intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " MỘT SỐ THỦ PHÁP TU TỪ TRONG CÁC TÁC PHẨM CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH, ANNA KARENHINA VÀ PHỤC SINH CỦA LEP TÔNXTÔI"

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

140
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong các tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình, Anna Karênhina, Phục sinh Lép Tônxtôi đã phản ánh những vấn đề chính trị - xã hội gay gắt và đồng thời cũng là những vấn đề gốc rễ, cốt lõi của thời đại mình. Đó là những nhân vật điển hình mang đậm những cá tính; là sự chuyên chế của giai cấp thống trị và hình ảnh “nhân dân Nga kỳ diệu”. Những vấn đề cốt lõi khác của thực tế nước Nga lúc bấy giờ như số phận “con người bé nhỏ”, những mâu....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: " MỘT SỐ THỦ PHÁP TU TỪ TRONG CÁC TÁC PHẨM CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH, ANNA KARENHINA VÀ PHỤC SINH CỦA LEP TÔNXTÔI"

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010 MỘT SỐ THỦ PHÁP TU TỪ TRONG CÁC TÁC PHẨM CHIẾN TRANH VÀ HOÀ BÌNH, ANNA KARENHINA VÀ PHỤC SINH CỦA LEP TÔNXTÔI THE RHETORICAL METHODS IN WAR AND PEACE, ANNA KARENINA, AND RESURRECTION BY LEO TOLSTOY Dương Quốc Cường Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Trong các tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình, Anna Karênhina, Phục sinh Lép Tônxtôi đã phản ánh những vấn đề chính trị - xã hội gay gắt và đồng thời cũng là những vấn đề gốc rễ, cốt lõi của thời đại mình. Đó là những nhân vật điển hình mang đậm những cá tính; là sự chuyên chế của giai cấp thống trị và hình ảnh “nhân dân Nga kỳ diệu”. Những vấn đề cốt lõi khác của thực tế nước Nga lúc bấy giờ như số phận “con người bé nhỏ”, những mâu thuẫn xã hội và nhân phẩm v.v... đã được phản ánh trong các sáng tác của Lép Tônxtôi. Đó là các tác phẩm rất phong phú và đồ sộ cả về nội dung cũng như về hình thức thể hiện, do vậy bài viết này không có tham vọng đi sâu và phân tích tất cả những tác phẩm của ông mà chỉ phân tích một vấn đề: các thủ pháp tu từ trong các tác phẩm Chiến tranh và hòa bình, Anna Karênhina, Phục sinh của Lép Tônxtôi . ABSTRACT In the given novels, Leo Tolstoy has reflected the critical socio- political questions and the basic and core problems of his time. They are typical characters with the style of the ruling class and the images of “the marvellous Russian people”. Other core problems of the reality in the then Russian country such as the fate of “a small human”, social contradictions, and human dignity etc… have also been reflected in the works of Leo Tolstoy. Those are the masterpieces which prove to be great and profound in contents as well as in forms. Therefore, in this paper the author only deals with the analysis of one issue: rhetoric methods in Leo Tolstoy’s masterpieces War and Peace, Anna Karenina and Resurrection. 