intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo "“Có phải hiện đại hóa Đức Chúa” trong tín ngưỡng Vodou của Haiti? Những nhận xét về Đức Chúa Olowoum và phong trào tái châu Phi hóa ở Haiti "

Chia sẻ: Phạm Huy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

61
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này khám phá những quá trình thay đổi của tôn giáo trong tín ngưỡng Vodou của Haiti từ quan điểm “tái châu Phi hóa” và “phi hỗn dung”. Bài viết giới thiệu Olowoum như là Đức Chúa của tín ngưỡng Vodou, thay thế Chúa Bondye1 của Thiên chúa giáo. Đưa những yếu tố mới, như Đức Chúa Olowoum vào trong tín ngưỡng Vodou dường như chứa đầy sự hơi đối lập trong quan điểm của người thực hành tín ngưỡng này....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo "“Có phải hiện đại hóa Đức Chúa” trong tín ngưỡng Vodou của Haiti? Những nhận xét về Đức Chúa Olowoum và phong trào tái châu Phi hóa ở Haiti "

  1. Người dịch: Nguyễn Thị Hiền Dịch nguyên bản từ tiếng Anh: “Modernizing God” in Haitian Vodou.” Anthropos 103/2008: 113-125. Markel Thylefors “Có phải hiện đại hóa Đức Chúa” trong tín ngưỡng Vodou của Haiti? Những nhận xét về Đức Chúa Olowoum và phong trào tái châu Phi hóa ở Haiti Tóm tắt: Bài viết này khám phá những quá trình thay đổi của tôn giáo trong tín ngưỡng Vodou của Haiti từ quan điểm “tái châu Phi hóa” và “phi hỗn dung”. Bài viết giới thiệu Olowoum như là Đức Chúa của tín ngưỡng Vodou, thay thế Chúa Bondye 1 của Thiên chúa giáo. Đưa những yếu tố mới, như Đức Chúa Olowoum vào trong tín ngưỡng Vodou dường như chứa đầy sự hơi đối lập trong quan điểm của người thực hành tín ngưỡng này. Cũng như vậy không thể nói được về những nỗ lực loại bỏ những yếu tố tôn giáo (những vị thánh Công giáo) khỏi tín ngưỡng Vodou. Tái châu Phi hóa và phi hỗn dung được hiểu một cách tốt nhất như là những thể hiện đương đại của truyền thống lâu đời tiếp thu tôn giáo của Vodou. Từ khóa: Vodou của người Haiti, Olowoun, tái châu Phi hóa, phi hỗn dung, chống lại sự hỗn dung. Markel Thylefors, tiến sĩ nhân học xã hội, là cán bộ nghiên cứu của trường Nghiên cứu toàn cầu, Đại học Göteborg. Ông nghiên cứu điền dã ở Haiti trong thời gian giữa những năm 1996 và 2007. Dự án nghiên cứu gần đây của ông về điều tra sự thay đổi xã hội và tôn giáo của tín ngưỡng Vodou của Haiti. Trong thế kỷ XIX, những người thực hành các tôn giáo Mỹ gốc Phi như Candomblé, Santería, và Vodou của Haiti đã trở nên phát triển nhìn từ khía cạnh cần thiết khôi phục di sản châu Phi bằng cách thể hiện và định hình lại những tôn giáo của họ sao cho phù hợp với lý tưởng truyền thống “châu Phi” (cf.Lamur 2001). Trên nền tảng tài liệu của người Brazil gốc Phi, Capone (2007:220) phân biệt giữa hai phong trào “Phi hỗn dung và Tái châu Phi hóa”. Thậm chí hai phong trào cùng có tham vọng phủ nhận “hỗn dung Công giáo gốc châu 1 Những tên gọi riêng, tên các vị Chúa trời và thánh Thần trong Công giáo cũng như trong tín ngưỡng Vodou của Haiti để nguyên theo nguyên bản tiếng Anh trong bản dịch tiếng Việt –ND. 1
  2. Phi”, nhưng giữa chúng cũng có sự khác nhau. Phong trào phi hỗn dung cố gắng khôi phục tôn giáo “châu Phi” nguyên gốc, vẫn còn được bảo tồn, nhưng lại bị phai nhạt bởi ảnh hưởng ở bên ngoài ở Brazil. Mặt khác, phong trào tái châu Phi hóa làm tăng sự kết hợp của những nguyên lý tôn giáo được du nhập trực tiếp hơn từ châu Phi. Đại diện cho tôn giáo châu Phi chính là văn hóa Yoruba của Nigeria (Capone 2005, 2007; Parés 2004). Tìm kiếm “sự thuần khiết của nghi lễ” và trí thức tôn giáo châu Phi có lẽ liên quan đến, chẳng hạn như du lịch cũng như việc nghiên cứu tài liệu về truyền thống tôn giáo của châu Phi (Capone 2007). Bài viết này khám phá hiện tượng “tái châu Phi hóa” và “phi hỗn dung” trong mối quan hệ với Vodou của Haiti. Sự phân biệt của Capone (2007) là điều đáng để suy ngẫm khi tiếp cận trường hợp của Haiti, mặc dù tính phi hỗn dung và tái châu Phi hóa xuất hiện như là những xu hướng có thể nhận thấy rõ hơn là những phong trào khác biệt. Như ở khắp mọi nơi trong tôn giáo, những vấn đề mang tính nghị sự dẫn đến sự thay đổi chủ yếu do một số ít thầy cúng có ảnh hưởng và những nhà lãnh đạo của tổ chức tôn giáo hay của tôn giáo Vodou đưa vào. Bài viết này phần lớn xuất phát từ ví dụ về sự xuất hiện Đức Chúa Olorun của người Yoruba ở Tây Phi vào những năm 1980 đầu 1990. Đức Chúa Olorun, mà những người theo đạo Vodou đổi thành Olowoun, có cả hai khía cạnh phi hỗn dung và tái châu Phi hóa. Tôi sẽ thảo luận ở phần dưới đây, nhưng ít ra những người đầu tiên giới thiệu Đức Chúa của người Yorube làm như vậy với mục đích thay thế Bondye, Đức Chúa của Thiên chúa giáo bằng Olowoum. Tôi sẽ đưa vào một số so sánh với những nỗ lực phi hỗn dung cụ thể hơn để xóa bỏ các yếu tố Công giáo, chẳng hạn như xóa bỏ các vị thánh Công giáo ra khỏi tôn giáo Vodou. Việc đưa những yếu tố mới như Đức Chúa Olowoum được nhiều người thực hành Vodou chấp nhận. Mặt khác, sự loại bỏ các yếu tố Công giáo-như các vị thánh của Công giáo khỏi đạo Vodou có vẻ ít được mọi người ủng hộ hơn. Bài viết này tìm hiểu những lý do để làm sáng tỏ tình huống này, đồng thời chỉ ra khả năng “tiếp thu” và tiềm năng hỗn dung tôn giáo của tín ngưỡng Vodou. Bài viết cũng đề xuất những nỗ lực đương đại làm cho Vodou “châu Phi hơn” nhằm thể hiện sự tiếp nối hơn là sự thoái lui của truyền thống tiếp thu tôn giáo và tính năng động của tín ngưỡng Vodou. Khái niệm “tái châu Phi hóa” là thuật ngữ hiện hành trong diễn ngôn khoa học về những người Mỹ gốc châu Phi, đặc biệt trong bối cảnh của Brazil. 2 Sự thực là thuật ngữ đã 2 Xem Greenfield (2001), Wafer (1991), Aslvarez Lospez (2004), Parés (2004), hay Sansone (1999). Shujaa (2003) và Nah (1988) quy khái niệm “châu Phi hóa” cho Amilcar Cabral, là người sử dụng khái niệm này vào 2
  3. trở nên nổi trội trong bối cảnh tư tưởng đặt biệt, kéo theo cả những lợi thế và bất lợi. Một mặt, khái niệm tái châu Phi hóa có vấn đề ở chỗ khái niệm cho rằng tôn giáo Mỹ gốc Phi mất đi một số bản chất mang tính châu Phi-một suy luận có thể bị một số người thực hành tôn giáo phủ nhận. Hơn nữa, điều đó có thể tranh luận liệu tính tái châu Phi hóa thực tế có trả lại cho tôn giáo tính “châu Phi” hơn hay không-trong bất kể trường hợp nào từ quan điểm của ngoài cuộc hay quan điểm “khách quan”. Mặt khác, khái niệm tái châu Phi hóa cùng với nghĩa mở rộng về một cuộc tranh luận đặc biệt, cũng báo hiệu những khía cạnh có vấn đề tương tự. Điều này không thể nói về thuật ngữ liên quan “tái châu Phi hóa” mà nó thường được sử dụng, mặc dù không phải là luôn luôn được như vậy (Houk 1995), trong khi đề cập đến sự thay đổi các hình thái về dân số “xem, Webster 1893 hay Stoller 2002). Tôi cũng sử dụng thuật ngữ “chống lại sự hỗn dung” của Shaw và Stewart (1994) thay thế cho thuật ngữ “phi hỗn dung” được Capone (2007) sử dụng. Với hai thuật ngữ sau tôi sẽ chỉ ra những yếu tố Công giáo bị loại trừ ra khỏi tôn giáo Mỹ gốc châu Phi ra sao. Tôi không gặp vấn đề khó khăn gì với những người thực hành Vodou ở Haiti về bất kể thuật ngữ nào kể trên. Nghiên cứu tài liệu và nghiên cứu điền dã ở Haiti, cả thuật ngữ chống sự hỗn