intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " VỐN CON NGƯỜI VÀ THU NHẬP CỦA HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ Ở TÂY NGUYÊN"

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

101
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vốn con người bao hàm những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm được mỗi người tiếp nhận tích luỹ qua quá trình sống, học tập và lao động. Trong kinh doanh cà phê, vốn con người ảnh hưởng lớn tới thu nhập của hộ sản xuất. Bài viết này xem xét tình hình thu nhập và vai trò của vốn con người đối với thu nhập của hộ sản xuất cà phê của hộ gia đình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: " VỐN CON NGƯỜI VÀ THU NHẬP CỦA HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ Ở TÂY NGUYÊN"

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(27).2008 VỐN CON NGƯỜI VÀ THU NHẬP CỦA HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ Ở TÂY NGUYÊN HUMAN CAPITAL AND THE EARNINGS OF COFFEE PRODUCTIVE HOUSEHOLDS IN “TAY NGUYEN” ( CENTRAL HIGHLANDS) BÙI QUANG BÌNH Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Vốn con người bao hàm những k iến thức, kỹ năng và kinh nghiệm được mỗi người tiếp nhận tích luỹ qua quá trình sống, học tập và lao động. Trong kinh doanh cà phê, vốn con người ảnh hưởng lớn tới thu nhập của hộ sản xuất. Bài viết này xem xét tình hình thu nhập và vai trò của vốn con người đối với thu nhập của hộ sản xuất cà phê của hộ gia đình.. ABSTRACT Human capital implies the knowledge, skills and experiences that people gain during their lives, work and studies. In coffee business, human capital has great impacts on the earnings of a productive household. This paper deals with the earnings of coffee productive households and the role of human capital in their earnings. 1. Đặt vấn đề Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, 70% dân số sinh sống ở nông thôn và khoảng 57% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Năm 2007, nông nghiệp đóng góp khoảng 19% GDP. Nghĩa là thu nhập của 57% lao động Việt Nam chỉ chiếm 19%, trong điều kiện lạm phát cao thì cuộc sống của nông dân càng khó khăn. Tây Nguyên vùng sản xuất cây công nghiệp lớn nhất của Việt Nam. Trong số các cây công nghiệp cây cà phê đóng góp rất lớn vào thành tự phát triển kinh tế ở đây, nhưng thu nhập của nông dân - người trực tiếp sản xuất kinh doanh các cây công nghiệp này lại không cao. Có nhiều nguyên nhân khác nhau mà một trong đó là năng suất cây trồng của nông dân thấp. Năm 2007, cà phê đã đem lại cho Việt Nam kinh ngạch khoảng 1,7 tỷ USD, và thu nhập cao cho người sản xuất. Kết quả này do cả hai yếu tố năng suất và giá cả trong đó yếu tố giá cả rất quan trọng. Đề phát triển sản xuất cà phê bền vững thì điều quan trọng là phải bảo đảm cho người sản xuất có thể sống tốt từ chính sản xuất cây trồng này. Giá cả cà phê thay đổi thất thường, còn năng suất thì phụ thuộc nhiều vào trình độ kỹ thuật, tổ chức và quản l ‎ ý của người sản xuất. Song những yếu tố đó lại liên quan chặt chẽ tới vốn con người của người sản xuất. Nghiên cứu vai trò và ảnh hưởng của vốn con người đối thu nhập của nông dân từ đó có chính sách giúp họ có thể tích luỹ và tăng vốn con người của họ đó là cở sở để tăng thu nhập cho nông dân. 2. Các nghiên cứu về vai trò vốn con người và thu nhập của lao động Vốn con người để chỉ những kiến thức kỹ năng và kinh nghiệm được mỗi người 96
