intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo số 430/BC-BYT năm 2014

Chia sẻ: Nhung Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

59
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo cáo số 430/BC-BYT năm 2014 nêu lên tình hình nhiễm HIV/AIDS và kết quả hoạt động phòng, chống HIV/AIDS 4 tháng đầu năm 2014. Mời các bạn tham khảo báo cáo để nắm bắt rõ hơn nội dung này. Với các bạn quan tâm tới lĩnh vực này thì đây là tài liệu hữu ích.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo số 430/BC-BYT năm 2014

  1. BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 430 /BC-BYT Hà Nội, ngày 13 tháng 5 năm 2014 BÁO CÁO Tình hình nhiễm HIV/AIDS và kết quả hoạt động phòng, chống HIV/AIDS 4 tháng đầu năm 2014 Kính gửi: Đồng chí Vũ Đức Đam Phó Thủ tướng Chính phủ Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm I. TÌNH HÌNH DỊCH HIV/AIDS TẠI VIỆT NAM 1. Tình hình nhiễm HIV/AIDS Tính từ ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện năm 1990 tại TP Hồ Chí Minh cho đến hết 31/3/2014, toàn quốc hiện có 218.204 trường hợp số trường hợp báo cáo hiện nhiễm HIV (trong đó số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS là 67.259) và đã có 69.287 trường hợp tử vong do HIV/AIDS. Tuy nhiên theo ước tính và dự báo dịch HIV/AIDS năm 2014 có khoảng 256.500 người hiện nhiễm HIV trong cộng đồng. Do đó ước tính còn 38.300 người nhiễm HIV trong cộng đồng chưa biết tình trạng nhiễm HIV. Tỷ lệ người hiện mắc HIV toàn quốc trên 100.00 dân theo số báo cáo là 248 người, tỉnh Điện Biên vẫn là địa phương có tỷ lệ hiện mắc HIV trên 100.000 dân cao nhất cả nước (875), tiếp đến là thành phố Hồ Chí Minh (690), thứ 3 là Thái Nguyên (636). Trong 3 tháng đầu năm 2014, có 2012 trường hợp mới phát hiện nhiễm HIV được báo cáo, 928 người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS; 300 người nhiễm HIV/AIDS tử vong. 10 tỉnh có số trường hợp xét nghiệm mới phát hiện dương tính lớn nhất trong 3 tháng đầu năm 2014, bao gồm TP. Hồ Chí Minh 374 trường hợp, Sơn La 94 trường hợp, Điện Biên 79 trường hợp; Yên Bái 74 trường hợp; Lai Châu 70 trường hợp; Đồng Tháp 70 trường hợp; Kiên Giang 70 trường hợp; Thái Nguyên 56 trường hợp; Đồng Nai 56 trường hợp; Nghệ An 56 trường hợp. So sánh cùng kỳ 3 tháng đầu năm 2014 với năm 2013: số trường hợp mới phát hiện nhiễm HIV giảm 35% (1105 trường hợp), số bệnh nhân AIDS giảm 47% (815 trường hợp), tử vong do AIDS giảm 53% (337 trường hợp), 12 tỉnh có số người nhiễm HIV được mới phát hiện tăng hơn so với cùng kỳ năm 2013 (chi tiết 10 tỉnh có số người nhiễm HIV tăng tại bảng 1) và 46 tỉnh có số người nhiễm HIV phát hiện mới giảm (chi tiết 10 tỉnh có số người nhiễm HIV giảm tại bảng 2). 1
  2. Bảng 1. 10 tỉnh có số người nhiễm HIV tăng cao nhất so với cùng kỳ năm 2013 STT Tỉnh HIV Phát hiện 2014 HIV phát hiện 2013 Số HIV tăng % tăng 1 Yên Bái 74 53 21 39% 2 Sóc Trăng 48 32 16 50% 3 Phú Thọ 55 43 12 28% 4 Tuyên Quang 19 8 11 137% 5 Cà Mau 55 48 7 15% 6 Bắc Giang 23 16 7 43% 7 Hà Tĩnh 17 10 7 70% 8 Kiên Giang 70 67 3 4.5% 9 Bình Định 6 4 2 50% 10 Đồng Tháp 70 69 1 1.5% Các tỉnh có tỷ lệ nhiễm tăng cao như Tuyên Quang hoặc Hà Tĩnh, nhưng số người nhiễm HIV tăng không cao, do đó thuộc những tỉnh có người nhiễm HIV được phát hiện thấp. Tuy nhiên quan ngại về số người nhiễm HIV gia tăng ở Yên Bái, mức phát hiện người nhiễm HIV hằng năm vẫn ở mức cao. Bảng 2. 10 tỉnh có số người nhiễm HIV giảm nhiều nhất so với cùng kỳ năm 2013. STT Tỉnh HIV Phát hiện 2014 HIV phát hiện 2013 Số HIV giảm % giảm 1 Hồ Chí Minh 374 576 202 35% 2 Hà Nội 25 149 124 83% 3 Thanh Hóa 21 100 79 79% 4 An Giang 7 74 67 90% 5 Nghệ An 56 110 54 49% 6 Thái Nguyên 56 101 45 45% 7 Đồng Nai 56 100 44 44% 8 Cần Thơ 53 96 43 45% 9 Hải Dương 4 44 40 91% 10 Quảng Ninh 50 87 37 43% Bảng trên cho thấy các tỉnh trọng điểm về dịch HIV/AIDS đã giảm nhiều số ca phát hiện mới nhiễm HIV và triển khai mạnh các giải pháp can thiệp trong thời gian qua như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Hải Phòng, Hải Dương, An Giang, CầnThơ. Bảng 3. 10 tỉnh có số người nhiễm HIV còn sống cao nhất cả nước. STT Tỉnh/TP HIV còn sống 1 Hồ Chí Minh 53.076 2 Hà Nội 20.762 3 Thái Nguyên 7.321 4 Hải Phòng 7.129 5 Sơn La 6.926 6 Nghệ An 6.124 7 Đồng Nai 5.827 8 Thanh Hóa 5.311 9 Quảng Ninh 5.048 10 An Giang 5.009 2
  3. Phần lớn các tỉnh có số người nhiễm HIV cao là các tỉnh, thành phố có dân số cao và kinh tế phát triển, tuy nhiên một số tỉnh có người nhiễm HIV cao như Sơn La, Thái Nguyên có người nhiễm HIV cao liên quan nhiều đến số người nghiện chích ma túy cao. Phân tích xu hướng và hình thái dịch HIV trên toàn quốc: Biểu 1: Số người phát hiện mới nhiễm HIV/AIDS và Biểu 2: So sánh tỷ lệ nhiễm HIV trên tử vong qua các năm 100.000 dân của cả nước và các khu vực Xu hướng dịch HIV tiếp tục giảm qua các năm, tuy nhiên các vùng miền có mức độ dịch HIV khác nhau, tỷ lệ hiện mắc HIV trên 100.000 dân cao ở các khu vực miền núi phía bắc, các tỉnh miền đông nam bộ (bao gồm cả TP Hồ Chí Minh). Biểu đồ 3: Tỷ lệ xã/phường, quận/huyện phát hiện có người nhiễm HIV đến hết quý 1 năm 2014 Về địa bàn phân bố dịch: tính đến 31/3/2014, toàn quốc đã phát hiện người nhiễm HIV tại 78% xã/phường, gần 98% quận/huyện và 63/63 tỉnh/thành phố. Tính đến hết 31/3/2014, dịch HIV tiếp tục lan rộng về địa bàn cấp xã/phường, tăng thêm 33 số xã/phường mới phát hiện có người nhiễm HIV so với cuối năm 2013 3
  4. Biểu đồ 4b. Phân bố người nhiễm HIV Biểu đồ 4a: Phân bố người nhiễm HIV cùng theo giới qua các năm kỳ năm 2013 và 2014 Phân bố người nhiễm HIV theo giới: phát hiện trong quý 1 năm 2014 ở nam giới chiếm 67,6%, nữ giới chiếm 32,4%, thay đổi nhỏ không đáng kể so với cùng kỳ năm 2013. Biểu đồ 5a: Phân bố người nhiễm HIV Biểu đồ 5b: Phân bố người nhiễm HIV theo theo nhóm tuổi cùng kỳ năm 2013 và 2014 nhóm tuổi qua các năm Trong số người nhiễm HIV được phát hiện trong năm quý 1 năm 2014 cho thấy chủ yếu tập trung ở nhóm tuổi từ 20-39 tuổi với chiếm từ 74,9% số người nhiễm HIV (biểu đồ 5a). Xu hướng tỷ người nhiễm HIV được phát hiện thuộc nhóm tuổi 30-39 ngày càng chiếm tỷ lệ chính so với những nhóm còn lại, tuổi bị mắc HIV có xu hướng tập trung vào nhóm tuổi 30-39. 4
