intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " NÂNG CAO NĂNG LỰC TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ KDNN CHO CÁC NÔNG HỘ Ở MIỀN TRUNG VIỆT NAM "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:118

48
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo cáo này có 5 nội dung chính, trong đó có 2 nội dung được kết hợp với nhau. Cụ thể: 1. 12 kế hoạch sản xuất cho các nông hộ ở 4 tỉnh tham gia dự án. Mỗi kế hoạch được bổ sung phần phân tích và ý kiến đề xuất cho chuỗi cung KDNN. Đây chính là mối liên kết logic giữa việc phát triển kế hoạch và chuỗi cung KDNN. 2. Danh sách những hợp đồng nghiên cứu KDNN của các cán bộ Đại học Kinh tế Huế. 3. Những bài viết, nghiên cứu trong báo chí trong nước, khu vực và...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " NÂNG CAO NĂNG LỰC TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ KDNN CHO CÁC NÔNG HỘ Ở MIỀN TRUNG VIỆT NAM "

  1. DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/04VIE Báo cáo cột mốc sự kiện 10 BỘ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN KĨ NĂNG KDNN ĐƯỢC CÁC NÔNG HỘ, CÁN BỘ CUNG CẤP DỊCH VỤ ỨNG DỤNG VÀ ĐƯỢC ĐƯA VÀO NHỮNG CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Báo cáo cột mốc sự kiện 10 Tên dự án NÂNG CAO NĂNG LỰC TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ KDNN CHO CÁC NÔNG HỘ Ở MIỀN TRUNG VIỆT NAM Mã số dự án: 055/04VIE Đơn vị thực hiện ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ & ĐẠI HỌC LINCOLN Tháng 11, 2008
  2. DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/04VIE Báo cáo cột mốc sự kiện 10 MỤC LỤC THÔNG TIN ĐƠN VỊ ..................................................................................................1 GIỚI THIỆU .................................................................................................................2 1. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG HỘ VÀ CHUỖI CUNG..............................4 2. HỢP ĐỒNG NGHIÊN CỨU KDNN ......................................................................7 3. XUẤT BẢN NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ KDNN ................................................9 4. KẾ HOẠCH TẬP HUẤN NGẮN HẠN TRONG NĂM 2008 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO ................................................................................................................13 PHỤ LỤC 1 .................................................................................................................16 KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG TRẠI VÀ........................................................16 CHUỖI CUNG KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ..................................................16 i
  3. DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/04VIE Báo cáo cột mốc sự kiện 10 THÔNG TIN ĐƠN VỊ Tên dự án Nâng cao năng lực tiếp cận các dịch vụ KDNN cho các nông hộ ở miền Trung Việt Nam Đơn vị VN Khoa Kinh tế & Phát triển, Trường ĐH Kinh tế - Huế Giám đốc Dự án phía VN PGS. TS. Mai Văn Xuân Đơn vị Úc Đại Học Lincoln Giáo sư Sandra Martin Nhân sự Úc Ngày bắt đầu Tháng 2, 2005 Ngày kết thúc (dự kiến) Tháng 12, 2007 Ngày kết thúc Tháng 12, 2008 Cán bộ liên lạc Phía Úc, Cố vấn trưởng Tên: Giáo sư tiến sĩ Sandra Điện thoại +64 3 3252811, Martin