intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo Khung chính sách phát triển dân tộc thiểu số (EMPF): Dự án khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai tại một số tỉnh miền Trung

Chia sẻ: ViChaelisa ViChaelisa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:35

27
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của dự án sẽ được đáp ứng thông qua việc xây dựng các cơ sở hạ tầng dựa trên “Tái thiết sau thiên tai”, nhấn mạnh tất cả các giai đoạn trong vòng đời của cơ sở hạ tầng như thiết kế, bảo dưỡng và nâng cao năng lực thể chế về quản lý rủi ro thiên tai (DRM).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo Khung chính sách phát triển dân tộc thiểu số (EMPF): Dự án khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai tại một số tỉnh miền Trung

  1. SFG3438 Public Disclosure Authorized ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN ----------------o0oo--------------- Public Disclosure Authorized KHUNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (EMPF) Public Disclosure Authorized DỰ ÁN KHẮC PHỤC KHẨN CẤP HẬU QUẢ THIÊN TAI TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN TRUNG Địa điểm Dự án: Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Bình Định Phú Yên và Ninh Thuận Public Disclosure Authorized Tháng 8/2017 áo cáo:
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN ----------------oo0oo--------------- KHUNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ DỰ ÁN KHẮC PHỤC KHẨN CẤP HẬU QUẢ THIÊN TAI TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN TRUNG TM. CHỦ ĐẦU TƯ
  3. LỜI NÓI ĐẦU Khung chính sách dân tộc thiểu số (EMPF) này sẽ được áp dụng cho Dự án Khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai một số tỉnh miền Trung bao gồm tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Trị, Bình Định, Ninh Thuận và Phú Yên theo Chính sách OP 4.10 của NHTG về Người dân tộc thiểu số và theo quy định/luật của Chính phủ Việt Nam. Người dân tộc thiểu số phải chịu nhiều rủi ro và ảnh hưởng từ các dự án xây dựng. Các nhóm dân tộc thiểu số có những đặc điểm khác với người Kinh - chiếm ưu thế trong xã hội, họ thường là những nhóm nhỏ và dễ bị tổn thương nhất. Do tình trạng kinh tế, xã hội, và pháp lý còn yếu kém nên họ bị hạn chế về khả năng bảo vệ các quyền về đất, những nguồn sản xuất khác, và khả năng tham gia cũng như hưởng lợi trong đầu tư phát triển. Trên cơ sở đó, báo cáo EMPF này được xây dựng dựa trên kết quả và phân tích đánh giá xã hội thực hiện cho dự án. Theo đó, các nhóm dân tộc thiểu số đã được tham vấn thông qua phương pháp tham vấn tự do, thông báo trước, và cung cấp đầy đủ thông tin để thu thập những ý kiến, nhu cầu và mối quan tâm của họ về những ảnh hưởng tiềm năng của dự án. Đồng thời, nhu cầu phát triển của họ cần phải được tổng hợp vào mục tiêu và thiết kế dự án. Tham vấn với nhóm dân tộc thiểu số trong khu vực dự án nhằm khẳng định sự ủng hộ rộng rãi của họ đối với thực hiện dự án. Báo cáo EMPF mô tả những yêu cầu về chính sách và các quy trình lập kế hoạch, theo đó các cơ quan thực hiện dự án để áp dụng trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án. i
  4. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................................. i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................................iii GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ .................................................... Error! Bookmark not defined. TÓM TẮT .................................................................................................................................. 1 I. GIỚI THIỆU ....................................................................................................................... 2 1.1. Mô tả dự án .................................................................................................................. 2 1.2. Mục tiêu của dự án ....................................................................................................... 3 1.3. Dân tộc thiểu số trong Khu vực dự án ......................................................................... 3 1.4. Đặc trưng về văn hóa, tín ngưỡng của người DTTS đang sinh sống tại các tiểu dự án ..................................................................................................................................... 5 1.5. Tác động của dự án ...................................................................................................... 6 II. KHUNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH ............................................................................ 8 2.1. Khung pháp lý và chính sách quốc gia về người dân tộc thiểu số ............................... 9 2.2. Chính sách hoạt động của NHTG về người DTTS (OP 4.10) ................................... 11 III. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG VÀ PHỔ BIẾN THÔNG TIN ........................................ 12 3.1. Tham vấn trong giai đoạn chuẩn bị dự án.................................................................. 12 3.2. Tham vấn với người DTTS trong giai đoạn thực hiện dự án ..................................... 12 3.3. Quy định và hướng dẫn tham gia của người DTTS ................................................... 13 3.4. Hỗ trợ từ cộng đồng đạt được sau các cuộc tham vấn trong quá trình thiết kế dự án 14 3.5. Đánh giá xã hội .......................................................................................................... 14 IV. LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DTTS ....................................................................... 16 4.1. Xây dựng một EMDP ................................................................................................ 16 4.2. Quy trình xem xét và phê duyệt EMDP ..................................................................... 16 4.3. Công bố EMPF và EMDP ......................................................................................... 16 V. THỰC HIỆN EMPF VÀ EMDP ...................................................................................... 17 5.1. Tổ chức thực hiện ...................................................................................................... 17 5.2. Cơ chế khiếu nại và giải quyết khiếu nại ................................................................... 18 VI. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ ........................................................................................ 19 6.1. Giám sát nội bộ .......................................................................................................... 19 6.2. Giám sát độc lập ........................................................................................................ 19 VII. CHI PHÍ VÀ NGÂN SÁCH .......................................................................................... 19 Phụ lục 1: Tổng hợp kết quả tham vấn với nhóm DTTS.......................................................... 21 Phụ lục 2: Đề cương báo cáo EMDP ........................................................................................ 25 ii
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BAH Bị ảnh hưởng Ban QLDA Ban quản lý dự án UBND Ủy ban nhân dân HĐBT Hội đồng bồi thường tái định cư DMS Khảo sát kiểm đếm chi tiết Sở LĐTB-XH Sở Lao động, Thương binh và Xã hội EFDR Dự án Khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai các tỉnh miền Trung EM Người Dân tộc thiểu số EMDP Kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số IMA Đơn vị giám sát độc lập GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Bộ LĐ-TB-XH Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội OP Chính sách hoạt động của Ngân hàng thế giới RPF Khung chính sách tái định cư RAP Kế hoạch hành động tái định cư DTTS Dân tộc thiểu số GPMB Giải phóng mặt bằng NHTG Ngân hàng Thế giới ODA Hỗ trợ phát triển chính thức VND Việt Nam đồng iii
