intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo chuyên đề: Đánh giá lĩnh vực y tế của Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO và các khuyến nghị chính sách

Chia sẻ: Lê Thị Thảo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:48

103
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo cáo chuyên đề: Đánh giá lĩnh vực y tế của Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO và các khuyến nghị chính sách có kết cấu nội dung bao gồm 9 phần như sau: Những đổi mới chủ yếu trong lĩnh vực bảo vệ, CSSKND; quan hệ giữa HNQT và cung cấp dịch vụ y tế; những thay đổi trong chất lượng dịch vụ y tế; tác động đến lĩnh vực y tế khi hội nhập quốc tế; sự tác động của HNQT với các nhóm đối tượng; các kênh truyền tải tác động của hội nhập quốc tế; bài học kinh nghiệm trong quá trình hội nhập; mặt mạnh mặt yếu và cơ hội, thách thức trong HNQT; kiến nghị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo chuyên đề: Đánh giá lĩnh vực y tế của Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO và các khuyến nghị chính sách

  1. CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ KỸ THUẬT HẬU GIA NHẬP WTO DỰ ÁN “ĐÁNH GIÁ TỒNG THỂ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM SAU 5 NĂM GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ ĐÁNH GIÁ LĨNH VỰC Y TẾ CỦA VIỆT NAM SAU 5 NĂM GIA NHẬP WTO VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH Hà Nội, tháng 9/2012
  2. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN : Hiệp hội các quốc gia đông Nam Á BHYT : Bảo hiểm y tế BTA : Hiệp định thương mại song phương CTMT : Chương trình mục tiêu FDI : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài KCB : Khám, chữa bệnh GATT : Hiệp định chung về thuế quan và thương mại KHHGĐ : Kế hoạch hoá gia đình HNQT : Hội nhập quốc tế MFN : Đối xử huệ quốc NT : Đốu xử quốc gia ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức TTYT : Trung tâm Y tế TTYTDP : Trung tâm Y tế dự phòng TYT : Trạm Y tế WTO : World Trade Organization – Tổ chức thương mại thế giới WHO : World Health Organization – Tổ chức Y tế thế giới i
  3. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1 Thay đổi một số chỉ số đánh giá sức khỏe người dân .............................................. 3 Bảng 2. Số cơ sở khám, chữa bệnh nhà nước qua các năm................................................ 10 Bảng 3 Số lượng cán bộ y tế trong các cơ sở nhà nước qua các năm. ............................... 10 Bảng 4. Số giường bệnh cơ sở y tế công lập qua các năm ................................................. 11 Bảng 5. Xu hướng thay đổi mô hình bệnh, tật ................................................................... 17 Bảng 6. Chi cho y tế qua các năm ...................................................................................... 18 Bảng 7. Nguồn ngân sách nhà nước hàng năm chi cho y tế ............................................... 19 Bảng 8. Vốn đầu tư nước ngoài về y tế qua các năm ......................................................... 20 Bảng 9. Một số chỉ tiêu kinh tế dược phẩm qua các năm .................................................. 21 Bảng 10 Nguồn thu sự nghiệp qua các năm ....................................................................... 25 ii
  4. DANH MỤC CÁC BIỂU Biểu 1 Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế qua các năm ..................................................... 4 Biểu 2. Lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân ................................................................... 5 Biểu 3 Số sinh viên ngành y nhập học qua các năm .................................................. 8 Biểu 4 Những tác động hội nhập WTO đối với sức khỏe người dân ...................... 13 Biểu 5. Cơ cấu đầu tư phát triển y tế trên tổng chi tiêu công qua các năm ............. 18 iii
  5. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................................... 1 I. NHỮNG ĐỔI MỚI CHỦ YẾU TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ, CSSKND ................... 3 1. Thay đổi các chỉ số sức khỏe người dân ........................................................... 3 2. Chính sách bảo hiểm y tế toàn dân ................................................................... 4 3. Chính sách tiếp cận y tế cho các nhóm đối tượng.............................................. 5 4. Thay đồi hệ thống cung cấp dịch vụ y tế ........................................................... 7 II. QUAN HỆ GIỮA HNQT VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ Y TẾ ....................................... 13 III. NHỮNG THAY ĐỔI TRONG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ Y TẾ .............................. 14 1. Các công nghệ, kỹ thuật hiện đại được ứng dụng rộng rãi .............................. 14 2. Quá tải bệnh viện ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ..................................... 15 IV. TÁC ĐỘNG ĐẾN LĨNH VỰC Y TẾ KHI HỘI NHẬP QUỐC TẾ............................ 16 1. Tác động mô hình bệnh, tật .............................................................................. 16 2. Tăng nguồn ngân sách cho y tế ........................................................................ 18 3. Thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực y tế................................................ 19 3. Thị trường dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm, hóa chất và TTB bị y tế ......... 20 V. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA HNQT VỚI CÁC NHÓM ĐỐI TƯỢNG ................................. 23 1. Đối tượng thụ hưởng dịch vụ khám, chữa bệnh (người dân)........................... 23 2. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe ............................................................................. 24 3. Các doanh nghiệp trong nước .......................................................................... 25 4. Hệ thống kiểm dịch biên giới, kiểm định sản phẩm ........................................ 26 VI. CÁC KÊNH TRUYỀN TẢI TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ ................... 27 1. Chính sách, chiến lược ..................................................................................... 27 2. Quy luật cung - cầu trong việc cung cấp dịch vụ ............................................. 27 3. Các kênh thông tin, truyền thông ..................................................................... 28 V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP ................................. 28 1. Tổ chức mạng lưới y tế .................................................................................... 28 2. Bài học kinh nghiệm trong công tác cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh ....... 29 3. Công tác phòng, chống dịch, bệnh và công tác quản lý môi trường y tế ......... 30 iv
  6. 4. Bài học kinh nghiệm trong công tác kiểm định chất lượng sản phẩm ............. 31 5. Bài học kinh nghiệm trong việc đầu tư ngân sách cho y tế ............................ 31 VI. MẶT MẠNH MẶT YẾU VÀ CƠ HỘI, THÁCH THỨC TRONG HNQT ................ 33 1. Những mặt mạnh và mặt yếu trong tiến trình hội nhập ................................... 33 2. Cơ hội và thách thức trong quá trình HNQT ................................................... 34 IV. KIẾN NGHỊ ................................................................................................................ 38 1. Phát triển hệ thống y tế đảm bảo đáp ứng nhu cầu người dân: ........................ 38 2. Cải thiện chính sách đầu tư và chính sách tài chính y tế phù hợp: .................. 38 3. Phát triển ngành công nghiệp dược phẩm, vắc xin, sinh phẩm y tế, hóa chất, trang thiết bị y tế: ................................................................................................. 38 4. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực y tế: ............................................. 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 39 v
  7. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam chính thức được WTO thông qua làm thành viên ngày 07/11/2006, Đảng và nhà nước đã có nhiều chủ chương chính sách nhằm chủ động trong việc gia nhập WTO như Nghị quyết 08-NQ/TW, Nghị quyết 16/2007/NQ-CP. Việc gia nhập WTO đã tác động lớn đến kinh tế, xã hội Việt Nam như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đến xuất, nhập khẩu, nông nghiệp và tài chính, y tế... Từ đó cũng làm thay đổi đời sống người dân, khoảng cách người giàu và người nghèo cũng tăng dần lên và tạo ra những thách thức mới trong đời sống xã hội thời kỳ hội nhập. Thực hiện các cam kết WTO cũng tạo điều kiện cho các công ty nước ngoài có điều kiện thuận lợi trong việc kinh doanh hàng hóa tại thị trường Việt Nam. Đối với lĩnh vực y tế, đây là cơ hội để các bệnh viện có điều kiện tiếp cận thuận lợi hơn các trang thiết bị, thuốc, công nghệ, kỹ thuật hiện đại ứng dụng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Tuy nhiên đây cũng là những thách thức đối với các doanh nghiệp dược phẩm, các doanh nghiệp trang thiết bị y tế, sinh phẩm trong việc cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài. Vấn đề phụ thuộc vào hàng hóa nước ngoài lâu dài cũng là nguy cơ tiềm ẩn trong việc phát triển kinh tế trong nước và chủ động trong công tác phòng ngừa, điều trị bệnh. Các hàng hóa về mỹ phẩm, hóa chất sử dụng trong gia dụng và trong y tế, các mặt hàng thực phẩm đòi hỏi công tác kiểm định và cấp giấy lưu hành sản phẩm. Trên cơ sở bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng cũng đặt ra những khó khăn đối với ngành y tế. Cam kết thực hiện các điều khoản các Hiệp định về WTO cũng là cơ hội để Việt Nam thu hút các nguồn đầu tư từ nước ngoài trong việc phát triển mạng lưới chăm sóc sức khỏe cho người dân như các nguồn vốn viện trợ chính thức (ODA), các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), các Tổ chức phi chính phủ nước ngoài (NGO)… Tuy nhiên, việc quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn nhằm tận dụng cơ hội và phát triển ngành y tế là vấn đề đáng được quan tâm. Việc gia nhập WTO, tăng lượng khách du lịch cũng phần nào làm tăng các bệnh, dịch lây truyền qua biên giới, điều đó làm tăng gánh nặng đối với ngành y tế. Tuy nhiên, thời kỳ hội nhập cũng là cơ hội để các nước chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật, tao đổi thông tin và cùng hợp tác trong phòng, chống dịch bệnh và thiên tai thảm họa. Gia nhập WTO góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và kể cả lối sống, hành vi, tác động đến sự thay đổi mô hình bệnh tật nhanh hơn thông qua việc làm thay đổi điều kiện làm việc, điều kiện sống và mức thu nhập. Sự thay đổi này cũng làm nảy sinh những nhu cầu trong việc khám, chữa bệnh cho người dân. Ngành y tế cũng đã có những chuyển đổi trong hệ thống, định hướng chiến lược nhằm bảo đảm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày cáng cao và đa dạng của người dân và cũng như những yêu cầu của hội nhập. Hệ thống kiểm dịch y tế biên giới đã được đầu tư và phát triển các Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế, Công tác An toàn vệ sinh thực phẩm được đẩy mạnh với việc hình thành Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm tại Bộ Y tế và các Chi Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm tại các tỉnh/TP. Công tác quản lý dược phẩm, 1