dung tôn giáo và tái châu Phi hóa trong Thế giới mới đều được một số lượng tương đối hạn hẹp các nhà lãnh đạo tôn giáo và những đệ tử gần gũi của họ ủng hộ. Nghiên cứu số đông những người thực hành Vodou ở Brazil, Cuba, hay ở Haiti, tôi đoán rằng đa số quen thuộc với những khái niệm chống lại sự hỗn dung tôn giáo và tái châu Phi hóa, nhưng họ cũng ít khi chống lại sự hỗn dung trong thực hành tôn giáo hàng ngày của riêng họ (Palmié 1995; Wafer 1991). Sự cố gắng làm hồi sinh di sản châu Phi có thể thấy ở tất cả các chi nhánh của tôn giáo Mỹ gốc châu Phi, nhưng có sự khác nhau phụ thuộc vào bối cảnh quốc gia. Nhưng không kém quan trọng, Brazil đã kiên quyết chống lại điều này. Matory (2005:172) viết: Sự đoàn kết các thể chế của mối quan hệ của Candomblé và dân tộc Queeto/Nagô với nhà nước Brazil đã làm cho Brazil thành một địa danh nhiều người biết đến, một tấm gương, và là một đất nước xuất khẩu tăng nhanh về của cải vật chất và ý tưởng tới những người da đen theo chủ nghĩa dân tộc văn hóa trên toàn thế giới. Bahia đã trở thành một địa danh lớn đối với những người hành hương da đen Bắc Mỹ, những người Afrophile nuyorican và những người du lịch đến thăm quan các di sản văn hóa. đầu những năm 1970. Khái niệm này “được định nghĩa như là một quá trình mà người châu Phi bị người châu Âu thuộc địa (người Bồ Đào Nha trong trường hợp này) cho rằng cần thiết phải trải qua việc đánh giá đúng đắn di sản vă hoá của họ” (Nah 1998:536). Thuật ngữ cũng được sử dụng trong nhiều bối cảnh khác nhau trước đó và sau đó (xem Touré (1959) về châu Phi và Cannon (1977), cũng như công trình của Wilde (1995), về bối cảnh của Mỹ.) 3
  4. Đến tận gần đây, những người thực hành Vodou Haiti đã “thụt lùi” trong những nỗ lực tập thể tổ chức Vodou và khớp nối các chính sách về thực hành tôn giáo. Ví dụ, ở Brazil, Hiệp hội Các giáo phái Brazil gốc châu Phi của Bahia được thành lập vào năm 1937. Tổ chức “có kế hoạch đảm bảo lòng trung thành của các thầy cúng Canbomblé với truyền thống lấy châu Phi làm trung tâm” (Matory 2005:162), cũng giống như những người thực hành tôn giáo bảo vệ khỏi bị cảnh sát quấy nhiễu. 3 Tổ chức chính thức đầu tiên của tôn giáo Vodou ở Haiti là tổ chức Zantray được thành lập năm 1986. Tổ chức này hướng tới một diễn đàn có nhiều điểm tương tự với nó của một người tiền bối Brazil (Blot; Hurdon 2001). Những lý do ở đằng sau “sự thức tỉnh muộn màng” của tín ngưỡng Vodou trong bối cảnh chính thức và quốc tế chắc là hoàn cảnh nghèo đói, chế độ chuyên chính và hàng rào ngôn ngữ. Dù sao, trong những thập kỷ trước đây và phản ánh về bối cảnh chính trị chuyển biến, Vodou và những hình thức khác của văn hóa đại chúng trở nên có vai trò nổi bật trong công chúng và chính khách ở xã hội Haiti. Quá trình này thể hiện mạnh mẽ nhất có lẽ là vào năm 2003, khi Vodou được công nhận một cách chính thức là một tôn giáo thông qua sắc lệnh của chủ tịch Jean-Bertrand Aristide. Ngày nay có nhiều tổ chức Vodou chính thức, nhưng mức độ chặt chẽ và hoạt động của chúng khác nhau. Dù sao, Vodou đã có một số hình thức thể hiện một cách chính thức tầm quan trọng còn bị giới hạn hoặc khiêm tốn. Những thành công này cũng đáng ghi nhận trong điều kiện lịch sử có những quan hệ căng thẳng giữa tín ngưỡng Vodou và Nhà nước. Ngày nay, cũng cần phải lưu ý là mối quan tâm chính của các tổ chức Vodou Haiti và nhiều người thực hành nghi lễ đã tạo nên cấu trúc tôn giáo của họ và thiết lập những thể chế chung. Mặc dù có thái độ đồng cảm của một số vị lãnh đạo Vodou tới những giải pháp chống hỗn dung, hay làm cho Vodou trở nên “châu Phi” hơn, những mối quan tâm khác lại cần thiết hơn. Tôi cũng nghi ngờ rằng những người thực hành Vodou nói chung coi vấn đề về Đức Chúa Olowoum rất quan trọng. Câu hỏi về di sản châu Phi trong văn hóa dân tộc và Vodou là một chủ đề hay, không nói là to tát, và rất thú vị đối với nhiều người Haiti không tính đến các tổ chức tôn giáo của họ. Vodou và Công giáo: Hỗn dung tôn giáo 3 Matory (2005:161); Landes (1940:268); Carneiro (1940:278) 4
  5. Khi tiếp cận các biện pháp phi hỗn dung và tái châu Phi hóa, như Đức Chúa Olowoum, tôi thấy cần thiết nên tổng quan ngắn gọn quan điểm Vodou về Đức Chúa này cũng như là về sự hỗn dung Công giáo châu Phi. Đa số những người thực hành tôn giáo Vodou cũng theo Công giáo La Mã-một tôn giáo được thực dân Tây Ban Nha và Pháp du nhập vào. Công giáo đã ảnh hưởng đến Vodou của Haiti (Metraux 1972). 4 Bởi vì các vị thần ginen thuần khiết, vì “truyền thống Vodou”, nên bạn làm thế này [dấu thánh giá]. Bạn thông báo cho Bondye, Đức Chúa, trước khi bạn chuẩn bị làm một việc gì đó. Ginen, các vị thần truyền thống, không giáng xuống nếu bạn không thỉnh cầu (người thực hành Vodou). Vodou kết nạp Đấng Sáng Tạo của Thiên chúa giáo mà thường được người theo đạo Vodou và “những người Thiên chúa giáo độc đáo” đề cập đến như là Chúa Bondye 5 . Lời cầu khấn và lời thỉnh cầu Tam vị thánh tế không thể thiếu trong thực hành Vodou. Một số tác giả, dù sao cũng tuyên bố rằng thậm chí những người thực hành Vodou bình thường thờ Bondye, hay Đức Chúa của Thiên chúa giáo, khái niệm của họ về Đức Chúa này khác với khái niệm của Thiên chúa giáo. Chẳng hạn, Hurbon (1987), Brown (1991), và Desmangles (1992) chỉ ra rằng những người thực hành Vodou có xu hướng coi Đức Chúa ở một nơi xa hơn-deus otiosus. Một số cho rằng những khái niệm như vậy là tàn dư của tôn giáo châu Phi. Mestraux (1972:83) cũng chỉ ra rằng trong tín ngưỡng Vodou “ý tưởng về Đức Chúa dường như là bị trộn lẫn với ý tưởng về quyền năng mờ nhại và phi nhân tính, đấng bề trên của các loa, tức là các vị thần thánh…. một cái gì đó giống như chúng ta hiểu trong việc sử dụng ngày nay, bằng các từ ‘số phận’ hoặc ‘bản chất’.” 6 Beauvoir và Dominique (2003:74 ff) nhấn mạnh tính không đồng nhất của các khái niệm Vodou về Đức Chúa. Họ nêu ra là những người thực hành Vodou riêng lẻ có thể ý thức về Đức Chúa bằng nhiều cách như là một người đàn ông, một người phụ nữ, hoặc không có giới tính; và có vài Đức Chúa; hay Đức Chúa được tạo ra bởi sự tổng hòa của nhiều vị thần 4 Thực hành nghi lễ liên quan đến “phục vụ thần lwa” về phần mình đã có dấu ấn sâu đậm trong truyền thống dân gian Công giáo. 5 “Trong ngôn ngữ Creole của Haiti, người theo đạo Vodou sử dụng từ “Bondye” để chọn Đức Chúa của Vodou và Thiên chúa giáo. Từ đó xuất phát từ tiếng Pháp “Bon Dieu”, nghĩa là “Chúa Tốt lành” (Desmangles 1992: 191, chương 1). 6 So sánh giữa quan điểm của Thiên chúa giáo và Vodou về Đức Chúa cũng cần tính đến sự khó khăn tìm kiếm quan điểm đồng nhất của Thiên chúa giáo. Hơn thế nữa, thực hành tôn giáo Vodou và Thiên chúa giáo hoặc là song song hoặc là trong một hình thức pha trộn đưa ra một câu hỏi liệu một người có thực sự thay đổi quan điểm phụ thuộc vào bối cảnh. Tuyên bố rằng người Haiti (người theo Vodou, hoặc chỉ theo Thiên chúa giáo) nhận thức về Đức Chúa bằng cách khác không phải bằng cách mà Thiên chúa giáo phương Tây đã được hình thành, dĩ nhiên là có vấn đề về mặt đạo đức khi những người cung cấp thông tin xác định thực hành tôn giáo và tín ngưỡng theo những nhà thờ đã được xây dựng. 5
