intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Xác định ưu tiên nghiên cứu lâm nghiệp"

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

77
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đảng và Chính phủ Việt Nam luôn luôn xác định Khoa học và Công nghệ là một động lực quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội, do vậy đòi hỏi đối với ngành lâm nghiệp ngày càng tăng liên quan đến các chức năng bảo vệ môi trường, du lịch và văn hoá, bảo tồn đa dạng sinh học và đóng góp cho nền kinh tế quốc gia. Để hỗ trợ cho phát triển kinh tế xã hội hiện nay ở Việt Nam, nghiên cứu khoa học công nghệ nói chung và trong ngành lâm nghiệp nói riêng cần được tăng cường. Chính...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Xác định ưu tiên nghiên cứu lâm nghiệp"

  1. PRIORITIES SETTING IN FORESTRY (Hội thảo về Xác định ưu tiên nghiên cứu, Dự án CARD, Hòa Bình, tháng 12-2010) __________________________________________ Người biên soạn: Triệu Văn Hùng & Đỗ Xuân Lân Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ NN&PTNT 1. INTRODUCTION Đảng và Chính phủ Việt Nam luôn luôn xác định Khoa học và Công nghệ là một động lực quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội, do vậy đòi hỏi đối với ngành lâm nghiệp ngày càng tăng liên quan đến các chức năng bảo vệ môi trường, du lịch và văn hoá, bảo tồn đa dạng sinh học và đóng góp cho nền kinh tế quốc gia. Để hỗ trợ cho phát triển kinh tế xã hội hiện nay ở Việt Nam, nghiên cứu khoa học công nghệ nói chung và trong ngành lâm nghiệp nói riêng cần được tăng cường. Chính vì vậy, cho đến nay, rất nhiều các công trình nghiên cứu về các loại rừng, đặc biệt liên quan đến bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học được thực hiện bởi cơ quan nghiên cứu trong và ngoài ngành lâm nghiệp. Tuy nhiên, do các hoạt động nghiên cứu thường thiếu một sự định hướng cũng như kế hoạch dài hạn, hiệu quả của nghiên cứu này chưa cao và thiếu sự kết nối với sự phát triển của ngành. Chính vì vậy, Chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp đến năm 2020 đã được xây dựng có mục đích hướng tới: "xây dựng một nền khoa học công nghệ lâm nghiệp hiện đại và tiên tiến ngang tầm các nước trong khu vực, góp phần thỏa mãn nhu cầu xã hội về phát triển lâm nghiệp bền vững trên các lĩnh vực kinh tế xã hội và môi trường phù hợp với Chiến lược phát triển ngành và Chiến lược phát triển quốc gia " Bài viết này trình bày những thành tựu, cơ hội và năng lực trong nghiên cứu lâm nghiệp và là tài liệu phục vụ hội thảo xác định ưu tiên ngành nông nghiệp để đánh giá tiềm năng và năng lực nghiên cứu trong lâm nghiệp - một trong những tập trung phân ngành 2. HIỆN TRẠNG NGÀNH LÂM NGHIỆP VIỆT NAM Lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù bao gồm tất cả các hoạt động gắn liền với sản xuất hàng hoá và dịch vụ từ rừng như các hoạt động bảo vệ, gây trồng, khai thác, vận chuyển, sản xuất, chế biến lâm sản và các dịch vụ môi trường có liên quan đến rừng; đồng thời ngành lâm nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, xoá đói, giảm nghèo, đặc biệt cho người dân miền núi, góp phần ổn định xã hội và an ninh quốc phòng. Tính đến 31/12/2009, diện tích rừng của cả nước là 13,26 triệu ha, trong đó có khoảng 10,34 triệu ha rừng tự nhiên và 2,92 triệu. ha rừng trồng, tương đương với 39,1% độ che phủ rừng. Diện tích rừng sản xuất là 6,29 triệu ha, rừng phòng hộ là 4,83 triệu ha và rừng đặc dụng 2,0 triệu ha. Ở quy mô quốc gia, đã đạt được những thành tựu quan trọng trong bảo vệ và phát triển rừng, ngăn chặn sự giảm sút về diện tích và chất lượng rừng. Kết quả là sự gia tăng diện tích rừng từ 11,73 triệu ha năm 2005 lên 14,17 triệu ha vào năm 2010 (tăng trung bình 0,48 triệu ha
  2. mỗi năm). Hiện nay, trung bình hàng năm cả nước trồng được hơn 200.000 ha. Sản lượng gỗ rừng trồng khai thác trong năm 2010 đạt 3,0 triệu. m3 cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu sản phẩm và tiêu dùng trong nước. Ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản đã đạt được những tiến bộ nổi bật, từng bước đáp ứng nhu cầu trong nước, góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu và tạo cơ hội cho phát triển rừng trồng nguyên liệu. Giá trị kim ngạch xuất khẩu lâm sản đã tăng từ 1.570 triệu USD năm 2005 lên 3.233 triệu USD trong năm 2010. Hoạt động sản xuất của ngành lâm nghiệp đã được thay đổi đáng kể từ các lâm trường quốc doanh kế hoạch tập trung sang lâm nghiệp xã hội, cơ cấu kinh tế nhiều thành phần và theo cơ chế kinh tế thị trường. Theo đó, ngành lâm nghiệp đã tích cực tham gia vào việc tạo thêm nhiều việc làm và cải thiện sinh kế cho gần 25% người Việt Nam thuộc miền núi sống gần rừng, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, ổn định an ninh chính trị và tạo ra một độnglực cho sự phát triển chung của đất nước trong những năm gần đây. Diện tích rừng tuy có tăng, nhưng chất lượng và đa dạng sinh học của rừng tự nhiên vẫn tiếp tục bị suy giảm. Ở một số nơi, diện tích rừng vẫn bị tàn phá, trong khi đó, tiến độ trồng rừng sản xuất thuộc Chương trình 661 không đáp ứng được mục tiêu đề ra. Tăng trưởng ngành lâm nghiệp thấp và không bền vững, năng suất thấp, lợi nhuận thấp, khả năng cạnh tranh kém, tiềm năng tài nguyên rừng chưa được khai thác đúng và toàn diện, đặc biệt đối với lâm sản ngoài gỗ (LSNG) và các dịch vụ môi trường. 