intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo chuyên đề nghiên cứu khoa học: Xác định các định hướng chiến lược quản lý tổng hợp vùng bờ vịnh Hạ Long – Quảng Ninh

Chia sẻ: Nhieu DV | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

57
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài với các nội dung tổng quan về vùng bờ Hạ Long; các vấn đề, đe dọa đối với vùng bờ Hạ Long;các định hướng chiến lược quản lý tổng hợp vùng bờ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo chuyên đề nghiên cứu khoa học: Xác định các định hướng chiến lược quản lý tổng hợp vùng bờ vịnh Hạ Long – Quảng Ninh

  1. Bé khoa häc vµ c«ng nghÖ Dự thảo 1 §Ò tµi 17/2004/H§-§TN§T Hîp t¸c ViÖt Nam – Hoa Kú theo NghÞ ®Þnh th− Quy ho¹ch vµ lËp kÕ ho¹ch qu¶n lý tæng hîp vïng bê vÞnh H¹ Long, Qu¶ng Ninh C¬ quan chñ tr× ViÖn Kinh tÕ vµ Quy ho¹ch thuû s¶n B¸o c¸o chuyªn ®Ò X¸c ®Þnh c¸c ®Þnh h−íng chiÕn l−îc Qu¶n Lý Tæng Hîp Vïng Bê VÞNH H¹ LONG - QU¶NG NINH Ng−êi thùc hiÖn: ThS. §µo ThÞ Thuû Trung t©m Kh¶o s¸t Nghiªn cøu T− vÊn M«i tr−êng biÓn (ViÖn C¬ häc) 7507-11 08/9/2009 nhieu.dcct@gmail.com Hµ néi, 2006 1
  2. Mục lục Danh sách bảng .......................................................................................................1 Danh sách Hình .......................................................................................................1 Các thuật ngữ ..........................................................................................................2 Giới thiệu ...................................................................................................................4 1. Tổng quan về vùng bờ Hạ Long ...........................................................................8 Vị trí và các đặc điểm hành chính:..........................................................................8 Đặc điểm tự nhiên, KTXH ....................................................................................10 Khí tượng thuỷ văn ...........................................................................................10 Địa hình.............................................................................................................11 Dân số và cơ sở hạ tầng ....................................................................................11 Cơ cấu sử dụng đất............................................................................................12 Cơ cấu phát triển kinh tế ...................................................................................12 2. Các vấn đề/ đe doạ đối với vùng bờ Hạ Long .....................................................13 Gia tăng tải lượng các chất ô nhiễm đến môi trường biển và ven bờ ...................14 Mất các sinh cảnh quan trọng, đặc biệt là rừng và các hệ sinh thái biển..............16 Suy giảm nguồn lợi hải sản ...................................................................................18 Gia tăng bồi lắng ở các khu vực cửa sông, ven biển, khu vực cảng;....................19 Gia tăng sự cố môi trường: sự cố tràn dầu, xói lở bờ sông và bờ biển.................19 Thiếu nước sạch cho dân cư, tưới tiêu và các hoạt động khác .............................21 Suy giảm chất lượng nước biển ven bờ.................................................................21 Các vấn đề về thể chế............................................................................................22 3. Các định hướng chiến lược Quản lý Tổng hợp Vùng bờ (QLTHVB) vịnh Hạ Long .........................................................................................................................25 Cơ sở xây dựng Chiến lược...................................................................................25 Nhu cầu của địa phương ...................................................................................25 Kinh nghiệm trong nước và quốc tế..................................................................25 Những cản trở thách thức đối với QLTHVB:...................................................26 Các thoả thuận quốc tế quan trọng liên quan đến quản lý môi trường vùng ven bờ.......................................................................................................................26 Các văn bản pháp lý và chính sách quan trọng liên quan đến quản lý môi nhieu.dcct@gmail.com trường vùng bờ ở cấp Quốc gia ........................................................................27 2