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(27).2008 tiếp nhận tích luỹ qua quá trình sống, học tập và lao động. Sự nhìn nhận giáo dục là một sự đầu tư bắt nguồn từ thời Adam Smith (1776) trong tác phẩm The Wealth of Nations, vào cuối thế kỷ 18. Từ lâu các nhà kinh tế đã quan tâm đến vai trò của vốn con người trong phát triển kinh tế và trong các quá trình sản xuất (Becker - giáo sư Đại học Chicago, giải Nobel kinh tế 1992, khai triển vào năm 1962; Kendrick, 1976; Schultz, 1961). Cơ sở của lý thuyết vốn con người là những sự đầu tư vào con người để gia tăng năng suất lao động của họ (Từ điển kinh tế hiện đại Macmillan, 1992). Những sự đầ u tư này bao gồm đào tạo trong trường và đào tạo trong quá trình làm việc. Lý thuyết vốn con người là nền tảng của nhiều phát triển của các lý thuyết kinh tế. Những đóng góp này có thể được tóm tắt như sau: “Vốn con người đóng vai trò quan trọng tron g quá trình phát triển kinh tế: (1) đó là các kỹ năng được tạo ra bởi giáo dục và đào tạo, vốn con người là yếu tố của quá trình sản xuất kết hợp với vốn hữu hình và các lao động “thô” (không có kỹ năng) để tạo ra sản phẩm; (2) đó là kiến thức để tạo ra sự sáng tạo, một yếu tố cơ bản của phát triển kinh tế.” (Mincer, 1989). Từ nghiên cứu và mô hình của Mincer (1974) logW = β0 + β1S + β2t + β3t2 + biến khác. Với w là mức thu nhập, s số năm học tập, t cho biết kinh nghiệm thực tế mấy năm, t2 là bình phương về kinh nghiệm, đã có nhiều nghiên cứu ước lượng lợi nhuận từ giáo dục và chỉ ra rằng mối quan hệ giữa giáo dục và thu nhập là dương. Nhìn chung, kết quả của các nghiên cứu này chỉ ra rằng lợi suất giáo dục nằm trong khoảng từ 0.05 đến 0.15. Tuy nhiên khi đánh giá ảnh hưởng của vốn con người đối với thu nhập của nông dân đặc biệt là khu vực Tây Nguyên thì cách tiếp cận này chưa được sử dụng. Cũng có những nghiên cứu không dựa trên hàm Mincer mà tiếp cận dựa vào hàm Cobb –Douglas từ đó chỉ ra ảnh hưởng của vốn con người đến thu nhập quốc dân. Ở Việt Nam, cách tiếp cận này được Đinh Phi Hổ (2003) áp dụng để nghiên cứu ảnh hưởng của kiến thức nông nghiệp tới thu nhập của nông dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long, kết quả cho thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa mức độ kiến th ức và thu nhập (0.272)(1). Trong khi Nguyễn Chí Thiện chỉ ra ảnh hưởng của cách tiếp cận thị trường của Nông dân tới thu nhập (0.09)(2). Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu đều chỉ ra mối quan hệ dương khá chặt giữa yếu tố vốn con người và thu nhập. Từ đó việc nâng cao trình độ kiến thức mọi mặt cho lao động nông thôn sẽ góp phần phát triển khu vực này. 3. Tình hình thu nhập của lao động nông nghiệp ở Tây Nguyên Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: ĐăkLăk, ĐăkNông, Lâm Đồng, Gia Lai và Kon Tum, với 60 vạn ha đất đỏ Bazan, chiếm 40% tiềm năng phát triển cây công nghiệp dài ngày của cả nước Việt Nam. Tổng dân số toàn vùng là 4868,9 triệu (2006), diện tích là 5447 ngàn ha, mật độ dân số 89 người/km2 . Đó là chỉ tiêu thấp nhất trong bảy vùng kinh tế - sinh thái của cả nước. Về tuyệt đối thu nhập bình quân chung của người dân ở khu Tây Nguyên đã tăng lên. Nhưng tốc độ có sự khác nhau nếu thu nhập trung bình chung tăng trùng bình 8.9% trong 6 năm qua thì thu nhập trung bình của người dân nông thôn chỉ tăng 5.1% trong 97
