intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỊCH TẢ HEO PHÁT TRIỂN VẮC XIN DỊCH TẢ HEO MỚI " MS3

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

75
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiêm phòng vắcxin DTH là biện pháp hữu hiệu được sử dụng trong phòng chống bệnh DTH ở Việt Nam. Tuy nhiên, DTH vẫn còn gây tổn thất nghiêm trọng cho cả chăn nuôi heo công nghiệp và chăn nuôi gia đình. Vắcxin DTH sản xuất trong nước hiện nay được sản xuất trên thỏ và bê, do đó có những biến động về khả năng cung cấp văcxin cũng như việc kiểm tra chất lượng vắcxin tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỊCH TẢ HEO PHÁT TRIỂN VẮC XIN DỊCH TẢ HEO MỚI " MS3

  1. Bộ Nông nghiệp và PTNT Chính phủ Úc AusAID 014/07VIE DỊCH TẢ HEO PHÁT TRIỂN VẮC XIN DỊCH TẢ HEO MỚI MS3: BÁO CÁO DỮ LIỆU CƠ SỞ Chris Morrissy Tháng 6 năm 2010 Nội dung
  2. 1. Thông tin về cơ quan nghiên cứu Bệnh Dịch tả heo (CSF): Tên dự án Phát triển vắc xin Dịch tả heo mới [Mã chương trình: 014/07 VIE] Trung tâm nghiên cứu Cơ quan tại Việt Nam (thuộc Công ty Thuốc Thú y TW- NAVETCO) TS. Trẩn Xuân Hạnh Trưởng chương trình phía Việt Nam Phòng Thí nghiệm Thú y Úc (AAHL) Cơ quan Úc PMB 24, Geelong, VIC 3220, Úc Chris Morrissy Cán bộ Úc 03/01/2008 Ngày bắt đầu 03/01/2010 Ngày kết thúc (ban đầu) Ngày kết thúc (chỉnh sửa) Giai đoạn báo cáo Cơ quan liên hệ Tại Úc: Trưởng chương trình Chris Morrissy Tên Điện thoại: + 61 3 5227 5000 Chuyên viên chẩn đoán siêu vi trùng, Vị trí Fax: + 61 3 5227 5555 AAHL Cơ quan AAHL, PMB 24, Geelong, VIC Email: 3220, Úc chris.morrissy@csiro.au Tại Úc: Cơ quan điều hành Chris Morrissy Tên Điện thoại: + 61 3 5227 5000 Cán bộ quản lý Vị trí Fax: + 61 3 5227 5555 Cơ quan AAHL, PMB 24, Geelong, VIC Email: 3220, Úc chris.morrissy@csiro.au Tại Việt Nam: TS. Trần Xuân Hạnh Tên Điện thoại: + 84 8 8225955 Phó Tổng Giám đốc công ty Thuốc Vị trí Fax: + 84 8 8225060 Thú y TW [NAVETCO] Cơ quan NAVETCO Email: 29 Nguyễn Đình Chiểu, Q.1, TP Hồ tranxuananh2002@yahoo.com Chí Minh, Việt Nam 1
  3. 2. Tóm tắt dự án Tiêm phòng vắcxin DTH là biện pháp hữu hiệu được sử dụng trong phòng chống bệnh DTH ở Việt Nam. Tuy nhiên, DTH vẫn còn gây tổn thất nghiêm trọng cho cả chăn nuôi heo công nghiệp và chăn nuôi gia đình. Vắcxin DTH sản xuất trong nước hiện nay được sản xuất trên thỏ và bê, do đó có những biến động về khả năng cung cấp văcxin cũng như việc kiểm tra chất lượng vắcxin tại Việt Nam. Dự án tập trung phát triển vắcxin DTH thích ứng trên tế bào nhằm mục đích tăng khả năng cung cấp và đảm bảo chất lượng của vắcxin sản xuất trong nước. Hơn nữa, dự án cũng xây dựng các quy trình tiêm phòng vắcxin DTH phù hợp với điều kiện thực địa trong chăn nuôi heo ở Việt Nam, góp phần tăng cường kiểm soát bệnh DTH Ở Việt Nam. Mục tiêu chính của dự án: 1. Nghiên cứu phát triển một vắcxin DTH nuôi cấy trên tế bào có chất lượng cao và giá thành rẻ. 2. Nâng cao năng lực chẩn đoán bệnh DTH cho các phòng thí nghiệm để kiểm soát bệnh . 