intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN PROTEIN TRONG THỨC ĂN TINH ĐẾN LƯỢNG ĂN VÀO, TỶ LỆ TIÊU HÓA VÀ TĂNG TRỌNG Ở BÒ THNT"

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

79
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thí nghiệm được thực hiện trên 12 bò Vàng Việt Nam tuổi từ 10 - 12 tháng với khối lượng 88,3 kg (± 3,3 kg) tại Trại thí nghiệm của Trường Đại học Nông Lâm Huế. Thí nghiệm được thiết kế theo phương pháp phân lô ngẫu nhiên (3 lô thí nghiệm) theo nguyên tắc đồng đều.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: " ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN PROTEIN TRONG THỨC ĂN TINH ĐẾN LƯỢNG ĂN VÀO, TỶ LỆ TIÊU HÓA VÀ TĂNG TRỌNG Ở BÒ THNT"

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 52, 2009 ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN PROTEIN TRONG THỨC ĂN TINH ĐẾN LƯỢNG ĂN VÀO, TỶ LỆ TIÊU HÓA VÀ TĂNG TRỌNG Ở BÒ THNT Đinh Văn Dũng Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Nguyễn Xuân Bả Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế TÓM TẮT Thí nghiệm được thực hiện trên 12 bò Vàng Việt Nam tuổi từ 10 - 12 tháng với khối lượng 88,3 kg (± 3,3 kg) tại Trại thí nghiệm của Trường Đại học Nông Lâm Huế. Thí nghiệm được thiết kế theo phương pháp phân lô ngẫu nhiên (3 lô thí nghiệm) theo nguyên tắc đồng đều. Tất cả bò thí nghiệm được ăn cỏ tự nhiên với lượng 1,25% (so với khối lượng bò) vào ban ngày, rơm tự do vào ban đêm và 1% (khối lượng bò) là thức ăn tinh bao gồm cám gạo, bột sắn, bột ngô, rỉ mật, u rê và nguồn thức ăn giàu đạm: bột cá (lô 1), bột đậu nành (lô 2) hoặc khô dầu lạc (lô 3). Tỷ lệ các thành phần có khác nhau nhỏ giữa các hỗn hợp thức ăn tinh ở các lô thí nghiệm nhằm đảm bảo hàm lượng protein thô trong thức ăn tinh là 15%. Kết quả cho thấy không có sự sai khác thống kê giữa các lô thí nghiệm về lượng thức ăn thu nhận, tỷ lệ tiêu hóa các thành phần dinh dưỡng kh u phần và tăng trọng của bò (P>0,05). Kết quả thí nghiệm đã tạo cơ hội lựa chọn cho người nông dân về nguồn thức ăn giàu protein để nuôi bò thịt trong từng điều kiện khác nhau của các địa phương. I. Đặt vấn đề Chăn nuôi bò thịt đóng vai trò quan trọng trong hệ thống sản xuất nông nghiệp và đời sống nông hộ ở nước ta. Tổng đàn bò và sản lượng thịt đã không ngừng tăng lên trong những năm gần đây. Năm 2007, cả nước có 6,72 triệu con, tăng 3,29% so với năm 2006, sản lượng thịt bò tăng 9,66%/năm trong giai đoạn từ 2001 đến 2006 (Viện Chăn nuôi, 2007). Tuy vậy, sản lượng thịt bò còn quá thấp so với nhu cầu, bình quân thịt bò tiêu thụ mới đạt 1,7 kg hơi/đầu người/năm (Cục Chăn nuôi, 2006). Ngành chăn nuôi trâu bò nước ta đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức lớn như giá thành sản phNm cao, bò tăng trọng chậm, năng suất chăn nuôi thấp (Nguyễn Xuân Bả, 2006). Phương thức chăn nuôi bò của các nông hộ ở vùng đồng bằng chủ yếu là chăn thả hoặc chăn dắt vào ban ngày và bổ sung thêm rơm lúa khi bò về chuồng vào ban đêm. Thức ăn tinh dùng để nuôi bò thịt thường là cám gạo, bột ngô và bột sắn với mức khoảng 1-2 kg/ngày (Ba và cs, 2005) và nguồn thức ăn giàu protein trong khNu phần bò thịt chưa được người dân quan tâm nhiều. Nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng bò được nuôi dưỡng bằng 37
