intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo khoa học: "PHÂN TÍCH MÔ HÌNH KẾT CẤU ĐÀN-DẺO TÁI BỀN VON MISES BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN"

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

143
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt: Hiện nay trên thế giới, phương pháp phần tử hữu hạn(PTHH) được áp dụng phổ biến để giải các bài toán phi tuyến trong tính toán kết cấu xây dựng. Bài viết này giới thiệu phương pháp tích phân số luật ứng xử đàn dẻo tái bền theo tiêu chí Von Mises và cách thiết lập toán tử tiếp tuyến đàn dẻo dạng Simo tương ứng cho các bước tích phân hữu hạn sử dụng công thức dạng ẩn. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo khoa học: "PHÂN TÍCH MÔ HÌNH KẾT CẤU ĐÀN-DẺO TÁI BỀN VON MISES BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN"

  1. PHÂN TÍCH MÔ HÌNH KẾT CẤU ĐÀN-DẺO TÁI BỀN VON MISES BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN ThS. ĐÀO DUY LÂM Bộ môn CTGTTP và CTT Khoa Công trình Trường Đại học Giao thông Vận tải Tóm tắt: Hiện nay trên thế giới, phương pháp phần tử hữu hạn(PTHH) được áp dụng phổ biến để giải các bài toán phi tuyến trong tính toán kết cấu xây dựng. Bài viết này giới thiệu phương pháp tích phân số luật ứng xử đàn dẻo tái bền theo tiêu chí Von Mises và cách thiết lập toán tử tiếp tuyến đàn dẻo dạng Simo tương ứng cho các bước tích phân hữu hạn sử dụng công thức dạng ẩn. Các ví dụ tính toán kết cấu đàn-dẻo lập trên nền MATLAB sử dụng phần tử hữu hạn mô hình 2D được giới thiệu để minh họa cho mô hình tính toán. Phương pháp này cũng có thể mở rộng áp dụng cho các mô hình theo các tiêu chí dẻo khác như Chaboche-Marquis, Drucker-Prager, Cam-Clay... Summary: The most universal numerical technique applicable to non-linear problem in civil engineering is nowadays the finite element method (FEM). In this paper, we discuss the method for integrating plastic constitutive laws and to compute the corresponding consistent tangent operators for Von Mises plastic criterion with isotropic hardening using implicit formulation. Numerical examples with finite element models type T3 and T6 based on the language MATLAB are presented. The present approach is also extended to other plastic models, including the Chaboche-Marquis, Drucker-Prager and Cam-Clay model. TCT1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Phương pháp PTHH hiện đang được sử dụng phổ biến để giải các bài toán kết cấu ứng xử đàn hồi với hình dạng và tải trọng bất kỳ bằng mô hình gần đúng. Đối với kết cấu có ứng xử đàn-dẻo một số mô hình tính toán PTHH đã được đưa ra trong các công trình nghiên cứu của M. L. Wilkins[1], R. D. Krieg và S. W. Key[2], M. A Crisfield[3], 0. C. Zienkiewicz[4], J. C. Simo và R. L. Taylor[5]...Trong đó mô hình sử dụng thuật giải giả định đàn hồi và chỉnh sửa dẻo thông qua toán tử tiếp tuyến đàn-dẻo (return mapping algorithms) với hội tụ bậc hai của phương pháp Newton do Simo đề nghị là mô hình hiệu quả nhất với độ chính xác và hội tụ nhanh để các bài toán ứng sử đàn dẻo. Bài báo này sẽ giới thiệu cách thức lập công thức dạng ẩn tích phân số luật ứng xử áp dụng cho mô hình đàn-dẻo theo tiêu chí Von Mises sử dụng thuật giải “return mapping” cũng như cách lập toán tử tiếp tuyến đàn-dẻo của thuật giải này. Để minh họa, tác giả sẽ trình bày kết quả tính toán của một số ví dụ ứng dụng sử dụng chương trình lập trên nền ngôn ngữ MATLAB. II. MÔ HÌNH DẺO VON MISES Với mô hình đàn dẻo Von Mises(VM) có xét đến tái bền. Hàm chảy có dạng: − (σ y + R ) = 0 f (σ ) = s (1) eq 3 s , hàm tái bền đẳng hướng R = R (p) = h p , σ y là với ứng suất tương đương s = eq 2 giới hạn chảy dẻo của vật liệu, h là hệ số tái bền, biến dạng dẻo tích lũy trong khoảng [0, T]