3. THÀNH TỰU TRONG NGHIÊN CỨU LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM – 3.1. Những hạn chế trong nghiên cứu lâm nghiệp ở Việt Nam Trên cơ sở sự phát triển của nghiên cứu lâm nghiệp tại Việt Nam trong những năm qua, chúng ta có thể xác định các hạn chế sau đây • Thiếu chiến lược trong việc xác định vấn đề nghiên cứu: Theếu sự quan tâm đến việc dự báo phát triển ngành để xác định các định hướng cho hoạt động nghiên cứu trong từng thời kỳ. Mắc dù Chiến lược nghiên cứu Khoa học và Công nghệ ngành lâm nghiệp được xây dựng, nhưng không được triển khai một cách đầy đủ trong thực tế. Việc xây dựng kế hoạch nghiên cứu không phù hợp với đặc điểm và yêu cầu của nghiên cứu lâm nghiệp: chu kỳ sản xuất kinh doanh lâm nghiệp dài, nhưng nghiên cứu chỉ kéo dài trong 2 - 3 năm đối với các đề tài cấp Bộ và tối đa là 5 năm đối với các nghiên cứu cấp nhà nước. • Thiếu thông tin: thiếu thông tin, đặc biệt là thiếu các thông tin từ thực tế sản xuất, từ các nước khác, các thông tin thị trường vv… Điều này dẫn đến sự không thích hợp trong việc lựa chọn đề tài và xác định các mục tiêu nghiên cứu làm ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu • Thiếu sự nghiên cứu liên ngành và đồng bộ: nội dung nghiên cứu thiếu tính liên ngành và đồng bộ mang tính hệ thống đề cập đến những vấn đề bức xúc của thực tiễn sản xuất và chưa được giải quyết một cách đồng bộ. Còn nhiều khoảng trống trong nghiên cứu như: Các nghiên cứu cơ bản để tạo ra giải pháp kỹ thuật mới, công nghệ mới; Nghiên cứu quản lý tài nguyên rừng và đất rừng; Nghiên cứu về tổ chức và quản lý nghề rừng; Về thị trường lâm sản; Về định giá rừng và dịch vụ môi trường; Nghiên cứu áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ của nước ngoài. • Thiếu động lực cho nghiên cứu và áp dụng tiến bộ vào sản xuất,... Chính sách hiện tại chưa thực sự khuyến khích, thúc đẩy nghiên cứu khoa học, nhất là chính sách đãi ngộ, sử dụng   2 Discussion Paper for Agriculture Sector Priorities Settings Workshop – Section Forestry   
  3. cán bộ NCKH chưa có sức hấp dẫn cán bộ giỏi làm nghiên cứu Lâm nghiệp, hạn chế tính năng động, tự chủ và sáng tạo. • Cán bộ nghiên cứu thiếu, yếu và chưa đồng bộ: Hiệu quả của công tác nghiên cứu chưa cao vì không có sự đồng bộ và không có sự liên kết chặt chẽ giữa các nhà khoa học ở các cấp khác nhau. Ngoài ra, còn thiếu việc nhân rộng các kết quả nghiên cứu trước. Khi chuyển sang cơ chế thị trường và lâm nghiệp chuyển hướng theo lâm nghiệp xã hội, đội ngũ cán bộ chưa được trang bị kiến thức và phương pháp tiếp cận phù hợp nên ít nhạy bén và hiệu quả nghiên cứu thấp. • Sự phối hợp giữa các nhà khoa học, các cơ sở nghiên cứu, giữa nghiên cứu với phổ cập và sản xuất, đào tạo chưa chặt chẽ. Chưa có sự phối hợp giữa các chương trình khoa học công nghệ với chương trình kinh tế xã hội và chương trình phát triển ngành. Hiệu quả kinh tế của các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ chưa được chú ý đúng mức. • Điều kiện nghiên cứu vừa thiếu vừa lạc hậu, trang thiết bị thí nghiệm chưa đáp ứng yêu cầu, rừng nghiên cứu, thí nghiệm chưa được quản lý tốt, chưa có quy chế quản lý phù hợp. Nghiên cứu vẫn còn được trợ cấp của chính phủ và thiếu sự chủ động, sáng tạo. • Kinh phí cho nghiên cứu rất thấp và cách xa yêu cầu. Từ năm 1999 trở về trước mức đầu tư cho nghiên cứu dưới 1% GDP, tổng kinh phí cho NCLN chỉ chiếm khoảng 1,5% vốn đầu tư cho nghiên cứu và triển khai của cả nước. 3.2. Các xu hướng trong Lâm nghiệp Căn cứ vào các tồn tại và thành tựu trong nghiên cứu lâm nghiệp tại Việt Nam trong những năm qua, có thể xác định các xu hướng chính trong Lâm nghiệp như sau (xem hình 1): Figure 6: Tổng quan về các xu hướng chính, hạn chế và thành tựu trong nghiên cứu lâm nghiệp tại Việt Nam orestryn chế trong nghiên cứu lâm nghiệp:  Hạ Research in Vietnam Thành tựu trong nghiên cứu lâm nghiệp:  • • Thiếu chiến lược  Nghiê cứu cơ bản  • • Theếu thông tin (thông tin ngoài nước, thị Kỹ thuật lâm sinh  • trường)  Công cụ và kỹ thuật công nghiệp rừng  • • The u tính liên ngành và hệ thống  Đánh giá tiềm năng đất đai  • • Thiếu cạnh tranh/động cơ giữa các nhà Rừng trồng  khoa học  • Bảo vệ và bảo tồn tài nguyên rừng  • Năng lực yếu kém  • Giống và công nghệ sinh học  • Theếu sự hợp tác giữa các nhà khoa • LSNG  học –  • Đề cập đến chính sách, các vấn đề kinh • Điều kiện nghiên cứu thiếu, không đồng tế xã hội trong nghiên cứu lâm nghiệp  bộ  • Thiếu kinh phí  Những xu hướng quan trọng trên cơ sở những hạn chế và thành tựu trong nghiên cứu lâm nghiệp:  • Nghiên cứu lâm nghiệp bao gồm các giá trị xã hội, kinh tế và môi trường của ngành lâm nghiệp • sử dụng hiệu quả đất trống đồi núi trọc để mở rộng trồng rừng • phương pháp tiếp cận liên ngành và đa ngành   3 • Tăng cường quan hệ quốc tế và hợp tác Discussion Paper for Agriculture Sector Priorities Settings Workshop – Section Forestry   
  4. • Trước đây, công tác nghiên cứu lâm nghiệp chủ yếu tập trung vào điều tra và đánh giá tài nguyên rừng phục vụ khai thác và sử dụng tài nguyên rừng. Ngày này, Cùng với sự nhận thức về rừng ngày càng đầy đủ hơn, nhất là về các giá trị gián tiếp của rừng nên NCLN chuyển từ việc điều tra, đánh giá TNR để phục vụ khai thác sử dụng là chính sang các nội dung mở rộng hơn, nhằm xây dựng cơ sở khoa học để phát triển một nền lâm nghiệp đa mục tiêu và bền vững. • Vấn đề sử dụng hiệu quả đất trống đồi núi trọc, trồng rừng thâm canh được ưu tiên cao nhằm đáp ứng yêu cầu nguyên liệu cho công nghiệp giấy và ván nhân tạo; Mặt khác, trong quy hoạch sử dụng đất vĩ mô diện tích đất trống đồi núi trọc không thể canh tác nông nghiệp đã được xếp vào đối tượng của sản xuất lâm nghiệp. Khai thác rừng sẽ giảm do sự vì suy thoái mạnh mẽ của rừng tự nhiên. Sẽ đóng cửa rừng tự nhiên theo các quy định của Chính phủ. • NCLN trong các giai đoạn trước mang tính đơn ngành và thiên về mặt tự nhiên và kỹ thuật, trong quá trình phát triển ngày càng mang tính liên ngành và đa ngành, trong đó những vấn đề về kinh tế, xã hội và cơ chế, chính sách được chú ý nhiều hơn nhằm đáp ứng yêu cầu của sản xuất và xã hội hoá nghề rừng • Cùng với chính sách mở cửa của Nhà nước, NCLN đã có quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng với quy mô lớn hơn, hình thức hợp tác đa dạng hơn, góp phần nâng cao năng lực và vị thế của NCLN Việt nam đối với khu vực và thế giới. 3.3. Những thành tựu nổi bật Như đã được nêu trong chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp, những thành tựu nổi bật của nghiên cứu lâm nghiệp trong 10 năm qua là: 1. Điều tra cơ bản: Các kết quả điều tra tài nguyên rừng được sử dụng để thực hiện một điều tra cơ bản được thực hiện 5 năm một lần. Chương trình điều tra này tạo ra dữ liệu quan trọng cho việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và kế hoạch phát triển của ngành. 