intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " DẠY TIẾNG NGA NHƯ NGOẠI NGỮ NHẰM ĐÁP ỨNG NHU CẦU PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUỐC TẾ: KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP"

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Nguyễn Phương Hà Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

149
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay du lịch được coi là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn ở Việt Nam. Mỗi năm du lịch Việt Nam đã thu hút một lượng khách khá lớn. Tuy nhiên, làm thế nào để khách du lịch đến một lần rồi sau đó lại muốn đến mãi – đây là mộ t việc làm tương đối nan giải. Nó đòi hỏi sự cố gắng của rất nhiều ban ngành ở Việt Nam nói chung và Trường Đại học Ngoại ngữ Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) nói riêng. Bài báo nghiên ứu những khó khăn mà......

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: " DẠY TIẾNG NGA NHƯ NGOẠI NGỮ NHẰM ĐÁP ỨNG NHU CẦU PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUỐC TẾ: KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP"

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(33).2009 DẠY TIẾNG NGA NHƯ NGOẠI NGỮ NHẰM ĐÁP ỨNG NHU CẦU PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUỐC TẾ: KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP TEACHING RUSSIAN AS A FOREIGN LANGUAGE TO MEET THE DEMAND FOR INTERNATIONAL TOURISM DEVELOPMENT: PROBLEMS AND SOLUTIONS Phạm Thị Hồng – Nguyễn Ngọc Chinh Đại học Đà Nẵng TÓM T ẮT Hiện nay du lịch được coi là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn ở Việt Nam. Mỗi năm du lịch Việt Nam đã thu hút một lượng khách khá lớn. Tuy nhiên, làm thế nào để khách du lịch đến một lần rồi sau đó lại muốn đến mãi – đây là mộ t việc làm tương đối nan giải. Nó đòi hỏi sự cố gắng của rất nhiều ban ngành ở Việt Nam nói chung và Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) nói riêng. Bài báo nghiên ứu những khó khăn mà những người c phục vụ ngành du lịch và hướng dẫn viên gặp phải khi giao tiếp với khách du lịch Nga và đề ra một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học ở Khoa tiếng Nga, Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHĐN nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch quốc tế trong khu vực Miền trung – nơi tập trung hầu hết các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của Việt Nam. ABSTRACT At present tourism is considered as one of the key economic sectors in Vietnam. Each year, Vietnam's tourism has attracted a fairly large number of tourists. However, how to make tourists once coming to Vietnam want to come again and again is still a job relatively unsolvable. It requires the efforts of many departments in Vietnam in general and College of Foreign Languages - University of Da Nang in particular. This paper studies the difficulties that the service sector and tourist guides encounter when communicating with Russian tourists and proposes some solutions to improve the quality of teaching and learning in the Department of Russian, College of Foreign Languages - University of Da Nang to meet the development needs of international tourism in the Central Region with most of tangible and intangible cultural heritages in Vietnam. 1. Đặt vấn đề Những năm gần đây , một trong các ngành kinh tế được coi là phát triển nhanh nhất, phải nói tới du lịch . Nếu như năm 1995, số khách nước ngoài vào Việt Nam khoảng một triệu ba trăm ngàn thì mười năm sau , 2005, con số này là ba triệu hai trăm ngàn, tức tăng gấp hai lần rưỡi . Tuy nhiên, một điều gây quan ngại cho các n hà làm du lịch là số khách quay trở lại Việt Nam không nhiều . Một báo cáo mới đây của Tổng cục Du lịch Việt Nam chỉ ra rằng, một trong những nguyên nhân chính đó là do trình độ ngoại ngữ của đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch và hướng dẫn viên quốc tế ở Việt Nam còn yếu. Để đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng phát triển và để thu hút ngày càng nhiều 166