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(27).2008 thời gian đó. Tốc độ tăng thu nhập khác nhau đã làm cho tỷ lệ so sánh giữa thu nhập trung bình của khu vực nông thôn so với thu nhập chung ngày càng giảm, hay khoảng cách giữa nông thôn và thành thị cũng càng cao. Đồ thị 1 Quan hệ so sánh giữa thu nhập bình quân chung và TNBQ nông nghiệp 5.00 85 4.60 83.2 GDP/ng (giá 4.50 82.3 94, tr.đ) 4.06 Thu nhập bình quân (Tr.đ giá 1994) 80.1 4.00 80 3.72 3.38 77.7 3.50 3.21 3.06 3.02 3.00 2.89 3.00 75 2.71 GDP/ng 74.5 2.52 2.49 Nông thôn % 2.50 (giá 94, tr.đ) 2.00 69.7 70 1.50 Tỷ lệ so với thu nhập 1.00 65 chung 0.50 0.00 60 2001 2002 2003 2004 2005 2006 (Nguồn:Tổng hợp từ số liệu thống kê các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng) Các nguyên nhân của tình trạng này bao gồm thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp không ổn định, năng suất thấp, trình độ kỹ thuật và công nghệ thấp hơn so với mặt bằng chung của nền kinh tế. Trình độ kỹ thuật công nghệ thấp do vốn con người của lao động nông thôn được đầu tư và tích luỹ thấp. Đầu năm 2007, nhóm nghiên cứu khoa Kinh tế Trường Đại học Kinh tế đã tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra trên 10 huyện ở khu vực Tây Nguyên về thu nhập của hộ sản xuất cà phê. Kết quả thể hiện ở bảng 1. Bảng 1 Một số thông tin về thu nhập và chi phí sản xuất cà phê của hộ gia đình(3) Chỉ tiêu Đơn vị Tối thiểu Tối đa Trung bình Tổng giá trị sản xuất cà phê (GO)/ ha Tr.đ 10.52 70.3 36.7 Tr.đ Chi phí trung gian(IC)/ ha 0.23 20.3 10.7 Giá trị gia tăng (VA) /ha Tr.đ 10.29 50.0 26.0 Lao động gia đình/ha Công 0 300 164 IC /tấn sản phẩm Tr.đ 1.54 9.5 5.15 VA /tấn sản phẩm Tr.đ 3.81 18.8 12.1 Lợi nhuận/ha Tr.đ -1.66 30.34 16.9 Tính theo giá trị sản xuất (GO) trên mỗi ha chỉ m ới khoảng 36 triệu đồng là thấp so với mục tiêu của ngành nông nghiệp 50 triệu/ha, tuy nhiên hộ có giá trị cao nhất cũng đạt tới hơn 70 triệu động/ha. Giá trị sản xuất thấp vì năng suất chưa cao, vì giá cả cà phê hạt trong năm 2006 bình quân của các hộ điều tra là 17.18 ngàn đồng/kg, nếu theo giá năm 2007 tăng lên 27 ngàn /kg và 2008 là 35 ngàn /kg thì giá trị cao hơn nhiều. Chi phí trung gian của sản xuất cà phê là trung bình 10.7 triệu/ha, chiếm dưới 30% tổng giá trị 98
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(27).2008 sản xuất (cuối 2007 và 2008 chi phí này đã tăng gần gấp 2 )hay GO/IC là 3.43 chứng tỏ các hộ gia đình đã quản lý rất chặt chẽ, tuy nhiên cũng có hộ có mức chi phí trung gian gấp đôi mức trung bình của các hộ điều tra, nên cũng cần phải đẩy mạnh công tác khuyến nông để chuyển giao kỹ thuật và kiến thức quản lý cho người trồng cà phê. Do các hộ điều tra có chi phí trung gian thấp nên chính điều này làm cho giá trị gia tăng khá cao mức bình quân là 26 triệu/ha, tỷ lệ giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC) là 2.43, tương đối cao. Chính điều này ảnh hưởng lớn tới sự tăng trưởng kinh tế của vùng. Lợi nhuận bình quân từ 1 ha gần 17 triệu đồng, với người nông dân thì