intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "PHÓNG CHIẾU - NÉT KHU BIỆT CỦA QUÁ TRÌNH TINH THẦN TRÊN QUAN ĐIỂM CỦA NGỮ PHÁP CHỨC NĂNG"

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

67
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong hệ thống chuyển tác, quá trình tinh thần là loại quá trình chính và đa dạng. Có thể phân biệt quá trình này với các quá trình khác bằng nhiều đặc trưng khác nhau. Động từ thường là yếu tố giúp nhận diện các quá trình. Tuy nhiên, một số động từ có thể xuất hiện trong nhiều quá trình với những nét nghĩa khác nhau. Hiện tượng đa nghĩa của động từ cũng là một điều đáng lưu ý. Bài viết này quan tâm đến một đặc trưng khu biệt quá trình tinh thần với những quá trình...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: "PHÓNG CHIẾU - NÉT KHU BIỆT CỦA QUÁ TRÌNH TINH THẦN TRÊN QUAN ĐIỂM CỦA NGỮ PHÁP CHỨC NĂNG"

  1. PHÓNG CHIẾU - NÉT KHU BIỆT CỦA QUÁ TRÌNH TINH THẦN TRÊN QUAN ĐIỂM CỦA NGỮ PHÁP CHỨC NĂNG PROJECTION - THE DISTINCTIVE FEATURE OF THE MENTAL PROCESS IN THE LIGHT OF FUNCTIONAL GRAMMAR PHAN VĂN HOÀ Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng NGUYỄN THỊ XUÂN THỦY HV Cao học khoá 2004-2007 TÓM TẮT Trong hệ thống chuyển tác, quá trình tinh thần l à loại quá trình chính và đa dạng. Có thể phân biệt quá trình này với các quá trình khác bằng nhiều đặc trưng khác nhau. Động từ thường là yếu tố giúp nhận diện các quá trình. Tuy nhiên, một số động từ có thể xuất hiện trong nhiều quá trình với những nét nghĩa khác nhau. Hiện tượng đa nghĩa của động từ cũng l à một điều đáng lưu ý. Bài vi ết này quan tâm đến một đặc trưng khu biệt quá trình tinh thần với những quá trình khác: Phóng chi ếu. Bài báo giúp người đọc phân biệt quá trình tinh thần với những quá trình khác hi ểu các tiểu loại của quá trình tinh thần bởi mỗi tiểu loại ấy có mối ri êng hệ riêng với phóng chiếu. ABSTRACT In the system of transitivity, Mental process is a main and varied process which can be distinguished from others by many features. Verbs are the primary way to make processes recognized. However, a number of verbs can serve in more than one type, in different senses. The polysemy of some verbs in terms of processes is also a warning, etc. Such ambiguous instances can be solved by a distinctive feature: projection which the article concerns. That this field of study has been carried out originated from the fact that projection helps in distinguishing mental processes from other processes in the system of transitivity. What is more, it helps us know more about the sub-types of mental process itself, for each kind has its own relationship with projection. 1. Đặt vấn đề Trong lý thuyết của Ngữ pháp chức năng, hệ thống chuyển tác phân thế giới kinh nghiệm thành một tập hợp các kiểu quá tr ình. Mỗi loại quá tr ình có những đặc điểm riêng, khu biệt nó với các quá trình khác. Đã có rất nhiều nghiên cứu về cách nhận diện và phân biệt các quá trình với nhau. Quá t rình tinh thần - một trong những quá tr ình chính của hệ thống chuyển tác - thu hút sự chú ý của các nhà ngữ pháp chức năng nhất. Halliday (1994), Susan Eggins (1994), Geoff Thompson (1996) v.v… đã đưa ra cả một hệ thống tiêu chí khu biệt quá trình tinh thần và quá trình vật chất về mặt ngữ pháp. Cũng trên bình diện ngữ pháp, bài viết này đề cập đến một nét khu biệt quá trình tinh thần với các quá trình khác: Phóng chiếu. 2. Hướng tiếp cận và các khái niệm Khi giải thích các mối quan hệ giữa các cú theo thành phần ‘logic’ của hệ thống ngôn ngữ, ngữ pháp chức năng dựa trên hai bình diện hệ thống trong cách giải thích của mình: (i) ‘phụ thuộc lẫn nhau’ (system of interdependency). (ii) lôgic-ngữ nghĩa của sự bành trướng (expansion) và phóng chiếu (projection).