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(33).2009 khách du lịch đến Việt Nam, chúng ta, những cán bộ giảng dạy ngoại ngữ, phải tìm ra những khó khăn còn tồn đọng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ (tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung, Nhật, …) như một phương tiện hoàn hảo để giao tiếp và truyền tải thông tin. Trong bài viết này , chúng tôi s đề cập các v ấn đề sau: (Trường hợp giảng dạy ẽ tiếng Nga như một ngoại ngữ phục vụ hoạt động du lịch) - Những khó khăn tồn đọng trong quá trình dạy và học ngoại ngữ như một phương tiện giao tiếp hàng ngày và phương tiện truyền tải thông tin về văn hoá, lịch sử. - Những giải pháp tối ưu nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ. 2. Khó khăn Theo một số nhận xét của khách du lịch (feedbacks), phần đa sinh viên ngoại ngữ (tiếng Nga) làm nghề các hướng dẫn viên du lịch quốc tế ở Việt Nam có những yếu kém sau: 1) Khả năng giao tiếp kém, do các nguyên nhân sau: a) Phát âm chưa chuẩn xác: Có sự chuyển di tiêu cực từ tiếng Việt sang khi phát âm một số từ tiếng Nga có âm “ж”, “щ”, “ш”, “р”, v.v… b) Ngữ điệu chưa chuẩn xác: có sự chuyển di tiêu cực từ tiếng mẹ đẻ sang. c) Các cấu trúc lời nói chưa chuẩn mực, thường nghĩ gì nói nấy. d) Lời nói chưa biểu cảm. 2) Tâm lí giao tiếp kém, thiếu thực tế, kém tự tin trong ứng xử tình huống. 3) Kiến thức về lịch sử, địa lý, văn hoá, v.v. .. còn yếu kém. 4) Chưa hiểu biết tốt đặc điểm tâm lý của khách du lịch đến từ Nga hoặc các nước nói tiếng Nga, đôi khi gây cho khách những cú sốc (shock) văn hoá. 3. Giải pháp Trên cơ sở một số yếu kém kể trên, các tác giả bài báo đề xuất một số giải pháp nhằm n âng cao ch ất lượn g dạy và h ọ c tiếng Ng a n h ư mộ t ngoại ngữ nh ằm đ áp ứng những yêu cầu đặt ra của ngành Du lịch quốc tế trong giai đoạn hiện nay như sau: 3.1. Dạy phát âm chuẩn mực Để dạy phát âm đạt hiệu quả, nên cân nhắc những bước cơ bản dưới đây: a) Trình diễn âm - Показ 1. Giới thiệu âm riêng biệt (Ví dụ âm /a/) bằng cách đọc to, rõ và chuẩn âm đó lên 2-3 lần để người học nhận biết. 2. Đọc âm đó khi đặt trong một hoặc nhiều từ cụ thể: мама, папа, брат, trong tiếng Nga. Đối chiếu âm đó với một hay nhiều âm tương tự có thể dễ gây nhầm lẫn. Ví dụ: cтол - стола/ сок - собака 3. Viết từ đó lên bảng. 167
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(33).2009 4. Giải thích cách phát ra của âm đó - bằng hình ảnh hoặc âm thanh. 5. Yêu cầu sinh viên trong lớp phát âm đồng thanh lại âm đó 2-3 lần. 6. Yêu cầu từng sinh viên một phát âm lại âm đó cho chuẩn. b) Thực hành âm - Практика 1. Giải thích âm cho sinh viên hiểu cách đọc của âm đó. Ví dụ: /a/ - là nguyên âm, khi phát âm, không có vật cản. 2. Đưa ra bài tập thực hành: • Khi âm nằm trong một từ: Ví dụ: âm /a/ trong từ соб/а/ка; /a/ trong дом/а/шнее • Khi âm ằm trong một nhóm từ hoặc cụm từ: âm n зад/а/ние; с/а/д – • Khi âm ằm trong nhóm so sánh đối chiếu: âm /a/ khi đối chiếu n с/а/бака; • Khi âm nằm trong câu đầy đủ: âm /a:/ trong câu “Мама приехала.” • Khi âm nằm trong một đoạn hội thoại. Ví dụ: Aнна: Антон! Антон! Иди сюда. Антон: Иду. Что там делаешь? 