intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Dự án khuyến nông và đào tạo phát triển chăn nuôi bò thịt quy mô xã bền vững tại Tỉnh Nghệ An - MS5 "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

216
lượt xem
39
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kế hoạch phát triển chăn nuôi bò thịt tới năm 2010 được thể hiện trong quyết định số 1155/QĐ-UB của UBND Tỉnh Nghệ An ban hành tháng Năm năm 2003. Kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng trong chăn nuôi bò thịt, sử dụng lai tạo giống để sản xuất các giống mới có năng suất cao nhằm cải thiện thu nhập cho bà con nông dân chăn nuôi bò. Ngành chăn nuôi bò thịt theo truyền thống ở Việt nam dựa trên cơ sở chăn nuôi ở các trang trại nhỏ lẻ, phân tán, chủ yếu chăn thả trên các vùng đất...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Dự án khuyến nông và đào tạo phát triển chăn nuôi bò thịt quy mô xã bền vững tại Tỉnh Nghệ An - MS5 "

  1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chương trình Khuyến nông, đào tạo và Phát triển Chăn nuôi bò thịt tại Nghệ An Báo cáo tiến độ dự án 010/06VIE MS5: BÁO CÁO 6 THÁNG LẦN THỨ BA Tháng 8 - 2008 1
  2. Mục lục 1 Thông tin chung ................................................................................................................1 2 Tóm tắt dự án.....................................................................................................................2 3 Tổng kết hoạt động ............................................................................................................2 4 Tiến độ thực hiện...............................................................................................................3 Các kết quả cơ bản đạt được............................................................................................................................. 3 Lợi ích của các hộ nông dân ............................................................................................................................. 4 Xây dựng năng lực ............................................................................................................................................ 4 Xuất bản ............................................................................................................................................................ 5 Quản lý dự án .................................................................................................................................................... 5 5 Báo cáo về kết quả nhân rộng của dự án .........................................................................5 6 Các vấn đề còn tồn tại và tính bền vững...........................................................................5 Các vấn đề còn tồn tại ....................................................................................................................................... 5 Các giải pháp can thiệp ..................................................................................................................................... 6 Tính bền vững ................................................................................................................................................... 6 7 Các bước cơ bản tiếp theo .................................................................................................6 8 Tuyên bố theo luật định....................................................... Error! Bookmark not defined. 2
