intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo khoa học công nghệ cấp đại học: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch Hàn Quốc: trường hợp điểm đến miền Trung Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:106

37
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch Hàn Quốc: trường hợp điểm đến miền Trung Việt Nam" là đo lường các yếu tố ảnh hướng đến quyết định lựa chọn đến của du khách. Từ đó đề xuất một số gợi ý chính sách cho các bên liên quan trong việc xây dựng những giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch Hàn Quốc khi lựa chọn điểm đến Miền trung Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo khoa học công nghệ cấp đại học: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch Hàn Quốc: trường hợp điểm đến miền Trung Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG DU LỊCH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC HUẾ NGHIÊN CỨU CẤC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN CỦA KHÁCH DU LỊCH HÀN QUỐC: TRƯỜNG HỢP ĐIỂM ĐẾN MIỀN TRUNG VIỆT NAM Mã số: DHH 2019-10-17 Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Hoàng Đông Huế, 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG DU LỊCH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC HUẾ NGHIÊN CỨU CẤC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN CỦA KHÁCH DU LỊCH HÀN QUỐC: TRƯỜNG HỢP ĐIỂM ĐẾN MIỀN TRUNG VIỆT NAM Mã số: DHH 2019-10-17 Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài (Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) TS. Nguyễn Hoàng Đông Huế, 2020 2
  3. DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI 1. TS Lê Nam Hải Ban Đào tạo và Công tác sinh viên, Đại học Huế, số 01 Điện Biên Phủ, TP.Huế, Việt Nam. 2. TS Hoàng Thế Hải Giảng viên khoa Tâm lý – Giáo dục, trường đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng. 3. Trần Chí Vĩnh Long Giảng viên khoa Tâm lý – Giáo dục trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh 4. Hoàng Thị Mộng Liên Bộ môn Quản trị dịch vụ du lịch và Lữ Hành, Trường Du Lịch – Đại học Huế 3
  4. LỜI CẢM ƠN Hoàn thành báo cáo nghiên cứu khoa học này, bên cạnh sự nỗ lực của nhóm nghiên cứu, chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài đơn vị. Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám đốc Đại học Huế, Ban KHCN&QHQT - Đại học Huế và Lãnh đạo Trường Du lịch, Tổ KHCN&HTQT của Trường Du lịch – Đại học Huế đã tạo điều kiện cho tôi và các thành viên được thực hiện đề tài khoa học công nghệ này. Xin trân trọng cám ơn những du khách Hàn Quốc tham gia khảo sát đã nhiệt tình và sẵn sàng hợp tác trong việc cung cấp thông tin liên quan phục vụ cho nghiên cứu. Chúng tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các đồng nghiệp đã tạo điều kiện tốt nhất để giúp đỡ nhóm hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này. Huế, ngày 3 tháng 12 năm 2020 Chủ nhiệm đề tài TS. Nguyễn Hoàng Đông 4
  5. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG DU LỊCH THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thông tin chung 1.1 Tên đề tài: NGHIÊN CỨU CẤC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN CỦA KHÁCH DU LỊCH HÀN QUỐC: TRƯỜNG HỢP ĐIỂM ĐẾN MIỀN TRUNG VIỆT NAM 1.2 Mã số: DHH 2019-10-17 1.3 Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Hoàng Đông 1.4 Cơ quan chủ trì: Trường Du Lịch – Đại học Huế 1.5 Thời gian thực hiện: 1.1.2019 – 30.12.2020 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở đo lường các yếu tố ảnh hướng đến quyết định lựa chọn đển đến của du khách. Từ đó đề xuất một số gợi ý chính sách cho các bên liên quan trong việc xây dựng những giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch Hàn Quốc khi lựa chọn điểm đến Miền trung Việt Nam 2.2 Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của du khách. Đo lường thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch Hàn Quốc khi đến du lịch ở Miền trung Việt Nam. Đề xuất một số gợi ý chính sách cho các bên liên quan trong việc xây dựng những giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch Hàn Quốc khi lựa chọn điểm đến Miền trung Việt Nam 3. Kết quả nghiên cứu thu được Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đạt được các mục tiêu đề ra, cụ thể: 5