  2. được xác định theo hàm tích phân của vận tốc biến dạng dẻo với biến là véc tơ chuyển vị u: 2 T ∫ ε p (u ) du p( t ) = (2) & 3 0 Thành phần tenxơ cầu và tenxơ lệch của tenxơ ứng suất: σ = (s, s m ) và tenxơ vận tốc biến dạng dẻo ε p = (e p , e p ) : & &m & 1 = Tr (σ ) sm 3 σ − sm 1 s= (3) p Tr (ε p ) = 0 em = & & 1 ep = ε p − ep 1 = ε p & & & &m 3 với 1 là ma trận đơn vị. Khi kết cấu làm việc theo ứng xử dẻo, biến dạng gồm 2 thành phần: biến dạng đàn hồi và biến dạng dẻo. Ứng suất có thể xác định theo quan hệ định luật Hook : ε = εe + εp σ = Χε e = Χ(ε − ε p ) (4) Hình 1. Mô hình dẻo Von Mises trong không gian ứng suất s = 2μ(e − ep ) CT 1 Với Χ là ma trận độ cứng đàn hồi. Vận tốc biến dạng dẻo của vật liệu tiêu chuẩn được xác định theo luật tiếp tuyến: & ∂f & ∂f εp = λ ep = λ & & (5) ∂σ ∂s & & với λ là hàm nhân số dẻo thỏa mãn điều kiện: λ ≥ 0 ; f (σ) ≤ 0 và λ f (σ) = 0 . Điều kiện này p chứng tỏ rằng ε vuông góc với mặt dẻo và mặt chảy dẻo là mặt lồi trong không gian ứng suất. & & ∂f = λ 3 s ; λ = 2p & & ep = λ e & & Từ (1) và (5) ta có: (6) ∂s 2s 3 2p Từ (2) p được xác định như sau: p= ε & & (7) & 3 && &p &p Dễ dàng chứng minh được với mô hình VM e = ε , từ (6) và (7) ta nhận thấy: p = λ . III. CÔNG THỨC MÔ HÌNH SỐ Để giải bài toán kết cấu ứng xử đàn-dẻo bằng PTHH ta phải thực hiện bước rời rạc hóa kết cấu về mặt không gian và thời gian. Bài toán mà PTHH đặt ra là biết trạng thái cơ học Sn {u n , ε n , ε p , σ n } của kết cấu đã xác định tại thời điểm t n với các trường chuyển vị, biến dạng, n
  3. ứng suất và tải trọng tác dụng tại thời điểm t n → t n +1 cần xác định trạng thái cơ học Sn +1{u n +1, ε n +1, εp +1, σ n +1} tại t n +1 . n 3.1. Công thức dạng ẩn Ta có thể lập công thức các ten xơ ứng suất, biết dạng tại thời điểm t n +1 : = 2μ(en +1 − ep +1 ) = 2μ(en +1 − ep ) − 2μΔep = sn +1 − 2μΔep trial sn +1 n n (8) sm , n +1 = K c em , n +1 E E , υ là hệ số Poisson. v ới μ = , KC = 2(1 + υ) 3(1 − 2υ) = e p + Δe p ep +1 n n 3 s n +1 Δe p = Δλ (9) 2 s n +1 Δep , n +1 =0 m Δp = Δλ Từ (8) và (9) dễ dàng chứng minh được: ⎛ 3/2 ⎞ sn +1⎜1 + 2μΔλ ⎟ = s trial (10) ⎜ sn +1 ⎟ n +1 ⎝ ⎠ ⎛ 3/2 ⎞ trial ⎟ > 1 do đó s và s trial đẳng hướng và s n +1 = s n +1 . với ⎜1 + 2μΔλ TCT1 ⎜ sn +1 ⎟ n +1 n +1 trial s n +1 s n +1 ⎝ ⎠ Khi xuất hiện dẻo Δλ > 0 và Δλf (σ ) = 0 , từ đó ta có được ( ) 3 2 − σ y − h ( p n + Δ p ) = 0 ⇒ s n +1 = σ y + h ( p n + Δλ ) (11) f (σ ) = s 2 n +1 3 3 trial s n +1 − σ y − h p n 2 Δλ = Kết hợp (10) và (11) ta xác định được: h + 3μ 3 trial s n +1 − σ y − h p n trial trial 3 s n +1 3 s n +1 2 Cuối cùng ta có: (12) Δe p = Δλ = h + 3μ 2 s n +1 2 s nrial trial t +1 ( ) σ n +1 = σ n +1 − 2μ Δ ε p +1 = Χ ε n +1 − ε p − 2μ Δe p +1 trial (13) n n n 3.2. Toán tử tiếp tuyến đàn-dẻo Toán tử tiếp tuyến đàn-dẻo được sử dụng để chỉnh sửa ứng xử kết cấu giả định đúng với mô hình dẻo. Toán tử này được xác định như sau: p ∂σ ∂ Δ e n +1 Κ EP = = n +1 = Χ − 2μ (14) ∂ ε n +1 ∂ ε n +1