  8. hóa chất, vắc xin được đẩy mạnh, ở một số tỉnh hình thành các Trung tâm Kiểm định Mỹ phẩm - Dược phẩm. Các Viện nghiên cứu được chuyển đổi phù hợp với các dịch vụ nghiên cứu chuyển giao công nghệ, các dịch vụ kiểm định, kiểm nghiệm, đặc biệt là xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế và khu vực. Các đơn vị y tế dự phòng tuyến tỉnh, tuyến huyện tiếp tục được củng cố và hoàn thiện. Đời sống người dân tăng lên, nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao mà nguồn lực trong nước hạn hẹp, do vậy việc huy động các nguồn lực trong xã hội cũng như quốc tế để phát triển ngành y tế là rất cần thiết và cấp bách. Các chính sách được ban hành nhằm đảm bảo việc huy động các nguồn lực và quản lý hiệu quả các nguồn đầu tư như chính sách xã hội hóa ngành y tế theo Nghị định số 10/2002/NĐ-CP, Nghị định 69/2008/NĐ-CP; tự chủ theo Nghị định số 43/2006/NĐ- CP. Trên cơ sở chính sách trên. Ngành y tế tiến hành phân cấp, phân quyền nhằm tăng quyền tự chủ cho các đơn vị đồng thời tiếp tục thực hiện thu một phần viện phí theo Nghị định 95/NĐ-CP và gần đây là Thông tư 14/2012/TTLT về khung giá viện phí mới nhằm từng bước nâng cao tính công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng giữa các đối tượng trong thời kỳ mới, là những vấn đề đang được xã hội quan tâm. Ngành Y tế cũng không ngừng được quan tâm và đầu tư, do vậy cũng đã có những biến chuyển nhất định trong giai đoạn gia nhập WTO. Trên cơ sở phân tích, đánh giá mức độ tác động của việc hội nhập WTO với ngành y tế sau năm năm gia nhập WTO, từ đó có những đề xuất thay đổi chính sách nhằm đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân đạt kết quả là vấn đề cần thiết. Viện Nghiên cứu kinh tế Trung ương đã phối hợp với Bộ Y tế cùng đoàn chuyên gia tiến hành “Đánh giá lĩnh vực y tế của Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO và đề xuất các khuyến nghị chính sách”. 2
  9. I. NHỮNG ĐỔI MỚI CHỦ YẾU TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ, CSSKND 1. Thay đổi các chỉ số sức khỏe người dân Theo niêm giám thống kê y tế hàng năm của Bộ Y tế, tuổi thọ người dân Việt Nam trong giai đoạn 2002-2006 không có sự thay đổi nhiều về tuổi thọ (71,3), tuy nhiên từ giai đoạn 2007-2010 và 2011 tuổi thọ người dân tăng lên từ 71,3 lên 73,1. Các chỉ số thống kê y tế đều có sự tiến bộ đáng kể qua các năm, nhưng ở hai giai đoạn trên cho thấy một số chỉ số thống kê ở giai đoạn 2002-2006 có sự giảm mạnh hơn giai đoạn 2007-2010, đó là các chỉ số chết trẻ dưới 1 tuổi, chết trẻ dưới 5 tuổi, trẻ sơ sinh nhẹ cân, trẻ suy dinh dưỡng, tử vong mẹ. Tuy nhiên với tỷ lệ đạt được, Việt Nam được Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá cao, là một trong một số ít nước có tỷ lệ chết trẻ em tốt hơn so với các nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người, và là 1 trong 9 nước có khả năng đạt Mục tiêu thiên niên kỷ sớm hơn hạn định (trước 2015) và là 1 trong 3 nước có tốc độ giảm tỷ suất chết mẹ nhanh (giảm trên 75% so 2090 với 2010) (Kết luận tại Hội nghị Quốc tế đánh giá thực hiện MDG - tổ chức tại Washinton – Mỹ vào tháng 4/2012). Bảng 1 Thay đổi một số chỉ số đánh giá sức khỏe người dân Chỉ số 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Số năm kỳ vọng sống 71,3 71,3 71,3 71,3 71,3 72,84 73 72,8 73,0 Tỷ lệ ‰ chết trẻ dưới 1 26,0 21,0 18,0 17,8 16,0 16,0 15,0 16,0 15,8 Tỷ lệ ‰ chết trẻ em dưới 5 tuổi 35,0 32,8 28,5 27,5 26,0 25,9 25,5 25,0 23,8 Tỷ lệ % trẻ sơ sinh
  10. 2. Chính sách bảo hiểm y tế toàn dân Theo Nghị định số 95/NĐ-CP từ năm 1994 về việc thu một phần viện phí, Bộ Y tế cũng đã có hướng dẫn về việc thu một phần phí, viện phí. Tại các địa phương, hầu hết các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, tuyến huyện được phân loại vào nhóm tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên; hầu hết các trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, tuyến huyện thuộc nhóm do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên. Việc thu viện phí đã góp phần huy động nguồn lực đầu tư để phát triển ngành y tế đáp ứng nhu cầu người dân. Tuy nhiên, điều đó cũng là rào cản trong việc tiếp cận với các nhóm đối tượng đặc biệt là các đối tượng là người nghèo, cận nghèo. Trong giai đoạn 2002-2006, bảo hiểm y tế được thực hiện theo Nghị định số 58/1998/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 1998 của Chính phủ ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế, trong đó các đối tượng bảo hiểm y tế bắt buộc đó là người lao động Việt Nam, cán bộ công chức làm việc trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, cán bộ hưu trí, người có công với cách mạng, các đối tượng được bảo trợ. Đến năm 2005, Nghị định số 58/1998/NĐ-CP được thay thế bởi Nghị định số 63/2005/NĐ-CP, trong đó quy định chi tiết và bổ sung một số đối tượng được trợ cấp bảo hiểm y tế như Thân nhân sĩ quan Quân đội nhân dân đang tại ngũ; thân nhân sĩ quan nghiệp vụ đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân, Người cao tuổi từ 90 tuổi trở lên và người cao tuổi theo quy định tại Điều 6 của Nghị định số 30/2002/NĐ-CP, các đối tượng người nghèo theo Quyết định số 139/2002/QĐ- TTg ngày 15 tháng 10 năm 2002, lưu học sinh được cấp học bổng. Trong thời kỳ 2002-2006, cùng với sự phát triển kinh tế, số lượng người tham gia bảo hiểm có xu hướng tăng, tuy nhiên chủ yếu là tầng lớp lao động tại các doanh nghiệp và cán bộ công nhân, viên chức nhà nước. Đến thời kỳ 2008-2010 có sự ra tăng mạnh số người tham gia bảo hiểm do thực hiện Luật bảo hiểm y tế, mở rộng các đối tượng học sinh, sinh viên, cận nghèo, công an, quân đội... Biểu 1 Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế qua các năm [26] Trong giai đoạn 2007-2011, Luật Bảo hiểm xã hội số 25/2008/QH12 năm 2008 ban hành đã tạo điều kiện cho việc tiếp cận bảo hiểm y tế đối với người dân, trong đó quy 4