  3. Các chương trình, văn bản pháp lý liên quan đến quản lý vùng ven bờ của Thành phố Hạ Long ..........................................................................................28 Mục tiêu chiến lược...............................................................................................29 Các hợp phần chiến lược, nguyên tắc và các chương trình hành động ................30 Hợp phần 1. Tuyên truyền, giáo dục, đào tạo...................................................30 Hợp phần 2: Ngăn ngừa, giảm thiểu .................................................................31 Hợp phần 3: Bảo vệ, phục hồi...........................................................................32 Hợp phần 4: Bảo tồn .........................................................................................33 Hợp phần 5: Phát triển ......................................................................................33 Hợp phần 6: Tăng cường thể chế quản lý .........................................................34 4. Phân công thực hiện Chiến lược ......................................................................35 5. Tiêu chí sử dụng để giám sát, đánh giá việc thực hiện Chiến lược ..................36 6. Cơ chế giám sát đánh giá báo cáo .....................................................................37 Tài liệu tham khảo ...................................................................................................39 nhieu.dcct@gmail.com 3
  4. Danh sách bảng Tên bảng Trang Bảng 1. Dân số và mật độ dân số vùng bờ vịnh Hạ Long 11 Bảng 2. Dự báo về nguồn nhân lực đến năm 2010 12 Bảng 3: Sản lượng khai thác cá nổi và cá đáy của khu vực vịnh 15 Hạ Long Bảng 4. Ước tính tổng thải lượng chất ô nhiễm trong vùng bờ 15 vịnh Hạ Long Bảng 5. Nồng độ dầu trong nước và trầm tích vịnh Bãi Cháy 20 Bảng 6. Dầu mỡ trong nước và trầm tích tại trạm Cửa Lục 2002- 20 2004 Danh sách Hình Tên hình Trang Hình 1. Cách tiếp cận xây dựng Chiến lược QLTHVB vịnh Hạ 6 Long Hình 2. Quá trình xây dựng chiến lược QLTHVB vịnh Hạ Long 7 Hình 3. Vùng bờ vịnh Hạ Long 8 Hình 4. Cơ cấu kinh tế của Quảng Ninh 2001-2004 13 Hình 5. Tỷ lệ tổng thải lượng TSS, BOD vào vịnh Bãi Cháy và 16 Hạ Long Hình 6. Suy giảm diện tích RNM của Quảng Ninh 16 Hình 7. Suy giảm số loài và độ phủ của san hô Hạ Long 17 Hình 8. Nồng độ kẽm trong nước biển vịnh Bãi Cháy 22 Hình 9. Xu hướng tăng TSS theo thời gian trong nước biển 22 nhieu.dcct@gmail.com 1
  5. Các thuật ngữ Dưới đây là một số khái niệm quan trọng liên quan đến QLTHVB được sử dụng trong Dự thảo Chiến lược QLTHVB vịnh Hạ Long: Vùng bờ Là vùng hỗn hợp của vùng biển ven bờ và vùng đất ven biển, nơi có sự tương tác đáng kể giữa chúng. Trong thực tế quản lý, vùng bờ được xác định một cách tương đối, tùy thuộc vào mục đích và năng lực quản lý và để đơn giản hóa, nó thường được xác định theo ranh giới hành chính. Tài nguyên Là những tài nguyên thuộc vùng đất hoặc biển của vùng bờ; các vùng bờ giá trị về kinh tế, môi trường, giải trí, văn hoá, thẩm mỹ, ... của chúng được nhân lên do chúng nằm trong vùng bờ Quản lý tổng Là một phương thức quản lý nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong hợp sử dụng các nguồn lực, trên cơ sở hài hòa lợi ích giữa các ngành và các bên liên quan khác nhau. Nó được thiết kế để khắc phục tính phân tán trong cách tiếp cận quản lý đơn ngành, theo lãnh thổ, tập trung vào giải quyết các mâu thuẫn sử dụng đa ngành, đa mục tiêu. Quản lý tổng Là phương thức quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên hợp vùng bờ theo cách tiếp cận tổng hợp, thống nhất, có sự tham gia của các bên liên quan trong việc lập và thực hiện kế hoạch, nhằm giải quyết các vấn đề quản lý phức tạp ở vùng bờ; là quá trình quản lý tiến triển liên tục, nhằm đạt được sự phát triển bền vững. Sử dụng bền Việc khai thác, sử dụng một nguồn tài nguyên sao cho lượng vững tài khai thác hay mức độ sử dụng không vượt quá lượng, mức độ nguyên mà nó có thể tái tạo hoặc khả năng mà nó có thể chịu đựng. nhieu.dcct@gmail.com 2
