intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " KẾT QUẢ CỦA ÁP DỤNG THỰC HÀNH QUẢN LÝ TỐT TRONG NUÔI TÔM Ở BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

89
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sản lượng tôm nuôi từ các nông hộ chiếm ưu thế đối với khu vực ven biển ở Việt Nam. Năm 2006, gần 459 ngàn tấn tôm đã được sản xuất chiếm 12% tổng sản lượng thuỷ sản của Việt Nam (USDAFAS 2007). Lượng tôm xuất khẩu chiếm xấp xỉ 34% sản lượng tôm (158 ngàn tấn) mang lại giá trị 1,46 tỷ USD. Sản lượng tôm sản xuất tăng, với chỉ số tăng trưởng khoảng 13% mỗi năm từ năm 2000 đến 2006 (USDAFAS 2007)....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " KẾT QUẢ CỦA ÁP DỤNG THỰC HÀNH QUẢN LÝ TỐT TRONG NUÔI TÔM Ở BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM "

  1. KẾT QUẢ CỦA ÁP DỤNG THỰC HÀNH QUẢN LÝ TỐT TRONG NUÔI TÔM Ở BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM Nguyễn Xuân Sức Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 I. GIỚI THIỆU Sản lượng tôm nuôi từ các nông hộ chiếm ưu thế đối với khu vực ven biển ở Việt Nam. Năm 2006, gần 459 ngàn tấn tôm đã được sản xuất chiếm 12% tổng sản lượng thuỷ sản của Việt Nam (USDAFAS 2007). Lượng tôm xuất khẩu chiếm xấp xỉ 34% sản lượng tôm (158 ngàn tấn) mang lại giá trị 1,46 tỷ USD. Sản lượng tôm sản xuất tăng, với chỉ số tăng trưởng khoảng 13% mỗi năm từ năm 2000 đến 2006 (USDAFAS 2007). Trong các năm gần đây, dư lượng hoá chất và tồn dư chất kháng sinh đã tìm thấy trong tôm xuất khẩu đã ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường. Năm 2003, năm lô hàng ký gửi từ Thừa Thiên Huế vào thị trường Châu Âu bị tiêu huỷ hoặc trả về do phát hiện tồn dư hoá chất và một phần lớn hàng hoá từ các tỉnh Bắc Trung Bộ cũng bị xử lý tương tự trong năm 2004. Phát triển và phổ biến Thực Hành Quản Lý Tốt (BMP) tới các nông hộ nuôi tôm hiện nay còn hạn chế bởi sự suy giảm về sản lượng, điều kiện môi trường và kinh tế-xã hội cũng như vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. BMP đã được sử dụng ở nhiều quốc gia nhằm bổ sung các nguyên tắc chung đối với người nuôi tôm (FAO 2005). BMP được áp dụng một cách tự nguyện và đã trở thành một chiến lược quan trọng được sử dụng rộng rãi nhằm nâng cao tính thị trường của các sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản. Một số dự án đã được thực hiện nhằm phát triển thực hành BMP trong nuôi tôm ở Việt Nam (ví dụ: dự án của DANIDA hay NAFIQAVED). Các dự án này đã đưa ra các tiêu chí BMP riêng biệt và kiểm chứng chúng ở một số quy mô nhỏ. Các kết quả này chưa được phổ biến một cách rộng rãi đến người sản xuất. Lợi ích của việc áp dụng BMP vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu. Tuy nhiên, kinh nghiệm từ các nước Thái Lan, Ấn Độ và Bangladesh cho thấy các nông hộ quy mô nhỏ áp dụng BMP đã mang lại kết quả về hiệu quả, năng suất và chất lượng (SUMA 2004). Báo cáo này trình bày các kết quả chính của dự án “tính khả thi của việc áp dụng Thực hành Quản lý Tốt (BMP) trong nuôi trồng thuỷ sản quy mô nông hộ ở Việt Nam”. Dự án tập trung áp dụng quy trình BMP trong nuôi tôm quy mô nông hộ ở khu vực Bắc Trung Bộ (gồm các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Thừa Thiên Huế). Hai vấn đề quan trọng được đề cập trong nghiên cứu này là ảnh hưởng của áp dụng BMP lên các yếu tố môi trường của các hệ thống nuôi tôm và tác động đến kinh tế của các nông hộ nuôi tôm quy mô nhỏ. II. MỤC TIÊU Mục tiêu chính của dự án là nghiên cứu tính khả thi của việc áp dụng Quản Lý Thực Hành Tốt trong nuôi trồng thuỷ sản quy mô nông hộ thông qua hạn chế ảnh hưởng tiêu cực lên môi trường, tăng năng suất, giảm thiểu rủi ro và nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn sản phẩm – qua đó, đóng góp có ý nghĩa vào việc xoá đói giảm nghèo lâu dài và nâng cao thu nhập cho các nông hộ trực tiếp tham gia vào chuỗi sản xuất nuôi trồng thuỷ sản. Mục tiêu cụ thể của dự án: a) Phân tích hiện trạng nuôi trồng thủy sản các nông hộ và nhận biết những thuận lợi và hạn chế khi áp dụng Quản Lý Thực Hành Tốt; b) Phát triển nguyên tắc Quản Lý Thực Hành Tốt phù hợp với nuôi trồng thủy sản quy mô nông hộ ở miền Bắc Việt Nam; c) Nâng cao năng lực áp dụng Quản Lý Thực Hành Tốt cho các thành viên tham gia vào chuỗi thị trường sản xuất nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là những người sản xuất nhỏ. 1