3. Góp phần đào tạo, huấn luyện cán bộ thú y cơ sở và người chăn nuôi nhỏ cách sử dụng hiệu quả vắcxin DTH tế bào. Việc thực hiện thành công các mục tiêu của dự án sẽ nâng cao khả năng kiểm soát bệnh DTH tại Việt Nam, đem lại lợi ích thiết thực đặc biệt cho ngành chăn nuôi heo công nghiệp và hộ gia đình. 3. Tóm tắt tiến trình thực hiện Nhiệm vụ của CARD là nhận thức lợi ích của chăn nuôi hộ gia đình thông qua áp dụng thành quả nghiên cứu. Trọng tâm là đạt được dữ liệu cơ sở ban đầu, từ đó đánh giá khách quan thành quả của quá trình đầu tư. Việc sản xuất vắc xin DTH chất lượng cao, giá rẻ quan trọng trong kiểm soát bệnh DTH tại Việt Nam. Khả năng cung cấp vắc xin cải tiến này sẽ đáp ứng nhu cầu lớn trong nước và đặc biệt là đem lại lợi ích cho chủ trại chăn nuôi quy mô nhỏ. Vắc xin DTH trong nước được sản xuất trên thỏ và bê (ở các công ty khác bao gồm NAVETCO) dựa trên nguồn cung cấp động vật thí nghiệm có thể không ổn định hoặc chất lượng không đảm bảo, từ đó dẫn đến sự khác biệt chất lượng vắc xin giữa các lô và khả năng cung cấp có hạn không đáp ứng được nhu cầu thị trường. Gía thành của vắc xin DTH ngoại nhập hiện nay đắt hơn vắc xin trong nước khoảng 3 lần – 2500 đến 3000 đồng/liều so với vắc xin NAVETCO 800 đồng/liều. Mặc dù vắc xin ngoại nhập đắt hơn vắc xin trong nước ít nhất 3 lần, chưa có một 2
  4. dữ liệu từ thử nghiệm khoa học chứng minh lợi nhuận đầu tư tốt hơn liên quan đến việc sử dụng vắc xin ngoại nhập. Việc kiểm soát bệnh DTH có hạn chế không chỉ liên quan đến nguồn cung cấp vắc xin và việc đảm bảo chất lượng mà còn do sự thiếu hiểu biết về việc áp dụng các quy trình tiêm phòng vắc xin DTH thường quy trong điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam. Dự án hợp tác thí điểm nghiên cứu về bệnh Dịch tả heo trước đây giữa NAVETCO và AAHL nhấn mạnh những hạn chế liên quan đến chất lượng vắc xin và quy trình tiêm phòng đã được thực hiện trong các trại chăn nuôi khu vực thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận. Từ đó, quy trình tiêm phòng thích hợp cho từng vùng, trại cần được chú trọng trong việc phát triển vắc xin DTH mới nhằm đạt được hiệu quả tiêm phòng tốt nhất trong thực tế. Quy trình tiêm phòng tiêu chuẩn cho vắc xin trong nước và ngoại nhập đều phù hợp trong điều kiện lý tưởng ở các trại áp dụng tốt các biện pháp vệ sinh thú y. Tuy nhiên, dự án thí điểm CARD NAVETCO/AAHL nhấn mạnh sự khác biệt về hàm lượng kháng thể mẹ truyền giữa các trại, yêu cầu cải tiến quy trình tiêm phòng vắc xin cho heo con bắt đầu từ 21 ngày tuổi đối với các trại có nguy cơ. Xây dựng quy trình tiêm phòng vắc xin thích hợp cộng với việc nâng cao hiểu biết của cán bộ thú y cơ sở và người chăn nuôi về bệnh DTH trong các chiến lược tiêm phòng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kiểm soát bệnh DTH bằng vắc xin tại Việt Nam. Vắc xin DTH mới trên tế bào sẽ giải quyết những hạn chế về nguồn cung cấp và đảm bảo chất lượng vắc xin so với vắc xin sản xuất trong nước trước đây. Trong tương lai, vắc xin sản xuất trong nước được dùng theo quy trình tiêm