liên lạc +64 3 3253604 Chức vụ: Giáo sư về Quản lý Kinh Fax: +64 3 3253244 doanh Nông nghiệp Tổ chức: Đại học Lincoln Email: Martin@lincoln.ac.nz Phía Úc: Đầu mối liên hệ hành chính Tên: Stewart Pittaway Điện thoại +64 21607884 liên lạc Chức vụ: Tổng giám đốc công ty Fax: +64 9 5292830 trách nhiệm hữu hạn Lincoln International (2006) Tổ chức: Đại học Lincoln Email: stewart.pittaway@liltd.co.nz Phía Việt Nam: Tên: PGS. TS. Mai Văn Xuân Điện thoại 84-54-538332; 0914019555 liên lạc Chức vụ: Giám đốc dự án, trưởng khoa KT&PT, ĐHKT Huế Fax: 84-54-529491 Tổ chức: Đại học Kinh tế Huế Email: xuanmv@yahoo.com 1
  4. DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/04VIE Báo cáo cột mốc sự kiện 10 GIỚI THIỆU Việc phát triển kĩ năng KDNN của các cán bộ cung cấp dịch vụ và nông hộ ở 4 tỉnh miền Trung là 1 mục tiêu chính của chương trình dự án Agribiz. Trong báo cáo cột mốc sự kiện 10 này, chúng tôi sẽ trình bày ứng dụng của những kĩ năng này trên thực tế; những hợp đồng nghiên cứu, xuất bản và những kế hoạch và hợp đồng tập huấn. Đầu ra cho báo cáo cột mốc sự kiện 10: Mục Kết quả 1.1 Cán bộ Trường Đại học Kinh tế Huế có thể tiến hành nghiên cứu hệ thống canh tác của các nông hộ và lĩnh vực KDNN 2.1 Xác định được những kĩ năng và kiến thức về KDNN mà nông hộ cần (bao gồm cả nhu cầu của phụ nữ và dân tộc thiểu số) 3.5 Các nông hộ đã có thể áp dụng những phương pháp lập kế hoạch và quản lý với sự hỗ trợ của cán bộ khuyến nông. (Lưu ý: phần này được thêm vào trong phần khung chương trình của đề cương dự án) Báo cáo này có 5 nội dung chính, trong đó có 2 nội dung được kết hợp với nhau. Cụ thể: 1. 12 kế hoạch sản xuất cho các nông hộ ở 4 tỉnh tham gia dự án. Mỗi kế hoạch được bổ sung phần phân tích và ý kiến đề xuất cho chuỗi cung KDNN. Đây chính là mối liên kết logic giữa việc phát triển kế hoạch và chuỗi cung KDNN. 2. Danh sách những hợp đồng nghiên cứu KDNN của các cán bộ Đại học Kinh tế Huế. 3. Những bài viết, nghiên cứu trong báo chí trong nước, khu vực và thế giới. Bên cạnh đó còn có những phần trình bày về KDNN tại những Hội thảo quốc tế và danh sách những đề tài tốt nghiệp KDNN của sinh viên từ 2006 đến 3/2008. 4. Kế hoạch tập huấn cho năm 2008 và những năm tiếp theo. 2
  5. DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/04VIE Báo cáo cột mốc sự kiện 10 Nội dung 1+5 ----o0o---- 12 KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT & 4 CHUỖI CUNG KDNN 3
  6. DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/04VIE Báo cáo cột mốc sự kiện 10 1. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG HỘ VÀ CHUỖI CUNG Giới thiệu Việc chuẩn bị những kế hoạch phát triển nông hộ cho thấy trình độ và kĩ năng lập kế hoạch và phân tích của các cán bộ cung cấp dịch vụ đã được nâng lên. Ở mỗi tỉnh, 3 kế hoạch được lập cho 3 nông hộ được lựa chọn. Những kế hoạch này do các chủ nông trại phát triển dưới sự giám sát của cán bộ Khoa KT&PT và được sử dụng làm bài tập thực hành cho các cán bộ cung cấp dịch vụ. Ở mỗi tỉnh có 1 chuỗi cung (cho sản phẩm chính) được chuẩn bị và kết hợp với các kế hoạch phát triển nông trại. Phương pháp “toàn nông trại” đã được ứng dụng trong dự án Agribiz cùng với thuyết “dẫn dắt thị trường”. Chính vì thế việc liên hệ những kế hoạch phát triển nông trại với chuỗi cung là rất phù hợp và lôgic. Đặc điểm và phương pháp Các