intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bạn có mắc sỏi thận?

Chia sẻ: Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

114
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những biểu hiện, triệu chứng và các nguy cơ sẽ giúp bạn tự làm một bài test kiểm tra tình trạng sức khoẻ của bản thân. Ngoài ra, những lời khuyên bổ ích dưới đây cũng sẽ giúp bạn biết phải làm gì để ngăn ngừa chứng bệnh này. Biểu hiện của bệnh Sỏi thận được hình thành khi có sự tạo “ khối” của các thành phần trong nước tiểu (gồm có canxi và axit uric). Thông thường, sỏi thận hình thành ở giữa quả thận, tại vị trí mà nước tiểu ứ đọng trước khi tới niệu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bạn có mắc sỏi thận?

  1. Bạn có mắc sỏi thận? Những biểu hiện, triệu chứng và các nguy cơ sẽ giúp bạn tự làm một bài test kiểm tra tình trạng sức khoẻ của bản thân. Ngoài ra, những lời khuyên bổ ích dưới đây cũng sẽ giúp bạn biết phải làm gì để ngăn ngừa chứng bệnh này. Biểu hiện của bệnh Sỏi thận được hình thành khi có sự tạo “ khối” của các thành phần trong nước tiểu (gồm có canxi và axit uric). Thông thường, sỏi thận hình thành ở giữa quả thận, tại vị trí mà nước tiểu ứ đọng trước khi tới niệu đạo, từ đây sẽ dẫn tới bàng quang. Những viên sỏi thận nhỏ có thể tự đào thải ra ngoài cơ thể theo đường nước tiểu và bạn hiếm khi quan sát thấy chúng. Tuy nhiên, những viên sỏi có kích cỡ lớn, thì đó thực sự là “vấn đề” rắc rối. Chúng sẽ làm căng niệu đạo bởi “ mục đích” của chúng di chuyển xuống bàng quang. Từ đó bạn sẽ phải chịu đựng những cơn đau quặn, thắt. Kèm theo hiện tượng bí đái, hay đi tiểu mót. Những triệu chứng cơ bản của bệnh sỏi thận: - Đau vùng lưng, hay có cảm giác buồn nôn - Đi tiểu nhiều vào ban đêm, đau rát khi đi tiểu và trong nước tiểu có ra máu - Với nam giới, bệnh sỏi thận gây đau vùng tinh hoàn
  2. - Đau vùng bụng , vùng háng, người hơi sốt, hay bị rùng mình - Nước tiểu có màu không bình thường Những người trẻ tuổi và trung niên là đối tượng có nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn so với những người già. Nguyên nhân của bệnh Các bằng chứng y khoa đã cho hay, uống quá ít nước sẽ dẫn tới nguy cơ mắc sỏi thận. Sỏi thận có thể là căn bệnh do di truyền, hay đó là các đối tượng đã từng bị bệnh gout, bệnh viêm ruột, viêm đường tiết niệu, dạ dày mãn tính. Thêm vào đó những người có chế độ ăn uống không khoa học như ăn quá nhiều thức ăn có chứa oxalat ( có trong socola, nho, trà, rau bina, dâu tây), cũng rất dễ mắc sỏi thận. Chế độ ăn kiêng gây thiếu chất, đặc biệt là vitamin B6 và magie, cùng với sự dư thừa hàm lượng vitamin D là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh sỏi thận. Sự mất cân bằng của các vitamin và khoáng chất có thể làm tăng hàm lượng canxi oxala trong nước tiểu. Khi hàm lượng quá cao, canxi oxala không được phân huỷ, và sẽ tạo nên sự kết tinh( đóng cục), dẫn đến bệnh sỏi thận. Giảm đau khi mắc sỏi thận - Uống 3- 4 cốc nước ép quả nam việt quất mỗi ngày
  3. - Uống hoặc dùng ít nhất 1 lần cây atisô mỗi tuần - Ăn măng tây ít nhất 2 lần mỗi tuần - Ngâm khăn với nước ép hành tỏi rồi chườm lên vùng thận sẽ giúp giảm đau - Đun sôi nước cần tây và mùi tây, để nguội rồi uống hỗn hợp nước này sẽ giúp giảm đau do bệnh sỏi thận gây ra - Uống ít nhất 1 cốc nước chanh mỗi ngày - Uống nước củ cải đường hàng ngày - Uống nhiều nước sẽ giúp ngừa việc hình thành sỏi và lọc bỏ những cặn bã tích tụ lâu ngày gây sỏi thận.
  4. Hoa quỳnh chữa sỏi thận Ngoài việc chữa trị hiệu quả chứng sỏi ở đường tiết niệu, loài hoa đẹp này còn giúp điều trị ho, viêm họng, vết bầm tím... Cách chữa sỏi thận, niệu quản, bàng quang theo kinh nghiệm dân gian: Hoa quỳnh thu hái lúc mới nở, để tươi hoặc phơi, thái nhỏ, tẩm mật, sao vàng. Hãm với nước sôi như pha trà hoặc sắc với 200 ml nước còn 50 ml, uống 1 lần trong ngày. Liều dùng hằng ngày: 20-30 g, dùng liền trong vài tuần. Có thể phối hợp với các vị thuốc khác theo công thức sau: Hoa quỳnh 30 g, kim tiền thảo 20 g, diếp cá 20 g, rễ cỏ tranh 10 g, thái nhỏ, sắc lấy nước đặc chia 3 lần uống trong ngày.
  5. Từ năm 1966 đến 1974, dược sĩ Phan Đức Bình đã nghiên cứu và khẳng định, dịch nhầy chiết từ hoa quỳnh tươi không những làm tan sỏi mà còn trị được chứng đái tháo đường. Cách dùng và liều lượng như trên. Các công dụng khác: Thuốc bổ mát, chữa ho có đờm, ho do lao và hen: Hoa quỳnh mới nở để tươi, thái nhỏ, hấp với mật ong hoặc nấu với trứng gà ăn nóng trong ngày. Người lớn 2 - 3 hoa, trẻ em 1- 2 hoa. Chữa ho, viêm họng: Hoa quỳnh 30 g, lá xương sông 10 g rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát sạch cùng với mật ong 10 ml, đun cách thủy trong 15-30 phút. Để nguội, trộn đều, uống làm 2 lần trong ngày. Chữa đau bụng, vết bầm tím sưng đau: Hoa quỳnh mới nở, cắt ngâm ngay vào rượu cho ngập trong 10-15 ngày, càng lâu càng tốt. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1-2 ml. Theo tài liệu nước ngoài, có thể lấy hoa quỳnh 15-30 g thái nhỏ, nấu với thịt lợn nạc làm món ăn - vị thuốc chữa viêm phế quản, lao hạch, lao phổi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2