phòng trong điều kiện tự nhiên tại Việt Nam sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho toàn bộ ngành chăn nuôi heo và đặc biệt là chăn nuôi hộ gia đình. 4. Tiến triển của dự án đến nay [liên quan đến hợp tác nghiên cứu trong Giai đoạn 3] 4.1 Đặc điểm nổi bật khi thực hiện [dữ liệu cơ sở] • Tóm tắt những điểm chính về việc phát triển vắc xin DTH hiện nay tại Việt Nam Bản tổng kết năm 2007 các loại vắc xin DTH trên thị trường Việt Nam do các cộng sự tại NAVETCO [Phụ lục 1] phân tích nguồn gốc và bản chất của các vắc xin DTH hiện đang sử dụng tại Việt Nam. Tóm lại, trên thị trường Việt Nam có tổng cộng 13 loại vắc xin DTH khác nhau, trong đó 3 loại sản xuất trong nước, 10 loại còn lại ngoại nhập. 3
  5. Báo cáo giai đoạn này này lặp lại báo cáo trước kia và liên quan đến báo cáo 6 tháng trước đó, vắc xin DTH hiện nay tại Việt Nam được sản xuất trên thỏ và bê (tại tất cả các công ty Việt Nam bao gồm NAVETCO). Trên thực tế, động vật thí nghiệm có thể khan hiếm nguồn cung hay sức khỏe yếu (đặc biệt là bê) dẫn đến biến động về khả năng cung cấp vắc xin và liên quan đến việc kiểm soát chất lượng tại Việt Nam. Điều này cần thiết để thực hiện thành công chương trình tiêm phòng vắc xin DTH khi kết hợp với những hạn chế phát sinh lúc sản xuất vắc xin trên quy mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Qua phân tích hiện trạng phát triển vắc xin DTH, tất cả các vắc xin DTH sản xuất tại Việt Nam đều dùng chủng C và sản xuất trên động vật thí nghiệm với các hạn chế nêu trên. Do đó, những thành quả đạt được trước đây và Báo cáo Giai đoạn 3 “Dữ liệu cơ sở” sẽ tăng nhận thức trong tương lai về toàn bộ tác động của Dự án này. Cùng với sản xuất và sử dụng vắc xin DTH thông qua chuyển giao kỹ thuật, đào tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng theo hệ thống Đảm bảo chất lượng tại Việt Nam, chúng ta không những thành công trong nhận thức về mục tiêu kỹ thuật của dự án như Mục tiêu 1 và 2; mà còn đạt được Mục tiêu 3 với lợi ích thiết thực cho người chăn nuôi quy mô nhỏ thông qua việc đánh giá việc sử dụng đúng cách vắc xin DTH. • Khả năng cung cấp, giá cả và chất lượng vắc xin Bảng tổng kết năm 2007 trước đây phác họa chi tiết về khả năng cung cấp và giá cả của vắc xin DTH hiện nay tại Việt Nam. Đặc biệt, chưa có một nghiên cứu so sánh tất cả các vắc xin DTH đang sử dụng trong điều kiện Việt Nam trên thị trường và đánh giá trước đây chỉ dựa vào thực nghiệm. Tuy vậy, thông tin liên quan đến cách sử dụng và những hạn chế của vắc xin hiện nay được trích dẫn trong nghiên cứu quy mô nhỏ [Phụ lục 2-5] sẽ được nêu chi tiết hơn trong quy trình tiêm phòng vắc xin DTH hiện nay. Tóm lại, hiện nay có 3 vắc xin DTH chính sử dụng tại Việt Nam [Phụ lục 1], đặc biệt là vắc xin NAVETCO sản xuất chiếm 72%, Merial chiếm 17,5% và Fort Dodge Animal Health chiếm 7,5% thị trường. Hiện nay, giá vắc xin DTH ngoại nhập trung bình khoảng 2500 đến 3000 đồng/liều so với vắc xin NAVETCO sản xuất trên thú thí nghiệm 800 đồng/liều. Do vậy, mặc dù có thể dễ dàng nhận ra giá vắc xin DTH ngoại nhập hiện nay đắt hơn vắc xin trong nước khoảng 3 lần, chưa có một dữ liệu từ thử nghiệm khoa học chứng minh lợi nhuận đầu tư tốt hơn liên quan đến việc sử dụng vắc xin ngoại nhập. 4