  6. BẢNG THUẬT NGỮ Tác động dự án Tức là các tác động tích cực và tiêu cực của dự án có thể tạo nên từ tất các các hoạt động của dự án. Các tác động tiêu cực thường là hậu quả tức thì của việc thu hồi một mảnh đất hoặc hạn chế việc sử dụng các khu vực được chỉ định hợp pháp hoặc khu vực được bảo tồn. Những người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi việc thu hồi đất có thể mất nhà, đất trồng trọt/ chăn nuôi, tài sản, hoạt động kinh doanh, hoặc các phương tiện sinh kế khác. Nói một cách khác, họ có thể mất quyền sở hữu, quyền cư trú, hoặc các quyền sử dụng do thu hồi đất hay hạn chế tiếp cận. Người bị ảnh hưởng Tức là những cá nhân hay tổ chức, cơ sở kinh doanh bị ảnh hưởng trực tiếp về mặt xã hội và kinh tế bởi dự án. Điều này có thể là kết quả từ việc thu hồi đất và các tài sản khác một cách bắt buộc, dẫn đến (i) di dời hoặc mất chỗ ở; (ii) mất tài sản hoặc sự tiếp cận tài sản; hoặc (iii) mất các nguồn thu nhập hay những phương tiện sinh kế, cho dù người bị ảnh hưởng có phải di chuyển tới nơi khác hay không. Việc thu hồi đất một cách bắt buộc bao gồm việc sở hữu khi người chủ sở hữu đã cho phép và có hưởng lợi từ việc sở hữu/ cư trú ở khu vực khác. Ngoài ra, người bị ảnh hưởng là người có sinh kế bị ảnh hưởng một cách tiêu cực bởi việc hạn chế một cách bắt buộc sự tiếp cận các khu vực được chỉ định hợp pháp và các khu vực được bảo vệ; tuy nhiên, nhóm phân loại người bị ảnh hưởng này ít có khả năng có ở khu vực đô thị. Người bản địa Tương đương với khái niệm người dân tộc thiểu số tại Việt Nam, tức là đề cập tới một nhóm người riêng biệt, dễ bị tổn thương, có đặc điểm xã hội và văn hóa riêng, mang trong mình những đặc tính sau đây, ở nhiều cấp độ khác nhau: (i) tự xác định như là thành viên của một nhóm văn hóa bản địa riêng biệt và đặc tính này được công nhận bởi các nhóm văn hóa khác; (ii) sống thành nhóm gắn với những điểm cư trú riêng biệt về mặt địa lý hoặc trên những vùng đất do ông bà, tổ tiên để lại trong khu vực dự án và sống gắn bó với các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại các khu vực cư trú và lãnh thổ đó; (iii) các thể chế về văn hóa, xã hội, kinh tế, và chính trị theo tập tục riêng biệt so với những thể chế tương tự của xã hội và nền văn hóa thống lĩnh, và (iv) một ngôn ngữ bản địa riêng, thường khác với ngôn ngữ chính thống của quốc gia hoặc vùng. Các nhóm dễ bị tổn Những nhóm người riêng biệt mà có thể chịu tác động của tái thương định cư một cách nặng nề hơn hoặc phải đối mặt với nguy cơ bị đẩy xa thêm khỏi nhịp điệu phát triển của xã hội do tác động của tái định cư và bao gồm các nhóm cụ thể sau: (i) nhóm nữ chủ hộ gia đình (góa phụ, người có chồng bị tàn tật hay không có khả năng lao động, có người già hay con nhỏ), (ii) nhóm người tàn tật hoặc người già neo đơn, (iii) người nghèo (với mức sống dưới ngưỡng nghèo đói), (iv) người không có đất, và (v) các nhóm dân tộc thiểu số. Phù hợp về mặt văn Tức là có xét tới mọi mặt của văn hóa và tính dễ tổn thương về hóa chức năng của chúng. Tham vấn tự do, Đề cập tới quá trình ra quyết định mang tính lựa chọn và được thông báo trước và đánh giá về mặt văn hóa, tham vấn công khai và thông báo mời iv
  7. cung cấp đầy đủ tham gia liên quan đến chuẩn bị và thực hiện dự án. Điều này thông tin không tạo ra quyền phủ quyết đối với nhóm hoặc cá nhân Gắn kết tập thể Tức là nói về sự có mặt ở đó và gắn bó về kinh tế với mảnh đất và vùng lãnh thổ mà họ có và được truyền lại từ nhiều đời, hoặc họ sử dụng hay chiếm hữu theo phong tục, tập quán của nhiều thế hệ của nhóm người DTTS đang đề cập tới, bao gồm cả các khu vực có ý nghĩa đặc biệt, ví dụ như các khu vực thần thánh, linh thiêng. “Gắn kết tập thể” còn hàm chỉ tới sự gắn kết của các nhóm người DTTS hay di chuyển/ di cư đối với vùng đất mà họ sử dụng theo mùa hay theo chu kì. Các quyền về đất và nguồn Nói tới các mô hình sử dụng đất và tài nguyên lâu dài của cộng tài nguyên theo phong tục, đồng theo phong tục, giá trị, tập quán, và truyền thống của người tập quán dân tộc thiểu số, bao gồm cả việc sử dụng theo mùa hay theo chu kì, hơn là các quyền hợp pháp chính thức đối với đất và tài nguyên do Nhà nước ban hành. v
  8. TÓM TẮT 1. Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu một khoản tài trợ từ Ngân hàng Thế giới cho Dự án Khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai một số tỉnh Miền Trung (EFDR). Mục tiêu phát triển của Dự án là tái thiết và phục hồi các cơ sở hạ tầng của các tỉnh dự án bị ảnh hưởng bởi thiên tai (85%) và nâng cao năng lực của Chính phủ trong việc ứng phó hiệu quả với với các vấn đề thiên tai trong tương lai (15%). Mục tiêu của dự án sẽ được đáp ứng thông qua việc xây dựng các cơ sở hạ tầng dựa trên “tái thiết sau thiên tai”, nhấn mạnh tất cả các giai đoạn trong vòng đời của cơ sở hạ tầng như thiết kế, bảo dưỡng và nâng cao năng lực thể chế vềquản lý rủi ro thiên tai (DRM). 2. Đối tượng hưởng lợi từ dự án này chủ yếu bao gồm các cộng đồng trong năm tỉnh bị ảnh hưởng của lũ lụt thông qua công tác thái thiết và cải thiện cơ sở hạ tầng bị hư hỏng. Đối tượng hưởng lợi trực tiếp bao gồm 1,2 triệu người thuộc 5 tỉnh, trong đó 52% là phụ nữ và 9,4% là người nghèo. Người dân tộc thiểu số ở mỗi tỉnh sẽ là đối tượng hưởng lợi trực tiếp từ các hoạt động do dự án tài trợ. Tổng dân số của năm tỉnh là khoảng 5,1 triệu người, và sẽ hưởng lợi trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc nâng cao năng lực của các tỉnh nhằm “tái thiết sau thiên tai” cho các cơ sở hạ tầng và ứng phó hiệu quả hơn với các thiên tai. 3. EMPF này được lập - theo OP 4.10 của NHTG, để đóng góp vào sứ mệnh về giảm nghèo và phát triển bền vững. Mục tiêu của EMPF là đảm bảo quá trình phát triển tôn trọng các vấn đề về nhân phẩm, nhân quyền, kinh tế và văn hoá của người dân tộc thiểu số trong khu vực dự án. Để đạt được mục đích này, EMPF sẽ được áp dụng trong Dự án để hướng dẫn chuẩn bị Kế hoạch Phát triển Dân tộc Thiểu số (EMDP) cho các tiểu dự án. EMPF sẽ hướng dẫn sàng lọc sơ bộ dân tộc thiểu số, đánh giá xã hội, xác định các biện pháp giảm nhẹ và các hoạt động hỗ trợ phát triển khác, cơ chế giải quyết khiếu nại, vấn đề về giới và giám sát và đánh giá. EMPF cũng hướng dẫn khắc phục những tác động tiêu cực tiềm ẩn, liên quan đến việc thu hồi đất, tổn thất tài sản, tái định cư và các tác động khác như tác động tạm thời, nếu có, đến nuôi trồng thủy sản trong quá trình xây dựng. Mục đích của EMPF là bảo đảm người dân tộc thiểu số có thể tham gia vào quá trình lập kế hoạch và triển khai dự án để nhận được những lợi ích kinh tế xã hội lâu dài phù hợp với văn hoá thông qua các hạng mục đầu tư thuộc Hợp phần 1 của Dự án. EMPF cũng nhằm mục đích nâng cao năng lực cho Chủ đầu tư (BQLDA và cơ quan về dân tộc thiểu số các tỉnh Bình Định, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Phú Yên, Ninh Thuận) để chuẩn bị và thực hiện EMDP cho các tiểu dự án, trong đó người dân tộc thiểu số có đất trong khu vực tiểu dự án. 4. Dự án tiến hành đánh giá xã hội cho toàn bộ dự án đề xuất thu thập các thông tin liên quan về dữ liệu nhân khẩu học, bao gồm thông tin kinh tế, văn hóa xã hội cũng như các tác động đối với xã hội, văn hoá và kinh tế. Đánh giá bao gồm các thành phần chính sau: (a) xây dựng mẫu một đường cơ sở kinh tế xã hội của các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi dự án, (c) phân tích các bên liên quan, (c) phân tích giới về các hộ gia đình bị ảnh hưởng và (d) tiến hành sàng lọc (trong phạm vi dự án khu vực ảnh hưởng – tối thiểu) và xác nhận sự hiện diện của người dân bản địa, (sau đây gọi là Dân tộc Thiểu số), cộng đồng dân tộc thiểu số - theo OP/BP 4.10 của NHTG trong khu vực dự án. 5. Kết quả sàng lọc dân tộc thiểu số đã xác nhận rằng các cộng đồng dân tộc thiểu số, bao gồm Bana, Hre, Co, Cham và Raglai ở ba tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Ninh Thuận, đều có tại khu vực dự án và có khả năng bị ảnh hưởng. Quá trình tham vấn tự do, thông báo trước và cung cấp đầy đủ thông tin với cộng đồng DTTS bị ảnh hưởng bởi dự án trong quá trình thiết kế dự án đã được thực hiện và sẽ được sử dụng trong các giai đoạn còn lại của dự án, để xác định đầy đủ các góp ý và sự hỗ trợ rộng rãi của cộng đồng đối với Dự án. 6. Ban QLDA Bình Định, trực thuộc UBND tỉnh Bình Định, được giao làm cơ quan đầu mối, cùng với các Ban QLDA các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Phú Yên và Ninh Thuận và sự phối hợp của Ban Dân tộc thiểu số sẽ chịu trách nhiệm thực hiện EMDP, bao gồm nâng cao và tăng cường năng lực của các cơ quan thực hiện dự án và các bên liên quan. Và để đảm bảo sự minh bạch của quá trình thực hiện EMDP và tuân thủ với EMPF cũng như OP/BP 4.10 của Ngân hàng Thế giới về người bản địa, sẽ có một số cơ chế được thiết lập và thực hiện bao gồm tư vấn tự do, thông báo trước và chiến lược truyền thông, giám sát và đánh giá và giải quyết khiếu nại trong suốt quá trình thực hiện dự án. 1