3. Tạo cho học viên cơ hội thực hành phát âm một cách đa dạng - ở các tốc độ, cấp độ to nhỏ và hoàn cảnh khác nhau. 4. Yêu cầu sinh viên tập đọc các bài hội thoại có sử dụng âm đó. 5. Yêu cầu sinh viên tự sửa lỗi sai nếu mắc phải. c) Sử dụng âm - Испозование в речи Cho sinh viên đi thực hành giao tiếp với người nước ngoài, nếu có. 3.2. Dạy giao tiếp chuẩn mực Chúng ta đều biết mục đích chính của việc học ngoại ngữ là để giao tiếp trong cuộc sống. Thế nhưng môi trường lớp học trong Khoa, Trường rất khó phát huy đư ợc khả năng giao tiếp của sinh viên. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng trên, nhưng một trong số những nguyên nhân đó là môi trường học tập không mang tính sáng tạo, dẫn đến việc không kích thích và phát triển được các kỹ năng học tập cũng như giao tiếp của sinh viên. Dưới đây là một số đề xuất để có thể tạo ra một môi trường học tập ngoại ngữ sáng tạo, phát triển được các kỹ năng cần thiết cho sinh viên. Trước hết, hãy để cho sinh viên tự khám phá những thông tin cần thiết xung quanh họ. Giáo viên có thể để họ lên thư viện, lên mạng hay nói chuyện trao đổi thông tin với nhau hoặc trực tiếp với giáo viên để thu thập được những thông tin đời sống cần thiết. Nếu các nguồn thông tin ở trường không đủ, giáo viên có thể tổ chức cho sinh viên nghiên c ngoài phạm vi trường học. Tro ng một lớp học khuyến khích tư duy ứu sáng tạo thì kỹ năng tìm kiếm thông tin còn quan trọng hơn việc sinh viên đã biết hay chưa biết thông tin đó. Chính vì thế mà giờ đây, vai trò của người giáo viên không còn là những người cung cấp thông tin chính mà chỉ là những người hướng dẫn và giúp đỡ 168
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(33).2009 các sinh viên trong quá trình tự tìm kiếm kiến thức cho mình. Ngoài ra, quá trình tư duy và phát triển ý tưởng của sinh viên cũng không nên bị ngắt quãng bởi những đánh giá quá sớm từ phía giáo viên. Linus Pauling 1, nhà hóa học đoạt giải Nobel đã nói: "Cách tốt nhất để có được ý tưởng tốt nhất là có thật nhiều ý tưởng". Vì vậy, giáo viên nên để cho sinh viên có đủ thời gian để phát triển những tư duy sáng t o của mình và có được những ý tưởng mới mẻ trong quá trình học ng oại ạ ngữ. Sau quá trình phát triển ý tưởng đó, giáo viên vẫn cần có những nhận xét và đánh giá nhất định cho sinh viên. Nhưng cách tốt nhất để phát triển tư duy sáng tạo và lập luận là giao cho sinh viên những nhiệm vụ mở (открытый вопрос), giúp sinh viên có nhiều sự lựa chọn hơn. Những nhiệm vụ này không cần một câu trả lời đúng hay sai được đặt sẵn, mà nên để sinh viên bày tỏ quan điểm cũng như thái độ của mình về vấn đề đó, lúc này chuyện đúng sai không quan trong bằng việc sinh viên dám nêu lên ý kiến của mình và đưa ra những lập luận vững chắc để bảo vệ ý kiến ấy. Tuy nhiên, các giáo viên cũng nên đưa ra một số tiêu chí nhằm giúp sinh viên đánh giá được ý tưởng của mình. Và để tạo ra một môi trường học tập đề cao hiệu quả của giao tiếp, giáo viên có thể yêu cầu sinh viên ngồi thành vòng tròn để dễ thảo luận cũng như kích thích được khả năng giao tiếp của sinh viên. 1) Trước buổi thảo luận, giáo viên cần phát những tài liệu cung cấp những thông tin và kiến thức có liên quan đến chủ đề thảo luận để sinh viên đọc và nghiên cứu. Và buổi thảo luận chính là cơ hội để họ trình bày ý kiến của mình đối với những gì đã đọc và suy ngẫm. Như vậy, chúng ta không thể có một buổi thảo luận hiệu quả nếu như sinh viên không chịu đọc những tài liệu được phát bởi vì họ sẽ không biết cần thảo luận về chủ đề gì hoặc chỉ có thể nói một cách chung chung vì chỉ hiểu vấn đề một cách mơ hồ. Giáo viên có thể phát tài liệu từ buổi học trước để sinh viên về nhà đọc hoặc phát vào đầu buổi thảo