  6. lwa hoặc thần của Vodou. Họ cũng nhắc đến sự việc là những người thực hành Vodou rất hiếm khi nói chi tiết về Đức Chúa. Một mô hình địa phương, mà tôi gặp trong những dị bản hơi khác, là một trong hai thần (dye); một Đức Chúa ở xa, mà một Đức Chúa gần hơn giải quyết các vấn đề về thế giới vật chất của con người. Trong một số trường hợp, Đức Chúa trần tục này đồng nghĩa với Lucifer. Quan điểm về Lucifer cũng như về một vị thần lwa đặc biệt có quyền năng được truyền bá rộng rãi. Cũng nên chỉ ra là trong bối cảnh Vodou, Lucifer không phải là ác thần duy nhất của Thiên chúa giáo phương Tây, mà là một vị thần quyền năng thiên về những khả năng ma thuật “nóng” (Kelly 2006). Dù sao, quan điểm của tôi là những mô hình về Đức Chúa thay thế, bổ sung cho nhau không phải lúc nào cũng loại bỏ những yếu tố hỗn dung Công giáo châu Phi ra khỏi thực hành tôn giáo. Các thầy cúng Vodou đã phát triển mô hình bao gồm hai Đức Chúa, có khuynh hướng dựa vào “các chuẩn mực” trong lời cầu nguyện, kinh cầu và những tranh thờ Công giáo. Một thầy cúng Vodou theo cả Lucifer và Bondye, tin vào sự tồn tại của Đức Chúa Olowoum, đã nhắc nhở tôi nhẹ nhàng trong bàn về vấn đề chính trị tôn giáo. Anh, tự anh, có lẽ không tin vào Chúa Giêsu vì có nhiều người da trắng không tin vào Chúa Giêsu. Nhưng nếu anh tin vào ma thuật, anh cần phải tin vào Chúa Giê su. Không phải người Mỹ sáng tạo ra Chúa Giê su. Quan điểm về vũ trụ quan của Vodou cũng cởi mở và linh hoạt, không kém phần quan trọng khi chúng ta tiếp cận với những vấn đề ít trải nghiệm và ít nhiều trừu tượng, như vấn đề về bản chất của Chúa. Cho rằng, con người đơn giản không thể biết những chi tiết về các chiều cạnh của thánh thần. Ở đâu đó, tôi đã gợi ý, nói một cách ẩn dụ, “lối giả định” đưa ra một cách giải quyết tốt những diễn ngôn Haiti về những vấn đề liên quan đến thánh thần (Thylefors 2002). Do vậy, thậm chí nếu những người cung cấp thông tin cung cấp một cách vắt tắt những dị bản khác nhau về bản chất của Đức Chúa, tôi tin rằng cần phải thận trọng không nên vật chất hóa những quan điểm địa phương, mà có lẽ những quan điểm đó có ý định trước hết như là việc bàn đến thần thánh tạo thành một phần của “cuộc tranh luận” mang tính bản thể học đang tiếp diễn về thế giới (cf. Kirsch 2004). Các vị thánh Công giáo, hơn thế nữa, được những người Vodou sử dụng để thể hiện những vị thần lwa khác nhau. Liệu bản sắc của các vị thần lwa và các thánh (saints) Công giáo có thực sự hợp nhất lại được hay không, hay có phải tên gọi và bản in đá của các vị thánh Công giáo đơn thuần là những biểu tượng của lwa có tính chất cơ bản châu Phi. Tất 6
  7. cả những vấn đề này đều là vấn đề tranh luận (Desmangles, 1992). Từ chân trời Brazil, Greenfield có một quan sát hời hợt nhưng quan trọng về việc “trộn lẫn hoặc hỗn dung” giữa các vị thánh và các vị thần òrìsà ở Candomblé (2001:122). Liệu những người nộ lệ trước đây và những hậu duệ của họ tách riêng các vị thánh, thờ mỗi một vị thánh ở ban thờ đa thần và có lược đồ thế giới quan riêng, hay gộp các vị thánh lại với nhau thì đều là một cái gì đó mà chỉ có thể được xác định một cách thực tế đối với mỗi một người tham dự tại một thời gian và không gian định trước. Dù cho thực tế các vị thánh là một phần của truyền thống Vodou tồn tại hàng thế kỷ, điều đó cũng hiểu được là qua không gian một số các vị thánh đã được bổ sung, trong khi những vị thánh khác bị rơi vào quên lãng (Rey 2002b:530 ff.). Giống như tôi nói dưới đây, những người thực hành mong muốn “tái châu Phi hóa” Vodou cũng có thể tranh cãi về sự hiện diện của các vị thánh Công giáo trong tôn giáo Vodou. Vodou và Công giáo: Mâu thuẫn trong tư tưởng và đối kháng Nói chung, Công giáo La Mã có một vị thế xã hội cao trong đa số những người theo đạo Vodou. Đám cưới ở nhà thờ vốn mang tính văn hóa hơn là đám cưới theo luật chung, cũng giống như là lễ rửa tội của nhà thờ so với lễ rửa tội dân gian. Mặc dù những người thực hành Vodou mộ đạo có thể nghĩ lại với niềm kiêu hãnh nếu con cái của họ nhận lễ Ban thánh thể hay tổ chức đám cưới ở nhà thờ Công giáo. Giới chức sắc Công giáo được tôn trọng vì sự giáo dục và hiểu biết cao của họ. Một số người cũng chỉ ra rằng những chức sắc Công giáo cũng có một số khả năng siêu nhiên mà họ có thể vận dụng một cách huyền bí, chẳng hạn họ phái các vị thánh đi để trừ khử ai đó. Vẫn vậy, nhiều người thực hành Vodou nuôi dưỡng thái độ mâu thuẫn trong tư tưởng về nhà thờ Công giáo. Người ta nhớ những chiến dịch chống Vodou của Thiên chúa giáo ở thế kỷ trước. Những người thực hành Vodou nổi tiếng không được phép trở thành thành viên của nhà thờ Công giáo. Về phần mình, thành viên của nhà thờ cũng có một yêu cầu phải tiến hành một cách thật long trọng khi có một đám tang trong một nhà thờ “tôn kính”, hay là cho con cái đến trường Công giáo học thì trường đó thường là những cơ sở đào tạo tốt nhất. Như đã viết, có thể xem lễ rửa tội Công giáo là một cứu cánh khi nộp đơn đăng ký xin thẻ căn cước, visa, hay một số việc làm. Hậu quả, một số người thực hành Vodou đã dấu việc mình hành lễ Vodou với những người đại diện cho nhà thờ. 7 Một số lần tôi nghe người theo đạo Vodou nói rằng nhà thờ Công giáo 7 Một người phụ nữ làm việc cho một dự án phát triển trường học nghĩ lại là trong quá trình xét tuyển, tất cả trẻ em đều nói chúng theo Công giáo hay Tin lành. Dù sao, người phụ nữ này nhận ra một số học sinh của cô khi cô tham dự nghi lễ Vodou. Một nhà nhân học làm phiên dịch cho văn phòng di dân ở Hoa Kỳ kể là mặc dù có 7
  8. “thóa mạ” người thực hành Vodou, có nghĩa là từ chối họ tham gia vào các nghi lễ của Công giáo. Những người thực hành Vodou có ý thức mang tính chính trị hơn cũng có thể nói rằng Công giáo là tôn giáo áp bức và của chủ nghĩa thực dân. Những người thực hành Vodou theo quan điểm như vậy đồng ý tách Vodou ra khỏi Công giáo và có thái độ tích cực về việc loại bỏ những yếu tố Công giáo ra khỏi Vodou. Nhà thờ Công giáo như là một tổ chức được nhiều người Vodou cho là có hành động chống lại lợi ích của Vodou, nghĩa là những người thầy cúng của Vodou cẫn phải có giấy phép chính thức cho phép họ tiến hành nghi lễ công dân như đám cưới. 8 Đó là trường hợp của người được phỏng vấn đưới đây và là người liên tưởng một cách rõ ràng Công giáo với chế độ nô lệ. Đáng lưu ý trong đoạn văn trích dẫn dưới đây anh ta nhấn mạnh sự đứt đoạn trong quá khứ với văn hóa châu Phi khi anh ta hỏi về bản sắc của “Đức Chúa của người Haiti.” Một tôn giáo được sinh ra thế nào? Với tư cách là một nhà dân tộc học, anh đã biết. Một tôn giáo được sinh ra ở một đất nước theo phong tục tập quán, thuần phong mĩ tục, và các vị thánh thần của nó. Đất nước chọn vị thần nhân danh cha tổ của nền độc lập của đất nước…. Đất nước biết rằng linh hồn của người cha đó, người mang nền độc lập đến cho đất nước, có khả năng giao tiếp với vị kiến trúc sư vĩ đại (“Đức Chúa”). Ví dụ, Vị thần tối cao của Trung Quốc là Đức Phật. Đức Phật là người giải phóng Trung Quốc, có đúng không? Vâng, các tôn giáo được sinh ra như vậy! Ai là Đức Chúa của chúng tôi, đối với chúng tôi là người Haiti? MT: … Granmèt, Chúa Trời [nghĩa đen là Người Thầy Vĩ đại]? - Hừ hừ hừ MT: Đó là Đức Chúa Olowoum - Olowoum. Nhưng Olowoum, chúng tôi biết Olowoum là ai. Một vị Chúa Trời sau khi chúng tôi đến châu Phi….. Từ “châu Phi hóa bao gộp” tới tái châu Phi hóa Khái niệm tái châu Phi hóa và chống lại hỗn dung của một nhóm cấp tiến do tổ chức Vodou Haiti Zantray và Legliz Vodou dAyiti, hay Phong trào Yoruba ở Hoa Kỳ và những nhà lãnh đạo Candomblé của Brazil là tương đối mới ở Haiti. Đúng là có những hình thái khác cố gắng làm cho Vodou trở nên “châu Phi” hơn và quay lại những đặc tính châu Phi có từ trước đây khá xa. Một ví dụ nhấn mạnh các đặc tính châu Phi khi thể hiện hay miêu tả Vodou. Một số nhà nghiên cứu cũng như những nhà văn vị kỷ châu Phi đã cố gắng chỉ ra nhiều năm trải nghiệm về mặt chuyên môn, bà đã gặp nhiều người tị nạn và di cư nói rằng họ theo Tin lành hay Công giáo, không bao giờ họ nói là người theo đạo Vodou. 