intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo "Đánh giá hiệu quả mô hình trồng xen cây sắn và lạc"

Chia sẻ: Dao Van Dai Dai | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:34

623
lượt xem
178
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nông nghiệp và phát triển nông thôn được xem là nền tảng để phát triển kinh tế và tiến hành hiện đại hóa, công nghiệp hóa. Xây dựng một nền nông nghiệp đa dạng hóa định hướng thương mại, ứng dụng công nghệ mới và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. nhiệm vụ đặt ra là tăng cường chuyển giao và phát triển công nghệ nông nghiệp mới và cải tiến, cải thiện việc áp dụng giống, triển khai công nghệ sản xuất mới, cải tiến công nghệ sau thu hoạch, phát triển kỷ thuật canh tác...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo "Đánh giá hiệu quả mô hình trồng xen cây sắn và lạc"

  1. Đề tài thực tập giáo trình …………..o0o………….. Báo cáo "Đánh giá hiệu quả mô hình trồng xen cây sắn và lạc" Nhóm 11_Sắn_K41A KTNN 1
  2. Đề tài thực tập giáo trình Mục Lục PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................... 3 *Phương pháp nghiên cứu:.................................................................................................. 5 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................................. 5 1.1. Lý luận chung về hiệu quả kinh tế ....................... 6 1.2 Đặc điểm của cây Sắn, Lạc có liên quan đến đánh giá hiệu quả sản xuất................................................... 7 2. BIỆN PHÁP CANH TÁC..................................... 9 2.1. Làm đất:............................................................... 9 Nhóm 11_Sắn_K41A KTNN 2
  3. Đề tài thực tập giáo trình 2.3. Phương pháp và mật độ trồng. ........................... 10 3. CHĂM SÓC......................................................... 10 5. TRỒNG XEN CANH VÀ LUÂN CANH ............ 11 6. THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN......................... 11 1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở Thừa Thiên Huế và Việt Nam. ......................................... 11 CHƯƠNG II ........................................................................................................................ 14 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẮN TRÊN ĐỊA BÀN XẢ QUẢNG AN-HUYỆN QUẢNG ĐIỀN-TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .............................. 14 2.1.1.2. Đặc điểm địa hình.................................................................................................. 14 Bảng 3 : Cơ cấu sử dụng đất của xã Quảng An qua 3 năm 2007-2009. ........................... 15 Năm .................................................................................................................................... 15 Chỉ tiêu ............................................................................................................................... 15 2007..................................................................................................................................... 15 2008..................................................................................................................................... 15 2009..................................................................................................................................... 15 2008/2007............................................................................................................................ 15 2009/2008............................................................................................................................ 15 ± .......................................................................................................................................... 15 % ........................................................................................................................................ 15 ± .......................................................................................................................................... 15 % ........................................................................................................................................ 15 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT SẮN TẠI QUẢNG AN- QUẢNG ĐIỀN- THỪA THIÊN HUẾ............................ 29 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 33 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Nhóm 11_Sắn_K41A KTNN 3