cộng tác viên ở mỗi tỉnh đã hỗ trợ cho việc lựa chọn trang trại với hoạt động sản xuất điển hình. Tiếp đó các chủ nông hộ đã phát triển kế hoạch dưới sự giám sát của cán bộ Khoa KT&PT và cán bộ khuyến nông tỉnh. Những cán bộ này đã trực tiếp đến thăm và tìm hiểu những hoạt động kinh doanh của từng nông hộ cũng như những thông tin về nguồn lực đất đai, lao động, nguồn tài chính hay những khó khăn và cơ hội mà họ đang gặp phải. Nhờ sự hỗ trợ của cán bộ này mà các nông hộ đã tiến hành phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu, những thách thức cũng như cơ hội của nông hộ mình. Việc phân tích chi tiết được tiến hành trên những khía cạnh như lịch thời vụ, yêu cầu đầu vào, chuỗi cung, giá cả chi phí, doanh thu, dòng tiền và rủi ro (cả về sản xuất và tiêu thụ). Từ đó những kế hoạch riêng cho từng hoạt động được phát triển dần lên thành kế hoạch cho toàn nông trại. Lưu ý, kế hoạch này không phải là sự kết hợp đơn thuần giữa những kế hoạch sản phẩm riêng lẻ. Do thiếu lao động hay vốn mà nhiều mâu thuẫn nảy sinh giữa những hoạt động khi sử dụng nguồn lực. Chính vì thế mà cần phải có sự điều chỉnh thích hợp cho mỗi kế hoạch để đảm bảo kế hoạch chung cho toàn nông trại mang tính thực thi và đem lại doanh thu cao nhất và giảm thiểu rủi ro. Việc chuẩn bị bản thảo đầu tiên về kế hoạch chung toàn nông trại mất 5 ngày. Và trong suốt 10 ngày tiếp theo chủ nông trại sẽ phát triển và bổ sung những thông tin cần thiết để hoàn thiện kế hoạch sau đó gửi cho cán bộ Khoa KT&PT đánh giá và góp ý. 4
  7. DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/04VIE Báo cáo cột mốc sự kiện 10 Thời gian, tên chủ nông hộ và tên cán bộ phụ trách Tỉnh Thời Cán bộ Nông hộ Phương pháp gian phụ trách TT.Huế 01/2008 Phùng Thị 1. Bà Nguyễn Thị Việc lập kế hoạch được Hồng Hà Thương tiến hành qua nhiều 2. Ông Lưu Hường bước: phân tích nguồn 3. Ông Ngô V. Thưởng lực trang trại, hoạt động kinh doanh và lập kế hoạch, kế hoạch toàn Nghệ An 01/2008 Trần Văn 1. Ông Ngô Quang Hà nông trại. Mỗi bước lại Hoà 2. Ông Phan Đăng Thuỷ bao gồm nhiều hoạt 3. Ông Hồ Xuân Hữu động. Nông dân chuẩn bị kế hoạch và cán bộ khoa Kon Tum 01/2008 Lê Sỹ Hùng 1. Ông Lê Thế Trình KTPT cùng cán bộ 2. Ông Huỳnh Q. Minh khuyến nông giám sát 3. Bà Phạm Hồng Loan quy trình, nhận xét và hỗ trợ trong việc chọn lựa Quảng 01/2008 Nguyễn 1. Bà Trần Thị Hồng nông dân để hoàn thiện Ngãi Ngọc Châu 2. Ông Phan Văn Bo kế hoạch. 3. Ông Võ Đình Điểu Các kế hoạch kinh doanh chi tiết được trình bày trong phần Phụ lục 1. 5
  8. DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/04VIE Báo cáo cột mốc sự kiện 10 Nội dung 2 ----o0o---- NHỮNG HỢP ĐỒNG NGHIÊN CỨU KDNN 6
  9. DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/04VIE Báo cáo cột mốc sự kiện 10 2. HỢP ĐỒNG NGHIÊN CỨU KDNN GIỚI THIỆU Phát triển kĩ năng nghiên cứu KDNN cho cán bộ Khoa KT&PT là một kết quả quan trọng của dự án Agribiz. Và khi những cán bộ này nhận được những hợp đồng nghiên cứu về KDNN từ những nhà tài trợ hay những tổ chức chính phủ có nghĩa là trình độ năng lực KDNN của họ được đánh giá cao. Tuy nhiên trên thực tế thì cán bộ Khoa chưa thể theo đuổi hết tất cả những cơ hội KDNN và phát triển nông thôn vì mục tiêu hàng đầu của họ là giảng dạy nên họ có nhiều hạn chế về mặt thời gian cho hoạt động nghiên cứu và tư vấn. DANH SÁCH NHỮNG HỢP ĐỒNG