2. Kỹ thuật lâm sinh đối với rừng tự nhiên: đã được thực hiện những nghiên cứu đầy đủ về các kiểu rừng khác nhau (rừng cay lá kim, rừng khô cây họ Dầu, rừng ngập mặn, rừng rụng lá tự nhiên, vv.), các hệ sinh thái, cấu trúc rừng, diẽn biến rừng, và kỹ thuật tác động; các cơ sở khoa học để phục hồi và tái sinh rừng đã được xác định để làm giàu và cải thiện rừng góp phần tăng năng suất gấp hai hoặc ba lần. 3. Rừng trồng: đánh giá tiềm năng đất đai để xác định sử dụng thích hợp. Kỹ thuật trồng rừng thâm canh được phát triển để nâng cao năng suất, chất lượng và rút ngắn chu kỳ kinh doanh cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp giấy, ván ép, như Styrax tonkinensis, Mỡ spp., Pinus merkusii, Pinus massoniana, Pinus kesiya, Techtona grandis, keo tai tượng, keo lai và bạch đàn spp. vv Năng suất hàng năm dự kiến là 25-30m3 / ha. Kỹ thuật trồng rừng cây bản địa và nhập nội cũng được nghiên cứu xây dựng cho các loài cây như Pinus merkusii, mossonia Pinus, Techtona grandis, spp Michelia, Hopea spp., Erythrophloeum fordii, Aglaia silvestris, Cinnamomum spp. Vv… Rừng phòng hộ đã được trồng ở các vùng đầu nguồn, ven biển để chắn sóng, chắn cát với các loài như bạch đàn chịu hạn, keo, Melia spp, các loài cây ngập mặn, vv. 4. Giống và cải thiện giống: Nghiên cứu về giống bao gồm nghiên cứu về chọn, khảo nghiệm loài, khảo nghiệm xuất xứ, lựa chọn cây trội, các xét nghiệm hậu thế, giống lai, các loài mới thử nghiệm và các loài nhập nội địa phương ở vùng đất khác nhau và khí hậu và cũng để trồng rừng khác nhau nhằm mục đích . vườn ươm giá trị cao và rừng vườn ươm đã được tạo ra. Các cơ sở khoa học để cung cấp hạt giống đã được cải thiện trong cả nước. Bốn mươi loài đã được chứng minh là phù hợp với các kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến và khoảng 60% cây giống đã được cải thiện cho trồng rừng. 5. Thành tựu ứng dụng công nghệ sinh học: Lâm sinh và kỹ thuật nhân giống đã tạo ra những cây giống năng suất và chất lượng cao như keo tai tượng, keo lai và bạch đàn Urophylla, cung cấp cây giống cho chương trình trồng mới năm triệu ha rừng, đặc biệt là trồng rừng nguyên   4 Discussion Paper for Agriculture Sector Priorities Settings Workshop – Section Forestry   
  5. liệu giấy và sản xuất ván ép . Kỹ thuật nhân giống đã tạo ra các giống phi lao và một số loài khác để trồng rừng phòng hộ ven biển. Nghiên cứu cũng sử dụng marker phân tử để can thiệp vào gene để chọn một số loài như keo, bạch đàn, Chukrasia vv… Một số gen đằng vị đã được xác định cho một số loài và đã được chứng nhận. Những thử nghiệm Bạch đàn bao gồm các can thiệp ứng dụng vào gen dẫn đến những thay đổi lignin. Cuối cùng, đã có những nghiên cứu về việc sử dụng nấm mycorrhiza ở rừng trồng bạch đàn và thông; sử dụng nấm Rhizobium và Bradyrhizobium cho cây họ đậu; và sử dụng nấm Frankia cho phi lao và nấm Bouveria để sản xuất thuốc trừ sâu để phòng chống sâu bướm thông vv…. 6. Bảo tồn tài nguyên rừng: Nghiên cứu về bảo tồn thiên nhiên và bảo tồn nguồn gen luôn được qan tâm. Đã nghiên cứu và phát hành phát hành sách đỏ xác định các loài động thực vật quý hiếm cần được bảo vệ; các khu bảo tồn thiên nhiên đã được thiết lập trên toàn quốc. Một số khu bảo tồn thiên nhiên cũng đã được thành lập để bảo vệ các loài quý hiếm. Vườn thực vật, các khu bảo tồn ngoại vi cũng được thành lập ở các vùng khác nhau của đất nước. 7. Bảo vệ rừng: Nghiên cứu đã tập trung vào việc xác định các nguyên nhân gây nhiễm và cách phòng ngừa sâu bệnh, áp dụng phương pháp sinh học trong việc phát hiện sâu bệnh, sản xuất sản phẩm sinh học như Beauverin và Bacillus, ong mắt đỏ, vv; và dự đoán nguy cơ cháy rừng cho từng khu vực và đề xuất giải pháp PCCR 8. Công nghiệp rừng: Nghiên cứu đã góp phần vào việc cải tiến các công cụ và trang thiết bị cho khai thác, bốc xếp và vận chuyển gỗ và lâm sản. Những khu vực khai thác tập trung đã được cơ giới hóa. Nghiên cứu cũng tập trung vào hoàn thiện và áp dụng công nghệ khai thác, phục hồi và chế biến gỗ lấy từ rừng trồng. Một vài ví dụ về nghiên cứu về chủ đề này là: - Nghiên cứu chuyển giao công nghệ máy băm dăm từ gỗ, tre, cải tiến bếp lò nhiên liệu, vv; - Áp dụng kỹ thuật sấy gỗ để sản xuất ván nhân tạo; - Sản xuất các sản phẩm từ gỗ tận dụng, gỗ lấy từ rừng trồng; - Sử dụng gỗ rừng trồng thay gỗ rừng tự nhiên; 9. Lâm sản ngoài gỗ: Nghiên cứu trong lĩnh vực này đã tập trung vào thúc đẩy sản xuất và trồng các loài lâm sản ngoài gỗ như song, mây, tre, nứa, quế, sao hồi, nhựa thông, trầm hương, cây thuốc vv…. Nnghiên cứu về việc sử dụng chất kích thích để tăng sản lượng của nhựa thông và phát triển công nghệ chế biến quy mô nhỏ để đảm bảo liên kết chặt chẽ với thị trường. 10. Kinh tế, chính sách và lâm nghiệp xã hội: Nghiên cứu trong lĩnh vực này đã tập trung phát triển các mô hình lâm nghiệp xã hội có sự tham gia trong các thiết chế kinh tế và sinh thái khác nhau để giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu của an ninh lương thực và bảo vệ và phát triển rừng. Các nghiên cứu đã đánh giá việc thực hiện chính sách và đã đưa ra đề xuất cải tiến các chính sách trong quản lý và phát triển rừng như giao rừng và đất lâm nghiệp, định canh định cư và tái định cư, vv 3.4. Đóng góp của nghiên cứu lâm nghiệp vào sự phát triển Những thành tựu trong nghiên cứu lâm nghiệp đã góp phần đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành lâm nghiệp nói riêng. Hầu hết những thành tựu quan trọng trong nghiên cứu khoa học lâm nghiệp thuộc lĩnh vực giống , cải thiện giống và sản xuất cây giống. Trong vòng 10-15 năm qua, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học lâm nghiệp Việt Nam đã chọn, tạo được hơn 120 giống cây trồng lâm nghiệp là giống mới và giống tiến bộ kỹ thuật, bao gồm các loài keo, bạch đàn, thông, tràm,.. năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu bệnh và điều kiện bất thuận, đạt hiệu quả   5 Discussion Paper for Agriculture Sector Priorities Settings Workshop – Section Forestry   