  3. 1 Thông tin chung Dự án khuyến nông và đào tạo phát Tên Dự án triển chăn nuôi bò thịt quy mô xã bền vững tại Tỉnh Nghệ An Công ty Rau Quả 19/5 Nghệ An và Cơ quan Việt nam tham gia dự án Trung tâm NC Bò và Đồng cỏ Ba vì Ông Nguyễn Đức Điệp Lãnh đạo dự án Việt nam Cơ quan Australia AusAID Ông Tim Harvey Đại diện Australia Tháng Hai 2007 Thời gian bắt đầu Tháng 12 - 2009 Thời gian kết thúc (dự định) - Thời gian kết thúc (sửa đổi) Sáu tháng một lần Thời gian báo cáo tiến độ Tên và Địa chỉ liên lạc Ở New Zealand: Lãnh đạo Dự án Tim Harvey 00 64 6 350 5119 Họ tên: Điện thoại Giám đốc 00 64 6 350 5633 Chức vụ: Fax: T.G.Harvey@massey.ac.nz Trường ĐH Massey Cơ quan Email: Ở New Zealand: Phòng Quản lý Hành chính Ông M. Peters 00 64 6 350 5799 Nối máy Họ tên: Điện thoại: 81338 Chức vụ: Trưởng phòng Fax: 00 64 6 801 2682 Dịch vụ Quản lý Nghiên c ứu D.G.Brown@massey.ac.nz Cơ quan Email: Ở Việt nam ThS. Nguyễn Quốc Toản 0946651244 Họ tên: Điện thoại: Điều phối dự án 0343881404 Chức vụ: Fax: TT NC Bò và Đồng cỏ Ba vì toanhoangq@yahoo.com Cơ quan Email:
  4. 2 Tóm tắt dự án Kế hoạch phát triển chăn nuôi bò thịt tới năm 2010 được thể hiện trong quyết định số 1155/QĐ-UB của UBND Tỉnh Nghệ An ban hành tháng Năm năm 2003. Kế hoạch nhằm ô đạt được mục tiêu tăng trưởng trong chăn nuôi bò thịt, sử dụng lai tạo giống để sản xuất các giống mới có năng suất cao nhằm cải thiện thu nhập cho bà con nông dân chăn nuôi bò. Ngành chăn nuôi bò thịt theo truyền thống ở Việt nam dựa trên cơ sở chăn nuôi ở các trang trại nhỏ lẻ, phân tán, chủ yếu chăn thả trên các vùng đất tận dụng, không có tính chất bền vững. Dự án này nhằm mục tiêu phát triển mô hình chăn nuôi bò thịt quy mô hộ gia đình ở cấp độ xã một cách kinh tế, bền vững để cải thiện hệ thống cung ứng bò thịt lâu dài và nâng cao thu nhập cho nông dân. Dự án đang được thực hiện và đánh giá hệ thống trang trại chăn nuôi bò thịt ở Nghệ An nói chung và ba xã vùng xa có mức thu nhập của các hộ gia đình thấp dưới mức trung bình là Nghĩa Lâm, Nghĩa Yên và Nghĩa Sơn. Dự án cũng đã giới thiệu một số giống cỏ nhiệt đới mới được nhập khẩu từ Thái lan cho vùng dự án; Các giống cỏ này đã được trồng có hiệu quả và thích nghi ở vùng dự án góp phần nâng cao hàm lượng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn cung cấp cho gia súc nhai lại. Dự án cũng giới thiệu kỹ thuật ủ cỏ sử dụng các loại phụ phẩm nông nghiệp khác nhau, đặc biệt kỹ thuật ủ chua lá sắn; Các kỹ thuật này tỏ ra rất có hiệu quả tại vùng dự án. Nguồn gen bò thịt trong vùng dự án có chất lượng thấp nên dự án đã triển khai một số giống mới như Sindi, Brahman và Droughtmaster để cải tạo chất lượng bò thịt lâu dài. 3 Tổng kết hoạt động Giới thiệu các hoạt động cơ bản: Trong 6 tháng qua, hai chuyến công tác tới vùng dự án đã được thực hiện hoàn tất vào tháng Ba và tháng Sáu năm 2008. Mr Tim Harvey đã tới vùng dự án cuối tháng Ba, đầu tháng Tư năm 2008. Chuyến công tác đã thành công với các mục tiêu đều đạt được: 9 hộ nông dân tham gia dự án đã được cung cấp 9 máy băm cỏ được thiết kế và sản xuất tại địa phương; đồng thời họ được cung cấp 6 giống cỏ và cây họ đậu nhiệt đới mới; kỹ thuật