  11. định thêm các đối tượng là học sinh, sinh viên, các đối tượng cận nghèo, các đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng là trẻ em dưới 6 tuổi được trợ cấp bảo hiểm y tế. Đây là bước ngoặc để tạo điều kiện phát triển bảo hiểm y tế toàn dân. Đến cuối năm 2011, tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 63%, đối tượng bảo hiểm y tế bao phủ đến cán bộ, công nhân viên, người lao động, người hưu trí, người được bảo trợ xã hội, người nghèo, dân tộc thiếu số, người già, thân nhân sỹ quan, trẻ em dưới 6 tuổi, người cận nghèo, học sinh sinh viên. Chính phủ đang tạo các điều kiện để có thể bao phủ bảo hiểm y tế tự nguyện đối với tầng lớp nông dân và các đối tượng khác. Biểu 2. Lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân [26] Đảng và Nhà nước đang huy động các nguồn lực và đảm bảo các khung pháp lý nhằm tiến tới việc che phủ bảo hiểm y tế toán dân. Ngành y tế với mục tiêu đã được đặt là ngành đảm bảo sự tiếp cận dịch vụ y tế đối với mọi đối tượng người dân. Mặc dù vậy, vấn đề đặt ra đang là hiện nay còn gặp nhiều khó khăn do việc thiếu các nguồn lực đảm bảo sự tiếp cận bảo hiểm toàn dân. 3. Chính sách tiếp cận y tế cho các nhóm đối tượng Trước đây, ngành y tế được bao cấp trong việc khám và điều trị. Sau khi nghị định số 95/NĐ-CP năm 1994 có hiệu lực, thì người dân phải chi trả một phần viện phí. Trong giai đoạn hội nhập, sự phát triển của nhiều thành phần kinh tế tạo ra mức thu nhập khác nhau và khoảng cách giàu - nghèo gia tăng, một số người dân nghèo và cận nghèo không đủ khả năng chi trả các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 về việc khám chữa bệnh cho người nghèo, trong đó Nhà nước bảo đảm ngân sách mua thẻ BHYT cấp miễn phí cho người nghèo. (Ngày 01/3/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định 139/2002/QĐ-TTg). Trước đồi hỏi thực tế về nhu cầu khám chữa bệnh và hội nhập quốc tế, Nghị Quyết số 46-NQ/QW ngày 23/2/2005 với quan điểm Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, nhằm tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người dân 5
  12. được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ với chất lượng ngày càng cao, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân, từng bước đạt tới công bằng trong chăm sóc sức khỏe, thực hiện sự chia sẻ giữa người khỏe với người ốm, người giầu với người nghèo, người trong độ tuổi lao động với trẻ em; công bằng trong đãi ngộ đối với cán bộ y tế. Trước thực trạng thời kỳ hội nhập, nền kinh tế phát triển nhanh, ngành y tế cũng phát triển với nhiều thành phần y tế khác nhau, nhằm đảm bảo dịch vụ y tế mang tính toàn dân, ngày 1/4/2009, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 42-KL/TW về Đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính (trong đó có tiền lương và giá dịch vụ y tế) đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, trong đó nêu rõ Hệ thống y tế công lập phải giữ vai trò chủ đạo, đặc biệt trong việc giữ vững định hướng công bằng hiệu quả, phát triển và đảm bảo an sinh xã hội. Vì vậy, hệ thống y tế công lập phải được tiếp tục được mở rộng và phát triển. Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư, phát triển bệnh viện công, đổi mới cơ chế hoạt động của các bệnh viện công để hoạt động ngày càng năng động, hiệu quả. Không cổ phần hoá bệnh viện công lập hiện có; khuyến khích xã hội hoá, xây dựng và thành lập mới bệnh viện cổ phần, bệnh viện liên doanh, cơ sở khám chữa bệnh, bệnh viện tư nhằm tăng thêm số lượng cơ sở cung ứng dịch vụ và cơ sở dịch vụ y tế chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao và đa dạng của nhân dân, tăng khả năng lựa chọn của người dân đối với các dịch vụ y tế; vừa bảo đảm có đủ cơ sở cho người nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận nhiều hơn với các dịch vụ y tế có chất lượng ngay từ tuyến ban đầu”. Thực hiện chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước về tiếp cận y tế toàn dân, Luật bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 đã được thông qua năm 2008. Theo đó các đối tượng được tiếp cận với với bảo hiểm y tế là: người lao động, cán bộ công nhân, viên chức, lực lượng vũ trang, thân nhân lực lượng vũ trang, người có công với cách mạng, đại biểu quốc hội, người về hưu, học sinh, sinh viên, người nghèo, người cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, người già và các đối tượng bảo trợ xã hội. Các bệnh truyền nhiễm gây dịch nguy hiểm như: Tả, cúm A (H5N1), cúm A (H1N1),… được miễn viện phí khi điều trị. Các bệnh lao, phong, tâm thần, HIV/AIDS được miễn hoặc được giảm viện phí khi điều trị. Nghị Quyết 18/2008/QH12 cũng nêu rõ dành ít nhất 30% ngân sách y tế cho y tế dự phòng, quan tâm dành ngân sách cho chăm sóc sức khỏe người có công, người nghèo, nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số, nhân dân ở vùng kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Tiếp tục cho phép phát hành trái phiếu Chính phủ để đầu tư, nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện, đa khoa khu vực liên huyện, trạm y tế xã, bệnh viện lao, tâm thần, ung bướu, chuyên khoa nhi và một số bệnh viện đa khoa tỉnh thuộc vùng miền núi, khó khăn; hoàn thành việc đầu tư nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện và đa khoa khu vực liên huyện vào năm 2010. Thực hiện các giải pháp để kiểm soát hiệu quả sử dụng ngân sách cho y tế. Thực tế tiếp cận dịch vụ y tế theo hướng phát triển y tế dự phòng, phát triển mạng lưới y tế cơ sở đã được thực hiện trong giai đoạn 2007-2010. Đã có nhiều đề án phát triển 6