  2. Phóng chiếu là mối liên hệ lôgic-ngữ nghĩa của hai cú, trong đó cú này phóng chiếu cú còn lại theo nghĩa hoặc tường thuật lại một cách gián tiếp hoặc trích nguyên lời nói hay ý nghĩ của một ai đó. Hai cú hình thành nên kiểu quan hệ này được gọi là cú phóng chiếu (projecting clause) và cú bị phóng chiếu (projected clause). Cú phóng chiếu và cú bị phóng chiếu có thể có mối quan hệ đồng đẳng, tức là có vị thế ngang bằng nhau, độc lập với nhau, có thể có mối quan hệ phụ thuộc trong đó cú này phụ thuộc hoặc bổ sung cho cú kia. Phóng chiếu trong ngữ pháp chức năng ở dưới hai hình thức: ‘phóng chiếu trích nguyên’ (quoting) và ‘phóng chiếu thông báo lại’ (reporting). Theo Halliday, bình diện ngữ nghĩa có thể phân biệt hai hình thức này nhờ vào kiểu quan hệ thứ bậc. Khi mối quan hệ giữa cú phóng chiếu và cú được phóng chiếu là mối quan hệ ‘trích nguyên - được trích nguyên’ (1quoting - 2quoted), thì cú được phóng chiếu có quan hệ đồng đẳng với cú phóng chiếu; ngược lại, khi mối quan hệ giữa chúng là ‘thông báo - được thông báo lại’ (α reporting- β reported) thì cú được phóng chiếu có mối quan hệ phụ thuộc vào cú phóng chiếu. Vì vậy, mối liên hệ của các khái niệm trên có thể được hệ thống như sau: Cú phóng chiếu ----- → Phóng chiếu ← ------- Cú bị phóng chiếu Đồng đẳng Phụ thuộc Thông báo lại Trích nguyên 1’’2 α’’β [6, 48] Nhưng Thị lại nghĩ thầm: “Sao có lúc hắn hiền như đất.” 1 phóng chiếu 2 bị phóng chiếu 1a. Đồng đẳng - Trích nguyên [7, 65] Cún hiểu rằng Cún vừa trải qua một điều g ì đấy thật ghê gớm, thật to lớn. α phóng chiếu β bị phóng chiếu 1b. Phụ thuộc - Thông báo lại Quá trình tinh thần có thể tự do phóng chiếu những sự lựa chọn thức khác nhau. Một quá trình tinh thần có thể phóng chiếu một p hán đoán - cho thông tin và yêu cầu thông tin bằng cách thực hiện một nhận định hay đặt một câu hỏi, có thể phóng chiếu một khiến nghị - cho hàng hoá và dịch vụ và yêu cầu hàng hoá và dịch vụ bằng cách đưa ra một lời mời hay một mệnh lệnh. (Hoàng Văn Vân: 2002, 295) Lão nghĩ: “Rồi đời nó cũng tàn” 1 phóng chiếu 2 bị phóng chiếu 2a. Quá trình tinh thần phóng chiếu phán đoán Nhưng rồi lão lại hy vọng nó sẽ làm lại cuộc đời α phóng chiếu β bị phóng chiếu 2b. Quá trình tinh thần phóng chiếu khiến nghị
  3. 3. Phóng chiếu - nét khu biệt của quá trình tinh thần Quá trình tinh thần có thể được hiểu là những quá trình cảm giác với hai tham thể và có khả năng phóng chiếu. Cấu trúc điển hình của một quá trình tinh thần là: Cảm thể + Quá trình: tinh thần + Hiện tượng Hiện tượng của quá trình tinh thần “đ ược phóng chiếu như là một ý nghĩa” dưới hình thức phóng chiếu thông báo lại. Ngoài ra, quá trình tinh thần cũng có thể phóng chiếu một ‘ý nghĩ’ (thought) chứa đựng nội dung để thể hiện một cách chính xác ngôn từ của Cảm thể dưới