  2. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Điều tra cơ bản nhằm đánh giá hiện trạng: Phương pháp điều tra và đánh giá có sự tham gia của các đối tác được phát triển và được sử dụng để đánh giá hiện trạng nuôi trồng thủy sản , những thuận lợi và khó khăn của các nông hộ. Bộ câu hỏi điều tra được thiết kế để thu thập các thông tin về hiện trạng sản xuất, điều kiện kinh tế của các nông hộ, hiện trạng môi trường, những thuận lợi, khó khăn khi áp dụng BMP. Các số liệu thu được sẽ được phân tích đánh giá nhằm phục vụ cho việc trình diễn, số liệu này cũng được sử dụng như số liệu gốc để so sánh giữa các hộ trình diễn và các hộ khác trong suốt và sau khi dự án thực hiện. Mô hình trình diễn BMP: Hai hình thức nuôi được áp dụng là bán thâm canh quảng canh cải tiến. Đối với bán thâm canh, ở mỗi tỉnh chọn 20 đến 30 hộ tổ chức thành 1 câu lạc bộ hoặc hội nuôi tôm. BMP được phát triển và trao đổi giữa các hội viên trong câu lạc bộ trong thời gian thực hiện dự án. Chọn 1 hộ trong câu lạc bộ làm mô hình trình diễn, hộ này phải đạt 1 số yêu cầu như có cơ sở hạ tầng và hệ thống nuôi phù hợp. Đối với hình thức quảng canh cải tiến, ở mỗi tỉnh chọn 2 nhóm hộ khoảng 20 đến 30 hộ lập thành câu lạc bộ hoặc hội nuôi tôm. Mỗi nhóm chọn 1 hộ làm mô hình trình diễn. Các phương thức áp dụng sẽ tương tự như hệ thống bán thâm canh. Phát triển quy trình BMP phù hợp áp dụng cho các mô hình trình diễn trong vùng dự án. Các tác động gồm: chuẩn bị ao, chọn giống và thả giống, thức ăn và chăm sóc ao, quản lí môi trường nước, quản lí dịch bệnh, quản lí sản phẩm và bảo quản sau thu hoạch. Tôm giống dùng cho các hộ trình diễn sẽ được kiểm tra chất lượng đảm bảo sạch bệnh đặc biệt bệnh đốm trắng và MBV trước khi thả. Cán bộ khuyến ngư cấp tỉnh và các hộ trình diễn được trang bị các dụng cụ đo môi trường nước trong ao nuôi tôm, chuyên gia dự án hướng dẫn cách kiểm tra môi trường và ghi chép số liệu. Các hộ trình diễn được cung cấp sổ ghi chép để ghi tất cả những hoạt động, số liệu như thức ăn, giống, lượng nước vào /ra..., số liệu môi trường (Độ mặn, pH, DO, BOD, NH3, NO2) sẽ được phân tích hàng tháng bởi nhân viên của dự án. Tôm sẽ được kiểm tra dư lượng hóa chất và thuốc kháng sinh một tháng trước khi thu hoạch (đặc biệt chú ý các hóa chất bị cấm sử dụng). Nâng cao năng lực thực thi BMP: Trong suốt quá trình thực hiện dự án, năng lực của các thành viên tham gia được nâng cao thông qua tham gia các cuộc họp, hội thảo, tập huấn, hội nghị đầu bờ và thăm quan chéo. IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN. 4.1 Chất lượng môi trường trong hệ thống nuôi Độ trong: Độ trong thích hợp cho ao nuôi dao động trong khoảng 25 đến 40 cm (Boyd 1990). Khi độ trong nước ao thấp hơn 25 cm, nước ao vẩn đục do thực vật thủy sinh có thể gây ra những bất lợi về oxy hoà tan. Ngược lại, độ trong cao hơn 40 cm, thực vật thủy sinh sẽ rất hạn chế. Kết quả nghiên cứu cho thấy đầu vụ nuôi giá trị độ trong ở các ao cao hơn khoảng thích hợp ở cả 3 tỉnh, sau đấy giảm dần tới khoảng cho phép ở nửa cuối của chu kỳ nuôi tại Nghệ An và Hà Tĩnh. Ở 3 tỉnh nghiên cứu, độ trong ở nguồn nước cấp và nước thải cao hơn ngưỡng cho phép. Độ trong được xem như chỉ thị cho điều kiện của ao nuôi, mật độ thủy sinh vật và hầu như ít quan trọng ở các kênh cấp và thoát nước. Giá trị độ trong trong nước ao nuôi không có ảnh hưởng tới môi trường hoặc vệ sinh an toàn thực phẩm, bởi lẽ nó chỉ thể thiện khoảng tối ưu cho sinh trưởng của tôm. Tuy nhiên, khi thủy sinh vật trong ao nuôi phát triển mạnh lại thuận lợi cho tôm nuôi do thúc đẩy sự phát triển sinh vật là thức ăn cho tôm. Ngoài ra nó còn hạn chế tầm nhìn của sinh vật săn mồi, do vậy giảm stress cho tôm tạo điều kiện cho tôm sinh trưởng và phát triển nhanh hơn. 2
  3. Độ mặn: Tại 3 tỉnh nghiên cứu, giá trị độ mặn trung bình ít có sự sai khác ở tất cả các nguồn nước. Giá trị độ mặn thích hợp cho tôm nuôi nằm trong khoảng từ 15-25 %o (Boyd 1990). Kết quả cho thấy, độ mặn ở các ao nuôi tại Nghệ An ở trong khoảng thích hợp trong suốt vụ nuôi, nhưng ở Hà Tĩnh tăng cao tới 27 %o ở cuối vụ nuôi, trong khi ở Thừa Thiên Huế do mưa nên độ mặn giảm thấp hơn mức thích hợp vào giữa vụ nuôi. Độ mặn ở nguồn nước cấp và thoát trong quá trình nuôi và kết thúc vụ nuôi không có tác động xấu đến môi trường hoặc an toàn thực phẩm. Độ mặn ở các vùng nuôi dao động trong khoảng từ 13-24 %o trước khi thả giống (Hạ và Sức 2007). pH: Giá trị pH trong nước ao thích hợp cho tôm nuôi dao động từ 7,5 đến 8,5 (Boyd 1990). Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị pH ở ao nuôi tôm biến động trong khoảng thích hợp cho tôm nuôi trong suốt quá trình nuôi ở tất cả các tỉnh. pH thấp hơn mức thích hợp ở nguồn nước cấp và thoát tại Nghệ An và tại mương cấp ở Hà Tĩnh. Tuy nhiên nó không có ảnh hưởng tới sản xuất tôm bởi lẽ các ao nuôi có thể tự điều chỉnh pH. Giá trị pH ở nguồn nước cấp và thoát trong quá trình nuôi và sau vụ nuôi không có ảnh hưởng tới môi trường và an toàn thực phẩm. Báo cáo điều tra cơ bản cho thấy, pH trước khi thả giống dao động trong khoảng 6,0-8,8 ở 3 vùng nghiên cứu. Ô-xy hoà tan (DO): Nhìn chung hàm lượng oxy hòa tan cao nhất ở nguồn nước cấp, thấp nhất ở nguồn nước thải. Ôxy hòa tan trong các ao nuôi tại Hà Tĩnh và Thừa Thiên Huế cao hơn 5,5 mg/l (giá trị thích hợp là 5 mg/l), trong khi tại