CHÍNH THỨC Sau đây là những hợp đồng nghiên cứu và tư vấn được hoàn thành kể từ tháng 1 năm 2007: Đơn vị Tên dự án Cán bộ Khoa Thời gian KTPT hợp đồng Đại sứ quán New Zealand Sinh kế bền vững ở TS. Phùng Thị 8, 2007 tỉnh Bình Định Hồng Hà SNV Đánh giá thị trường Ths. Nguyễn Ngọc 2007 bò và thịt bò ở Thừa Châu Thiên Huế (huyện A Lưới) Bảo tồn thiên nhiên và Khảo sát sinh kế và TS. Bùi Dũng Thể 8/2008 quản lý bền vững nguồn tài nghiên cứu chuỗi Trần Minh Trí nguyên thiên nhiên ở Vườn cung thị trường Quốc Gia Phong Nha- Kẻ Bàng Tầm nhìn thế giới Tập huấn về KDNN TS. Bùi Dũng Thể 7/2006 Ths. Phan Văn Hoà UNIDO (TF/VIE/04/002) Nâng cao năng lực 05/2005 KDNN của phụ nữ trong chế biến thực phẩm ở khu vực miền PGS. TS. Mai Văn Trung Việt Nam Xuân ABD (Sở NN&PTNT; Sở Nâng cao năng lực 09/2006 Kế hoạch và đầu tư Nghệ KDNN cho nông dân An) ở tỉnh Nghệ An 7
  10. DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/04VIE Báo cáo cột mốc sự kiện 10 Nội dung 3 ----o0o---- XUẤT BẢN NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP 8
  11. DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/04VIE Báo cáo cột mốc sự kiện 10 3. XUẤT BẢN NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ KDNN Giới thiệu Ấn phẩm nghiên cứu phản ánh số lượng, chất lượng hoạt động nghiên cứu mà đơn vị đó tiến hành. Các trường Đại học cũng được phân cấp theo số lượng xuất bản các nghiên cứu trên những tạp chí quốc tế. Bên cạnh đó ở nhiều nước, chính phủ hỗ trợ kinh phí dựa trên những thành quả đạt được trong việc xuất bản của đơn vị đó. Đối với các cán bộ Khoa KT&PT thì đây là những bước phát triển ban đầu về năng lực nghiên cứu KDNN. Cùng với dự án Agribiz được kết hợp với trường Đại học Lincoln, những kĩ năng nghiên cứu KDNN của những cán bộ này sẽ có thể được nâng lên đáng kể. Phần này trình bày những xuất bản của cán bộ Khoa KT&PT, trong đó một số được hoàn thành với sự cộng tác của các chuyên gia Đại học Lincoln. Chúng được liệt kê theo các tiêu chí: Tạp chí quốc tế (có chứng nhận); tạp chí quốc gia và khu vực (có chứng nhận) và những Hội thảo quốc gia và trong khu vực (không cần chứng nhận). Những đề tài khoá luận cũng được đưa vào phần này. Kết quả đáng mừng là có nhiều sinh viên tham gia thực hiện đề tài khoá luận về chủ đề KDNN. Cùng với các cán bộ Khoa, những sinh viên này đã thể hiện mối quan tâm lớn về lĩnh vực khá mới mẻ này. Mỗi khi những sinh viên này tốt nghiệp và làm việc trong những bộ phận thuộc ngành nông nghiệp thì hiệu quả của dự án Agribiz sẽ được thể hiện rõ. Theo kết quả điều tra nhu cầu đào tạo của dự án năm 2005 thì trình độ kĩ năng về KDNN của các cán bộ nông nghiệp ở khu vực miền Trung là rất thấp. Chính vì thế, khi những sinh viên này tốt nghiệp và làm việc trực tiếp với nông dân, họ sẽ nâng cao được hiệu quả công việc lên rất nhiều. Danh sách những xuất bản Thời Tác giả Tên đề tài Tạp chí/ấn phẩm gian Tạp chí quốc tế (có chứng nhận) 2007 GS. TS. Sandra Tìm hiểu và cải thiện chuỗi Martin cung rau truyền thống ở Ayyamani Jagadish, Hội nghị quốc tế về các tỉnh miền Trung Việt Lincoln, New Zealand chuỗi cung, Hà Nội, Nam tháng 9 năm 2007. TS. Mai Văn Xuân, TS. Bùi Dũng Thể, TS. Phùng Thị Hồng Hà, Đại học Kinh tế Huế 2008 Ts. Bùi Dũng Thể và Chi trả cho những dịch vụ ASEAN Economic Hồng Bích Ngọc môi trường ở Việt Nam: Bulletin. Số 25/1 Một bài học kinh nghiệm trong việc quản lý bền vững rừng Tạp chí trong nước và trong khu vực (không chứng nhận) 2005 PGS. TS. Mai Văn Thực tế và giải pháp cho sự Tạp chí Khoa học, Đại 9