hình thức trích nguyên. Trong ví dụ 1a, 2a trên đây, quá trình tinh thần phóng chiếu trích nguyên, và 1b, 2b - phóng chiếu thông báo lại. Trong một cú tinh thần phức, cú phóng chiếu là một cú tinh thần còn cú đ ược phóng chiếu có thể thuộc bất kỳ kiểu quá trình nào: vật chất, hành vi, quan hệ hay tồn tại... Tuy nhiên, không có trường hợp ngư ợc lại. Một quá trình vật chất hay quan hệ… không có khả năng phóng chiếu. Các động từ phóng chiếu không thể hiện thế giới của ‘các hành động vật chất’ như các quá trình vật chất cũng không mô tả thế giới của ‘các hành vi tâm sinh lí’ như các quá trình hành vi v.v... Chúng ta không thể nói: * Tôi tặng: “Anh ta sinh ra ở một thị trấn nhỏ.” * Tôi trở thành rằng mình là ng ười của thế hệ hôm qua. Chỉ có một loại quá trình khác cũng có khả năng phóng chiếu: quá tr ình phát ngôn. Tuy nhiên, quá trình phát ngôn phóng chiếu một lời nói (locution) trong khi đó quá trình tinh thần phóng chiếu một ‘ý tưởng’ hay ‘một ý nghĩ chưa được nói thành lời’ (unspoken thought). Ngoài quá trình tri giác, các tiểu loại của quá trình tinh thần đều có thể phóng chiếu. Chúng ta sẽ khảo sát lần lượt từng tiểu loại trong mối quan hệ của chúng với phóng chiếu. 3.1. Quá trình tri nhận (Mental process of cognition) Quá trình tri nhận là những quá trình thể hiện ‘các hoạt động tinh thần’ như nghĩ, hiểu, biết, tin/tin tưởng, nhớ, quên, mơ, công nhận…Quá trình tri nhận có thể phóng chiếu một ‘ý tưởng’ dưới hình thức trích nguyên và hình thức thông báo lại. Ví dụ: Tú cúi mặt, nghĩ ngao ngán: “Gay gắt quá, quyết liệt quá, sắp thành bãi chiến trường rồi còn gì.” (Nguyễn Khải, 1994:195) Như vậy, anh hiểu // em vẫn không hề tha thứ cho anh. (Chu Lai, 2003:50) Halliday (1994) cho rằng quá trình tri nhận chủ yếu phóng chiếu một phán đoán. Chùm ví dụ sau sẽ phản ánh điều đó: Gặp Văn lần đầu tiên, ô ng nghĩ ngay, phải giữ thằng nhỏ này ở lại cù lao, thấy cái mặt buồn buồn, ngó bộ đàng hoàng. Ông nghĩ là mình có cách, không có gì sâu nặng bằng tình cảm người với người. [19] Và anh hiểu tại sao ông già ấy lại quan tâm đến mình. [20] Hay tại tôi đã già, đã nhận ra không mùa vui nào là vui trọn. [26] Chị Hảo nhớ, hình như bữa đó đám gả chị Hoài. [31] Tôi tưởng tượng đó là những mối tình da diết, sâu sắc. [62] Tôi ng ờ rằng cũng ở vị trí đó, một hôm chị chọn được người trăm năm của mình. [69] Lớn lên tôi nhận ra người già quá… nhăn nheo, không được…đẹp (trong khi có nhiều thằng con trai hấp dẫn, trắng trẻo thẳng thớm phát mủi lòng. [84] (Nguyễn Ngọc T ư: Cánh đồng bất tận, 2006)