  6. Điểm đặc biệt là mục tiêu ban đầu của nghiên cứu xác định khả năng sản xuất vắc xin DTH trên tế bào nhằm loại trừ những hạn chế của vắc xin sản xuất theo phương pháp cũ tại Việt Nam, đặc biệt lý do chính là giảm sự khác biệt chất lượng giữa các lô vắc xin và tăng khả năng cung cấp, đảm bảo chất lượng của vắc xin sản xuất trong nước theo yêu cầu của dự án hợp tác song phương về vắc xin. Mặc dù giá vắc xin DTH mới chưa xác định được vào thời điểm này , chúng ta có thể đánh giá ngược lại dựa trên dữ liệu đầu tư qua thực nghiệm. Từ đó, khả năng sản xuất, kỹ thuật, chất lượng đảm bảo của vắc xin DTH mới cao hơn so với vắc xin ngoại nhập – và nguồn cung cấp tăng lên cùng với hiệu quả đầu tư so với vắc xin DTH sản xuất trên thú thí nghiệm hiện nay tại NAVETCO. • Việc sử dụng và hạn chế của quy trình tiêm phòng vắc xin DTH Như đã đề cập trước đây, chưa có dữ liệu nào chứng minh sự khác biệt về hiệu lực giữa từng loại vắc xin DTH đang sử sụng tại Việt Nam [Phụ lục 5]. Tuy nhiên, kết quả thực nghiệm cho thấy sự khác biệt về hiệu lực vắc xin nhưng những khác biệt này không liên quan đến việc dùng từng vắc xin riêng biệt, ngoại nhập hay sản xuất trong nước. Thêm vào đó, vài trại báo cáo nhấn mạnh hiệu lực vắc xin trong một số trường hợp ít do hiệu lực vắc xin mà do cách tiêm và tình hình dịch tễ từng trại. Theo dự án này, chúng tôi tập trung “cách sử dụng” – xác định bởi việc sản xuất vắc xin DTH trên tế bào chất lượng cao và khả năng cung cấp phù hợp theo nhu cầu trong chương trình tiêu diệt bệnh DTH – và những chỉ số đặc trưng về mức độ hạn chế của trại gây cản trở trong việc dùng vắc xin DTH thực tế tại Việt Nam. Quá trình sản xuất vắc xin DTH trên tế bào chất lượng cao được nêu cụ thể trong Báo cáo Dữ liệu cơ sở, Báo cáo tiến trình trước đây và là chủ đề trong Báo cáo quá trình thực hiện 6 tháng sắp tới. Điểm mấu chốt là chúng tôi tóm tắt và đính kèm kết quả của dự án CARD trên quy mô nhỏ giữa NAVETCO và AAHL trước đây [Phụ lục 2-5] ví dụ như khảo sát hàm lượng kháng thể mẹ truyền cho heo con từ nái đã tiêm vắc xin ở miền nam Việt Nam. Ví dụ, nghiên cứu tại Việt Nam [Phụ lục 2] cho thấy sự khác biệt về hàm lượng kháng thể mẹ truyền giữa các trại. Báo cáo Dữ liệu gốc phía Việt Nam cung cấp thông tin về những thất bại trong tiêm phòng vắc xin và cơ sở khoa học cho việc thực hiện các lịch tiêm phòng riêng cho từng trại để đảm bảo khả năng bảo hộ heo con. 5