  6. Vùng bờ được hiểu một cách tương đối là vùng hỗn hợp đất ven biển và biển ven bờ, Vïng bê nơi hai thành phần này có tương tác mạnh M«i vÒ mÆt M«i với nhau. tr−êng tù nhiªn tr−êng lôc ®Þa biÓn Về mặt tự nhiên vùng bờ được đặc trưng bởi Vïng bê cÇn các quá trình động lực và sinh thái phức tạp, qu¶n lý có liên quan chặt chẽ với nhau. Về mặt kinh tế xã hội, vùng bờ là nơi diến ra các hoạt Ho¹t ®éng động khai thác, sử dụng tăng cường cho các cña con ng−êi mục tiêu dân sinh và phát triển kinh tế. Chính vì vậy, mối quan tâm và các vấn đề tại vùng bờ đa dạng và phức tạp hơn nhiều so với những vùng khác. Vùng bờ có thể được chọn khác nhau tuỳ theo mục tiêu của các chương trình, hoạt động cụ thể với các định hướng khác nhau, như nghiên cứu một lĩnh vực chuyên ngành hay quản lý một ngành kinh tế. Trong thực tế quản lý, vùng bờ được xác định dựa trên bốn yếu tố chính là: • Vấn đề và nhu cầu quản lý • Tính vẹn toàn và tầm quan trọng của đối tượng quản lý • Biên giới hành chính và các ranh giới mang tính pháp lý • Năng lực quản lý của chính quyền. Tất cả các yếu tố trên được xem xét trong một thời đoạn nhất định, đặt ra cho một chương trình, dự án, kế hoạch hay chiến lược QLTHVB. Như vậy khái niệm vùng bờ có tính mở, nghĩa là nó sẽ thay đổi theo vấn đề, các ràng buộc pháp lý, cũng như mối quan tâm và năng lực quản lý của chính quyền. nhieu.dcct@gmail.com 3
  7. Giới thiệu Chương trình Nghị sự 21 được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển Rio de Janero 1992 đã coi QLTHVB như một mô hình thích hợp đối với sự phát triển bền vững và khuyến khích các quốc gia có biển áp dụng. Từ đó đến nay nhiều quốc gia và vùng bờ trên thế giới đã thực sự triển khai các chương trình QLTHVB vào thực tế và đạt được nhiều kết quả quý giá. Hội nghị thượng đỉnh Johanesbourg 2002 một lần nữa khẳng định tầm quan trọng và nhu cầu thiết thực của QLTHVB. Quản lý tổng hợp vùng bờ hướng tới việc sử dụng tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững các vùng bờ, thông qua việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp giải quyết mâu thuẫn sử dụng mang tính cạnh tranh về tài nguyên. Trên thế giới, QLTHVB đã và đang được triển khai ở tất cả các châu lục, tại nhiều quốc gia và vùng bờ khác nhau. Nhiều chương trình/dự án QLTHVB đã được triển khai bởi các tổ chức quốc tế như UNEP, IMO, UNDP, ADB, World Bank, và các quốc gia, nhất là những quốc gia tiên phong trong lĩnh vực này như Hà Lan, Mỹ, Nhật, Singapore, Trung Quốc và Philippines. Ở Việt Nam, QLTHVB đang ngày càng được quan tâm và chấp nhận trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ. Đặc biệt, QLTHVB đã bước đầu áp dụng thử nghiệm và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ tại một số địa phương ven biển, như: • Nam Định, Thừa Thiên Huế, Bà Rịa Vũng Tàu trong Dự án Việt Nam - Hà Lan về Quản lý Tổng hợp Dải ven bờ (2000-2005), • Đà Nẵng trong Dự án Điểm trình diễn về Quản lý Tổng hợp Vùng bờ PEMSEA/ICM Đà Nẵng (2000-2005), • Quảng Nam trong Dự án Điểm song song về Quản lý Tổng hợp Vùng bờ PEMSEA/ICM Quảng Nam (2005-2006) và Dự án QLTHVB trong khuôn khổ Bộ Tài nguyên Môi trường (2003-2007) • Quảng Ninh trong Dự án hợp tác Việt-Mỹ về “Tăng cường năng lực QLTHVB phía Tây vịnh Bắc Bộ” (2003-2004) Trong tương lai không xa, QLTHVB trong khuôn khổ dự án Việt Nam – Hà Lan - Thụy Điển sẽ được áp dụng và mở rộng ra 9 tỉnh (bao gồm Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và nhieu.dcct@gmail.com 4
  8. Bà Rịa - Vũng Tàu). Dự án dự kiến triển khai vào cuối 2006 có sự phối hợp chặt chẽ với dự án đầu tư Cải thiện đời sống cộng đồng ven biển của Bộ KH&ĐT. Ngày 04/2/2004, Thủ tướng Chính phủ đã có Công văn số 494/VPCP-KG giao Bộ TN&MT làm cơ quan đầu mối của Việt Nam để chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và các chính quyền địa phương ven biển tổ chức thực hiện “Chiến lược Phát triển bền vững các vùng biển Đông á”, đã được 12 nước thành viên của Chương trình Khu vực PEMSEA phê chuẩn và cam kết triển khai tại cuộc họp Bộ trưởng các nước Khu vực ngày 12/12/2003, Putrajaya, Malaysia. Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ các tài liệu quan trọng liên quan đến tài nguyên, môi trường biển và ven bờ: • Chiến lược phát triển kinh tế biển và ven biển Việt Nam đến năm 2020; • Đề án tổng thể điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trường biển. Ảnh hưởng của các chương trình dự án QLTHVB, đặc biệt là Dự án QLTHVB tại Đà Nẵng và Dự án VNICZM đến các hoạt động quản lý tài nguyên và môi trường biển và ven biển ngày càng mạnh và nhiều tỉnh ven biển mong muốn được áp dụng QLTHVB tại địa phương mình. Nhiều bộ, ngành liên quan cũng đã nhận thấy vai trò của QLTHVB trong phát triển ngành mình, đặc biệt trong việc điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch, lồng ghép bảo tồn tài nguyên và bảo vệ môi trường theo mô hình tổng hợp, nhằm giảm thiểu các bất cập nảy sinh trong sử dụng đa ngành, đa mục tiêu. Một trong những hoạt động quan trọng của QLTHVB là xây dựng Chiến lược QLTHVB, trong đó đưa ra các mục tiêu và nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài cho việc sử dụng, quản lý tài nguyên và môi trường vùng bờ, hướng tới phát triển bền vững. Nhiều chiến lược hoặc kế hoạch mang tính chiến lược về QLTHĐB đã được xây dựng cho nhiều khu vực, quốc gia, địa phương khác nhau trên thế giới. Những văn bản này đã được công bố rộng rãi và trở thành định hướng quan trọng cho các hoạt động khai thác, bảo vệ, bảo tồn, phục hồi và phát triển các tài nguyên, môi trường của khu vực, quốc gia, vùng đó. Chiến lược QLTHVB vịnh Hạ Long được xây dựng trong khuôn khổ đề tài nhieu.dcct@gmail.com của Bộ Thuỷ sản, đưa ra các mục tiêu đến 2020 về QLTHVB của Vịnh và đề xuất 5
  9. các nhiệm vụ/kế hoạch chiến lược, nội dung cụ thể để đạt được các mục tiêu đó. Chiến lược tập trung vào việc bảo vệ, bảo tồn, duy trì và phục hồi các nguồn tài nguyên, môi trường, phục vụ phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Hạ Long. Chiến lược cũng thể hiện các quan tâm lâu dài hơn, thông qua những định hướng và tầm nhìn cho tương lai xa. Cách tiếp cận và quá trình xây dựng Chiến lược được minh hoạ trên hình 1 và hình 2. Hình 1. Cách tiếp cận xây dựng Chiến lược QLTHVB vịnh Hạ Long Tài nguyên Định hướng đến Mục tiêu chung và giá trị 2020 (viễn cảnh) đến 2020 Áp lực, Các hợp phần Các mục tác động, của Chiến lược tiêu cụ thể vấn đề thể CT hành động Chiến lược được xây dựng với sự tham gia đóng góp tích cực của nhiều chuyên gia và đại diện các bộ, ngành, cơ quan liên quan, bản thảo Chiến lược được điều chỉnh thông qua một quá trình tham vấn rộng rãi với các bên liên quan. Bước tiếp theo, bản thảo chiến lược này sẽ được hoàn thiện và phê chuẩn bởi UBND Thành phố Hạ Long và là cơ sở để các ngành và các bên liên quan thực hiện. Cũng như mọi chiến lược hay kế hoạch khác, chiến lược QLTHVB vịnh Hạ Long có thể được cập nhật, điều chỉnh tại những thời điểm nhất định, ví dụ vào các thời điểm mà các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch 5 năm của ngành. nhieu.dcct@gmail.com 6
  10. Hình 2. Quá trình xây dựng chiến lược QLTHVB vịnh Hạ Long Thu thËp sè liÖu Cñng cè sè liÖu Nhãm x©ydùng Héi th¶o CL ®Þa phu¬ng X©y dùng cÊu tróc CL C¸c ban, ngµnh, Héi th¶o c¸c bªn liªn c¬ quan, céng quan më réng Ph¸c th¶o ®ång CL Chuyªn gia Häp Ch. gia Hoµn thiÖn CL Ban §P ®a ngµnh Phª chuÈn UBND thành phố CL nhieu.dcct@gmail.com 7
  11. 1. Tổng quan về vùng bờ Hạ Long Vị trí và các đặc điểm hành chính: Vùng bờ vịnh Hạ Long thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh, nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam, trải dài từ 1060 đến 1080 Kinh độ Đông và từ 200 đến 21045’ Vĩ độ Bắc, có bờ biển dài hơn 50km và hàng nghìn đảo lớn, nhỏ. Vùng bờ vịnh Hạ Long về phía biển bao gồm vịnh Bãi Cháy - là một vịnh nửa kín, nối với vịnh Hạ Long qua eo Cửa Lục và toàn bộ vịnh Hạ Long. Về phía đất liền, vùng bờ bao gồm toàn bộ thành phố Hạ Long với các thị trấn lớn là Bãi Cháy và Hòn Gai (Hình 3). Hình 3. Vùng bờ vịnh Hạ Long nhieu.dcct@gmail.com 8
  12. Thành phố Hạ Long là thủ phủ của tỉnh Quảng Ninh, cách thủ đô Hà Nội 160 km về phía đông bắc, phía bắc và phía tây thành phố giáp huyện Hoành Bồ, phía đông giáp thị xã Cẩm phả, phía nam giáp vịnh Hạ Long. Thành phố có diện tích tự nhiên là 12.285 ha, trải dài ven bờ biển. Eo biển Cửa Lục chia Thành phố thành hai khu vực đông và tây là Bãi Cháy và Hòn Gai, hiện phải dùng phà nối đôi bờ của Thành phố. Trong tương lai, cầu Bãi Cháy sẽ được xây dựng để đảm bảo giao thông thông suốt cho Thành phố và toàn tỉnh Quảng Ninh cũng như cho khu vực phía Bắc. Ðảo Tuần Châu là đảo lớn nhất nằm trong vịnh Hạ Long, đã có đường giao thông nối