  4. 3.2. Quá trình tình cảm (Mental process of Affection) Quá trình tình cảm có thể được chia thành hai tiểu loại nhỏ hơn: quá trình phản ứng (Mental process of Reaction) và quá trình mong muốn (Mental process of Desideration). Ở gốc độ phóng chiếu, việc phân chia này cũng rất có ý nghĩa bởi mỗi loại có một mối quan hệ riêng đối với phóng chiếu. Quá trình phản ứng được định nghĩa như là những quá trình diễn đạt ‘những phản ứng tinh thần’ của cảm thể đối với một hiện tượng như yêu, quý/mến, ghét, cảm ghét, ghê tởm, doạ, sợ, khiếp. Theo Hoàng Văn Vân, loại quá trình này chỉ có thể phóng chiếu một cú nội tại thông qua hình thức bao (embedding). Một cú ngoại tại thông qua hình thức tổ hợp hay p hức hợp hoá không được phóng chiếu bởi quá trình phản ứng. Tiểu loại thứ hai như đúng tên gọi của nó diễn đạt các kiểu mong muốn hay nguyện vọng khác nhau như ao ước, muốn, mong, mong muốn, định, hy vọng, quyết, quyết định…Giống như quá trình tri nhận, một số quá trình mong muốn có thể phóng chiếu một Hiện tượng ở hai hình thức phóng chiếu trích nguyên và phóng chiếu thông báo lại. hy vọng: vẫn còn yêu Cô bé “Chàng mình” QT:tt (mong muốn) CT Ct Qt:tt HT (Cảm thể) (Quá trình tinh thần) (Cảm thể) (Hiện tượng) 1 phóng chiếu 2 bị phóng chiếu hy vọng vẫn còn yêu Cô bé chàng trai cô QT:tt (mong muốn) CT Ct Qt:tt HT α phóng chiếu β bị phóng chiếu Phóng chiếu của quá tr ình mong muốn thường xuất hiện dư ới hình thức thông báo lại hơn. Nếu như một quá trình tri nhận thiên về phóng chiếu phán đoán thì quá trình mong muốn lại phóng chiếu khiến nghị. Hãy xem những ví dụ sau: Tôi thầm mong cô sẽ lột chiếc nhẫn trên tay ra,… Dẫu hàng đêm không còn được ngắm nhìn cô nữa, tôi cũng vẫn a o ước điều kia xảy ra. Tôi đã khẩn cầu cho mối tình của họ vẹn tròn như nguyện. Trong thâm tâm, tôi luôn mơ ước Nguyên sẽ trở thành một hoạ sĩ nổi tiếng. (Nguyễn Kiên - Truyện ngắn chọn lọc:214) Lần này về quê Tú muốn tìm lại cái ấm áp, cái hiền hoà, sự đồng cảm của nhũng tâm hồn bình dị, thuần phác để thanh lọc, tẩy rửa những độc tố của cuộc sống chính trị, cuộc sống thị thành. (Nguyễn Khải - Một thời gió bụi:198) 3.3. Quá trình tri giác (Mental process of perception) Quá trình tri giác có thể được định nghĩa như là những quá trình chỉ cảm giác của con người như nhìn thấy/trông thấy, nghe thấy, ngửi thấy, đánh hơi thấy, sờ thấy, nếm thấy,quan sát thấy… Quá trình tri giác không thể phóng chiếu một “ý tưởng”. Hãy xem cú phức: có nghe thấy Em gió nói g ì không? ĐHT (Đại hiện tượng) CT Qt:tt Cú “gió nói gì không” là một ‘đại hiện tượng’ (ĐHT) chứ không phải là một cú được phóng chiếu. Tuy nhiên, không phải động từ “thấy” là không thể phóng chiếu. Ví dụ dưới đây là một minh hoạ: Y vẫn thấy //rằng không có Liên, chắc đời y khổ lắm. (Nam Cao)