  9. I. GIỚI THIỆU 1.1. Mô tả dự án 1. Chính phủ Việt Nam đã nhận được khoản tài trợ từ Ngân hàng Thế giới cho Dự án Khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai một số tỉnh Miền Trung bao gồm các tỉnh Bình Định, Phú Yên; Ninh Thuận Quảng Ngãi và Hà Tĩnh (sau đây gọi là Dự án EFDR). Mục tiêu phát triển của dự án là nhằm tái thiết cơ sở hạ tầng tại các khu vực dự án. Mục tiêu phát triển của dự án đạt được thông qua tái thiết các cơ sở hạ tầng chủ chốt dựa trên phương pháp “tái thiết sau thiên tai” chú trọng đến tất cả các giai đoạn của chu kỳ cơ sở hạ tầng, từ khâu thiết kế, thi công, bảo trì và tăng cường năng lực thể chế cho quản lý rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu. 2. Để đạt được mục tiêu trên, Dự án gồm 03 hợp phần với các nội dung sau: (i) Hợp phần 1: Xây dựng tái thiết cơ sở hạ tầng bị hư hỏng do lũ cấp tỉnh. Mục tiêu của hợp phần 1 là để tăng khả năng ứng phó của cộng đồng bị ảnh hưởng bởi lũ lụt tại 5 tỉnh được chọn thông qua việc tái thiết và khôi phục cơ sở hạ tầng có quy mô cấp tỉnh bị thiệt hại, bao gồm công trình thủy lợi, kiểm soát lũ lụt và cơ sở hạ tầng cầu/đường. Hợp phần này sẽ do các tỉnh được lựa chọn thực hiện. Các khu vực bị ảnh hưởng sẽ được hưởng lợi từ việc khôi phục tiếp cận với các cơ sở/dịch vụ công cộng, qua đó tăng mức tăng trưởng kinh tế và tiếp cận các dịch vụ xã hội. Xây dựng lại các công trình phòng chống lũ lụt quan trọng và khôi phục đường giao thông, cầu cũng sẽ làm tăng khả năng đảm bảo an toàn cho người và tài sản, và phục vụ như là đường cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp xảy ra thiên tai. Hợp phần này gồm 5 tiểu hợp phần được thực hiện bởi 5 tỉnh dự án tương ứng. (a) Tiểu hợp phần 1: Hợp phần này sẽ tài trợ cho việc cải tạo/xây dựng lại các tuyến đường và cầu bị hư hỏng, bao gồm bảo vệ sạt lở đất và ổn định mái dốc cùng các hệ thống thoát nước và các công trình khác nhằm tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu; (ii) các hệ thống tưới tiêu bị hư hỏng, bao gồm công trình dẫn nước, kênh mương và các công trình liên quan, nạo vét và đắp bù kênh tưới tiêu; và (iii) công trình phòng/chống lũ lụt bị hư hỏng, bao gồm các công trình đê/kè, tường chắn bảo vệ bờ sông, v.v... (b) Tiểu hợp phần 2: Tiểu hợp phần này sẽ tài trợ xây dựng tái thiết các công trình cầu, đường, hệ thống tưới tiêu và công trình phòng/chống lũ bị hư hỏng trên địa bàn tỉnh Phú Yên. (c) Tiểu hợp phần 3: Tiểu hợp phần này sẽ tài trợ xây dựng tái thiết các công trình cầu, đường, hệ thống tưới tiêu và công trình phòng/chống lũ bị hư hỏng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. (d) Tiểu hợp phần 4: Tiểu hợp phần này sẽ tài trợ xây dựng tái thiết các công trình cầu, đường, hệ thống tưới tiêu và công trình phòng/chống lũ bị hư hỏng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. (e) Tiểu hợp phần 5: Tiểu hợp phần này sẽ tài trợ xây dựng tái thiết các công trình cầu, đường, hệ thống tưới tiêu và công trình phòng/chống lũ bị hư hỏng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. (ii) Hợp phần 2: Tăng cường năng lực khắc phục hậu quả thiên tai. Mục tiêu của hợp phần 2 này là để tăng cường hơn nữa năng lực thể chế của Chính phủ ở cả cấp Trung Ương và cấp tỉnh trong việc ứng phó linh hoạt hơn với các vấn đề thiên tai trong tương lai. Hợp phần này do Bộ NN&PTNT thực hiện. Hợp phần 2 sẽ tài trợ cho: (i) đánh giá tính hiệu quả của những nỗ lực giảm nguy cơ lũ lụt hiện tại ở cấp Trung ương, sử dụng các trận lũ lụt năm 2016 là trường hợp nghiên cứu cơ sở; (ii) xây dựng quy trình theo dõi nhanh tinh giản trong việc chuẩn bị, ưu tiên, huy động nguồn tài trợ và thực hiện tái thiết và phục hồi khẩn cấp; và (iii) tăng cường năng lực của các cơ quan Quản lý Rủi ro Thiên tai (DRM) thông qua phương pháp đánh giá thiệt hại. Vốn đối ứng sẽ hỗ trợ một phần sự tham gia của cán bộ cấp tỉnh trong các khóa đào tạo và các cuộc hội thảo được tổ chức thuộc Hợp phần 2. (iii) Hợp phần 3: Quản lý dự án. Mục tiêu của hợp phần 3 là hỗ trợ quản lý dự án, các chính sách an toàn, giám sát và đánh giá. Hợp phần này được triển khai bởi UBND tỉnh Bình Định. Hợp 2
  10. phần này sẽ tài trợ cho các hoạt động liên quan đến hỗ trợ thực hiện dự án, như báo cáo tổng thể, kiểm toán dự án, chính sách an toàn, giám sát và đánh giá, theo dõi thực hiện dự án, đánh giá giữa kỳ và đánh giá tác động khi kết thúc dự án. Hợp phần này sẽ tài trợ thiết bị và cung cấp đào tạo để tăng cường năng lực của các Ban Quản lý Dự án của từng tỉnh (PPMU), cũng như tư vấn cá nhân và chi phí hoạt động. Hợp phần này cũng sẽ hỗ trợ điều phối và báo cáo các hợp phần khác nhau của dự án. 3. Thời gian thực hiện Dự án dự kiến trong 4 năm, bắt đầu từ năm 2017 và hoàn thành vào năm 2020. Tổng mức đầu tư của Dự án ước tính khoảng 130,3 triệu USD, trong đó vốn vay IDA từ Ngân hàng thế giới là 118 triệu USD và Quỹ Toàn cầu về Giảm nhẹ và Phục hồi Thảm họa (DFDRR) là 2 triệu USD. 1.2. Mục tiêu của dự án 4. Mục tiêu phát triển của Dự án là tái thiết và phục hồi các cơ sở hạ tầng của các tỉnh dự án bị ảnh hưởng bởi thiên tai (85%) và nâng cao năng lực của Chính phủ trong việc ứng phó hiệu quả với với các vấn đề thiên tai trong tương lai (15%). Mục tiêu của dự án sẽ được đáp ứng thông qua việc xây dựng các cơ sở hạ tầng dựa trên “tái thiết sau thiên tai”, nhấn mạnh tất cả các giai đoạn trong vòng đời của cơ sở hạ tầng như thiết kế, bảo dưỡng và nâng cao năng lực thể chế về quản lý rủi ro thiên tai (DRM). 5. Đối tượng hưởng lợi từ dự án này chủ yếu bao gồm các cộng đồng trong năm tỉnh bị ảnh hưởng của lũ lụt thông qua công tác thái thiết và cải thiện cơ sở hạ tầng bị hư hỏng. Đối tượng hưởng lợi trực tiếp bao gồm 1,2 triệu người thuộc 5 tỉnh, trong đó 52% là phụ nữ và 9,4% là người nghèo. Người dân tộc thiểu số ở mỗi tỉnh sẽ là đối tượng hưởng lợi trực tiếp từ các hoạt động do dự án tài trợ. Tổng dân số của năm tỉnh là khoảng 5,1 triệu người, và sẽ hưởng lợi trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc nâng cao năng lực của các tỉnh nhằm “tái thiết sau thiên tai” cho các cơ sở hạ tầng và ứng phó hiệu quả hơn với các thiên tai. Các cán bộ Chính phủ từ các bộ ngành như Bộ NN&PTNT, Bộ KHĐT, Bộ TC, và Bộ GTVT, cùng năm tỉnh sẽ là các đối tượng hưởng lợi từ nâng cao năng lực phục hồi sau thiên tai. 1.3. Dân tộc thiểu số trong Khu vực dự án 6. Việt Nam có 54 dân tộc được chính thức công nhận, trong đó người Kinh chiếm 87%. 53 dân tộc còn lại, với tổng số khoảng 8 triệu người, phân bố rải rác tại các khu vực miền núi và vùng sâu vùng xa (địa hình này chiếm 2/3 diện tích cả nước) từ Bắc đến Nam. Trong các dân tộc thiểu số, dân tộc Tày, Thái, Mường, Hoa, Khmer, Nùng,… là các dân tộc có số dân đông nhất, khoảng 1 triệu người, còn các dân tộc Brâu, Rơ Mâm, Ơ Đu chỉ có vài trăm người 7. Nhiều dân tộc đã nắm được các kỹ thuật canh tác, trồng lúa, kể cả kỹ thuật tưới tiêu, săn bắn, nuôi trồng thủy sản. Trong quá trình lịch sử chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước, người dân tộc thiểu số đã cùng với người Kinh đã dần hình thành một cộng đồng chung và ngày càng phát triển. 