1. Đặt vấn đề Nền văn học Nga thế kỷ XIX là một nền văn học nổi tiếng thế giới bởi nó rất phong phú về thể loại và có nhiều kiệt tác bất hủ. Hiện tượng văn học lớn nhất, chủ đạo nhất của văn học Nga giai đoạn này là các sáng tác của Lép Tônxtôi như Chiến tranh và hòa bình, Anna Karênhina, Phục sinh. Ông đã phản ánh những vấn đề chính trị - xã hội gay gắt và đồng thời cũng là những vấn đề gốc rễ, cốt lõi của thời đại mình. Đó là những nhân vật điển hình mang đậm những cá tính; là sự chuyên chế của giai cấp thống trị và hình ảnh “nhân dân Nga kỳ diệu”. Những vấn đề cốt lõi khác của thực tế nước Nga lúc bấy giờ như số phận “con người bé nhỏ”, những mâu thuẫn xã hội và nhân phẩm v.v... đã được phản ánh trong các sáng tác của Lép Tônxtôi . 185
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010 Trong các tiểu thuyết này, ông đã tạo nên một nhân cách mang tính xã hội điển hình của những người quý tộc Nga sau thất bại của các chiến sĩ cách mạng Tháng Chạp chống lại Sa hoàng. Và ông cũng đã tập trung đề cập đến những vấn đề cơ bản của thời đại lúc đó: Khát vọng tìm kiếm lý tưởng, lời kêu gọi vươn tới tự do, sự phản kháng chống lại sự áp bức ngột ngạt. Cùng với các nhà văn, nhà thơ Nga lúc bấy giờ Lép Tônxtôi với các tác phẩm Chiến tranh và hòa bình, Anna Karênhina, Phục sinh đã đánh dấu sự chiến thắng hoàn toàn của chủ nghĩa hiện thực phê phán. Ông đã vạch trần sự thật kinh khủng của chế độ nông nô - đó là sự sa sút về tinh thần và là hiện tượng quái thai về đạo đức của giai cấp địa chủ. Như vậy, cùng với tên tuổi của Puskin, Lécmôntốp, Gôgôn… Lép Tônxtôi đi vào văn học Nga như là nhà sáng tạo ra các thiên tiểu thuyết hoành tráng có một không hai. Mọi nỗ lực và tài năng của ông dành cho văn xuôi thật là đáng kinh ngạc, đưa nền văn học Nga thế kỷ XIX sánh vai cùng với nền văn học Tây Âu. Từ những điều đã nói ở trên có thể thấy rằng: các tác phẩm Chiến tranh và hòa bình, Anna Karênhina, Phục sinh là rất phong phú và đồ sộ cả về nội dung cũng như về hình thức thể hiện, do vậy trong khuôn khổ bài viết nhỏ này chúng tôi không có tham vọng đi sâu và phân tích tất cả những tác phẩm của ông. Chúng tôi chỉ xin dừng lại phân tích một vấn đề: các thủ pháp tu từ trong các tác phẩm Chiến tranh và hòa bình, Anna Karênhina, Phục sinh của Lép Tônxtôi . 2. Chức năng tu từ của các từ trái nghĩa trong các tác phẩm của Lép Tônxtôi 2.1. Đối lập khái niệm (antiteza) Antiteza (gốc từ tiếng Hy Lạp là antithesis - đối lập) là một thủ pháp tu từ được xây dựng trên sự đối lập của các khái niệm được đưa ra so sánh với nhau (sự đối lập các sự vật hiện tượng, đặc điểm). Trong số các từ trái nghĩa được chúng tôi nghiên cứu có thể đưa ra được một số cấu trúc antiteza mà việc sử dụng chúng thể hiện các ý nghĩa đối lập dựa trên đặc tính của chúng. 2.1.1. Antiteza được Lép Tônxtôi sử dụng như một phương tiện mô tả có tính chất trào phúng hoặc mỉa mai, đặc biệt khi cấu trúc cú pháp hình thức của antiteza vẫn được giữ nguyên nhưng mối liên hệ về mặt nội dung lôgich của các khái niệm bị phá vỡ: Cтепан Аркадьич чуть заметно улыбнулся, уловив мгновенную и столь знакомую ему перемену Левина, сделавщегося столь же мрачным, сколько он был весел минуту тому назад. (Анна Каренина) Xtêphan Arkadic nhoẻn miệng cười sau khi thấy được sự thay đổi diễn ra nhanh chóng mà mình đã quen thấy trên khuôn mặt của Lêvin, tỏ ra buồn bã khác hẳn tâm trạng vui vẻ một phút trước đó. (Анна Каренина) 2.1.2. Antiteza được Lép Tônxtôi sử dụng để nhấn mạnh một ý tưởng được nói ra, để tăng cường tính biểu cảm của lời nói: 186
