intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Giảm dư lượng thuốc trừ sâu, nâng cao năng suất, chất lượng và thị trường tiêu thụ rau ở vùng Bắc trung bộ Việt Nam thông qua áp dụng giống cải tiến, thực hành nông nghiệp tốt và huấn luyện cơ bản cho nông dân "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

77
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Canh tác cây rau ở Việt Nam mỗi năm có thể mang lại nguồn thu nhập hấp dẫn khoảng 20-30 triệu đồng mỗi năm, chiếm khoảng 80-90% thu nhập bình quân từ nông nghiệp của một hộ gia đình. Có một tiềm năng để nâng cao nguồn thu nhập này cho người trồng rau đó là nhờ vào việc phát huy tối đa năng suất và chất lượng sản phẩm rau của họ trồng. Dự án này nhằm cải thiện thu nhập của các hộ sản xuất nhỏ bằng việc tạo điều kiện cho họ tham gia thực hiện sản...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Giảm dư lượng thuốc trừ sâu, nâng cao năng suất, chất lượng và thị trường tiêu thụ rau ở vùng Bắc trung bộ Việt Nam thông qua áp dụng giống cải tiến, thực hành nông nghiệp tốt và huấn luyện cơ bản cho nông dân "

  1. MÃ SỐ CỦA DỰ ÁN: 021VIE/06 Báo cáo điều tra hộ nông dân vùng trồng rau tại Nghệ An, Việt Nam (2010) ThS. Phạm Hùng Cương
  2. Tập tin đính kèm A. 021VIE/06 BẢN DỮ KIỆN Tên báo cáo Báo cáo điều tra, 2010 Ngày báo cáo 3/2010 Dạng báo cáo - tiến độ/tổng Khảo sát cuối kỳ kết Tên dự án Giảm dư lượng thuốc trừ sâu, nâng cao năng suất, chất lượng và thị trường tiêu thụ rau ở vùng Bắc trung bộ Việt Nam thông qua áp dụng giống cải tiến, thực hành nông nghiệp tốt và huấn luyện cơ bản cho nông dân (021/06VIE) Tên/ địa chỉ người cộng tác ThS. Phạm Hùng Cương Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ TP. Vinh, Nghệ An. Email: phamhungcuongvn@gmail.com Tel: +84.904383088 Tác giả báo cáo ThS. Phạm Hùng Cương Tên và nhiệm vụ tham gia Điều phối viên vùng trong dự án Người liên lạc của AHR Dr. Gordon Rogers, Applied Horticultural Research S207 John Woolley Building (A20) University of Sydney NSW, 2006, Australia Phone 02 9527 0826 (Int: +61 2 9527 0826) Fax 02 9544 3782 (Int: +61 2 9544 3782) Email: gordon@ahr.com.au Website: www.ahr.com.au TỪ KHOÁ Quốc gia/ khu vực: Nghệ An, Việt Nam Cây trồng: Rau: Họ thập tự, bầu bí Chủ đề: Khảo sát thực trạng sản xuất rau sau khi dự án kết thúc tại tỉnh Nghệ An
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của tôi đến Tiến sĩ Gordon Rogers, Tiến sĩ Jenny Jobling, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng nhà vườn, Đại học Sydney Bang NSW, Úc. Tôi cũng muốn cảm ơn các đồng nghiệp Việt Nam và cán bộ địa phương trong tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ cho nhóm cán bộ khảo sát hoàn tất cuộc điều tra này. Thành viên nhóm khảo sát: Hồ Ngọc Giáp, Lê Thị Hương, Nguyễn Hồng Quyền, Trần Thị Ngà, Nguyễn Văn Thắng (1). LỜI MỞ ĐẦU Tỉnh Nghệ An có vị trí ở khu vực ven biển phía Bắc miền Trung Việt Nam. Giáp Biển Đông về phía Đông, giáp Lào phía Tây, giáp tỉnh Hà Tĩnh về phía Nam, tỉnh Thanh Hoá phía Bắc. Nghệ An là một tỉnh lớn với diện tích 1.648.729 ha. Tổng số diện