  6. + Nghiên cứu đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của du khách của các nghiên cứu tiêu biểu trong và ngoài nước. + Trên cơ sở khoa học của vấn đề ngheien cứu, nghiên cứu đã phân tích được thực trạng ảnh hưởng của các nhân tố liên quan đến “động cơ đẩy” và “động cơ kéo” trong việc lựa chọn điểm đến Miền trung Việt Nam. + Từ kết quả nghiên cứu đạt được, nghiên cứu này cũng đã đưa ra được một số gợi ý chính sách cho các bên liên quan trong việc xây dựng những giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch Hàn Quốc khi lựa chọn điểm đến Miền trung Việt Nam 4. Các sản phẩm của đề tài 4.1 Sản phẩm khoa học: (02 bài báo, bao gồm 01 bài báo quốc tế và 01 bài báo trong nược) - Nguyễn Hoàng Đông, Hoàng Thế Hải, Lê Ngọc Hậu, Trần Chí Vĩnh Long (2020) “FACTORS AFFECTING THE DECISION OF THE SELECTION OF KOREAN TOURISTS FOR A TOURIST DESTINATION: A STUDY IN CENTRAL VIETNAM” International Journal of Mechanical and Production Engineering Research and Development (IJMPERD) Vol. 10, Issue 3, Jun 2020, 7473–7482 - Nguyễn Hoàng Đông, Hoàng Thế Hải, Lê Nam Hải, Trần Chí Vĩnh Long, Hoàng Thị Mộng Liên (2020) “ĐỘNG CƠ LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN CỦA KHÁCH DU LỊCH HÀN QUỐC ĐẾN MIỀN TRUNG, VIỆT NAM” , tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triền, tập 129, số 5B, trang 139 – 151. 4.2 Sản phẩm đào tạo Đã hướng dẫn 01 học viên cao học sẽ tiến hành bảo vệ luận văn thạc sỹ với đề tài có liên quan đến vấn đề nghiên cứu trong tháng 12/2020: Nguyễn Văn Hoàng (2020) “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn điểm đến của khách du lịch Đông Nam Bộ: nghiên cứu trường hợp điểm đến Đà Lạt” Cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài (Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) TS. Nguyễn Hoàng Đông ACKNOWLEDGEMENT 6
  7. Completing this research project, besides the efforts of the research team, we received a huge support from different organizations and individuals, which are from inside and outside our employer. We express our deep sense of gratitude to Board of Directors of Hue University, Technology and International Affairs - Hue University, Board of Management of School of Hospitality and Tourism, and Research management and International Cooperation office of School of Hospitality and Tourism for kindly opening ways for us to carrying out this project. We are very much thankful to those Korean tourist who are enthusiastic and willing to cooperate in providing relevant information for research. Finally, we would like to acknowledge our collegues who also support us to finish this research project. Hue, Project manager 7
  8. MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING HUE UNIVERSITY SCHOOL OF HOSPITALITY AND TOURISM INFORMATION ON STUDY RESULTS RESEARCH PROJECT 1. General information 1.1 Project title 1.2 Code 1.3 Project coordinator(s) 1.4 Administering organization School of hospitality and tourism – Hue University 1.5 Duration 2. Research objective(s) 2.1 general objectives: On the basis of measuring the factors that influence the decisions of choosing destinations of visitors, proposing some posible suggestions for stakeholders to build a holistic approach that meets the needs of Korean tourists when choosing a destination in Central Vietnam. 