  5. Trong ví dụ trên thì “Y vẫn thấy” là cú phóng chiếu và “rằng không có Liên, chắc đời y khổ lắm” là cú được phóng chiếu. Có thể kết luận như vậy là nhờ ở từ “rằng” như một dấu hiệu của phóng chiếu thông báo lại, và hơn cả là nghĩa của động từ “thấy” với nghĩa ‘nhận ra’ chứ không phải mang nghĩa ‘nhìn thấy’ với tư cách là động từ của quá trình tinh thần tri giác. Ngữ pháp chức năng giúp chúng ta hiểu được bản chất và chức năng của ngôn ngữ hơn là những quy luật về cấu trúc hay mô hình. 4. Kết luận Quá trình tinh thần là quá trình phong phú và đa dạng, gồm nhiều tiểu loại nhỏ. Mỗi một tiểu loại ấy lại có nét riêng đối với phóng chiếu ví như quá tr ình tri nhận và quá trình mong muốn có thể phóng chiếu một ‘ý tưởng’ cả theo kiểu trích nguyên và kiểu được thông báo lại nhưng quá trình tri giác thì ngược lại. Giữa phóng chiếu của quá trình tri nhận và quá trình mong muốn lại có sự khác nhau: nếu một quá trình tri nhận phóng chiếu một phán đoán thì quá trình mong muốn có thể phóng chiếu một khiến nghị. Quá trình tri giác lại giống quá trình phản ứng ở chỗ chỉ có thể phóng chiếu một cú nội tại thông qua hình thức bao chứ không phải cú ngoại tại thông qua hình thức tổ hợp hay phức hợp hoá. Tuy nhiên dù khác nhau và đa dạng đến thế nào các tiểu loại ấy đều quy tụ thành một nét chung khu biệt quá trình tinh thần với các kiểu quá trình khác trong hệ thống chuyển tác: có khả năng phóng chiếu - phóng chiếu một phán đoán hay một khiến nghị. Và vì vậy, quá trình tinh thần có thể phát triển một cú thành cú phức thông qua cả hình thức phóng chiếu trích nguyên và phóng chiếu thông báo lại. Quá trình phát ngôn cũng có khả năng phóng chiếu. Tuy nhiên, có một sự khác biệt cơ bản giữa phóng chiếu phát ngôn và phóng chiếu tinh thần. Nếu một quá trình tinh thần đư ợc cho là phóng chiếu một ‘ý tưởng’ hay một ‘ý nghĩ chưa được nói thành lời’ thì có thể nói một quá trình phát ngôn phóng chiếu một lời nói. Và như thế, không phải ngẫu nhiên mà các nhà ngữ pháp chức năng, như Graham Lock gọi quá trình tinh thần là quá trình phóng chiếu (Projecting processes) TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Downing, A. and P. Lock, A University Courses in English Grammar. New York: Phoenix ELT, 1995 [2] Eggins, S., An Introduction to Systemic Functional Linguistics, London: Continuum Wellington House, 1994 [3] Halliday, M.A.K, An Introduction to Functional Grammar, London: Arnold, 1984/1994. Hoàng Văn Vân, Ngữ pháp kinh nghiệm của cú Tiếng Việt, mô tả theo quan điểm chức [4] năng hệ thống, Nxb Khoa học Xã hội, 2002. [5] Martin, J.R., Mathiensen, C.M.I.M and Painter, C., Working with Functional Grammar, London: Arnold, 1997. Nam Cao, Truyện ngắn chọn lọc, Nxb Văn học, 2002. [6] Nguyễn Huy Thiệp, Như những ngọn gió, Nxb Văn học, 1999 [7] Nguyễn Khải, Một thời gió bụi, Nxb Hà Nội, 1994. [8] Nguyễn Ngọc T ư, Cánh đồng bất tận, Nxb Trẻ, 2006 [9] Nguyễn Thị Quy, Ngữ pháp chức năng Tiếng Việt (Vị từ hành động), Hà Nội: Nxb [10] Khoa học Xã hội, 2002.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2