ủ chua cỏ và phụ phẩm nông nghiệp đã được tiến hành ở hầu hết các hộ gia đình. Dự án sẽ tiếp tục giới thiệu các kỹ thuật mới tới các địa bàn ở tỉnh Nghệ An có tiềm năng cải thiện thu nhập cho hộ gia đình nông dân từ việc phát triển chăn nuôi bò thịt. Mức độ dinh dưỡng cung cấp cho bò thịt cần phải được nâng cao một khi năng suất sản xuất được nâng cao và nguồn gen di truyền được cải tiến theo hướng ổn định và đem lại lợi ích cho bà con nông dân. Dự án đã giới thiệu cho bà con nông dân các giống cỏ nhiệt đới mới, trình diễn hiệu quả của việc sử dụng phụ phẩm nông nghiệp và ủ chua thức ăn xanh để tăng hàm lượng dinh dưỡng và cung cấp khẩu phần ăn cân bằng cho gia súc. Dự án cũng đã cung cấp ba con bò đực giống hướng thịt cho ba xã của vùng dự án bên cạnh việc cung cấp tinh cọng rạ của các giống Brahman và Droughtmaster để thực hiện kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho bò. 2
  5. Dự án đã tổ chức một chuyến tham quan tập huấn tại trường Đại học Ubon Ratchathani cho 12 bà con nông dân tham gia dự án. Chuyến tham quan tập huấn này rất có hiệu quả và đã góp phần tăng cường cho thành công của dự án. Trong 12 tháng tiếp theo dự án sẽ tập trung vào việc phổ biến mở rộng các kỹ thuật mới và cố gắng đưa các cải tiến mới vào hệ thống cung cấp các sản phẩm của ngành chăn nuôi bò thịt trong vùng. Các vấn đề liên quan: Theo ước tính chỉ có 20% số bò cái trong độ tuổi sinh sản tại ba xã dự án là bò lai Sind. Tỷ lệ phần trăm thấp này sẽ làm giảm tốc độ của việc giới thiệu các giống bò thịt cao sản Brahman và Droughtmaster. Bò cái địa phương (bò vàng bản địa) có tầm vóc rất nhỏ do đó dự án cho rằng chỉ nên sử dụng bò địa phương đã sinh sản từ lứa hai trở lên và bò lai Sind để cho lai tạo giống với Brahman và Droughmaster. Hy vọng rằng kỹ thuật viên thụ tinh nhân tạo đã được đào tạo tốt sẽ thu hoạch được nhiều kết quả truyền giống nhân tạo tốt với tỷ lệ đậu thai cao vì thế bà con nông dân có thể nhận thức được lợi ích lâu dài của chương trình cải tạo giống. Hiện nay nhà máy chế biến dứa địa phương đang gặp khó khăn trong việc cung ứng sản phẩm vì vậy công ty và bà con nông dân gặp khó khăn trong việc thu mua bã dứa thường xuyên. Bản thân Công ty Rau Quả 19/5 hiện đang gặp khó khăn trong việc tìm nguồn tài chính để phát triển đàn bò hạt nhân của Công ty, bên cạnh đó là việc Công ty thiếu cán bộ có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn trong nghề chăn nuôi gia súc nhai lại. 4 Tiến độ thực hiện Các kết quả cơ bản đạt được 1. 150 kg hạt giống cỏ bao gồm các giống Mulato II, Paspalum, Stylo, Hamatha và đậu bò đã được nhập từ trường Đại họcUbon Ratchathani vào vùng dự án Tháng Ba năm 2008. Bảy trong số 9 nông dân tham gia dự án và 34 nông dân mở rộng đã trồng thành công các giống cỏ mới này. Tốc độ sinh trưởng và thành lập thảm của các giống cỏ mới vào mùa mưa tại vùng dự án là hết sức ấn tượng. 2. Việc giới thiệu các biện pháp kỹ thuật ủ chua cỏ xanh vẫn đang được tiếp tục. Toàn bộ các nông dân tham gia dự án đều được cung cấp máy băm cỏ và bể ủ cỏ cỡ nhỏ. Một bể ủ cỏ trình diễn cỡ lớn với dung tích 2 tấn đã được xây dựng tại một hộ gia đình nông dân của dự án. Kết quả ủ chua cỏ xanh tốt nhất đã đạt được từ việc thực hiện ủ chua từ hỗn hợp cỏ voi và lá sắn. Ở huyện Nghĩa đàn, diện tích đất dành cho trồng sắn khá lớn do đó tiềm năng sử dụng loại phụ phẩm này là rất cao. Theo đánh giá, huyện có khả năng nâng cao sản lượng của ngành chăn nuôi lên tới 20-30ổitng vòng 5-10 năm nữa. 3. 