  12. DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/04VIE Báo cáo cột mốc sự kiện 10 Xuân phát triển HTX nông học Huế, số 28 nghiệp ở Nghệ An PGS. TS Mai Văn Hiệu quả kinh tế của hoạt Tạp chí Khoa học, Đại Xuân động nuôi tôm vùng đầm học Huế, số 28 phá, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế PGS. TS. Mai Văn Hiệu quả kinh tế của hoạt Kỷ yếu Hội thảo quốc Xuân động nuôi tôm vùng đầm gia về đầm phá ở Thừa phá, Phú Vang, Thừa Thiên Thiên Huế, 2005 Huế 12/2007 TS. Phùng Thị Hồng Tình hình tiêu thụ sản Tạp chí Khoa học, Đại Hà phẩm thuỷ sản ở tỉnh Thừa học Huế, số 43 Thiên Huế 04/2008 TS. Phùng Thị Hồng Chuỗi cung rau ở miền Tạp chí Khoa học, Đại Hà Trung Việt Nam học Huế, số 45 05/2008 TS. Phùng Thị Hồng Những nhược điểm của Tạp chí Đại học Kinh Hà Việt Nam và kinh nghiệm tế Hà nội thế giới về tiêu thụ hàng thuỷ sản Những khoá luận tốt nghiệp chuyên ngành KDNN Thời Sinh viên Tên đề tài Người hướng dẫn gian 2008 Nguyễn Thị Phương Hiệu quả kinh tế của việc PGS. TS. Mai Văn Nhi nuôi tôm ở vùng đầm phá, Xuân Phú Xuân, Phú Vang, Thừa Thiên Huế 2008 Nguyễn Thị Quỳnh Chi Tình hình sản xuất và PGS. TS. Mai Văn chuỗi cung rau sạch ở Xuân Quảng Thành, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế 2008 Nguyễn Thị Hồng Hiệp Hiệu quả Kinh doanh của PGS. TS. Mai Văn trung tâm giống cây trồng Xuân tỉnh Quảng Trị 2008 Ngô Thị Thanh Nhã Hiệu quả các hoạt động PGS. TS. Mai Văn dịch vụ của HTX nông Xuân nghiệp ở Thuỷ Dương, Hương Thuỷ, Thừa Thiên Huế 2008 Nguyễn Thuỳ Nga Đánh giá hiệu quả sản xuất PGS. TS. Mai Văn cây mía ở Hà Trung, Thanh Xuân Hoá 2008 Phạm Thị Thuỳ Dung Hoàn thiện kênh phân phối PGS. TS. Mai Văn cho sản phẩm phân bón của Xuân công ty Cổ Phần Vật tư Thừa Thiên Huế 2008 Chuỗi cung và sản xuất TS. Phùng Thị Hồng hàng hoá Hà 10
  13. DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/04VIE Báo cáo cột mốc sự kiện 10 Các dự án quốc tế Đơn vị hợp đồng Tên dự án/đề tài Cán bộ Thời gian Ngân hàng Thế giới Nghiên cứu tính cạnh 2008-2010 tranh của nông sản miền PGS. TS. Mai Trung trong thị trường hội Văn Xuân nhập. Tỉnh Thừa Thiên Đánh gía giá trị kinh tế của 2005-2007 Huế/IUCN vùng đầm phá Tam Giang- Cầu Hai và những giải pháp cho sự phát triển bền vững Ngân hàng Thế giới Nghiên cứu Marketing cho 2005 những sản phẩm nông nghiệp chủ yếu ở Miền Trung Việt Nam với sự hợp tác của Abel Project Aps. Tỉnh Thừa Thiên Tình hình tiêu thụ sản TS. Phùng Thị 2006-2007 Huế/Đại học Kinh tế phẩm thuỷ sản ở tỉnh Thừa Hồng Hà Huế Thiên Huế GTZ Phát triển nông thôn tỉnh Ths. Nguyễn 2008 Hà Tĩnh Ngọc Châu Đại Học Huế Ảnh hưởng kinh tế xã hội 2008 và môi trường của việc quản lý rừng cộng đồng IUCN Phân tích kinh tế cho các 2008 hoạt động ở vùng đầm phá Tam Giang- Cầu Hai UNDP Cân bằng giảm nghèo và 2007 TS. Bùi Dũng bảo vệ môi trường ở Việt Thể Nam: Mối quan hệ giữa nghèo đói và môi trường FORD Thương mại hoá và phát 2007 triển nuôi trồng thuỷ sản Đại học Huế Hiệu quả kinh tế của 2006 những mô hình sử dụng đất 11
  14. DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/04VIE Báo cáo cột mốc sự kiện 10 Nội dung 4 ----o0o---- KẾ HOẠCH TẬP HUẤN NĂM 2008 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO 12