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010 Меня так же мало радует твой выигрыш, как огорчает проигрыш. (Война и мир) Chiến thắng của cậu làm tôi vui lòng cũng ít thôi giống như khi thất bại của cậu làm tôi buồn lòng vậy. (Chiến tranh và hoà bình) 2.1.3. Với tư cách là một thủ pháp tu từ được xây dựng trên sự đối lập của các khái niệm được đem ra so sánh, antiteza còn được sử dụng để chỉ những cách dùng từ đối lập nhau về nghĩa mà trong đó thể hiện bản chất mâu thuẫn của cái được thể hiện cũng như sự không tương hợp nhau giữa các mặt của cùng một sự vật, hiện tượng hoặc giữa chính các sự vật, hiện tượng với nhau. Где не умеют без боязни и ненавидеть, ни любить. (Воскресение) Nơi con người không hề biết yêu cũng không hề biết ghét mà lại không sợ hãi. (Phục sinh) 2.1.4. Antiteza được Lép Tônxtôi sử dụng đồng thời trong cùng một vài cặp từ trái nghĩa khác nhau. Один Кутузов... открыто говорил своё мнение о том, что новая война не может улучшить положение и увеличить славу России, а только может ухудшить её положение и уменьшить ту высшую степень славы, на которой, по его мнению, теперь стояла России. (Война и мир) Chỉ có một mình Kutudốp bày tỏ một cách công khai ý kiến của mình rằng cuộc chiến tranh mới không thể cải thiện tình hình và nâng cao thêm vinh quang của nước Nga mà chỉ có thể làm xấu đi tình hình và làm giảm đi cái mức độ vinh quang, mà theo ông, nước Nga đang có hiện nay. (Chiến tranh và hoà bình) Trong đoạn văn vừa trích dẫn, các từ trái nghĩa - các động từ được Lép Tônxtôi sử dụng dưới hình thức antiteza nhằm để nhấn mạnh vai trò cũng như tầm nhìn xa của Kutudốp và đường lối chiến lược của ông trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại năm 1812 chống đội quân xâm lược Napôlêông. Kutudốp hiểu và nhận thức rõ rệt hơn những người đương thời của ông cái tình thế nguy hiểm đang treo lơ lửng trên đầu nhân dân và Tổ quốc ông. Gánh về phần mình toàn bộ gánh nặng của trách nhiệm cứu đất nước, ông với tư cách là một nhà chiến lược, nhà chiến thuật quân sự vĩ đại và đồng thời là một công dân Nga giản dị, bình thường, trong lúc tiếp tục cuộc chiến đấu của mình đã phân tích ý nghĩa của cuộc chiến tranh và sự nguy hiểm của nó đối với nước Nga. 2.2. Sử dụng từ trái nghĩa hoặc lặp từ như một thủ pháp tu từ để phản ánh tính biểu cảm sinh động của lời nói tạo nên thứ ngôn ngữ tính cách Đã từ lâu từ trái nghĩa được sử dụng như một thủ pháp tạo ra những hình ảnh tương phản, tạo ra sự đối lập gay gắt giữa các đặc điểm, hiện tượng v.v... Để làm sáng tỏ những sự đối lập tương phản, lẽ dĩ nhiên cần có những điều kiện đặc biệt, văn cảnh đặc biệt mà trong đó việc sử dụng các từ trái nghĩa làm cho lời nói trở nên biểu cảm hơn, sinh động hơn và nó cho phép nghiên cứu và mô tả từ mọi góc độ các hành động, phẩm chất của sự vật, hiện tượng của thực tế khách quan. Lép Tônxtôi mô tả hoàn cảnh 187