2.2 Specific objective(s) Systematize the theoretical issues related to the factors that affect the decision to choose a destination for tourists. Measuring the current situation of factors affecting the decision of Korean tourists to choose destinations when traveling in Central Vietnam. Proposing some posible suggestions for stakeholders to build a holistic approach that meets the needs of Korean tourists when choosing a destination in Central Vietnam. 3. Main research result The research results have achieved the set of proposed objectives, specifically: + The research has systemized the theoretical issues related to factors affecting the decision to choose the destination of tourists by litterature riviews domestic and foreign studies. + On the scientific basis of the research problem, the research has analyzed the current situation of the influence of factors related to "push engine" and "pull engine" in choosing destinations in Central Vietnam. 8
  9. + From the research results achieved, this study has also given a number of posible suggestions for stakeholders to build a holistic approach that meets the needs of Korean tourists when choosing a destination in Central Vietnam. 4. Project output(s) 4.1 Publications Scientific products (02 articles, including 01 international article and 01 domestic article) Nguyen Hoang Dong, Hoang The Hai, Le Ngoc Hau, Tran Chi Vinh Long (2020) “FACTORS AFFECTING THE DECISION OF THE SELECTION OF KOREAN TOURISTS FOR A TOURIST DESTINATION: A STUDY IN CENTRAL VIETNAM” International Journal of Mechanical and Production Engineering Research and Development (IJMPERD) Vol. 10, Issue 3, Jun 2020, 7473–7482 Nguyen Hoang Dong, Hoang The Hai, Le Nam Hai, Tran Chi Vinh Long, Hoang Thi Mong Lien (2020) " FACTORS AFFECTING THE DECISION OF THE SELECTION OF KOREAN TOURISTS FOR A TOURIST DESTINATION: A STUDY IN CENTRAL VIETNAM ", Hue University science journal: Economics and Development, vol. 129, No. 5B, pages 139 - 151. 4.2 Training and education Instructed 01 graduate student to defend his master's thesis with topics related to research issues in December 2020: Nguyen Van Hoang (2020) "Factors affecting the choice of destinations for tourists from the Southeast region of Vietnam: a case study of Da Lat" Administering organization Project coordinator 9
  10. MỤC LỤC 10
  11. DANH MỤC CÁC BẢNG 11
  12. DANH MỤC CÁC HÌNH 12
  13. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ 13
  14. 14
  15. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Du lịch đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong thời gian gần đây nhờ sự phát triển vượt bậc của hệ thống giao thông vận tải cũng như mạng lưới công nghệ thông tin toàn cầu. Cụ thể, du lịch mang lại nguồn tài chính khổng lồ cho nhiều quốc gia trên thế giới, đi đôi với việc tạo ra nhiều việc làm, thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ, cơ sở hạ tầng, thúc đẩy hòa bình và giao lưu văn hóa, từ đó tạo ra những giá trị vô hình nhưng bền chặt (Nguyễn Thị Bích Thủy, 2010). Điều nãy dẫn đến tính cạnh tranh giữa các điểm đến ngày càng gay gắt và khách du lịch có quyền lựa chọn điểm đến mà họ yêu thích. Vì thế, các nhà quản lý và điều hành du lịch và điểm đến cần không ngừng nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn điểm đến của khách du lịch nhằm đưa ra những chiến lược phù hợp nhằm thu hút khách du lịch đến với điểm đến mà nhà quản lý và điều hành du lịch mong đợi. Số dân Hàn Quốc đi du lịch nước ngoài đạt kỷ lục 10 triệu lần đầu tiên vào năm 2005. Người Hàn Quốc thích đi du lịch các nước châu Á trong đó Trung Quốc và Nhật Bản là hai điểm đến được ưa chuộng nhất. Gần đây, người Hàn Quốc quan tâm nhiều hơn đến thị trường các nước Đông Nam Á