  4. Đề tài thực tập giáo trình Nông nghiệp và phát triển nông thôn được xem là nền tảng để phát triển kinh tế và tiến hành hiện đại hóa, công nghiệp hóa. Xây dựng một nền nông nghiệp đa dạng hóa định hướng thương mại, ứng dụng công nghệ mới và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. nhiệm vụ đặt ra là tăng cường chuyển giao và phát triển công nghệ nông nghiệp mới và cải tiến, cải thiện việc áp dụng giống, triển khai công nghệ sản xuất mới, cải tiến công nghệ sau thu hoạch, phát triển kỷ thuật canh tác bền vững. Muốn phát triển ngành nông nghiệp chúng ta cần chú trọng phát triện các tiềm lực đất nước, đặc biệt là tiềm lực nông nghiệp nông thôn. Hiện nay cây Sắn đang đem lại giá trị hết sức quan trọng cho phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, phát triển kinh tế của đất nước. Cây Sắn là cây trồng hàng năm, là cây trồng gắn bó hết sức lâu đời với nhân dân ta. Sản phẩm từ cây Sắn được sử dụng rộng rải trong nhân dân ta và được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, Sắn có thể chế biến bằng củ tươi, tinh bột từ củ Sắn để chế biến các loại thực phẩm như các món ăn đặc sản có tù lâu đời, cũng có thể chế biến thành lát khô để xuất khẩu…cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến tinh bột phục vụ cho nghành công nghiệp như: làm nguyên liệu bánh, kẹo, và phụ gia cho dược phẩm…lá Sắn còn phục vụ cho ngành chăn nuôi như nuôi cá, nuôi lợn, trâu bò, và ủ bón phân cây trồng… Trong những năm gần đây, ở Việt Nam cây sắn đang chuyển đổi nhanh chóng từ cây lương thực thành cây hàng hoá với lợi thế cạnh tranh cao. Việt Nam hiện là nước xuất khẩu tinh bột sắn đứng hàng thứ hai ở châu Á sau Thái Lan. Việt Nam hiện đã có 52 nhà máy chế biến tinh bột sắn và khoảng 4000 cơ sỡ chế biến thủ công (số liệu củaBộ NN &PTNT). Thực tiễn sản xuất và thị trường sắn ở Nhóm 11_Sắn_K41A KTNN 4
  5. Đề tài thực tập giáo trình Việt Nam cần thiết đòi hỏi những vùng nguyên liệu sắn hàng hoá tập trung, với cơ cấu giống tốt phù hợp, để nông dân trồng sắn - người mua - người chế biến sắn đều có lãi. Quảng An là một xã đồng bằng phía Nam của huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Đại bộ phận nhân dân trong xã sống chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, độc canh cây lúa và chăn nuôi. Ngoài ra còn có hộ NTTS, và hộ trồng lạc, trồng sắn… Những năm gần đây người dân ở trên địa bàn xã đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý góp phần xoá đói giảm nghèo từ cây sắn. Cây sắn là cây phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu và đất đai ở xã Quảng An. Để biết rõ hơn về hiệu quả của cây sắn đem lai cho người dân, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRỒNG CÂY SẮN TRONG MÔ HÌNH LẠC XEN SẮN CỦA CÁC HỘ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ QUẢNG AN- HUYỆN QUẢNG ĐIỀN- TỈNH THỪA THIÊN HUẾ” làm đề tài nghiên cứu của mình. *Mục đích nghiên cứu + Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn, từ đó để có cái nhìn tổng quát hơn về hiệu quả trồng cây Sắn thông qua địa bàn nghiên cứu là xã Quảng An. + Hiểu đúng và rõ về hiệu quả trồng cây Sắn của địa phương, thông qua việc nghiên cứu, thấy được những mặt tích cực cũng như hạn chế còn tồn tại. Để từ đó đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm phát triển cây Sắn tại địa bàn nghiên cứu. *Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp so sánh: Xác định xu hướng mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. + Phương pháp thu thập và xử lý thông tin. + Phương pháp thống kê toán học. + Phương pháp chuyên gia. Chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra chọn mẩu ngẩu nhiên với kích thước mẫu là 50 hộ trồng cây Sắn. *Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: + Đối tượng: cây sắn, cây lạc. + Phạm vi:- Về không gian: xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Về thời gian: Từ 2007-2009 với các số liệu thứ cấp và trong năm 2010 với các số liệu sơ cấp. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Nhóm 11_Sắn_K41A KTNN 5
  6. Đề tài thực tập giáo trình 1.1. Lý luận chung về hiệu quả kinh tế Trong nền kinh tế thị trường,hiệu quả kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất kinh doanh để hạch toán kinh tế và cũng là mối quan tâm của toàn xã hội, hiệu quả kinh tế là một động lực, là thước đo phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế, trình độ tổ chức quản lý sản xuất. Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế, trong đó sản xuất phải đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối.Có nghĩa là yếu tố hiện vật và giá trị đều đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả kinh tế. Khi nghiên cứu về bản chất kinh tế, các nhà kinh tế đã đưa ra những quan điểm khác nhau, nhưng đều thống nhất một bản chất chung là : người sản xuất muốn sản xuất có lợi thì phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định, những chi phí tài nguyên,nhân lực, vật liệu, công, vốn và các chi phí khác…Chúng ta tiến hành so sánh kết quả sau mỗi quá trình sản xuất kinh doanh, với chi phí bỏ ra thì ta có được hiệu quả kinh tế, sự chênh lệch càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại. trong thực tế khi nghiên cứu ta thu được kết quả rất đa dạng và phong phú, kết quả đó có thể phản ánh phương diện kinh tế-xã hội. Hiệu quả xã hội là sự tương quan so sánh chi phí bỏ ra và kết quả mà xã hội đã dạt đươc như giải quyết việc làm và nâng cao dân trí, cải tạo và bảo vệ môi trường nâng cao đời sống, vật chất, tinh thần rút ngắn khoảng cách giàu và nghèo… Hiệu quả kinh tế là sự tương quan so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra biểu hiện bằng các chỉ tiêu như sau: giá trị tổng sản phẩm, thu nhập, lợi nhuận tính trên lượng chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế xã hội là sự tương quan, so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả đạt được cả về mặt kinh tế và xã hội. trường hợp này có thể đạt hiệu quả về mặt kinh tế thấp nhưng hiệu quả xã hội cao, mục tiêu cuối cùng của phát trienr kinh tế là phát triển xã hội, do vậy nói đến hiệu quả kinh tế một cách chung chung là chúng ta phải hiểu trên quan điểm là hiệu quả kinh tế - xã hội. Do đó hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội vừa thể hiện tính khoa học, lý luận, sáng tạo vừa là yêu cầu của thực tiễn sản xuất. Có thể nói bản chất kinh tế là so sánh tương quan tương đối và tuyệt đối giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Do vậy khi tính đén hiệu quả kinh tế chúng ta cần xác định chính xác lượng kết quả thu được và chi phí bỏ ra cho quá trình sản xuất kinh doanh Thông qua việc đánh giá hiệu quả kinh tế để biết được mức hiệu quả sử dụng các nguồn lực sản xuất nông nghiệp, các nguyên nhân ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế, để đề ra các biện pháp điều chỉnh thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Để có căn cứ xác định phương hướng đạt được sự tăng trưởng cao nhất trong sản xuất nông nghiệp. nếu hiệu quả kinh tế đạt sản lượng thấp thì có thể tác Nhóm 11_Sắn_K41A KTNN 6
  7. Đề tài thực tập giáo trình động các biện pháp kỹ thuật đẻ tăng sản lượng nằm nâng cao hiệu quả kinh tế, ngược lại nếu đạt hiệu quả kinh tế cao, muốn tăng sản lượng thì phải đổi mới công ngh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trong thực tế tùy theo mục đích tính toán hiệu quả kinh tế mà xác định kết quả sao cho phù hợp như: mục tiêu sản xuất ra sản phảm nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội là chính thì kết quả được sử dụng là tổng giá trị sản phẩm được sản xuất r.nhưng đối với doanh nghiệp hay trang trại phải thuê nhân công kết quả thu được cần phải quan tâm đén lợi nhuận, đối với nông hộ kết quả mà nông hộ quan tâm là kết quả thu nhập. Chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh là những chi phí cho yếu tố đầu vào nhu: đất, lao động, nguyên nhiên vật liệu tùy theo từng mục đích nghiên cứu mà chi phí bỏ ra được tính toàn bộ hoặc cho từng yếu tố chi phí. 1.2 Đặc điểm của cây Sắn, Lạc có liên quan đến đánh giá hiệu quả sản xuất 1.2.1. Đặc điểm sinh học Cây sắn có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ La tinh và được trồng cách đây khoảng 5.000 năm. Cây sắn được người Bồ Đào Nha đưa đến Congo của châu Phi vào thế kỷ 16. Ở châu Á, sắn được du nhập vào Ấn Độ khoảng thế kỷ 17 Sau đó, sắn được trồng ở Trung Quốc, Myanma và các nước châu Á khác ở cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Cây sắn được du nhập vào Việt Nam khoảng giữa thế kỷ 18. Ở nước ta sắn được trồng phổ biến từ Bắc vào Nam, đặc biệt phát triển ở các vùng đồi núi trung du và đã trở thành một loại cây màu quan trọng trong cơ cấu nông nghiệp cũng như trong đời sống nông dân Cây sắn cao 2-3 m, lá khía thành nhiều thùy, rễ ngang phát triển thành củ và tích luỹ tinh bột, thời gian sinh trưởng 6 đến 12 tháng, có nơi tới 18 tháng, tùy giống, vụ trồng, địa bàn trồng và mục đích sử dụng. 1.2.2. Đặc điểm của củ sắn Sắn là cây thân thảo, phần thu hoạch là củ (rễ củ). Củ sắn thường dài 300 ÷ 400mm nhưng cũng có củ dài đến 1000 mm, đường kính có thể đến 100 mm. Củ sắn có cấu tạo hai lớp vỏ: vỏ gỗ và vỏ cùi rất rõ ràng và dễ tách. Củ sắn tươi có tỷ lệ chất khô 38-40%, tinh bột 16-32%; chất protein, béo, xơ, Trong củ sắn, hàm lượng các acid amin không đươc cân đối, thừa arginin nhưng lại thiếu các acid amin chứa lưu huỳnh. Thành phần dinh dưỡng khác biệt tuỳ giống, vụ trồng, số tháng thu hoạch sau khi trồng và kỹ thuật phân tích. Nhóm 11_Sắn_K41A KTNN 7
  8. Đề tài thực tập giáo trình Thành phần hoá học chính của củ sắn (%): Nước: 70,25 Tinh bột: 21,45 Protit: 1,12 Chất béo: 0,40 Xenluloza: 1,10 Đường: 5,13 1.2.3. Vai trò và giá trị kinh tế của cây Sắn Sắn được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới từ 30 độ vĩ Bắc đến 30 độ vĩ Nam với độ cao giới hạn trong khoảng 2.000 m. Sản phẩm từ sắn (củ, thân, lá) được dùng để chế biến ra nhiều loại sản phẩm phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp như: Dược, dệt, hoá dầu thực phẩm, chăn nuôi… Giá trị của cây sắn ngày càng được nâng cao nhờ những ứng dụng rộng rãi của nó. Trong ngành dược, tinh bột sắn được sử dụng làm tá dược trong sản xuất thuốc, biến tính tinh bột sắn cho nhiều sản phẩm có giá trị như đường gluccose, fructose … để làm dịch truyền hoặc các phụ gia cho các sản phẩm khác. Tinh bột sắn còn được dùng để làm hồ vải, làm lương thực, thực phẩm cho người, đặc biệt tinh bột sắn là thành phần không thể thiếu được trong ngành công nghiệp chế biến thức ăn cho nghề nuôi trồng thuỷ sản do nó có độ dẻo cao và không bị tan trong nước. Từ tinh bột sắn có thể chế biến được gần 300 loại sản phẩm khác nhau. Lá sắn dùng để chế biến thức ăn gia súc hoặc dùng để nuôi tằm Eri rất tốt, do chứa nhiều axit amin và một số chất dinh dưỡng. Thân sắn dùng để chế biến cồn, làm giấy, ván ép, chất đốt hoặc làm giá thể trồng nấm … Một trong những ứng dụng có