các kênh cấp, giá trị thấp hơn 4,5 mg/l. Ở Nghệ An, hàm lượng ôxy giảm thấp hơn 5 mg/l ở hầu hết thời gian nuôi và đạt khoảng 3,75 mg/l ở cuối chu kỳ nuôi. Trong khi tại Hà Tĩnh, mặc dù ôxy hòa tan của nước thải giảm xuống tới 2,75 mg/l ở cuối vụ nuôi, lượng oxy hòa tan trong nước ao nuôi vẫn ổn định ở mức 5,5 mg/l. Do tôm có đặc tính sống nền đáy nên sự tác động qua lại giữa nước/bùn và hàm lượng ôxy hòa tan rất quan trọng đối với tôm nuôi. Hầu hết bùn đáy không có ôxy dưới lớp bề mặt khoảng vài cm, do ít có sự đối lưu của nước và hoạt động của vi sinh vật trong nền đáy. Do đó, duy trì điều kiện ôxy hóa ở lớp bề mặt bùn đáy rất quan trọng trong ao nuôi tôm bởi lẽ ôxy rất cần thiết cho tôm cũng như quá trình hô hấp của các sinh vật là thức ăn của chúng. Ngoài ra, nó còn đẩy mạnh quá trình phân hủy các chất hữu cơ, ngăn chặn thải độc chất và giảm các hợp chất như nitrite và H2S (Boyd 1990). Tuy hàm lượng ôxy hòa tan ở nguồn nước của 3 tỉnh không ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm, nhưng giá trị DO ở kênh thoát thấp hơn 5 mg/l có thể ảnh hưởng tới môi trường, thực vật và động vật ở môi trường sinh thái xung quanh vùng nuôi. Theo Ellis (1937), trong điều kiện dòng chảy bình thường hàm lượng oxy hòa tan 3 mg/l hoặc thấp hơn được coi như nguy hại tới khu hệ cá của sông. Nhiệt độ nước: Nhiệt độ nước của các thủy vực nghiên cứu ở các tỉnh không có sự sai khác nhiều. Đối với nuôi tôm, giá trị thích hợp dao động trong khoảng từ 25-33 oC. Ở tất cả các tỉnh, giá trị nhiệt độ nước nằm trong khoảng giới hạn thích hợp cho tôm nuôi. Nhiệt độ nước tăng trong quá trình nuôi ở tất cả các tỉnh và cao nhất ở giữa chu kỳ nuôi tại Thừa Thiên Huế và Nghệ An, kéo theo sự giảm của độ mặn và pH trong nước. Do giá trị nhiệt độ của kênh cấp nước và kênh thải tương tự như nhiệt độ nước trong ao nuôi tôm và giống với số liệu điều tra cơ bản (Sức và Hạ 2007), do đó nhiệt độ nước không có ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Nhiệt độ nước chỉ có thể ảnh hưởng an toàn thực phẩm nếu sau khi thu hoạch, tôm không được nhanh chóng bảo quản lạnh trong nước đá, đóng gói và vận chuyển đúng qui trình. Chỉ riêng nhiệt độ nước trong ao nuôi không ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm. Ammonia (NH3): Giá trị Ammonia luôn thấp ở tất cả các vực nước ở các tỉnh trong suốt vụ nuôi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giá trị Ammonia ở các khu vực thu mẫu thấp hơn 3
  4. 0,1mg/l, phù hợp với tiêu chuẩn nuôi tôm ở Việt Nam (hàm lượng NH3 an toàn cho ao nuôi tôm vào khoảng 0,13 mg/l (Chin và Chen 1987)). Nhìn chung, hàm lượng ammonia ở nguồn nước thải thường cao hơn ở nước cấp và trong ao nuôi tôm. Tuy nhiên, hàm lượng amonia ở các kênh thải trong nghiên cứu này thì không quá cao và không gây tác động môi trường hoặc tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Khi hàm lượng oxy hòa tan trong nước thấp, độc tố của ammonia đối với động vật thủy sản tăng cao, tuy vậy, với việc hàm lượng CO2 tăng cao (xảy ra khi ôxy hòa tan thấp), độc tố của ammonia giảm (Boyd 1990). Độ kiềm: Giá trị độ kiềm trung bình ở tất cả các nguồn nước vào khoảng 85 mg/l, mặc dù ở cuối chu kỳ nuôi, độ kiềm ở các ao nuôi ở Hà Tĩnh tăng lên tới 100 mg/l. Sự tăng cao của độ kiềm liên quan đến sự giảm của nhiệt độ nước, độ mặn và pH. Nhìn chung, giá trị độ kiềm ở tất cả các nguồn nước trong nghiên cứu đều dao động trong khoảng thích hợp từ 80- 120 mg/l. Độ kiềm đóng vai trò quan trọng cho đời sống thủy sinh vật. Các muối Bicarbonnate và cacbonate là nguồn các-bon quan trọng cần thiết cho quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh. Ngoài ra, độ kiềm còn có vai trò như là hệ đệm góp phần làm giảm sự biến động của pH. Giá trị độ kiềm ở các nguồn nước thải và nước cấp trong quá trình nuôi không có bất kỳ tác động nào tới chất lượng môi trường cũng như an toàn thực phẩm. Nitrite: Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng Nitrite khác nhau ở các tỉnh điều tra và nguồn nước. Giá trị nitrite thích hợp cho nuôi tôm thường thấp hơn 0,30 mg/l. Hàm lượng nitrite (thấp hơn ngưỡng gây chết) tăng cao khả năng mẫn cảm của cá đối với bệnh do vi khuẩn (Hanson và Grizzle 1985). Trong nghiên cứu này, nhìn chung giá trị Nitrite ở tất cả các nguồn nước tại Thừa Thiên Huế và tại ao nuôi và nguồn nước cấp ở Hà Tĩnh và Nghệ An thấp hơn ngưỡng gây chết. Do rất nhiều yếu tố ảnh hưởng độc tính của nitrite đối với tôm và cá trong ao nuôi (hàm lượng clorin, pH, kích thước động vật nuôi, chế độ dinh dưỡng, mầm bệnh và hàm lượng oxy hòa tan) nên rất khó chỉ ra yếu tố nào là chủ yếu. Tuy vậy hàm lượng ôxy hòa tan trong ao nuôi được coi như là yếu tố quan trọng liên quan nhiều tới độc tính của nitrite. Hydro Sun-fua (H2S): Hàm lượng khí hydro sun-fua thích hợp cho tôm nuôi thường thấp hơn 0,2 mg/l. Ở Thừa Thiên Huế, giá trị hydro