với đất liền. Ngày 27/12/1993, Thủ tướng Chính Phủ ra nghị định 102 NÐ/CP đổi thị xã Hòn Gai thành Thành phố Hạ Long. Ðến nay thành phố có 18 đơn vị hành chính cơ sở, gồm 16 phường (Bạch Ðằng, Hòn Gai, Yết Kiêu, Hồng Hải, Hà Khẩu, Cao Xanh, Hồng Hà, Hà Trung, Giếng Ðáy, Bãi Cháy, Cao Thắng, Hà Phong, Hà Khánh, Hà Khẩu, Hà Tu, Trần Hưng Ðạo) và 2 xã Hùng Thắng và Tuần Châu. Về phía biển, ngoài các đảo lớn như Tuần Châu, Hang Trai, Cống Đỏ, Ba Hòn, vùng bờ vịnh Hạ Long còn có hàng nghìn đảo lớn nhỏ khác có tổng diện tích khoảng gần 600 nghìn km2, tạo cho vùng biển vịnh Hạ Long có phong cảnh vô cùng hấp dẫn có một không hai trên thế giới. Do vậy, vịnh Hạ Long đã được công nhận là Di sản Thiên nhiên của Thế giới từ 1994. Giáp ranh của vùng bờ vịnh Hạ Long là thị trấn Cẩm Phả với nhiều hoạt động sôi động như khai thác than, vận tải biển và thuong mại, đồng thời cũng là khu vực đô thị đông dân cư, do vậy mà có nhiều ảnh hưởng đến môi trường của vịnh. Các huyện Hoành Bồ và Yên Hưng cũng có nhiều hoạt động ảnh hưởng đến môi trường vùng bờ vịnh Hạ Long do tính chất xuyên biên giới, đặc biệt là các hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản trên các lưu vực sông Trới, Diễn Vọng, Vũ Oai,… mang tải lượng các chất ô nhiễm và đất xói mòn xuống các vùng nước ven biển của vịnh Bãi Cháy và vịnh Hạ Long. Giao thông đường bộ và thuỷ trong vùng bờ vịnh Hạ Long rất phát triển và thuận tiện. Có thể dễ dàng tiếp cận đến vùng bờ. Thành phố Hạ Long nằm trên dải hành lang công nghiệp trục đường 18, có hệ thống đường bộ (18A, 18B, đường 10, đường 279, đường 4) và đường sắt (Hà Nội-Kép-Bãi Cháy) khá thuận lợi, cho phép thành phố giao lưu với thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng, các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, các tỉnh miền núi phía Bắc và khu vực cửa khẩu biên giới với Trung Quốc. Đặc biệt, Thành phố có các tuyến đường biển, đường nhieu.dcct@gmail.com sông và một số cảng biển lớn (cảng nước sâu Cái Lân, Xăng dầu B12, cảng than 9
  13. Hòn Gai, cảng nam Cầu Trắng và các bến tàu thuỷ) tạo điều kiện thuận lợi cho Hạ Long giao lưu với các tỉnh bạn và các nước khác trong khu vực và quốc tế bằng đường thuỷ. Thành phố Hạ Long còn có những bãi đỗ cho sân bay trực thăng và thuỷ phi cơ, đảm bảo đưa đón khách du lịch từ Hà Nội hoặc các tỉnh thành khác tới Bãi Cháy một cách nhanh chóng và thuận tiện. Đặc điểm tự nhiên, KTXH Khí tượng thuỷ văn Vùng bờ vịnh Hạ Long nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt: mùa đông lạnh, mùa hè nóng. Các tháng có lượng mưa nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 9 (mùa mưa) và các tháng có lượng mưa ít nhất từ tháng 10 đến tháng 12 (mùa khô). Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm dao động trong khoảng 200C- 270C. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm là 1.685,4 mm và đạt giá trị trung bình tháng cao nhất vào tháng 7 là 390,9 mm, thấp nhất vào tháng 12 là 28,1 mm. Số ngày mưa trung bình trong năm là 118,9 ngày. Hệ thống sông ngòi trong vùng thường có độ dốc khá lớn theo hướng Tây Bắc và Đông Bắc chảy vào vịnh Bãi Cháy và vịnh Hạ Long. Các con sông chính gồm Trới, Míp, Man, Vũ Oai, Diễn Vọng và Mông Dương. Diện tích lưu vực các con sông này khoảng 2.250km2. Mỗi khi có mưa lũ, lượng đất đá bị bào mòn từ vùng đất nông nghiệp, rừng và các khu khai thác than trên thượng nguồn theo các dòng chảy sông thoát xuống biển, làm gia tăng các chất ô nhiễm và chất rắn lơ lửng vào vịnh Bãi Cháy và vịnh Hạ Long. Hàng năm, vào tháng 6 đến tháng 10, trong vùng thường có lốc, áp thấp nhiệt đới và bão đổ bộ vào. Vùng biển Quảng Ninh mỗi năm trung bình chịu ảnh hưởng của 5 đến 6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, thường xảy ra vào tháng 8, 9. Tính từ 1954 đến 2001 (47 năm) có cả thảy 53 cơn bão đổ bộ vào vùng biển Quảng Ninh. Trong số đó, có 15 cơn bão lớn (cường độ từ 30mb trở lên), thường gây ra lụt lội và thiệt hại về người và tài sản cho nhân dân ở vùng ven biển. Thủy triều khu vực Quảng Ninh chủ yếu là nhật triều đều (khoảng 25 ngày). Biên độ triều vùng này thuộc loại lớn nhất nước ta, đạt từ 3,5 - 4,1 m vào kỳ nước cường. Khi triều lên xuống, chất lượng nước của hai vịnh Bãi Cháy và Hạ Long ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau, đặc biệt là độ đục và chất rắn lơ lửng là hai thông số rất được quan tâm khi đánh giá chất lượng nước của hai vịnh này. nhieu.dcct@gmail.com 10