thể nói nổi bật nhất hiện nay của cây sắn là sản xuất xăng sinh học để dùng cho các động cơ đốt trong, không gây ô nhiễm môi trường. Đây là hướng phát triển chủ yếu hiện nay. Ở nước ta những năm gần đây, cây sắn thực sự đã trở thành cây hàng hoá góp phần rất lớn trong công cuộc xoá đói giảm nghèo. Hiện nay cả nước có 53 nhà máy công suất trên 50 tấn tinh bột ngày đêm và khoảng hơn 2.000 cơ sở chế biến thủ công. Sản lượng tinh bột hàng năm xấp xỉ 1 triệu tấn, đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Ngoài ra nhờ tận dụng nguồn phụ phẩm từ công nghiệp chế biến sắn, nguồn phân hữu cơ từ việc nuôi bò, đã sản xuất phân bón đa dinh dưỡng cho bà con nông dân, thâm canh để ngăn chặn tình trạng đất bị bạc màu. 1.2.4. Điều kiện, yêu cầu đề phát triển sản xuất cây sắn Để phát triển cây sắn có hiệu quả cao cần chú ý đến các yêu cầu về kỹ thuật trồng. Các yêu cầu đó là. 1. Chuẩn bị 1.1 Chuẩn bị giống: Nhóm 11_Sắn_K41A KTNN 8
  9. Đề tài thực tập giáo trình - Giống sắn có năng suất cao: KM 60, KM 95, SM 037-26; KM 98-1, KM 98-5, KM 140, KM94 và các giống có năng suất trung bình từ 28 – 30 tấn, hàm lượng tinh bột từ 28% - 30%, dạng cây gọn. - Giống sắn trồng lấy từ ruộng sản xuất tốt hoặc ruộng nhân giống riêng, cây sắn đạt 6 tháng tuổi. Cây sắn dùng làm giống phải khẻo mạnh, không nhiễm sâu bệnh, nhặt mắt, loại bỏ những cây giống bị khô và trầy – sước. - Thời gian bảo quản giống < 60 ngày, ở nơi khô ráo và có bóng mát: bó từng bó để đứng hoặc nằng trong bóng râm, hoặc cắm từng cây xuống đất (500 – 1000 cây/cum), sử dụng các loại thuốc diệt côn trùng để phòng trừ. - Hom sắn lấy từ 1/3 ở đoạn giữ thân, chiều dài 15 – 20 cm, đạt 4 – 6 mắt, không chặt hom quá ngắn hoặc quá dài, dùng dao sắc để chặt và tránh làm hom bị dập. - Xử lý hom trước khi trồng bằng cách nhúng vào các hỗn hợp diệt nấm. 1.2 Thời vụ trồng: - Đất đỏ trồng vào mùa mưa (tháng 4 – tháng 5) - Đối với đất xám, nên chia thành hai thời vụ trồng để rải vụ thu hoạch và giảm áp lực về công lao động. * Vụ 1: Trồng từ tháng 4–tháng 5 và thu hoạch và tháng 1–tháng 3 năm sau. Ở vụ này nên tranh thủ sớm khi đất đủ độ ẩm, khô hạn làm giảm khả năng mọc mầm của hom sắn. * Vụ 2. Trồng vào tháng 10 – tháng 11; thu hoạch vào tháng 9 – 10 năm sau. 2. BIỆN PHÁP CANH TÁC 2.1. Làm đất: - Đất trồng sắn nhất thiết phải được chuẩn bị kỹ trước khi trồng, các công việc bao gồm: thu dọn rễ cây và tàn dư thực vật, san lấp mặt bằng; xử lý cỏ dại. - Sắn cần đất tơi xốp, sâu để rễ, củ phát triển. Cày sâu 20cm, cày 2 lần, mỗi lần cách nhau 10 – 15 ngày, bừa 2 lần (lần 1 sau khi cày lật đất lần 1 khoảng 7 – 15 ngày và lần 2 sau khi cày 2,5 – 7 ngày). - Không lên luống theo chiều dọc của đất, nước sẽ rửa trôi đất màu. 2.2 Bảo vệ đất - Việc chống sói mòn trên đất dốc trồng sắn là rất cần thiết, vì vậy khi trồng sắn trên đất dốc cần thực hiện các biện pháp sau: - Trồng theo đường đồng mức, lên luống vuông góc với độ dốc. - Trồng các băng cây chống sói mòn theo đường đồng mức: cỏ vetiver, cây cốt khí hoặc các cây phân xanh khác. - Trồng xen các cây họ đậu: lạc, đậu xanh, đậu đen…cũng có tác dụng chống sói mòn, đồng thời làm tăng dinh dưỡng đất, giúp đất phục hồi độ phì sau khi trồng sắn, đây là việc cần phải làm lâu dài đối với các khu vực canh tác sắn. - Phủ bằng rơm rạ hoặc các nguồn phụ liệu khác sẳn có từ địa phương. Nhóm 11_Sắn_K41A KTNN 9
  10. Đề tài thực tập giáo trình 2.3. Phương pháp và mật độ trồng. Phương pháp trồng; - Trồng hom nằm ngang trên những diện tích đất tương đối bằng phẳng, ở những diện tích đất có mưa nhiều thoát nước kém có thể kéo luống hoặc lên líp để trồng với các phương pháp hom đứng và hom xiên. Ngoài ra, nếu trồng vào vụ cuối mưa, ẩm độ đất thấp thì nên trồng hom đứng. Khoảng cách và mật độ trồng - Đất tốt và trung bình trồng với khoảng cách 1,0 x 1,0m, tương đương với 10.000 cây/ha, đất xấu trồng với khoảng cách 1,0 x 0,8m và 0,8 x 0,8m (tương đương với 12500 cây/ha và 16.000 cây/ha) - Ở các diện tích trồng xen có thể trồng với các khoảng cách giữa các hàng và cây sắn là 1,2 x 0,6m/cây hoặc 1,2 x 0,8m (tương đương với 11.000 cây và 14.000 cây/ha) 3. CHĂM SÓC 3.1 Dặm hom - Từ 10 – 13 ngày sau khi trồng sắn, hom nảy mầm. Cần kiểm tra đồng ruộng. Khoảng 20 ngày nếu đất còn độ ẩm thì dặm lại các hom không nảy mầm hoặc hom yếu. 3.2 Bón phân - Cây sắn là một trong những loại cây hút nhiều dinh dưỡng, để có năng suất cao cần phải bón phân đầy đủ và cân đối. Lượng phân sử dụng cho 1ha: - Phân hữu cơ: (phân chuồng, phân xanh) 5 – 7 tấn/ha hoặc phân vi sinh 500kg/ha. Bón phân hữu cơ, vi sinh cung cấp một lượng dinh dưỡng đồng thời giúp đất xốp, giữ nước, giữ phân tốt hơn. Phân hóa học: * Trồng bình thường: Bón theo công thức 80kg N + 40kg P2O5 + 80kg K2O tương đương với 170kg Urea + 250 Super lân + 270kg Clorua kali - Thời gian bón: bón lót phân chuồng + phân lân; phón thúc lần 1 từ 25 – 30 ngày sau trồng (1/2 phâm đạm + ½ phân Kali); bón thúc lần 2 từ 50 – 60 ngày sau trồng (1/2 phân đạm + ½ Kali còn lại). - Thời điểm bón: bón khi đất đủ độ ẩm, tránh bón phân vào lúc trời nắng hoặc mưa lớn. - Kỹ thuật bón: Phân lân + phân chuồng bón lót khi cày bừa hoặc bón theo hốc trước khi trồng; phân đạm và phân kali bón theo hốc (cách gốc hoặc hom sắn 15 – 20cm). 3.3 Trừ cỏ dại - Phun thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm Dual với lượng dùng là 1,5 lít/ha, phun ngay sau khi trồng, đảm bảo lượng nước phun và độ ẩm đất đủ cho thuốc có thể ngấm xuống đất từ 2 – 3cm. Nhóm 11_Sắn_K41A KTNN 10