  13. y tế cơ sở được thông qua như: Đề án phát triển trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện, đề án nâng cấp bệnh viện đa khoa tuyến huyện, đề án nâng cao năng lực trạm y tế xã, đề án phát triển kinh tế xã hội vùng sâu, vùng xa vùng đặc biệt khó khăn. Trong những năm qua dưới sự tài trợ của một số tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á, Ngân hàng Tái thiết Đức, Quỹ phát triển quốc tế Nhật Bản, Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc,… Bộ Y tế đã triển khai nhiều dự án tới các đồng bào vùng sâu vùng xa như Tây Nguyên, Tây Bắc, Duyên hải nam trung bộ, Bắc trung bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long, Miền núi phía bắc... 4. Thay đồi hệ thống cung cấp dịch vụ y tế 4.1. Đổi mới chính sách hệ thống: Trong giai đoạn 2002-2006, trước tình hình đổi mới kinh tế, nhằm đáp ứng với tình hình thực tiễn của giai đoạn, Chính phủ ban hành Nghị định 171/2004/NĐ-CP và Nghị định 172/2004/NĐ-CP trong đó Chính phủ mong muốn tách bạch dịch vụ y tế dự phòng (nhà nước bảo đảm ngân sách hoạt động là chủ yếu và Bệnh viện hoạt động theo cơ chế tư chủ. Nhà nước chỉ bảo đảm ngân sách hoạt động cho các BV Lao, Phong, tâm thần, nhi…), theo đó y tế tuyến huyện tách Trung tâm Y tế thành Trung tâm Y tế dự phòng (TTYTDP) huyện và Bệnh viện huyện, thành lập Phòng Y tế trực thuộc UBND và quản lý Trạm Y tế xã (TYT), thôn bản, tư nhân, an toàn vệ sinh thực phẩm… tuy nhiên khi các tỉnh thực hiện thì nảy sinh nhiều bất cập, đặc biệt thiếu cán bộ, cơ sở vật chất, trang thiết bị và khó khăn trong quản lý dịch bệnh, hoạt động chuyên môn…Do vậy đến đến năm 2008 Chính phủ thay đổi 171/2004/NĐ-CP và 172 bằng Nghị định 13/2008/NĐ-CP và Nghị định 14/2008/NĐ-CP và Bộ Y tế và Bộ Nội vụ có Thông tư số 03/2008/TTLT- BYT-BNV trong đó các TTYTDP huyện chuyển thành các TTYT huyện và trực thuộc quản lý Sở Y tế, các TYT xã trực thuộc quản lý các Trung tâm Y tế huyện. Cơ cấu tổ chức bộ máy các đơn vị được điều chỉnh phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe tuyến y tế cơ sở. Trước nhu cầu chăm só sức khỏe nhân dân và phù hợp tiến trình hội nhập Thủ tướng ban hành Quyết định 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 và QĐ 30/2008/QĐ-TTg về mạng lưới khám chữa bệnh…, trong đó có xác định quy mô phát triển các cơ sở y tế công, khuyến khích phát triển bệnh viện tư, tăng cường xã hội hóa hoạt động bệnh viện để ưu tiên NSNN cho phát triển y tế dự phòng, y tế cơ sở. Trước mắt tập trung đầu tư cho các Bệnh viện, TTYTDP đạt tiêu chuẩn quy định (Hạng bệnh viện; tiêu chuẩn An toàn sinh học).Tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XXII, ngày 03/6/2008 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 18/2008/NQ-QH12 trong đó tăng tỷ lệ chi ngân sách hằng năm cho sự nghiệp y tế, bảo đảm tốc độ tăng chi cho y tế cao hơn tốc độ tăng chi bình quân chung của ngân sách nhà nước. Dành ít nhất 30% ngân sách y tế cho y tế dự phòng. Quan tâm dành ngân sách cho chăm sóc sức khỏe người có công, người nghèo, nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số, nhân dân ở vùng kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Tiếp tục cho phép phát hành trái phiếu Chính phủ để đầu tư, nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện, đa khoa khu vực liên huyện, trạm y tế xã, bệnh viện lao, tâm thần, ung bướu, chuyên khoa 7
  14. nhi và một số bệnh viện đa khoa tỉnh thuộc vùng miền núi, khó khăn; hoàn thành việc đầu tư nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện và đa khoa khu vực liên huyện vào năm 2010 Kết luận 42-KL/TW ngày 30/4/2009, trong đó giao cho Bộ Y tế xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính, tập trung vào các nội dung chính: - Đổi mới phân bổ NSNN (tăng cho YTDP, YT cơ sở) theo Nghị quyết 18/2008/NQ-QH12 - Xây dựng khung giá viện phí theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ cho từng tuyến bệnh viện. - Phân loại các BV thành 4 loại: Tự chủ toàn phần (cả đầu tư và chi phí thường xuyên); tự chủ toàn phần chi thường xuyên (nhà nước đầu tư); tự chủ 1 phần chi thường xuyên (nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng, TTB và 1 phần chi thường xuyên); BV nhà nước bảo đảm toàn bộ (không tự chủ hoặc tự chủ dưới 10% chi thường xuyên: đối với BV lao, Phong, tâm thần). Hiện nay có một số BV đăng ký tự chủ toàn bộ: Nội tiết, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, Răng Hàm mặt. 100% BV đăng ký tự chủ một phần chi thường xuyên. - Xây dựng và áp dụng các hình thức thanh toán viện phí hiện đại, tiên tiến (khoán định suất; theo gói dịch vụ; theo nhóm chẩn đoán bệnh) 4.2. Đổi mới công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học: Biểu 3 Số sinh viên ngành y nhập học qua các năm [11] Trong những năm qua, có sự gia tăng số lượng tuyển sinh tại các đơn vị đào tạo y tế (mỗi năm tăng 20-30% chỉ tiêu nhập học); đào tạo theo nhu cầu xã hội. Đối với các tỉnh khó khăn đã tiến hành đào tạo cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ. Các đơn vị (BV, YTDP) liên doanh, liên kết đào tạo với các Trường, các Viện đại học, viện nghiên cứu nước ngoài….công tác đào tạo diễn ra với nhiều hình thức và nội dung đào tạo đã góp phần tăng số lượng và chất lượng cán bộ y tế. Các chương trình hợp tác quốc tế trong đào tạo cũng được triển khai mạnh mẽ với nhiều nhà tài trợ như: WB, ADB, KFW, Chính phủ các 8