8 Theo một cha cố Công giáo, nhà thờ Công giáo ở Haiti không có chính sách thống nhất về Vodou và Vodou không có trong chương trình đào tạo của các cha cố. Tôi đã gặp hai cha cố Công giáo đều có thái độ tích cực về ý tưởng có điện thờ Vodou, ít ra họ tranh luận là những người thực hành Vodou có lẽ sẽ không còn muốn tổ chức đám ma và những nghi lễ khác trong nhà thờ Công giáo. 8
  9. rằng bản chất Vodou thực thế mang đặc tính của châu Phi, trong khi những ảnh hưởng của châu Âu được nhìn nhận là những tiếp nhận văn hóa hời hợt du nhập vào chế độ nô lệ thuộc địa và những chế độ trước đó. 9 Tôi cũng nghĩ là phong trào “châu Phi hóa bao gộp” nhằm xác định lại hiện tượng “châu Phi hóa”. Cả hai nhà văn (có nghĩa là Holly 1919; hoặc Rigaud 1953) và một số người cung cấp thông tin của chúng tôi đã chỉ ra rằng một số yếu tố Thiên chúa giáo không phải ở ngoài Vodou, chẳng hạn như yếu tố Thiên chúa giáo là một tôn giáo bắt nguồn từ châu Phi và Ai Cập cổ đại. Nhà nhân học Milo Rigaud có các công trình nổi tiếng về Vodou, đã viết “Chúa Moses gần gũi với Vodou cũng như là gần gũi với Công giáo La Mã” (1953:89). Mười lăm năm sau, trong bản ghi nhớ của tổ chức có đăng ký Bureau National du Vodou Häitien (BNVH) người ta có đoạn: “từ khi văn hóa Vodou của người da đen trở nên là văn hóa truyền khẩu, do có sự thông thái của Đức Chúa Giê-hô-va đã gửi Israel sang châu Phi để đào tạo vì có động cơ và vì nền văn minh kéo dài trong suốt hơn 430 năm.” (BNVH 2005) Có một xu hướng khác phát triển mạnh mẽ trong một số người cung cấp thông tin- thông thường là những người nghèo, ít được đến trường học xác định “rõ ràng” hiện tượng phương Tây (theo đó, có nghĩa là hiện tượng Da đỏ Mỹ) như là thần thánh ginen. Ginen hay Lafrik Ginen chỉ cả mảnh đất thần thoại của các vị thánh và châu Phi nơi tổ tiên của người Haiti ngày nay sinh sống. Cũng chính vì vậy, ginen có thể chỉ chính những vị thần thánh truyền thống Vodou. Từ ginen cũng có thể tạm ổn và thể hiện văn hóa “truyền thống” và hệ thống giá trị đạo đức của châu Phi. 10 Những bức ảnh thánh, Đức Chúa da trắng với phong cách phương Tây lý tưởng, những cuốn sách về ma thuật, và nước hoa là những thứ có thể là ginen. Ở cấp độ địa phương, người ta cũng có thể tìm được phong trào “châu Phi hóa bao gộp” trên cơ sở thực hành hàng ngày khi những người theo Vodou tranh luận cho sự trong sạch, hay tính xác thực của những nghi lễ của họ và họ theo đúng với truyền thống ginen, có nghĩa là một số vị thần cần được hầu cùng với nhảy múa, đàn nhị và đàn accooc, nhưng không có trống. Hiện tượng “châu Phi hóa bao gộp” do vậy trở thành nền tảng quan trọng của một hình thái mà hình thái đó thông thường được gọi là hỗn dung tôn giáo. Khái niệm 9 Price-Mars 1928; Duvalier 1968; Herskovits 1971; Duck 2004. 10 “Ginen….Guinea; Tây Phi; quê hương tổ tiên của người Haiti; nơi ở đối của các vị thần Vodou; những người sống có đạo đức và có niềm tin tâm linh; những nơi ở xa” (Freeman 2004:339). “Sách Liv Ginen co lẽ có nguồn gốc từ châu Phi và chỉ có thể những người thầy cúng Vodou mới hiểu được” (Freeman 2004:339). 9
  10. hỗn dung tôn giáo ít ra xuất phát từ quan điểm của người ngoài, hay quan điểm “khách quan” như các học giả Droogers và Greenfield (2001:31) đã viết. Sự ủng hộ hiện nay cho phong trào châu Phi hóa của Vodou đã gây tranh cãi trong việc sử dụng một cách bao gộp và theo quan niệm rộng của khái niệm ginen. Thay vì họ muốn cho quan niệm ginen phù hợp hơn với khái niệm châu Phi “chính thức” và/hoặc, nói rằng, châu Phi được mô tả bởi các nhà dân tộc học. Capone viết rằng “truyền thống châu Phi thay đổi, do đó, từ thực hành vô lý hiển nhiên tới thái độ khoa học thực sự” và “một trong những đặc tính của quá trình tái châu Phi hóa…” trở thành “một sự quy kết chất lượng khoa học cho thực hành tôn giáo” (2007:229; 2005:327 f.). Mặc dù tái châu Phi hóa có tham vọng khoa học kéo theo một loạt các vấn đề, ít ra là từ quan điểm “khách quan”, chẳng hạn như những vấn đế về đặc tính tôn giáo châu Phi bao gộp là gì, nó xuất hiện từ thời điểm lịch sử nào, và mối liên hệ các đặc tính của chúng đến những bối cảnh xã hội văn hóa trong Thế giới mới ra sao? Nỗ lực khiến thực hành Vodou trong thực tế giống với “thực tế” châu Phi hơn, có nghĩa là bằng cách loại bỏ các vị thánh Công giáo ra khỏi Vodou. Điều này chắc là hiếm khi xảy ra và càng không được ghi chép lại trong lịch sử. Đền thờ của người thầy cúng nổi tiếng Vodou và cũng là nhà lãnh đạo của một tổ chức Vodou, ông Max Beauvoir được Cosentino mô tả như sau (1995:43): Mội kiểu “Vodou châu Phi” dễ dàng thâm nhập được vào và mang tính toàn thế giới diễn ra ở Peristyle Mariani trên con đường tới Leogane. Trước nỗi sợ hãi bệnh AIDS và bạo lực chính trị, đã có lệnh công khai chấm dứt du lịch, xe buýt từ Port-au-Prince xếp hàng ở Mariani để dự nghi lễ do Max Beauvoir cử hành, một vị thầy cúng có tầm ảnh hưởng quốc gia và khách hàng quốc tế. Loại bỏ tất cả “những yếu tố hỗn dung”, không có trạng thái thăng hoa. Không có những chai rượu whiskey mới. Không có thánh giá làm bằng lông…. Ở nơi có sự lựa chọn công phu mang tính thuộc địa, Vodou ở Mariani hay ở Souvenance đã được hình thành lại bằng những hình tượng của châu Phi, và được khôi phục thông qua lịch sử lãng mạn của Negritude. Hay, đối với những thầy cúng có ảnh hưởng lớn bởi cuốn sách cực kỳ nổi tiếng của Milo Rigaud Bí mật Vodou [Secrets of Vodou] (1953), một châu Phi có thể hiểu được bằng trí tưởng tượng thần thông về thuyết thần trí …. Tôi cũng đề nghị là “quan điểm khách quan” đương đại nổi lên trong số những người thực hành vodou hướng vào “tính xác thực châu Phi” là một sự tiếp diễn hơn là một sự chấm dứt tiềm năng năng động và khả năng dễ tiếp nhận của Vodou. Có phải thực hành Vodou luôn luôn có sự tái sáng tạo và dễ dàng tiếp cận với ginen châu Phi ở Haiti thuộc địa và hậu thuộc địa? Giới thiệu Đức Chúa Olorun 10