  15. DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/04VIE Báo cáo cột mốc sự kiện 10 4. KẾ HOẠCH TẬP HUẤN NGẮN HẠN TRONG NĂM 2008 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO GIỚI THIỆU Tiến hành các khoá tập huấn cho cán bộ cung cấp dịch vụ và nông dân là một đặc điểm của dự án Agribiz. 4 module tập huấn đã được phát triển sau khi công tác đánh giá nhu cầu đào tạo và khảo sát nông hộ được hoàn thành ở 4 tỉnh dự án. Một đặc điểm nổi bật của chương trình đào tạo chính là những hoạt động tập huấn KDNN tiếp theo được các cán bộ cung cấp dịch vụ khuyến nông tiến hành. Cán bộ Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi từng tham gia vào các hoạt động của dự án cũng đã tiến hành rất nhiều hoạt động tập huấn KDNN (đã được đề cập nhiều hơn trong báo cáo MS8). Sau đây là danh sách những khoá tập huấn đã và sẽ được tiến hành trong năm 2008 và 2009 do dự án Agribiz và các cán bộ cung cấp dịch vụ thực hiện thông qua dự án Agribiz. DANH SÁCH NHỮNG KHOÁ TẬP HUẤN ĐƯỢC TIẾN HÀNH TRONG NĂM 2008 TÊN KHOÁ HỌC ĐƠN VỊ TỔ CHỨC THỜI GIAN 1. Nâng cao năng lực KDNN cho Dự án Agribiz 01/2008 cán bộ khuyến nông và nông 4 khoá dân 2. Nâng cao năng lực KDNN cho Dự án Agribiz 05/2008 cán bộ khuyến nông và nông 4 khoá dân 3. Tập huấn về KDNN cho cán bộ Sở NN&PTNT Nghệ An 10/2008 quản lý Tỉnh, huyện và nông Tài trợ: Dự án BSPS dân tiêu biểu trong tỉnh 4. Chiến lược Marketing Chi cục Phát triển nông thôn và 3/2008 quản lý chất lượng Nông lâm thuỷ sản Thừa Thiên Huế 5. Dịch vụ của các HTX Nông Chi cục Phát triển nông thôn và 4/2008 nghiệp quản lý chất lượng Nông lâm thuỷ sản Thừa Thiên Huế 6. Khởi sự doanh nghiệp cho Chi cục Phát triển nông thôn và 4/2008 những HTX mới thành lập quản lý chất lượng Nông lâm thuỷ sản Thừa Thiên Huế 7. Hướng dẫn thực hiện những sắc Chi cục Phát triển nông thôn và 6/2008 lệnh liên quan đến HTX Nông quản lý chất lượng Nông lâm thuỷ nghiệp sản Thừa Thiên Huế 8. Kế toán chuyển sổ Chi cục Phát triển nông thôn và 7/2008 quản lý chất lượng Nông lâm thuỷ sản Thừa Thiên Huế 13
  16. DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/04VIE Báo cáo cột mốc sự kiện 10 9. Kế toán máy Chi cục Phát triển nông thôn và 8/2008 quản lý chất lượng Nông lâm thuỷ sản Thừa Thiên Huế 10. Chính sách nông nghiệp và phát Chi cục Phát triển nông thôn và 9/2008 triển nông thôn quản lý chất lượng Nông lâm thuỷ sản Thừa Thiên Huế 11. Quản lý thu chi trong các HTX Chi cục Phát triển nông thôn và 10/2008 quản lý chất lượng Nông lâm thuỷ sản Thừa Thiên Huế 12. Tập huấn về lập Kế hoạch cho Dự án Phần Lan 4-8/2008 các HTX Nông nghiệp Sở NN&PTNT TTHuế 13. KDNN Chi cục Phát triển nông thôn, TTH 4-10/2008 14. Cải thiện năng lực cán bộ Trung tâm Khuyến nông Kontum 11 khoá khuyến nông và kĩ thuật (liên 5 ngày/khoá quan đến KDNN: 25%) 15. Cải thiện năng lực cộng đồng Ban Dân tộc, Kontum 7 khoá (liên quan đến KDNN: 20%) 5 ngày/khoá (Khoá học được các cán bộ đã từng tham gia dự án Agribiz giảng dạy) 16. Cải thiện năng lực cán bộ Trung tâm Khuyến nông Kontum 11 khoá khuyến nông và kĩ thuật (liên 5 ngày/khoá quan đến KDNN: 25%) 17. Cải thiện năng lực cộng đồng Ban Dân tộc, Kontum 7 khoá (liên quan đến KDNN: 20%) 5 ngày/khoá (Khoá học được các cán bộ đã từng tham gia dự án Agribiz giảng dạy) 18. Tập huấn về kế hoạch sản xuất