sun-fua luôn nằm trong khoảng an toàn cho tôm nuôi ở tất cả các nguồn nước và ao nuôi, trong khi ở Nghệ An và Hà Tĩnh chỉ có nguồn nước cấp và ao nuôi (Hình 10) là thỏa mãn. Hydro sun-fua ở các kênh thải của Nghệ An luôn cao hơn ngưỡng cho phép, còn ở Hà Tĩnh hàm lượng hydro sun-fua cao hơn ngưỡng ở đầu vụ nuôi tôm. Hydro sun-fua có khả năng ngăn chặn hệ thống vận chuyển electron và dừng quá trình hô hấp. Hàm lượng lactate trong máu cũng tăng cao và quá trình hô hấp kị khí chiếm ưu thế so với quá trình hô thấp hiếu khi , dẫn tới việc thiếu hụt ôxy. Do vậy nâng cao hàm lượng ôxy là cần thiết (Boyd 1990). Độc tính của hydro sun-fua cũng phổ biến trong môi trường axit khi pH giảm. Do hydro sun-fua có thể gây độc ở hàm lượng rất thấp khoảng 0,006 mg/l đối với trứng và phát triển của ấu trùng của cá, do vậy tác động của hydro sun-fua tới môi trường cần được giám sát. Nếu nước ao nuôi có thể được sục khí trước khi thải ra môi trường, có thể giảm thiểu tác động tiêu cực của hydro sun-fua đối với môi trường xung quanh. Với số liệu ở các vùng nghiên cứu ở trên, hàm lượng hydro sun-fua chưa ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm. 4.2 Kết quả phân tích chất lượng sản phẩm tôm Chất lượng các mẫu tôm nuôi trong các năm 2007 và 2008 do Cục vệ sinh an toàn và thú y thuỷ sản (NAFIQUAVED) thu thập và phân tích. Số liệu phân tích gồm 2 nhóm các chỉ tiêu hoá học và vi sinh (Bảng 1). Kết quả phân tích cho thấy hầu hết các mẫu tôm không có tồn dư hoá chất trừ 2 trường hợp ở Hà Tĩnh dương tính với Furazolidone (AOZ) ở các ao số 8 và 9 vào năm 2007, có 2 ao ở Thừa Thiên Huế bị nhiễm Salmonella là ao 2 và 3 năm 2007 và ao số 1 ở Hà Tĩnh năm 2008. Tôm bị nhiễm Salmonella không đáng quan ngại vì tuy 4
  5. chúng có ảnh hưởng chút ít đến sức khoẻ tôm nhưng không gây hại đối với môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm. Bảng 1: Phân tích hoá học và vi sinh sản phẩm tôm Phân tích hoá học Phân tích vi sinh Mã Năm CAP AOZ AMOZ AHD SEM Salmon- số ao TPC E. coli V. ch (µg/kg) (µg/kg) (µg/kg) (ppb) (ppb) ella 2007 ND ND ND ND ND 5,5*100.000 Neg Neg Neg TTH1 2008 ND ND ND ND ND 4,7*100.000 Neg Neg Neg 2007 ND ND ND ND ND 6,5*10.000 Neg Pos Neg TTH2 2008 ND ND ND ND ND 7,1*10.000 Neg Neg Neg 2007 ND ND ND ND ND 6,5*10.000 Neg Pos Neg TTH3 2008 ND ND ND ND ND 6,2*10.000 Neg Neg Neg 2007 ND ND ND ND ND 2,7*10.000
  6. Bảng 2. Cỡ tôm thu hoạch và năng suất. Chỉ tiêu Tỉnh BMP KoBMP ĐTBĐ Tính chung 19,5 Nghệ An 23,7 17,5 17,3 Cỡ tôm 18,6 Hà Tĩnh 19,0 16,2 20,5 thu hoạch 18,4 TT-Huế 20,4 17,7 17,2 (g/con) Tính chung 19,7 17,1 18,2 18,3 1.657 Nghệ An 2.172 1.330 1.470 Năng suất Hà Tĩnh 1.078 904 480 821 1.342 TT-Huế 1.483 1.264 1.280 (kg/ha) Tính chung 1.578 1.166 1.080 1.275 Năng suất tôm nuôi trung bình dao động trong khoảng 0,5 đến 2,2 tấn/ha. Nghệ An là tỉnh nuôi đạt năng suất cao nhất ở cả 3 nhóm hộ áp dụng BMP, không áp dụng BMP và nhóm điều tra ban đầu, năng suất lần lượt là 2.172; 1.330 và 1.470 kg/ha. Ngược lại, năng suất tôm nuôi ở Hà Tĩnh đạt thấp nhất, dao dộng trong khoảng 480 đến 1.078 kg/ha. So sánh giá trị cao nhất và thấp nhất về năng suất giữa các tỉnh cho thấy biến động rất lớn (78%). So sánh giữa các nhóm hộ với nhau cho thấy, năng suất trung bình cao nhất ở nhóm nông hộ áp dụng BMP (1.578 kg/ha), tiếp theo là nhóm hộ không áp dụng BMP (1.266 kg/ha) và nhóm hộ điều tra ban đầu (1.080 kg/ha). Sự khác biệt giữ nhóm hộ không áp dụng BMP và nhóm hộ điều tra không lớn ( 7%). Tuy nhiên, nhóm áp dụng BMP so với nhóm KoBMP và nhóm ĐTBĐ có sự sai khác đáng kể, tỷ lệ biến động lần lượt là 26% và 32%. Năng suất tôm nuôi phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau, trong đó 2 yếu tố quan trọng nhất là suất đầu tư và dịch bệnh. Chi phí chuẩn bị ao Bảng 3 thể hiện chi phí thuê nhân công lao động tu sửa và chuẩn bị ao và chi phí phân bón, vôi trong quá trình chuẩn bị ao trước khi thả giống. Chi phí thuê lao động của nhóm hộ áp dụng BMP và nhóm KoBMP đều thấp hơn so với số liệu điều tra ban đầu kể cả giá trị và tỷ lên phần trăm so với tổng chi phí. So sánh giữa các tỉnh, Nghệ An chi phí này cao nhất gấp gần 2 lần so với 2 tỉnh còn lại về giá trị. Tuy nhiên nếu tính tỷ lệ phần trăm so với tổng chi phí thì Nghệ An thấp hơn Hà Tĩnh (6% so với 8%). Điều đặc biệt là con số này ở Hà Tĩnh theo số liệu điều tra ban đầu chiếm tới 17% tổng chi phí sản xuất. Trong khi đó ở nhóm BMP và nhóm KoBMP đều dao động trong khoảng 3 đến 6% tổng chi phí sản xuất. Về chi phí phân bón và vôi, trung bình chung cho toàn vùng chi phí này khoảng 2 triệu đồng/ha và chiếm 3% tổng chi phí. So sánh giữa 3 nhóm nông hộ BMP, KoBMP và ĐTBĐ có sự chênh lệch đáng kể về mặt giá trị (2,5 và 2,3 so với 1,3 triệu đồng/ha). Tuy nhiên, xết về tỷ lệ phần trăm so với tổng chi phí thì không có sự sai khác nhiều giữa các nhóm hộ này (3%, 4% và 2%). Giữa