  14. Địa hình Dải ven bờ vịnh Hạ Long về phía Bắc và phía Tây có nhiều đồi núi thấp với độ cao chỉ khoảng dưới 200m. Dải đất hẹp ven bờ vịnh là vùng đất phát triển các khu đô thị, công nghiệp và cảng biển. Rừng ngập mặn (RNM) phân bố chủ yếu ở vùng ven bờ vịnh Bãi Cháy, chiếm khoảng 29% diện tích đất ngập nước của vịnh này. Loài cây phát triển chủ yếu là sú, vẹt cao không quá 3m, có tác dụng chắn sóng tốt, “bẫy phù sa” từ sông ra và là nơi sinh cư của nhiều loài thuỷ sản. Các bãi triều cao và bãi triều thấp có hoặc không có thực vật ngập mặn phân bố dọc theo đường bờ biển. Trong vịnh Hạ Long có nhiều đảo núi đá, trên bề mặt phủ lớp thực vật dày và nhiều hang động với nhũ thạch đẹp, tạo cảnh quan quyến rũ. Do có địa hình chủ yếu là đồi núi và dốc như vậy, cùng với các hoạt động từ thượng nguồn như khai thác than làm mất lớp phủ thực vật, nên hàng năm, nhất là vào mùa mưa, lượng đất đá rửa trôi theo nước mưa tràn xuống vùng nước ven biển rất lớn, làm gia tăng đáng kể hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước. Dân số và cơ sở hạ tầng Dân số thành phố Hạ Long hiện nay là 193.575 người (tính đến 31 tháng 12 năm 2004). Chi tiết về diện tích, dân số và mật độ dân số của vùng bờ được cho trong bảng 1. Bảng 1. Dân số và mật độ dân số vùng bờ vịnh Hạ Long Huyện, thị Diện tích Dân số Mật độ dân số (km2) (người) (người/km2) Toàn tỉnh 5900 1.071.016 182 Thành phố Hạ Long 208,7 193.575 925 Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Ninh 2004 Tốc độ tăng dân số trong vài năm trở lại đây là 2,68%/năm ở thành phố Hạ Long. Mật độ dân số quá lớn so với mật độ trung bình cả tỉnh và tỷ lệ dân số thành thị chiếm trên 95% cho thấy quá trình đô thị hoá và phát triển kinh tế thị trường có sức hút rất lớn tại khu vực này. Cư dân chủ yếu của vùng bờ vịnh Hạ Long là người Việt (Kinh). Những người dân chài có quê gốc ở đây đều là người các huyện khác và của các tỉnh khác đến làm ăn sinh sống, đông nhất là từ các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. nhieu.dcct@gmail.com 11
  15. Khi chưa có hoạt động khai thác mỏ, đây là vùng dân cư thưa thớt, chủ yếu làm nghề chài lưới. Sau này, khi có hoạt động khai thác than vào thời kỳ Pháp thuộc, mới phát triển nghề khai thác mỏ và thị trấn mỏ Hòn Gai được hình thành và mở rộng về phía tây, thêm các xã Thành Công, Tuần Châu, các thôn Cái Dăm, Cái Lân, Ðồng Mang, Giếng Ðáy,…. Ngày nay, các hoạt động dịch vụ và công nghiệp rất phát triển bao gồm dịch vụ du lịch, thương mại, giao thông vận tải, vận hành các khu công nghiệp đã thu hút nhiều nhân lực của vùng bờ. Bảng 2. Dự báo về nguồn nhân lực đến năm 2010 (người ) Số lao động 2000 2001 2005 2010 Tổng số 165.211 184.000 209.000 279.700 Lao động trong độ tuổi lao động 94.886 105.800 119.000 160.000 Kết quả dự báo cho thấy, nguồn nhân lực của thành phố rất dồi dào, đến năm 2010, thành phố cần phải tạo ra trên 6 vạn việc làm (chưa kể đến việc giải quyết việc làm cho lao động dôi dư do khai thác than bị thu hẹp dần và các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới), đây vừa là mặt thuận lợi vừa là khó khăn cho thành phố. Cơ cấu sử dụng đất Đất dùng cho nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, chỉ khoảng 2-8%, chủ yếu dùng cho trồng lúa hoặc cây ăn quả lâu năm. Đất ở và đất đặc dụng chiếm khoảng 43% ở Hạ Long, chủ yếu được sử dụng cho xây dựng, vận tải, tưới tiêu, dân cư đô thị và khai thác khoáng sản. Còn lại là đất rừng và đất không sử dụng. Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hoá và phát triển kinh tế tăng nhanh, cơ cấu sử dụng đất cũng chuyển dịch theo hướng giảm diện tích đất rừng và đất nông nghiệp, tăng diện tích đất ở, đất cho các khu công nghiệp, cảng và khai thác khoáng sản. Cơ cấu phát triển kinh tế Từ 2001 đến 2004, tăng trưởng kinh tế ổn định ở mức 12-13%, cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giảm tỷ trọng phát triển ngành nông - lâm - ngư nghiệp, tăng tỷ trọng phát triển công nghiệp và xây dựng cơ bản. Hình 4 chỉ ra cơ cấu kinh tế của Quảng Ninh trong những năm gần đây. Hình 4. Cơ cấu kinh tế của Quảng Ninh 2001-2004 nhieu.dcct@gmail.com 12