Sở NN&PTNT Quảng Ngãi 7/2008 cho nông dân huyện (khoá 1) Trung tâm Khuyến nông (5 ngày) 19. Tập huấn về kế hoạch sản xuất Sở NN&PTNT Quảng Ngãi 8/2008 cho nông dân huyện (khoá 2) Trung tâm Khuyến nông (5 ngày) 20. Sở NN&PTNT Quảng Ngãi Sở NN&PTNT Quảng Ngãi 9/2008 Trung tâm Khuyến nông (khoá 1) Trung tâm Khuyến nông (5 ngày) 21. Sở NN&PTNT Quảng Ngãi Sở NN&PTNT Quảng Ngãi 10/2008 Trung tâm Khuyến nông (khoá 2) Trung tâm Khuyến nông (5 ngày) 22. Sở NN&PTNT Quảng Ngãi Sở NN&PTNT Quảng Ngãi 10/2008 Trung tâm Khuyến nông (khoá 3) Trung tâm Khuyến nông (5 ngày) DANH SÁCH CÁC KHOÁ TẬP HUẤN DỰ ĐỊNH TIẾN HÀNH TRONG NĂM 2009 TÊN KHOÁ HỌC ĐƠN VỊ THỰC HIỆN THỜI GIAN 1. Tập huấn về KDNN cho cán bộ Sở NN&PTNT Nghệ An 4/2009 quản lý Tỉnh, huyện và nông dân Tài trợ: Dự án BSPS tiêu biểu trong tỉnh 2. Tập huấn cho cán bộ khuyến nông Ngân sách hang năm cho trung tâm 4- trong huyện, xã về KDNN Khuyến nông Tỉnh, Sở NN&PTNT 12/2009 Nghệ An 14
  17. DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/04VIE Báo cáo cột mốc sự kiện 10 3. Đối thoại giữa Sở NN&PTNT và Sở NN&PTNT Nghệ An 6/2009 các lãnh đạo đơn vị Nông nghiệp Sở Tài nguyên &Môi trường với nông dân Cục Thuế Tài trợ: Dự án BSPS 4. Đối thoại giữa Sở nông nghiệp và Sở NN&PTNT Nghệ An 7/2009 các HTX Dịch vụ Nông nghiệp Sở Tài nguyên & Môi trường Cục Thuế Tài trợ: Dự án BSPS 5. Lập kế hoạch sản xuất cho các Chi cục PTNT& Dự án Phần Lan 2/2009 HTX Nông nghiệp Thừa Thiên Huế 6. Nâng cao năng lực cho các HTX Chi cục PTNT& Dự án Phần Lan 3/2009 Nông nghiệp Thừa Thiên Huế 7. Kĩ năng quản lý cho các lãnh đạo Chi cục PTNT& Dự án Phần Lan 4/2009 HTX Thừa Thiên Huế 8. Bồi dưỡng nghiệp vụ về kế toán Chi cục PTNT& Dự án Phần Lan 6/2009 kinh doanh Thừa Thiên Huế 9. Marketing Chi cục PTNT& Dự án Phần Lan 7/2009 Thừa Thiên Huế 10. Tập huấn về Kế hoạch sản xuất Sở NN&PTNT 3/2009 cho cán bộ khuyến nông huyện Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi (5 ngày) 11. Tập huấn về Kế hoạch sản xuất Sở NN&PTNT 3/2009 cho nông dân tiêu biểu và nông Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi (5 ngày) hộ ở vùng đồng bằng (khoá 1) 12. Tập huấn về Kế hoạch sản xuất Sở NN&PTNT 4/2009 cho nông dân tiêu biểu và nông Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi (5 ngày) hộ ở vùng đồng bằng (khoá 2) 13. Tập huấn về Kế hoạch sản xuất Sở NN&PTNT 4/2009 cho nông dân tiêu biểu và nông Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi (5 ngày) hộ ở vùng đồng bằng (khoá 3) 14. Tập huấn về Kế hoạch sản xuất Sở NN&PTNT 5/2009 cho nông dân tiêu biểu và nông Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi (5 ngày) hộ ở vùng đồng bằng (khoá 4) 15. Tập huấn về Kế hoạch sản xuất Sở NN&PTNT 5/2009 cho nông dân tiêu biểu và nông Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi (5 ngày) hộ ở vùng gò đồi (khoá 1) 16. Tập huấn về Kế hoạch sản xuất Sở NN&PTNT 6/2009 cho nông dân tiêu biểu và nông Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi (5 ngày) hộ ở vùng gò đồi (khoá 2) 17. Tập huấn về Kế hoạch sản xuất Sở NN&PTNT 6/2009 cho nông dân tiêu biểu và nông Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi (5 ngày) hộ ở vùng gò đồi và duyên hải (khoá 3) 18. Tập huấn về kế hoạch sản xuất Sở NN&PTNT 3/2009 cho cán bộ khuyến nông huyện Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi (5 ngày) 15