  11. Đề tài thực tập giáo trình - Kết hoặc giữa làm cỏ bằng tay và phun thuốc: làm cỏ bằng tay 1 lần sau khi trồng từ 20 – 30 ngày, sau khi làm cỏ xong phun thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm Dual với lượng dùng 1,2 lít/ha. - Phủ bề mặt ruộng bằng PE 4. SÂU HẠI: - Bọ cánh cứng: phun các thuốc thông thường điều trị như: Oncol, Lamte… - Nhện đỏ: thường xuất hiện ở mùa khô gây cho sắn cháy khô từng vùng, dùng Supracide, Admire, Comite… - Bệnh thối đọt, cháy lá: dùng Benlate, Benlate-C, Copper-B, Bavistin… Lưu ý: Bà con nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn trong nhãn thuốc để tránh thiệt hạivà áp dụng theo phương châm 4 đúng: đúng thuốc, đúng thời điểm, đúng liều lượng, đúng cách. 5. TRỒNG XEN CANH VÀ LUÂN CANH - Sắn là loại cây sử dụng nhiều dinh dưỡng. Vì vậy, việc trồng nhiều vụ sắn liêntiếptrên một mảnh đất thì phải đầu tư phân bón nhiều, nhất là phân hữu cơ. - Đất bằng và đất có độ dốc thấp (độ dốc < 8%) trồng xen lạc và đậu xanh, giữahaihàng sắn xen 2 hàng lạc và đậu xanh, khoảng cách giữa 2 hàng sắn là 1,0 – 1,2m,giữa2 hàng lạc và đậu xanh là 0,25 – 0,30m và giữa 2 cây lạc và đậu xanh là 0,15 –0,20m. - Luân canh: nên luân canh với cây họ đậu, lúa và các cây ngắn ngày khác. 6. THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN - Tùy theo thời gian sinh trưởng của từng giống sắn mà định thời gian thu hoạch cho hợp lý, để đãm bảo năng suất và tỷ lệ bột cao như: giống sắn KM 94 có thể thu hoạch ở thời gian 7 – 11 tháng sau khi trồng, giống sắn KM 60 thu hoạch khoảng 6 – 8 tháng sau khi trồng sẽ cho chất lượng bột cao và chất lượng bột tốt. - Thu hoạch đúng thời điểm (thường tùy theo chu kỳ sinh trưởng của tường giống sắn), khi hàm lượng tinh bột trong củ đạt từ 27 – 30%, hoặc khi cây đã rụng gần hết lá ngọn (còn lại khoảng 6 – 9 lá) và lá chuyển từ màu xanh sang vàng nhạt. - Thu hoạch đến đâu chế biến hoặc vận chuyển đến các cơ sỡ chế biến, tránh để lâu hoặc phơi nắng ngoài đồng quá 24 giờ làm giảm hàm lượng tinh bột trong củ. 1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở Thừa Thiên Huế và Việt Nam. 1.3.1. . Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở Thừa Thiên Huế. Thừa Thiên Huế được đánh giá là tỉnh có bước tiến lớn về phát triển cây sắn trong hơn 10 năm trở lại đây. Nhờ áp dụng nhiều giống mới có năng suất và hàm lượng tinh bột cao như các giống KM60, KM94, KM98… Nhóm 11_Sắn_K41A KTNN 11
  12. Đề tài thực tập giáo trình Bảng 1: Tình hình trồng sắn của tỉnh 2006-2009 NĂNG SUẤT SẢN LƯỢNG NĂM TRỒNG SẮN DIỆN TÍCH (HA) (TẤN/HA) (TẤN) 2006 7100 14.6 103,900 2007 7300 15.6 114,000 2008 7500 15.7 118,000 2009 7000 18.4 128,800 (số liệu từ tổng cục thống kê) Những năm gần đây diện tích và năng suất của cây sắn trên địa bàn tỉnh luôn luôn tăng, sản lượng sắn của năm 2009 tăng 10800 tấn so với năm 2008, chứng tỏ rằng cây sắn đã đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào canh tác đã khai thác tối đa năng suất của loại cây trồng này. 1.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở Việt Nam. Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực, thức ăn gia súc quan trọng sau lúa và ngô. Năm 2005, cây sắn có diện tích thu hoạch 432 nghìn ha, năng suất 15,35 tấn/ha, sản lượng 6,6 triệu tấn, so với cây lúa có diện tích 7.326 ha, năng suất 4,88 tấn/ha, sản lượng 35,8 triệu tấn, cây ngô có diện tích 995 ha, năng suất 3,51 tấn/ha, sản lượng gần một triệu tấn (FAO, 2007). Cây sắn là nguồn thu nhập quan trọng của các hộ nông dân nghèo do sắn dễ trồng, ít kén đất, ít vốn đầu tư, phù hợp sinh thái và điều kiện kinh tế nông hộ. Sắn chủ yếu dùng để bán (48,6%) kế đến dùng làm thức ăn gia súc (22,4%), chế biến thủ công (16,8%), chỉ có 12,2% dùng tiêu thụ tươi. Sắn cũng là cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Sắn lànguyên liệu chính để chế biến bột ngọt, bio- ethanol, mì ăn liền, bánh kẹo, siro, nướcgiải khát, bao bì, ván ép, phụ gia dược phẩm, màng phủ sinh học và chất giữ ẩm chođất. Toàn quốc hiện có trên 60 nhà máy chế biến tinh bột sắn với tổng công suấtkhoảng 3,8 triệu tấn củ tươi/năm và nhiều cơ sở chế biến sắn thủ công rãi rác tại hầuhết các tỉnh trồng sắn. Việt Nam hiện sản xuất mỗi năm khoảng 800.000 – 1.200.000tấn tinh bột sắn, trong đó trên 70% xuất khẩu và gần 30% tiêu thụ trong nước. Sảnphẩm sắn xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là tinh bột, sắn lát và bột sắn. Thị trườngchính là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Singapo, Hàn Quốc. Đầu tư nhà máy chếbiến bio- etanol là một hướng lớn triển vọng. Sản xuất lương thực là ngành trọng tâm và có thế mạnh của Việt Nam tầm nhìnđến năm 2020. Chính phủ Việt Nam chủ trương đẩy mạnh sản xuất lúa, ngô và coitrọng việc sản xuất sắn, khoai lang ở những vùng, những vụ có điều kiện phát triển. Thị trường xuất khẩu sắn lát và tinh bột sắn Việt Nam dự báo thuận lợi và có lợi thế cạnh tranh cao do có nhu cầu cao về chế biến bioethanol, bột ngọt, thức ăn gia súc và những sản phẩm tinh bột biến tính. Diện tích sắn của Việt Nam dự kiến ổn định Nhóm 11_Sắn_K41A KTNN 12
