intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo đề tài: " Thực trạng tiêu thụ sản phẩm và công tác Marketing của xí nghiệp chế biến nông sản Bông Hồng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm"

Chia sẻ: Nguyen Van Tuan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:54

263
lượt xem
62
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xí nghiệp CBLS Bông Hồng là một doanh nghiệp nhà nước, hạch toán phụ thuộc Công ty cổ phần Lâm nghiệp 19, có con dấu riêng để giao dịch, có đầy đủ tư cách pháp nhân, hoạt động theo hiến pháp và pháp luật Việt Nam. Tên Xí nghiệp : Xí nghiệp chế biến lâm sản Bông Hồng. Tên giao dịch : Bông Hồng Funiture Factory. Trụ sở đóng tại : Khu vực 3, Phường Ghềnh Ráng - Thành phố Quy Nhơn

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo đề tài: " Thực trạng tiêu thụ sản phẩm và công tác Marketing của xí nghiệp chế biến nông sản Bông Hồng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm"

  1.  Báo cáo thực tập kinh tế PHẦN I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN LÂM SẢN BÔNG HỒNG ☻ 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp CBLS Bông Hồng 1.1.1. Tên và địa chỉ của Xí nghiệp CBLS Bông Hồng Xí nghiệp CBLS Bông Hồng là một doanh nghiệp nhà nước, hạch toán phụ thuộc Công ty cổ phần Lâm nghiệp 19, có con dấu riêng để giao dịch, có đ ầy đ ủ tư cách pháp nhân, hoạt động theo hiến pháp và pháp luật Việt Nam. - Tên Xí nghiệp : Xí nghiệp chế biến lâm sản Bông Hồng. - Tên giao dịch : Bông Hồng Funiture Factory. - Trụ sở đóng tại : Khu vực 3, Phường Ghềnh Ráng - Thành phố Quy Nhơn - Tỉnh Bình Định. - Điện thoại : (056) 846891 / (056) 647996. - Fax : 056 646155. 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp CBLS Bông Hồng Xí nghiệp CBLS Bông Hồng là đơn vị kinh tế hoạch toán phụ thuộc Công ty Lâm sản 19 (nay là Công ty cổ phần Lâm nghiệp 19 ), trụ sở đặt tại khu vực 3, Phường Ghềnh Ráng, Thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định. Tiền thân của Xí nghiệp CBLS Bông Hồng là xưởng dịch vụ sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Bông Hồng, được thành lập năm 1982 cùng với Xí nghiệp chế biến Gia Lai và Xí nghiệp chế biến lâm sản An Nhơn thuộc Tổng Công ty dịch vụ và xuất nhập khẩu lâm sản 2 (nay thuộc Công ty Lâm sản Việt Nam). Sau đại hội VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam, nhà nước ta chủ trương mở cửa nền kinh tế, hòa nhập vào nền kinh tế thế giới, ngành xuất nhập khẩu được chú trọng trong nền kinh tế. Trước tình hình đó, để đảm bảo tốt cho việc quản lý và kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất và xuất nhập khẩu, Tổng công ty dịch vụ sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản 2 đã ký quyết định thành lập Công ty Lâm nghiệp 19 theo quyết định số 261/TCLĐ ngày 01/10/1990 của Bộ Lâm nghiệp trên cơ sở tiếp nhận SVTH: Lê Thị Hải Yến Trang: 1
  2.  Báo cáo thực tập kinh tế các Xí nghiệp trước đây của Tổng công ty dịch vụ sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản 2. Căn cứ quyết định số 34/HĐBT ngày 03/2/1990 của Hội đồng Bộ Trưởng, quyết định số 261/TCLĐ ngày 01/1/1990 thành lập Công ty Lâm nghiệp 19 và xét theo đề nghị của Giám đốc Công ty Lâm nghiệp 19, Tổng giám đốc Công ty dịch vụ sản và xuất nhập khẩu lâm sản 2 ký quyết định thành lập Xí nghiệp CBLS Bông Hồng trực thuộc Công ty Lâm nghiệp 19. Với phương châm lấy uy tín và chất lượng làm hàng đầu nên hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp CBLS Bông Hồng ngày càng phát triển. Hàng năm, Xí nghiệp sản xuất được từ 900 - 1000 m³ gỗ tinh chế xuất khẩu, tương đương khoảng 100 containers và tổng doanh thu đạt từ 10 - 48 tỷ đồng. Bên cạnh đó các mặt hàng xuất khẩu của Xí nghiệp rất đa dạng về mẫu mã, kích cỡ, chủng loại, rất đ ược th ị trường thế giới ưa chuộng. Ngoài ra, Xí nghiệp còn phối hợp với các chi nhánh tr ực thuộc Công ty Lâm sản 19 để cùng hợp tác, liên doanh nhằm làm cho Xí nghiệp ngày càng phát triển hơn. Từ năm 1998 đến nay Xí nghiệp đã chuyển đổi cơ cấu sản xuất, chuyên sản xuất các hàng mộc xuất khẩu và được Công ty quan tâm đầu tư đúng mức, quy mô của Xí nghiệp đã không ngừng lớn mạnh, sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Doanh số xuất khẩu đạt 2.000.000 USD, số lượng lao động gần 450 người. Trong những năm gần đây, các sản phẩm của Xí nghiệp luôn gia tăng, các mặt hàng đều đa dạng về mẫu mã, kích cỡ chủng loại... đã đáp ứng được nhu cầu trong và ngoài nước, giữ được uy tín với khách hàng. Đặc biệt vào cuối năm 2004, nhà nước thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp, Công ty đã cổ phần hóa chuyển thành Công ty cổ phần hoạt động từ ngày 01/01/2005. 1.1.3. Quy mô hiện tại của Xí nghiệp CBLS Bông Hồng Xí nghiệp chế biến lâm sản Bông Hồng là một doanh nghiệp vừa sản xuất, vừa kinh doanh. - Hình thức hạch toán: Hạch toán phụ thuộc, Xí nghiệp được Công ty ủy nhiệm ký kết các hợp đồng kinh tế, tổ chức sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu kế hoạch do Công ty giao. SVTH: Lê Thị Hải Yến Trang: 2