  15. nước Nhật Bản, Pháp, Hoa Kỳ, Úc,… đã tạo điều kiện cho các cán bộ được tham quan và học tập và đào tạo tại các nước có khoa học kỹ thuật phát triển. Sự hội Công tác nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học, tiếp cận với các kỹ thuật y học tiên tiến trên thế giới,.. được khuyến khích và có nhiều thành tựu nổi bật như: Ghép gan tại bệnh viện Việt Đức, ghép tim tại bệnh viện Quân Y 103, TW Huế,.. Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được ứng dụng rộng rãi không chỉ các bệnh viện Trung ương, khu vực mà còn được trang bị cho tuyến tỉnh trong những năm qua như các máy như chụp cắt lớp với số lớp ngày càng cao, máy cộng hưởng từ, các kỹ thuật hạt nhân trong điều trị ung thư,… 4.3. Đổi mới trong đầu tư: Tại Kết luận số 42-KL/TW của Bộ Chính trị về Đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính (trong đó có tiền lương và giá dịch vụ y tế) đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, trong đó nêu rõ Hệ thống y tế công lập phải giữ vai trò chủ đạo, đặc biệt trong việc giữ vững định hướng công bằng hiệu quả, phát triển và đảm bảo an sinh xã hội. Vì vậy, hệ thống y tế công lập phải được tiếp tục được mở rộng và phát triển. Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư, phát triển bệnh viện công, đổi mới cơ chế hoạt động của các bệnh viện công để hoạt động ngày càng năng động, hiệu quả. Không cổ phần hoá bệnh viện công lập hiện có; khuyến khích xã hội hoá, xây dựng và thành lập mới bệnh viện cổ phần, bệnh viện liên doanh, cơ sở khám chữa bệnh, bệnh viện tư nhằm tăng thêm số lượng cơ sở cung ứng dịch vụ và cơ sở dịch vụ y tế chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao và đa dạng của nhân dân, tăng khả năng lựa chọn của người dân đối với các dịch vụ y tế; vừa bảo đảm có đủ cơ sở cho người nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận nhiều hơn với các dịch vụ y tế có chất lượng ngay từ tuyến ban đầu”. Chính phủ Việt Nam cũng sửa đổi nhiều chính sách để khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực y tế. Theo đó, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế được áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong suốt thời gian hoạt động, thay vì 28%. Doanh nghiệp mới thành lập còn được miễn thuế tối đa 4 năm (thay vì 2 năm) và giảm 50% thuế trong 9 năm tiếp theo. Một số loại dự án đầu tư, mở rộng, xây mới bệnh viện cũng được ưu đãi hơn về mức vốn vay, tối đa tới 70% tổng vốn của dự án. Ngoài ra, theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được cung cấp dịch vụ thông qua thành lập bệnh viện 100% vốn nước ngoài, liên doanh với đối tác Việt Nam hoặc thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh [25]. 4.3. Tác động HNQT đến hệ thống y tế : * Các cơ sở y tế nhà nước Số lượng cơ sở khám bệnh đều có sự ra tăng từ năm 2001-2010 với số lượng nhỏ. Giai đoạn 2002-2006 tăng 181 cơ sở, giai đoạn 2007-2011 tăng 185 cơ sở. Các bệnh viện được nâng cấp và được xây mới do vậy cả hai giai đoạn đều tăng (giai đoạn 2002-2006 là 156, giai đoạn 2007-2011 là 134). Số Phòng khám Đa khoa khu vực có xu hướng giảm rõ rệt trong giai đoạn 2007-2011 (202 phòng), khi khi ở giai đoạn 2002-2006 giảm với số lượng nhỏ (13 Phòng) điều này là do ở giai đoạn 2007-2011 nhiều phòng khám đã được 9
  16. nâng cấp chuyển thành các bệnh viện. Các bệnh viện Đa khoa và phục hồi chức năng giai đoạn 2002-2006 giảm 28 cơ sở, tuy nhiên giai đoạn 2007-2011 tăng 13 cơ sở, sự tăng này do sự thay đổi mô hình dịch bệnh giữa hai giai đoạn. Các trạm y tế xã phường tăng lên giữa hai giai đoạn là do việc tăng số đơn vị hành chính tuyến xã. Các Trạm Y tế cơ quan xí nghiệp trong giai đoạn 2002-2006 có sự giảm 100 cơ sở. Điều này do sự nâng cấp một số trạm y tế thành các Trung tâm y tế, bệnh viện chuyên ngành. Bảng 2. Số cơ sở khám, chữa bệnh nhà nước qua các năm Loại hình 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 TỔNG SỐ 3051 3095 3162 3149 3243 3232 3438 3460 3450 3467 3623 Bệnh viện 47 42 42 56 78 03 56 74 002 030 090 Phòng khám đa 860 912 930 881 880 847 829 781 682 622 627 khoa khu vực Bệnh ĐD& PHCN 79 76 77 53 53 51 51 40 43 44 64 Trạm y tế xã, 9903 10396 10448 10516 10613 10672 10851 10917 10979 11028 11730 phường Trạm y tế của cơ 810 810 810 789 769 710 710 710 710 710 710 quan, xí nghiệp Cơ sở khác 74 59 55 54 50 49 41 38 34 33 74 Trong giai đoạn 2007-2011 số giường bệnh tăng 63,9 nghìn giường, trong khi giai đoạn 2002-2006 con số này là 12,6 nghìn giường. Tỷ lệ giường bệnh tăng chủ yếu ở các bệnh viện (88,4 nghìn giường từ 2001-2011), trong khi giường bệnh của các Phòng khám đa khoa giảm do chuyển đổi hệ thống y tế địa phưng theo Nghị định 13/2005/NĐ-CP về cơ cấu tổ chức các đơn vị tuyến huyện. Sự tăng nhanh các giường bệnh nhằm đáp ứng với nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của người dân [12][13] [14] [15] [16] [17] [18] [19] [20] [21] [22]. Bảng 3 Số lượng cán bộ y tế trong các cơ sở nhà nước qua các năm. Đơn vị tính: 1000 người 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Cán bộ ngành y Bác sĩ 41,0 44,5 47,2 50,1 51,5 52,8 54,8 57,3 60,8 61,4 Y sĩ 50,9 50,6 48,7 49,2 49,7 48,8 48,8 49,8 51,8 52,2 Y tá 45,9 46,4 47,8 49,2 51,6 55,4 60,3 65,1 71,5 82,3 Nữ hộ sinh 14,5 15,4 16,2 17,5 18,1 19,0 20,8 23,0 25,0 26,8 Bác sĩ/vạn dân 5,2 5,6 5,8 6,1 6,2 6,3 6,5 6,7 7,1 7,1 Cán bộ ngành dược Dược sĩ cao cấp 6,0 6,1 5,6 5,6 5,6 5,5 5,7 5,8 5,7 5,6 Dược sĩ trung cấp 8,5 9,0 9,7 9,1 9,5 10,8 12,4 13,9 15,9 17,9 Dược tá 9,6 9,6 9,4 7,9 8,1 7,9 8,5 8,6 8,1 7,2 10