8. Chính sách không phân biệt người dân tộc thiểu số được cụ thể hóa bằng việc thành lập Hội đồng Dân tộc, trực thuộc Quốc hội Việt Nam. Hiến pháp năm 2013 cung cấp đầy đủ các khuôn khổ pháp lý và thể chế để bảo vệ người DTTS và phê chuẩn các ngôn ngữ riêng của họ là một trong những khía cạnh của sự đa dạng văn hoá và bản sắc dân tộc. Uỷ ban Dân tộc (CEMA - cơ quan ngang Bộ) chịu trách nhiệm về mọi hoạt động liên quan đến người DTTS để đảm bảo sự tiếp cận và tham gia bình đẳng đối với các chính sách và đầu tư của Chính phủ. Ví dụ, người dân tộc thiểu được ưu tiên trong xét tuyển vào đại học và cũng như được hưởng lợi từ các chương trình xã hội và các khoản trợ cấp khác (ví dụ như dầu ăn, cung cấp muối i-ốt,…). 9. Chính phủ, các tổ chức đa phương và song phương, và các tổ chức phi chính phủ đã tổ chức rất nhiều chương trình hỗ trợ phát triển đặc biệt hướng tới đối tượng là người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, đồng bào dân tộc ở Việt Nam đang chịu thiệt thòi so với dân tộc Kinh. Một số dân tộc còn khó tiếp cận do bị sự cô lập, cơ sở hạ tầng còn hạn chế, trình độ học vấn thấp và sức khoẻ kém. Vấn đề nghèo đói trong cộng đồng dân tộc thiểu số đang ngày càng gia tăng và dần trở thành một thách thức đáng kể. Theo số liệu về nghèo đói mới nhất, 66,3% người DTTS là người nghèo so với tỷ lệ người nghèo của người Kinh là 12,9% (NHTG, 2012). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự nghèo đói của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam như sự gia tăng dân số, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và khác biệt về văn hoá từ hàng thập kỷ nay. 3
  11. 10. Trong 05 tỉnh thực hiện dự án, có 3 tỉnh có người dân tộc thiểu số sinh sống trong khu vực dự án và bị ảnh hưởng từ hoạt động thi công xây lắp công trình là tỉnh Bình Định, Ninh Thuận và Quảng Ngãi, cụ thể: (1) Tỉnh Bình Định có 33 xã, thị trấn có đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống tập trung theo cộng đồng làng, thôn thuộc 6 huyện miền núi và trung du: An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, Hoài Ân, Tây Sơn, Phù Cát. Dân số dân tộc thiểu số ở vùng miền núi khoảng 9.500 hộ (36.500 người). Hiện có 27 dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó có 3 dân tộc chiếm số đông 9.300 hộ, 35.700 nhân khẩu cư trú lâu đời là Chăm, Bana và H’rê và một số dân tộc mới nhập cư khoảng 200 hộ với 800 khẩu. (2) Tỉnh Quảng Ngãi có 4 nhóm dân tộc thiểu số. Các dân tộc sống thành cộng đồng bao gồm: Hrê, Co, Nùng, Ca Dong, và hai trong số đó là dân tộc Hre và dân tộc Co có mặt tại khu vực dự án. Các thành phần dân tộc này sinh sống tập trung ở các huyện miền núi gốm Tây Trà, Trà Bồng, Sơn Hà, Sơn Tây và Ba Tơ. (3) Tỉnh Ninh Thuận có tổng số 34.616 hộ/160.010 đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, chiếm 23,74% dân số toàn tỉnh, trong đó dân tộc Chăm có 17.230 hộ/82.497 khẩu (chiếm 12.3% dân số toàn tỉnh); dân tộc RagLai có 15.470 hộ/70.453 khẩu (chiếm 10.4% dân số toàn tỉnh); dân tộc Hoa có 943 hộ/3.771 khẩu, dân tộc thiểu số khác có 973 hộ/4.289 khẩu. Đồng bào Chăm sống tập trung tại 13 xã cùng đồng bằng; đồng bào Raglai sống tập trung tại các xã miền núi, khu vực khó khăn. 11. Kết quả sàng lọc các dân tộc thiểu số tại địa bàn dự án được trình bày trong bảng sau: Bảng 1: Dân tộc thiểu số tại các tiểu dự án Số người DTTS Tỉnh Huyện/thị xã Dân số của huyện/xã Tỷ lệ (%) trên địa bàn Bình Sơn 781 8.324 9% Sơn Tịnh 19 24.022 0% Tư Nghĩa 2.408 10.242 24% Nghĩa Hành 1.080 32.072 3% Mộ Đức 32 7.341 0,4% QUẢNG 0,02% Đức Phổ 4 16.014 NGÃI Ba Tơ 2.538 5.609 45% Sơn Hà 38.329 44.570 86% Sơn Tây 17.422 19.466 89% Tây Trà 18.773 23.394 80% Trà Bồng 24.870 16.307 15% Tp Quy Nhơn 34 62.307 0,05% Phù Cát 32 48.050 0,1% BÌNH ĐỊNH Phù Mỹ 2 45.437 0% Hoài Nhơn 1 50.047 0% 4
  12. Số người DTTS Tỉnh Huyện/thị xã Dân số của huyện/xã Tỷ lệ (%) trên địa bàn Hoài Ân 1.016 26.010 4% Tây Sơn 446 37.520 1% Vân Canh 3.309 8.255 40% Vĩnh Thạnh 2.523 9.253 27% An Lão 3.051 8.210 37% NINH Thuận Nam 19.615 58.497 34% THUẬN Ninh Sơn 20.007 75.208 27% Bắc Ái 25.649 26.685 96% Ninh Phước 52.152 129.990 40% Ninh Hải 9.355 91.937 10% Thuận Bắc 30.273 41.229 73% Phan Rang 3.959 172.304 2% Nguồn: Ban dân tộc các tỉnh dự án, năm 2017 1.4. Đặc trưng về văn hóa, tín ngưỡng của người DTTS đang sinh sống tại các tiểu dự án 12. Dân tộc Chăm. Sống tập trung tại 13 xã vùng đồng bằng của tỉnh Ninh Thuận, trước đây nhà ở của đồng bào Chăm là nhà vách đất có 04 mái, mái lợp bằng tranh hoặc ngói. Nhà ở hiện nay đã được bê tông hóa, nghĩa là đã có sự thay đổi về kiểu dáng và về vật liệu xây dựng. Trong làng có một cái đền là nơi tổ chức sinh hoạt nhân các ngày lễ lớn của làng. Nghề thủ công truyền thống của người Chăm là dệt thổ cẩm, gốm, hiện nay tập trung tại Làng nghề Dệt Mỹ Nghệ và Làng Gốm Bầu Trúc. Người Chăm theo tôn giá Bàlamôn và Hồi giáo. Tín ngưỡng thờ cúng ông bà, tổ tiên và những người có công với dân tộc, các vị thần linh. 13. Dân tộc Raglai. Trong thành phần 54 dân tộc Việt Nam, Raglai là tộc người chiếm tỷ lệ thấp, nhưng có thể nói Raglai là dân tộc có nền văn hóa đặc sắc gắn với điều kiện môi sinh của cư dân nông nghiệp nương rẫy Nam Trung Bộ. Công cụ lao động chủ yếu là: rìu, rựa, chà gạc, gậy chọc lỗ, nạo cỏ, khi thu hoạch lúa thì tuốt bằng tay. Người Raglai chăn nuôi trâu, lợn, gà, vịt. Trước đây chủ yếu sử dụng vào việc cúng lễ. Hiện nay trâu, bò dùng làm sức kéo. Lợn, gà, vịt trở thành hàng hóa để trao đổi hoặc cải thiện bữa ăn. Người Raglai có nghề đan lát mây tre làm những đồ đựng, đồ sàng gạo, gùi. Nghề thủ công chủ yếu do đàn ông đảm nhiệm. Nhà ở của người Raglai thường xây dựng trên sườn đồi về một bên của dòng suối và có tập quán xây dựng cách xa nhau. Người Raglai ở nhà sàn (còn gọi là nhà dài), là nơi sinh sống quây quần của ít nhất ba, bốn thế hệ dưới sự cai quản của chủ nhà, thường là người già, cao tuổi nhất trong gia đình, trong dòng. Người Raglai theo tín ngưỡng đa thần “vạn vật hữu linh”. Họ lấy tên đá, núi, cây rừng, con vật làm họ cho mình và xem như là một vị thần hộ mệnh 14. Dân tộc Bana: Ở Bình Định người Bana cư trú trong các huyện Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão, và 3 xã ở huyện Hoài Ân, 1 xã 3 làng của huyện Tây Sơn. Người Ba Na sinh sống nhờ nông nghiệp, chủ yếu là trồng rẫy. Cùng với trồng trọt, từng gia đình thường có nuôi gia cầm, gia súc như trâu, bò, dê, lợn, gà. Chó cũng được nuôi nhưng không bị giết thịt. Hầu như mỗi làng đều có lò rèn. Một số nơi biết làm đồ gốm đơn giản, phụ nữ dệt vải tự túc đồ mặc trong gia đình. Đàn ông đan chiếu, 5