  6. kinh tế cao, góp phần phát triển trên 60% diện tích rừng trồng sản xuất được sử dụng giống mới. Hiện nay, chúng ta đã làm chủ công nghệ nuôi cấy mô kết hợp giâm hom để nhân nhanh giống Bạch đàn, Keo, và một số loài cây khác, công nghê đơn giản, có thể áp dụng qui mô công nghiệp hoặc hộ gia đình, đã chuyển giao cho nhiều cơ sở sản xuất trên cả nước. Nghiên cứu lâm nghiệp đã giúp xác định các loài cây rừng chính thường được sử dụng tại cơ sở trồng rừng, phân loại đất rừng và đất phù hợp cho các loài cây rừng khác nhau trong các vùng sinh thái Công tác nghiên cứu lâm nghiệp cũng góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng giống trồng rừng và lâm sản ngoài gỗ. Nghiên cứu về giống bao gồm nghiên cứu về chọn, khảo nghiệm loài, khảo nghiệm xuất xứ, lựa chọn cây trội, các xét nghiệm hậu thế, giống lai, các loài mới thử nghiệm và các loài nhập nội địa phương ở vùng đất khác nhau và khí hậu và cũng để trồng rừng khác nhau nhằm mục đích . vườn ươm giá trị cao và rừng vườn ươm đã được tạo ra. Các cơ sở khoa học để cung cấp hạt giống đã được cải thiện trong cả nước. Bốn mươi loài đã được chứng minh là phù hợp với các kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến và khoảng 60% cây giống đã được cải thiện cho trồng rừng.. Trồng rừng thử nghiệm cây bản địa tại các vùng sinh thái khác nhau cũng đã được tiến hành. Xây dựng được hơn 20 quy trình, hướng dẫn kỹ thuật trồng, nuôi dưỡng rừng cho các mục tiêu sản xuất gỗ, đặc sản rừng và pḥòng hộ. Đề xuất được 15 loại thuốc bảo quản lâm sản và thuốc phòng trừ mối cú hiệu lực tốt, an toàn với môi trường. Xác định các giá trị tài nguyên rừng của một số dạng rừng, đưa ra nguyên tắc, phương pháp xác định giá rừng làm cơ sở ban hành Quyết định số 380/QĐ-TTg về Chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng. Đáng chú ý là gần đây các nghiên cứu, khảo nghiệm ở một số tỉnh phía bắc và Tây nguyên về cây Mắc ca (Macadamia) cho kết quả rất có triển vọng. Đây là một loài cây trồng để lấy nhân hạt, nguồn gốc từ Úc, có giá trị cao, trong nhân hạt có 78% chất béo, 10% đường, 9,2% protein và nhiều chất vi lượng như K, P, Mg, … Năm 2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đó công nhận 4 dòng vô tính Măc ca (OC, 246, 816, 849) là giống tiến bộ kỹ thuật để gây trồng ở Krông Năng (Đắc Lắk) và những nơi có điều kiện tương tự; đây là cây lâm sản ngoài gỗ đầu tiên được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật. Những dòng được công nhận này cho năng suất từ 4,8 đến 7,1 kg/cây/năm đối với cây 5 – 6 tuổi ở Đắc Lăk, cao hơn năng suất của cây cùng tuổi ở Hawaii là 3,0 đến 5,0 kg/cây/năm và được xem như cao nhất của thế giới. Kỹ thuật nuôi cấy mô đã trở thành phổ biến để tạo ra cây giống chất lượng cao và đồng đều cho trồng rừng. Năng suất rừng trồng đã tăng lên đáng kể, từ đến 8-10 m3/ha/năm trong những năm 1990lên đến 20-30m3/ha/năm hiện nay. Các nhà nghiên cứu Việt Nam đã xây dựng được chương trình quản lý, giám sát diện tích rừng và đất rừng sau giao khoán dựa trên công nghệ thông tin và kỹ thuật GIS. Xây dựng cơ sở cho điều chế rừng tự nhiên là rừng sản xuất; phân hạng đất cấp vi mô cho trồng rừng 3 loài cây Keo lai, Keo tai tượng và Bạch đàn Urophylla nhằm góp phần sử dụng đất hợp lý, trồng rừng năng suất cao và bảo vệ môi trường. Xác định được 3 loại nguyên liệu có hiệu lực là Xoan ta, Neem và Thàn mát dựng làm thuốc bảo quản lâm sản phòng chống côn trùng và nấm Đó phân tích tác động của các chính sách đến thị trường gỗ và sản phẩm gỗ; Xác định được giá trị sử dụng trực tiếp, gián tiếp và giá trị chưa sử dụng của ba loại rừng phòng hộ, đặc dụng và sản xuất ở miền Đông nam bộ; xây dựng hướng dẫn xác định giá trị môi trường và dịch vụ môi trường của rừng. Xây dựng phương pháp định giá rừng và đề xuất khung giá rừng làm cơ sở cho việc tiền tệ hóa giá trị của rừng trong các quan hệ kinh tế, góp phần thay đổi nhận thức về giá trị của rừng. Do đặc điểm chu kỳ kinh doanh trong lâm nghiệp thường rất dài nên các nghiên cứu lâm nghiệp cần có một thời gian dài để phát huy hiệu quả. Đây là thách thức lớn nhất trong chiến lược xây dựng các nghiên cứu lâm nghiệp. Trên cơ sở đó, các chương trình hiện tại / nghiên cứu   6 Discussion Paper for Agriculture Sector Priorities Settings Workshop – Section Forestry   
  7. lâm nghiệp được thiết kế dài hơi hơn các ngành khác, thường là từ 3 đến 5 năm. Mặt khác, hiện nay tại Bộ NN & PTNT, một số chương trình nghiên cứu đã được xây dựng trên cơ sở chu kỳ, chẳng hạn như thành lập và thu thập dữ liệu trong ô mẫu định vị. Tuy nhiên, với việc áp dụng các thành tựu khoa học trong nghiên cứu cơ bản trong sinh học (công nghệ sinh học, công nghệ tế bào, vv) đã rút ngắn một số giai đoạn của nghiên cứu lâm nghiệp, góp phần đưa nhanh các kết quả nghiên cứu vào sản xuất thực tế. Sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp chế biến gỗ trong những năm gần đây dẫn đến nhu cầu cao về nghiên cứu và phát triển công nghệ cũng như đào tạo nghề. Kết quả là diễn ra quá trình liên kết rất tích cực trong hệ thống đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ ngành công nghiệp chế biến. Rõ ràng, đây là khu vực có tiềm năng để thúc đẩy liên kết chặt chẽ hơn và "đối tác kinh doanh" năng động giữa các cơ sở chế biến và các tổ chức nghiên cứu trong tương lai. Các tổ chức khuyến lâm đóng một vai trò quan trọng trong việc giới thiệu các kết quả nghiên cứu và công nghệ tiên tiến cho sản xuất. Tuy nhiên, còn thiếu sự hợp tác chặt chẽ và hiệu quả giữa các cơ quan khuyến lâm, nghiên cứu và sản xuất. Số lượng giống cây lâm nghiệp được công nhận tăng lên đáng kể là nhờ vào những nỗ lực liên tục của đầu tư tài chính và nghiên cứu khoa học. Sản xuất giống chất lượng cao cho trồng rừng được đặc biệt chú ý, đặc biệt là trồng rừng sản xuất từ các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước. Những nỗ lực này đã có tác dụng khuyến khích các nhà khoa học trong nghiên cứu về giống cây lâm nghiệp. Chất lượng của hạt giống và cây giống được sử dụng trong trồng rừng được cải thiện, tỷ lệ giống tốt được sử dụng tăng lên. Công nghệ sản xuất giống bằng phương pháp nuôi cấy mô, hom được phổ biến rộng rãi. Số giống mới được Số lượng cây giống được cấp chứng Năm, công nhận chỉ, triệu cây. 2005 125.2 0 2006 195.9 8 2007 283.1 0 2008 337.9 8 2009 328.6 15 Số đề tài nghiên cứu được nghiệm thu và ứng dụng vào sản xuất Công nghiệp Kinh tế, chính Năm Tổng số Lâm sinh rừng sách 2005 40 26 13 1 2006 34 12 22 0 2007 20 9 5 6 2008 28 20 6 2 2009 24 13 9 2 Số lượng các đề tài nghiên cứu khoa học trong giai đoạn giảm so với các giai đoạn trước, một phần vì để có thể đầu tư tập trung hơn.   7 Discussion Paper for Agriculture Sector Priorities Settings Workshop – Section Forestry   
  8. 4. CHIẾN LƯỢC NGHIÊN CỨU LÂM NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020 4.1. Mục tiêu đến năm 2020 • Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phỏt triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp; • Nâng tỷ lệ đất có rừng lên 42 - 43% vào năm 2010 và 47% vào năm 2020; • Đảm bảo có sự tham gia rộng rãi của cỏc thành phần kinh tế và tổ chức xã hội vào phát triển lâm nghiệp; • Đóng góp ngày càng tăng vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp các dịch vụ môi trường, • Góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân nông thôn miền núi và giữ vững an ninh quốc phòng. 4.2. Nhiệm vụ kinh tế • Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp (bao gồm cả công nghiệp chế biến lâm sản và các dịch vụ môi trường) từ 3,5% đến 4 %/ năm, phấn đấu đến 2020 GDP lâm nghiệp đạt khoảng 2 - 3% GDP quốc gia. • Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phỏt triển và sử dụng bền vững 3 loại rừng gồm: 8,4 triệu ha rừng sản xuất, trong đó 4,15 triệu ha rừng trồng bao gồm rừng nguyên liệu công nghiệp tập trung, lâm sản ngoài gỗ, ... 3,63 triệu ha rừng sản xuất là rừng tự nhiên và 0,62 triệu ha rừng tự nhiên phục hồi sản xuất nông lâm kết hợp (phấn đấu ít nhất có được 30% diện tích có chứng chỉ rừng); 5,68 triệu ha rừng phũng hộ và 2,16 triệu ha rừng đặc dụng. • Trồng rừng mới 1,0 triệu ha đến năm 2010 và 1,5 triệu ha cho giai đoạn sau. Trồng lại rừng sau khai thác 0,3 triệu ha/năm. Trồng cây phân tán: 200 triệu cây/năm. • Sản lượng gỗ trong nước 20 - 24 triệu m3/năm (trong đó có 10 triệu m3 gỗ lớn), đáp ứng về cơ bản nhu cầu nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến lâm sản, bột giấy và xuất khẩu. Đáp ứng nhu cầu củi chủ yếu dùng cho khu vực nông thôn và duy trì ở mức 25-26 triệu m3/năm. • Xuất khẩu lâm sản đạt trên 7,8 tỷ USD (bao gồm 7 tỷ USD sản phẩm gỗ và 0,8 tỷ USD sản phẩm lâm sản ngoài gỗ). • Nâng cao nguồn thu từ các giá trị môi trường rừng thông qua Cơ chế phát triển sạch (CDM), phòng hộ bảo vệ nguồn nước, du lịch sinh thái ... (đạt 2 tỷ USD). 4.3. Nhiệm vụ tham gia giải quyết về xã hội • Tạo thêm việc làm cho người lao động (bao gồm cả khu vực chế biến gỗ, lâm sản ngoài gỗ và các làng nghề thủ công mỹ nghệ). • Tăng thu nhập, góp phần xoá đói, giảm số hộ nghèo trong các vùng lâm nghiệp trọng điểm. • Hoàn thành giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp cho các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn trước năm 2010. • Nâng số lao động lâm nghiệp được đào tạo nghề lên 50%, chú trọng các hộ dân tộc ít người, hộ nghèo và phụ nữ ở các vùng sâu, vùng xa.   8 Discussion Paper for Agriculture Sector Priorities Settings Workshop – Section Forestry   
  9. 4.4. Nhiệm vụ bảo đảm ổn định về môi trường • Bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học nhằm đóng góp có hiệu quả cho phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển và đô thị, giảm nhẹ thiên tai, chống xói mòn, giữ nguồn nước, bảo vệ môi trường sống và tạo nguồn thu từ các dịch vụ môi trường (phí môi trường, giảm khớ thải CO2, du lịch sinh thỏi…). • Nâng độ che phủ rừng lên 42 - 43 % vào năm 2010 và lên 47% vào năm 2020. • Đến năm 2010, trồng 0,25 triệu ha rừng phòng hộ và đặc dụng. • Giảm đến mức thấp nhất các vi phạm vào tài nguyên rừng, hạn chế canh tác nương rẫy. 4.5. Giải pháp về khoa học công nghệ • Các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp phải đáp ứng yêu cầu của sản xuất và thị trường, đồng thời có sự tham gia của các chủ rừng và doanh nghiệp. • Rà soát, xây dựng và hoàn thiện cỏc quy trình, quy phạm kỹ thuật. • Xây dựng và thực hiện Chiến lược nghiên cứu lâm nghiệpđến năm 2020, tập trung vào những nghiên cứu có tính đột phá trong ngành như công nghệ sinh học, tinh chế lâm sản ngoài gỗ, trồng rừng cao sản, cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt...... • Thực hiện chiến lược giống cây lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2020, trước hết đáp ứng nhu cầu giống chất lượng cao cho trồng rừng của Dự án 661 và các dự án khác. • Thực hiện Đề án quốc gia về bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2006 - 2020. • Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về quản lý rừng bền vững, chuỗi hành trình sản phẩm và bộ tiêu chuẩn quốc gia cho sản phẩm gỗ, lâm sản ngoài gỗ. • Tăng cường trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật cho các tổ chức nghiên cứu. Tăng cường áp dụng công nghệ và thiết bị hiện đại, thân thiện với môi trường trong sản xuất và chế biến lâm sản; coi đầu tư nước ngoài như là một kênh chuyển giao công nghệ mới. • Thành lập hệ thống tổ chức khuyến lâm từ trung ương đến các