3 bò đực giống hướng thịt đã được chuyển giao tới các xã của vùng dự án để cải tiến nguồn gen trực tiếp cho bò địa phương. Số bò đực này sẽ tăng cường cho việc giới thiệu vật liệu gen di truyền mới bên cạnh việc áp dụng kỹ thuật truyền giống nhân tạo. 4. 12 thành viên bao gồm nông dân, cán bộ kỹ thuật và chuyên viên khuyến nông huyện đã được tổ chức đi thăm và tập huấn tại trường Đại học Ubon Ratchathana ở Thái lan tháng Ba năm 2008. Chương trình tập huấn đã được thực hiện rất thành công và đã 3
  6. giúp cho đoàn tham quan nhận thức được tiềm năng của ngành chăn nuôi gia súc nhai lại dựa trên cơ sở phát triển đồng cỏ thâm canh. Lợi ích của các hộ nông dân Trên 40 hộ nông dân ở huyện Nghĩa Đàn đã được cung cấp hạt giống để trồng các giống cỏ nhiệt đới mới. Các giống cỏ có hàm lượng dinh dưỡng và năng lượng cao này bên cạnh các biện pháp kỹ thuật mới đem lại cho bà con nông dân khả năng nâng cao năng suất chăn nuôi, từ đó tăng lợi nhuận và thu nhập cho gia đình. Hai giống cỏ Mulato II và Paspalum có thể được nhân giống và cấy trồng một cách dễ dàng và hiệu quả. Điều này có nghĩa là mục tiêu cho tới cuối năm 2009 sẽ có khoảng 100 hộ gia đình nông dân trồng hai giống cỏ Paspalum và Mulatto II hoàn toàn có khả năng đạt được. Đội ngũ dự án tin tưởng rằng 100 hộ nông dân với kỹ thuật mới này sẽ cung cấp một cơ sở ổn định và bền vững để nhân rộng các giống cỏ chất lượng này trong các vùng chăn nuôi của huyện miền núi Nghĩa đàn. Việc cung cấp 3 bò đực giống hướng thịt tới vùng dự án làm cho việc cải tạo giống luôn săn sàng cho các tất cả hộ gia đình chăn nuôi bò ở tên địa bàn ba xã. Điều này tạo cơ hội cho việc nâng cao số lần phối giống mới để cải tạo đàn bò địa phươnâmtị vùng dự án lên tới 600 lần trong một năm bên cạnh việc áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo đạt được khoảng 100 lần nữa. Vùng dự án hiện có khoảng 2800 con bò; như vậy sẽ có khoảng 25-30% số hộ gia đình nông dân có cơ hội tiếp cận với các giống bò thịt cải tiến. Việc sử dụng kỹ thuật ủ chua cỏ xanh để cải thiện tình hình cung cấp thức ăn xơ thô và nâng cao hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn vào mùa đông cho gia súc nhai lại không phải là điều mới mẻ ở Việt nam. Tuy vậy tại vùng dự án, không có hộ gia đình nông dân nào đã từng có kinh nghiệm và áp dụng kỹ thuật ủ chua cỏ xanh. Tiềm năng nâng cao số đầu gia súc và sản lượng chăn nuôi ở vùng dự án là rất lớn tồn tại song song với khả năng cung cấp thức ăn xơ thô và phụ phẩm nông nghiệp trong vùng. Các hộ nông dân ở 3 xã dự án đều có thể tham gia các buổi trình diễn ủ cỏ và tập huấn cùng với 9 hộ nông dân dự án, những người đều đã được cung cấp máy băm cỏ và bể ủ cỏ. Dự án cũng đã hướng dẫn bà con nông dân làm thế nào để ủ chua cỏ từ nhiều loại nguyên liệu xơ thô và phụ phẩm nông nghiệp khác nhau. Xây dựng năng lực Chuyên viên của Trạm Khuyến nông Nghia đàn đã tham gia đầy đủ các buổi tập huấn và đánh giá các giống cỏ mới. Một chuyên viên của Trạm đã được mời đi thăm trường Đại học Ubon Ratchathani và các hộ gia đình nông dân chăn nuôi bò ở Thái lan. Sự tham gia này đã giúp họ củng cố được kiến thức chuyên môn và nâng cao năng