  13. Đề tài thực tập giáo trình khoảng 450 nghìn ha nhưng sẽ tăng năng suất và sản lượng sắn bằng cách chọn tạo và phát triển các giống sắn tốt có năng suất củ tươi và hàm lượng tinh bột cao, xây dựng và hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác sắn bền vững và thích hợp vùng sinh thái. Bảng 2: Diện tích, năng xuất, sản lượng sắn ở Việt Nam Năm trổng sắn Diện tích(nghìn Năng suất(nghìn Sản lượng((nghìn ha) tấn/nghìn ha) tấn/nghìn ha) 2006 475,2 16.4 7782.5 2007 495.5 16.5 8192.8 2008 554.0 16.8 9309.9 2009 508.8 16.8 8556.9 (số liệu từ tổng cục thống kê) Nhóm 11_Sắn_K41A KTNN 13
  14. Đề tài thực tập giáo trình CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẮN TRÊN ĐỊA BÀN XẢ QUẢNG AN-HUYỆN QUẢNG ĐIỀN-TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu 2.1.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Quảng An là một xã đồng bằng nằm ở phía Nam huyện Quảng Điền, cách trung tâm huyện lỵ 6 km, cách trung tâm thành phố Huế 13 km. + Phía Đông giáp xã Quảng Công, Quảng Điền, Thừa thiên Huế. + Phía Nam giáp xã Quảng Thành, Quảng Điền, Thừa thiên Huế. + Phía Tây giáp xã Quảng Thọ, Quảng Điền, Thừa thiên Huế. + Phía Bắc giáp xã Quảng Phước, Quảng Điền, Thừa thiên Huế Tổng diện Tích tự nhiên: 1187.04 ha. Tổng số hộ: 2.223 hộ với nhân khẩu 10.076. Địa bàn dân cư phân bố đồng đều, hình thành hai HTX sản xuất nông nghiệp, có cơ cấu hành chính được phân thành 5 thôn, địa bàn trải rộng không đồng đều. 2.1.1.2. Đặc điểm địa hình Địa hình Quảng An là vùng trũng thấp, dân cư rải rác chia làm nhiều thôn, đất đai bị chia cắt không thuận lợi. 2.1.1.3. Đặc điểm về khí hậu thời tiết. Xã Quảng An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nhưng thuộc loại khắc nghiệt. Mùa Đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, mùa Hạ có gió Tây Nam khô nóng. 2.1.1.4. Hệ thống sông ngòi và thủy văn. Quảng An là một xã đồng bằng của huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên -Huế, nằm ở vị trí tỉnh lộ 4B, có 1 con sông lớn là Sông Bồ bao quanh, lưu lượng chảy và lưu vực khá lớn, kết hợp với 172.01 ha ao hồ, và nguồn nước ngầm, cung cấp đủ nước tưới tiêu cho nông nghiệp và phục vụ cho đời sống dân sinh. Cùng với con sông lớn là hệ thống hói (mương). Tổng chiều dài 5 thôn là 9 km, dẫn nước từ sông bồ về cung cấp cho câc thôn như: thôn Mỹ Xá, Đông Xuyên, Phú Lương, Phước Thanh, An Xuân thuộc xã Quảng An. 2.1.2. Điều kiện kinh tế xả hội 2.1.2.1. Tình hình sủ dụng đất đai xả Quảng An Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là một trong những yếu tố hết sức quan trọng đối với sản xuất nông nghiep, là căn cứ để xác định cây trồng và cơ cấu cây tròng hợp lý. Toàn xã có tổng diện tích tự nhiên là 1187.04 ha. Trong đó đất nông nghiệp 717.28 ha, đất sản xuất nông nghiệp 545.27 ha, đất trồng cây hàng năm 545.27 ha, đất Nhóm 11_Sắn_K41A KTNN 14
  15. Đề tài thực tập giáo trình trồng lúa 532.75 ha, đất trồng cây hàng năm khác 12.52 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản 172.01 ha, đất phi nông nghiệp 463.58 ha, đất ở 95.42, đất ở tại nông thôn 95.42, đất chuyên dùng 195.73, đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 0.58 ha, đất sản xuất kinh doanh 0.74ha, đất có mục đích công cộng 194.41ha, đất tôn giáo tín ngưỡng 5.61ha, đất nghĩa trang nghĩa địa 67.91ha, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 98.91ha, đất chưa sử dụng 6.18ha, đất bằng chưa sử dụng 6.18ha . Bảng 3 : Cơ cấu sử dụng đất của xã Quảng An qua 3 năm 2007-2009. 2008/2007 2009/2008 Năm 2007 2008 2009 ± ± % % Chỉ tiêu I. Tổng diện tích - 1422,50 1187.04 1422,50 -16,55 235,46 19,84 đất tự nhiên 235,46 II. Cơ cấu diện tích đất tự nhiên 1. Đất nông - 639,23 717,28 639,23 78,05 12,21 -78,05 nghiệp 10,88 2. Đất phi nông - 782,16 463,58 782,16 -40,73 318,58 68,72 nghiệp 318,58 3. Đất chưa sử - 1,11 6,18 1,11 5,07 456,76 -5,07 dụng 82,04 III. Cơ cấu đất nông nghiệp 1. Đất sản xuất - 476,92 545,27 476,92 68,35 14,33 -68,35 nông nghiệp 12,54 2. Đất lâm nghiệp 3. Đất NTTS 162,31 172,01 162,31 9,70 5,98 -9,70 -5,64 (Nguồn: Phòng địa chính xã Quảng An). Thực trạng về sử dụng đất đai đã thể hiện hướng đi mới trong phương hướng phát triển của toàn huyện. Tuy nhiên, điều quan trọng phải đặt ra hiện nay là làm sao để một mặt mở rộng diện tích đất đai từ nguồn chưa sử dụng, mặt khác sử dụng có hiệu quả hơn diện tích đất hiện có của huyện. Nhóm 11_Sắn_K41A KTNN 15