  3.  Báo cáo thực tập kinh tế - Hình thức sở hữu vốn: Sở hữu vốn cổ đông. + Nhà nước chiếm : 30%. + Cán bộ công nhân viên chiếm : 70%. - Hình thức hoạt động: Sản xuất kinh doanh. - Lĩnh vực kinh doanh: Chế biến gỗ và kinh doanh các mặt hàng lâm sản, dịch vụ vật tư, kỹ thuật và đời sống. - Tổng số vốn kinh doanh là : 25.007.216.418 đồng. Trong đó: + Vốn chủ sở hữu : 10.341.619.033 đồng. + Vốn vay : 14.665.597.385 đồng. - Tổng số lao động là : 438 người. Trong đó: + Lao động có trình độ đại học và cao đẳng là 18 người. + Lao động có trình độ trung cấp là 42 người. + Lao động có trình độ khác là 378 người. Ngoài ra đơn vị còn phối hợp cùng các chi nhánh trực thuộc Công ty Lâm nghiệp 19 như chi nhánh Công ty Lâm nghiệp 19 An Khê đóng tại An Khê - Gia Lai, chi nhánh Công ty Lâm nghiệp 19 An Nhơn đóng tại An Nhơn - Bình Đ ịnh đ ể cùng hợp tác, liên doanh nhằm đưa Xí nghiệp phát triển đến một tầm cao hơn và kinh doanh có hiệu quả hơn, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp. Như vậy ta có thể kết luận rằng Xí nghiệp có quy mô vừa, hoạt động với nhiều chức năng khác nhau và thực hiện sản xuất kinh doanh có hiệu quả, ổn định. 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Xí nghiệp CBLS Bông Hồng 1.2.1. Các chức năng và nhiệm vụ của Xí nghiệp CBLS Bông Hồng Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Xí nghiệp là chế biến gỗ xuất khẩu nhằm sinh lời một cách hợp pháp. Xí nghiệp là một đơn vị sản xuất chế biến hàng hóa trên cơ sở tổ chức thực hiện kế hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, đồng thời đóng góp vào ngân sách Nhà nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động và từng bước cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp. Ký kết thực hiện hợp đồng kinh tế cũng như tuân thủ tốt các quy đ ịnh, chính sách, chế độ quản lý xuất nhập khẩu và các giao dịch đối ngoại. SVTH: Lê Thị Hải Yến Trang: 3
  4.  Báo cáo thực tập kinh tế Tiếp nhận và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, tài sản do Công ty giao phó để thực hiện mục tiêu kinh tế chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Công ty và các cơ quan quản lý có thẩm quyền. Thực hiện tốt chế độ quản lý tài chính, tài sản tiền lương lao động, đảm bảo công bằng xã hội, không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa nghiệp v ụ cho đội ngũ cán bộ quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý của Xí nghiệp. Thực hiện công tác thanh toán, quyết toán định kỳ về kết quả tài chính cho Công ty và giải quyết kịp thời công nợ cho khách hàng và nội bộ Công ty. Thực hiện tốt các quy định của nhà nước về quản lý, bảo vệ môi trường và an ninh trật tự, an ninh quốc phòng. Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn hàng năm của Xí nghiệp phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Công ty nhằm đáp ứng nhu cầu của thị tr ường trong và ngoài nước. Xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh trên cơ sở kế hoạch phân phối của Công ty và hoàn thành kế hoạch được giao, chịu trách nhiệm trước Công ty về chỉ tiêu nhiệm vụ thực hiện kế hoạch cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp, chịu trách nhiệm trước khách hàng về sản phẩm làm ra, cung ứng ra thị trường trong và ngoài nước. 1.2.2. Các hàng hóa kinh doanh của Xí nghiệp CBLS Bông Hồng Loại hình kinh doanh của Xí nghiệp là chế biến gỗ. Với ngành nghề chế biến gỗ tinh chế, Xí nghiệp chủ yếu sản xuất các mặt hàng bàn ghế xuất khẩu đi các thị trường nước ngoài như: Anh, Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Hà Lan, Bỉ… đều được chấp nhận và đánh giá cao. Ngoài ra, Xí nghiệp còn sản xuất hàng nội địa bán trong nước để góp phần tăng thu nhập. Tuy nhiên doanh thu từ thị trường trong nước thấp hơn rất nhiều so với doanh thu từ các thị trường nước ngoài (doanh thu từ thị tr ường nước ngoài chiếm 85% trong tổng doanh thu bán hàng của Xí nghiệp). Trong quá trình hình thành và phát triển, Xí nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn bởi sự cạnh tranh khắc nghiệt, thiếu nguyên liệu sản xuất do cháy rừng, chặt phá rừng bừa bãi. Do đó, Xí nghiệp phải nhập khẩu nguyên liệu với giá cao từ các nước SVTH: Lê Thị Hải Yến Trang: 4