lực để tư vấn nông dân giúp họ có được những lựa chọn phù hợp để phát triển chăn nuôi trong hộ gia đình trong tương lai. Cán bộ kỹ thuật của Công ty Rau Quả 19/5 giờ đây cũng có hiểu biết tốt hơn về dinh dưỡng thức ăn và lựa chọn giống cây thức ăn gia súc có chất lượng cao. Điều này dẫn đến kết quả là có sự chuyển biến lớn ở Trang trại chăn nuôi bò của Công ty. Cán bộ từ Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ cũng được tham gia trong việc đào tạo tập huấn cũng như đi thăm Trường Đại học Ubon Ratchathani. Họ cũng tham gia trong việc đánh giá các giống cỏ mới được trồng trên địa bàn của Trung tâm thuộc huyện Ba vì. Các cán bộ lãnh đạo địa phương từ ba xã dự án cũng đã tham gia tích cực trong dự án và đã được nâng cao kiến thức và sự hiểu biết về cách quản lý và chăn nuôi bò thịt cũng như chương trình cải tạo giống bò. 4
  7. Đội ngũ chuyên gia New Zealand cũng đã được nâng cao sự hiểu biết và sự đánh giá của họ về lịnh vực chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò thịt nói riêng ở huyện Nghĩa đàn. Xuất bản Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nghệ An đã đến thăm vùng dự án và đã gửi báo cáo tới các lãnh đạo Tỉnh Nghệ An. Dự án cũng đã xuất hiện trong kênh thông tin của chương trình CARD. Quản lý dự án Giám đốc dự án người Việt nam, ông Nguyễn Đức Điệp đã ngừng đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Công ty Rau Quả 19/5 vào cuối tháng Sáu năm 2008 để đảm nhận cương vị mới là Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân huyện Nghĩa đàn mới sau khi huyện Nghĩa đàn cũ được tách làm hai đơn vị hành chính là Thị xã Thái hoà và huyện Nghĩa đàn mới. Thị trấn Thái Hòa nằm cách xa Công ty Rau Quả 19/5 về phía tây nam 12 km đã trở thành một thị xã mới tách riêng khỏi huyện Nghĩa đàn. Người thay thế ông Nguyễn Đức Điệp đảm nhiệm cương vị mới là ông Hoàng Văn Tạo, Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp. Ông Tạo đã dành nhiều thời gian để đi tham quan vùng dự án cùng chúng tôi và biểu hiện thái độ hết sức ủng hộ cho dự án. Ông Điệp sẽ tiếp tục tham gia và ủng hộ cho dự án trên cương vị mới là Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Huyện Nghĩa đàn. Ông Nguyễn Quốc Toản tiếp tục thực hiện rất tốt nhiệm vụ điều phối dự án và trong thời gian vừa qua đã dành nhiều thời gian và công sức để chọn lựa 3 con bò đực giống hướng thịt cho vùng dự án. Ông Toản cũng đã điều phối việc ký hợp đồng chăn nuôi bò đực giống với các hộ nông dân và đã tập huấn cho họ kỹ thuật chăn nuôi và chăm sóc bò đực giống. 5 Báo cáo về kết quả nhân rộng của dự án Ông Nguyễn Đình Lý, chuyên viên khuyến nông huyện, (người đã được tham gia chuyến đi tham quan tập huấn tại Thái lan) đã phân chia hạt cỏ giống cho 34 hộ gia đình nông dân chăn nuôi bò trong phạm vi huyện Nghĩa đàn, mỗi hộ được nhận khoảng 200 gam hạt của ba giống, Ubon paspalum, Mulato II và hoặc là Ubon stylo, đậu bò hay Hamata stylo. Tất cả 34 hộ đã gieo trồng số hạt giống nhập từ Thái lan nói trên và đã thành lập được thảm cỏ tốt. Đội ngũ dự án đã đi thăm 2 trang trại của 2 trong số 34 hộ gia đình này và đã có ấn tượng rất tốt đẹp trước thảm cỏ của các giống cỏ mới này. 6 Các vấn đề còn tồn tại và tính bền vững Các vấn đề còn tồn tại Quy mô nhỏ bé của trang trại các hộ gia đình là rào cản chủ yếu đối với sự phát triển lâu