tích sản xuất rau tại Nghệ An là 15.137 ha và tỉnh này đang có kế hoạch sản xuất rau an toàn trên mỗi 1.100 ha ở các huyện như ở Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nam Đàn và khu vực ven đô của thành phố Vinh. Dự án 021VIE/06 thực hiện từ năm 2007-2009 tại một số vùng trồng rau của Nghệ An. Trước khi dự án thực hiện dự án đã tiến hành khảo sát tình hình sản xuất và tiêu thụ rau tại địa phương để tìm hiểu thực trạng sản xuất và tiêu thụ ngành hàng rau tại khu vực. Sau khi chu kỳ của dự án kết thúc, một cuộc khảo sát đã được tiến hành nhằm đánh giá tác động của dự án đến vùng được áp dụng sản xuất rau theo GAP và một số vùng lân cận. Báo cáo này đề cập đến thực trạng sản xuất rau tại địa phương, thực tế áp dụng kỹ thuật của nông dân, sự đa dạng các loại rau lá, cà chua, ớt, rau họ thập tự và bầu bí, tình hình sử dụng thuốc trừ sâu và công tác bảo vệ thực vật, tập quán truyền thống và thị trường tại tỉnh Nghệ An. Phân tích các dữ liệu khảo sát cho thấy bức tranh toàn cảnh về hệ thống sản xuất rau ở tỉnh Nghệ An. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VÀ THẢO LUẬN Cuộc khảo sát đã tiến hành tại 3 địa bàn sản xuất rau tại tỉnh Nghệ An, trong đó có 1 địa bàn là vùng dự án đã triển khai, cụ thể là: • Xã Diễn Xuân, huyện Diễn Châu với 30 hộ nông dân được hỏi. • Xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu, với 30 hộ nông dân được hỏi. • Xã Quỳnh Minh, huyện Quỳnh Lưu, với 30 hộ nông dân được hỏi. Kết quả điều tra 1. Đa dạng hóa rau tại Nghệ An Các loại rau chủ yếu được tiêu thụ ở Việt Nam là rau muống, rau họ thập tự (cải bắp, súp lơ, su hào...) và rau thuộc họ bầu bí. Tỉnh Nghệ An nằm ở miền trung của Việt Nam và có nhiều loại rau được trồng trong khu vực, bao gồm: cải bắp, su hào, các loại rau ăn lá (cải thảo, cải ngọt, cải canh, cải dưa, xà lách), rau họ bầu bí, dưa chuột, đậu leo, hành, ớt, cà chua, rau củ cải non. Qua số liệu khảo sát cho thấy từ 2007-2009 một số nhóm rau chủ lực như rau ăn lá, rau họ bầu bí, cà rốt và hành luôn được nhiều nông dân trồng. Điều này chứng tỏ lượng tiêu thụ lớn hơn nhiều các loại rau quả khác. Tuy nhiên (1 ) Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ
  4. số lượng giống được sử dụng đa dạng nhất vẫn là nhóm rau ăn lá trong cả giai đoạn 2007-2009 (13 giống năm 2007 và 10 giống năm 2009), tiếp đến là nhóm rau quả họ bầu bí. Về thời vụ sản xuất không có sự biến động. (Bảng 1). Trong tỉnh Nghệ An một hộ nông dân thường sở hữu từ 2 đến 5 thửa ruộng, và diện tích của mỗi thửa từ 300 - 1.000 m2. Các loại đất cho sản xuất rau không đồng nhất và đây là một vấn đề dễ ảnh hưởng đối với một số cây trồng cần diện tích tập trung để sản xuất hàng loạt như cây dưa hấu. Bảng1: Đa dạng hóa các loại rau tại các địa bàn điều tra của Nghệ An 2010. Số lượng giống Số hộ trồng TT Tên loại rau Vụ sản xuất 2007 2010 2007 2010 1 Cải bắp 4 3 8/56 13/59 8 tháng; Tháng 9 - tháng 4 hàng năm 2 Các loại rau ăn lá (Cải 13 10 37/56 33/59 9 tháng; Tháng - tháng thảo, cải dưa, cải bẹ, 4 hàng năm cải xanh, xà lách,..) 