  5.  Báo cáo thực tập kinh tế như Malaysia, Singapo, Thái Lan, Lào… và một số ít được mua từ các tỉnh trong nước như: Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng… Mặt khác, việc tìm kiếm thị trường không phải do Xí nghiệp thực hiện mà do Công ty EUROFAR thực hiện nên Xí nghiệp không chủ động trong việc tìm kiếm thị trường và tăng giá trị hàng hóa xuất khẩu. Bên cạnh đó là việc đòi hỏi chất lượng và mẫu mã sản phẩm ngày càng cao hơn, các chi phí ngày càng tăng. Trước những khó khăn đó, Xí nghiệp đã từng bước đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, trình độ lao động và phương thức tổ chức quản lý để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao. Hiện nay Xí nghiệp sản xuất các mặt hàng chủ yếu sau: các loại bàn ghế xuất khẩu, giường tắm nắng, xích đu... Sản phẩm của Xí nghiệp không những đa dạng về mẫu mã, chủng loại mà đã đáp ứng và cung cấp được các loại sản phẩm c ủa khách hàng khó tính. Sản phẩm của Xí nghiệp có mặt tại các thị trường các nước ở Châu Âu. - Các loại bàn: Bàn xếp Wessex, bàn tròn xoay, bàn tròn có dù… - Các loại ghế: Ghế xếp Wessex, ghế tay vịn Bringhton, ghế lưng tựa, ghế tắm nắng… - Các loại giường: Giường Panama, giường tháo ráp… Ngoài các mặt hàng sản xuất từ gỗ chò, teak, bạch đàn. Xí nghiệp đã mở rộng sang các loại sản phẩm mới như: nhôm kết hợp gỗ, nhôm kết hợp vải. Và hi ện nay các mặt hàng này cũng đã tạo được chỗ đứng trên thị trường nước ngoài. 1.3. Công nghệ sản xuất của một số hàng hóa chủ yếu của Xí nghiệp CBLS Bông Hồng 1.3.1. Giới thiệu quy trình công nghệ sản xuất của Xí nghiệp CBLS Bông Hồng Trong xu thế phát triển chung của nền kinh tế thế giới như hiện nay, yếu tố khoa học kỹ thuật đóng vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm. Đặc biệt là trong giai đoạn khoa học - công nghệ đạt tới đỉnh cao cùng với công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước thì ta có thể nói rằng: “Khoa học - công nghệ là chìa khóa mở ra con đường tồn tại, phát triển và vươn tới thành công của các doanh nghiệp”. SVTH: Lê Thị Hải Yến Trang: 5
  6.  Báo cáo thực tập kinh tế Đối với một đơn vị sản xuất, muốn sản xuất ra các loại sản phẩm có chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng thì điều đầu tiên là phải hoàn chỉnh bộ máy quản lý, nâng cao trình độ lao động. Bên cạnh đó cần trang bị máy móc và dây chuyền công nghệ tiên tiến thì mới có thể đạt tới mục tiêu lớn của doanh nghiệp là nâng cao chất lượng, giảm chi phí, hạ giá thành... và có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác. Xuất phát từ những yêu cầu đó, Xí nghiệp CBLS Bông Hồng đã không ngừng trang bị cho mình những dây chuyền công nghệ hiện đại. Nguyên liệu chính cung cấp cho quá trình sản xuất là gỗ. Quy trình công nghệ sản xuất có nhiều nét tương đương với nhau, chỉ khác nhau ở một số ít công đoạn như thời gian gia công, khối lượng nguyên vật liệu theo yêu cầu của từng loại sản phẩm. Sau đây là sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất bàn ghế của Xí nghiệp: Hình 1.1: Quy trình công nghệ sản xuất bàn ghế Bãi chứa nguyên vật liệu Gia công chế tác Định hình, kiểm phẩm Gỗ nguyên liệu Chà ráng, vécni Gỗ, xẻ theo quy cách KCS, bao gói, nhập kho Tuyển chọn và phân loại Khu pha sấy tổng hợp (Nguồn: Phân xưởng sản xuất.) 1.3.2. Nội dung cơ bản các bước trong quy trình công nghệ - Bãi chứa nguyên liệu: Là nơi dùng để phơi nguyên liệu gỗ, hàng hóa sau khi thu mua về chưa sử dụng và được kiểm tra về số lượng, chất lượng của sản phẩm. - Gỗ nguyên liệu: Là nguyên liệu gỗ tròn được mua về từ những lâm trường hoặc nhập khẩu từ nước ngoài. Đây là nguyên liệu chính cung cấp cho quá trình sản xuất sản phẩm của Xí nghiệp. SVTH: Lê Thị Hải Yến Trang: 6
  7.  Báo cáo thực tập kinh tế - Cưa xẻ theo quy cách: Được thực hiện bởi phân xưởng xẻ máy cưa với công suất khoảng 30.000 m3/năm, thực hiện xẻ gỗ tròn theo đúng quy cách theo từng loại hàng hóa trong đơn đặt hàng. - Tuyển chọn và phân loại: Sau khi cưa xẻ xong thì tiến hành tuyển chọn và phân loại để tiến hành hoàn thiện các chi tiết, lắp ráp theo từng khâu, từng loại s ản phẩm. - Khu pha sấy tổng hợp: Khi tuyển chọn và phân loại xong đưa vào khu pha sấy được thực hiện bởi 13 lò sấy làm cho gỗ được cứng, tránh mọt và các loại vi trùng, tạo thêm độ bền chắc cho gỗ. - Gia công chế tác: Được thực hiện bởi dàn máy cưa đĩa, máy bào 2 mặt c ủa phân xưởng tinh chế nhằm tạo từng bộ phận riêng lẻ của từng loại hàng hóa. - Định hình, kiểm phẩm: Sau khi gia công chế tác gỗ phải được định hình để các loại sản phẩm làm ra được mịn, láng và đẹp hơn theo thị hiếu của khách hàng. - Chà nhám, vécni, bao gói: Sau khi đã làm xong, để tăng thêm vẻ đẹp cho sản phẩm, đảm bảo chất lượng khi vận chuyển ta chà láng, đánh vécni và bao gói c ẩn thận. - KCS, nhập kho, xuất thành phẩm: Khi đã hoàn thành giai đoạn trên thì kiểm tra lại sản phẩm, nếu sản phẩm nào không đạt tiêu chuẩn mà có thể sửa lại được thì tiến hành cho sữa chữa lại, còn nếu không sửa chữa lại thì cho ra phế phẩm. Sau đó tiến hành nhập kho, chờ ngày xuất xưởng. 1.4. Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp CBLS Bông Hồng 1.4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp CBLS Bông Hồng Cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp là tập hợp các bộ phận khác nhau có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa, được giao những trách nhiệm và quyền hạn nhất định, được bố trí theo từng cấp nhằm thực hiện các chức năng khác nhau của doanh nghiệp. Xí nghiệp CBLS Bông Hồng có cơ cấu tổ chức quản lý được thiết lập theo kiểu trực tuyến - chức năng. Với kiểu cơ cấu này, một mặt đảm bảo được chế đ ộ một thủ trưởng, đảm bảo tính thống nhất, tính tổ chức cao. Mặt khác phát huy được SVTH: Lê Thị Hải Yến Trang: 7
