intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI SÔNG TIÊM ĐỐI VỚI SẢN XUẤT LÚA NƯỚC Ở HUYỆN HƯƠNG KHÊ, TỈNH HÀ TĨNH"

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

94
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vùng hạ lưu sông Tiêm có tiềm năng lớn cho phát triển nông nghiệp nói chung và trồng lúa nói riêng. Trong mấy chục năm qua, vùng đất này sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả không cao và mất mùa liên tục mà nguyên nhân chủ yếu là do thiếu nước tưới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: " ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI SÔNG TIÊM ĐỐI VỚI SẢN XUẤT LÚA NƯỚC Ở HUYỆN HƯƠNG KHÊ, TỈNH HÀ TĨNH"

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 50, 2009 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI SÔNG TIÊM ĐỐI VỚI SẢN XUẤT LÚA NƯỚC Ở HUYỆN HƯƠNG KHÊ, TỈNH HÀ TĨNH Đinh Nho Hảo Trường THPT Lê Hữu Trác, Hà Tĩnh Hà Văn Hành Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế TÓM TẮT Vùng hạ lưu sông Tiêm có tiềm năng lớn cho phát triển nông nghiệp nói chung và trồng lúa nói riêng. Trong mấy chục năm qua, vùng đất này sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả không cao và mất mùa liên tục mà nguyên nhân chủ yếu là do thiếu nước tưới. Xây dựng công trình thuỷ lợi sông Tiêm đã mang lại sự thay đổi to lớn về sản xuất nông nghiệp. Bài báo này nhằm đánh giá hiệu quả của công trình thuỷ lợi sông Tiêm đối với sản xuất lúa nước. I. Đặt vấn đề Để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, hiện nay trên nhiều địa bàn của đất nước đã có những công trình thủy lợi ra đời. Trong số này, có những công trình thủy lợi đã phát huy tốt vai trò của mình và thậm chí còn đem lại hiệu quả ngoài mong đợi. Tuy nhiên, không ít công trình bộc lộ nhiều yếu kém và hiệu quả đạt được không cao. Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả của một công trình thủy lợi, từ đó khẳng định cho sự tồn tại và phát triển của nó là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay. II. Nội dung 2.1. Giới thiệu khái quát công trình thủy lợi sông Tiêm Công trình thuỷ lợi sông Tiêm được xây dựng ở phía Đông Nam của xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tĩnh Hà Tĩnh (sông Tiêm là một phụ lưu của sông Ngàn Sâu). Công trình này được khởi công vào năm 1995 và hoàn thành vào năm 1996. Khu vực hưởng lợi dự án gồm 1 thị trấn và 7 xã là: thị trấn Hương Khê và các xã Hương Bình, Hương Long, Gia Phố, Phú Gia, Hương Vĩnh, Hương Xuân, Phú Phong. Diện tích tích được tưới là 30.445,16 ha, dân số trong vùng là 106.235 người (năm 2006). Công trình được xây dựng với số vốn đầu tư là 76.843 triệu đồng, bao gồm cả đập chính và hệ thống kênh mương dài 37,9 km. Từ khi đưa vào sử dụng công trình này đã mang lại nhiều hiệu quả rõ rệt. Trong khuôn khổ của bài báo này, chúng tôi chỉ đề cập đến hiệu quả kinh tế của cây lúa nước trước và sau khi có công trình thuỷ lợi này. 51
  2. 2.2. Đánh giá hiệu quả của công trình thủy lợi sông Tiêm đối với sản xuất lúa nước 2.2.1. Đánh giá hiệu quả tăng lên về diện tích, năng suất và sản lượng Ở đây chúng tôi muốn so sánh hiệu quả về diện tích, năng suất và sản lượng lúa trước và sau khi có công trình thuỷ lợi Bảng 1: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa qua một số thời kỳ Trước khi có Sau khi có công trình So sánh hiệu quả Các chỉ tiêu công trình thủy thủy lợi một số năm lợi (năm 1994) 2000 2006 2000/1994 2006/1994 Diện tích (ha) 2.295 2.442 2.565,85 147 270,85 Năng suất (tạ/ha) 25,70 29,40 36,77 3,70 11,07 Sản lượng (tấn) 5.898,15 7.179,48 9.434,63 1.281,70 3.536,48 (Nguồn: Phòng Thống kê huyện Hương Khê 2006) Qua bảng 1 cho thấy, từ khi công trình đi vào hoạt động diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng lúa đều tăng, cụ thể là: - Diện tích gieo trồng lúa năm 2000 và năm 2006 so với năm 1994 tăng tương ứng là 147 ha và 270,85 ha. - Năng suất lúa năm 2000 và năm 2006 so với năm 1994 tăng tương ứng là 3,7 tạ/ha và 11,07 tạ/ha. - Sản lượng lúa năm 2000 và năm 2006 so với năm 1994 tăng tương ứng là 1.281,7 tấn và 353,6 tấn. 2.2.