luận và dành thời gian cho sinh viên đọc tài liệu. Giáo nên yêu cầu sinh viên đưa ra các ý kiến chi tiết và cụ thể, tránh những ý kiến mang tính đại khái và b ao quát chung chung vì có nhi u sinh viên không cần đọc trước tài liệu cũng có thể đưa ra ề được những ý kiến như vậy. Hơn nữa, những ý kiến như vậy thường chỉ mang tính tổng kết mà không có ý nghĩa thiết thực và thể hiện sự tư duy và tập trung suy nghĩ. Đối với nhữn sinh viên không ch đọc trước tài liệu, giáo viên có hai cách x lý: cách xử lý ịu ử nhân nhượng là dành thời gian đ ể họ đọc qua những nội dung quan trọng hoặc xử lý nghiêm khắc khi không cho những sinh viên đó tham gia buổi thảo luận nữa. 2) Nên chia sinh viên thành các nhóm nhỏ gồm khoảng 5 thành viên. Thảo luận trong các nhóm nhỏ tạo cơ hội cho tất cả các thành viên trình bày ý kiế n của mình. Hơn nữa, có những sinh viên có năng khiếu trong việc giảng giải lại vấn đề cho người khác và những sinh viên này s trình bày những hiểu biết của mình cũng như giải đáp các ẽ thắc mắc của các thành viên trong nhóm. Những vấn đề mà nhóm không thể tự giải 1 http://nobelprize.org/nobel_prizes/peace/laureates/1962/pauling-bio.html 169
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(33).2009 quyết mới cần có sự giúp đỡ của giáo viên. Đây chính là một phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm, tạo cho sinh viên tính chủ động và sáng tạo trong học tập. Với cách làm này, giáo viên có thể thấy được những sai lầm trong cách tiếp cận vấn đề của sinh viên qua cách giải thích của họ hoặc có thể tiếp thu chính những cách giải thích đầy tính sáng tạo và dễ hiểu của họ. Học theo nhóm có tác dụng: (1) xây dựng tinh thần đồng đội và các mối quan hệ tương hỗ; (2) cân bằng tâm lí, khả năng hòa nhập, kĩ năng giao tiếp và tính tự trọng tốt hơn; (3) kết quả và thành tích học tập cao hơn 3) Một buổi thảo luận hiệu quả cần có những câu hỏi để sinh viên tham gia tranh luận và tìm câu trả lời. Tuy nhiên, n thời gian có hạn và giáo viên cần một khoảng ếu thời gian cuối buổi thảo luận để tổng kết và trả lời các câu hỏi đặt ra lúc ban đầu thì giáo viên có thể yêu cầu mỗi nhóm phụ trách một câu hỏi. Sau khi thời gian thảo luận kết thúc, giáo viên sẽ dành cho mỗi nhóm một khoảng thời gian để trình bày ý kiến. Giáo viên có thể đánh giá câu trả lời và đưa ra đáp án cho câu hỏi ngay sau phần trình bày của mỗi nhóm hoặc thực hiện phần tổng kết này sau cùng. 4) Có những lúc buổi thảo luận trở nên quá căng thẳng và tất cả các thành viên đều muốn phát biểu ý kiến cùng một lúc, không chỉ là muốn phát biểu trước các thành viên trong nhóm mà trước cả lớp và muốn được giáo viên l ắng nghe và nhận xét. Trong trường hợp này, giáo viên có thể chọn cách đơn giản nhất là lắng nghe và góp ý lần lượt cho từng sinh viên hoặc chia nhóm lại một lần nữa bằng cách nhóm những sinh viên có ý kiến giống hoặc gần giống nhau vào cùng một nhóm để họ trao đổi và thống nhất với nhau. 5) Thảo luận cũng là một kỹ năng quan trọng giáo viên cần dạy cho sinh viên của mình vì thảo luận không chỉ đơn giản là phát biểu ý kiến và bắt người khác lắng nghe. Điểm mấu chốt là các sinh viên phải biết lắng nghe khi người khác trình bày và chờ đến lượt mình để phát biểu ý kiến. Tất cả mọi người đều có thể có câu trả lời hoặc có ý tưởng và không chắc ý tưởng nào đã là hay nhất và đúng nhất. Giáo viên phải biết sinh viên thu được những gì sau khi thảo luận. Để có thể phát huy được những lợi ích của việc học nhóm, giáo viên phải cung cấp nền tảng cho sinh viên. Do đó, giáo viên ần phải khơi gợi hứng thú ở sinh viên c bằng cách chọn những chủ đề thảo luận tương ứng với trình