  17. Cán bộ y tế không ngừng tăng nhờ vào chủ trương, chính sách giáo dục, bên cạnh đó, nhu cầu ngành y tế ngày càng tăng cao. Trong hai giai đoạn này, do đặc điểm của quá trình hội nhập và phát triển kinh tế, sự gia tăng các công ty dược tư nhân và các công ty dược nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, đã làm cho số cán bộ dược mặc dù được đào tạo nhiều hơn với chỉ tiêu đào tạo tại các trường đại học liên tục tăng hàng năm, nhưng cán bộ dược sỹ lại có xu hướng giảm rõ rệt trong nhà nước, từ 6000 cán bộ dược sỹ đại học năm 2001 xuống còn 5.500 cán bộ năm 2006, đến năm 2010 con số này là 5600 cán bộ. Các doanh nghiệp tư nhân đã thu hút được nhiều cán bộ có trình độ cao hơn do các sự hấp dẫn của mức thu nhập và các chế độ tốt hơn khu vực công [12][13] [14] [15] [16] [17] [18] [19] [20] [21] [22]. Phát triển ngành y tế, không chỉ là sự phát triển các kỹ thuật, dịch vụ khám, chữa bệnh, mà bên cạnh đó, ngành y tế còn phải đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe. Khi đời sống người dân được cải thiện, thì các dịch vụ điều dưỡng chăm sóc sức khỏe, dịch vụ làm đẹp, chăm sóc y tế đòi hỏi cao hơn. Nếu trước thời kỳ hội nhập WTO giai đoạn 2002- 2006 tăng 9.500, trong khi đó giai đoạn 2007- 2010 tăng 22.000. Như vậy, có sự chuyển biến số lượng cán bộ trong các giai đoạn, điều đó góp phần điều chỉnh cơ cấu nguồn lực cho phù hợp với nhu cầu trong công tác chăm sóc sức khỏe của người dân. Qua đó, cũng cho thấy cần thiết trong việc điều chỉnh kế hoạch phát triển nguồn nhân lực dài hạn. Bảng 4. Số giường bệnh cơ sở y tế công lập qua các năm Đơn vị tính: Nghìn giường 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 TỔNG SỐ 185,759 192,6 192,9 196,3 197,3 198,4 210,8 219,8 232,9 246,3 262,3 Bệnh viện 106,452 114,4 117,3 124,3 127,0 131,5 142,8 151,8 163,9 176,6 194,852 Phòng khám đa 8,801 9,2 9,3 9,0 9,3 9,3 9,2 8,7 8,1 7,7 7,268 khoa khu vực Bệnh viện điều dưỡng và phục 13,924 10,7 10,8 8,0 7,7 4,4 4,4 4,3 4,9 5,0 6,545 hồi chức năng Trạm y tế xã, 44,358 47,9 45,1 44,6 45,8 46,1 47,3 48,0 49,4 50,3 49,5 phường Trạm y tế của cơ 8,3 8,3 8,3 8,2 5,4 5,0 5,0 5,0 5,0 5,0 NA quan, xí nghiệp Cơ sở khác 2,2 2,1 2,1 2,2 2,1 2,2 2,1 2,0 1,6 1,7 NA Giường bệnh tính bình quân cho 1 23.61 24,2 23,8 23,9 23,9 23,8 18,8 19,6 20,7 22,0 22,5 vạn dân (Giường) Như vậy, mặc dù số lượng các cơ sở y tế không có sự gia tăng nhiều, nhưng số giường bệnh lại tăng lên một cách đáng kể. Tỷ lệ tăng số giường bệnh giai đoạn 2007- 2011 gấp gần 4 lần giai đoạn 2002-2006. Sự gia tăng số giường bệnh này có thể được giải 11
  18. thích do sự gia tăng đầu tư cho y tế qua các năm cũng như nhu cầu người bệnh. Việc tăng đầu tư trong giai đoạn 2007-2011 do đổi mới cơ chế chính sách đóng góp các khoản phí, viện phí và các chính sách thu hút đầu tư cho y tế. Những chính sách này đảm bảo sự phù hợp với nhu cầu của người dân và giảm tải các gánh nặng ngân sách quốc gia đảm bảo sự hội nhập thế giới khi gia nhập WTO [12][13] [14] [15] [16] [17] [18] [19] [20] [21] [22]. * Mạng lưới y tế tư nhân Trong giai đoạn 2007 đến 2011 cũng là giai đoạn đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của các phòng khám, bệnh viện tư nhân. Trước năm 2006, cả nước chỉ có 35 bệnh viện tư, đến năm 2007, có 44 bệnh viện tư nhân hạng II, và đến năm 2011, cả nước có 132 bệnh viện tư nhân đang hoạt động, tập trung nhiều nhất ở thành phố Hồ Chí Minh (30 bệnh viện), Hà Nội (12 bệnh viện) gồm 30 bệnh viện chuyên khoa, 67 bệnh viện đa khoa tại trên 30/63 tỉnh thành. Ngoài ra, thời gian qua Cục Quản lý khám chữa bệnh đã cấp mới và gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y tư nhân cho 48 bệnh viện và phòng khám có vốn đầu tư nước ngoài; cấp và gia hạn chứng chỉ hành nghề y tư nhân cho 338 bác sĩ là người đứng đầu bệnh viện; đồng ý về chủ trương 81 dự án thành lập bệnh viện với tổng số 20.028 giường bệnh. Các bệnh viện tư nhân đóng góp 6.210 giường bệnh, chiếm 3,7% so với tổng số giường bệnh viện công lập, đạt 0,7 giường bệnh trên 10.000 dân. Trung bình có 28 người hành nghề y tư nhân/100.000 dân. Gần 70% số bác sỹ hành nghề y tư nhân là cán bộ nhà nước, chủ yếu hành nghề theo hình thức phòng khám chuyên khoa ngoài giờ [28]. Sự phát triển mạnh mẽ mạng lưới y tế tư nhân trong giai đoạn 2006-2007 có được là do có đầy đủ các văn bản pháp lý. Bên cạnh đó khi gia nhập WTO, giới tư nhân cũng có khả năng tiếp cận được với các trang thiết bị, các loại thuốc đảm bảo tính cạnh tranh về chủng loại, chất lượng và giá cả hợp lý và đó là điều kiện cho việc hình thành các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân. Các cơ sở y tế tư nhân được hình thành trên cơ sở mục đích nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ y tế cho người dân, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, đảm bảo tính cạnh tranh với y tế công, bên cạnh đó giảm gánh nặng cho ngân sách y tế nhà nước. Các khung pháp lý cho việc hình thành pháp triển mạng lưới y tế tư nhân bao gồm: Pháp lệnh y tế tư nhân số 07/2003/PL-UBTVQH11 được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 25/2/2003, tiếp đó Chính phủ thông qua Nghị định số 103/2003/NĐ-CP ngày 12/9/2003, Bộ Tài chính có Quyết định số 44/2005/QĐ-BTC, ngày 12/07/2005 Về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh thương mại có điều kiện thuộc lĩnh vực y tế, phí thẩm định tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề y, dược, lệ phí cấp giấy phép xuất, nhập khẩu và cấp chứng chỉ hành nghề y, dược. Đến 25/5/2007 Bộ Y tế ban hành thông tư số 07/2007/TT-BYT hướng dẫn về hành nghề y, y dược cổ truyền và trang thiết bị y tế tư nhân. Sự đầy đủ cơ sở pháp lý là cơ sở hình thành và phát triển mạng lưới y tế tư nhân trong giai đoạn 2007-2011. Theo Cục Quản lý khám chữa bệnh trong vòng hai năm kể từ năm 2008 đến 2010, tổng số bệnh viện tư nhân trên cả nước đã tăng lên đáng kể, góp phần giảm tải cho các bệnh viện công... 12