dài của ngành chăn nuôi bò thịt trong khu vực. Một trang trại có hiệu quả kinh tế bền vững nên có quy mô chăn nuôi từ 20 đến 50 con bò thịt. Vì các hộ nông dân riêng lẻ thường chỉ sở hữu một diện tích đất đai nhỏ nên cách duy nhất để đạt được quy mô phát triển này là thành lập hợp tác xã chăn nuôi bò thịt hoặc xây dựng mô hình kiểu doanh nghiệp thương mại. Trong vùng dự án, diện tích đất đai trồng mía và trồng sắn khá lớn nên khả năng thích hợp nhất có thể đem lại lợi nhuận cao cho bà con nông dân đó là việc thành lập hợp tác xã. 5
  8. Khả năng tồn tại của các nhà máy chế biến nông sản trong vùng là không bền vững vì sự yếu kém trong khâu thành lập các hợp đồng cung ứng. Điều này có nghĩa là sự sẵn có các phụ phẩm chế biến từ các nhà máy này là không ổn định và không đủ độ tin cậy để các trang trại phát triển chăn nuôi bò thịt trên cơ sở khai thác các loại phụ phẩm làm thức ăn gia súc đầu tư một cách có hiệu quả. Một trong những trở ngại chính của việc cải tiến nguồn gen di truyền lâu dài đó là khả năng thực hiện được kỹ thuật truyền giống nhân tạo thành công và có hiệu quả trong khu vực. Mặc dù dự án đã đào tạo được một kỹ thuật viên truyền giống nhân tạo cho bò nhưng điều này không thể tạo ra một giải pháp có tính chất lâu dài ở nơi mà tất cả nông dân đều có thể tiếp cận và sử dụng dịch vụ truyền giống nhân tạo đáng tin cậy. Các giải pháp can thiệp Nếu các giống cỏ mới đã được chứng tỏ là thành công trong việc sử dụng làm thức ăn chăn nuôi thì có thể lựa chọn giải pháp triển khai một hình thức kinh doanh mới là nhân giống cỏ trong phạm vi huyện để cung cấp cỏ giống cho các địa phương khác trong tỉnh và thậm chí cho cả các tỉnh khác của Việt nam. Việc sử dụng bò đực giống cải tiến ở cấp độ cơ sở đã được thực hiện phổ biến ở Việt nam và việc dự án cung cấp bò đực giống cho các xã trong vùng dự án đã chứng tỏ là thành công và góp phần vào việc giảm thiểu hoá hạn chế của công tác cải tạo giống thông qua việc áp dụng kỹ thuật truyền giông nhân tạo. Tính bền vững Ngành chăn nuôi bò thịt nói riêng và chăn nuôi gia súc nói chung ở huyện Nghĩa đàn chắc chắn là đứng vững được và có khả năng mở rộng và phát triển thông qua việc cải thiện chế độ dinh dưỡng, lựa chọn các loại thức ăn xơ thô, thành lập các đồng cỏ nhiệt đới mới và sử dụng lá sắn làm nguồn bổ sung protein chủ lực. 7 Các bước cơ bản tiếp theo a Phân tích và đánh giá việc áp dụng kỹ thuật ủ chua cỏ xanh có sự kết hợp nhiều loại cây thức ăn khác nhau, đặc biệt kết hợp giữa lá sắn và các loại thức ăn xơ thô khác b Đánh giá sự phát triển của các con bò đực giông c Mở rộng việc áp dụng kỹ thuật ủ chua sử dụng các loại phụ phẩm nông nghiệp và chế biến; cố gắng nâng cao nhận thức và sử dụng kỹ thuật này d Đánh giá sự phát triển của các giống cỏ mới theo mùa vụ trong điều kiện môi trường địa phương e Đánh giá khả năng nhân giống các giống cỏ mới để làm cho chúng trở nên phổ biến và sẵn có f Xem xét lại hệ thống tiếp thị sản phẩm chăn nuôi bò thịt và khả năng phát triển việc ký kết các hợp đồng cung cấp thịt bò dài hạn g Hoàn thành các đợt công tác tháng Chín năm 2008 và tháng Hai năm 2009 h Tiếp tục thu thập các dữ liệu về trọng lượng cơ thể sống của đàn bò dự án i Tổ chức tập huấn về việc thành lập hợp tác xã và tận dụng các cơ hội. 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2