các tỉnh với nhau cũng không có sự sai khác nhiều, dao động trong khoảng 2% đến 6% so với tổng chi phí. Bảng 3. Chi phí lao động thuê và chi phí phân bón, vôi. Chỉ tiêu Tỉnh BMP KoBMP ĐTBĐ Tính chung 6.510 (6) 4.424 (6) 2.890 (5) 4.608 (6) Chi phí công lao Nghệ An 1.749 (4) 1.707 (4) 5.160 (17) 2.872 (8) Hà Tĩnh động đi thuê 2.627 (3) 2.734 (5) 3.160 (5) 2.840 (4) TT-Huế chuẩn bị ao (‘000 VND/ha) Tính chung 3.629 (4) 2.955 (5) 3.740 (7) 3.441 (5) 3.143 (3) 3.652 (6) 1.540 (2) 2.778 (4) Nghệ An Chi phí các loại 1.366 (2) 1.280 (3) 1.340 (4) 1.329 (3) Hà Tĩnh phân bón và vôi 2.973 (4) 1.920 (3) 1.140 (2) 2.011 (3) TT-Huế (‘000 VND/ha) Tính chung 2.494 (3) 2.284 (4) 1.350 (2) 2.043 (3) Số trong ngoặc đơn ( ) chỉ tỷ lệ % so với tổng chi phí 6
  7. Chi phí giống và thức ăn Chi phí tôm giống và thức ăn tôm được trình bày trong Bảng 4. Giống và thức ăn thường chiếm tỷ lệ cao trong sản xuất nuôi tôm. Chi phí con giống bình quân chung chiếm tỷ lệ 13% tổng chi phí và đạt giá trị trung bình 7,8 triệu đồng/ha. Giữa 3 nhóm BMP, KoBMP và ĐTBĐ không thấy có sự sai khác đáng kể về chi phí con giống (12%, 14% và 13%). Tỷ lệ này giữa các tỉnh cũng không chênh lệch nhiều. Tuy nhiên, Nghệ An là tỉnh có chi phí giống thấp nhất chỉ chiếm 9% tổng chi phí, 2 tỉnh còn lại chi phí giống chiếm khoảng 15%. Chí phí thức ăn chiếm tỷ lệ lớn nhất so với các loại chi phí khác trong nuôi tôm. Bình quân chung, tỷ lệ phần trăn chi phí thức ăn chiếm tới 61% tổng chi phí và đạt giá trị gần 38 triệu đồng/ha ao nuôi. So sánh giữa 3 nhóm hộ BMP, KoBMP và ĐTBĐ thì nhóm BMP có tỷ lệ phần trăm thức ăn thấp nhất (57%). Tuy nhiên về giá trị nhóm BMP lại có giá trị cao nhất (gần 44 triệu đồng/ha) và thấp nhất là ở nhóm ĐTBĐ (33,7 triệu đồng/ha). Giữa các tỉnh có sự khác nhau đáng kể về tỷ lệ phần trăm chi phí thức ăn, dao động trong khoảng 47% đến 72% so với tổng chi phí. Chi phí thức ăn phụ thuộc vào 2 yếu tố cơ bản là chất lượng thức ăn (hoặc giá) và trình độ quản lý cho ăn. Nhiều trường hợp thức ăn được cung cấp cho ao nuôi một cách dư thừa sẽ lãng phí và gây ô nhiễm môi trường ao nuôi. Bảng 4. Chi phí con giống và thức ăn Chỉ tiêu Tỉnh BMP KoBMP ĐTBĐ Tính chung 7.492 (9) Nghệ An 10.102 (9) 7.865 (11) 4.510 (7) Chi phí 6.669 (15) Hà Tĩnh 8.362 (15) 7.066 (15) 4.580 (15) con giống 8.892 (14) TT-Huế 8.089 (12) 8.958 (15) 9.630 (15) (‘000 VND/ha) Tính chung 8.851 (12) 7.963 (14) 6.740 (13) 7.851 (13) 44.500 (72) 35.429 (62) Nghệ An 59.492 (53) 42.345 (60) Chi phí 14.140 (47) 25.066 (58) Hà Tĩnh 32.082 (59) 28.975 (61) thức ăn 42.440 (66) 39.833 (62) TT-Huế 40.238 (58) 36.821 (63) (‘000 VND/ha) Tính chung 43.937 (57) 36.047 (61) 33.690 (65) 37.891 (61) Ghi chú: Số trong ngoặc đơn ( ) chỉ tỷ lệ % so với tổng chi phí Chế phẩm sinh học, năng lượng và chi phí khác Giá trị và tỷ lệ phần trăm các loại chi phí hoá chất, chế phẩm sinh học, năng lượng và chi phí khác được thể hiện trong Bảng 5. Chế phẩm sinh học và hoá chất chiếm 7% tổng chi phí với giá trị trung bình gần 5 triệu đồng/ha. KoBMP là nhóm có chi phí này cao hơn cả (9%) kế đến là nhóm BMP (7%) và cuối cùng là nhóm ĐTBĐ (5%). Giữa các tỉnh nghiên có sự khác nhau đáng kể về chi phí hoá chất và chế phẩm sinh học ở cả tỷ lệ phần trăm lẫn giá trị. Nghệ An là tỉnh chiếm tỷ lệ và giá trị cao nhất so với 2 tỉnh còn lại. Tỷ lệ phần trăm chi phí này của các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Thừa Thiên Huế lần lượt là 10%, 8% và 4%. Về giá trị, chi phí chế phẩm sinh học và hoá chất của Nghệ An cao gần gấp 4 lần TT-Huế và gấp hơn 2 lần Hà Tĩnh. Tỷ lệ % chi phí này ở các tỉnh và các nhóm hộ khác nhau có sự biến động khá lớn dao động trong khoảng 4% đến 14% so với tổng chi phí. Chi phí năng lượng trong nuôi tôm ở vùng nghiên cứu chủ yếu được sử dụng vào 2 mục đích cơ bản là bơm nước và chạy máy quạt nước. Chi phí năng lượng cho thắp sáng khu ao nuôi chiếm tỷ trọng không đáng kể. Trung bình chung, chi phí năng lượng xấp xỉ 5 triệu đồng/ha ao nuôi và chiếm khoảng 7% tổng chi phí. Chi phí năng lượng giữa các nhóm hộ BMP, KoBMP và ĐTBĐ có sự chênh lệch đáng kể, lần lượt là 11%, 3% và 7%. Tuy nhiên, nếu xét giữa các tỉnh thì trung bình tỷ lệ phần trăm chi phí này không khác nhau đáng kể, mặc dù vậy về giá trị thì chênh lệch khá lớn. Các loại chi phí khác chiếm khoảng 6% tổng chi phí sản xuất và đạt giá trị 2,5 triệu đồng/ha. Chi phí này dao động từ rất thấp trên 0% đến 8%. Nhóm BMP cao gấp 3 lần 7