  16. C¬ cÊu kinh tÕ Qu¶ng ninh qua c¸c n¨m 2001-2004 100% 38.5 39.2 38.4 37.5 DÞch vô 80% 60% C«ng nghiÖp, XDCB 40% 52.3 52.1 53 54.2 N«ng, l©m, ng− nghiÖp 20% 9.2 8.6 8.7 8.3 0% 2001 2002 2003 2004 Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Ninh 2004 2. Các vấn đề/ đe doạ đối với vùng bờ Hạ Long Vùng bờ vịnh Hạ Long là nơi có nhiều hệ sinh thái nhạy cảm với các tác động của tự nhiên và con người. Về tự nhiên: Vùng ven biển là nơi chịu thiệt hại nhiều nhất do bão, nước dâng trong bão và thuỷ triều cao, có thể tàn phá nhà cửa, ruộng vườn và cơ sở hạ tầng. Ngoài ra vùng ven biển cũng tiềm ẩn nguy cơ gió lốc, vòi rồng và sóng thần. Ước tính sóng thần có thể đạt đến độ cao cực đại là 4m. Khi có sóng thần, chiều rộng của dải đất ngập nước tính từ bờ biển và dải đất thấp ven biển phải chịu ảnh hưởng có thể đạt đến 40 km, tức là toàn bộ vùng bờ vịnh Hạ Long, trong đó vùng nhạy cảm nhất với sóng thần, bão là các đảo ngoài vịnh Hạ Long. Mặc dù vậy, hiện tại đa số dân sống ở vùng ven biển làm nghề nông nghiệp, đánh bắt cá và nuôi trồng thuỷ sản (50% tại các xã ven biển). Họ là những người sống chủ yếu nhờ vào nguồn lợi của biển và cũng là những người phải chịu tổn thương nhiều nhất do các thảm hoạ thiên nhiên liên quan đến biển như bão biển, ngập lụt, xói lở,... Do vậy, việc nghiên cứu và đưa ra các biện pháp phòng chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai đối với vùng bờ là vô cùng cần thiết. nhieu.dcct@gmail.com 13
  17. Về con người: Đây là vùng bờ có đa dạng các loại hình hoạt động kinh tế - xã hội, đan xen của nhiều ngành và của nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Những đe doạ/vấn đề đã được nhận diện đối với vùng bờ vịnh Hạ Long bao gồm: • Gia tăng tải lượng các chất ô nhiễm đến môi trường biển và ven bờ; • Mất các sinh cảnh quan trọng, suy thoái các nguồn tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên rừng và đa dạng sinh học biển; • Suy giảm nguồn lợi hải sản; • Gia tăng bồi lắng ở các khu vực cửa sông, ven biển, khu vực cảng; • Gia tăng sự cố môi trường: sự cố tràn dầu, xói lở bờ sông và bờ biển; • Suy giảm chất lượng nước mặt, nước biển ven bờ. Gia tăng tải lượng các chất ô nhiễm đến môi trường biển và ven bờ Các chất ô nhiễm vào môi trường biển chủ yếu từ nước thải, rác thải do sinh hoạt của dân cư trong các khu đô thị đông đúc của Hòn Gai và Bãi Cháy, hoạt động của các nhà máy, cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp và tàu thuyền vận tải hàng hoá và khách du lịch. Trong mấy năm gần đây, do sức ép dân số và tốc độ tăng dân số nhanh, đặc biệt ở các khu vực tập trung dân cư sát bờ biển của Thành phố Hạ Long làm gia tăng lượng chất thải trong điều kiện cơ sở hạ tầng còn yếu kém. Cho đến nay, lượng nước thải mới chỉ thu gom và xử lý được là 2500m3/ngày, lượng nước thải chưa qua xử lý được thải trực tiếp vào môi trường biển hoặc vào sông hay hệ thống cống rãnh rồi chảy ra biển. Các chất ô nhiễm chính trong dòng nước thải sinh hoạt bao gồm: BOD, COD, SS, T-N, T-P, dầu thải và các chất hữu cơ. Đây là nguồn ô nhiễm quan trọng, gây tác động lớn đến môi trường. Ngoài ra, còn lượng nước thải từ các khu dân du cư sống trên các thuyền bè, sinh hoạt của thuỷ thủ và dân sống trên các đảo. Chất thải rắn sinh hoạt cũng là nguồn đáng kể gây ô nhiễm môi trường, tỷ lệ thu gom chất thải tại đô thị chỉ đạt khoảng 60-70%, tại nông thôn đạt 40-50%. Việc thu gom chất thải chưa được thực hiện ở các đảo. Chất thải của các vùng đó chủ yếu do dân cư tập trung tại vườn rồi đốt hoặc ủ làm phân bón gây ô nhiễm môi trường. Chất thải từ hoạt động khai thác mỏ có thể coi là đáng kể nhất của ngành công nghiệp. Năm 2004, khoảng 115 triệu tấn đất, đá đã thải vào môi trường. Khối lượng đất đá khổng lồ này cùng với nước thải từ quá trình sàng tuyển than gây các tác động sau: • Mất sinh cảnh vùng ven bờ, đặc biệt là mất rừng, tăng diện tích đất trống đồi nhieu.dcct@gmail.com trọc. 14