3 Su hào 3 1 3/56 1/59 7 tháng; Tháng 9 - tháng 4 hàng năm 4 Họ bầu bí (bầu, bí 6 5 15/56 32/59 6 tháng: Tháng 3- xanh, dưa leo, dưa Tháng 8 hàng năm; hấu,...) hoặc Tháng 10 – Tháng 3 hàng năm 5 Dưa leo 3 2 8/56 3/59 3 tháng: Tháng 1- Tháng 3; hoặc Tháng 4-Tháng 6; hoặc tháng 9 – tháng 11 hàng năm 6 Hành 1 2 14/56 34/59 1.5 tháng; Bất cứ tháng nào trong năm 7 Rau gia vị (ớt, mùi) 2 2 1/56 10/59 4 tháng; 2 - 5 8 Cà chua 2 5 7/56 12/59 4 tháng; 9 - 1 9 Rau cải củ non (rau 1 1 1/56 2/59 0.7 tháng; Bất cứ tháng xút) nào trong năm 10 Cà rốt - 3 - 23/59 T10-T2 năm sau 2. Hệ thống cung cấp hạt giống trong khu vực sản xuất rau tại tỉnh Nghệ An Việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong đó có việc gieo trồng các giống cải tiến cho năng suất và chất lượng cao nhiều sẽ đánh dấu sự tiến bộ về tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật mới trong các vùng trồng rau tại Nghệ An. Theo số liệu bảng 2, tỷ lệ giống cải tiến đã tăng so với năm 2007 đối với một số loại rau chính như: Cải bắp là 100% giống cải tiến trong khi năm 2007 là 50%, rau ăn lá cũng tăng từ 69% lên 80%, su hào, rau họ bầu bí tỷ lệ giống mới cũng tăng. Như vậy qua 2 năm sau tác động của dự án, nhận thức của nông dân trong việc sử dụng giống mới đã được cải thiện, họ đã gieo trồng nhiều giống cải tiến hơn. Nguồn giống sử dụng và phương pháp ươm, nhân giống không có sự thay đổi.
  5. Bảng 2: Hệ thống cung cấp hạt giống truyền thống trong vùng sản xuất rau ở tỉnh Nghệ An TT Tên loại rau Tỷ lệ giống cải tiến Nguồn Nguồn cây giống (%) giống 2007 2009 1 Cải bắp 50 100 Đại lý/ Vườn ươm/ Nông dân tự làm Công ty cây con giống 2 Rau ăn lá (cải thảo, 69 80 Đại lý Vườn ươm/ Nông dân tự làm cải dưa, cải bẹ, cải giống, dự cây con canh, Xà lách) án hoặc tự để giống 3 Su hào 67 100 Đại lý Vườn ươm/ Nông dân tự làm giống cây con 4 Rau họ bầu bí 75 80 Đại lý Nông dân tự làm cây con giống/ dự án 5 Dưa chuột, dưa hấu 100 50 Đại lý Nông dân tự làm cây con giống/ tự để giống 6 Đậu leo 67 100 Đại lý Nông dân tự làm cây con giống/ dự án 7 Hành 0 50 Đại lý Nông dân tự làm cây con giống/ Tự để giống 8 Ớt 100 80 Cửa hàng Nông dân tự làm cây con giống cây 9 Cà chua 100 80 Đại lý Vườn ươm/ Nông dân tự làm giống cây con 10 Rau cải củ non (rau 0 0 Cửa hàng Nông dân tự làm cây con xút) giống cây 11 Cà rốt - 67 3. Thực hành canh tác truyền thống ở vùng sản xuất rau của tỉnh Nghệ An Đối với một số nhóm rau chủ lực, việc áp dụng các biện pháp canh tác phù hợp đảm bảo sản phẩm an toàn khi thu hoạch thể hiện trình độ thâm canh và ứng dụng kỹ thuật của người trồng rau. Phân bón được sử dụng từ 2007-2009 có sự khác biệt đáng kể về phương pháp, cụ thể như sau: về chủng loại phân bón, giai đoạn năm 2007 người trồng rau chỉ sử dụng phân vô cơ , nhưng đến 2009 nông dân đã sử dụng phân trộn tổng hợp NPK đạt hiệu quả cao hơn so với dùng phân NPK riêng rẽ. Một sự khác biệt khác nữa trong cách bón, đó là cùng với phương pháp canh tác truyền thống, nông dân đã áp dụng qui trình GAP trên rau quả. Việc thu hoạch cũng được cách ly thời gian đủ dài để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng từ trên 10 ngày.