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây lúa nước a. Các chỉ tiêu xác định hiệu quả kinh tế: Hiệu quả sản xuất của một cây trồng nói chung phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó hai yếu tố cơ bản là năng suất và giá cả thị trường của loại nông sản. Năng suất cây trồng chủ yếu phụ thuộc vào giống, đầu tư thâm canh, các yếu tố thời tiết, mức độ thích nghi của đất. Việc đánh giá hiệu quả sản xuất lúa ở đây được căn cứ vào hiệu quả trước khi có hồ thuỷ lợi và sau khi có hồ thuỷ lợi. Các chỉ tiêu dùng để xác định hiệu quả kinh tế bao gồm.: Tổng giá trị sản xuất thu được (GO): Là tổng thu nhập của mô hình hay loại hình sử dụng đất nào đó. Công thức tính là: GO = ∑Qi * Pi, trong đó: Qi là khối lượng sản phNm thứ i; Pi là giá của sản phNm thứ i. - Chi phí trung gian (IC): Là chi phí cho một đơn vị sản xuất, trong một khoảng thời gian. Ở đây, nó bao gồm những chi phí vật chất và dịch vụ cho sản xuất mà chưa kể công lao động và chưa trừ khấu hao. 52
  3. - Giá trị gia tăng (VA): Là giá trị tăng thêm so với chi phí sản xuất bỏ ra (chưa kể khấu hao tài sản cố định). Công thức tính như sau: VA = GO – IC - Chi phí công lao động (CL): Là tổng số ngày công lao động phải bỏ ra từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc mùa vụ trên một đơn vị diện tích trong một khoảng thời gian nào đó (thường là 1 năm). Loại chi phí này bao gồm: Công gieo trồng, công chăm sóc, thu hoạch…, nó tuỳ thuộc vào mức độ đầu tư thâm canh. - Giá trị ngày công (VC): Bằng phần giá trị gia tăng (VA) chia cho tổng số ngày công lao động (CL). Công thức tính: VC = VA/CL - Hiệu suất đồng vốn (HS): Chỉ tiêu này phản ánh trong một năm hoặc một chu kỳ sản xuất một đồng chi phí trung gian tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng. Nói cách khác, đây là tỷ số giữa giá trị gia tăng và chi phí trung gian. Công thức tính là: HS =VA/IC. - Thu nhập thuần: Được xác định bằng cách lấy sản lượng (kg) nhân với đơn giá lúa (đồng/kg) tương ứng của các năm. - Lợi nhuận (Pr): Là phần thu được sau khi trừ đi toàn bộ chi phí (TC), bao gồm chi phí vật chất, các dịch vụ cho sản xuất, công lao động và khấu hao tài sản cố định. Công thức tính: Pr + GO – TC b. Hiệu quả kinh tế của việc trồng lúa trước và sau khi có hồ thuỷ lợi: Để biết được hiệu quả của việc trồng lúa trước và sau khi có công trình, chúng ta phải điều tra đơn giá các nguồn vốn đầu tư cho sản xuất. Bảng 2: Đơn giá vật tư và sản ph m trước và sau khi có công trình thuỷ lợi Số Chi phí qua các năm TT Nguồn vốn đầu tư lượng 1994 2000 2006 Giống (kg) 1 1 3.000 4.000 5.000 Đạm (kg) 2 1 2.000 2.100 5.000 3 Lân (kg) 1 700 1.100 1.500 Phân chuồng (tấn) 4 1 10.000 20.000 35.000 Thuốc trừ sâu (đồng) 5 200.000 300.000 400.000 6 Vôi (kg) 1 400 700 1.200 Công làm đất (đồng) 7 700.000 1.000.000 1.200.000 Chăm sóc, thu hoạch (công) 8 1 10.000 11.000 20.000 Thuỷ lợi phí, thuế (đồng) 9 480.000 630.000 750.000 (Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả) Sau khi biết đơn giá các chi phí cần thiết cho sản xuất, chúng tôi tính lợi nhuận trên 1 ha trồng lúa và trên toàn bộ diện tích trước và sau khi có công trình thuỷ lợi. 53
  4. Bảng 3: Hiệu quả kinh tế của 1 ha lúa trước và sau khi có hồ thuỷ lợi Chi phí qua các năm Số Trước khi Sau khi có công trình TT Nguồn vốn đầu tư lượng có công trình thủy lợi 1994 2000 2006 Giống (kg) 1 100 300.000 400.000 500.000 Đạm (kg) 2 120 240.000 252.000 600.000 3 Lân (kg) 400 280.000 440.000 600.000 Phân chuồng (tấn) 4 50 500.000 1.000.000 1.750.000 Thuốc trừ sâu (đồng) 5 200.000 300.000 400.000 6 Vôi (kg) 200 80.000 140.000 240.000 Công: Làm đất (đồng) 7 700.000 1.000.000 1.200.000 Chăm sóc, thu hoạch (công) 8 135 1.350.000 1485.000 2.700.000 Thuỷ lợi phí, thuế (đồng) 9 480.000 630.000 750.000 Tổng chi phí 4.054.000 5.546.000 8.627.000 Thu nhập thuần 4.112.000 6.174.000 9.192.500 58.000 628.000 565.000 Lợi nhuận (Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả) Việc tính toán thu nhập thuần của các năm 1994, 2000 và 2006 được thực hiện bằng cách lấy sản lượng (kg) nhân với đơn giá lúa