trong đó Thái Lan đứng đầu tiếp theo là Philippine và Việt Nam xếp thứ ba (Tổng cục Du Lịch, 2012). Từ năm 1990 đến nay Hàn Quốc và Việt Nam đã có sự hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, giáo dục, khoa học và giao lưu văn hóa nghệ thuật. Hằng năm, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đã phối hợp với Bộ Ngoại giao và Thương mại, Bộ Văn hóa và Du lịch cùng Ủy ban Thông tin quốc gia của Hàn Quốc tổ chức Lễ hội Văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc nhằm giới thiệu về cuộc sống, con người, những nét đặc trưng của nền văn hóa truyền thống, phong phú, giàu bản sắc dân tộc của Việt Nam. Những sự kiện quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc cũng được giới thiệu với người dân Hàn Quốc trong dịp này (Vũ Tuyết Loan, 2007). Trong những năm gần đây, Hàn Quốc đã trở thành một thị trường cung cấp khách du lịch trọng điểm của Việt Nam với lượng khách du lịch Hàn Quốc vào Việt Nam tăng trung bình 30%/năm, với 7.5 vạn lượt khách vào năm 2001, 10 vạn lượt khách vào năm 2002, năm 2003 là 13 vạn lượt khách, năm 2004 hơn 20 vạn lượt khách, một phần là nhờ Việt Nam thực hiện chính sách miễn thị thực cho khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam dưới 15 ngày kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2004. Điều này đã góp phần 15
  16. khuyến khích khách du lịch Hàn Quốc đến với Việt Nam (Vũ Tuyết Loan, 2007). Tính chung tám tháng đầu năm 2018, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 10.4 triệu lượt người, trong đó khách du lịch Hàn Quốc đạt 2.28 triệu lượt người tăng mạnh nhất trong số khách châu Á, với sự tăng trưởng 52,4% so với cùng kỳ năm ngoái, lần lượt xếp sau là Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan, Singapore, và Nhật Bản (Duyên Duyên, 2018). Trong đó, khu vực miền Trung khách du lịch Hàn Quốc đang ở nhóm dẫn đầu về thị trường khách du lịch quốc tế tại Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa Tuy nhiên, khách du lịch Hàn Quốc chủ yếu đến tham quan ít mua sắm, lượng khách Hàn tăng cao đã bắt đầu phát sinh những tiêu cực như gây ồn ào, ảnh hưởng tới di sản cũng như môi trường chung, nhất là đối với khách du lịch châu Âu thích sự bình yên, nhẹ nhàng, hay việc xuất hiện tình trạng bán tour khép kín, tour giá rẻ do người Hàn Quốc trực tiếp bán, hướng dẫn khách tham quan (Thái Phương; Trần Thường; Bích Vân, 2018). Ngoài ra, sinh viên du lịch ra trường còn bỡ ngỡ chưa thích ứng ngay được với công việc vốn đòi hỏi kỹ năng thực hành nghề nghiệp cao. Trong khi đó các trường Cao Đẳng, Đại học ở Miền Trung chưa chú tâm nhiều cho việc đào tạo kỹ năng thực hành, tiếp cận thực tế, vốn ngoại ngữ thành thạo và đa ngôn ngữ trong giao tiếp với khách du lịch. Vì vậy, các công ty du lịch phải đào tạo lại, điều này tốn thời gian và sức lực không nhỏ. Bên cạnh đó các công ty du lịch chưa phân nhóm khách hàng và xây dựng lòng trung thành của du khách khi đi du lịch tại các tỉnh trọng điểm Miền Trung (Nguyễn Thị Lãnh, 2014). Từ những lý do trên, chúng tôi nhận thấy khách du lịch Hàn Quốc đến miền Trung không chỉ có đóng góp tích cực và mà còn tác động tiêu cực đến nhiều mặt như tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng, thúc đẩy hòa bình và giao lưu văn hóa của miền Trung. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn Việt Nam là điểm đến của khách du lịch Hàn Quốc. Do đó đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch Hàn Quốc: Trường hợp điểm đến Miền trung Việt Nam” được đề xuất. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở đo lường các yếu tố ảnh hướng đến quyết định lựa chọn đển đến của du khách. Từ đó đề xuất một số gợi ý chính sách cho các bên liên quan trong việc xây dựng những giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch Hàn Quốc khi lựa chọn điểm đến Miền trung Việt Nam 16