tỉnh, huyện có nhiều rừng (tỉnh có trên 50.000 ha rừng và đất lâm nghiệp) trực thuộc hệ thống khuyến nụng các cấp. Các xã nhiều rừng, có cán bộ khuyến lâm chuyên trách hoặc kiêm nhiệm. Những nơi mà hệ thống khuyến nông của Nhà nước khó tiếp cận, cần nhanh chóng xây dựng tổ chức khuyến lâm tự nguyện và Nhà nước có những hỗ trợ cần thiết cho các tổ chức này. • Từng bước đổi mới hoạt động và tăng cường năng lực cho các viện, trường lâm nghiệp thành những trung tâm tư vấn đủ mạnh của ngành lâm nghiệp. Khuyến khích thành lập các trung tâm tư vấn chuyển giao khoa học công nghệ và dịch vụ khác trực thuộc các cơ quan nghiên cứu, đào tạo và khuyến lâm. Hoàn thiện cơ chế tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về chất lượng và số lượng sản phẩm cho các tổ chức nghiên cứu, đào tạo và khuyến lâm. Xây dựng và thực hiện chiến lược đào tạo và nâng cao năng lực cho cán bộ lâm nghiệp các cấp, đặc biệt là ở cấp xã. Coi trọng đào tạo con em dân tộc thiểu số và đào tạo liên thông cán bộ lâm nghiệp ở các vùng sâu, vùng xa. Chú trọng các hoạt động đào tạo và khuyến lâm cho người nghèo. • Nâng cao năng lực các cán bộ quản lý, các doanh nghiệp, cộng đồng, hộ gia đình làm nghề rừng và chế biến lâm sản thông qua đào tạo ngắn hạn và khuyến lâm, để họ có thể từng bước tự xây dựng, thực hiện và giám sát kế hoạch sản xuất của mình.   9 Discussion Paper for Agriculture Sector Priorities Settings Workshop – Section Forestry   
  10. • Nâng cao năng lực, cơ sở vật chất kỹ thuật cho các đơn vị đào tạo lâm nghiệp. Khuyến khích các tổ chức đào tạo và khuyến lâm, tổ chức phi chính phủ và dự án quốc tế tham gia hỗ trợ các hoạt động đào tạo và khuyến lâm. • Quy hoạch, đào tạo các nhà khoa học và cán bộ giảng dạy chuyên sâu trong các lĩnh vực lâm nghiệp, chú ý lĩnh vực kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học trẻ tham gia nghiên cứu và giảng dạy. 5. ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU LÂM NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2011-2015 5.1. Ưu tiên nghiên cứu giai đoạn 2011-2015 Căn cứ vào Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 và chiến lược phát triển khoa học và công nghệ được phê duyệt năm 2010, các ưu tiên nghiên cứu trong ngành lâm nghiệp được xác định theo các lĩnh vực và chia thành 3 cấp độ ưu tiên là ưu tiên cao, ưu tiên trung bình và ưu tiên thấp Các vấn đề ưu tiên nghiên cứu được sắp xếp trong 6 lĩnh vực: 1) Quy hoạch, giám sát, đánh giá rừng và tài nguyên rừng; 2) Chính sách và thể chế lâm nghiệp; 3) Quản lý rừng bền vững; 4) Môi trường rừng và đa dạng sinh học; 5) Lâm học và kỹ thuật lâm sinh (rừng tự nhiên, rừng trồng, lâm sản ngoài gỗ); 6) Công nghiệp rừng, Bảo quản và chế biến lâm sản. a. Quy hoạch, giám sát, đánh giá rừng và nguyên rừng, gồm: + Quy hoạch sử dụng rừng và đất lâm nghiệp vĩ mô và vi mô. + Nghiên cứu và áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ tiên tiến trong theo dõi diễn biến tài nguyên rừng. + Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá và giám sát tài nguyên rừng. b. Chính sách và thể chế lâm nghiệp, gồm: + Dự báo xu hướng phát triển lâm nghiệp trong từng giai đoạn (nhu cầu, thị trường, năng lực cung cấp) + Tổng kết thực tiễn, đánh giá tình hình thực hiện các cơ chế chính sách và các chương trình, dự án lớn, đề xuất các giải pháp, cơ chế chính sách mới về lâm nghiệp, như: chính sách về xã hội hóa ngành lâm nghiệp, giao đất, giao rừng; các chính sách về cơ chế chia sẻ lợi ích từ rừng, chính sách đầu tư, tín dụng và dịch vụ môi trường rừng, về vai trò của rừng trong việc xóa đói giảm nghèo và đóng góp của ngành trong nền kinh tế quốc dân... + Hệ thống quản lý nhà nước về lâm nghiệp, hệ thống quản lý rừng và tổ chức sản xuất về lâm nghiệp, hệ thống các định mức kinh tế kỹ thuật ngành lâm nghiệp... + Phát triển lâm nghiệp trong cơ chế thị trường. c. Quản lý rừng bền vững, gồm: + Các hình thức quản lý và phát triển các loại rừng. + Các phương thức khai thác sử dụng rừng bền vững, kể cả rừng tự nhiên và rừng trồng. + Xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia về quản lý rừng bền vững. d. Môi trường rừng và đa dạng sinh học, gồm:   10 Discussion Paper for Agriculture Sector Priorities Settings Workshop – Section Forestry   
  11. + Rừng với bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai. Khả năng phòng hộ của các loại rừng. + Lượng giá các giá trị của rừng về môi trường và cảnh quan. + Đa dạng sinh học rừng tự nhiên và nâng cao tính đa dạng sinh học rừng trồng. + Bảo tồn, sử dụng các nguồn gen các loài động, thực vật bản địa quý hiếm. + Nghiên cứu phát triển lâm nghiệp đô thị. e. Lâm học và kỹ thuật lâm sinh, gồm: + Rừng tự nhiên: Đặc điểm các hệ sinh thái rừng tự nhiên chủ yếu ở Việt Nam; Hệ thống các kỹ thuật lâm sinh nhằm nâng cao chất lượng rừng tự nhiên bị thoái hoá theo hướng thâm canh; kỹ thuật khai thác bền vững rừng tự nhiên và phục hồi rừng sau khai thác. + Rừng trồng: cơ sở khoa học xác định một số loài cây kinh tế chủ lực cho các vùng sinh thái; cải thiện giống các loài cây trồng chủ yếu (năng suất, chất lượng và tính chống chịu); thâm canh rừng trồng sản xuất (gỗ nhỏ và gỗ lớn); cơ sở khoa học và hệ thống kỹ thuật xây dựng rừng phòng hộ; các giải pháp kỹ thuật trồng rừng và xúc tiến tái sinh phục hồi rừng cho một số hệ sinh thái đặc thù (rừng ngập mặn, rừng khộp); các giải pháp quản lý, phòng trừ sâu bệnh hại rừng, cháy rừng. + Lâm sản ngoài gỗ: Đánh giá tài nguyên lâm sản ngoài gỗ (LSNG); khai thác và phát triển bền vững LSNG quy mô hộ gia đình và trang trại; gây trồng, chế biến, bảo quản các loài lâm sản có giá trị kinh tế và có tiềm năng phát triển. f. Công nghiệp rừng, bảo quản và chế biến lâm sản, gồm: + Xây dựng cơ sở dữ liệu về đặc tính gỗ và LSNG Việt Nam. + Đánh giá tiềm năng phát triển các nguồn nguyên liệu gỗ và LSNG. Đa dạng hóa sử dụng nguồn nguyên liệu. + Công nghệ khai thác lâm sản tác động thấp rừng tự nhiên; ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong khai thác rừng trồng. + Công nghệ bảo quản và thuốc bảo quản lâm sản an toàn với môi trường. + Công nghệ chế biến lâm sản quy mô vừa và nhỏ. + Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn về gỗ và sản phẩm gỗ 5.2. Tăng cường năng lực nghiên cứu - Sắp xếp hệ thống tổ chức nghiên cứu + Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (FSIV) là các viện nghiên cứu hàng đầu của ngành lâm nghiệp, cần được tổ chức lại thành Viện hàn lâm Khoa học Lâm nghiệp (VAFS). + Hợp tác giữa các viện nghiên cứu + Khuyến khích sự phát triển của các tổ chức phi chính phủ (NGOs) - Phát triển nguồn nhân lực.   11 Discussion Paper for Agriculture Sector Priorities Settings Workshop – Section Forestry   