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010 “xung quanh không hề nghe thấy tiếng động nào ... Chỉ ở đằng xa bỗng có tiếng cá quẫy trong một khúc sông”….“và bầu trời ở trên cao kia, trên những tảng đá và các bờ vực thẳm, có cảm giác xa xôi thăm thẳm đến nỗi dường như cách biệt hẳn thế giới của con người”. Ở đây những từ trái nghĩa ở cấp độ ngôn ngữ “близкий - далёкий” không phải là những từ trái nghĩa biểu cảm; chúng đơn giản chỉ là những từ dùng để chỉ khoảng cách đối lập (близкий: ở gần, trong một khoảng cách nhỏ; далёкий: ở hoặc diễn ra trong một khoảng cách lớn). Thế nhưng, tình hình sẽ khác đi rất nhiều khi chúng ta xem xét một đoạn văn khác được trích từ tiểu thuyết Anna Karênhina: Как за минуту тому назад она была близка ему, как важна для его жизни! И как теперь она стала чужда и далека ему! Mới chỉ một phút trước đây thôi nàng đối với chàng gần gũi biết bao, nàng quan trọng đối với cuộc đời của chàng biết bao! Thế mà ngay lập tức nàng trở nên xa lạ đối với chàng biết bao! Trong đoạn văn này cặp từ trái nghĩa đã được nhà văn thiên tài sử dụng như những từ trái nghĩa biểu cảm để nhấn mạnh những cung bậc tình cảm khác nhau: khi thì cháy bỏng, khi thì hờ hững giữa Anna Karênhina và Vrônxki. Còn Anđrây trong thiên tiểu thuyết anh hùng ca Chiến tranh và hoà bình, lúc hấp hối nhắc đến tình yêu cái chết, nhà văn đã để cho chàng lặp đi lặp lại nhiều lần các từ tình yêu và cái chết trong đoạn độc thoại cuối cùng của chàng: Любовь? Что такое любовь? – думал он. – Любовь мешает смерти. Любовь есть жизнь. Все, все, что я понимаю, я понимаю только потому, что люблю. Все связано одною ею. Любовь есть Бог, и умереть – значит мне, частице любви, вернуться к общему и вечному источнику. (Война и мир, 68, Т4) Tình yêu là cái gì nhỉ? chàng nghĩ thầm. Tình yêu ngăn cản cái chết. Tình yêu là cuộc sống. Tất cả, tất cả những điều mà ta hiểu, sở dĩ ta hiểu được nó vì ta yêu. Tất cả chỉ có, chỉ tồn tại vì ta yêu. Tình yêu là mối liên hệ duy nhất kết hợp. Tình yêu là thượng đế, và chết đi nghĩa là một phần nhỏ của tình yêu, trở về với nguồn cộng đồng vĩnh cửu của mọi vật. (Chiến tranh và hoà bình). Tình yêu mà Anđrây trăng trối ở đây là tình yêu thương nhân loại nhuốm màu sắc tôn giáo, nhất là trước lúc sắp giã từ cuộc sống để trở về cõi chết vĩnh cửu. Đoạn độc thoại này cũng bộ lộ thế giới quan duy tâm tôn giáo của chính tác giả. Cũng như Pier lúc say mê hội Tam điểm, ngôn ngữ của chàng thấm đượm vẻ sùng đạo: nào là “đoạn đạo huynh, linh hồn, cõi im lặng, truyền bá chân lý, thượng đế, vĩnh cửu, bí mật”. Về điểm này, các nhà ngôn ngữ học - đã có nhận xét xác đáng rằng, trong những trường hợp như thế các đoạn độc thoại thể hiện được thế giới quan, quan điểm triết lý, tôn giáo của nhà văn. 188