tương ứng của các năm là: 1.600đồng/kg, 2.100 đồng/kg, 2.500 đồng/kg. Từ bảng 3 cho thấy, trước khi chưa có công trình thuỷ lợi, thu nhập từ 1 ha lúa là không đáng kể, chỉ 58.000 đồng/ha, nhưng khi có công trình thì hiệu quả tăng lên tương ứng trong 2 năm 2000 và 2006 là 628.000 đồng/ha và 565.000 đồng/ha. Tuy nhiên, mức thu nhập này còn thấp so với tiềm năng của vùng. Lợi nhuận thu được qua một số năm được xác định bằng cách lấy tổng giá trị thu được trừ đi toàn bộ chi phí (bao gồm chi phí vật chất, các dịch vụ cho sản xuất, công lao động và khấu hao tài sản cố định) của các năm tương ứng. Kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng 4. Bảng 4: Lợi nhuận thu được sau khi đã trừ các chi phí qua các năm Diện tích Lợi nhuận trên 1 ha (nghìn Lợi nhuận trên toàn bộ diện Năm (ha) đồng) tích (nghìn đồng) 1994 2.295,0 58 133.110 2000 2.442,0 628 1.533.576 2006 2.565,8 565 1.449.677 (Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả) Từ bảng 4 cho thấy, nhìn chung lợi nhuận thu được trên 1 ha và trên toàn bộ diện 54
  5. tích còn thấp. Tuy nhiên so sánh trước và sau khi có công trình thuỷ lợi thì sau khi có công trình thuỷ lợi lợi nhuận thu được cao hơn nhiều lần. - Lợi nhuận thu được trên 1 ha năm 2000 và năm 2006 so với năm 1994 tương ứng là 10,8 lần và 9,7 lần. - Lợi nhuận thu được trên toàn bộ diện tích năm 2000 và 2006 so với năm 1994 tương ứng là 11,5 lần và 10,1 lần. III. Kết luận Qua nghiên cứu, đánh giá hiệu quả của công trình thuỷ lợi Sông Tiêm đối với sản xuất lúa nước, bước đầu có thể rút ra một số kết luận sau: - Trước khi chưa có công trình thuỷ lợi sông Tiêm, nhìn chung, diện tích, năng suất và sản lượng lúa đều thấp. Nhưng sau khi công trình được đưa vào sử dụng thì diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng đều tăng, trong đó, thể hiện rõ rệt nhất là năng suất và lợi nhuận thu được trên một đơn vị diện tích. Sau khi công trình được đưa vào sử dụng, lợi nhuận trên toàn bộ diện tích tăng lên hơn 10 lần so với thời kỳ trước khi chưa có công trình thuỷ lợi này. Mặc dù lợi nhuận có tăng cao so với trước khi có công trình thuỷ lợi, nhưng nhìn chung, mức thu nhập của người dân còn thấp do giá cả vật tư và tiền công lao động tăng cao. Việc đánh giá hiệu quả của công trình nói chung và hiệu quả kinh tế nói riêng để khẳng định cho sự tồn tại và phát triển của công trình phải được đánh giá một cách toàn diện cả về kinh tế - xã hội cả về môi trường. Kết quả đánh giá mức độ hiệu quả của một loại hình sản xuất nông nghiệp tiêu biểu cho mục tiêu công trình cho phép chúng tôi kết luận sự tồn tại của công trình thủy sông Tiêm là hợp lý và có hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cục thống kê Hà Tĩnh, Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 1994 - 2006, Hà Nội. 2. Phạm Xuân Giang, Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế của các mô hình sản xuất nông nghiệp, Tạp chí Khoa học, trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, (2007). 3. Hà Văn Hành, Trương Đình Trọng, Đánh giá hiệu quả sản xuất nông - lâm nghiệp phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở vùng đồi núi huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình, Tuyển tập các báo cáo khoa học tại Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ II, Hà Nội, (2006), 255 - 260. 4. Phòng thống kê huyện Hương Khê, Niên giám thống kê huyện Hương Khê năm 2005, Hương Khê, 2006. 55
  6. APPRECIATE AFFECT OF IRRIGATIONAL WORK TIEM RIVER TO GROWN RICE IN HUONG KHE DISTRICT, HA TINH PROVINCE Dinh Nho Hao Le Huu Trac High school, Ha Tinh province Ha Van Hanh College of Sciences, Hue University SUMMARY The lower of Tiem river region has a potentiality agricultural development especially in the growing of rice. In recent years, the lack of water is the main cause of poor crops. The building of the irrigational work has resulted in changes in agriculture production. This article is aimed at evaluating the effect of Tiem river irrigational work on the growing of water rice in the area. 56
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2