  12. - Tăng cường cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho nghiên cứu: cơ sở vật chất / thiết bị hiện đại cho các viện nghiên cứu ở Trung ương; các cơ sở vật chất phù hợp cho các nghiên cứu thông thường ở cấp địa phương; hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu cho nghiên cứu; - Nâng cao hiệu quả nghiên cứu: ứng dụng công nghệ tiên tiến vào nghiên cứu; tiếp cận với các thông tin nghiên cứu; thúc đẩy chuyển giao công nghệ; tăng cường hợp tác quốc tế; giám sát và đánh giá. 6. CƠ HỘI TRONG TƯƠNG LAI Dự thảo kết quả của Hội thảo xác định ưu tiên trong nghiên cứu Lâm nghiệp: Bảng 1: Các chương trình ưu tiên Priority Programs within Priority ARDOs (Dự thảo 1) Lĩnh vực cơ hội nghiên cứu và phát Các chương trình ưu tiêu (thứ hạng trong mỗi triển (ARDO) ưu tiên (thứ hạng ARDO) theo lợi nhuận đầu tư) Số ARDO Gỗ nhỏ và bột giấy Ưu tiên cao: 2 Keo (Acacia) • Bạch đàn (Eucalyptus) • • Thông caribe (Pinus caribaea) Ưu tiên trung bình: Vạng trứng (Endospemum chiense) • Ràng ràng xanh (Ormosia pinnata) • • Tràm (Melaleuca sp) • Cao su (Casuariana equisetifolia) Ưu tiên thấp: Xoan ta (Melia azedarach Linn) • Sa mu (Cunminghamia lanceolata) • Mỡ (Manglietia glauca) •   12 Discussion Paper for Agriculture Sector Priorities Settings Workshop – Section Forestry   
  13. Gỗ lớn Ưu tiên cao: 1 Cây nhập nội: Keo (Acacia sp); Bạch đàn • (Eucalyptus sp), Xà cừ (Khaya senegalensis), Lát Mexico (Cedrela odorata). • Cây bản địa: Sau sau (Liquidambar formosana), Hu đay (Trema orientalis), Xoan ta (Melia azedarach Linn), Phay (Duabanga grandiflora), Thanh thất (Ailanthus triphysa), Vạng trứng (Endospermum chiense),… Ưu tiên trung bình: Những cây có giá trị hàng hóa khác: Một số • loài họ Dâu tằm (Moraceae sp), Sao (Hopea recopei) Giổi ăn quả (Michelia mediocris Dandy), Hủynh (Tarietia javnica), Chò chỉ (Parashorea chinensis) Ưu tiên thấp: Nhóm cây bản địa có giá trị. • Tre, nứa, song, mây Lựa chọn và phát triển các loài tre, nứa, song, 3 mây có giá trị cao. Nghiên cứu thị trường Lâm sản ngoài gỗ Lựa chọn và phát triển các loài cây có giá trị hàng 4 hóa cao cho các vùng sinh thái. Thực phẩm • Gia vị • • Cây dược liệu • Dầu Công nghệ sau thu hoạch. Nghiên cứu thị trường Chính sách lâm nghiệp Rà soát lại luật và chính sách đầu tư và bảo vệ 7 rừng Phân tích những lợi ích của rừng tự nhiên và rừng phòng hộ (Điều 178) Chính sách giao đất giao rừng Tác động của việc sử dụng rừng tự nhiên là rừng sản xuất Chính sách sử dụng dịch vụ môi trường (như thủy điện)   13 Discussion Paper for Agriculture Sector Priorities Settings Workshop – Section Forestry   
  14. Môi trường và dịch vụ Môi trường 6 Tác động qua lại giữa rừng và môi trường. • Chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật cho rừng phòng • hộ (Đầu nguồn, ven biển và môi trường) • Các mô hình canh tác lâm nghiệp cho phòng hộ/phục hồi sức sống sinh học • Giải pháp cho rừng phòng hộ, phòng ngừa thiên tai Dịch vụ môi trường: Xác định giá sản phẩm và dịch vụ môi • trường rừng. Quản lý và sử dụng dịch vụ môi trường: • - Bảo vệ rừng đầu nguồn - Bảo tồn đa dạng sinh học - Du lịch sinh thái 5 Đa dạng sinh học và bảo tồn Ưu tiên cao: • Điều tra cơ bản về các loài. Ưu tiên trung bình: Phân loại rừng dựa trên chức năng bảo tồn. • Điều tra hệ sinh thái đặc biệt. • • Sử dụng GIS trong bảo tồn • Nghiên cứu hiệu quả/sử dụng loài. • Giáo duc về bảo tồn môi trường. Ưu tiên thấp: Phương pháp bảo tồn liên ngành • Cơ chế chia sẻ thông tin bảo tồn • Tính hấp dẫn cao • ARDO 2 (gỗ nhỏ và bột giấy) được đánh giá là có tính hấp dẫn cao nhất. ARDO 2 hấp dẫn hơn cả ARDO 1 (gỗ lớn) do lĩnh vực này đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, các nhà sản xuất đã có thời gian làm việc lâu dài nên đã được áp dụng hệ thống quản lý và công nghệ mới. • Lợi ích tiềm năng cho sản xuất gỗ lớn cũng khá cao nhưng khả năng đạt được lợi ích tiềm năng lại thấp hơn rất nhiều. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tổng thu nhập và thu nhập trung bình hàng năm của sản xuất gỗ lớn nhìn chung là cao hơn so với gỗ nhỏ và bột giấy, nhưng do chu kỳ sản xuất dài và sự khó khăn trong việc tạo ra thu nhập trong những năm đầu và sự rủi ro trong quản lý có thể là những nguyên nhân dẫn tới tính hấp dẫn thấp hơn. Tính hấp dẫn trung bình • ARDO 3 (Tre, nứa, song, mây), ARDO 7 (Chính sách và thể chế lâm nghiệp) và ARDO 4 (LSNG) được đánh giá là có sức hấp dẫn trung bình. • Chính sách lâm nghiệp có lợi ích tiềm năng khá cao, nhưng khả năng đạt được lợi ích tiềm năng chỉ đạt được ở mức độ trung bình.   14 Discussion Paper for Agriculture Sector Priorities Settings Workshop – Section Forestry   