  4. ∂ Δe p +1 n Đạo hàm sử dụng các công thức phần 3.1 ta thu được: ∂ ε n +1 ⎡ trial trial T ⎤ 2 6 μ 2 ⎢⎛ 3 σ y + h p n ⎞ ( ) ⎟Ι + σ + h p s n +1 s n +1 ⎥ Μ ⎜ (15) Κ EP = Χ − − h + 3μ ⎢⎜ 2 ⎟ trial 3 ⎥ y n ⎜ ⎟ trial s n +1 s n +1 ⎢⎝ ⎠ ⎥ ⎣ ⎦ với Χ là ma trận độ cứng đàn hồi, Ι là ma trận đơn vị, Μ được xác định như sau: ⎡2 ⎤ ⎥ ⎢− 1 2 đx ⎥ ⎢ ∂en +1 1 ⎢− 1 − 1 2 ⎥ ∂s n +1 (16) Μ== = =⎢ ⎥ ∂σ n +1 ∂ε n +1 3 ⎢ 0 003 ⎥ 0003⎥ ⎢0 ⎥ ⎢ ⎢0 0 0 0 0 3⎥ ⎦ ⎣ Có thể thấy với mô hình dẻo VM thì Κ EP là ma trận đối xứng. IV. THUẬT TOÁN CHƯƠNG TRÌNH Chương trình tính toán PTHH bài toán kết cấu đàn-dẻo với hình dạng hình học bất kỳ với điều kiện biên là lực và chuyển vị cưỡng bức theo thuật giải “return mapping” có thể được xây dựng trên cơ sở các thuật toán sau: Thuật toán 1 - Thực hiện tính toán đàn dẻo CT 1 - Kiểu tải trọng tăng dần-tích phân số - Tính toán cho toàn bộ kết cấu Thuật toán 2 Sử dụng 1 lần trong mỗi bước tích phân số của thuật toán 1 - Tính toán ma trận tiếp tuyến đàn-dẻo tổng thể cho toàn bộ kết cấu - Tính toán các véc tơ tổng nội và ngoại lực tại các nút Thuật toán 3 Sử dụng 1 lần trong mỗi bước của thuật toán 2 cho mỗi phần tử của lưới PTHH - Tính toán ứng suất và gia tăng của các biến tại các điểm Gauss tích phân số - Tính toán ma trận tiếp tuyến đàn-dẻo và lực tại nút thành phần Thuật toán 4 Sử dụng 1 lần trong mỗi bước của thuật toán 3 cho mỗi điểm Gauss của phần tử - Giả định kết cấu đàn hồi(hoặc sử dụng ma trận tiếp tuyến của bước tính trước) - Tích phân số cục bộ luật ứng xử, sử dụng thuật giải “return mapping” để chỉnh sửa theo ứng sử dẻo - Tính toán ma trận tiếp tuyến đàn-dẻo cục bộ
  5. V. VÍ DỤ ỨNG DỤNG Để minh họa, tác giả xin trình bày kết quả tính toán của một số ví dụ tính toán 2D sử dụng chương trình lập trên nền ngôn ngữ MATLAB. Ví dụ 1: Dầm thép 1 đầu ngàm: H = 1 mm, L = 4 mm, E = 21.104 MPa, σy = 270 MPa, υ = 1/3. 400 σ_y(MPa) 350 300 lý thuyết 250 200 kết quả PTHH t 150 100 L 50 ε( x10^5) 0 0 1 2 3 4 5 6 7 a. Mô hình 2D b. Biến dạng dẻo c. Quan hệ ứng suất-biến dạng Hình 2. Dầm ngàm 1 đầu chịu kéo c.Ứng suất σyy a.Mô hình 2D b. Biến dạng dẻo Hình 3. Dầm ngàm 1 đầu chịu uốn Ví dụ 2: Tấm có lỗ tròn chịu nén: H = 5 cm, D = 5 mm, E = 200000 MPa, σ = 450 MPa, υ = 1/3. TCT1 a.Mô hình 2D b. Biến dạng dẻo c. Chuyển vị uyy Hình 4. Tấm có lỗ tròn chịu nén VI. KẾT LUẬN Việc sử dụng phương pháp PTHH theo thuật giải “return mapping” mô hình hiệu quả với độ chính xác cao và hội tụ nhanh để các bài toán kết cấu với ứng xử đàn dẻo tiêu chí Von Mises. Thuật giải này cũng có thể xây dựng cho các mô hình theo các tiêu chí dẻo khác như Chaboche-Marquis, Drucker-Prager, Cam-Clay.... Để hoàn thiện mô hình tính toán cần đưa vào các thuật toán xác định sai số luật ứng xử và sai số của mạng lưới phần tử hữu hạn. Với các ứng xử dẻo có hiện tượng mất ổn định và rạn nứt cần đưa vào các hàm khống chế tương ứng. Tài liệu tham khảo [1] M. L. Wilkins, 'Calculation of elastic-plastic flow', in Methods of Computational Physics 3, Academic Press, New York, 1964. [2] R. D. Krieg and D. B. Krieg, ‘Accuracies of numerical solution methods for the elastic-perfectly plastic model’, J. Pressure Vessel Tech., ASME 99, 1977. [3] M. A Crisfield, Non-linear finite element analysis of solids and structures. John Wiley, 1997. [4] 0. C. Zienkiewicz, The Finite Element Method, fifth Edition, McGraw-Hill, 2000. [5] J.C. Simo and T.J. Hughes, Computational Inelasticity. Springer, 2000♦
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2