  11. Hầu như các tôn giáo Nam Phi có một vị thần ở trên cao và cũng là Chúa Trời. Nhưng Chúa Trời thường thường là Đức Chúa ở cao xa, tách biệt, một deus otiosus… Chúa Trời là cội nguồn của muôn loài, thường là đấng sáng tạo; Đức Chúa biết tất cả mọi thứ và rất hùng mạnh; Chúa đã đưa trật tự vào trong sự hỗn độn của vũ trụ; Chúa cũng là người phân xử những điều đúng và những điều sai. Những vị thánh khác dưới Đức Chúa cao nhất này cùng chia sẻ quyền lực, mặc cho các vị thần chia sẻ quyền lực ra sao và không phải lúc nào sự phân quyền cũng rạch ròi. Nhưng dù có những đặc tính này, Chúa Trời cao nhất cũng không thường xuyên được thờ cúng một cách trực tiếp; Đức Chúa không có thầy cúng cúng riêng, cũng không có điện thờ dành riêng cho Chúa. Người ta có thể tấu lên Đức Chúa mỗi khi dâng lễ cúng, nhưng ít khi họ dâng lễ vật trực tiếp tới Đức Chúa cao nhất này (O’ Connell 1962:67). Olorun, hay Oludomare là Đức Chúa cao nhất của tôn giáo truyền thống của những người nói tiếng Yoruba sống ở Nigeria ngày nay. Ở trong tôn giáo Candomblé, Brazil, Santería ở Cuba, và ở Trinidadian Orisha có nguồn gốc từ tín ngưỡng Yoruba, Đức Chúa Olorun và Oludomare là những tên gọi được chấp nhận đối với Chúa Trời toàn năng. Tương tự như vậy, Olorun được tìm thấy ở các tôn giáo Mỹ gốc Phi được thực hành ở Hoa Kỳ, do có dòng chảy của tín ngưỡng Yoruba từ những vùng khác của người da đen ở châu Mỹ và/hoặc ở Nigeria. 11 Haiti chưa bao giờ có được sự tập trung như vậy của những nô lệ Yoruba, hoặc giữ mối liện hệ trong thời kỳ hậu nô lệ với Nigeria, như ở Brazil và Cu ba (Matory 2005). Hơn thế nữa, trong Vodou của Haiti, những tên gọi đấng sáng tạo có nguồn gốc từ tiếng Pháp không phải tiếng châu Phi. 12 Olorun là “Đức Chúa ở nơi cao xa và có ít mối quan tâm tới công việc của loài người (Wedel 2004:82). Những đặc điểm này như chúng ta biết ở trước, cũng khắc họa Đức Chúa Bondye hay Granmèt, Đức Chúa ở trên cao của Vodou và Công giáo ở Haiti (Murphy 1994; Desmangle 1992). Những người thực hành Vodou ở Haiti thay đổi tên Olorun thành “Olowoum,” cho phù hợp hơn với nguyên tắc phiên âm và phát âm trong tiếng Creole của Haiti. Tổ chức Legliz Vodou dAyiti sử dụng từ “Olohoum”. Tôi không tìm thấy nhiều tài liệu về việc vì sao và ai là người đầu tiên đưa ra cái tên Olowoum vào trong một cộng đồng lớn người Haiti. Hai trong số những người cung cấp thông tin của tôi, thì dù sao cũng gán ghép cho việc đưa tên Olowoum vào trong tổ chức Vodou Zantray, bây giờ thì tổ chức này đã tan rã và người sáng lập huyền thoại của tổ chức là Hérard Simon. Cả hai người được phỏng vấn đều có liên quan đến tổ chức Zantray, một người là nhà lãnh đạo trong vùng, và người kia là của tổ chức 11 Brandon 1993; Matory 2005; Houk 1995. 12 Một số nhà nghiên cứu (chẳng hạn như Thornton 1998) đề nghị là khái niệm Yoruba về Chúa Trời bị ảnh hưởng của những người truyền giáo Hồi giáo và Thiên chúa giáo thời kỳ ban đầu (cũng xem Meyer 2004:60-66, về trường hợp thần Ewe của Ghana). Việc không có tên châu Phi cho Đấng sáng tạo ở Haiti có vẻ ủng hộ quan niệm này. Buôn bán nô lệ ở Haiti kết thúc vào những năm 1790, nhưng còn tiếp diễn tương đối lâu sau đó ở những vùng khác của châu Mỹ, đặc biệt ở Cu Ba và Brazil. 11
  12. Vodou. Một người cung cấp thông tin cũng tuyên bố là Hérard Simon đã biết được tên Olowoum qua nghiên cứu, cũng như qua mối quan hệ với Benin. Câu mở đầu của cuốn sách “Le livre sacré du vodou” [Sách thiêng của Vodou] (CONAVO n.d.) cũng chỉ cụ thể đó là Hérard Simon, người dạy những người thực hành Vodou về Đức Chúa Olowoum hay Olohoum: Họ hiểu Chúa Trời của họ gọi là OLOHOUM, họ nhớ Hérard Simon dạy họ vậy, truyền thống truyền miệng đã không truyền lại điều đó, và những người theo Vodou hầu như đã quên rằng Chúa Trời đã truyền cho họ lời sấm truyền cực kỳ quan trọng: họ nhìn Chúa Trời bằng lăng kính riêng của họ. OLOHOUM, tên của ngài sinh ra từ trong lòng [trái đất], 13 quyết định sáng tạo của ZANTRAY nói với mọi người về vùng Caribê và cả thế giới, các sắc tộc rằng Đức Chúa là OLOHOUM, bậc thầy của muôn thầy, NGÀI là tất cả…[Chúa tạo nên mọi thứ], ánh hào quang tỏa sáng những người có đức tin. OLOHOUM đã sinh ra từ trong lòng [trái đất], tất cả thúc đẩy những người theo Vodou có trách nhiệm về số phận riêng của họ, không kể mọi thành kiến hay sự yếu kém làm cản trở trái tim của tất cả những ai không nhận được lời sấm truyền của Chúa. Zantray là chữ viết tắt của “Zanfan Tradisyon Ayisyen” (Trẻ em trong truyền thống Haiti). Từ Zantray cũng có nghĩa là “lòng, ruột”, hoặc một cách ẩn dụ “bản chất căn bản”. Tổ chức được thành lập ở vùng Gonaives, như là sự phản ứng lại việc bức hại những người thực hành Vodou trong làn sóng lưu đầy Duvalier năm 1986 (Hurbon 2001). Tổ chức Zantray cũng nhấn mạnh di sản châu Phi của Vodou ở Haiti và ủng hộ Vodou cần được công nhận là “văn hóa quốc gia” của Haiti. Một cách lý tưởng của tổ chức Zantray là “không có chút gì của Chúa Trời Bondye”, mà chỉ có Olowoum. Tổ chức cũng đưa ra “bài văn cúng Zantray” 14 , có một đoạn như sau: Đức Chúa Olowoum quyền năng 15 Hãy cho con trách nhiệm Như vậy con Tôn trọng và thích với tất cả những thứ mà con có thể nhìn thấy Cũng như tất cả những thứ mà con không nhìn thấy trên trái đất Dưới sự kiểm soát của Cha Olowoum Chúa là cha của trái đất Chúa là cha của nước Chúa là cha của lửa Chúa là cha của gió Mặc dù thuật ngữ Vodou rộng và những tên gọi phù hợp có nhiều dị bản, tôi không bao giờ đọc về cái tên Olorun được sử dụng ở Haiti trước thời điểm tổ chức Zantray sử dụng 13 “Le livre sacré du vodou” [Sách thiêng của Vodou] viết bằng hai thứ tiếng Pháp và tiếng Creole của Haiti, còn dấu ngoặc vuông là cho thêm vào trong dị bản bằng tiếng Creole của Haiti trong lời mở đầu cuốn sách và nó giúp hiểu dễ dàng hơn. 14 http://www.zantray.ht/lapriyezantray.html>; 2007-1-05. Tôi cũng có được một lời cầu cúng tương tự, gọi là “Priye Vodou,” (một số đoạn được xác định) có trong tổ chức CONAVO, cũng như ở trong buổi họp với tổ chức FNVA mà ở đó một dị bản của lời cầu được thỉnh. 15 Đại từ trong tiếng Haiti li, hay l, là anh ấy, chị ấy và nó (chỉ vật). Tôi đã dịch đại từ l là của anh ấy. Tôi không có số liệu về Olowoum là có giới tính hay chỉ là thuật ngữ chỉ một hình thái người của tổ chức Zantray. CONAVO coi Olohoum là “cha”. 12
  13. và ủng hộ Đức Chúa này. Một số người cung cấp thông tin chứng thực là Olowoum/Olohoum có được vị thế của mình chỉ tương đối gần đây. Họ cũng tuyên bố là “Olowoum” có ở Haiti từ lâu rồi, nhưng họ nhắc đến một cách kín đáo. Một người được phỏng vấn nói rằng trước đây tên Đức Chúa Olowoum có nghĩa là tuyệt vời [merveilleuse (tiếng Pháp)] mà trong bối cảnh này có thể dịch là huyền bí trong nghĩa siêu nhiên và bí ẩn. CONAVO (Commision National de structuration du Vodou) và chi nhánh điện thờ Legliz Vodou dAyiti cũng sử dụng thận trọng tên Olowoum (viết là Olohoum). Một người của tổ chức Legliz Vodou dAyiti gọi là Olohoumit và Olohoum ở trong các trang viết của cuốn sách “Le livre sacré du vodou” [Sách thiêng của Vodou] của Wesner Morency, người thành lập Legliz Vodou dAyiti. 16 Tổ chức Federayon Natyonal Vodouyizan Ayisyen (FNVA) cũng đề cập đến Olowoum trong những kinh chiêu hồn ở đám ma. Những người FNVA được phỏng vấn, trong đó có vị lãnh đạo ở trong vùng cho rằng Olowoum chủ yếu được nói đến trong bối cảnh đám tang, không phải thực hành của Vodou nói chung. 