đây khoản lợi nhuận không nhỏ. Tất nhiên mức lợi nhuận cũng phụ thuộc vào sản lượng, năng suất và giá bán. 4. Ảnh hưởng vốn con người tới thu nhập của hộ nông dân sản xuất cà phê Trong sản xuất cà phê vai trò của chủ hộ là rất quan trọng, đây là người đưa ra các quyết định kinh doanh của hộ. Trình độ mọi mặt – vốn con người của chủ hộ sẽ ảnh hưởng tời tính đúng đắn của các quyết định. Để ước lượng mức độ ảnh hưởng của yếu tố vốn con người tới thu nhập của hộ sản xuất cà phê, nghiên cứu này sẽ sử dụng mô hình của Mincer sử dụng đã trình bày trên. Từ số liệu điều tra cho thấy số năm đi học của các chủ hộ trung bình là 6.79 năm học, có 11% không đi học, tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ không biết chữ trong dân số chung của tỉnh, 44% có trình độ từ lớp 5 tới lớp 9. Tỷ lệ số người có trình độ tốt nghiệp phổ thông trung học cơ sở là 24.5%. Về kinh nghiệm, theo số liệu cho thấy số năm kinh doanh cà phê của các chủ hộ trung bình là 8.87 năm học, có 17% mới kinh doanh được dưới 3 năm, 60% có thời gian kinh doanh từ 5 tới 10 năm. Tỷ lệ trên 10 năm khoảng 20%. Để xây dựng mô hình, biến phụ thuộc thu nhập của hộ được đại diện bằng doanh thu của hộ, số năm đi học – hay trình độ học vấn sẽ được tính số lớp học phổ thông đã hoàn tất. Nếu người chủ hộ nào tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học thì số năm đi học sẽ bằng số năm phổ thông cộng với số năm học trung cấp hay cao đẳng đại học. Riêng biến kinh nghiệm chúng tôi sử dụng số năm mà chủ hộ thực tế tham gia kinh doanh cà phê trong bảng câu hỏi đã có. Để đánh giá ảnh hưởng của yếu tố giới tính của chủ hộ trong mô hình sẽ có thêm biến giả (sex). Kết quả xử l ý số liệu điều tra cho thấy mô hình thoả mãn các kiểm định và không vi phạm giả thiết phương sai thay đổi và hệ số tương quan trung bình. Với các hệ số tương quan cho thấy thu nhập của hộ sản xuất phụ thuộc vào trình độ học vấn của chủ hộ. Hệ số tương quan là 0.0246 nghĩa là khi học vấn tăng một điểm thì thu nhập tăng 0.0246 điểm. Số năm kinh nghiệm kinh doanh cũng ảnh hưởng thuận chiều, chủ hộ có nhiều năm kinh doanh – nhiều kinh nghiệm thì thu nhập của hộ cao hơn. Hệ số tương quan bằng 0.577 nghĩa là nếu chủ hộ có số năm kinh nghiệm tăng 1 điểm thì thu nhập của hộ tăng 0.577 điểm. Tuy nhiên mức tăng sẽ chậm lại. Giới tính của chủ hộ cũng ảnh hưởng tới thu nhập của hộ, nếu chủ hộ là nam 99
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(27).2008 giới thì thu nhập của hộ sẽ cao hơn 0.237 điểm. Trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt là kinh doanh cây công nghiệp dài ngày như cà phê đòi hỏi người kinh doanh phải có trình độ kỹ thuật, tổ chức và quản l ý mà điều này phụ thuộc vào trình độ học vấn của người kinh doanh. Những người có học vấn cao thì khả năng tiếp cận, tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật và quản l ý vào kinh doanh tốt hơn. Kinh nghiệm cũng là một trong yếu tố quyết định sự thành công trong quá trình kinh doanh. Các chủ hộ nhiều kinh nghiệm sẽ biết ra các quyết định liên quan tới tiết kiệm chi phí sản xuất, chăm sóc bào quản và thời điểm mua bán … cũng tốt hơn. Kinh doanh cà phê là công việc nặng nhọc và nhiều biến động thì nam giới thích hợp hơn so với phụ nữ. 5. Kết luận và kiến nghị Thu