  13. lưới, các loại gùi, giỏ, mủng... Việc mua bán theo nguyên tắc hàng đổi hàng, xác định giá trị bằng gà, rìu, gùi thóc, lợn hay nồi đồng, ché, chiêng, cồng, trâu v.v.. 15. Người H’rê sống rất tập trung trong các xã của huyện An Lão. Người H’rê thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ me miền núi. Người Hrê làm lúa nước từ lâu đời, kỹ thuật canh tác lúa nước của người Hrê tương tự như vùng đồng bằng Nam Trung bộ. Người Hrê chăn nuôi trước hết nhằm phục vụ các lễ cúng bái (như giống lợn Kiềng Sắt), riêng trâu còn được dùng để kéo cày, bừa. Nghề đan lát, dệt khá phát triển, nhưng nghề dệt đã bị mai một qua mấy chục năm gần đây.”. Trong làng người H'rê, "già làng" có uy tín cao và đóng vai trò quan trọng. Người H'rê vô cùng coi trọng cộng đồng mình đang sống và mối liên kết với từng thành viên trong cộng đồng. Trong những lễ hội như đâm trâu hoặc cúng bái ở làng, tất cả các gia đình đều phải cử người tham gia, đóng góp công sức. 16. Người Co làm rẫy là chính. Người Co trồng lúa, ngô, sắn và nhiều loại cây khác. Đặc biệt, cây quế Quảng là đặc sản truyền thống ở Trà My. Quế ở vùng người Co có chất lượng và năng suất cao được các địa phương trong nước và nhiều nơi trên thế giới biết tiếng. Hàng năm quế đem lại nguồn thu đáng kể cho người Co. Từng làng của người Co có tên gọi riêng theo tên người trưởng làng hoặc tên sông, suối, tên đất, tên rừng. Trong xã hội Co, các bô lão luôn được nể trọng. Ông già được suy tôn làm trưởng làng phải là người hiểu biết phong tục, giàu kinh nghiệm sản xuất và ứng xử xã hội, được dân làng tín nhiệm cao và thuộc dòng họ có công lập làng. Người Co thích múa hát, thích chơi chiêng, cồng, trống. Các điệu dân ca phổ biến của người Co là Xru, Klu và Agiới. Các truyện cổ của người Co truyền miệng từ đời này sang đời khác luôn làm say lòng cả người kể và người nghe. 1.5. Tác động của dự án 17. Việc thực hiện các tiểu dự án sẽ mang lại hiệu quả tích cực liên quan đến phát triển kinh tế-xã hội của khu vực nói chung và đảm bảo an toàn đi lại của người dân địa phương trong mùa lũ lụt cũng như đảm bảo hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nó cũng sẽ gây ra những tác động bất lợi, chủ yếu do nhu cầu thu hồi đất và thi công các công trình không thể tránh khỏi. Các tác động tiềm tàng được đánh giá trên cơ sở các cuộc tham vấn rộng rãi, tham vấn trước và tham vấn phổ biến thông tin đối với các cộng đồng DTTS trong khu vực dự án. Kết quả đánh giá này cũng được căn cứ trên cơ sở các cuộc tham vấn và phỏng vấn sâu các bên có liên quan tại các khu vực thực hiện TDA. Thông tin về các cuộc tham vấn đã được thực hiện được trình bày trong Phụ lục 1. 1.5.1. Tác động tích cực 18. Mục tiêu dự án là “tái thiết sau thiên tai” thông qua công trình phòng chống lũ lụt quan trọng và khôi phục đường giao thông, cầu cũng sẽ làm tăng khả năng đảm bảo an toàn cho người và tài sản, và phục vụ như là đường cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp xảy ra thiên tai. Các tiểu dự án dự kiến sẽ mang lại những lợi ích dưới đây cho người dân địa phương – kể cả Dân tộc thiểu số trong khu vực bị ảnh hưởng bởi dự án: (i) Lợi ích trực tiếp cho người dân hiện đang sống tại khu vực lưu vực thông qua (i) đảm bảo an toàn cho người và tài sản; (ii) đảm bảo diện tích đất canh tác do không bị sai bồi thủy phá hoặc sạt lở; và (ii) tạo cơ hội việc làm cho người dân địa phương. (ii) Giúp giảm sự cố ngập lụt tại khu vực mục tiêu và giảm các chi phí liên quan; giảm thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp và thiệt hại cơ sở vật chất, tài sản, mất thu nhập. (iii) Các khu vực bị ảnh hưởng sẽ được hưởng lợi từ việc khôi phục tiếp cận với các cơ sở/dịch vụ công cộng, qua đó tăng mức tăng trưởng kinh tế và tiếp cận các dịch vụ xã hội. (iv) Góp phần tăng khả năng ứng phó của cộng đồng bị ảnh hưởng bởi lũ lụt thông qua việc tái thiết và khôi phục cơ sở hạ tầng có quy mô cấp tỉnh bị thiệt hại, bao gồm công trình thủy lợi, kiểm soát lũ lụt và cơ sở hạ tầng cầu/đường. 1.5.2. Tác động tiêu cực đối với đất đai và sinh kế: (i) Thu hồi đất: Việc thực hiện các tiểu dự án tại các khu vực cụ thể sẽ không tránh khỏi yêu cầu phải thu hồi đất (cả ảnh hưởng tạm thời và vĩnh viễn). Ước tính 19,813 m2 đất các loại ( đất trông cây hàng năm, đất thổ cư) của 214 hộ DTTS sẽ bị thu hồi khi thi công các công trình trong toàn dự án. 6
  14. (ii) Sinh kế: Dự án sẽ ảnh hưởng đến sinh kế của người dân địa phương. Trong quá trình thi công sẽ có những ảnh hưởng tạm thời đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân cũng như ảnh hưởng tiềm tàng đến hoạt động đánh bắt cá tự nhiên của người dân trên khu vực sông La Tinh ( tiểu dự án Bình Định), thu hoạch măng tre ( tiểu dự án Ninh Thuận). Những nỗ lực đã được thực hiện nhằm tránh thu hồi đất đối với người dân tộc thiểu số. Điều này được thực hiện thông qua các phương án kỹ thuật thay thế nhằm tránh các tác động tiêu cực đến thu hồi đất và sinh kế của người dân địa phương. Không có hộ DTTS nào phải di dời nơi ở cũ, phần diện tích bị thu hồi chủ yếu là đất trồng cây hàng năm hoặc một ít diện tích tường rào và chuồng trại phía sau nhà ( tiểu dự án Ninh Thuận, Bình Định) (iii) Ảnh hưởng tạm thời đến người dân tộc thiểu số trong quá trình thi công: Các tác động tạm thời có thể phát sinh trong quá trình thi công như sau:  Tác động đến các hoạt động kinh tế của người DTTS: các hoạt động thi công trong quá trình thực hiện dự án sẽ có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới các hoạt động kinh tế trong khu vực, đặc biệt, các hạng mục khôi phục các tuyến đường có thể làm giảm số làn xe hoặc phải di chuyển trên tuyến đường khác, hay việc xây lại các công trình thủy lợi có thể gây ra hiện tượng lũ lụt và mất nước tạm thời; hạn chế hoạt động kinh doanh hai bên đường do thu hồi đất.  Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục: Tác động của dự án liên quan đến sự gia tăng nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS trong giai đoạn thi công và sau khi thi công do lượng phương tiện quá cảnh trên đường. Phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ người DTTS có nguy cơ bị nhiễm HIV/AIDS hơn nam giới. Thêm vào đó, phụ nữ nghèo và và các chủ hộ nữ DTTS có hoàn cảnh khó khăn trong khu vực Dự án có nguy cơ bị mất tài sản sản xuất (nhà, cửa hàng, đất canh tác) do thu hồi đất.  Lao động nhập cư và các vấn đề xã hội: lao động bên ngoài, an toàn đường bộ trong quá trình thi công cũng là các vấn đề có thể gây ra xung đột văn hoá giữa người DTTS địa phương và lao động nhập cư. Người dân trong Khu vực Dự án hy vọng rằng hệ thống quản lý dự án hoạt động có hiệu quả, quản lý tốt công nhân dự án để đảm bảo rằng không có xung đột giữa họ và người dân trong Khu vực Dự án. (iv) Ảnh hưởng đến Mồ mả và Công trình văn hóa. Do quy mô các công trình khá nhỏ nên không ảnh hưởng đến công trình văn hóa hoặc mồ mả của người dân địa phương, bao gồm cả người DTTS. 1.5.3. Các biện pháp giảm thiểu: (i) Thu hồi đất và sinh kế: Các biện pháp giảm thiểu tác động do thu hồi đất sẽ được thực hiện thông qua các chính sách về bồi thường hỗ trợ tái định cư của dự án. Dự án sẽ tiến hành tham vấn rộng rãi với cộng đồng dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng. Các hộ gia đình dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi và các chương trình phục hồi đặc biệt cho các nhóm dễ bị tổn thương của dự án như trong RPF. (ii) Các tác động tạm thời đối với người DTTS trong thời gian thi công: Đối với các tiểu dự án liên quan đến cải tạo đường xá, hoặc nâng cấp hệ thống tưới tiêu và phòng chống lụt bão, các hộ dân sống hai bên hoặc gần đường dự án hoặc sản xuất nông nghiệp tại khu vực dự án có thể bị ảnh hưởng trong quá trình thi công. Dự kiến sẽ cần tiến hành tham vấn cộng đồng khi có thiết kế chi tiết các tiểu dự án, và các biện pháp xây dựng cụ thể. Cần có các biện pháp để đảm bảo hoạt động thi công ít ảnh hưởng đến hoạt động di chuyển và sản xuất nông nghiệp. Trong trường hợp có sự ảnh hưởng, cần phải bồi thường cho các hộ bị ảnh hưởng theo RPF, để đảm bảo sinh kế của họ sẽ không bị ảnh hưởng do dự án. (iii) Ngoài ra, nhà thầu cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để việc xây dựng lán trại cho công nhân và tính đến các biện pháp ngăn ngừa/giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số. Để tránh/giảm thiểu tác động tiêu cực về văn hóa, xã hội của cộng đồng dân tộc thiểu số trong quá trình thi công, công nhân và những người liên quan cần được hướng dẫn về văn hoá của người dân tộc thiểu số trong khu vực dự án, tạo việc làm tại chỗ cho người DTTS trong giai đoạn thi công. Nhà thầu thi công nên thuê 7