  18. • Suy giảm chất lượng nước mặt do gia tăng độ đục, chất rắn lơ lửng, kim loại nặng. • Gây ô nhiễm trầm tích đáy. • Suy giảm các hệ sinh thái quan trọng như rạn san hô, thảm cỏ biển, bãi tôm cá. • Gây ô nhiễm không khí do bụi và ồn ở các vùng khai thác và vùng lân cận. • Bồi lấp trong các lưu vực sông, vùng ven biển. Các hoạt động của ngành du lịch hiện tại và trong tương lai cũng đóng góp đáng kể vào tải lượng ô nhiễm. Chất thải rắn, lỏng từ hoạt động du lịch trên biển mới chỉ thu gom đạt 70-80%, do kinh phí hoạt động còn hạn chế, tàu thu gom rác chưa đáp ứng nhu cầu. Trong tương lai khi lượng khách đạt hơn 1 triệu/năm, ngành du lịch cần đầu tư vào hệ thống thu gom chất thải từ các tàu thuyền du lịch và trên các đảo. Hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản cũng có tiềm năng gây gia tăng các chất ô nhiễm, đặc biệt các chất hữu cơ, thuốc kháng sinh từ các vùng nuôi thâm canh, bán thâm canh và nuôi lồng bè trên biển và dầu thải từ tàu thuyền đánh bắt gần bờ và xa bờ đang ngày càng phát triển. Hoạt động nạo vét và đổ bùn thải xuống biển: Mỗi năm tổng lượng bùn thải đổ ra vùng nước biển lân cận vịnh Hạ Long lên đến 3 triệu m3, trong số đó, chủ yếu là bùn nạo vét từ các cảng sông và cảng biển. Số lượng bùn cát này là các tác nhân có thể gây đục, ô nhiễm nước và lan truyền sang khu vực vịnh Hạ Long. Bảng 4. Ước tính tổng thải lượng chất ô nhiễm trong vùng bờ vịnh Hạ Long (kg/ngày) Sinh hoạt Du lịch Công Nuôi trồng Phân tán Tổng nghiệp thuỷ sản BOD 4.661 147 2.168 1.299 861 9.136 COD 7.178 181 4.916 20.135 3.258 35.668 TSS 12.398 279 99.975 92.142 150.000 354.794 T-N 3.775 80 7.695 612 3.052 15.214 T-P 466 10 3.673 107 124 4.380 nhieu.dcct@gmail.com 15
  19. Hình 5. Tỷ lệ tổng thải lượng TSS, BOD vào vịnh Bãi Cháy và Hạ Long Tû lÖ ®ãng gãp TSS tõ c¸c nguån Tû lÖ ®ãng gãp BOD tõ c¸c nguån 42.3% 9.4% 14.2% 3.5% 51.0% 0.1% 26.0% 23.7% 28.2% Sinh ho¹t Du lÞch 1.6% C«ng nghiÖp Nu«i trång TS Sinh ho¹t Du lÞch Ph©n t¸n C«ng nghiÖp Nu«i trång TS Ph©n t¸n Mất các sinh cảnh quan trọng, đặc biệt là rừng và các hệ sinh thái biển Vùng bờ Hạ Long có diện tích đồi núi và rừng chiếm tỷ lệ lớn, nhưng rừng tự nhiên của Hạ Long đã bị suy giảm mạnh về diện tích và chất lượng: hiện nay các khu rừng nguyên sinh, kể cả rừng Ba Mùn cũng bị khai thác cạn kiệt. Sự chuyển đổi từ đất rừng giàu sang đất rừng trung bình và nghèo, từ đất cây gỗ tạp sang đất cây bụi và cỏ, từ Hình 6. Suy giảm diện tích RNM của Quảng Ninh đất cây bụi và cỏ sang đất trống, trọc diễn ra với tốc Suy gi¶m diÖn tÝch rõng ngËp mÆn qu¶ng độ nhanh ngay cả ở những Ninh vùng núi và hải đảo. Ngµn ha 50.00 Sinh cảnh rừng ngập 40.00 40.00 mặn có giá trị lớn về sinh 30.00 22.97 thái, điều hoà môi trường, 24.00 22.45 ngăn sóng bão, ổn định bờ 20.00 22.02 biển. Nhưng do chưa nhận 10.00 thức được giá trị và vai trò nhieu.dcct@gmail.com của chúng, nhiều khu rừng 0.00 N¨m đã bị phá huỷ và chuyển 1983 1997 2000 2001 2002 16
  20. đổi mục đích sử dụng sang nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng khu dân cư đô thị, đất nông nghiệp hoặc xây dựng các công trình hạ tầng hoặc khu công nghiệp. Sinh cảnh rạn san hô có năng suất sinh học cao và là nơi cư trú của nhiều loài hải sản quý hiếm, nhưng cũng bị suy giảm về độ phủ, thành phần loài và diện tích. Nguyên nhân xác định được là do sự khai thác, đánh bắt thuỷ sản chưa hợp lý, sử dụng các công cụ đánh bắt có tính huỷ diệt như mìn, xung điện và các loại lưới rê, lưới vét, thả neo trên vùng rạn. Ngoài ra, việc khai thác Hình 7. Suy giảm số loài và độ phủ của san hô Hạ Long Sù suy gi¶m sè loµi san h« trªn vÞnh H¹ Long san hô bất hợp pháp làm vật 1998-2010 liệu xây dựng, làm đồ thủ công 90 mỹ nghệ và sự gia tăng độ đục 80 73 78 và trầm lắng trong nước biển 70 59 58 60 cũng là những nguyên nhân 50 51 48 Tr−íc n¨m 1998 loµi trực tiếp gây suy giảm các rạn 40 39 30 35 N¨m 2003 29 san hô. 30 22 22 27 20 Dù ®o¸n n¨m 2010 20 15 10 Trước những năm 1970, 0 hang Đầu Gỗ và đảo Tuần Cèng L¸ Ba Tr¸i §µo Hang Trai Cèng §á Cäc ChÌo Châu là nơi phân bố chính của thềm cỏ biển ở Vịnh Hạ Long, nhưng diện tích của chúng đã bị Suy gi¶m ®é phñ san h« sèng trªn vÞnh H¹ Long 1998-2010 thu hẹp đáng kể. Hiện nay, cỏ 90 85.7 biển phân bố ở phía nam Vịnh 80 78.1 Hạ Long, dọc bờ đảo Hang 68.4 70 65 Trai, Đầu Bê, Cống Đỏ, Bo 60 50 55.9 Tr−íc n¨m 1998 50 Hung và Cống Tây. 44.6 45 % N¨m 2003 40 35 Dù ®o¸n n¨m 2010 29.3 28.3 30 20 17 14 Các tác nhân ảnh hưởng 10 tiềm tàng đến cỏ biển bao gồm 1 1 0 sự sa lắng trầm tích và sự Cèng L¸ Ba Tr¸i §µo Hang Trai Cèng §á Cäc ChÌo nhieu.dcct@gmail.com chuyển đổi các vùng có cỏ biển thành nơi nuôi trồng thuỷ sản, lấn biển làm khu du 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2