  17. 2.2 Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của du khách. Đo lường thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch Hàn Quốc khi đến du lịch ở Miền trung Việt Nam. Đề xuất một số gợi ý chính sách cho các bên liên quan trong việc xây dựng những giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch Hàn Quốc khi lựa chọn điểm đến Miền trung Việt Nam 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch - Khảo sát thực trạng ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch Hàn Quốc, trường hợp Miền Trung Việt Nam - Đề xuất các giải pháp nhằm đáp ứng những nhu cầu của khách du lịch Hàn Quốc thông qua đó nâng cao khả năng thu hút khách du lịch Hàn Quốc cho điểm du lịch Miền Trung Việt Nam 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Mối quan hệ bản chất giữa các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch. 4.2. Khách thể nghiên cứu Khách du lịch Hàn Quốc đang đi du lịch các tỉnh và thành phố của Miền Trung Việt Nam (Huế, Đà Nẵng, Hội An). 5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu 5.1 Cách tiếp cận Nghiên cứu được thực hiện gồm 2 bước chính: nghiên cứu sơ bộ (kết hợp định tính và định lượng) và nghiên cứu chính thức (định lượng). 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Các phương pháp nghiên cứu lý luận nhằm tìm hiểu tổng quan, cơ sở lý luận và lựa chọn công cụ khảo sát được thực hiện bằng các phương pháp sau: - Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết - Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết. 5.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 17
  18. Để đánh giá mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch của khách du lịch Hàn Quốc: điểm đến Miền Trung, đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp sau: - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Phương pháp phỏng vấn sâu - Phương pháp chuyên gia. 5.2.3. Phương pháp thống kê toán học Phương pháp thống kê toán học được sử dụng để xử lý kết quả thu được từ nghiên cứu thực tiễn. Các phép thống kê được sử dụng trên phần mềm SPSS 23.0. 6. Cấu trúc của đề tài Phần mở đầu Chương 1: Lý luận chung về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu Chương 4: Đề xuất biện pháp và kiến nghị Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục 18
  19. CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN CỦA KHÁCH DU LỊCH 1.1. Tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố hưởng hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch 1.1.1. Ở nước ngoài Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch đã được nghiên cứu từ nhiều thập niên trước trên thế giới. Điển hình các nghiên cứu của Chapin (1974), (Mathieeson & Wall, 1982a), (A. G. Woodside & S. Lysonski, 1989), Seoho Um and John L Crompton (1990), Ercan Sirakaya, Robert W McLellan, and Muzaffer Uysal (1996), Muzaffer Uysal (1998), Harrison-Hill (2000), B. Keating and A. Kriz (2008). Nghiên cứu của Chapin (1974) đề xuất mô hình tham gia hành động du lịch (Activity Pattern Model) trong tác phẩm “Mô hình hành động của con người trong thành phố: Những điều mọi người thực hiện trong không gian và thời gian” về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch bao gồm sở thích (Personal characteristics), kinh nghiệm (Roles), động cơ (Motivations), thái độ (Ways of thinking, khả năng sẵn có về địa điểm, chương trình, dịch vụ (Availablibity of facilities and services) và chất lượng về địa điểm, chương trình, dịch vụ (Quality of facilities and services) (Chapin, 1974). Nghiên cứu của (Mathieeson & Wall, 1982b) đã đề xuất mô hình tiến trình ra quyết định và các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn điểm đến và các dịch vụ du lịch, trong