  2. thức ăn thô xanh có tỉ lệ tiêu hóa thấp và đã đạt được tăng trọng đáng kể khi bổ sung thêm thức ăn giàu năng lượng và protein (Hennessy và Murrison, 1982; Lee và cs, 1987; Hennessy và cs, 1995). Hơn nữa, khi tăng lượng thức ăn tinh trong khNu phần có thể rút ngắn thời gian vỗ béo và làm tăng lợi nhuận. Ba và cs (2008) cho biết tăng lượng hỗn hợp thức ăn tinh trong khNu phần bò Vàng sinh trưởng từ 0,33 lên 1,98% so với khối lượng cơ thể bò đã làm tăng tuyến tính mức tăng trọng và hiệu quả kinh tế. Để cải thiện dinh dưỡng cho bò thịt, việc sử dụng các nguồn thức ăn giàu protein là rất cần thiết. Tuy vậy, việc sử dụng nguồn protein nào là vấn đề cần quan tâm. Xuất phát từ vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này. Giả thuyết của nghiên cứu là các nguồn protein khác nhau trong thức ăn tinh để nuôi bò thịt có ảnh hưởng đến tăng trọng và hiệu quả chăn nuôi. II. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Thiết kế thí nghiệm và quản lý nuôi dưỡng Thí nghiệm được thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu vật nuôi Thủy An, Trường Đại học Nông Lâm Huế từ ngày 21/01/2008 đến 21/04/2008 (92 ngày) trên 12 bò đực giống bò Vàng Việt Nam với độ tuổi khoảng 10 - 12 tháng, khối lượng trung bình 88,3 ± 3,3 kg. Bò được phân lô theo nguyên tắc đồng đều vào 3 lô thí nghiệm tương ứng với 3 nguồn protein trong thức ăn tinh. Sơ đồ bố trí thí nghiệm được trình bày ở bảng 1. Bảng 1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm Lô thí nghiệm Chỉ tiêu Lô 1 Lô 2 Lô 3 Nguồn protein trong thức ăn tinh Bột cá Bột đậu tương Khô dầu lạc Số bò (con) 4 4 4 Khối lượng bò (kg) 88,6 ± 5,0 88,5 ± 4,9 87,9 ± 8,5 Thức ăn tinh cho ăn (% khối lượng 1 1 1 cơ thể) Cỏ tự nhiên (% khối lượng cơ thể) 1,25 1,25 1,25 Rơm lúa Tự d o Tự d o Tự d o Tảng đá liếm khoáng Tự d o Tự d o Tự d o Bò được nuôi cá thể trong ô chuồng riêng có máng ăn, máng uống và được tNy nội ngoại ký sinh trùng, tiêm vắc xin phòng bệnh tụ huyết trùng, bệnh lở mồm long móng trước khi đưa vào theo dõi thí nghiệm 15 ngày. Bò được cho ăn cỏ tự nhiên vào ban ngày, chia làm hai bữa lúc 07 giờ 30 phút và 13 giờ 15 phút; rơm lúa được cho ăn tự do vào ban đêm từ 18 giờ 30 phút đến 07 giờ 00 phút sáng hôm sau. Thức ăn tinh được trộn đều các loại nguyên liệu với nhau trước khi cho ăn và cho bò ăn 3 bữa/ngày, vào lúc 07 giờ 15 phút, 13 giờ 00 phút và 16 giờ 30 phút. Lượng thức ăn dư thừa sẽ được thu lại và cân vào lúc 06 giờ 00 phút sáng hôm sau. Luợng thức ăn tinh bổ sung và lượng cỏ cho ăn được điều chỉnh hàng tuần sau khi cân bò để đảm bảo tỷ lệ cho ăn 38
  3. 1% đối với thức ăn tinh và 1,25% đối với cỏ tự nhiên tính theo khối lượng cơ thể của từng con. Tất cả bò được cung cấp tảng đá liếm khoáng và nước uống tự do trong suốt thời gian thí nghiệm. Thức ăn tinh của từng lô được phối trộn trên các nguyên liệu sẵn có và theo các công thức nhất định, đảm bảo tỷ lệ protein thô khoảng 15%. Công thức phối trộn thức ăn tinh ở các lô thể hiện ở bảng 2. Bảng 2: Thành phần và giá trị dinh dưỡng của các hỗn hợp thức ăn tinh Thức ăn tinh lô Thức ăn tinh lô Thức ăn tinh lô Loại thức ăn 1 2 3 Cám gạo 40 43 42 Bột ngô 11 10 10 Bột sắn 28 24 24 Bột cá 8 - - Bột đậu tương - 10 - Khô dầu lạc - - 11 Rỉ mật 10 10 10 Urê 2 2 2 M uối 1 1 1 Giá trị dinh dưỡng của thức ăn Vật chất khô (%) 82,99 83,72 83,55 Chất hữu cơ (% VCK) 88,20 88,75 88,99 Protein thô (%VCK) 14,72 15,06 14,72 NDF (%VCK) 31,95 36,56 35,55 Thí nghiệm kéo dài 92 ngày, lượng ăn vào được theo dõi hàng ngày bằng cách cân lượng thức ăn cho ăn và lượng dư thừa. Bò thí nghiệm được cân từ 7 giờ 00 đến 7 giờ 30 (trước khi cho ăn) và cân hàng tuần. Tăng trọng được tính toán theo phương trình hồi quy. Tỷ lệ tiêu hóa khNu phần được xác định từ ngày 21 đến ngày 27 (giai đoạn 1) và từ ngày 42 đến ngày 48 (giai đoạn 2) của thí nghiệm. Mẫu thức ăn cho ăn và dư thừa được thu hàng ngày, được sấy khô và bảo quản cho phân tích hóa học. Phân được thu ngay sau khi gia súc thải ra và cân xác định khối lượng trong ngày. Cuối mỗi ngày được trộn đều, lấy mẫu phụ khoảng 5% và bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ -200C. Cuối giai đoạn thí nghiệm tiêu hóa phân được trộn đều theo từng gia súc và sấy khô ở nhiệt độ 600C cho phân tích thành phần hóa học. Tất cả mẫu phân được nghiền qua lỗ sàng 1 mm ở máy nghiền (Retsche, Germany). 39
  4. 2.2. Phân tích hóa học Mẫu thức ăn, phân được phân tích vật chất khô (VCK), ni tơ tổng số, khoáng tổng số theo AOAC (1990). Protein thô được tính toán bằng công thức N x 6,25. Xơ trung tính (NDF) được xác định theo Van Soest et al. (1991). 2.3. Xử lý số liệu Số liệu được xử lý bằng phần mềm MINITAB version 14.0 theo phương pháp phân tích ANOVA. III. Kết quả và thảo luận 3.1. Ảnh hưởng của nguồn protein trong thức ăn tinh đến lượng thức ăn ăn vào của bò Lượng thức ăn ăn vào là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá giá trị của các loại thức ăn. Thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, có tính ngon miệng cao sẽ được gia súc thu nhận nhiều hơn. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của các nguồn protein khác nhau trong thức ăn tinh đến lượng thức ăn ăn vào của bò được trình bày ở bảng 3. Bảng 3: Lượng thức ăn ăn vào của bò ở các lô thí nghiệm (kgVCK/con/ngày) Lô thí nghiệm Chỉ tiêu SEM p Lô 1 Lô 2 Lô 3 R ơm 1,36 1,38 1,36 0,036 0,886 Cỏ 1,04 1,01 1,02 0,037 0,872 Tổng thức ăn thô 2,40 2,39 2,37 0,067 0,916 Thức ăn tinh 0,94 0,93 0,98 0,081 0,916 Tổng TĂ /ngày 3,34 3,32 3,35 0,134 0,987 kgVCK/100P/ngày 3,16 3,20 3,23 0,090 0,847 Qua bảng 3 cho thấy, tổng lượng thức ăn ăn vào của bò ở các lô thí nghiệm tương đương nhau từ 3,32 kg VCK/con/ngày (lô 2) đến 3,35 kgVCK/con/ngày (lô 3) và không có sự sai khác có ý nghĩa về thống kê (p>0,05). 3.2. Ảnh hưởng của các nguồn protein trong thức ăn tinh đến tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong kh u phần Cùng với lượng thức ăn ăn vào, tỷ lệ tiêu hóa của thức ăn được coi là yếu tố then chốt đảm bảo cho năng suất chăn nuôi tăng cao. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của các nguồn protein trong thức ăn tinh đến tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong khNu phần ở các lô thí nghiệm được trình bày ở bảng 4. 40
  5. Bảng 4: Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong kh u phần (%) Lô thí nghiệm Chỉ tiêu SEM P Lô 1 Lô 2 Lô 3 Vật chất khô 65,71 62,91 65,08 1,753 0,508 Chất hữu cơ 62,59 65,97 68,00 2,822 0,408 Protein thô 68,65 68,57 70,73 1,680 0,596 NDF 64,17 57,29 64,30 2,977 0,218 Qua bảng 4 cho thấy tỷ lệ tiêu hóa chất khô khNu phần ở các lô thí nghiệm trong khoảng 62,91% đến 65,71%, tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ là từ 62,59 đến 68%, tỷ lệ tiêu hóa protein từ 68,57 đến 70,73% và tỷ lệ tiêu hóa NDF từ 57,29 đến 64,3%. Khi sử dụng các nguồn protein khác nhau trong thức ăn tinh bổ sung cho bò đã không ảnh hưởng có ý nghĩa đến tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong khNu phần (p>0,05). Với tỷ lệ tiêu hóa protein như trên thì lượng protein tiêu hóa ăn vào và chất hữu cơ tiêu hóa ăn vào ở lô 1, lô 2, lô 3 lần lượt tương ứng là 0,27; 0,27 và 0,28 kg/con/ngày và 1,72; 1,94 và 2,02 kg/con/ngày. Kết