  6. Bảng 3: Thực hành trồng rau ở Nghệ An TT Loại rau Sử dụng phân bón 2007 Sử dụng phân bón 2009 Loại phân Lần bón Loại phân Lần bón Cách bón Cách bón bón cuối cùng bón cuối cùng 1 Rau họ Phân 1 lần bón Trước thu Như 2007, Theo qui Trước thu thập tự chuồng, lót, 2 lần hoạch ít nhất thêm phân trình hoạch 10 (Cải bắp, phân đơn bón thúc 5-10 ngày trộn NPK GAP ngày Su hào) NPK, và tổng hợp phân bón lá 2 Rau ăn lá Phân 1 lần bón Trước thu Như 2007, Truyền Trước thu chuồng, lót, 2 lần hoạch 5-10 thêm phân thống hoạch 5-10 phân đơn bón thúc ngày trộn NPK ngày NPK, và tổng hợp phân bón lá 3 Họ bầu bí Phân bón lót và Trước thu Như 2007, Theo qui Trước thu (bí xanh, chuồng, bón thúc hoạch 5 thêm phân trình hoạch 10 bầu, dưa phân đơn trộn NPK GAP và ngày chuột, NPK, và tổng hợp truyền dưa phân bón lá thống hấu…) 4. Sử dụng thuốc trừ sâu trong sản xuất rau và quản lý bảo đảm chất lượng. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật từ 2007-2009 tại vùng triển khai dự án đã có sự chuyển biến tích cực. Về chủng loại hoạt chất hoá học sử dụng trên các nhóm rau chính như rau ăn lá, rau quả họ bầu bí, cải bắp,… số lượng thuốc hoá học có giảm và có chiều hướng tăng việc sử dụng các thuốc sinh học. Phương pháp phòng trừ cũng có sự khác biệt giữa năm 2007 và 2009, phương pháp phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại đã được áp dụng ngày càng nhiều hơn. Do có áp dụng sản xuất rau quả an toàn theo GAP cho nên thời gian cách ly cũng được cải thiện, không áp dụng thuốc hoá học từ 7-10 ngày trước khi thu hoạch. Bảng 4: Diễn biến sử dụng thuốc trừ sâu sử dụng cho rau tại tỉnh Nghệ An Loạ Thời gian cách ly T Sâu và Phương i Hóa chất nhãn hiệu Liều dùng T bệnh hại pháp phun rau 2007 2007 2007 2007 2010 20 201 2010 10 0 Áp Đôi Theo 1 Thường Trước Các Sâu tơ bắp Ridomil, Midan, Định dụng khi hướng không thu loại cải, sâu Daconil, Angun, kỳ IPM cao dẫn đảm bảo hoạch 7 rau xanh, nấm Ferang, sinh học, (hàng hơn trên ngày ăn lá đen, lông tơ Tango, Sec Sài tuần) trên nhãn khác nấm mốc, Zineb, Sec Gòn, hoặc nhãn mác bọ bắp cải, Sai Gon, Dyrumin, khi rầy đục bắp Dipterex, Zineb, cần. cải, rầy ăn Methaxin, Pazan, lúa Regent, Sat trung pentac, song cypermethri
  7. n, Match, Tango, cypenran, Đôi Theo Không 2 Hơn 10 Cải Sâu tơ bắp Ridomin, Sinh học, Định Áp khi hướng đảm bảo ngày bắp cải, sâu Daconil, Dilan, kỳ dụng cao dẫn xanh, rầy Ferang, Depgan, (hàng IPM hơn trên đen, vàng Tango, Rigan, tuần) trên nhãn bắp cải, zinep, Sec Angun, hoặc nhãn mác lông tơ nấm Sai Gon. Apatin, khi mốc, bọ bắp Midan, cần. cải, rầy Sec Sài chuyên đục Gòn bắp cải 3 Su Sâu xanh, Methaxin, Methaxin, Định Áp Đôi khi Theo Không Trước hào lá bị cong Sec Sai Sec Sai kỳ dụng cao hơn hướng đảm bảo thu Gon, Zineb Gon, (hàng IPM trên dẫn hoạch 7- Zinebtuần) nhãn trên 10 ngày hoặc nhãn khi mác cần. 4 Sinh Có Áp Đôi Theo Không Hơn 10 dưa lá khô héo, Anvil, Ridomil, by học, dự dụng khi hướng đảm bảo ngày hấu bọ ăn dưa Dilan, báo IPM cao dẫn hấu, đầu lá hand Depgan, hoặc hơn trên bị sưng héo Rigan, khi trên nhãn Ridolmi cần nhãn mác n, Topxin, Dyrumin , G45, Midan, Secor 5. Thu nhập từ sản phẩm rau tại các vùng trồng rau được khảo sát tại tỉnh Nghệ An. Số liệu bảng 5 cho thấy năng suất các nhóm rau chủ lực đã tăng một cách đáng kể, ví dụ cải bắp