17 Dựa vào một số trường hợp đặc biệt, ấn tượng của tôi là những người lãnh đạo các tổ chức Vodou ở cấp độ quốc gia cũng như cấp độ địa phương thường liên quan đến một vài tổ chức. Tình huống này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân tán những ý tưởng giữa các tổ chức cụ thể cũng như trong xã hội nói chung. Theo tôi được biết, Hurbon (2001) là một học giả duy nhất nói về Đức Chúa Olowoum của Haiti. Ông viết rằng những trích đoạn của thần thoại Fon và Yoruba được trích ở trong những buổi lễ của tổ chức Legliz Vodou dAyiti ở thủ đô của Port-au-Prince (2001:259). Theo tôi được biết, thì dù sao, bên cạnh Đức Chúa Olowoum không có những khái niệm về vũ trụ quan một cách đầy đủ của người Yoruba để xác định vị trí của Olowoum. 18 Hurbon cũng viết rằng Vodou “có Đức Chúa Trời, gọi là Olohum và phân biệt với Đức Chúa của Thiên chúa giáo, một Chúa Trời ngoại lai” (2001:259). Đại diện của tổ 16 “Le livre sacré du vodou” [Sách thiêng Vodou] không chỉ rõ tác giả ở trang bìa, mặc dù trong lời mở đầu có tên CONAVO. Dù sao cũng có việc quy cuốn sách này cho tác giả Wesner Morency, người thành lập CONAVO và chi nhánh của nó là Legliz Vodou dAyiti. Người ta nói là Morency biên tập những tuyên bố của một số thầy cúng hiểu biết về Vodou, trong đó có thầy Hérard Simon. Cuốn sách là một nỗ lực tạo nên một học thuyết Vodou không bị hỗn dung với tôn giáo khác và về các giáo lý đạo đức (Hurbon 2001:259). Những người được phỏng vấn làm việc gần gũi với Morency nói rằng dị bản gần đây không phải là văn bản cuối, nhưng là dị bản dễ hiểu và đầy đủ hơn. Trước đây, Morency đi học để trở thành cha cố Công giáo. Thật mỉa mai, một số người phê phán Legliz Vodou dAyiti về vấn đề truyền giáo, giáo lý được soạn thảo, và sự phục vụ trong điện thờ rất giống với nhà thờ của phương Tây. 17 Olowoum được nhắc đến trong những lời cầu cúng của cộng đồng và trong lời tụng kết thúc một số cuộc họp của FNVA mà tôi trợ giúp. 18 Thực tế, chỉ có một người cung cấp thông tin nói rằng Olohoum là tên gốc của ngườiYoruba. 13
  14. chức Legliz Vodou dAyiti cũng như một số người được phỏng vấn khác giải thích cho tôi là Olohum chỉ là một trong số nhiều tên của Đức Chúa và mỗi một dân tộc cần phải có một tên phù hợp với hệ thống văn hóa của họ “để nhìn Đức Chúa qua lăng kính riêng của họ,” đã được CONAVO trích ở trên. Những tên như Giê-hô-va, Đức Phật, Thánh Alla, và Olowoum, như tôi được kể lại tất cả đều đề cập đến Chúa Bondye trong Thiên chúa giáo. Quan điểm này ngụ ý rằng bên cạnh các tên gọi Đức Chúa ở đây còn có một sự khác nhau đôi chút về bản chất giữa Đức Chúa Olowoum và Bondye. “Le livre sacré du vodou,” [Sách thiêng của Vodou] là một văn bản tôi tin là đại diện cho diễn ngôn của những người nói về Olowoum. Như đã trình bày Olowoum là Đức Chúa tối cao và là “cha và đấng sáng tạo của thế giới,” và rằng niềm tin của những người theo đạo Vodou “hướng tới chủ nghĩa một thần thực sự” trong khi nhận thấy “những vị thần khác như là các thần trung gian” (CONAVO n.d.: 2-4, 93f.). Do vậy, từ quan điểm này, tên gọi Olowoum trước hết đã liên kết như là một sự thay thế cho tên gọi Bondye với ý nghĩa Thiên chúa giáo. Thậm chí nếu đơn giản là một sự thay đổi tên gọi, thì đó là sự thay đổi chuẩn bị cho con đường loại bỏ những yếu tố Công giáo ra khỏi tín ngưỡng Vodou, cũng như làm giảm sự phụ thuộc vào nhà thờ Công giáo với tư cách là một thể chế. Dù sao, những tên gọi của Chúa Trời và của các vị thần tự chúng quan trọng trong tôn giáo châu Phi ở Haiti. Như chúng ta sẽ xem dưới đây, một số tên gọi đã ám chỉ Olowoum những vị thế khác với vị thế của Đức Chúa tối cao trong mô hình dân gian của chúng. Thậm chí nếu có tương đối ít người ủng hộ Đức Chúa Olowoum, tên gọi của Đức Chúa được phổ biến qua truyền miệng và trong các chương trình về Vodou được phát thanh trên đài. Trong những chương trình này họ nhắc đến Đức Chúa Olowoum trong các bài tụng niệm. Một ví dụ tôi có thể viện dẫn ra ở đây là tôi tham gia một chương trình truyền hình trên kênh tivi quốc gia, trong đó có một dị bản của lời “cầu nguyện của tổ chức Zantay.” Chương trình truyền hình được một số người thực hành Vodou xem mà dần dần sau này tôi có dịp gặp gỡ. Bổ sung và lý giải Đức Chúa Olowoum ở cấp độ địa phương Điều gì diễn ra sau khi Đức Chúa Olowoum đi vào một thế giới quan mở như là thế giới quan của Vodou Haiti? Dưới đây, tôi sẽ tóm tắt một số ý kiến về Olowoum của những người thực hành Vodou ở địa phương. Tôi biết đa số những người cung cấp thông tin từ 14
  15. nhiều năm, loại trừ tôi, tất cả họ đều sống ở các vùng lân cận của thị trấn Jacmel ở miền Đông Tây và ít ra họ biết tên của nhau. Trước hết, tôi sẽ đề cập đến hai thầy cúng “lớn”, có ảnh hưởng của đạo Vodou mà cả hai đều là thành viên trong các tổ chức sử dụng tên gọi Olowoum. Thầy cúng thứ nhất tỏ thái độ mâu thuẫn trong suy nghĩ về vấn đề Olowoum và những biện pháp tái châu Phi hóa. Thầy cúng đã không chống lại việc tổ chức của ông sử dụng tên Đức Chúa Olowoum, và giấc mơ của ông cũng đến Benin và học được “những nguyên lý thực sự” phục vụ các vị thần lwa. Trang phục châu Phi được mặc trong nghi lễ diễn ra ở điện thờ của ông. Ông cho rằng Vodou của Haiti pha trộn “cái không thuần khiết” giữa ma thuật của người da đỏ Mỹ và của châu Âu với tôn giáo châu Phi. Dù sao, ông cũng sử dụng rộng rãi những lời cầu nguyện của Công giáo, kinh cầu nguyện, và tên Bondye, không bao giờ dùng tên Olowoum trong các nghi lễ của ông mà tôi đã quan sát. 19 Ông ấy cũng giải thích rằng các vị thánh của Công giáo là sự tiếp nhận chế độ áp bức thuộc địa, nhưng bảo vệ cho vị trí của họ trong tôn giáo Vodou. Sự lý giải một phần thái độ mâu thuẫn trong tư tưởng của thầy cúng này có lẽ do ông ấy không thể loại bỏ sự hiểu biết tôn giáo riêng và yếu tố hỗn dung tôn giáo của ông ấy vì lý do nghề nghiệp, mặc dù ông bị ảnh hưởng phong trào “tái châu Phi hóa”. Một vị thầy cúng khác tiếc là đã sử dụng tên Olowoum cùng nhau. Một mặt, ông ta nghĩ rằng thật phức tạp đối với những người theo ông không được đến trường học, nên họ “không hiểu được những điều như vậy.” Hơn nữa, ông thấy Vodou như là một tôn giáo hỗn dung cơ bản, hay tôn giáo theo ngôn ngữ “Creole” của Haiti và nghĩ là thật tiếc phải loại bỏ một số yếu tố nguồn gốc (Thiên chúa giáo). Ông sử dụng một câu tục ngữ “đó là tất cả những gia vị khác nhau tạo nên hương vị của cây mướp tây.” Ông loại bỏ những người đến châu Phi đã mang theo một số những yếu tố tôn giáo từ quê hương họ. Những yếu tố này “nằm ở ngoài hệ thống của chúng” ở Haiti. Thầy cúng này trước đây có liên quan đến một tổ chức Vodou lớn, nhưng sau đó từ bỏ tổ chức với những lời công kích thậm tệ. Vâng, vẫn còn một thầy cúng nữa ít có ảnh hưởng hơn đã phân biệt giữa Dieu tout puissant, Đức Chúa Toàn Năng, hoặc Bondey, và Dieu Puissant, Đứa Chúa Vĩ Đại. Đức 19 Trước đây, thầy cúng này là một người thuộc hội Tam điểm, cũng cho rằng có hai vị thần. Một vị thần ngự trị trái đất, nhưng vị thần này cũng phải báo cáo lên đấng tối cao Être, hay còn gọi là Đấng Tối Cao, một vị thần cao nhất. Ông còn bổ sung thêm là tất cả các vị thần trừ Đấng Tối Cao đều có thể nhập hồn trong một buổi lễ lên đồng. Thầy cúng này coi tên của vị thần thứ hai là một bí mật và không muốn nói với tôi. Vị thầy cúng cũng tổ chức nhiều lễ rửa tội theo kinh cầu nguyện được soạn thảo bởi tổ chức Vodou mà tổ chức này sử dụng tên Đức Chúa Olowoum. 15