  8.  Báo cáo thực tập kinh tế năng lực chuyên môn của các phòng chức năng. Đồng thời vẫn đảm bảo thực hiện tốt quyền làm chủ tập thể của người lao động. Hơn nữa, Xí nghiệp sẽ có s ự toàn quyền quyết định trong điều hành, mệnh lệnh được tập trung vào một người lãnh đạo, tránh tình trạng phân tán quyền hành. Nhưng nhược điểm là người lãnh đ ạo phải mất nhiều công sức và thời gian để phối hợp các ý kiến của lãnh đạo chức năng cũng như các cơ sở. Sau đây là mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý của Xí nghiệp: Hình 1.2: Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý của Xí nghiệp CBLS Bông Hồng Giám đốc Phó Giám đốc Phòng Tổ chức Phòng Kế toán - Phòng Kế hoạch - Vật tư -Hành chính Tài chính Phân xưởng sản xuất Tổ xẻ Tổ mộc Tổ Tổ lắp Tổ kỹ nguội thuật phôi máy ráp Quan hệ trực tuyến. Ghi chú: Quan hệ chức năng. (Nguồn: Phòng tổ chức - hành chính.) SVTH: Lê Thị Hải Yến Trang: 8
  9.  Báo cáo thực tập kinh tế Xí nghiệp CBLS Bông Hồng trực thuộc Công ty Lâm nghiệp 19 và Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam nên chính sách và chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp đều phụ thuộc vào sự chỉ đạo và quản lý của hai công ty trên. Chính vì vậy mà Xí nghiệp có ba cấp quản lý. Tuy nhiên, bên cạnh sự phụ thuộc vào hai công ty trên, Xí nghiệp cũng chủ động trong một số lĩnh vực như liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp khác trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm phát huy hiệu quả của nguồn vốn và không ngừng nâng cao giá trị tài sản c ủa Xí nghiệp. 1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý - Giám đốc: Là người có thẩm quyền cao nhất và là người đại diện cho tư cách pháp nhân của Xí nghiệp, do Công ty bổ nhiệm và ủy quyền ký quy ết đ ịnh lãnh đ ạo tổ chức, điều hành mọi hoạt động của Xí nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho phân xưởng và các tổ sản xuất hoạt động có hiệu quả, kịp thời giải quyết các khó khăn phát sinh trong quá trình sản xuất, đồng thời chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quan và cơ quan quản lý cấp trên cùng toàn thể các cán bộ công nhân viên trong toàn Xí nghiệp. - Phó giám đốc: Là cánh tay đắc lực của Giám đốc, giúp Giám đốc điều hành Xí nghiệp theo lĩnh vực mà Giám đốc ủy quyền, đóng góp những ý kiến cho những quyết định quan trọng trong việc điều hành phân xưởng và các tổ sản xuất về các hoạt động sản xuất kinh doanh, là người thay mặt Giám đốc điều hành hoạt động và giải quyết một số vấn đề của Xí nghiệp khi Giám đốc vắng mặt. - Bộ phận Tổ chức - Hành chính: Giúp Giám đốc trong việc tuyển chọn, bố trí công việc cho phù hợp với năng lực từng người, tìm giải pháp tham mưu cho Giám đốc về quy hoạch đào tạo cán bộ quản lý và kỹ thuật, thực hiện công tác thanh tra bảo vệ nội bộ, tổ chức thực hiện và chỉ đạo hướng dẫn cho các đơn vị thành viên cho việc tuyển dụng nâng bậc cho công nhân viên chức, xây dựng các đ ịnh mức lao động tiền lương, phổ biến các chính sách và các cơ chế bảo hiểm xã hội - bảo hiểm thân thể, luôn quan tâm đến các vấn đề bảo hộ lao động, thi đua khen thưởng và kỷ SVTH: Lê Thị Hải Yến Trang: 9
  10.  Báo cáo thực tập kinh tế luật. Ngoài ra, còn thực hiện cả công việc hành chính, quản trị, văn thư, đánh máy, tiếp tân, fax, photocopy, lái xe, tạp vụ, trang bị văn phòng. - Bộ phận Kế toán - Tài chính: Đứng đầu là kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo và hướng dẫn các kế toán viên khác thực hiện tốt công tác kế toán ở Xí nghiệp. + Là phòng có chức năng và nhiệm vụ tham mưu cho Ban Giám đốc trong lĩnh vực tài chính kế toán, lập các kế hoạch tài chính, tín dụng, tổ chức thực hiện, ghi chép và lưu trữ hồ sơ, chứng từ kế toán về mọi hoạt động tài chính của Xí nghiệp, đảm bảo thực hiện đầy đủ, chính xác, kịp thời về các quy định tài chính do nhà nước ban hành. + Bộ phận Kế toán chịu trách nhiệm theo dõi nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện đúng quy định chế độ kế toán nhà nước quy định. Quản lý toàn bộ tài sản, hàng hóa, công nợ, tiền vốn và các quỹ của Xí nghiệp. Tổng hợp về tình hình thu chi tài chính, báo cáo quyết toán chính xác. + Phân tích tình hình kinh doanh và sử dụng đồng vốn cố định, tăng nhanh vòng quay vốn lưu động, giảm chi phí lưu thông, nghiên cứu xây dựng và đề xuất các định mức kinh tế kỹ thuật cho các bộ phận và