độ của họ, hoặc đặt câu hỏi để đưa ra vấn đề dẫn dắt sinh viên đạt đến mức độ tư duy sâu sắc hơn. Bên cạnh đó, quá trình cộng tác cũng phải được sắp xếp để đảm bảo tất cả các thành viên trong nhóm tham gia một cách tích cực. 3.3. Dạy lĩnh hội các nguồn tư liệu mang tính cập nhật về lịch sử, chính trị, địa lý, văn hoá, phong tục tập quán của đất nước người học và đất nước của người bản ngữ a) Dạy lĩnh hội kiến thức từ các nguồn tư liệu sách, báo Trong thời đại hiện nay, sách, báo là một nguồn tài liệu dồi dào và phong phú, chúng cung cấp cho chúng t a mọi thông tin về địa lý, lịch sử, văn hoá phong tục tập quán và cả những thông tin diễn tra trong đời sống hàng ngày. Sách, báo có rất nhiều chuyên mục khác nhau cho nên giáo viên có thể chọn bài 170
  6. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(33).2009 ở bất cứ chuyên mục nào mà họ cảm thấy phù hợp với sinh viên của mình. Tuy nhiên, chuyên mục đơn giản nhất, dễ học nhất và hấp dẫn người học nhất có lẽ là mục tin tức trong báo chí. M c tin tức cũ ng có rất n h i u tin mà cả người d ạy và ng ười h ọ c cù n g ụ ề quan tâm. Trong giai đo đầu của việc học tiếng Nga, giáo viên có thể muốn chọn tất ạn cả các đề tài vì tin nào cũng hay, cũng “bổ ích” cả, nhưng tốt nhất là chỉ nên tập trung vào một vài câu chuyện, một vài m ẩu tin thích h p nhất cho việc dạy mà thôi; còn ợ những mẩu tin khác, có thể cho sinh viên tự học ở nhà. Tuy nhiên, để giảng dạy hiệu quả hơn, giáo viên phải chọn các chủ điểm thích hợp cho sinh viên để giúp họ hiểu sâu và nâng cao kiến thức về lĩnh vực cần thiết cho công việc của mình sau này, ví dụ sin h viên trong tương lai làm hư ng dẫn viên du lịch thì giáo viên phải giúp sinh viên đào ớ sâu kiến thức về lịch sử, địa lý, văn hoá và đặc điểm tâm lý của con người khi đi du lịch v.v… ngoài ra, m mặt phải cung cấp cho người học những kiến thức hoặc đề nghị ột sinh viên tự tìm tòi kiến thức mà họ cần trong sách vở, báo chí hoặc trên mạng, hoặc khi sử dụng các bài báo để làm tài liệu cho việc dạy tiếng Nga, giáo viên không chỉ đ ơn thuần đưa ra các bài báo cho sinh viên nghiên cứu mà còn có thể cho sinh viên tự tìm những bài báo, những thông tin mà họ thấy cần thiết cho chính bản thân họ. Như thế sẽ tốt hơn nhiều cho người học và giáo viên cũng không phải mất quá nhiều công sức cho việc chuẩn bị giáo án. Hãy đưa ra câu hỏi: “Что происходит в мире/в стране/в городе? (Chuyện gì đang xảy ra trên thế giới/ trên đất nước/ trong thành phố?) để buộc sinh viên phải tìm câu trả lời bằng cách đọc báo hàng ngày. Để biết được những sự kiện gì đang xảy ra trong đời sống hàng ngày ở trong thành phố, trên đất nước mình hay trên thế giới, sinh viên sẽ phải đọc nhiều hơn một bài báo, như vậy là họ sẽ đọc thường xuyên hơn và chắc chắn kỹ năng đọc của họ sẽ được cải thiện. Giáo viên cũng có thể kết hợp dạy kỹ năng viết và kỹ năng nói trong hoạt động này bằng cách yêu cầu sinh viên trả lời câu hỏi này bằng cách tổng kết các bài báo mình đã đ ọc trong một сочинение (bài tiểu luận) hoặc một bài доклад (bài thuyết trình). b) Dạy lĩnh hội kiến thức từ các nguồn tư liệu phim ảnh Tuy nhiên, cho sinh viên xem phim trên lớp không có nghĩa là mang một bộ phim bất kỳ đến lớp để chiếu. Đó là một quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng từ khâu chọn phim đến thiết kế các hoạt động ở trên lớp. 1. Chọn phim (выбор фильма) Người dạy nên chọn những bộ phim phù hợp với khả năng của sinh viên - có thể bắt đầu bằng những bộ phim hoạt hình, sau đó là những bộ phim ngắn có phụ đề và cuối cùng là phim không phụ đề (nếu dài, giáo viên có thể chia ra thành nhiều buổi). 2. Thiết kế hoạt động (составление плана на актов) Một buổi học sử dụng фильм gồm 3 giai đoạn : - Dẫn vào phim (проведение фильма): Sinh viên được dẫn dắt vào bối cảnh (пуск в ход), nhân vật (герой) của phim. Giáo viên có thể cho sinh viên đoán cốt truyện (сюжет) dựa vào các tranh ảnh (ресунки), hay một số từ và cách diễn đạt được dùng trong phim (слова и выражения), hoặc thậm chí dựa vào những câu hỏi liên quan đến nội dung phim. 171