  18. DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/04VIE Báo cáo cột mốc sự kiện 10 PHỤ LỤC 1 KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG TRẠI VÀ CHUỖI CUNG KINH DOANH NÔNG NGHIỆP 16
  19. DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/04VIE Báo cáo cột mốc sự kiện 10 Phụ lục 1.1 KẾ HOẠCH SẢN XUẤT Hộ: Nguyễn thị Thương Điện thoại: 854422 Địa chỉ: HTX Thuỷ Phương 2 - Thôn 1 xã Thuỷ Phương Hướng sản xuất kinh doanh: Chăn nuôi lợn, nấu rượu I. Nguồn lực của hộ Công việc chính của chị Thương là làm kế toán của HTX. Chồng chị làm thú y xã. Do có kiến thức và điều kiện về vốn, gia đình chị Thương chọn chăn nuôi lợn làm nghề tạo thu nhập chủ yếu cho gia đình. Ngoài ra, chị còn nấu rượu để bán và lấy hèm cho lợn ăn; trồng rừng kinh tế. Có thể thấy rõ nguồn lực của gia đình chị Thương như bảng 1. Bảng 1: Nguồn lực của hộ ĐVT Số lượng Chất lượng Sử dụng Ghi chú I. Đất 1. Thửa 1 m2 2500 Hạng 3 m2 200 Hạng 3 Ở m2 100 Hạng 3 chuồng heo m2 2200 Hạng 3 Rau cho heo và vườn tạp Thửa 2 m2 10.000 Hạng 5 Keo năm 2 II. Lao động 2 LĐ chính Làm ruộng GĐ - Chồng Sơ cấp TY CN heo và TY - Vợ Kế toán HTX Kế toán - CN III. Máy bơm cái 1 Mới mua Bơm nước nước sinh hoạt và CN IV. Nái con 1 đẻ 4 lứa - Móng cái - Yorshire 2 Đẻ 7 lứa V. Vốn tr.đ 7 lái suất NH chính sách 0,5%/tháng Họi nông dân Nhà chị Thương hiện có 1,25 ha đất. Trong đó 1 ha để trồng rừng, 0,25 ha còn lại để làm đất ở, trồng rau và làm chuồng heo. Để phhục vụ chăn nuôi heo và cung cấp nước sinh hoạt cho gia đình, chị sắm một máy bơm nước. Ngoài ra, Chị có 3 lợn nái, trong đó 1 nái nội đã đẻ 4 lứa và 2 nái ngoại đã để 7 lứa. Mục đích chăn nuôi lợn nái là để lấy giống chăn nuôi lợn thịt . 17
  20. DỰ ÁN AGRIBIZ- 055/04VIE Báo cáo cột mốc sự kiện 10 II. Kết quả sản xuất của hộ năm 2007 Bảng 2: Tổng thu của hộ năm 2007 Loại sản phẩm Sản lượng Giá trị (1000đ) 1.Lợn thịt 48 con * 80kg/con = 3840 kg 69.120 2. DVTY 3.000 3. Kế toán 8.400 Trong tổng thu của hộ, thu từ chăn nuôi lợn thịt chiếm 86% tổng thu của hộ. Thu từ các hoạt dộng khác chiếm tỷ lệ không đáng kể. III. Thuận lợi, khó khăn Những thuận lợi và khó khăn chính của chăn nuôi lợn là Thuận lợi Khó khăn - Dịch bệnh ít do có kiến thức TY Giá TA cao - Giá bán có nhích hơn trước Giá bán chưa ổn định - Có đất sản xuất rau cho heo IV. Lập kế hoạch sản xuất năm 2008 Như đã trình bày ở trên, hoạt động chính của gia đình chị Thương là chăn nuôi lợn thịt tự túc giống. Ngoài ra, gia đình chị còn nấu rượu vừa để lấy hèm cho lợn ăn, vừa để bán và trồng 1 ha rừng bạch đàn. Hiện nay, rừng bạch đàn đã được 2 năm tuổi nên các hoạt động đầu tư của năm 2008 không cần thiết nữa. Vì thế, trong kế hoạch năm 2008 chúng tôi không xây dựng kế hoạch cho phát triển rừng. Kế hoạch chăn nuôi lợn 4.1.1. Kế hoạch sản xuất Đối với hoạt động chăn nuôi, hiện gia đình chị có 3 lợn nái. trong đó 1 con mới đẻ và 2 con đang có chửa. Kế hoạch chăn nuôi của gia đình chị như sau: Bảng 3: Kế hoạch chu chuyển đàn lợn năm 2008 Loại lợn Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 M.cái đẻ Phối đẻ Phối Yarshir 1 đẻ Phối đẻ Phối Yorshir 2 Phối đẻ Phoi đẻ Lợn 5- 6 4 20 10 10 10 10 tháng Lợn 4- 5 20 10 10 10 10 tháng Lợn 3 - 4 20 10 10 10 10 10 tháng Lợn 2 - 3 20 10 10 10 10 10 10 tháng Lợn 1 - 2 20 10 10 10 10 10 10 tháng 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2