quả đánh giá tỷ lệ tiêu hóa các thành phần dinh dưỡng khNu phần trong thí nghiệm này là khá cao có lẽ do bò thí nghiệm ở độ tuổi có tốc độ sinh trưởng cao (10-12 tháng tuổi) và lượng thức ăn tinh sử dụng ở mức thấp (1% so với khối lượng cơ thể bò) nên đã có ảnh hưởng xúc tác đến lượng ăn vào và tỷ lệ tiêu hóa so với khNu phần 100% là thức ăn xơ thô. Ba và cs (2008a) cho biết khi tăng lượng bột sắn trong khNu phần từ 0 - 2,21 kg/con/ngày cho bò nuôi bằng khNu phần cơ bản là rơm lúa và cỏ đã làm tăng tuyến tính tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ từ 56,5% đến 67,2% và tỷ lệ tiêu hóa NDF giảm từ 62,3% xuống còn 41,3%. Một thí nghiệm khác đánh giá ảnh hưởng của các mức hỗn hợp thức ăn tinh từ 0 – 2,45 kg/con/ngày cho bò Vàng nuôi bằng rơm và cỏ cho biết tăng lượng thức ăn tinh đã làm tăng tuyến tính tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ từ 51,2- 60,5% và tỷ lệ tiêu hóa NDF giảm từ 56,2% xuống còn 46,4% (Ba và cs, 2008b). 3.3. Ảnh hưởng của các nguồn protein trong thức ăn tinh đến tăng trọng, tiêu tốn và chi phí thức ăn Kết quả đánh giá ảnh hưởng của các nguồn protein khác nhau trong thức ăn tinh đến tăng trọng, tiêu tốn và chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng của bò được trình bày ở bảng 5. Bảng 5: Tăng trọng, tiêu tốn và chi phí thức ăn của bò ở các lô thí nghiệm Lô thí nghiệm Chỉ tiêu SEM p Lô 1 Lô 2 Lô 3 Khối lượng bò bắt đầu thí nghiệm (kg) 88,6 88,5 87,9 6,376 0,996 Khối lượng bò kết thúc thí nghiệm (kg) 120,3 116,3 118,4 6,810 0,918 Tăng trọng (g/con/ngày) 344 302 332 28,09 0,570 Tiêu tốn thức ăn (kg/kg tăng trọng) 10,7 12,2 10,2 0,519 0,059 Chi phí thức ăn (đồng/kg tăng trọng) 24138 26803 24118 2132 0,609 41
  6. Qua bảng 5 cho thấy, khối lượng của bò lúc bắt đầu thí nghiệm có độ đồng đều cao. Sau 92 ngày thí nghiệm khối lượng bò ở lô 1 cao nhất với 120,3 kg, thấp nhất là ở lô 2 chỉ với 116,3 kg. Tuy nhiên, sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tăng trọng của bò ở lô 1 cao nhất với 344 g/con/ngày, tiếp đến là lô 3 với 332 g/con/ngày, tăng trọng thấp nhất là ở lô 2 chỉ với 302 g/con/ngày. Tiêu tốn thức ăn dao động từ 10,2 (lô 3) đến 12,2 kg thức ăn/kg tăng trọng (lô 2), chi phí thức ăn cho cho 1 kg tăng trọng thấp nhất là lô 3, cao nhất là ở lô 2. Tuy vậy, các sự sai khác này là không có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05). Tăng trọng của bò trong thí nghiệm này là thấp và chi phí thức ăn cho tăng trọng còn cao do thời gian chúng tôi triển khai thí nghiệm đúng vào dịp rét đậm, rét hại vào cuối năm 2007 và đầu năm 2008 nên năng lượng cho duy trì đã tăng lên. Ba và cs (2008b) cho biết ảnh hưởng của các mức hỗn hợp thức ăn tinh từ 0 - 2,45 kg/con/ngày cho bò Vàng nuôi bằng rơm và cỏ đã làm tăng tuyến tính mức tăng trọng của bò (LWG = 0,19 (+ 0,026) + 0,29 (+ 0,021) CI (R2 = 0,916; p0,05). Cần có các nghiên cứu về ảnh hưởng của các nguồn thức ăn giàu protein trong khNu phần vỗ béo bò thịt đến năng suất và chất lượng thịt. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. AOAC, Official Methods of Analysis, 15th edn. Association of Official Analytical Chemists, Arlington, Virginia, 1990. 2. Nguyễn Xuân Bả, Đánh giá khả năng sử dụng cây dâu tằm (Morus alba), cây dâm bụt (Hibiscus Rosa Sinensi) làm thức ăn cho gia súc nhai lại ở miền Trung, Việt Nam, Luận án tiến sĩ Nông Nghiệp, 2006. 3. Ba, N. X., L. D. Ngoan, C. M. Gloag and P. T. Doyle, Feed resources for cattle in Quang Ngai, south central Vietnam, Proceedings of AHAT/BSAS International 42