thường xuyên kiểm tra, kiểm soát tình hình tài chính của Xí nghiệp. - Bộ phận Kế hoạch - Vật tư: Nắm bắt và theo dõi tình hình nguyên vật liệu hàng hóa trên thị trường, theo dõi các chiều hướng phát triển, khả năng phối hợp với các doanh nghiệp trong nước và tình hình hợp tác đầu tư với nước ngoài. Đồng thời xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, chiến lược kinh doanh của Xí nghiệp, quản lý toàn diện công tác kế hoạch hóa của toàn Xí nghiệp, sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, dịch vụ, liên doanh - liên kết đầu tư, lao động, tiền lương, xây dựng cơ bản..., tham mưu cho Giám đốc xây dựng kế hoạch cho các công trình cấp trên theo quy định của Nhà nước và cơ quan chức năng. - Phân xưởng sản xuất: Là nơi trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm của Xí nghiệp và là bộ phận tổ chức quản lý điều hành một phân đoạn trong dây chuyền SVTH: Lê Thị Hải Yến Trang: 10
  11.  Báo cáo thực tập kinh tế sản xuất tại Xí nghiệp. Đứng đầu là quản đốc - người chịu sự điều hành trực tiếp của Phó giám đốc. Phân xưởng sản xuất bao gồm: + Tổng kho: Là nơi giao nhận và cất giữ các hàng hóa nhập khẩu của Xí nghiệp. + Tổ xẻ gỗ tròn: Có nhiệm vụ là xẻ từ gỗ tròn ra gỗ xẻ theo đúng quy cách từng đơn đặt hàng. + Tổ xẻ phôi: Có nhiệm vụ xẻ gỗ ra thành phôi theo đúng quy cách từng chi tiết của từng loại sản phẩm. + Tổ mộc máy: Nhận các phôi từ các tổ xẻ phôi để tiến hành khoan các lỗ và đục mộng. + Tổ lắp ráp: Nhận các bán thành phẩm từ tổ mộc máy để đưa vào lắp ráp thành những sản phẩm hoàn chỉnh phù hợp với bản vẽ và theo tiêu chuẩn của từng loại sản phẩm theo đơn đặt hàng. + Tổ nguội: Có nhiệm vụ chà nhám, trám trít, nhúng dầu và đánh bóng sản phẩm theo các yêu cầu về chất lượng và kỹ thuật đã đặt ra. + Tổ bốc xếp: Bốc xếp nguyên vật liệu từ tổ này sang tổ khác, bao gói sản phẩm hàng hóa giúp cho quá trình sản xuất cũng như xuất hàng của Xí nghiệp đ ược tiến hành một cách thuận lợi. Nhìn chung cơ cấu bộ máy quản lý của Xí nghiệp được thiết lập theo mô hình trực tuyến chức năng, tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp được ổn định và hiệu quả. 1.5. Nhận xét và đánh giá chung Xí nghiệp có quy mô vừa và nhỏ nhưng trải qua nhiều giai đoạn nó đã thể hiện được trình độ phát triển ngày càng mở rộng và nâng cao. Nằm ở một nơi thuận l ợi cơ bản về vị trí và nguồn nguyên liệu đã tạo nhiều cơ hội cho Xí nghiệp phát triển. Xí nghiệp chuyên sản xuất chế biến các loại sản phẩm đa dạng, phong phú, đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp trong thời gian qua cho thấy những nỗ lực rất lớn của đội ngũ cán bộ quản lý SVTH: Lê Thị Hải Yến Trang: 11
  12.  Báo cáo thực tập kinh tế và nhân viên của Xí nghiệp cũng như sự quan tâm hỗ trợ, đầu tư của Công ty. Tuy nhiên, từ thực tế hoạt động của Xí nghiệp có thể thấy những vấn đề còn tồn tại sau: - Dù đã đầu tư nhiều quy trình công nghệ sản xuất mới, hiện đ ại nhưng do đa phần các trang thiết bị của Xí nghiệp đã có tuổi đời lớn nên trong quá trình sản xuất không đảm bảo và phát huy tốt công suất của máy cũng như chưa tận dụng hết nguồn nguyên liệu để tạo nên sự đa dạng hơn nữa các chủng loại sản phẩm. - Chất lượng các sản phẩm của Xí nghiệp chưa được cao làm giảm tính cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường. - Hơn nữa, nguồn nguyên liệu mà Xí nghiệp khai thác, chế biến chủ yếu từ gỗ nên cũng không tránh khỏi làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động. Để khắc phục những hạn chế trên, Ban lãnh đạo Xí nghiệp cần phải có kế hoạch mua sắm và chuyển giao công nghệ tiên tiến, đồng bộ để có thể hoàn thiện tốt hơn nữa quy trình sản xuất của mình và tận dụng tối đa nguồn l ực s ẵn có c ủa tỉnh nhà. Qua quá trình phân tích trên ta thấy bộ máy quản lý của Xí nghiệp tổ chức rất khoa học và phù hợp với điều kiện hoạt động của mình, đồng thời sự phối hợp giữa các bộ phận trong toàn Xí nghiệp rất hợp lý góp phần nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Với mô hình tổ chức bộ máy theo kiểu trực tuyến chức năng, chỉ huy tham mưu báo cáo, Xí nghiệp đã đảm bảo đ ược tính thống nhất khi vạch ra các chiến lược hoạt động. Từ ban lãnh đạo đến nhân viên và các thành viên trong Xí nghiệp luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, đoàn kết và hoàn thành nhiệm vụ của Xí nghiệp đề ra. Quan hệ giữa các phòng ban, đơn vị trong Xí nghiệp có mối quan hệ với nhau và luôn diễn ra liên tục, những công việc có liên quan thì chủ động phối hợp, hỗ trợ nhau để giải quyết. Khi công việc vượt ra khỏi khả năng mới tham mưu báo cáo lên cấp trên, hỗ trợ để hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu mà kế hoạch đề ra. Từ khi thành lập cho tới nay Xí nghiệp đã đi vào hoạt động ổn định và đang trên con đường phát triển. SVTH: Lê Thị Hải Yến Trang: 12