  7. Đặc biệt, các trại có nguy cơ với bệnh DTH, nếu heo con có hàm lượng kháng thể mẹ truyền giảm trước 42 ngày tuổi sẽ phải sử dụng lịch tiêm phòng vắc xin vào 21 và 49 ngày tuổi; trong khi những trại không có nguy cơ do thất bại trong việc tiêm phòng vắc xin sẽ vẫn duy trì lịch tiêm phòng vắc xin thường quy cho heo bắt đầu từ 42 ngày tuổi. Kết quả nghiên cứu trên quy mô nhỏ trước đây gồm khảo sát đầu tiên xác định hàm lượng kháng thể chống bệnh DTH của heo tại Việt Nam và ảnh hưởng lớn nếu thực hiện thành công biện pháp tiêm phòng vắc xin DTH mới trong tương lai. Thêm vào đó, nghiên cứu này là kết quả của việc thực hiện thành công việc tăng cường khả năng chẩn đoán bệnh DTH tại Việt Nam, không chỉ là kết quả Dữ liệu cơ sở ban đầu mà còn đánh giá ảnh hưởng về mặt kinh tế và xã hội của vắc xin DTH mới và các kế hoạch tiêm phòng tương ứng trong tương lai. 5. Kết luận Dữ liệu cơ sở dựa vào lượng vắc xin sản xuất trong nước chiếm 72% thị trường. Vắc xin này sản xuất trên động vật thí nghiệm nên khác biệt giữa các lô vắc xin và liên quan đến vấn đề kiểm tra chất lượng, có hạn chế về khả năng cung cấp cho thị trường nhằm thực hiện thành công chương trình tiêm phòng vắc xin DTH. Trong giai đoạn đầu của dự án, tất cả các vắc xin DTH trong nước đều sử dụng chủng C và sản xuất trên động vật thí nghiệm. Tại thời điểm này, trong nước không có khả năng phát triển vắc xin DTH trên tế bào có chất lượng đảm bảo và khả năng cung cấp lớn hơn vắc xin hiện tại. Giả thiết cơ bản của dự án nghiên cứu này là khả năng sản xuất với số lượng lớn, kỹ thuật cao và chất lượng đảm bảo của vắc xin DTH tế bào so với vắc xin ngoại nhập trong việc kiểm soát bệnh. Thêm vào đó, khả năng cung cấp vắc xin DTH mới có thể dễ dàng tăng lên so với vắc xin trên động vật thí nghiệm của NAVETCO. Trước khi dự án bắt đầu, trên thị trường có 13 loại vắc xin DTH khác nhau gồm 3 vắc xin sản xuất trong nước và 10 loại còn lại ngoại nhập. Vắc xin DTH ngoại nhập hiện nay đắt hơn vắc xin trong nước ít nhất 3 lần và chưa có một dữ liệu từ thử nghiệm khoa học chứng minh lợi nhuận đầu tư tốt hơn liên quan đến việc sử dụng vắc xin ngoại nhập. Dữ liệu gốc liên quan đến việc sử dụng và hạn chế của lịch tiêm phòng vắc xin DTH hiện nay là kết quả của dự án hợp tác CARD trên quy mô nhỏ giữa NAVETCO và AAHL trước đây về khảo sát hàm lượng kháng thể mẹ truyền trên heo con từ nái đã tiêm vắc xin DTH ở miền nam Việt Nam. Báo cáo dữ liệu cơ sở trước đây cho thấy sự khác biệt về hàm lượng kháng thể mẹ truyền giữa các trại và nhấn mạnh cần phải có một quy trình tiêm phòng bổ sung 6
  8. tại Việt Nam. Thêm vào đó, báo cáo này còn cung cấp thông tin về những thất bại trong tiêm phòng vắc xin và cơ sở khoa học cho việc thực hiện các lịch tiêm phòng riêng cho từng trại để đảm bảo khả năng bảo hộ heo con. Đặc biệt, các trại có nguy cơ bệnh DTH, heo con có hàm lượng kháng thể mẹ truyền giảm trước 42 ngày tuổi sẽ phải sử dụng lịch tiêm phòng vào 21 và 49 ngày tuổi; trong khi những trại không có nguy cơ thất bại trong việc tiêm phòng vắc xin sẽ vẫn duy trì lịch tiêm phòng vắc xin thường quy là tiêm lần đầu lúc 42 ngày tuổi. Việc phân tích dữ liệu gốc xác định yêu cầu nâng cao khả năng chẩn đoán bệnh DTH và tiềm năng sử dụng vượt trội của vắc xin DTH giá rẻ, chất lượng đảm bảo cùng với lịch tiêm phòng cải tiến phù hợp với điều kiện Việt Nam. 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2