  15. lao động không có tay nghề từ người dân địa phương, đặc biệt chú ý đến người dân tộc thiểu số, lao động nữ; và trả lương cho người dân tộc thiểu số tương tự với các lao động khác (iv) Nhà thầu cần tuân thủ quy định, cũng như đặc điểm kỹ thuật cho trại xây dựng và giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trường được quy định trong Kế hoạch quản lý môi trường (đặc biệt cho các lĩnh vực liên quan đến người DTTS). 1.5.4. Mục tiêu của Khung Chính sách DTTS 19. EMPF này được lập - theo OP 4.10 của NHTG, để đóng góp vào sứ mệnh về giảm nghèo và phát triển bền vững. Mục tiêu của EMPF là đảm bảo quá trình phát triển tôn trọng các vấn đề về nhân phẩm, nhân quyền, kinh tế và văn hoá của người dân tộc thiểu số trong khu vực dự án. 20. Chính sách hoạt động 4.10 của Ngân hàng yêu cầu khi dự án có liên quan đến việc chuẩn bị và thực hiện các chương trình đầu tư hàng năm hay rất nhiều các tiểu dự án, song sự xuất hiện của dân tộc thiểu số tại vùng tiểu dự án có thể không xác định được khi chưa xác định các chương trình/tiểu dự án trong quá trình thực hiện dự án thì chủ dự án phải chuẩn bị một Khung chính sách phát triển cho người dân tộc thiểu số (EMDF). EMPF này cung cấp các chỉ dẫn cách thức lập một Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) cho một chương trình/tiểu dự án. Trên cơ sở tham vấn với người DTTS bị ảnh hưởng trong vùng tiểu dự án, EMPF giúp đảm bảo rằng: a) Những người DTTS bị ảnh hưởng nhận được lợi ích về kinh tế - xã hội phù hợp với văn hóa của họ; b) Khi ở đó xuất hiện tác động tiêu cực tiềm năng đối với người DTTS, những yếu tố đó cần được xác định, phòng tránh, giảm thiểu, giảm nhẹ, hoặc bồi thường. 21. EMPF này đã được chuẩn bị trên cơ sở a) đánh giá xã hội, bao gồm đánh giá tác động môi trường, b) tham vấn với người dân tộc thiểu số trong khu vực dự án (Tham khảo Phụ lục 1 của tài liệu này) và c) tham vấn với các bên liên quan chính của dự án, bao gồm ban dân tộc các tỉnh dự án, các xã có người DTTS và Ngân hàng Thế giới. II. KHUNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH 22. Khung pháp lý và chính sách được xây dựng cho dự án nhằm đảm bảo rằng người dân tộc thiểu số có mặt trong vùng dự án (tương đương với những người yếu thế được xác định ở OP 4.10 của Ngân hàng Thế giới) có cơ hội chia sẻ lợi nhuận từ dự án một cách công bằng, và họ được tham vấn tự do, thông báo trước và phổ biến thông tin đầy đủ về dự án nhằm đảm bảo quyền tiếp cận cộng đồng rộng rãi và hỗ trợ sự thành công của dự án, và bất kỳ một yếu tố tác động tiêu cực nào cũng phải được giảm thiểu tối đa, EMPF được áp dụng cho tất cả các tiểu dự án, hướng dẫn cách thức sàng lọc sơ bộ về dân tộc thiểu số, đánh giá tác động xã hội, lập Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) và xác định các biện pháp giảm thiểu được áp dụng có thể được tính đến trong quá trình tham vấn, giải quyết khiếu nại, vấn đề nhạy cảm về giới và quản lý. Đề cương EMDP sẽ được trình bày trong Phụ lục 2. 23. Về việc tham vấn và sự tham gia của người DTTS, khi các tiểu dự án có ảnh hưởng tới người DTTS, người DTTS bị tác động được tham vấn trên cơ sở nguyên tắc tự do, thông báo trước và phổ biến thông tin đầy đủ, rõ ràng, nhằm đảm bảo: a) Người DTTS và cộng đồng nơi họ đang sinh hoạt được tham vấn tại mỗi giai đoạn chuẩn bị và thực hiện của tiểu dự án. b) Các biện pháp tham vấn phù hợp về mặt xã hội và văn hóa được áp dụng khi tham vấn cho các cộng đồng người DTTS. Trong quá trình tham vấn, đặc biệt chú ý tới các vấn đề có liên quan tới phụ nữ, thanh niên, và trẻ em người DTTS và cách để họ tham gia vào những hoạt động phát triển của dự án; c) Những người DTTS bị tác động và cộng đồng của họ được thông tin một cách dễ hiểu và phù hợp với văn hóa của họ ở mỗi giai đoạn chuẩn bị và thực hiện của dự án, và những thông tin có liên quan tới dự án (bao gồm thông tin về những tác động tiêu cực tiềm tàng mà dự án có thể ảnh hưởng đến họ); và d) Tham vấn tự do, thông báo trước và thông tin đầy đủ với đồng bào DTTS dẫn đến một sự hỗ trợ cộng đồng rộng lớn cho việc thực hiện dự án. 8
  16. 24. Nếu cần, một người địa phương (cùng nhóm DTTS hiểu biết, sử dụng ngôn ngữ) sẽ được mời tham gia phiên dịch để thúc đẩy việc trao đổi thông tin giữa các dân tộc thiểu số và các chuyên gia tư vấn 2.1. Khung pháp lý và chính sách quốc gia về người dân tộc thiểu số 25. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013) ghi nhận quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở Việt Nam. Điều 5, Hiến pháp 2013 quy định: - Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. - Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. - Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình. - Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước. 26. Việc áp dụng các chính sách xã hội và kinh tế cho phù hợp với từng vùng, với mỗi dân tộc, có quan tâm tới nhu cầu của các nhóm dân tộc thiểu số, là một yêu cầu. Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội và Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội kêu gọi sự quan tâm cụ thể tới các nhóm dân tộc thiểu số. Các chương trình lớn xác định mục tiêu là các dân tộc thiểu số bao gồm chương trình 135 (hạ tầng cơ sở cho vùng nghèo, vùng sâu vùng xa) và chương trình 134 (xóa đói giảm nghèo). Một chính sách về giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho người dân tộc thiểu số cũng được xây dựng. Khung pháp lý được cập nhật năm 2014. Tất cả các tài liệu tham khảo được trình bày trong Bảng 3 dưới đây. 27. Chính phủ Việt Nam đã xây dựng một loạt các chính sách nhằm phát triển, nâng cao điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội của người dân tộc thiểu số tại các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa. Chính phủ đã triển khai chương trình 135 giai đoạn I, II để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc, miền núi. Chương trình 135 giai đoạn III cũng đã được tiếp tục triển khai bao gồm hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012 – 2015, là dự án thành phần của chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và giai đoạn 2016-2020 để tạo cơ hội đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ở các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn vùng Dân tộc thiểu số và miền núi. Bên cạnh việc các chương trình phát triển chung cho các cộng đồng DTTS, Chính phủ giao cho Ủy ban Dân tộc chủ trì hướng dẫn các tỉnh xây dựng dự án Hỗ trợ phát triển các dân tộc có dân số dưới 1000 người như các nhóm: Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu, Ơ đu. Chính phủ cũng ban hành Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, nơi tập trung nhiều đồng bào DTTS đang sinh sống. 28. Nghị định số 84/2012/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 12/10/2012 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban dân tộc (CEMA). Nghị định quy định Ủy ban Dân tộc là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban Dân tộc theo quy định của pháp luật. Cùng với Nghị định 05/2011/NĐ-CP ngày 14/1/2011 về công tác Dân tộc, Nghị định 84/2012/NĐ-CP được ban hành là cơ sở pháp lý để Ủy ban Dân tộc tiếp tục cụ thể hóa đường lối, chính sách của Đảng về công tác dân tộc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, nhằm đảm bảo và thúc đẩy sự bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển, giữ gìn bản sắc văn hoá của các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. 29. Các tài liệu của Chính phủ về vấn đề dân chủ cơ sở và sự tham gia của người dân cũng liên quan trực tiếp tới Khung phát triển DTTS này. Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11, ban hành ngày 20/4/2007 (thay thế Nghị định 79/2003/NĐ-CP ban hành ngày 7/7/2003) về thực hiện dân chủ tại cấp xã, phường, và thị trấn/ thị xã cung cấp cơ sở cho sự tham gia của cộng đồng vào việc chuẩn bị các kế hoạch phát triển và sự giám sát của cộng đồng tại Việt Nam. Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 18/4/2005 quy định việc giám sát đầu tư của cộng đồng. Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật của Ủy Ban Dân tộc từ năm 2013 đến năm 2016 hằm nâng cao chất lượng 9
