch vụ mà công ty có tham gia.  Năm 1985 2000 Số lượng nhân viên 15.076 18.000 Các nước có hoạt động 4 Trên 30 Tài sản (tỉ USD) 12 33 Đường ống sở hữu (dặm) 37.000 32.000 Các   nhà   máy   điện   đang   hoạt  1 14 (tại 11 quốc gia) động Các nhà máy điện đang xây dựng 1 51 (tại 15 quốc gia) Xếp hạng công ty (Fortune 500) Không 18 2
  3. Giá cổ phiếu Enron tăng vùn vụt, từ đầu thập  niên   1990   đến   cuối   năm   1998   đã   nhảy   vọt  311%, vượt trội so với tỷ  lệ  tăng trưởng của   chỉ số S&P 500. Trong 2 năm bản lề thiên niên   kỷ, giá cổ phiếu Enron tăng tiếp 56% và 87%,  trong khi chỉ  số  S&P tăng 20% vào năm 1999  và giảm 10% vào năm 2000. Enron tiếp tục là  ngôi sao sáng chói trên TTCK.  Tới ngày 31/12/2000, cổ  phiếu Enron có giá 83,13USD/cổ  phiếu và vốn hóa thị  trường của công ty vượt mốc 60 tỷ  USD, cao gấp 70 lần thu nh ập và 6 lần giá trị  sổ  sách, cho thấy TTCK kỳ vọng nhiều vào triển vọng tương lai của Enron. Thêm vào đó,  Enron 6 năm liền được cuộc khảo sát của Tạp chí Fortune đánh giá là "Công ty sáng tạo  bậc nhất Hoa Kỳ". 2. Vụ phá sản lớn nhất Khi Jeffrey Skilling được thuê vào công ty và sau đó đảm nhận vị trí CEO Enron,   dưới sự  dung túng của Lay, Skilling đã tập trung vào việc đáp  ứng những sự  kỳ  vọng   của Phố Wall bằng cách phát triển một ban bệ điều hành che giấu hàng tỷ USD thua lỗ  và nợ nần từ những thương vụ và dự án bị thất bại. Họ khai thác các kẽ hở kế toán, sử  dụng các thể chế có mục đích đặc biệt (những "đối tác" do Enron kiểm soát) và các báo  cáo tài chính không trung thực.  Họ thậm chí gây áp lực để Công ty kiểm toán Arthur Andersen (một trong 5 công   ty kiểm toán lớn nhất thế giới) bỏ qua các vấn đề kế toán nhiều rủi ro ở Enron. Ngoài  những lời tự  đánh bóng về khả năng quản lý, Enron được quảng cáo rất hiệu quả qua  Arthur Andersen và các nhà phân tích Phố  Wall, nhờ  vậy số  người mua cổ phiếu của   công ty cao kỷ lục.  Chi nhánh Houston của Arthur Andersen nhận 1 triệu USD/tuần còn tham gia cả  việc tìm kiếm đối tác cho Enron. Số  tiền kếch xù trên đã làm mờ  mắt các nhân viên  kiểm toán và họ  dễ  dàng bỏ  qua nguyên tắc. Theo đó, những báo cáo tài chính không   minh bạch đã không mô tả rõ ràng hoạt động và tình hình tài chính của Enron cho các cổ  3
  4. đông và giới phân tích, thay vào đó, chúng tô vẽ  hiệu quả  hoạt động của công ty. Vụ  việc vỡ lở vào tháng 10/2001.  Cổ phiếu Enron từ đỉnh cao 90 USD vào giữa năm 2000 đã tuột dốc không phanh   xuống chỉ còn chưa tới USD vào cuối tháng 11/2001. Ủy ban Chứng khoán và giao dịch   Hoa Kỳ  (SEC) bắt đầu điều tra. Đối thủ  cạnh tranh Dynegy đề  nghị  mua lại Enron   nhưng thương vụ bất thành và ngày 2/12/2001, Enron nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Với  tài sản lên tới 63,4 tỷ USD, đây là vụ  phá sản lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ tính đến   thời điểm đó.             Nhiều người trong ban điều hành Enron đã bị kết tội và tống vào tù. Trong đó, 2   lãnh đạo cao nhất Jeffrey Skilling và Kenneth Lay từ  người hùng trở  thành những "kẻ  dối trá và lừa gạt vĩ đại", đã khoa trương quá mức tình trạng sức khỏe của công ty và  đưa công ty tới thảm cảnh phá sản, khiến cho nhà đầu tư  mất hàng tỷ USD và khoảng  20.000 nhân viên Enron bị  mất việc làm, nhiều người trong số  họ  mất luôn những  khoản tiết kiệm cả đời vì đã góp vốn vào công ty.  4