  16. Chúa Toàn Năng đã “tạo ra thế giới.” Đức Chúa thứ hai, Chúa Vĩ Đại, theo thầy cúng này, là Chúa Lucifer hay Đức Chúa Olowoum. Hai thầy cúng khác đều thốt lên sự không chắc chắn về bản chất chính xác của Đức Chúa Olowoum. Vị thầy cúng thứ nhất phân biệt Đức Chúa Toàn Năng và thực sự sống ở trên không trung trong thế giới thần thánh. Cũng có Đức Chúa trái đất, hoặc trong thế giới vật chất, đó là Chúa “Lucifer”. Thậm chí nếu vị thầy cúng này có vẻ không chắc chắn phân biệt Olowoum, ông ta dù sao cũng tuyên bố là Olowoum và Lucifer liên minh với nhau như “anh em”. Ông cũng nhận thức về Olowoum như là “Đức Chúa sống ở trong thế giới vật chất”. Một thầy cúng khác chia sẻ quan điểm về Chúa Lucifer như là một đấng siêu phàm nhất, mặc dù ông ta không gọi là Chúa Lucifer. Ông ta không chắc chắn về bản chất của Olowoum, mặc dù ông ta coi Olowoum là “Đức Chúa tối cao của Vodou”. Ông ta cũng nghĩ là cả Chúa “Bondye” và “Olowoum” cũng cần được thỉnh cầu trong nghi lễ và kết luận rằng “chúng ta cần tôn trọng tất cả những điều mà chúng ta không nhìn thấy.” Theo cách suy diễn rộng tương tự như vậy, ông không dám đề cập đến công việc của Chúa Lucifer, giống như là những người theo phúc âm, nhưng công nhận giá trị của cả hai Đức Chúa. Người thầy cúng cuối cùng giải thích đơn giản là Olowoum là một tên khác của Đức Chúa Bondye. Một người đánh trống có kinh nghiệm trong nghi lễ Vodou nói rằng anh ta không biết nhiều về Olowoum. Anh ta nghe nói về Đức Chúa Olowoum lần đầu tiên trong một bài tụng ở đám tang của một đoàn thầy cúng Vodou ở thủ đô Port-au-Prince. Ông ấy còn nói là “khi một người nói đến Đức Chúa Olowoum, thì anh ta đề cập đến mỗi một dân tộc [có các vị thần thánh của Vodou]. 20 Khi một người nói, “tên Đức Chúa Olowoum,’ nghĩa là anh ta tiếp nhận tất cả các dân tộc trong lời cầu cúng mà anh ta sẽ tụng.” Một người bạn ở trong thủ đô Port-au-Prince nói về một tín ngưỡng tương tự trong tiềm năng tâm linh của các tên thần thánh, mặc cho kết luận của anh ấy khác về trường hợp về các vị thánh Olowoum. Anh ta nhận thức rõ về Đức Chúa Olowoum và nhận xét là họ đang hiện đại hoá Đức Chúa. Anh ta hoài nghi về công hiệu nghi lễ khi có Olowum và ngụ ý trước hết là một điều gì đó “cho con người nghe thấy”, có nghĩa là một sự chuyển động bề ngoài có ít nội dung. Anh ta cũng bị thuyết phục rằng những vị thầy cúng Vodou ủng hộ công khai Đức Chúa Olowoum thì họ cũng sử dụng danh của Chúa Bondye trong thực hành 20 Thần thánh Vodou được cho rằng phụ thuộc vào “những dân tộc” khác nhau, mà các dân tộc này thường tôn trọng những cội nguồn dân tộc cụ thể (có nghĩa áp chỉ đến các dân tộc Ibo, Wangol, Dawome, Nago, Kongo, Mondongue). 16
  17. tín ngưỡng của họ. Tất cả, cả âm nhạc cũng phải bao gồm sự tôn kính Đức Chúa hoặc Bondye 21 và nếu ai đó không gọi Đức Chúa đúng tên, bạn tôi tiếp tục, thì người đó không nghe thấy và phép màu sẽ không hiện hữu. Điều đó cũng phù phiếm giống như là “gọi Jean nếu bạn cần gặp Paul.” Nhận xét từ những quan điểm của các thầy cúng đề cập ở phần trên và thời gian tôi quan sát trực tiếp thực hành Vodou trong nhiều năm, tôi thấy tên gọi Olowoum không ảnh hưởng tới thực hành nghi lễ địa phương nhiều. Một khía cạnh khác là sau rốt, Vodou tập trung vào việc phục vụ các vị thần thánh lwa, khôn gphair là Đấng Sáng Tạo, hay Đức Chúa Trời. Đối với những ai có nhu cầu cụ thể hơn về Đức Chúa, hay Chúa Giê su, thì luôn luôn có nhà thờ Thiên chúa giáo với những nghi lễ cụ thể nhân danh Đức Chúa này. Cũng cần lưu ý là có ít người dường như làm ngơ hoặc chống đối lại việc đưa Đức Chúa Olowoun vào tôn giáo của họ. Mà trái lại, có lẽ là không thú vị cho lắm nếu bổ sung thêm Đức Chúa Olowoum vào điện thờ đa thần ở địa phương. Trước khi kết luận, chúng tôi muốn xem xét qua những cố gắng loại bỏ các vị thánh Công giáo ra khỏi Vodou. Các vị thánh Công giáo đuợc sử dụng để thể hiện các vị thần thánh Vodou. Những người thực hành Vodou cũng đặt tên cho các vị thánh trong các lời cầu nguyện và tụng, đi hành hương đến những miền đất thiêng của các vị thánh cũng như nhận được sự thiên khải của thánh. Có lẽ, các vị thánh Công giáo vốn phục vụ một cách đơn giản như là “những mặt nạ trắng” của các vị thần châu Phi (cf. Bastide 1971: 156; cf. Bey 2002a: 269). Dù sao, ngày nay, các vị thánh Công giáo tạo nên một phần của truyền thống Vodou và phụ thuộc vào người theo tôn giáo, và có thể tạo nên một hình thái của một lĩnh vực cố thủ chắc chắc của các vị thần lwa. Loại bỏ các vị Thánh [Công giáo-ND]: Một ví dụ so sánh Phương thức chống lại hay phi hỗn dung được các thành viên của tổ chức Vodou ủng hộ (đó là tổ chức Fondation Vodou Sans Frontières, Legliz Vodou dAyiti), đồng thời họ cũng loại bỏ các vị thánh Công giáo ra khỏi thực hành Vodou. Những tranh luận loại bỏ các vị thánh Công giáo là do các vị thánh cùng với các yếu tố Công giáo khác nằm ở ngoài truyền thống Vodou. Tôi đã gặp một số người hành nghề Vodou cũng như một số người Công giáo, 21 Những việc mang tính ma thuật thường bao gồm những lời cúng hoặc dâng cúng lên Đức Chúa và Thánh thần. Dù sao, theo một số người trong một số công việc thực sự mang tính ma quỷ, Đức Chúa không được thỉnh về. Một số người thực hành Vodou dường như nghĩ là mặc cho Đức Chúa ban sức mạnh cho con người để làm điều ma quỷ, Đức Chúa không tán thành con người làm điều đó. 17
  18. họ tranh luận rằng nếu Vodou được nhìn nhận như là “một tôn giáo nghiêm túc”, thì không thể phụ thuộc vào Công giáo và những yếu tố Công giáo. Bên cạnh việc hạn chế tín ngưỡng thờ các vị thánh Công giáo trong hình thức tụng niệm, các buổi đến cúng lễ ở các điện thờ, đi hành hương, các phương thức chống lại hỗn dung tôn giáo còn bao gồm việc di chuyển những tranh ảnh của thánh Công giáo ra khỏi bàn thờ và thần điện Vodou. Do vậy, sự hiện diện của các vị thánh Công giáo bị thay đổi một cách triệt để. Một số ý kiến cho rằng những hình vẽ nghi lễ khác nhau của thần lwa có lẽ được sử dụng như là sự thay thế tranh ảnh các vị thánh Công giáo. 22 Dĩ nhiên, ở đây có thể bổ sung thêm rằng nhiều người Haiti nghĩ là không thể có sự hiện diện [bằng tranh ảnh-ND] của các thần lwa hay các vị thánh Công giáo vì chúng là các vị thần thánh. Trong khi tham chiếu người thực hành Vodou với những người Công giáo, một số người theo đạo Tin lành nhận thấy rằng không có bất kể loại máy camera nào trong thời gian kinh thánh được biên soạn và vì vậy những hình ảnh về các vị thần thánh là do con người tạo nên. Tôi hỏi ba người ủng hộ việc loại các yếu tố Công giáo ra khỏi Vodou, nếu họ không nghĩ đến làm gì đó cho việc này, thì sẽ rất khó khăn để thuyết phục những người thực hành Vodou nói chung buộc lòng từ bỏ các vị thánh Công giáo. Họ đồng ý như vậy và nghĩ rằng phải có một qúa trình rất chậm chạp và chắc hẳn không thể thuyết phục những người già cả. Một người cho rằng nếu mạng lưới Vodou càng sớm được thiết lập bằng việc xây dựng các điện thờ hấp dẫn (trong đó có điện thờ Đức Chúa Olowoum), thì khi ấy những người thực hành Vodou sẽ không còn hứng thú theo