  19. II. QUAN HỆ GIỮA HNQT VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ Y TẾ Việc hội nhập WTO nghĩa là Việt Nam sẽ phải thực hiện các cam kết, từ đó thay đổi các chính sách về kinh tế, xã hội tạo ra những chuyển biến đối với xã hội trong đó có việc thay đổi về đời sống người dân và hệ thống cung cấp dịch vụ y tế. Biểu 4 Những tác động hội nhập WTO đối với sức khỏe người dân THỰC HIỆN CAM Hợp tác trong xu thế KẾT HỘI NHẬP toàn cầu hóa WTO Chính sách Nguy cơ bệnh, tật Công nghệ Đầu tư hệ Kinh tế thống y tế Thuốc, TTB Các loại hình Thu nhập Dịch vụ và hiện đại dịch vụ y tế phúc lợi xã hội Khả năng tiếp dịch Điều kiện sống (dinh vụ cận y tế dưỡng, nhà ở…) SỨC KHỎE CHẤT LƯỢNG Y TẾ NGƯỜI DÂN Thực hiện việc hội nhập WTO làm thay đổi chính sách tác động đến sự tăng trưởng kinh tế từ đó làm thay đổi thu nhập, sự chuyển biến các dịch vụ, các phúc lợi xã hội và dịch vụ y tế, các điều kiện sống như dinh dưỡng, nhà ở, phương tiện giao thông,…từ đó làm thay đổi sức khỏe của người dân. Thu thập cao cũng là điều kiện để người dân có thể sẵn sàng tiếp cận các dịch vụ y tế. Thay đổi cơ cấu kinh tế cũng là những điều kiện làm thay đổi cơ cấu ngành nghề, thay đổi các chủng loại hàng hóa, dịch vụ. Từ đó tác động lên sự thay đổi mô hình dịch bệnh. Các ngành nghề thay đổi làm chuyển biến các bệnh nghề nghiệp và các bệnh liên quan đến nghề nghiệp. Tăng hay giảm một số hàng hóa làm tăng nguy cơ tiếp xúc với yếu tố bệnh, hay làm tăng sức khỏe con người. Một số hàng hóa có các nguy cơ nhất định nếu được phơi nhiễm qua việc sử dụng sẽ gây ra tình trạng bệnh. Một số hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài cũng có chứa các yếu tố độc hại, các mầm bệnh truyền nhiễm. 13
  20. Khi nền kinh tế phát triển hay suy thoái do tác động của việc hội nhập thì nó ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách và tài khoản quốc gia. Qua đó ảnh hưởng đến việc phát triển đến ngân sách đầu tư cho y tế. Từ đó làm thay đổi các dịch vụ y tế, thay đổi các kỹ thuật y học. Từ đó làm thay đổi chất lượng dịch vụ y tế, dịch vụ y tế thay đổi tác động lên sức khỏe của người dân. Gia nhập WTO chúng ta phải cam kết việc đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm và hàng hóa, công nghệ. Điều đó là cơ sở cho việc đảm bảo các quyền sở hữu trí tuệ trong nước, thúc đẩy các nghiên cứu phát triển khoa học, công nghệ. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra nhiều thách thức trong công tác quản lý. Gia nhập WTO, cũng là cơ sở cho việc trao đổi, mua bán các sản phẩm khoa học, công nghệ. Sự thay đổi công nghệ cũng là điều kiện cho việc phát triển và ứng dụng các kỹ thuật y học hiện đại. Từ đó làm thay đổi chất lượng cuộc sống cho người dân. Gia nhập WTO cũng đồng thời với việc nảy sinh các vấn đề mang tính toàn cầu hóa như chất lượng sản phẩm hàng hóa, các điều kiện hàng hóa trong đó có các điều kiện trong vai trò bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng (như lượng hóa chất hay thành phần một chất giới ở một mức nào đó), các điều kiện về kiểm dịch, kiểm nghiệm. WTO cũng thúc đẩy các nước cùng nhau hợp tác giải quyết các vấn đề thảm họa tự nhiên (lũ lụt, thiên tai, núi lửa…), các vấn đề về tranh chấp giữa các quốc gia và đóng vai trò hòa bình, ổn định, phát triển. Gia nhập WTO còn thúc đẩy tiến trình hợp tác giải quyết nghèo đói, các vấn đề về nhân quyền và tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội dân sự. Qua đó ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. III. NHỮNG THAY ĐỔI TRONG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ Y TẾ 1. Các công nghệ, kỹ thuật hiện đại được ứng dụng rộng rãi Ở giai đoạn 2007-2011, Chất lượng KCB ở các cơ sở y tế các tuyến, đặc biệt là tuyến TW và ở các thành phố ngày càng được nâng cao. Một số kỹ thuật mới, tiên tiến đã được thực hiện thành công và trở thành thường quy trong nhiều bệnh viện như ghép thận, ghép gan, thụ tinh trong ống nghiệm, phẫu thuật tim hở, thông/nong mạch vành, mổ nội soi, ghép xương, ghép tuỷ, phẫu thuật mạch máu, thay ổ chỏm khớp, lọc máu, tán sỏi ngoài cơ thể... Nhiều kỹ thuật cao đã được thực hiện ngay tại tuyến tỉnh như: MRI, CT scanner lớp cắt, chụp mạch xoá nền, sinh hoá, huyết học, truyền máu, vi sinh vật; Y học hạt nhân, laser... những kỹ thuật này cách đây 5 năm vẫn còn là một điều mới mẻ. Riêng năm 2011 một số kỹ thuật mới đã được các bệnh viện đưa vào ứng dụng, điển hình như: thay khớp háng toàn phần; Cố định gãy diện vuông trong gãy ổ cối bằng nẹp uốn gấp góc, đặt máy hỗ trợ tâm thất trái; đặt Stent động mạch chủ bụng…[34]. Những thành tựu trên đạt được là do có sự đầu tư trang thiết bị và các kỹ thuật y học. Khi Việt Nam gia nhập WTO thì các hàng rào thuế quan được gỡ bỏ hoặc miễn giảm. Các hàng hóa nước ngoài có điều kiện hội nhập và cạnh tranh với hàng hóa nội địa. Trên cơ sở đó, các cơ sở y tế dễ dàng tiếp cận được với các trang thiết bị hiện đại mà 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2