  13.  Báo cáo thực tập kinh tế PHẦN II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ CÔNG TÁC MARKETING CỦA XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN LÂM SẢN BÔNG HỒNG ☻ 2.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp CBLS Bông Hồng 2.1.1. Phân tích khái quát kết quả tiêu thụ của Xí nghiệp CBLS Bông Hồng Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động, điều này đã gây cho Xí nghiệp nhiều khó khăn. Mặt hàng sản suất kinh doanh chủ yếu của Xí nghiệp là sản xuất hàng lâm sản xuất khẩu. Khó khăn chung của ngành là thị trường bị thu hẹp, giá cả liên tục hạ, trong khi đó mẫu mã, chất lượng đòi hỏi ngày cao, song với sự quyết tâm và nỗ lực cao của Xí nghiệp, cùng với SVTH: Lê Thị Hải Yến Trang: 13
  14.  Báo cáo thực tập kinh tế sự giúp đỡ và tạo điều kiện của Công ty, năm qua Xí nghiệp đã đạt được cụ thể như sau: Bảng 2.1: Tổng lượng tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp 2008 – 2009 theo thị trường (ĐVT: Sản phẩm.) Chênh lệch Tên sản phẩm STT Năm 2008 Năm 2009 Tuyệt đối Tương đối (%) I Hàng nội địa 9.510 12.605 + 3.095 + 32,545 II Hàng xuất khẩu 28.857 36.077 + 7.220 + 25,020 Tổng cộng 38.367 48.682 + 10.315 + 26,885 (Nguồn: Phòng kế toán.) Qua bảng số liệu về tổng lượng tiêu thụ sản phẩm trên ta thấy: - Tổng lượng tiêu thụ sản phẩm năm 2009 so với năm 2008 đã có s ự tăng lên 10.315 sản phẩm tương đương tăng 26,885%. Sở dĩ đạt được điều này là do trong năm 2009 Xí nghiệp tiến hành nghiên cứu thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài nên hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao hơn. - Lượng tiêu thụ sản phẩm về mặt hàng xuất khẩu năm 2009 tăng so với năm 2008 là 7.220 sản phẩm tương đương tăng 25,020%. - Trong nước Xí nghiệp vẫn có thị trường tiêu thụ nhưng không nhiều. Mặc dù nhu cầu của khách hàng trong nước có nhưng chưa phổ biến lắm nên Xí nghiệp chỉ dùng một phần sản lượng của Xí nghiệp để đáp ứng nhu cầu trong nước. Hiện nay trong nước mặt hàng gỗ có giá tương đối cao, chỉ có những khách hàng có thu nh ập khá trở lên thì mới có thể sử dụng những mặt hàng gỗ có chất lượng cao. Vì thế sản lượng sản phẩm mà Xí nghiệp bán ra ở thị trường trong nước rất thấp. Nhưng so với năm 2008 thì năm 2009 cũng tăng lên đáng kể, năm 2009 tăng so với năm 2008 là 3.905 sản phẩm tương đương tăng 32,545%. Bảng 2.2: Doanh thu năm 2008 – 2009 của Xí nghiệp CBLS Bông Hồng (ĐVT: Đồng.) (Nguồn: Phòng kế Chênh lệch Tương STT Tên sản phẩm Năm 2008 Năm 2009 Tuyệt đối đối(%) I Hàng nội địa 6.504.425.592 7.562.420.702 + 1.057.995.110 + 16,266 II Hàng xuất khẩu 35.176.993.050 42.978.981.641 + 7.293.259.892 + 20,733 Tổng cộng 41.681.418.642 50.541.402.343 + 8.859.983.701 + 21,256 SVTH: Lê Thị Hải Yến Trang: 14
  15.  Báo cáo thực tập kinh tế Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng doanh thu của Xí nghiệp trong năm 2009 tăng so với năm 2008 là 8.859.983.701 đồng, tương đương tăng 21,256%. Trong đó: - Doanh thu hàng nội địa tăng 1.057.995.110 đồng, tương đương tăng 16,266%. Sự tăng lên này là do Xí nghiệp tập trung quảng cáo sản phẩm, đưa sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng trong nước nên doanh thu từ thị trường trong nước đã tăng lên so với năm 2008. - Doanh thu hàng xuất khẩu năm 2009 của Xí nghiệp cũng tăng 7.293.259.892 đồng, tương đương tăng 20,733% là do năm 2009 Xí nghiệp đã thu hút đ ược một lượng lớn khách hàng ở nước ngoài nhờ vào chất lượng, mẫu mã đa dạng, phong phú của sản phẩm, và chính sách thu hút đối khách hàng với thị trường nước ngoài đã được thực hiện tốt. Doanh thu của Xí nghiệp từ thị trường nội địa và thị trường nước ngoài tăng đều liên tục qua các năm, dẫn đến tổng doanh thu các năm cũng tăng lên. Đó là m ột dấu hiệu rất tốt, vì vậy Xí nghiệp cần phát huy khả năng này, thúc đẩy làm sao cho doanh thu hàng năm tăng cao hơn nữa. 2.1.2. Phân tích chi tiết kết quả tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp CBLS Bông Hồng 2.1.2.1. Phân tích kết quả tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp CBLS Bông Hồng theo khu vực địa lý Gắn sản phẩm của mình với thị trường đó là điều mà các doanh nghiệp đều mong muốn. Để sản phẩm của mình được thị trường chấp nhận và mang lại l ợi nhuận cao cho doanh nghiệp đó lại là mục tiêu mà các doanh nghiệp đề ra và cần đạt được. Xí nghiệp CBLS Bông Hồng đã đạt được điều này. Sản phẩm của Xí nghiệp có mặt ở cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Dưới đây là bảng doanh thu tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nước ngoài: Bảng 2.3: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp CBLS Bông Hồng ở nước ngoài (ĐVT: Đồng.) SVTH: Lê Thị Hải Yến Trang: 15