  16. Đề tài thực tập giáo trình 2.1.2.2. Tình hình dân số, lao động Xã Quảng An có tổng dân số 10.627 khẩu, với 2.223 hộ, Công tác dân số, thời gian qua trên địa bàn xã đã tổ chức có hiệu quả các chiến dịch truyền thông lồng ghép với dịch vụ KHHGĐ; trong năm đã thực hiện tổng cộng 516 biện pháp tránh thai đạt 88,5% KH năm, tỷ lệ sinh con thứ 3 ở mức 18,2% giảm 0,3 % so với cùng kỳ; Tiếp tục triển khai mô hình xây dựng cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên. Công tác bảo vệ, CSTE được triển khai có hiệu quả như tổ chức các hoạt động trao học bổng cho học sinh nghèo hiếu học, vận động mỗ mắt miễn phí. Bảng 4: Tình hình dân cư và lao động xã Quảng An năm 2009 Số Độ tuổi 15 Thôn Khẩu Nam Nữ TT trở lên 1 Thôn Mỹ xá 1.112 902 438 532 2 Thôn Đông xuyên 1.488 932 422 728 3 Thôn Phước thanh 883 664 321 394 4 Thôn Phú lương 2.013 1.514 739 976 5 Thôn An xuân 5.131 3.308 1.948 2.443 Tổng số 10.627 7.320 5.554 5.073 ( Nguồn: Uỷ ban nhân dân xã Quảng An) Qua bảng số liệu thì chúng ta thấy được rằng xã có một nguồn lao động dồi dào với 7.320 người từ 15 tuổi trở lên và tập trung chủ yếu ở thôn An Xuân nơi có nhiều điều kiện để phát triển như thêu ren, nuôi trồng thủy sản và các ngành nghề khác mang lại thu nhập cao. 2.1.3. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất của xã Quảng An +Giao thông thủy lợi. Hàng năm xã đã chỉ đạo cán bộ giao thông thuỷ lợi kiểm tra các tuyến đường trong xã, gia cố hệ thống tưới nước ở các hồ chứa nước, đê ngăn mặn, hói, trạm bơm điện, máy bơm dầu... giải quyết đủ nước cho sản xuất Đông Xuân, lăm tốt cng tâc chuẩn bị chống hạn cho vụ Hè Thu, tổ chức đào vét các tuyến hói chống hạn với khối lượng 15.339 m3. Xây dựng mới một số hạng mục thuỷ lợi như Trạm bơm Mỹ xá, và các hệ thống tưới nước . +Các phương tiện thị trường: Các phương tiện tiếp cận thị trường trên địa bàn huyện trong thời gian qua tuy có phát triển nhưng còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. + Về hệ thống thuỷ lợi: Hệ thống kênh mương chưa được kiên cố hoá hoàn chỉnh nên hiệu quả sử dụng nước chưa cao. Nhóm 11_Sắn_K41A KTNN 16
  17. Đề tài thực tập giáo trình 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY SẮN TRÊN ĐỊA BÀN XẢ QUẢNG AN- HUYỆN QUẢNG ĐIỀN 2.2.1. Khái quát về tình hình sản xuất sắn 2.2.1.1. Diện tích, năng xuất, sản lượng Cây Sắn đã thực sự mang lại giá trị kinh tế cho người dân toàn Huyện Quảng Điền nói chung và xã Quảng An nói riêng. Dưới sự chỉ đạo của UBND huyện, xã Quảng An đã đưa cây sắn vào trồng. Mặc dù diện tích đất màu còn hạn chế, tuy vậy sau khi thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa, một số bà con đã mạnh dạn đưa một số diện tích trồng Lạc xen Sắn đem lại năng xuất sản lượng cao, nhằm phục vụ tốt cho chăn nuôi gia súc, gia cầm góp phần tăng thu nhập cho gia đình và xã hội. Cây sắn được coi như là cây lương thực hổ trợ gần gủi, gắn bó với người nông dân là cây trồng rất quan trộng đem lại lợi ích kinh tế cho người nông dân, trong những năm trở lại đây diện tích trồng sắn đã được tăng lên và nhập về một số giống sắn công nghiệp có năng xuất cao. Theo thống kê của xã về diện tích trồng sắn. Bảng 5: Tình hình trồng sắn qua 3 năm của xã Quảng An Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Diện tích (ha) 14.6 10 11.6 Năng xuất (tạ/ha) 58 54 60 Sản lượng (tạ) 846.8 540 696 (Nguồn: Báo cáo của xã Quảng An 2009) Do đặc điểm của xã Quảng An, là vùng trủng, vào mùa mua nước dể vào nhưng lại rất khó thoát ra, nên thường xuyên bị lủ lụt. Từ năm 2007-2009 diện tích trồng sắn trên toàn xã không ổn định. Năm 2007 do lủ lụt bồi đắp nên phần đất bối được sử dụng trồng sắn, năm 2007 diện tích trồng sắn là 14.6ha, năng xuất đạt 48 tạ/ha, sản lượng đạt 846.8 tạ. Đến năm 2008 do một ít diện tích được cải tạo để trồng lúa nên diện tích trồng sắn giảm còn 10ha, năng xuất 54tạ/ha, đạt sản lượng 540tạ. Năm 2010 nhận thấy rằng sản phẩm của cây sắn thích nghi với thị trường và kinh doanh có lải, mặt khác do lủ lụt lại bồi đắp nên diện tích trồng sắn tăng lên 11.6ha, nhờ nâng cao công tác chăm sóc nên đã tăng năng xuất lên 60 tạ/ha đặt sản lượng 696 tạ. Do vậy cần có kế hoạch tập trung đầu tư nhân rộng vùng sản xuất phù hợp với điều kiện và khả năng canh tác của người dân địa phương xã Quảng An. Thực hiện chủ trương của UBNN huyện thì diện tích trồng Sắn sẻ tiếp tục giữ ổn định. Hiện nay điều kiện thuận lợi, năng xuất cao cho nên giá Sắn trên thị trường cung cấp cho nhà máy chế biến vẩn giữ mức ổn định. Nếu giá tiếp tục tăng lên thì diện tích có thể tiếp tục tăng lên mức cao hơn và cây Sắn có thể thay thế các lại cây ngắn ngày khác có năng xuất cao hơn, nếu giá không ổn định thì nông dân sẻ chuyển đổi Nhóm 11_Sắn_K41A KTNN 17
  18. Đề tài thực tập giáo trình sang loại cây trồng khác. Do vậy sự biến động về đất sản xuất là điều tất yếu trong cơ chế thị trường. Vì vậy cần đầu tư canh tác, áp dụng các biện pháp khoa học kỷ thuật, nhập nội các giống mới nhằm nâng cao sản lượng Việc quy hoạch trồng Sắn trên địa bàn huyện còn nhiều bất cập, và hạn chế ảnh hưởng đến việc tổ chức sản xuất các mạt hang từ Sắn Một là: Tổ chức sản xuất còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát, một số hộ đầu tư ít nên năng xuất còn thấp, công tác tập huấn áp dụng các biện pháp khoa học kỷ thuật chua được chú trọng, việc quan tâm cây Sắn thiếu sự quan tâm, đầu tư phân bón nên đất ngày càng nghèo dinh dưỡng dẩn đến cây phát triển kém hiệu quả và năng xuất thấp. Hai là: Quảng An là xã rất khắc nghiệt về thời tiết, cho nên cây trồng phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết, năm nào thuận