  5. Skilling và Lay bị  buộc tội che giấu, làm  những   báo   cáo   giả   và   gian   lận   chứng   khoán.  Skilling còn bị kết tội giao dịch nội gián, phải chịu  phạt 45 triệu USD và 24 năm tù. Về  phần Lay,  ông ta đã chết vì nhồi máu cơ  tim trong lúc chờ  đợi   bản   án   dành   cho   mình   (rạng   sáng   thứ   tư  5/7/2006 giờ địa phương).  Trong lúc đó, nhân viên và các cổ  đông Enron kiện tụng nhưng kết quả  nhận   được rất hạn chế mặc dù rõ ràng là họ  đã mất hàng tỷ  USD tiền lương hưu và thị  giá   cổ  phiếu khi Enron sụp đổ. Vụ  bê bối này đã đánh động nhà chức trách ban hành luật   định mới Sarbanes­Oxley 2002 nhằm tăng cường tính chính xác báo cáo tài chính của các  công ty đại chúng cũng như hoạt động của các công ty kiểm toán.  Vụ bê bối Enron đã đưa họ tới giải IgNobel "Sử dụng sáng tạo nhất những con   số  tưởng tượng" vào đầu năm 2002, nhưng không một cựu thành viên nào trong ban  quản lý Enron chịu nhận giải thưởng khét tiếng này. Donald   Trump,   giám   đốc   điều  hành  của   Trump  Organization ­   tỷ  phú nổi tiếng thế  giới với tài năng   kinh doanh, khả năng đàm phán và tính quyết đoán. Nhìn   vào   chuỗi   những   thành   công   mà   Donald  Trump đã có hiện nay, hẳn nhiều người sẽ  nghĩ rằng  con đường đi tới vinh quang của ông là rất bằng phẳng.  Tuy   nhiên,   trên   thực   tế,   để   có   được   mỗi   bước   thành   5
  6. công đó, Donald Trump đã từng phải trải qua không ít những khó khăn mà chỉ có Donald   Trump mới đủ tài trí để vượt qua. Ông thường đi ngược lại quy tắc kinh tế của việc giảm giá để tăng yếu tố cạnh  tranh, mà thay vào đó lại thường xuyên nâng cao giá và đã thành công.  Ông đã từng phá sản tới 4 lần. Cụ thể, theo luật của Mỹ thì Donald Trump đã từng phải công bố phá sản 4 lần  vào các năm 1992,1994,2004 và 2009. Trump từng 1 lần đứng trước nguy cơ phá sản cá nhân. Đó là vào cuối thập niên   1980 khi ông tài trợ  vốn cho dự  án xây dựng sòng bài Trump Taj Mahal bằng các trái  phiếu có độ rủi ro cao. Kết quả là Trump Taj Mahal đã phải nộp đơn xin bảo lãnh phá   sản (năm 1991) vì không thể trả được mức lãi vay quá cao. Doanh nghiệp của ông bị lỗ  và cá nhân ông thì gánh khoản nợ  900 triệu USD. Giữa thập niên 1990, ông đã giảm  được hầu hết số  nợ  này bằng cách bán đi chiếc du thuyền Trump Princess, hãng hàng  không Trump Shuttle và cổ phần của ông trong một số doanh nghiệp khác. Liên  tiếp  những năm sau  đó,  Donald  Trump  còn phải  đối  mặt với  hàng  loạt  những vấn đề khó khăn về tài chính và các khoản nợ lớn tại dự án Trump Plaza Hotel,   Trump Hotels & Casino Resorts, Trump Entertainment Resorts Holdings. Th ậm chí, có  thời điểm, khoản nợ  của Donald Trump lên tới con số  gần 2 tỷ  USD. Trong tất cả  những tình huống khó khăn đó, Donald Trump, bằng những tính toán mang tầm chiến  lược của mình, đều có được những cách giải quyết hòa hoãn tối ưu thông qua đàm phán   