  17. hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức tự giác, tôn trọng, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của hệ thống cơ quan làm công tác Dân tộc và đồng bào dân tộc thiểu số. 30. Luật Đất đai 2013 khẳng định rằng đất đai thuộc về toàn thể mọi người, trong đó Nhà nước đại diện sở hữu và quản lý đất đai cho tất cả mọi người. Nhà nước uỷ quyền cho người sử dụng đất thông qua bàn giao đất, thuê, công nhận và quản lý sử dụng đất. Đối với bàn giao đất lâm nghiệp, Luật Đất đai quy định việc giao đất sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng; mỗi loại đất rừng được phân bổ cho các đối tượng khác nhau với quyền khác nhau. Những người được Nhà nước bàn giao đất được gọi là “người sử dụng đất”. Luật Đất đai quy định rằng người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, được hưởng các sản phẩm từ việc đầu tư vào đất. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất để trồng rừng sản xuất có quyền chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, thừa kế, thế chấp, liên doanh giá trị diện tích đất; trong khi đó, cộng đồng được giao rừng không được chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, thừa kế, thế chấp, liên doanh giá trị diện tích đất. 31. Việc xây dựng chính sách kinh tế xã hội cho từng vùng miền và từng nhóm đối tượng cần xét tới các nhu cầu của người dân tộc thiểu số. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và Chiến lược Phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam kêu gọi sự quan tâm đặc biệt đến người DTTS. Chính sách về giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho người DTTS cũng đã được ban hành. Bảng 2: Văn bản pháp luật liên quan đến Dân tộc thiểu số 2016 Quyết định số 2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 – 2020 2016 Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 2015 Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 10/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt một số chỉ tiêu thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015 2015 Quyết định số 601/QĐ-UBDT ngày 29 tháng 10 năm 2015 của Ủy ban dân tộc công nhận bổ sung, điều chỉnh thôn đặc việ khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi 2013 Thông tư liên tịch số 05/2013-TTLT-UBDT-NNPTNT-KHĐT-TC-XD ngày 18/11/2013 hướng dẫn Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất cho xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, thôn, bản đặc biệt khó khăn. 2012 Quyết định 54/2012-QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 4/12/2012 về Ban hành chính sách cho vay vốn phát triển đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012-2015. 2012 Nghị định số 84/2012/NĐ-CP ngày 12/10/2012 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban dân tộc. 2012 Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BTP-UBDT ngày 17/1/1012 của Bộ Tư pháp và Ủy ban dân tộc về việc hướng dẫn trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số 2011 Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020, 2010 Nghị định số 82/2010/ND-CP ngày 20/7/2010 của chính phủ về dạy và học tiếng dân tộc ở các trường học. 10
  18. 2009 Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 07/08/2009 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn. 2008 Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của chính phủ ngày 27/12/2008 về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo nhất. 2007 Thông tư 06 ngày 20/9/2007 của Ủy ban dân tộc hướng dẫn về việc hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện sinh kế của người dân, hỗ trợ kỹ thuật để nâng cao kiến thức về luật theo quyết định 112/2007/QD-TTg. 2007 Quyết định số 05/2007/QD-UBDT ngày 06/9/2007 của Ủy ban dân tộc chấp thuận ba vùng dân tộc thiểu số và khu vực miền núi dựa trên tình trạng phát triển. 2007 Quyết định số 01/2007/QD-UBDT ngày 31/5/2007 của Ủy ban dân tộc về việc công nhận các xã, huyện ở các khu vực miền núi. 2007 Quyết định số 06/2007/QD-UBDT ngày 12/1/2007 của Ủy ban dân tộc về chiến lược truyền thông cho chương trình 135-giai đoạn 2. 2.2. Chính sách hoạt động của NHTG về người DTTS (OP 4.10) 32. Chính sách OP 4.10 của NHTG nhằm tránh những tác động tiêu cực tới người dân bản địa (người DTTS) và tăng cường các hoạt động nhằm mang lại lợi ích có xét đến nhu cầu văn hóa của họ. NHTG yêu cầu người DTTS được cung cấp đầy đủ thông tin và tự do tham gia các dự án. Dự án phải được phần lớn người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng bởi dự án ủng hộ. Dự án được thiết kế để đảm bảo rằng người dân tộc thiểu số không bị ảnh hưởng và các biện pháp giảm thiểu được đưa ra nếu cần thiết và đảm bảo rằng người DTTS sẽ được thụ hưởng những lợi ích kinh tế, xã hội và những lợi ích này phù hợp với văn hóa của họ. Chính sách này xác định rằng Người dân tộc thiểu số có thể được xác định theo khu vực địa lý cụ thể và các những đặc điểm như sau ở các mức độ khác nhau:  Tự coi mình là thành viên của một nhóm văn hóa bản địa khác biệt và bản sắc này được các nhóm khác công nhận;  Luôn gắn bó với những vùng địa lý nhất định hay đất đai của tổ tiên và các tài nguyên thiên nhiên trên lãnh thổ thuộc khu vực dự án;  Có thể chế chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá truyền thống khác biệt với đặc tính văn hoá xã hội của nhóm đa số; và  Có ngôn ngữ bản địa, thường là khác với ngôn ngữ phổ thông của quốc gia hay khu vực. 33. Là yêu cầu tiên quyết cho việc phê duyệt bất kỳ dự án đầu tư nào, Chính sách hoạt động OP 4.10 đòi hỏi Bên vay phải thực hiện tham vấn rộng rãi, tham vấn trước, và tham vấn phổ biến thông tin với người DTTS có khả năng bị ảnh hưởng và đạt được sự ủng hộ rộng rãi của họ cho các mục tiêu và hoạt động của dự án. Một điểm quan trọng cần lưu ý là OP 4.10 hướng tới các nhóm và cộng đồng xã hội chứ không hướng tới cá nhân. Các mục tiêu chính của OP 4.10 là: (i) đảm bảo rằng các nhóm DTTS được tạo cơ hội tốt để tham gia vào việc lập kế hoạch các hoạt động dự án có ảnh hưởng tới họ; (ii) đảm bảo rằng cơ hội cung cấp cho những nhóm DTTS có xem xét tới những lợi ích phù hợp về văn hóa của họ; và (iii) đảm bảo rằng bất kỳ tác động nào của dự án ảnh hưởng tiêu cực tới họ sẽ được tránh hoặc được hạn chế, giảm thiểu, hay đền bù. 34. Theo chính sách OP 4.10, EMPF này được áp dụng cho các tiểu dự án, hướng dẫn cách thực hiện sàng lọc sơ bộ dân tộc thiểu số, đánh giá xã hội, xác định các biện pháp giảm thiểu, giải quyết khiếu nại, những vấn đề nhạy cảm về giới và giám sát. Dân tộc thiểu số dễ được hưởng những lợi ích lâu dài thông qua đầu tư Hợp phần 1 & 2 của dự án. Tuy nhiên, họ cũng có thể bị ảnh hưởng tiêu cực do thu hồi đất và/hoặc tái định cư. Chính sách cụ thể và kế hoạch hành động nhằm giảm thiểu tác động 11
  19. tiềm ẩn do thu hồi đất và tái định cư sẽ được giải quyết thông qua chuẩn bị Kế hoạch hành động tái định cư của từng tiểu dự án. 35. Liên quan đến tham vấn và tham gia của người DTTS, khi các tiểu dự án ảnh hưởng đến người DTTS, cuộc tham vấn rộng rãi, tham vấn trước và phổ biến thông tin sẽ đảm bảo: a) DTTS và cộng đồng DTTS được tham vấn trong từng giai đoạn chuẩn bị và thực hiện tiểu dự án; b) Sử dụng phương pháp tham vấn phù hợp về văn hóa và xã hội khi tham vấn cộng đồng DTTS. Trong quá trình tham vấn, cần đặc biệt chú ý đến những mối quan tâm của phụ nữ, thanh niên, trẻ em DTTS và cơ hội tiếp cận của họ với các hoạt động phát triển; và c) Người DTTS và cộng đồng DTTS bị ảnh hưởng được cung cấp thông tin dự án (bao gồm thông tin về những ảnh hưởng tiêu cực tiềm ẩn của dự án phù hợp về văn hóa trong từng giai đoạn chuẩn bị và thực hiện tiểu dự án, và d) Tham vấn rộng rãi, tham vấn trước và phổ biến thông tin với người DTTS để đạt được sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng đối với việc thực hiện dự án. III. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG VÀ PHỔ BIẾN THÔNG TIN 3.1. Tham vấn trong giai đoạn chuẩn bị dự án 36. Một trong những mục tiêu của quá trình tham vấn cộng đồng là để lắng nghe ý kiến đóng góp của người dân tộc thiểu số, từ đó đưa vào trong quá trình thiết kế dự án. Tham vấn cộng đồng sẽ tạo điều kiện cho người DTTS được trình bày ý kiến, nguyện vọng, những lợi ích mà dự án đem lại và xác định những hỗ trợ của cộng đồng. Dự án thiết kế quy trình tham vấn gồm 2 bước để đảm bảo tuân thủ với Chính sách người dân bản địa (OP/BP 4.10) cùa NHTG như sau: 37. Quá trình tham vấn người DTTS tại địa bàn trong quá trình chuẩn bị dự án thông qua các cuộc tham vấn tự do, thông báo trước và cung cấp đầy đủ thông tin để đảm bảo rằng tất cả các hoạt động của dự án đều nhận được sự hỗ trợ từ người DTTS, những người có thể bị ảnh hưởng bởi dự án. Hơn nữa, để xác định được ý kiến của cộng đồng người DTTS nói chung. Trong quá trình tham vấn, các chuyên gia xã hội của Ban QLDA và chính quyền xã sẽ xác định các tác động và lợi ích tiềm ẩn đối với cộng đồng DTTS nhằm đảm bảo sự tham gia của phụ nữ trong quá trình tham vấn, ví dụ như tiến hành các nhóm thảo luận, xác định lịch trình và địa điểm phù hợp, và được hỗ trợ bởi người phiên dịch. Các chủ đề thảo luận bao gồm thông tin về các tác động tiềm ẩn đối với văn hóa, phong tục, truyền thống, các hoạt động sinh kế của người DTTS, hoặc về vốn xã hội và mạng lưới. Dự án hỗ trợ và cung cấp không gian để đối thoại và giải quyết các nguyện vọng và các ưu tiên của cộng đồng được đưa ra trên tinh thần đóng góp. 38. Để triển khai bước đầu tiên của quá trình tham vấn, các Ban QLDA đã ký hợp đồng tư vấn để tiến hành tham vấn tự do, thông báo trước và cung cấp đầy đủ thông tin với cộng đồng DTTS phù hợp với văn hóa của từng vùng. Các cuộc tham vấn được đã được tiến hành thông qua các cuộc thảo luận nhóm từ 10 đến 15 người trong tháng 3 - 4/2017. Những người tham gia được lựa chọn ngẫu nhiên kết hợp với cách thức lấy mẫu có mục đích để thu thập được nhiều ý kiến khác nhau. Thảo luận nhóm là một cách thức tham vấn hiệu quá vì khuyến khích được sự chia sẻ và trao đổi các quan điểm, ý tưởng liên quan đến dự án đề xuất để lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo EMPF. 39. Các thành phần tham gia đã bày tỏ nguyện vọng và sự quan tâm về cải thiện sản xuất nông nghiệp. Họ ủng hộ và hy vọng rằng dự án sẽ sớm được thực hiện để cải thiện cơ sở hạ tầng bị hư hỏng và nâng cao sinh kế. 3.2. Tham vấn với người DTTS trong giai đoạn thực hiện dự án 40. Tham vấn với cộng đồng DTTS trong giai đoạn thực hiện dự án nhằm thu thập thông tin về nhu cầu và những thách thức cụ thể mà họ đang phải đối mặt và xác định những hình thức hỗ trợ bổ sung khác. Những người được lựa chọn sẽ xác định quy trình và hướng dẫn tư vấn để đảm bảo các cuộc tham vấn sẽ được tổ chức tại không gian thích hợp và kịp thời. Ngoài ra, các cuộc tham vấn cần được triển khai một cách thích hợp để người DTTS có thể tiếp cận được cũng như đảm bảo rằng tất cả các nhóm dễ bị tổn thương đều được tham gia vào quá trình tham vấn để tạo ra môi trường thân thiện và minh bạch, không có sự can thiệp hoặc đe doạ từ bên ngoài. Quá trình tham vấn cần đảm bảo rằng 12
  20. các cộng đồng DTTS bị ảnh hưởng đều: (i) hỗ trợ các mục tiêu của dự án; (ii) ý thức được lợi ích của dự án và tin rằng những lợi ích đó phù hợp với văn hoá của họ; (iii) có cơ hội để xác định các ưu tiên và hạn chế liên quan đến các vấn đề đền bù, tái định cư và môi trường. 41. Trong giai đoạn thực hiện dự án EFDR, sẽ tham vấn người DTTS trong tất cả các hoạt động của dự án có thể có tác động tích cực hay tiêu cực đến họ. Cố gắng thu hút sự tham gia của người DTTS trong việc lập kế hoạch, thiết kế, thực hiện và giám sát các biện pháp để tăng lợi ích của dự án và hạn chế các tác động tiêu cực. 42. Ban QLDA cấp tỉnh chịu trách nhiệm đảm bảo sự tham gia của cộng đồng DTTS thông qua Uỷ ban nhân dân các xã, các nhóm/hiệp hội cộng đồng, lãnh đạo địa phương và lãnh đạo DTTS, hội phụ nữ và mặt trận tổ quốc, và các cơ quan địa phương. Cần mời người dân địa phương tham gia các cuộc họp, kể cả các cuộc họp riêng với phụ nữ, để biết được quan điểm của họ về các hoạt động dự án và xác định các tác động tích cực và tiêu cực đến cuộc sống của họ. 43. Các Ban QLDA sẽ tổ chức các cuộc họp định kỳ với Uỷ ban nhân dân xã, hội phụ nữ, trưởng thôn và người dân địa phương để đảm bảo rằng tất cả những người có liên quan đều hiểu rõ nội dung của dự án. Mục đích của các cuộc tham vấn là để tất cả những người DTTS dự kiến sẽ bị ảnh hưởng bởi dự án có đầy đủ thông tin về các hợp phần, hoạt động của dự án, các biện pháp giảm nhẹ và bồi thường cũng như cơ chế giải quyết khiếu nại. Các cuộc họp này sẽ được lên kế hoạch và Ban QLDA sẽ phối hợp với CEMA ở cấp tỉnh và/hoặc các cán bộ phụ trách DTTS tại các huyện để xác định và giải quyết được tất cả các tác động phát sinh. 44. Thông qua quá trình tham vấn, Ban QLDA sẽ thông báo cho cộng đồng DTTS về quyền của họ, quy mô dự án, và các tác động tiềm ẩn đối với sinh kế, môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Khi có sự mâu thuẫn giữa người DTTS và các cơ quan thực hiện dự án, BQLDA cần tìm cách hòa giải và đàm phán để giải quyết mâu thuẫn đó. Quá trình đàm phán gồm có sự tôn trọng những khác biệt về văn hoá, thảo luận các vấn đề với các đại diện hợp pháp của người DTTS, có đủ thời gian để đưa ra quyết định, và mong muốn thỏa hiệp và ghi chép kết quả. Nếu các hoạt động của tiểu dự án hoặc dự án không được cộng đồng ủng hộ rộng rãi thì Ngân hàng Thế giới sẽ không tài trợ cho các hoạt động đó. Bằng chứng cho việc này thể hiện trong toàn bộ quá trình: kêu gọi tham gia cuộc họp (thông báo bằng văn bản, radio, vv); danh sách và chữ ký của những người tham gia với đại diện phụ nữ; hình ảnh; biên bản tóm tắt thảo luận; những lo ngại đặt ra và phương án phản hồi nguyện vọng của họ. 45. Cần lưu ý rằng nhiều người DTTS ở Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ, người già và người DTTS ở vùng sâu vùng xa có trình độ tiếng Việt còn hạn chế. Trình độ học vấn và khả năng biết chữ của cộng đồng DTTS bị ảnh hưởng sẽ được xác định thông qua đánh giá tác động xã hội. Sẽ áp dụng các phương pháp trên và phương pháp truyền thông thích hợp để loại bỏ các rào cản truyền thông. Có thể cần đến biên dịch tài liệu sang ngôn ngữ dân tộc, phiên dịch trong các cuộc họp, các phương tiện truyền thông kèm theo hỗ trợ từ xa cho cộng đồng DTTS có tỷ lệ mù chữ cao, trình độ học vấn thấp hay tổ chức các cuộc họp riêng cho phụ nữ và nam giới theo truyền thống văn hoá địa phương nếu cần thiết. 3.3. Quy định và hướng dẫn tham gia của người DTTS 46. Các nỗ lực sẽ được thực hiện để thu hút sự tham gia của người DTTS vào các hoạt động của dự án có thể ảnh hưởng hoặc đem lại lợi ích cho họ. 47. Dự án sẽ đảm bảo các hoạt động hỗ trợ phù hợp với văn hoá cụ thể như ngôn ngữ, phong tục tập quán và truyền thống của người DTTS. Dự án sẽ tìm kiếm các biện pháp khả thi trong việc đền bù cho hoạt động thu hồi đất và mùa màng để tối thiểu hóa tác động tiêu cực đến người DTTS. Các hộ DTTS bị ảnh hưởng bởi dự án sẽ được bồi thường toàn bộ về tài sản, thu nhập và hoạt động kinh doanh bị tổn thất theo chi phí thay thế. Ngoài ra, sẽ thực hiện các biện pháp khôi phục sinh kế phù hợp để giúp họ cải thiện hoặc ít nhất được duy trì mức sống, thu nhập và khả năng sản xuất tương đương so với trước khi có dự án. Đối với các dự án cơ sở hạ tầng, tất cả các hộ dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp sẽ được bồi thường đầy đủ về đất bị ảnh hưởng, nhà cửa và tài sản bị thiệt hại (nếu có). Tiến độ thực hiện và ngân sách cho việc lập kế hoạch và thực hiện EMDP phải được thực hiện riêng cho từng tiểu dự án và dự án tổng thể liên quan đến bồi thường bổ sung về đất và tài sản bị mất. Đối với các hộ có chủ hộ là nữ và các hộ có người tàn tật, người cao tuổi sẽ được trợ cấp đặc biệt để giúp họ khôi phục sinh kế và thu nhập. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2