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010 2.3. Cá tính hoá ngôn ngữ nhân vật Bên cạnh từ trái nghĩa được sử dụng như một thủ pháp tu từ, để thể hiện tâm trạng, tính cách và hoàn cảnh sinh hoạt của nhân vật, Lép Tônxtôi còn dùng thủ pháp ngôn ngữ khác. Là biểu hiện trực tiếp cụ thể của tư duy, ngôn ngữ của mỗi nhà văn đều mang sắc thái riêng. Với Lép Tônxtôi, để phản ánh trọn vẹn bản thân quá trình hình thành và phát triển của dòng suy nghĩ, tác giả thường dùng những từ lặp đi lặp lại nhiều lần, đặt các câu hỏi và trả lời kế tiếp nhau tạo nên thứ ngôn ngữ tính cách. Ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm Tônxtôi được diễn đạt khá sinh động, sắc sảo và điêu luyện, không chỉ làm nổi bật được những nét tiêu biểu trong tính cách mà còn có tác dụng cá thể hóa hình tượng với nhiều vẻ hấp dẫn phong phú. Sau phút giây gặp gỡ kỳ lạ với Natasa trong đêm trăng huyền diệu, trên đường trở về nhà đi qua khu rừng, Anđrây nhìn lại cây sồi mới ngày nào còn khô cằn trơ trụi mà giờ đây đã cành lá xum xuê, tươi xanh giữa mùa xuân sang như chào mời đon đả: Нет, жить, не кончене в тридцать один год, - вдруг окончательно, беспеременно решил князь Андрей. – Мало того, что я знаю все то, что есть во мне, надо, чтоб и все знали это: и Пьер и эта девочка, которая хотела улететь в небо, надо, чтобы все знали меня, чтобы не для одного меня шла моя жизнь, чтобы не жили они так, как эта девочка, ненависимо от моей жизни, чтобы на всех она отражалась и чтобы все они жили со многю вместе! (Война и мир, 162, Т2) “Không, cuộc đời chưa chấm dứt ở tuổi ba mươi mốt…, công tước Anđrây đột nhiên nghĩ thầm và ý nghĩ này có cái sức mạnh của một điều quyết định không thể nào thay đổi được nữa. Ta biết rõ tất cả những gì ở trong ta ư?” Không đủ, phải làm sao cho mọi người cùng đều biết kia: “cả Pier, cả người con gái đêm nào muốn bay bổng lên trời, phải làm sao cho mọi người đều biết rõ ta, sao cho cuộc sống của ta trôi qua không phải chỉ vì mình ta, sao cho họ đừng sống cách biệt với cuộc sống của ta như vậy, sao cho cuộc đời của ta phản chiếu lên tất cả mọi người và sao cho mọi người cùng sống chung với ta. (Chiến tranh và hoà bình). Ở đây tác giả đã dùng sáu từ “sao cho” đứng đầu sáu kiểu câu gần giống nhau để diễn đạt tình cảm và khát vọng duy nhất của Anđrây lúc bấy giờ là mong sao thoát khỏi cảnh sống cô độc và mong sao đạt được cuộc sống hạnh phúc đẹp đẽ hơn. Mặt khác, đoạn độc thoại trên cũng thể hiện lối tư duy trong sáng sắc bén của ngôn ngữ Anđrây. Khác với tính cách trầm lặng, ít nói, sùng đạo của Maria, tính biện chứng tâm hồn trong Natasa được thể hiện vô cùng sắc sảo và sinh động qua ngôn ngữ hàng ngày của nàng. Không hề viết những bức thư dài dòng như Maria, nàng có thói quen diễn đạt bằng nụ cười, ánh mắt cùng lời nó… Trò chuyện với mẹ về hai anh chàng Bôrix và Pier, nàng tâm sự rằng Bôrix dễ thương, rất dễ thương. Chỉ có điều là không hợp với khẩu vị của mình lắm, anh ta hẹp như cái đồng hồ quả lắc ở ngoài phòng ăn…mà mẹ không hiểu? Hẹp thế, mà xám nhạt. Còn Pier Bêdukhôp thì xanh, xanh thẫm, thêm cả màu đỏ, và anh ta hình chữ nhật. 189
  6. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010 Dùng màu sắc và hình khối để xác định đặc điểm của đối tượng muốn nói, nhà văn đã khắc họa được tính cách Natasa đang ở trạng thái động chưa thực định hình. Có một điều nổi bật là suốt cuốn truyện nàng chỉ có một mực nói tiếng mẹ đẻ như bao người yêu nước và tất cả nhân dân Nga, ngược hẳn với lớp quí tộc kinh đô mất gốc kiểu Elen, Anatôn, Bilibin… suốt đời họ chỉ nói tiếp Pháp. Trong một bản thảo nhà văn có