  7. conference: Integrating systems to meet the challenges of globalisation, Vol 2 (2005), P4 . 4. Ba, Nguyen Xuan, Nguyen Huu Van, Le Duc Ngoan, Clare M. Leddin & Peter T. Doyle, Amount of cassava powder fed as a supplement affects feed intake and live weight gain in Laisind cattle in Vietnam, Asian-Australasian Journal of Animal Science, Vol. 21, No.8, (2008a), 1143-1150. 5. Ba, N. X., N. H. Van, L. D. Ngoan, C. M. Leddin and P. T. Doyle, Effects of amount of concentrate supplement on forage intake, diet digestibility and live weight gain in yellow cattle in Vietnam, Asian-Aust. J. Anim. Sci. 20, 2008b. 6. Cục chăn nuôi, Báo cáo tình hình chăn nuôi giai đoạn 2001-2005 và định hướng phát triển thời kỳ 2006-2015, Hà Nội, 2006. 7. Hennessy, D. W. and R. D. Murrison, Cottonseed meal and molasses as sources of protein and energy for cattle offered low quality hay from pastures of the north coast of New South Wales, Aust. J. Expt. Agric. Anim. Husb. 22 (1982), 140-146. 8. Hennessy, D. W., P. J. Kohun, P. J. Williamson, D. A. Brown and J. V. Nolan, The effect of nitrogen and protein supplementation on feed intake, growth and digestive function of steers with different Bos indicus, Bos taurus genotypes when fed a low quality grass hay, Aust. J. Agric Res. 46 (1995), 1121-1136. 9. Lee, G. J., D. W. Hennessy, J. V. Nolan and R. A. Leng, Responses to nitrogen and maize supplements by young cattle offered a low-quality pasture hay, Aust. J. Agric. Res. 38 (1987), 195-207. 10. Vũ Văn Nội, Phạm Kim Cương, Đinh Văn Tuyền, Nguyễn Văn Vinh, Nghiên cứu sử dụng các nguồn thức ăn sẵn có để vỗ béo bò nâng cao khả năng cho thịt và hiệu quả kinh tế, Báo cáo khoa học tại Hội nghị khoa học Bộ Nông nghiệp và PTNT, tháng 6/1999, phần dinh dưỡng và thức ăn. 11. Van Soest, P.J., J. B. Robertson and B. A. Lewis, Methods for dietary fibre, neutral detergent fibre and non-starch polysaccharide in relation to animal nutrition, J. Dairy Sci. 74 (1991), 3583-3597. 12. Viện Chăn nuôi, Hội nghị đ y mạnh sản xuất, chế biến, bảo quản thức ăn thô xanh phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ, Hà Nội, 18-19/12/2007. 43
  8. EFFECTS OF PROTEIN SOURCES IN MIXED CONCENTRATE ON FEED INTAKE, DIGESTIBILITY AND LIVEWEIGHT GAIN OF BEEF CATTLE Dinh Van Dung College of Padagogy, Hue University Nguyen Xuan Ba College of Agriculture and Forestry, Hue University SUMMARY A feeding experiment was conducted to test the hypothesis that growth rates of cattle given differrent protein sources in concentrate would be different. Twelve Vietnamese Yellow cattle, 10-12 months old with an average liveweight of 88,3 kg (± 3,3 kg) were allocated into three treatments: a basal diet of native grass fed at 1,25% of BW and rice straw fed ad libitum and supplemented with 1% of BW of mixed concentrate consisted of different protein sources (fish meal, soyabean powder or groundnut cake). The crude protein content in supplement was 15%. There was no significant difference (P>0,05) in the total feed intake, apparent digestibility of organic matter or crude protein or in digestibility of neutral detergent fibre or liveweight gain between treatments. It was concluded that in beef cattle diet with the limited amount of mixed concentrate (below 1% of BW) and the low crude protein content, the protein sources would not effect the growth rate of cattle. 44
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2