năng suất năm 2007 là 41 tấn/ ha thì năm 2009 năng suất cải bắp đã tăng 50 tấn /ha, Dưa hấu từ 30 tấn lên 38 tấn/ha. Một số loại rau giá bán tăng do đó thu nhập từ rau cũng đã tăng đáng kể. Khâu thu hoạch và sơ chế cũng đã có chuyển biến tốt, có sự tham gia của hợp tác xã. Phương thức bán hàng cũng đã có sự góp mặt của siêu thị (Metro Cash and Carry) Bảng 5: Năng suất và giá cả của một số loại rau chính trong các vùng được khảo sát tại tỉnh Nghệ An 2007-2009. Năng suất trung Giá bán TB Người thu Phương thức thương TT Loại rau bình (tấn/ha) (VND/kg) mua thảo giá 2007 2009 2007 2009 1 Cải bắp 41 50 2100 2500 người thu Tại ruộng, khi thu gom, HTX hoạch và giá cả dựa
  8. trên giá chợ địa phương; có đơn hàng đặt trước 2 Su hào 25 24 2200 2500 người thu Tại ruộng, khi thu gom hoạch và giá cả dựa trên giá chợ địa phương 3 Dưa hấu 30 38 2000 3500 Bán trực Giá dựa vào chợ địa tiếp, HTX phương, Siêu thị theo đơn hàng 4 Rau ăn 26 - 1800 2000 người thu Tại ruộng, khi thu lá khác gom và bán hoạch và giá cả dựa trực tiếp, trên giá chợ địa HTX phương 6. Tình trạng xử lý sau thu hoạch đối với sản phẩm rau ở tỉnh Nghệ An Hầu hết hàng nông sản sản xuất ở các vùng nông thôn của Việt Nam là từ các hộ nông dân nhỏ lẻ và họ không sản xuất ra số lượng lớn các sản phẩm vào thời gian thu hoạch. Kết quả là, nông dân thường không quan tâm nhiều đến việc áp dụng các phương pháp xử lý sau thu hoạch để giảm hao hụt và tăng chất lượng sản phẩm. So với kết quả điều tra năm 2007, Việc sơ chế và bảo quản sau thu hoạch của nông dân đã tiến bộ hơn nhiều, người sản xuất đã biết cách áp dụng sơ chế, bảo quản và đóng gói. Họ thường thu hoạch và bán trực tiếp cho người thu gom hoặc họ mang sản phẩm rau quả ra thị trường địa phương để bán. Bảng 6: Tình trạng xử lý sau thu hoạch cho rau ở các khu vực được khảo sát. Thời gian Bảo quản Bảo quản bởi Sơ chế từ thu TT Loại rau sau thu Đóng gói người tiêu hoạch đến hoạch dùng tiêu dùng 1 Cải bắp Giữ ở nơi Có Phân loại theo Trong vòng Giữ thêm 1-2 mát và giữ mức độ nguyên 24 giờ ngày ẩm vẹn, kích thước, sơ chế đóng gói 2 Su hào Để nơi mát Không Có sơ chế theo Trong vòng Giữ thêm 1-2 cách bỏ lá già và 48 giờ ngày tưới nước mát sạch 3 Rau họ bầu Không Không Có sơ chế theo 3-5 ngày Giữ thêm 3 bí cách bỏ lá già và ngày tưới nước mát sạch 4 Rau khác Không Không Có sơ chế phân Trong 48 Duy trì một số loại và rửa bằng giờ ngày nước sạch
  9. KẾT LUẬN Cây rau tại các địa phương được khảo sát có sự đa dạng về loài và giống, đa dạng nhất là nhóm giống rau ăn lá. Nông dân có tay nghề trong các phương pháp truyền thống về sản xuất rau. Nhiều loại cây rau được trồng từ các giống địa phương do đó sản xuất cho sản lượng thấp. Điều này từng bước đã được cải thiện thông qua những hỗ trợ của dự án trong 3 năm qua, do nông dân đã sử dụng các giống mới. An toàn thuốc trừ sâu và hoá chất có chuyển biến tích cực hơn, tăng thuốc sinh học và cách ly đảm bảo thời gian an toàn cho thu hoạch. Xử lý sau thu hoạch đã được nhiều hộ trồng rau quan tâm do họ nhận thức được chất lượng của sản phẩm rất quan trọng để giữ uy tín với khách hàng. Thực hành Nông nghiệp tốt sản xuất rau đã áp dụng trong phạm vi dự án rất có hiệu quả và địa phương mong muốn được mở rộng chuyển giao.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2