  16.  Báo cáo thực tập kinh tế Năm 2008 Năm 2009 Tên nước STT Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Doanh thu Doanh thu 1 Anh 5.432.519.702 15,539 6.543.519.324 16,552 2 Hà Lan 4.776.250.940 13,580 5.123.534.679 12,921 3 Pháp 3.846.507.119 10,936 4.223.325.126 9,826 4 Tây Ban Nha 2.451.769.810 6,970 2.845.378.123 6,620 Bồ Đào Nha 5 1.256.423.117 3,573 2.124.345.654 4,943 Hi Lạp 6 2.764.519.215 7,860 1.634.564.856 3,803 7 Italia 3.267.891.248 9,300 2.356.456.324 5,483 8 Ba Lan 1.532.467.113 4,356 2.564.785.234 5,968 Bỉ 9 2.033.809.026 5,670 2.356.718.325 5,483 Thổ Nhĩ Kỳ 10 3.514.973.560 9,992 4.654.789.365 10,830 Đức 11 607.884.115 1,729 1.613.870.365 3,755 Thụy Sĩ 12 1.076.530.490 3,060 1.542.758.235 3,590 13 Áo 950.276.155 2,701 1.567.325.456 3,647 14 Hungary 443.817.438 1,262 1.054.215.354 2,453 Cộng hòa Séc 15 1.221.354.002 3,472 1.773.395.221 4,126 Tổng cộng 35.176.993.050 100,000 42.978.981.641 100,000 (Nguồn: Phòng kế toán.) Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu từ xuất khẩu của Xí nghiệp tăng qua các năm. Năm 2009 doanh thu của Xí nghiệp tăng 7.293.259.892 đồng so với năm 2008. Doanh thu xuất khẩu của Xí nghiệp tăng là do xuất khẩu qua một số nước tăng như: Anh tăng 1.110.9993.622 đồng, Hà Lan tăng 347.283.739 đồng, Ba Lan tăng 1.032.318.121 đồng… Doanh thu của Xí nghiệp tăng đều qua các nước, điều đó thể hiện sự ổn định về thị trường xuất khẩu nước ngoài và sản phẩm của Xí nghiệp đã có uy tín trên thị trường. Bên cạnh đó vẫn có một số nước có doanh thu năm 2009 giảm so với năm 2008 là Hi Lạp giảm 1.129.954.359 đồng, Italia giảm 911.434.924 đồng… bởi do họ ưa chuộng những sản phẩm từ các chất liệu khác nên số lượng tiêu thụ sản phẩm gỗ ở các nước này giảm. Bên cạnh thị trường nước ngoài là chủ yếu, sản phẩm của Xí nghiệp còn có mặt ở thị trường trong nước như thị trường Tỉnh Bình Định, Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang nhưng phần lớn sản phẩm của Xí nghiệp chỉ được tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Bình Định, các tỉnh thành khác chỉ chiếm một phần nhỏ. SVTH: Lê Thị Hải Yến Trang: 16
  17.  Báo cáo thực tập kinh tế Dưới đây là bảng doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp ở thị trường trong nước: Bảng 2.4: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp CBLS Bông Hồng trong thị trường tỉnh Bình Định (ĐVT: Đồng.) Khách hàng Năm 2008 Năm 2009 Công ty TNHH Ca Dao 433.456.125 532.645.579 Công ty TNHH Mỹ Hạnh 201.116.396 218.098.898 Công ty TNHH Phú Cường 725.365.127 856.575.621 Công ty TNHH Hưng Thịnh 535.642.536 435.641.289 Công ty TNHH Thắng Lợi 635.215.364 686.235.164 Công ty TNHH Phát Đạt - 195.662.147 Công ty TNHH Thành Công 521.417.248 756.351.653 Tổng Cộng 3.052.212.796 3.681.210.351 (Nguồn: Phòng kế toán.) Bảng 2.5: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp CBLS Bông Hồng ở thị trường trong nước năm 2009 Số lượng (sản Thị trường Doanh thu (đồng) Tỷ trọng (%) phẩm) Vũng Tàu 1.724 968.025.587 12,801 TP Hồ Chí Minh 1.369 867.208.332 11,468 Đà Nẵng 1.256 792.587.028 10,481 Nha Trang 1.975 1.253.389.404 16,574 Bình Định 6.281 3.681.210.351 48,676 Tổng Cộng 12.605 7.562.420.702 100,000 (Nguồn: Phòng kế toán.) Qua bảng kết quả tiêu thụ sản phẩm gỗ ở thị trường trong nước năm 2009 ta thấy sản phẩm của Xí nghiệp tiêu thụ trong nước chủ yếu là trên đ ịa bàn Tỉnh Bình Định (chiếm 48,676%), tương đương 3.681.210.351 đồng. Mặc dù ở đây tập trung nhiều doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ nhưng nhờ sự uy tín và sự tín nhiệm của nhiều khách hàng đã lâu mà Xí nghiệp đã giành được nhiều đơn đặt hàng của các Công ty chuyên kinh doanh các mặt hàng lâm sản. Bên cạnh đó, một số thị trường mới cũng góp phần làm tăng doanh thu của hàng nội địa như thị trường Vũng Tàu doanh thu SVTH: Lê Thị Hải Yến Trang: 17
  18.  Báo cáo thực tập kinh tế chiếm 12,801%, TP Hồ Chí Minh chiếm 11,468%, Đà Nẵng chiếm 10,481% và Nha Trang chiếm 16,574% trong tổng doanh thu hàng nội địa. Đây là một kết quả đáng mừng cho toàn bộ Xí nghiệp trong những năm tới. Để có được những thành quả này là nhờ vào sự nỗ lực, cố gắng của toàn bộ cán bộ công nhân viên của toàn Xí nghiệp và sự giúp đỡ tận tình của Ban giám đốc Công ty. Chính những kết quả bước đ ầu này sẽ làm động lực cho Xí nghiệp tiếp tục phát triển không những trên thị trường quốc tế mà ngay trên chính mảnh đất của quê hương mình, một thị trường đầy tiềm năng và triển vọng. Qua quá trình phân tích ở những phần trên, ta thấy sản phẩm của Xí nghiệp được xuất khẩu ra nước ngoài là chủ yếu, chiếm doanh thu cao hơn rất nhiều so với doanh thu từ thị trường trong nước. Sản phẩm của Xí nghiệp được xuất khẩu sang nhiều nước như Anh, Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Hà Lan… Trong đó Anh & Hà Lan là hai thị trường tiêu thụ lớn nhất. Đây là những thị trường rất khó tính, yêu c ầu khắc khe về mẫu mã, chất lượng của hàng hóa. Tuy nhiên việc tìm kiếm thị trường không phải do Xí nghiệp thực hiện mà do Công ty EUROFAR thực hiện. Công