dụng ý để cho Natasa một lần, và chỉ một lần thôi, nói tiếng Pháp một từ: Có (Oui!) trong tình thế bởi đắc dĩ phải trả lời khi Anatôn gạn hỏi nàng có yêu hắn không cũng như trước đây trong buổi đính hôn Elen, Pier đã ngập ngừng nói bằng tiếng Pháp một câu nhạt nhẽo vô vị “Tôi yêu cô!” để rồi mãi mãi dằn vặt hối hận suốt cả đời. Quả là qua ngôn ngữ Natasa, nhà văn đã miêu tả được hết sức rõ nét tính cách nhí nhảnh hồn nhiên của cô gái đang độ tuổi vô tư rộn ràng chuyển sang tuổi dậy thì sôi nổi, hấp dẫn và sẵn sàng yêu đương. Trong tiểu thuyết Anna Karênina ngôn ngữ của bá tước Karênhin cũng được cá tính hóa hết sức độc đáo. Nét tàn tạ bất lực của lão được thể hiện ở chỗ lão bắt đầu nói nhịu “đau khổ” thành “đau thổ” và ông có cái giọng nói “the thé như trẻ con và nhạo báng” trước mặt Anna - người vợ trẻ đẹp, tràn đầy sức sống. Ngay cả lúc nói chuyện với nàng mà vị đại thần này vẫn luôn luôn giữ vững cái giọng điệu hành chính nơi công đường. Karênhin muốn rằng Anna không bao giờ được gặp người tình nữa. Ông ta muốn Anna sử sự thế nào để cả ngoài xã hội lần bọn đầy tớ đều không có thể dị nghị về mình được… Và ông ta yêu cầu Anna không được gặp lại nữa, để bù lại Anna có thể hưởng thụ quyền lợi của một người vợ lương thiện mà không phải làm tròn những nghĩa vụ của mình. 3. Kết luận Như vậy, chúng ta thấy nghệ thuật dùng ngôn từ của Lép Tônxtôi, nguồn ngữ liệu minh hoạ cho bút lực của Lép Tônxtôi đã đạt đến đỉnh cao mà một trong những biểu hiện của đỉnh cao đó là việc sử dụng các từ trái nghĩa về phương diện tu từ cũng như thủ pháp cá tính hoá ngôn ngữ nhân vật trong các sáng tác của mình. Về phương diện này, từ trái nghĩa trong các tác phẩm văn học của ông đã được sử dụng như một phương tiện tu từ tích cực, có hiệu quả cao, nhằm thể hiện các khái niệm tương phản về các sự vật, hiện tượng của thực tế khách quan, và nhờ đó, chúng làm cho lời văn trở nên sinh động hơn, biểu cảm hơn. Và chính các thủ pháp tu từ này trong việc sử dụng từ vựng trong các tác phẩm của đại văn hào Nga Lép Tônxtôi đã góp phần giúp người đọc nâng cao trình độ cũng như khả năng cảm thụ văn học. Và xây dựng cho mỗi nhân vật một thứ ngôn ngữ có tính cách riêng biệt là nét độc đáo trong tài năng của Lép Tônxtôi khiến các hình tượng trở nên cụ thể và sinh động như có thể sờ mó bắt gặp được khi ta đọc tác phẩm. 190
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Trường Lịch (1986), Lep Tônxtôi. Chuyên luận, NXB Đại học, Hà Nội. [2] K. Lômunốp (1972), Mỹ học của LepTônxtôi, Matxcơva. [3] Lep Tônxtôi (1983), Các tác phẩm đã dịch: Chiến tranh và hòa bình, Anna Karênhina, Phục sinh. [4] Лев Толстой (1978), Война и мир, Том 1, 2, 3,4; Анна Каренина; Воскресение Москва, Молодая гвардия. [5] Розенталь Д. Э. (1971), Сов. Рус. Язык , Изд. Московский университет. [6] Стспанов Ю. С. (1975), Основы общего языкознания, М. “Просвещение”. [7] Фомина М. И. (1973), Лексика совр. Рус. языка, М. “Высшая школа”. [8] Шанский Н. М. (1972), Лексикология совр. Рус. язык, М. “Просвещение”. [9] Шмелёв Д. Н. (1977), Сов. Рус. язык, Лексика, М. “Просвешение”. 191
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2