nhập của lao động nông nghiệp ở Tây Nguyên thấp hơn so vói thu nhập chung và tăng chậm hơn. Thu nhập của các hộ sản xuất cà phê ở đây cao hơn nhưng có sự chênh lệch giữa các hộ sản xuất. Khả năng tăng thu nhập cho họ là nhiều. Các nghiên cứu đề đã chỉ ra sự ảnh hưởng tích cực của vốn con người tới thu nhập của lao động. Yếu tố này cũng ảnh hưởng tích cực tới thu nhập của hộ sản xuất cà phê ở Tây Nguyên. Tạo mọi điều kiện để lao động kinh doanh cà phê có thể đầu tư tích lũy và tăng vốn con người của họ sẽ góp phần tăng vốn con người của họ đồng thời góp phần phát triển kinh tế của khu vực. Để có thể tăng vốn con người nên thực hiện một số vấn đề a) Về phía chính quyền Cần phải có chính sách dài hạn nâng cao trình độ dân trí ở khu vực nông thôn nhất là miền núi vùng sâu vùng xa. Xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tần g về giáo dục, đội ngũ giáo viên và duy trì hoạt động cho hệ thống đó. Đồng thời tuyên truyền tầm quan trọng của giáo dục đối với việc nâng cao đời sống cho người dân, con đường thoát khỏi nghèo đói bền vững nhất. Hỗ trợ tài chính và kêu gọi sự đóng góp của cộng đồng vào cùng tham gia để giảm bớt khó khăn cho con em người nghèo ở khu vực nông thôn được tới trường. Xây dựng và duy trì hoạt động của mạng lưới cơ sở khuyến nông với sự tham gia của các tình nguyện viên giúp người dân nâng cao trình độ kỹ thuật và quản l ý trong sản xuất kinh doanh cho người dân. Nhưng với đặc thù ở Tây Nguyên cần xây dựng những mô hình trình diễn phù hợp để đào tạo theo hình thức cầm tay chỉ việc mới đem lại hiệu quả. Tài trợ cho những đợt tham quan cho những chủ hộ kinh doanh giỏi tới các tỉnh bạn có mô hình tiên tiến và ra nước ngoài học hỏi. b) Về phía doanh nghiệp kinh doanh cà phê Các doanh nghiệp cầm tham gia tích cực vào quá trình xã hội hoá giáo dục ở khu vực kinh doanh cà phê của mình. Thông qua hợp tác với các hộ sản xuất trong quá trình kinh doanh giúp họ nâng cao trình độ kỹ thuật, tổ chức và quản l ý, thực hiện tốt việc áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam, xây dựng bảo vệ thương hiệu trong kinh doanh cà phê. 100
  6. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(27).2008 c) Về phía hộ sản xuất Nhận thức tầm quan trọng của vốn con người – những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm trong quá trình kinh doanh của hộ gia đình. Quan tâm tới việc học hành của trẻ em đồng thời phải thường xuyến tự mình học hỏi và tham gia vào các khoá tập huấn đào tạo. Tổ chức các câu lạc bộ của mình làm nơi trao đổi học hỏi kinh nghiệm cho các thành viên của mình, ngoài ra từ đây tạo điều kiện cho các thành viên có thể hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đinh Phi Hổ, 2003, Ảnh hưởng kiến thức nông nghiệp đối với nông dân sản xuất lúa ở An Giang, Đề tài cấp bộ Đại học Kinh tế TPHCM. [2] Nguyễn Chí Thiện, 2008, Chi tiêu và thu nhập của người dân nông thôn miền núi ở tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội số 127 (1-008) [3] Tổng hợp từ số liệu điều tra hộ sản xuất cà phê ở Tây Nguyên năm 2007 của nhóm nghiên cứu. [4] ThS. Nguyễn Quốc Huy (2002), Lợi suất giáo dục Việt Nam năm 1998, Viện kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 101
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2