tác phẩm “Du lịch, kinh tế, tác động tự nhiên và xã hội” gồm 5 giai đoạn (1) nhận biết nhu cầu và mong muốn đi du lịch, (2) tìm kiếm và đánh giá các thông tin liên quan, (3) quyết định đi du lịch, (4) chuẩn bị và trải nghiệm chuyến đi, (5) đánh giá sự hài lòng sau chuyến đi. Theo nhóm tác giả, trong mỗi giai đoạn đều có những tác động nhất định từ các nhân tố bên trong và bên ngoài ở những mức độ khác nhau (Mathieson & Wall, 1982). Nghiên cứu của Arch G Woodside and Steven Lysonski (1989) đề xuất mô hình sự nhận thức và lựa chọn điểm đến tham quan giải trí trong bài báo “Một mô hình chung về lựa chọn điểm đến của khách du lịch” công bố trên tạp chí “Nghiên cứu du lịch”. Nhóm tác giả cho rằng quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch là kết quả của một quá trình nhận thức dẫn đến một sự yêu thích, ưu đãi đặc biệt trong số các điểm đến khác nhau. Sự yêu thích, ưu đãi đặc biệt này bị chi phối bởi nhận thức điểm đến và những tình 19
  20. cảm nhất định mà khách du lịch dành cho những điểm đến khác nhau. Quyết định lựa chọn điểm đến cũng phụ thuộc vào đặc điểm giá trị, động lực và thái độ của khách du lịch trước ảnh hưởng của các chiến lược chiêu thị, cũng như sự ấn tượng từ hình ảnh ban đầu của điểm đến đủ để phân loại một cách có hiệu quả trạng thái tình cảm tích cực, tiêu cực, hay trung tính đối với các địa điểm khác nhau (Arch G Woodside & Steven Lysonski, 1989). Nghiên cứu của (S. Um & J. L. Crompton, 1990) đề xuất mô hình tiến trình ra quyết định lựa chọn điểm đến trong bài báo “Định hướng thái độ trong quyết định lựa chọn điểm đến du lịch” công bố trên tạp chí “Biên niên sử về nghiên cứu du lịch” đã phát triển mô hình của Chapin (1974) về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch gồm nhân tố bên ngoài và nhân tố bên trong. Nhân tố bên ngoài gồm thuộc tính sản phẩm du lịch (Significative) như khả năng sẵn có, chất lượng, giá cả điểm đến, biểu tượng (Symbolic) hay truyền thông, kích thích xã hội (Social stimuli) hay nhóm tham khảo. Nhân tố bên trong gồm sở thích (Personal characteristics), động cơ (Motives), giá trị (Values) và thái độ (Attitudes) (Um & Crompton, 1990). Nghiên cứu của (E. Sirakaya, R. W. McLellan, & M. Uysal, 1996) trong bài báo “Mô hình hóa quyết định điểm đến cho kỳ nghỉ: Tiếp cận theo khoa học hành vi” công bố trên tạp chí “Du lịch và Marketing du lịch”, được Uysal (1998) khẳng định trong chương 5 có tên “Xác định nhu cầu du lịch” trong tác phẩm “Địa lý kinh tế của ngành du lịch: Phân tích nguồn cung”. Nhóm đã đưa ra các nhân tố ảnh hưởng quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch gồm nhóm nhân tố nhân khẩu (Demographic factors), động cơ (Motivations), sở thích du lịch (Travel preferences), lợi ích tìm kiếm từ sản phẩm (Benefits sought), hình ảnh điểm đến (Images of destinations), cảm nhận về điểm đến (Perceptions of destinations), nhận thức về cơ hội (Awareness of opportunities), nhận thức khoảng cách (Cognitive distance), thái độ về điểm đến (Attitudes about destinations), số tiền trả dịch vụ giải trí (Amount of leisure time), số tiền trả dịch vụ đi lại (Amount of travel time), ngày nghỉ có lương (Paid vacations), kinh nghiệm trước đây (Past experience), tuổi thọ (Life span), sức khỏe thể chất và tinh thần (Physical capacity, health and wellness), văn hóa tương đồng (Cultural similarities), gắn kết cộng đồng (Affiliations) (Sirakaya et al., 1996; Uysal, 1998). Nghiên cứu của Harrison-Hill (2000) trong bài báo “Khảo sát nhận thức về khoảng cách và vận chuyển đường dài đến các điểm đến” công bố trên tạp chí “Phân tích du lịch” đã phát triển mô hình của Mathieson and Wall (1982) để đề xuất mô hình các nhân tố tác động tới sự lựa chọn điểm đến gồm hai nhóm nhân 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2