Công giáo và các vị thánh của Công giáo nữa. Tôi đã gặp tương đối ít người theo Vodou mà nói rằng họ không sử dụng các vị thánh Công giáo trong thực hành tôn giáo của họ. Tôi không gặp trường hợp nào mà tôi có thể khẳng định thực hành tôn giáo hoàn toàn không mang tính hỗn dung bằng phương pháp quan sát trực tiếp. Những ví dụ sau đây thể hiện là các vị thánh Công giáo có lẽ bị loại ra khỏi một số lĩnh vực của thực hành tôn giáo thần bí trong khi giữ những yếu tố khác. Một ví dụng là một thầy cúng Vodou “lớn”, rất có uy tín ở ngoài thị trấn Jacmel. Khi ông ấy chỉ cho tôi xem xung quanh ngôi đền của mình, không có vị thánh nào, không có cả trong các hình thức tranh in tường hay hình thức in đá trên giấy ở trong các gian thờ thần. Một vị thầy cúng 22 Những bức vẽ nghi lễ này chắc hẳn bị ảnh hưởng bởi hội Tam điểm (cf. Cosentino 1995). Rõ ràng, hội Tam điểm và Vodou trao đổi một số ý tưởng với nhau ở Haiti. Ngày nay, những bức vẽ nghi lễ được sử dụng phần lớn dựa vào bộ sưu tập của nhà dân tộc học Milo Rigaud. Một số người cung cấp thông tin nói rằng những bức vẽ nghi lễ cũ hơn thì đơn giản hơn, và/hoặc ít mang tính đối xứng hơn (trao đổi riêng với Rachel Beauvoir, 17/11/2006.) 18
  19. già giải thích là các vị thánh không phụ thuộc vào Vodou. Dù sao, theo cùng lối suy nghĩ, đôi khi ông ta vẫn tiếp tục sử dụng các bức tranh về các vị thánh trong “hành nghề” [ma thuật.] 23 Một ví dụ khác là khi tôi thăm văn phòng của một tổ chức Vodou lớn hơn. Một công chức có quyền thế của tổ chức đó tiếp tôi, ông ta rất quan tâm đến việc loại bỏ tất cả những ảnh hưởng của Thiên chúa giáo ra khỏi Vodou. Sau cuộc đối thoại với chúng tôi, ông ấy mời tôi xem điện thờ thần của tổ chức này ở ngay văn phòng làm việc và ở đó họ cũng đón tiếp người dân đến yêu cầu làm các nghi lễ ma thuật và chữa bệnh. Tôi ngạc nhiên, trên ban thờ, tôi nhìn thấy một thực hành ma thuật đang diễn ra trước vị thần lwa là Ezili Dantor, bao gồm bức tranh “Nữ thần của chúng tôi hay là Czestochowa” có nước da sẫm, một ngọn đèn dầu thắp sáng, một dấu chữ thập, và một mảnh giấy viết tay. Tôi nhận xét “ô, có một bức tranh”, một sự lúng túng im lặng và chúng tôi rời căn phòng. Hai ví dụ trên chỉ ra rằng, ít ra đối với một số người thực hành nghi lễ, sự loại bỏ các hình thức chức đựng hình ảnh các vị thánh Công giáo, hay những khía cạnh của vị thần Vodou là do có động cơ bởi các lý do về hệ tư tưởng hơn là niềm tin mà “các thánh” Công giáo không có công năng khi làm việc với các vị thần Vodou. Như đã trình bày, những thầy cúng Vodou “lớn” và có nhiều ảnh hưởng và những người thuộc đẳng cấp cao lưỡng lự chống lại hỗn dung tôn giáo. Những người cung cấp thông tin có thu nhập thấp ít học, đôi khi họ có khó khăn để hiểu đầy đủ sự phân chia rõ ràng giữa các yếu tố Công giáo dân gian, chẳng hạn như các vị thánh hay các lời cầu nguyện của Thiên chúa giáo và những thực hành Vodou khác. Một trong những người cung cấp thông tin nghèo của tôi cho là các vị thánh Công giáo và các vị thần lwa đơn giản giống nhau. Anh ấy giải thích là vị thần lwa hiện về trong giấc mơ của anh ta, trông giống như là các vị thánh ở các bức tranh thờ (đây là hình hài phổ biến của thần lwa trong các giấc mơ). Ý nghĩa đơn thuần của sự phân chia nghiêm túc giữa các vị thánh Công giáo và thần lwa dường như là không ổn thỏa và có vẻ khiêu khích đối với anh ta. Một ví dụ khác không bình thường là ví dụ về một người không biết chữ, mà tôi biết rất rõ, và anh ta không ý thức được việc bức tranh sử dụng thể hiện thần lwa Elizi Dantor cũng thể hiện thánh Công giáo, chỉ khác tên gọi. Khi tôi nhận xét rằng, ví dụ tôi đã gặp những người ở Port-au-Prince muốn loại các vị thánh Công giáo, một số người thậm chí còn tức giận và la lên, chẳng hạn như “ như vậy họ 23 Ít ra là một lần, vị thầy cúng cũng theo một nghi lễ phổ biến khi kết thúc một bước trong nghi lễ cấp sắc với một nghi thức rửa tội của Công giáo dân gian (Tôi Đức thánh cha của thầy cúng Vodou mới của Chúa). Có thể, những người được làm lễ yêu cầu có nghi lễ rửa tội như vậy, mặc dù thầy cúng lưỡng lự thực hiện. 19
  20. không hiểu nhiều về Vodou”, hoặc “đó cũng là những người mang văn hóa dân gian và những người đồng tính vào tôn giáo Vodou!” Một người được phỏng vấn có những nhận xét sau về những người “đặt các vị thánh Công giáo ở ngoài [Vodou-ND]”: Có những thầy cúng không sử dụng chúng [các bức tranh thánh Công giáo], nhưng họ ngu dốt. Vì lẽ, bức tranh thánh quan trọng, bạn có một vị thánh đỡ đầu. Bạn nói “đó là Thánh Sacré Coeur, Thánh đỡ đầu của tôi”… Đó cũng bình thường sử dụng bức tranh ở nhà bạn. Mỗi một vị thánh đi kèm với một vị thần lwa. Nếu bạn phụng sự thánh, bạn phải sử dụng bức tranh thánh một cách bình thường… MT: Ông có biết bây giờ họ để tất cả các bức tranh Công giáo ở ngoài [điện thờ] phải không? - Xem này, họ nên đặt ở trong điện thờ. Nếu họ không có các bức tranh thánh ở nhà họ, họ nên làm như vậy. Khi họ làm một loạt các việc ở nhà họ, họ không nên chào Notre Père, Cha của chúng con. Khi anh nói Cha của chúng con, anh nói chuyện với ai? Đó là với các vị thánh. Khi bạn nói “Je vous salue Marie, pleine de graces, le Seigneur est avec vous.” [Con kính đức Đức mẹ Maria, đầy tình yêu thương ….Đức mẹ với chúng con]. Những bức tranh Đức mẹ Mary ở đâu trong nhà của bạn? Bạn đặt bức tranh ở ngoài. Theo tôi, [sau đó] bạn đang làm việc trong hư không, bạn thiếu tranh ảnh, bạn không có một đồ vật thực. Kết luận Nói chung, những người thực hành Vodou có vẻ tự tin và có cảm hứng hơn khi họ nói về những đặc tính của Đức Chúa, đặc biệt hơn là bản chất mang tính bản thể về Chúa Trời. Trong thảo luận về Đức Chúa Olowoum trên đây, đáng lưu ý là vấn để loại bỏ các vị thánh Công giáo được trả lời chi tiết hơn. Những người cung cấp thông tin nêu ra những ý kiến cá nhân và có động cơ với những chi tiết dân tộc học về sự gán ghép và sự tương ứng giữa các vị thánh Công giáo và các vị thần lwa. Rất ít người thực hành Vodou có vẻ loại trừ các vị thánh Công giáo ra khỏi thực hành tín ngưỡng của họ. Ấn tượng của tôi là các vị thánh, cùng với những yếu tố Công giáo khác, sẽ tiếp tục tồn tại trong thời gian dài trong niềm tin và thực hành của đại đa số những người hành nghề Vodou. Những người thực hành Vodou có vẻ điều chỉnh những yếu tố mới lạ của Olowoum, hoặc một Đức Chúa riêng biệt hoặc là một cái tên khác của Chúa Bondye. Theo kinh nghiệm của tôi, Đức Chúa Olowoum không gợi ra bất kể một cảm giác mạnh đặc biệt nào, hay ý tưởng nào trong số những người thực hành Vodou. Ngoài hạt nhân của các tổ chức như Legliz Vodou dAyiti, Đức Chúa Olowoum xuất hiện để bổ sung, hơn là thay thế cho những giải thích mang tính Công giáo hơn về Chúa Bondye hay Chúa Trời. Một cách tương tự, coi Lucifer như là “Đức Chúa của thế giới vật chất,” không loại bỏ những lời cầu nguyện mang tính Thiên chúa giáo “cổ điển” của Vodou đối với Đức Chúa hay những kinh cầu với các vị thánh Công giáo. Các vị thánh gần gũi hơn với thực hành và trải nghiệm của con người hơn là Đức Chúa và/hoặc Olowoum. Vodou trước tiên là những thực hành phụng sự các vị thần thánh, 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2