ty EUROFAR là một công ty thương mại chuyên mua bán hàng hóa xuất nhập khẩu có chi nhánh ở nhiều nước, là người trực tiếp ký kết hợp đồng và đặt hàng Xí nghiệp sản xuất. Do vậy Xí nghiệp không chủ động trong việc tìm kiếm thị trường, không có điều kiện vươn tới thị trường tiềm năng để mở rộng thị trường tăng giá tr ị hàng hóa xuất khẩu. 2.1.2.2. Phân tích kết quả tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp CBLS Bông Hồng theo sản phẩm Bảng 2.6: Sản lượng tiêu thụ của Xí nghiệp CBLS Bông Hồng theo cơ cấu mặt hàng (ĐVT: Sản phẩm.) Chênh lệch Tương Tên sản phẩm STT Năm 2008 Năm 2009 Tuyệt đối đối(%) Hàng nội địa I 9.510 12.605 + 3.095 + 32,545 1 Gỗ xẻ nội địa 2.842 3.417 + 575 + 20,232 2 Hàng mộc nội địa 5.670 4.851 - 819 - 14,444 SVTH: Lê Thị Hải Yến Trang: 18
  19.  Báo cáo thực tập kinh tế Ghế nhựa 3 - 1.692 + 1.692 - Gỗ tròn 4 998 2.082 + 1.084 + 108,617 Mặt bàn đá 5 - 563 + 563 - Hàng xuất khẩu II 28.857 36.077 + 7.220 + 25,020 Bàn ghế nhựa 1 5.676 5.283 - 393 - 6,924 Gỗ chò, cóc đá 2 7.809 10.622 + 2.813 + 36,023 Vỏ nệm ghế 3 1.344 3.860 + 2.516 + 187,202 Gỗ tạp, teak, nhôm 4 14.028 17.032 + 3.004 + 21,414 Tổng cộng 38.367 48.682 + 10.315 + 26,885 (Nguồn: Phòng kế toán.) Qua kết quả tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp trong 2 năm ta thấy: Theo cơ cấu sản phẩm thì sản lượng tiêu thụ chủ yếu tập trung ở mặt hàng xuất khẩu. - Năm 2009 tổng sản lượng hàng nội địa tăng so với năm 2008 là 3.095 sản phẩm, tương đương tăng 32,545%. Trong đó mặt hàng gỗ xẻ nội địa tăng 575 sản phẩm, tương đương tăng 20,232%; mặt hàng từ gỗ tròn tăng 1.084 sản phẩm, tương đương tăng 108,617%. Đặc biệt là các mặt hàng ghế nhựa và mặt bàn đá ở năm 2008 chưa có, nhưng đến năm 2009 lại tăng cao, rõ rệt. Sản phẩm ghế nhựa 1.692 sản phẩm, và mặt bàn đá 563 sản phẩm, điều đó thể hiện sự quan tâm của khách hàng về các mặt hàng mới này. Nhưng ngược lại đối với các sản phẩm xuất khẩu truyền thống của Xí nghiệp lại giảm sút như hàng mộc nội địa năm 2009 so với năm 2008 giảm 819 sản phẩm, tương đương giảm 14,444%. - Tổng sản lượng tiêu thụ về mặt hàng xuất khẩu năm 2009 cũng tăng so với năm 2008 là 7.220 sản phẩm, tương đương tăng 25,020%. Trong đó mặt hàng bàn ghế nhựa năm 2009 lại giảm xuống so với năm 2008 là 393 sản phẩm, tương đương giảm 6,924%. Điều đó cũng không làm giảm đến tổng sản lượng tiêu thụ hàng xuất khẩu vì có một số mặt hàng tăng cao trong năm 2009. Cụ thể gỗ chò, cóc đá năm 2009 tăng so với năm 2008 là 2.813 sản phẩm, tương đương tăng 36,023%; mặt hàng vỏ nệm ghế năm 2009 tăng so với năm 2008 là 2.516 sản phẩm, tương đương tăng 187,202% và mặt hàng gỗ tạp, teak, nhôm năm 2009 tăng so với năm 2008 là 3.004 sản phẩm, tương đương tăng 21,414%. SVTH: Lê Thị Hải Yến Trang: 19
  20.  Báo cáo thực tập kinh tế Bảng 2.7: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp CBLS Bông Hồng theo cơ cấu mặt hàng (ĐVT: Đồng.) Chênh lệch Tương STT Tên sản phẩm Năm 2008 Năm 2009 Tuyệt đối đối(%) I Hàng nội địa 6.504.425.592 7.562.420.702 + 1.057.995.110 + 16,266 1 Gỗ xẻ nội địa 1.823.804.157 2.159.647.800 + 335.843.643 + 18,414 2 Hàng mộc nội địa 3.864.752.924 4.279.921.876 + 415.168.952 + 10,742 3 Ghế nhựa - 117.970.916 + 117.970.916 - 4 Gỗ tròn 763.588.511 946.432.800 + 182.844.289 + 23,945 5 Mặt bàn đá - 21.959.750 + 21.959.750 - 6 Gia công 52.280.000 36.487.560 - 15.792.440 - 30,207 II Hàng xuất khẩu 35.176.993.050 42.978.981.641 + 7.293.259.892 + 20,733 1 Bàn ghế nhựa 7.919.104.985 6.293.704.021 - 1.625.400.964 - 20,525 2 Gỗ chò, cóc đá 10.519.254.903 12.654.121.550 + 2.134.866.647 + 20,295 3 Vỏ nệm ghế 1.638.350.440 4.598.466.310 + 2.960.115.870 + 180,677 Gỗ tạp, teak, 4 15.100.282.722 19.432.689.760 + 4.332.407.038 + 28,690 nhôm Tổng cộng 41.681.418.642 50.541.402.343 + 8.859.983.701 + 21,256 (Nguồn: Phòng kế toán.) Qua kết quả tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp trong 2 năm theo doanh thu tiêu thụ sản phẩm ta thấy: - Năm 2009 so với năm 2008 đối với hàng xuất khẩu mặt hàng gỗ tạp, teak, nhôm tăng 4.332.407.038 đồng, tương đương tăng 28,690%. Mặt hàng vỏ nệm ghế tăng 2.960.115.870 đồng, tương đương tăng 180,677% và mặt hàng gỗ chò, cóc đá tăng 2.134.866.647 đồng, tương đương tăng 20,295%. Bên cạnh những điều đáng mừng ở trên thì Xí nghiệp không khỏi phải suy nghĩ để có những định hướng đối phó nhằm có thể duy trì những khách hàng đối với mặt hàng bàn ghế nhựa bởi trong năm 2009 doanh thu đối với mặt hàng xuất khẩu này của Xí nghiệp đã giảm đi một lượng rất lớn so với năm 2008 là 1.625.400.964 đồng, tương đương giảm 20,525%. - Đối với mặt hàng nội địa thì phần lớn doanh thu các mặt hàng đ ều đ ược tăng lên rất nhiều như: Hàng gỗ xẻ nội địa tăng lên 335.843.643 đồng, tương đương tăng SVTH: Lê Thị Hải Yến Trang: 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2