  8. nhóm ĐTBĐ và 1,5 lần so với nhóm KoBMP. Giữa các tỉnh Nghệ An, Hà tỉnh và TT-Huế chi phí này lần lượt chiếm 2%, 4% và 5% so với tổng chi phí. Bảng 5. Chi phí hoá chất, chế phẩm sinh học, năng lượng và chi phí khác Chỉ tiêu Tỉnh BMP KoBMP ĐTBĐ Tính chung 8.551 (10) Chi phí hoá Nghệ An 15.603 (14) 6.671 (10) 3.380 (5) chất, chế Hà Tĩnh 2.951 (5) 5.406 (11) 2.030 (7) 3.462 (8) phẩm sinh 2.375 (4) TT-Huế 1.037 (2) 3.199 (6) 2.890 (4) học (‘000 Tính chung 6.530 (7) 5.092 (9) 2.780 (5) 4.801 (7) 7.155 (8) Nghệ An 13.694 (12) 3.230 (5) 4.540 (7) Chi phí năng 2.782 (6) Hà Tĩnh 4.482 (8) 1.043 (2) 2.820 (9) lượng (‘000 TT-Huế 8.780 (13) 1.803 (3) 3.670 (6) 4.751 (7) VND/ha) Tính chung 8.985 (11) 2.026 (3) 3.680 (7) 4.897 (7) 2.130 (2) Nghệ An 3.704 (3) 2.036 (3) 650 (1) Các chi phí 1.905 (4) Hà Tĩnh 3.662 (7) 1.944 (4) 110 (0) khác (‘000 2.758 (5) TT-Huế 5.393 (8) 2.734 (5) 148 (2) VND/ha) Tính chung 4.253 (6) 2.238 (4) 850 (2) 2.447 (4) Ghi chú: Số trong ngoặc đơn ( ) chỉ tỷ lệ % so với tổng chi phí Tổng thu, tổng chi và lợi nhuận. Bảng 6 trình bày kết quả về tổng chi phí, tổng thu nhập và lợi nhuận của các nhóm hộ BMP, Ko BMP và ĐTBĐ ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Thừa Thiên Huế. Trong phần này một số loại chi phí như chi phí lao động gia đình, chi phí cơ hội cũng đóng góp một phần đáng kể nhưng chưa được hạch toán trong nghiên cứu này. Về tổng chi phí, trung bình chung cho toàn vùng nghiên cứu chi phí cho mỗi ha hết hơn 63 triệu đồng. Chi phí trung bình giữa các tỉnh và các nhóm hộ dao động lớn trong khoảng 30 đến 112 triệu đồng/ha. So sánh giữa các nhóm hộ cho thấy chi phí sản xuất tôm có sự sai khác đáng kể. Cụ thể, tổng chi phí trung bình của các nhóm BMP, KoBMP và ĐTBĐ lần lượt là 78,7; 58,6 và 52,7 triệu đồng/ha. Nghệ An là tỉnh có tổng chi phí trung bình lớn nhất (gần 81,5 triệu/ha), dao động trong khoảng 62 đến 112 triệu/ha. TT-Huế tổng chi phí lớn hơn ở Hà Tĩnh (64 so với 44 triệu/ha). Ở các tỉnh tổng chi phí của nhóm BMP và KoBMP lớn hơn nhóm ĐTBĐ, trừ trường hợp ở TT-Huế chi phí của nhóm KoBMP nhỏ hơn nhóm ĐTBĐ. Đối với tổng thu nhập từ hoạt động nuôi tôm, bình quân chung tổng thu nhập đạt xấp xỉ 84 triệu đồng/ha. Dao động về tổng thu nhập ở các tỉnh và các nhóm hộ là rất lớn trong khoảng 31 đến 165 triệu/ha. So sánh giữa các nhóm hộ thì nhóm BMP cho tổng thu lớn nhất (109,5 triệu/ha), tiếp đến là nhóm KoBMP và nhóm ĐTBĐ (lần lượt là 72,5 và 69 triệu đồng/ha). Tổng thu nhập ở Nghệ An cao gấp hơn 2 lần ở Hà Tĩnh và gấp gần 1,5 lần so với nhóm ĐTBĐ. Tổng thu của nhóm BMP ở 3 tỉnh là lớn nhất so với 2 nhóm còn lại. Tuy nhiên, nhóm ĐTBĐ của Nghệ An và TT-Huế có tổng thu nhập cao hơn so với nhóm KoBMP và ngược lại đối với Hà Tĩnh. Về lợi nhuận, trung bình chung cho toàn vùng nghiên cứu, thu nhập của nông dân nuôi tôm đạt trên 20 triệu đồng/ha. Sự biến động về lợi nhuận giữa các nhóm hộ ở các tỉnh là cực kỳ lớn, dao động trong khoảng 0,6 đến 53 triệu đồng/ha. So sánh giữa các nhóm BMP, KoBMP và ĐTBĐ cũng có sự khác biệt đáng kể. Lợi nhuận của nhóm BMP cao hơn gấp gần 2 lần nhóm ĐTBĐ và hơn 2 lần so với nhóm KoBMP. Lợi nhuận trung bình ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và TT-Huế lần lượt là 32,6; 7,9 và 19,5 triệu đồng/ha. Giữa các nhóm hộ ở mỗi tỉnh cũng có sự khác nhau đáng kể về lợi nhuận (Nghệ An dao động trong khoảng 27 đến 53 triệu/ha, Hà Tĩnh trong khoảng 0,6 đến 15 triệu/ha và TT-Huế trong khoảng 16 8
  9. đến 24 triệu/ha). Đặc biệt Hà Tĩnh kết quả ĐTBĐ cho thấy nuôi tôm chỉ mang lại lợi nhuận xấp xỉ 0,6 triệu/ha. Bảng 6. Tổng thu, tổng chi và lợi nhuận trong nuôi tôm Chỉ tiêu Tỉnh BMP KoBMP ĐTBĐ Tính chung 112.249 70.224 81.494 Nghệ An 62.010 Tổng chi Hà Tĩnh 54.654 47.423 30.180 44.086 phí (‘000 69.137 58.169 63.905 TT-Huế 64.410 VND/ha) Tính chung 78.680 58.605 52.730 63.338 165.072 87.780 114.111 Nghệ An 89.480 Tổng thu 70.070 55.144 51.985 Hà Tĩnh 30.740 nhập (‘000 TT-Huế 93.429 74.576 82.120 83.375 VND/ha) Tính chung 109.524 72.500 69.160 83.728 52.823 17.556 32.620 Nghệ An 27.480 Lợi nhuận 15.416 7.721 7.902 Hà Tĩnh 570 (‘000 24.292 16.407 19.473 TT-Huế 17.720 VND/ha) Tính chung 30.844 13.895 16.430 20.390 Tỷ suất sinh lợi Tỷ suất sinh lợi là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả của quá trình đầu tư váo sản xuất nuôi tôm của các nông hộ. Tỷ suất sinh lợi được tính bằng tỷ số tổng thu nhập so với tổng chi phí. Bảng 7 thể hiện tỷ suất sinh lợi của các nhóm hộ và các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Thừa Thiên Huế. Trung bình chung, tỷ suất sinh lợi vùng nghiên cứu đạt 1,3, nghĩa là người dân đầu tư 1 đồng thì cho thu nhập 1,3 đồng hoặc thu được lợi nhuận 0,3 đồng. Xét giữa các nhóm hộ thì nhóm BMP cho tỷ suất sinh lợi cao nhất đạt 1,37, tiếp đến là nhóm ĐTBĐ (1,29) và cuối cùng là nhóm KoBMP (1,23). So sánh giữa các tỉnh có sự biến động đáng kể về tỷ suất sinh lợi, dao động từ 1,02 đến 1,47. Nghệ An là tỉnh nuôi tôm đạt hiệu quả cao nhất với tỷ suất sinh lợi trung bình là 1,39, Hà Tĩnh thấp nhất (1,15) Bảng 7. Tỷ suất sinh lợi Tỉnh BMP KoBMP ĐTBĐ Tính chung 1,47 1,25 1,39 Nghệ An 1,44 1,28 1,16 1,15 Hà Tĩnh 1,02 1,35 1,28 1,30 TT-Huế 1,27 Tính chung 1,37 1,23 1,29 1,30 Giá một số yếu tố đầu vào và giá bán tôm Yếu tố giá nguyên