lợi về thời tiết thì cho năng xuất cao và ngược lại. Ba là: Cư sở hạ tầng còn bất cập, đường giao thong còn xa, chưa có những điểm thu mua tập trung nhằm làm giảm bớt chênh lệch về giá. Chưa chú trọng áp dụng khoa hoc vào sản xuất, năng lực sản xuất còn hạn chế. 2.2.1.2. Cơ cấu giống Sắn trên địa bàn xã Quảng An Việc nhập nội giống Sắn tốt đưa vào sử dụng là hết sức quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Hiện nay xã đang tập trung trồng giống Sắn K94, Cao Sản, vì hai giống này phù hợp với điều kiện tự nhiên trên địa bàn. Việc nhà máy tinh bột cần nguyên liệu đầu vào lớn như hiện nay đã tạo cho người dân mở rộng diện tích, chọn lọc sủ dụng các loại giống sắn mới, áp dụng khoa học kỷ thuật tăng năng xuất, tăng thu nhập cho người dân, giải quyết lao động việc làm tại địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo hiện nay. 2.2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA 2.2.2.1. Năng lực sản xuất của các hộ điều tra Chúng tôi đã tiến hành điều tra 50 hộ gia đình có trồng mô hình Lạc xen Sắn trên địa bàn xã Quảng An, huyện Quảng Điền. Qua điều tra chúng tôi nhận thấy rằng chủ hộ là lao động chính quá trình trồng, chăm sóc và thu hoạch nhưng phần lớn họ lại xuất than từ những người nông dân, do vậy họ còn rất hạn chế về kỹ thuật trồng cây. Hơn nữa tuôi trung bình của lao động chính khá cao (xấp xỉ 50) và trình độ văn hóa nhìn chung còn thấp. Đặc điểm này gây ra rất nhiều khó khăn cho người dân trong quá trình sản xuất, đặc biệt trong công tác tiếp cận vận dụng kỷ thuật mới vào việc trồng, chăm sóc cũng như khai thác Sắn. Nhóm 11_Sắn_K41A KTNN 18
  19. Đề tài thực tập giáo trình Bảng 6: Năng lực sản xuất của các hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT Số lượng 1. Số hộ điều tra Hộ 50 2. Độ tuổi trung bình Năm 52.04 3. Số lao động bình quân LĐ 3.28 8.83 4. Trình độ văn hóa Lớp 5. Diện tích đất nông 335.9 Ha nghiệp 62.1 Đất trồng Sắn Ha 273.8 - Khác Ha 6. Tham gia tập huấn - Có % 0 - Không 100 (Nguồn: Số liệu điều tra 2010) 2.2.2.2. Tình hình sử dụng vốn đầu tư và trang thiết bị kỷ thuật Vốn đầu tư và trang bị vật chất kỷ thuật là hết sức quan trọng không thể thiếu được trong sản xuất nông nghiệp, nó không chỉ là tư liệu sản xuất, nó còn là cơ sở đánh giá năng lực và phân biệt giữa các phương thức sản xuát với nhau. Nó còn là điều kiện để đánh giá sản xuất vật chất, trang thiết bị cơ sở vật chất hiện đại tạo điều kiện nâng cao năng xuất lao động, giảm chi phí. Tại các hộ nông dân có thể xác định được nguồn vốn cho họ nhờ vào giá trị của hiện vật tham gia vào quá trình sản xuất, vốn bằng tiền thì rất ít chủ yếu dung để mua phân vô cơ, các hộ giàu, khá thường sử dụng năng lực của mình để đầu tư vốn cho sản xuất nên hiệu quả sản xuất cao. Do vậy các hộ nghèo khó khăn hơn trong việc huy động vốn thường thì phải bán sản phẩm khi còn non nên hạn chế khả năng đầu tư. Đây là vấn đề khó khăn cho hộ nghèo, giải quyết vấn đề này không một sớm, một chiều mà cần có sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan chức năng để có một chiến lược cho phù hợp. Nhóm 11_Sắn_K41A KTNN 19
  20. Đề tài thực tập giáo trình Bảng 7: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất nông nghiệp (bình quân/1hộ) Chỉ tiêu ĐVT Quảng An 1. Bình phun thuốc Cái 1.02 2. Cuốc, xẻng Cái 2.7 Nguồn số liệu điều tra năm 2010 Hiện nay trang thiết bị kỷ thuật tuy đã được cải thiện đáng kể, người dân ít phải dùng Trâu, Bò để cày bừa. Thay vào đó đã được thay thế bằng máy cày bừa người dân thuê để làm, đã giảm thiểu được sự khó khăn của nông dân. Tuy vậy vẩn có một số hộ sử dụng Trâu Bò và sức người để cày kéo, kỷ thuật thô sơ. Tinh trạng ruộng manh mún, nhỏ lẻ nên hiệu quả sử dụng máy móc chưa cao, còn tốn kém, việc cơ giới hóa còn nhiều hạn chế. 2.2.2.3 Tình hình đầu tư của các nông hộ 2.2.2.3.1. Tình hình sử dụng giống Sắn của các nông trong năm 2010 Việc chọn lựa một số giống sắn mới, nhằm tìm ra giống sắn có thời gian sinh trưởng ngắn, năng xuất cao, giàu tinh bột để cung cấp nguyên liệu phục vụ nhà máy chế biến tinh bột, bổ sung giống sắn cho sản xuất để giúp nông dân rải vụ thu hoạch. Hiện nay nhờ áp dụng khoa học kỷ thuật và lai tạo các giống Sắn có chất lượng cao như K 98, K140, K94, HN124, Cao Sản. Hiện nay qua số liệu điều tra cho thấy nông dân xã chủ yếu dùn K94 và Cao Sản. 2.2.2.3.2. Tình hình đầu tư cây Sắn Để đầu tư cây Sắn hiệu quả phải đề cập đến chi phí trung gian (IC) đây là khoản chi phí chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu chi phí sản xuất, chi phí trung gian là chi phí phân bón, giống, thuốc BVTV…. Các chi phí này có thể lượng hóa được qua số liệu sau. Bảng 8: chi phí trung gian Chỉ tiêu BQC Giá trị 1000đ % Chi phí đầu tư sản xuất 238.918 100 1. Chi phí phân bón 116.198 48.64 2. Chi phí giống 76.84 32.16 3. Chi phí khác… 45.88 19.2 (Nguồn số liệu điều tra 2010) Từ bảng ta thấy chi phí trung gian sản xuất sắn không phức tạp như các loại cây trồng khác, do đó để cây Sắn đạt năng xuất cao và ổn định thì chi phí trung gian là rất thấp so với mặt bằng chung trên toàn huyện. Nhóm 11_Sắn_K41A KTNN 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2