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(33).2009 - Xem phim (смотр фильма): Sinh viên phải làm nhiều bài tập liên quan đến nội dung và nhân v ví dụ: giải quyết vấn đ ề (решение проблем), điền từ vào chỗ trống ật, (вставьте вместо точек), nối/ ghép từ/ cụm từ (продолжение предложения), sắp xếp các sự kiện (переставьте события), bài tập xác định đúng/sai (Да или Нет) hay trả lời các câu hỏi (ответьте на вопросы). Mục đích chính của phần này là giúp sinh viên học được các cách diễn đạt (выразить), cách ghép từ (соединение слов) và tiếng lóng (жаргон) mà học sinh có thể gặp trong giao tiếp hàng ngày. - Sau khi xem phim (После смотра фильма): Đây là lúc ôn ại nội dung phim l và từ vựng trong phim. Giáo viên có thể giúp sinh viên diễn lại (играть а роль) những cảnh hay trong phim, hoặc thảo luận bài học (уроки) có thể được rút ra từ phim. Bên cạnh đó, giáo viên cũng có thể giao bài tập về nhà bằng cách yêu cầu sinh viên tả nhân vật yêu thích (đối với sinh viên ở trình độ chưa cao) hay viết một bài nhận xét về bộ phim (пересказать содержание фильма) (đối với những học sinh khá). 3.4. Đi dã ngoại (kết hợp lý thuyết với thực tế) Đưa sinh viên đi thăm quan các tuyến điểm văn hoá, thực hành giao tiếp với khách nước ngoài. Giáo viên có thể đề nghị sinh viên luân phiên đóng vai hướng dẫn viên du lịch và giới thiệu về địa lý, lịch sử, văn hoá của các tuyến điểm, còn cả lớp là khách du lịch. Giáo viên đưa ra các nhận xét riêng cho từng thành viên sau mỗi buổi dã ngoại. 4. Kết luận Trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của du lịch, Khoa tiếng Nga, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng cần phải có kế hoạch đào tạo hiệu quả để giúp sinh viên trở thành những hướng dẫn viên du lịch vừa hồng lại vừa chuyên, đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành du lịch trong thời kỳ toàn cầu hoá hội nhập về kinh tế, văn hoá, … TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Климентенко А. Д., Миролюбова А.А. (1987), Теоретические основы методики обучения иностранным языкам в средней школе, М., “Педагогика”. [2] Шукин А. Н., Леонтьев А. А., Морковкин В. В., Кочнева Е. М. (1990), Методика преподавания русского языка как иностранного, “Русский язык”. [3] Bùi Hiền (1990), Phương pháp hiện đại dạy-học ngoại ngữ, Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội. [4] Diệp Quang Ban (1998), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt , Nhà xuất bản Giáo dục. [5] Королева Т. А., Евлева Д. Н., Коршунова Я.В., Леотьев А. А. (1977), Phương pháp dạy tiếng Nga cho người nước ngoài, Nxb Trường Đại học Sư Phạm Ngoại ngữ Hà Nội. [6] Tạp chí Du lịch điện tử “YPVN.com”. [7] Hornby, A. S (1950), The Situational Approach in Language Teaching, A series of 3 articles, in English Language Teaching 4, 98-104, 121-28, 150-6. [8] Hymes, D (1970), On Communicative Competence Pride J.B. & Holmes J. (eds.) Sociolinguistics, Penguin. 172
  8. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(33).2009 [9] Salmani Nodoushan, M.A. (2006), Language Teaching: State of the Art, EFL Journal Quarterly, March 2006, V8. 173
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2