liệu đầu vào và giá bán sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng đến quá trình sản xuất cũng như thu nhập của người dân nuôi tôm. Trong phần này giá một số chỉ tiêu đầu vào cơ bản, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi (con giống, thức ăn) và giá bán tôm thịt được so sánh giữa các nhóm hộ và giữa các tỉnh với nhau. Bảng 8 trình bày các số liệu trung bình về giá các yếu tố này. Về giá tôm giống, bình quân chung giá tôm giống trong vùng nghiên cứu là 80 đồng/con. Không có sự sai khác nhiều giữa các nhóm BMP, KoBMP và ĐTBĐ. Nhóm BMP và KoBMP có giá giống rẻ hơn so với số liệu ĐTBĐ. Thực tế là giá tôm giống năm 2007 và 2008 rẻ hơn so với giá tôm giống các năm trước đây, tuy nhiên mức giảm không đáng kể. So sánh giữa các tỉnh cho thấy TT-Huế giá tôm giống cao gần gấp 3 lần so với 2 tỉnh còn lại. Đây là do nông dân ở Huế thả tôm giống lớn (P45) so với 2 tỉnh còn lại (P15). 9
  10. Về giá thức ăn, bình quân chung thức ăn có giá 16,5 ngàn đồng/kg. Giá thức ăn tăng nhanh từ số liệu ĐTBĐ so với 2 nhóm BMP và KoBMP, chênh lẹch tới 5 ngàn đồng/kg. Nói cách khác thức ăn đã tăng tới 28%. Nhìn chung giá thức ăn giữa các tỉnh không có sự sai khác nhau nhiều. Thức ăn chiếm tỷ trọng tới 61% trong cơ cấu tổng chi vì vậy việc thức ăn tăng giá nhanh trong 2 năm gần đây có ảnh hướng tiêu cực đến sản xuất cũng như thu nhập của nông dân nuôi tôm. Về giá bán tôm thịt, trung bình chung giá tôm thịt đạt mức xấp xỉ 64 ngàn đồng/kg tăng 1 ngàn đồng so với số liệu ĐTBĐ. Nhóm hộ BMP có giá bán cao nhất (68 ngàn đồng/kg) và thấp nhất là nhóm KoBMP (62 ngàn/kg). Giá bán tôm thịt ở các tỉnh không chênh lệch nhau đáng kể, trừ trường hợp nhóm BMP ở Nghệ An có giá bán vượt trội so với các tỉnh khác. Thực tế cỡ tôm càng lớn thì giá bán tăng, điều này cũng đúng khi cỡ tôm ở nhóm BMP lớn hơn nhóm KoBMP và cỡ tôm thu hoạch ở Nghệ An cũng lớn hơn 2 tỉnh còn lại. Giá bán tôm thịt tăng hầu như không đáng kể trong khi đó giá đầu vào, đặc biệt là thức ăn nuôi tôm lại tăng mạnh đây là một khó khăn đối với các nông hộ nuôi tôm. Bảng 8. So sánh giá tôm giống, thức ăn và giá tôm thịt Chỉ tiêu Tỉnh BMP KoBMP ĐTBĐ Tính chung 40,5 Nghệ An 42,0 44,3 35,2 Giá tôm 48,8 Hà Tĩnh 45,2 47,4 53,7 giống 151,9 TT-Huế 135,4 148,3 171,9 (VND/con) Tính chung 74,2 80,0 87,0 80,4 17,2 Nghệ An 19,0 18,5 14,0 Giá thức ăn 16,2 Hà Tĩnh 18,5 18,0 12,0 (‘000 16,3 TT-Huế 18,0 18,0 13,0 VND/kg) Tính chung 18,5 18,0 13,0 16,5 67,6 Nghệ An 76,1 65,7 61,0 Giá bán tôm 63,4 Hà Tĩnh 65,0 61,1 64,0 (‘000 62,1 TT-Huế 63,2 59,2 64,0 VND/kg) Tính chung 68,1 62,0 63,0 64,4 V. KẾT LUẬN. Kết luận về nhóm các chỉ tiêu môi trường • Phân tích số liệu môi trường nước cho thấy sự chưa phù hợp của độ trong của ao nuôi khi vượt qua ngưỡng tối cao 40 cm và tối thấp 25 cm của tiêu chuẩn cho phép. Nếu độ trong nhỏ hơn 25 cm và ao nuôi quá đục do thực vật phù du có thể là nguyên nhân dẫn tới thiếu ô-xy hào tan. Nếu độ trong của ao lớn hơn 40 cm thì thực vật phù du là quá ít. • Độ muối nằm trong khoảng thích hợp của tất cả các ao khi bắt đầu vụ nuôi, độ muối của các ao ở Nghệ An và Hà Tĩnh tăng nhẹ trong suốt vụ nuôi và đạt mức 27%o ở cuối vụ. Ở Thừa Thiên Huế có sự khác thường khi độ muối giảm mạnh ở giữa vụ xuống dưới mức tối thiểu sau đó tăng dần. Sự biến động độ muối có ảnh hưởng xấu khi tôm lột xác. • Hàm lượng ô-xy hoà tan thấp có ảnh hưởng xấu đến hầu hết các ao nuôi vào buổi sáng. Một số ao hàm lượng này thấp cả vào buổi sáng và buổi chiều điều này tương ứng với tôm yếu, giảm tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ sống. Hàm lượng ôxy hoà tan có thể dễ dàng tăng lên khi sử dụng quạt nước, do vậy nông dân nên sử dụng quạt nước một cách hiệu quả ở những thời gian thích hợp trong ngày. 10
  11. • Tất cả các vùng nuôi đều có sự biến động về nhiệt độ trong suốt vụ nuôi, mặc dù sự biến động này nằm trong khoảng cho phép đối với loài nuôi. Số liệu cho thấy có sự giảm mạnh về nhiệt độ vào giữa tháng Tư ở Thừa Thiên Huế và đầu tháng Năm ở Nghệ An. • Độ kiềm nằm trong khoảng thích hợp ở tất cả các ao nuôi. Trong khi số liệu điều tra ban đầu cho thấy độ kiềm vượt quá mức tối ưu ở Thừa Thiên Huế, trước vụ nuôi ở Thừa Thiên Huế độ kiềm nằm dưới khoảng thích hợp, như vậy điều kiện đã tốt hơn khi nông dân bắt đầu vụ nuôi. Hàm lượng ammonia, nitrate và hydrro sunfua nằm trong khoảng thích hợp. Kết luận về nhóm các chỉ tiêu kinh tế • Tổng thu nhập từ nuôi tôm bình quân cho toàn vùng nghiên cứu đạt xấp xỉ 84 triệu đồng/ha. Giữa các nhóm hộ có BMP, KoBMP và ĐTBĐ có sự khác biệt đáng kể về tổng thu nhập từ hoạt động nuôi tôm. Trong đó, nhóm BMP cho thu nhập cao gấp gần 2 lần so với nhóm ĐTBĐ và gần 1,5 lần so với nhóm KoBMP. Giữa các tỉnh cũng có sự khác biệt về thu nhập từ nuôi tôm, Nghệ An có thu nhập cao gấp hơn 2 lần Hà Tĩnh và gấp 1,5 lần TT-Huế. • Lợi nhuận trung bình cho