  15. • LSNG có lợi ích tiềm năng thấp hơn nhưng khả năng đạt được lợi ích tiềm năng khá cao. Tính hấp dẫn thấp • Tính hấp dẫn của môi trường và dịch vụ môi trường (ARDO 6) và đa dạng sinh học và bảo tồn được đánh giá là thấp. Trong khi lợi ích tiềm năng của môi trường và dịch vụ môi trường là cao thì khả năng đạt được lợi ích tiềm năng là rất thấp làm giảm tính hấp dẫn của lĩnh vực nghiên cứu này. • Các kết quả cho thấy tính hấp dẫn được cải thiện khi các lợi ích từ thu nhập trực tiếp được tạo ra. Điều này có thể là gợi ý để khuyến khích việc thực hiện tốt các chính sách và thể chế lâm nghiệp. 7. NĂNG LỰC NGHIÊNCỨU Năng lực nghiên cứu khoa học công nghệ trong lâm nghiệp: Năm Tổng số GS, PGS. Tiến sỹ Thạc sỹ. Đại học 2005 301 5 25 76 195 2006 293 4 26 59 204 2007 643 13 54 193 383 2008 662 13 60 246 343 2009 527 4 29 152 342 Số liệu thống kê trên đây chỉ bao gồm những người hưởng lương từ ngân sách nhà nước và làm việc tại các cơ quan nghiên cứu công lập như Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (FSIV), trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam (VFU) và Viện Điều tra Quy hoạch Rừng (FIPI). Trong thực tế, số người tham gia vào nghiên cứu khoa học và công nghệ lâm nghiệp cao hơn rất nhiều, gồm những người làm việc cho các tổ chức công lập, các tổ chức phi chính phủ khác như vườn quốc gia, Công ty giống, Trung tâm Bảo vệ rừng, VINAFOR). Nhìn chung, số lượng cán bộ khoa học có trình độ cao có xu hướng giảm, do nhiều người nghỉ hưu, trong khi nguồn bổ sung ít. Đối với hệ thống nghiên cứu lâm nghiệp – mặc dù số lượng cán bộ làm công tác nghiên cứu tương đối đầy đủ, chất lượng cán bộ nghiên cứu (năng lực nghiên cứu) vẫn còn nhiều vấn đề. Ví dụ, có ít cán bộ làm công tác nghiên cứu cơ bản về hệ thực vật rừng, động vật, thủy văn rừng và hệ sinh thái rừng vv… Ngay cả trong các lĩnh vực được coi là khá hiệu quả như kỹ thuật lâm sinh, số lượng các cán bộ nghiên cứu vẫn rất thiếu, đặc biệt các nhà nghiên cứu hàng đầu cho những nghiên cứu sâu và cơ bản. Khoảng cách giữa các thế hệ cán bộ nghiên cứu và chất lượng không phù hợp là những thách thức lớn. Nội dung và phương pháp nghiên cứu thường không mang tính hệ thống, để nhân rộng các kết quả nghiên cứu trước đây, hoặc đủ tính liên ngành để giải quyết toàn diện những vấn đề gai góc trong quản lý rừng trên thực tế sản xuất. Với sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và những thay đổi trong thực tế sản xuất lâm nghiệp trong nước và Thế giới, cán bộ nghiên cứu cũng không được đào tạo về kiến thức và kỹ năng nghiên cứu liên quan dẫn đến kém hiệu quả trong nghiên cứu. Một vấn đề quan trọng nữa là làm thế nào để giữ chân các nhà nghiên cứu có kinh nghiệm làm việc trong hệ thống, và làm thế nào để thu hút các nhà nghiên cứu trẻ có năng lực chuyên môn vào làm việc trong ngành.   15 Discussion Paper for Agriculture Sector Priorities Settings Workshop – Section Forestry   
  16. Những khó khăn cơ bản là: (a) Phương pháp xác định và ưu tiên các đề tài nghiên cứu, mức độ dựa vào nhu cầu từ thực tế sản xuất; (b) hạn chế trong phương pháp phổ biến kết quả nghiên cứu tới sản xuất. - Công tác thông tin, dự báo phát triển ngành còn yếu kém và thiếu một chiến lược nghiên cứu khoa học công nghệ cho ngành nên việc xác định phương hướng, mục tiêu nghiên cứu và lựa chọn các đề tài ưu tiên chưa chuẩn xác, hiệu quả nghiên cứu chưa cao, chưa gắn chật chẽ với thị trường. Còn nhiều khoảng trống trong nghiên cứu như: Các nghiên cứu cơ bản để tạo ra giải pháp kỹ thuật mới, công nghệ mới; Nghiên cứu quản lý tài nguyên rừng và đất rừng; Nghiên cứu về tổ chức và quản lý nghề rừng; Về thị trường lâm sản; Về định giá rừng và dịch vụ môi trường; Nghiên cứu áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ của nước ngoài. - Tổ chức nghiên cứu chưa hợp lý, trong quá trình xây dựng kế hoạch nghiên cứu chưa chú ý đến đối tượng cây rừng là dài ngày nên đề tài nghiên cứu bị gián đoạn. Chưa có sự tham gia của người sử dụng kết quả nghiên cứu trong quá trình xác định nội dung, triển khai thực hiện và đánh giá kết quả nghiên cứu. - Thiếu động lực cho nghiên cứu và áp dụng tiến bộ vào sản xuất,... Chính sách hiện tại chưa thực sự khuyến khích, thúc đẩy nghiên cứu khoa học, nhất là chính sách đãi ngộ, sử dụng cán bộ NCKH chưa có sức hấp dẫn cán bộ giỏi làm nghiên cứu Lâm nghiệp, hạn chế tính năng động, tự chủ và sáng tạo. - Cán bộ nghiên cứu thiếu, yếu và chưa đồng bộ, nhất là lực lượng nghiên cứu ở địa phương; Chưa hình thành các tập thể nhà khoa học theo từng lĩnh vực chuyên môn với các trình độ khác nhau và ít tính kế thừa; Khi chuyển sang cơ chế thị trường và lâm nghiệp chuyển hướng theo lâm nghiệp xã hội, đội ngũ cán bộ chưa được trang bị kiến thức và phương pháp tiếp cận phù hợp nên ít nhạy bén và hiệu quả nghiên cứu thấp. - Sự phối hợp giữa các nhà khoa học, các cơ sở nghiên cứu, giữa nghiên cứu với phổ cập và sản xuất, đào tạo chưa chặt chẽ. Chưa có sự phối hợp giữa các chương trình khoa học công nghệ với chương trình kinh tế xã hội và chương trình phát triển ngành. Hiệu quả kinh tế của các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ chưa được chú ý đúng mức. - Điều kiện nghiên cứu vừa thiếu vừa lạc hậu, trang thiết bị thí nghiệm chưa đáp ứng yêu cầu, rừng nghiên cứu, thí nghiệm chưa có quy chế quản lý phù hợp. Kinh phí cho nghiên cứu rất thấp và cách xa yêu cầu. Từ năm 1999 trở về trước mức đầu tư cho nghiên cứu dưới 1% GDP, tổng kinh phí cho NCLN chỉ chiếm khoảng 1,5% vốn đầu tư cho nghiên cứu và triển khai của cả nước. 8. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ Trong thời gian tới, nghiên cứu về giống, cải thiện giống cây rừng tiếp tục là một ưu tiên hàng đầu. Trong những năm qua, công tác này đã góp phần to lớn vào sự phát triển của ngành lâm nghiệp, đặc biệt trong việc trồng rừng mới. Tuy nhiên, do thời gian đầu tư dài, đầu tư tài chính lớn vv.., rất khó để đánh giá và và chỉ ra cho xã hội thấy hiệu quả đầu tư cho nghiên cứu. Nghiên cứu về khai thác rừng và chế biến lâm sản cũng rất cần thiết cho phát triển ngành lâm nghiệp, nhưng một lần nữa, do phải đầu tư cao và lâu dài, rất khó để thu hút sự quan tâm của xã hội. Ngoài ra, cần chú ý đến các nghiên cứu về Lâm sinh và điều tra tài nguyên rừng./.   16 Discussion Paper for Agriculture Sector Priorities Settings Workshop – Section Forestry   
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2