để thoát hiểm. Sự thành công trở lại của Trump là cả một kỳ tích. Càng sa cơ ông lại càng mạo   hiểm đến liều lĩnh. Ông có thể  vay chỗ  này để  trả  nợ  chỗ  kia. Ông thế  chấp để  vay   ngân hàng rồi lại phải để cho ngân hàng phát mại. Trước rất nhiều sức ép của các ngân  hàng chủ nợ nhưng Trump vẫn khôn khéo đàm phán, thương thuyết. Diễn thuyết 1 giờ được 1,5 triệu USD! 23/10/2005, hàng ngàn người hâm mộ  nhà tỷ  phú này và mong muốn biết con  đường làm ăn của ông đã đến nghe buổi thuyết trình đắt giá như  vậy. Với 1 giờ  trình   bày, Donald Trump bỏ túi 1,5 triệu USD. Tính ra, giá mỗi phút nói chuyện của ông lên  tới 25.000 USD! 6
  7. Người ta chấp nhận bỏ ra từ 100 ­ 500 USD cho một vé tới nghe Trump để  vưà   ́ ̉ ̉ ̃ ́ ̀ ̀ ̀ ̀ ̉ ̃ ực bât đông san, c co thê thoa man tri to mo vê nha ty phu trong linh v ́ ́ ̣ ̉ ờ bac, thê thao, giai ̣ ̉ ̉  ́ ưa co thê đ tri, v ̀ ́ ̉ ược cung câp nhiêu l ́ ̀ ời khuyên đê lam giau môt cach nhanh gon va tr ̉ ̀ ̀ ̣ ́ ̣ ̀ ực   ́ Donald được coi là người "chạm tay vào đâu, cái đó hóa vàng". tiêp nhât. ́ Tỉ phú Donald Trump treo thưởng 5 triệu USD cho ông Obama Theo AP, tỉ  phú bất động sản người Mỹ  Donald Trump đã treo thưởng 5 triệu   USD cho Tổng thống Barack Obama nếu ông tiết lộ  hồ  sơ  đại học và hộ  chiếu của   mình. Ông Trump đưa ra đề nghị vào hôm 24/10/2012 trong một đoạn video được đăng  tải trên Twitter. Lời đề nghị này có hiệu lực đến hết tháng 10. Theo tỉ  phú Trump, ông Obama là "Tổng thống ít minh bạch nhất trong lịch   sử đất nước". Trước đó, tỉ phú này đã gây chú ý khi tuyên bố ông sẽ đưa một thông tin  "rất rất lớn" lên mạng xã hội Twitter và Facebook. Nhiều lời đồn đoán cho rằng thông  tin này liên quan đến giấy ly hôn giữa ông Obama và Đệ  nhất phu nhân Michelle hay   việc công dân số  1 của nước Mỹ từng dính dáng đến ma túy thời đại học. Tuy nhiên   "điều bất ngờ  tháng 10" của ông hóa ra chỉ  xoay quanh chuyện hồ sơ về hộ chiếu và   bằng đại học của ông Obama.  Đáp lại những tuyên bố "hùng hồn" của ông Trump, Tổng thống Obama đã chọc   quê tỉ phú Donald Trump. "Ân oán giữa chúng tôi đã bắt đầu từ khi cả hai cùng lớn lên ở  Kenya" ­ Obama pha trò tại show đối thoại, sẽ  được phát sóng vào cuối ngày thứ  Tư  trên kênh NBC ­ "Chúng tôi thường đụng nhau trên sân bóng đá, không  ấy không chơi  giỏi lắm và bực tức về điều đó. Khi chúng tôi dọn tới sống ở Mỹ, tôi nghĩ cứ nghĩ rằng   chuyện sẽ kết thúc." Kể xong câu chuyện, Obama tươi cười và sau đó thừa nhận rằng  ông chưa bao giờ gặp Trump ngoài đời. 7
  8. Ông Trump là người  ủng hộ   ứng cử  viên đảng Cộng hòa Mitt Romney. Năm  ngoái tỉ  phú Donald Trump từng gây được nhiều chú ý vào năm ngoái khi phát động   chiến dịch gieo nghi ngờ về nơi sinh và tư  cách trở  thành tổng thống của ông Obama.   Nhà Trắng sau đó đã công bố giấy khai sinh của ông Obama, cho thấy đương kim tổng  thống Mỹ sinh ra tại Hawaii vào năm 1961, thay vì tại Ghana như những tố giác của ông   Trump.    8
  9. Nguồn: http://wikipedia.org/ http://vneconomy.vn/ http://vietbao.vn http://www.thanhnien.com.vn/ http://www.baomoi.com/ 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2