nuôi tôm ở các tỉnh nghiên cứu đạt trên 20 triệu đồng/ha. Có sự biến động rất lớn về lợi nhuận giữa các nhóm hộ. Cụ thể là nhóm BMP có lợi nhuận từ nuôi tôm cao gấp gần 2 lần nhóm ĐTBĐ và gấp hơn 2 lần nhóm KoBMP. Giữa các tỉnh cũng có sự khác nhau rất lớn về lợi nhuận. Nghệ An có lợi nhuận từ nuôi tôm lớn nhất và cao gấp 1,7 TT-Huế và gấp 4 lần Hà Tĩnh. • Tổng chi phí sản xuất nuôi tôm trung bình cho mỗi ha toàn vùng nghiên cứu là 63 triệu đồng. Tổng chi phí nuôi tôm giữa các nhóm hộ và giữa các tỉnh có sự khác biệt đáng kể. Tổng chi phí trung bình của các nhóm BMP, KoBMP và ĐTBĐ lần lượt là xấp xỉ 79 triệu/ha, 59 triệu/ha và 53 triệu/ha. Nghệ An là tỉnh có chi phí lớn nhất (trung bình hơn 81 triệu/ha), trong khi đó con số này ở Hà Tĩnh và TT-Huế lần lượt là 44 triệu/ha và 64 triệu/ha. • Chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất trong đầu tư nuôi tôm, trung bình là 61% tổng chi phí. Không thấy có sự dao động nhiều về tỷ lệ phần trăm chi phí thức ăn khi so sánh giữa các tỉnh và các nhóm hộ. Tuy nhiên, về giá trị thì có sự sai khác đáng kể do mức đầu tư ở các tỉnh cũng như các nhóm hộ là rất khác nhau. • Các loại chi phí khác nhu con giống, phân bón, nhân công, chế phẩn sinh học, năng lượng etc đều chiểm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu tổng chi phí, dưới 15%. Sự khác biệt về tỷ lệ phần trăm các loại chi phí này giữa các nhóm hộ và giữa các tỉnh là không lớn. Tuy nhiên, giống như chi phí thức ăn, về giá trị có sự sai khác đáng kể giữa các nhóm hộ cũng như giữa các tỉnh về các loại chi phí này. • Tỷ suất sinh lợi (BCR) bình quan toàn vùng nghiên cứu và các nhóm hộ đạt 1,3. Trong đó nhóm hộ BMP có BCR lớn nhất (1,37) và thấp nhất ở nhóm KoBMP (1,23). Nghệ An là tỉnh có hiệu suất đầu tư cao nhất (BCR=1,39), còn Hà Tĩnh đạt thấp nhất (BCR=1,15). • Khi so sánh hai yếu tố giá đầu vào là thức ăn và giá tôm giống và giá bán tôm cho thấy giá thức ăn tăng nhanh qua các năm từ 2006 đến 2008 (tăng tới 28%). Đây là một bất lợi cho các nông hộ sản xuất nuôi tôm do thức ăn chiếm tới 61% giá thành sản xuất. Con giống tuy có giảm nhưng tỷ lệ giảm rất thấp (khoảng 7%). Giá tôm thịt cũng tăng nhưng tỷ lệ tăng cũng không đáng kể (khoảng 2%). 11
  12. TÀI LIỆU THAM KHẢO Boyd C. E. (1990) Water Quality in Ponds for Aquaculture. Burmingham Publishing Company, Burmingham, Alabama. Chin T. S. & Chen J. C. (1987) Acute Toxicity of Ammonia to Larvae of the Tiger Prawn, Penaeus monodon. Aquaculture, 66: 247-253. Ellis, M. M. (1937) Detection and Measurement of Stream Pollution. USA Bureau of Fish., Bulletin 22: 367-437. Fistenet (2007) Fisheries scientific-technical economic information. Fisheries Information Centre, Vietnam (www.fistenet.gov.vn) Food and Agriculture Organization (FAO) (2005). Code of Conduct for Responsible Fisheries. FAO, Rome. Ha, M.V. and Suc, N.X. (2007) Technical and Economic Feasibility of Applying the Better Management Practices (BMP) to Household Aquaculture in Vietnam. MS-3 Initial Environmental Assessment Report. Research Institute for Aquaculture Number 1. Hanson L.A. & Grizzle J.M. (1985) Nitrite-induced predisposition of channel catfish to bacterial diseases. Prog. Fish-Culture, 47: 98-101. Plumb J.A., Grizzle J.M & Defigueiredo, J. (1976) Necrosis and bacterial infection in channel catfish (Ictalurus punctatus) following hypoxia. Journal Wildlife Diseases, 12: 247- 253. Schwedler T.E, Tucker C.S. & Baleau M.H. (1985) Non-infectious diseases, p. 497-541. In: C. S. Tucker (ed.), Channel Catfish Culture. Developments in Aquaculture and Fisheries Science, Vol. 15, Elsevier, New York. Suc, N.X., Thanh, D. V., Cuong, B.K., Mosk, K.,and Petersen, E.H. (2008) Environmental and Economic Evaluation of Better Management Practices for Shrimp Culture in Vietnam. Collaboration for Agriculture and Rural Development 002/05/VIE Working Paper 2. Suc, N.X., Ha, M.V., Xan, L., Petersen, E.H., Mosk, V., Schilizzi, S. (2009) Technical, economic, environmental and social indicators analysis of BMP and non-BMP households in North Center Vietnam. Collaboration for Agriculture and Rural Development 002/05/VIE Working Paper 3. Support to Marine and Brackish Aquaculture (SUMA) (2004) Proceedings of Workshop on Code of Conduct for Responsible Fisheries and Code of Practise/Good Aquaculture Practice in Vietnam. Hanoi, 5-6 August, 2004. SUMA publication, Hanoi. Tangko, A.M. & Wardoyo, S.E. (1985) The adaptation of Penaeus monodon Post Larvae to the Freshwater. Journal Penelitian Busisaya Pantai, 1: 25-32 Thanh, D.V., Suc, N.X, Petersen, E.H., McCartney, A., and Schilizzi, S. (2007) Economic and Technical Evaluation of Shrimp Culture Management Practices in Northern Vietnam. Collaboration for Agriculture and Rural Development 002/05/VIE Working Paper 1. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2