  5. Biểu đồ 6a: Phân bố người nhiễm HIV Biểu đồ 6b: Phân bố người nhiễm HIV theo theo đường lây cùng kỳ năm 2013 và 2014 đường lây qua các năm Phân bố người nhiễm HIV theo đường lây truyền: Qua biểu đồ 6b cho thấy tỷ lệ người nhiễm HIV được phát hiện bị lây truyền qua đường tình dục ngày chiếm tỷ trọng cao hơn lây truyền qua đường máu có xu hướng giảm. Trong số người nhiễm HIV được phát hiện báo cáo trong năm 2013 cho thấy: số người lây truyền qua đường tình dục chiếm tỷ lệ cao nhất 45% tiếp đến số người nhiễm HIV lây truyền qua đường máu chiếm 42,4%, trong khi đó, trong 3 tháng đầu năm 2014, tỷ lệ người nhiễm HIV được xét nghiệm phát hiện lây truyền qua đường tình dục chiếm tới 48,2%, đường máu (36,8%) (biểu đồ 6a), tỷ lệ người nhiễm HIV lây truyền từ mẹ sang con chiếm 2%, có 13% tỷ lệ người nhiễm HIV không rõ đường lây truyền. Phân bố người nhiễm HIV theo các nhóm đối tượng: Biểu đồ 7a: Phân bố người nhiễm HIV Biểu 7b: Phân bố người nhiễm HIV theo theo nhóm đối tượng quý 1 năm 2014 nhóm đối tượng qua các năm Tỷ lệ người nhiễm HIV là người nghiện chích ma túy vẫn chiếm chủ yếu, đang có xu hướng giảm dần từ 2008 đến 2012, tuy nhiên trong năm 2013, tỷ lệ người nhiễm HIV được phát hiện báo cáo là người nghiện chích ma tuý có tăng nhẹ, chiếm 39,2% và trong quý 1 năm 2014 tỷ lệ này giảm chỉ còn chiếm 34,1%. Ngược lại, tỷ lệ người nhiễm HIV được phát hiện là đối tượng tình dục khác giới có xu hướng gia tăng, trong gia đoạn từ 2007 đến 2012. Tuy nhiên, trong quý 1 năm 2014 phân bố người nhiễm HIV được phát hiện và báo cáo là đối tượng tình dục khác giới giảm còn 19,2%. Các nhóm còn lại chiếm một tỷ lệ thấp. 5
  6. 2. Phân tích chiều hướng lây truyền HIV trong các nhóm quần thể a) Nhóm nghiện chích ma túy: Dùng chung bơm kim tiêm và các dụng cụ tiêm chích khác trong nhóm nghiện chích ma túy là phương thức lây truyền HIV chủ yếu ở Việt Nam. Tất cả các tỉnh/thành phố trên toàn quốc đều báo cáo có người nghiện chích ma túy, nhưng ước tính khoảng 80% người sử dụng ma túy sống tại 22 trong số 63 tỉnh thành của Việt Nam. Các nỗ lực cung cấp dụng cụ tiêm chích sạch, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone, điều trị ARV cũng như các dịch vụ khác cho người nghiện chích ma túy trong thời gian gần đây đã mang lại những tác động nhất định. Theo số liệu HSS, tỉ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy giảm dần trong giai đoạn từ năm 2004 đến 2013, lần đầu tiên xuống dưới 11% trong năm 2013 kể từ năm 1997. Tuy tỉ lệ hiện nhiễm trong nhóm nghiện chích ma túy đang giảm dần ở một số tỉnh, ở hầu hết các tỉnh thực hiện giám sát, dịch HIV/AIDS vẫn đang cao ở mức đáng báo động. % Biểu đồ 8a: Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm Biểu đồ 8b: So sánh tỷ lệ nhiễm HIV trong nghiện chích ma túy qua các năm nhóm nghiện chích ma túy giữa các khu vực Kết quả giám sát trọng điểm HIV trong năm 2013 cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy tiếp tục có xu hướng giảm, năm 2013 tỷ lệ này là 10,3% giảm 1,3% so với năm 2012 (giảm 11,6%). Tất cả các vùng trong cả nước tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy đều giảm, tuy nhiên tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy có sự khác nhau giữa các khu vực, tỷ lệ này ở các tỉnh đồng bằng bắc bộ là 14,9%, khu vực miền núi phía bắc 12,1%, ở các tỉnh miền đông nam bộ là 9,6%, các tỉnh bắc trung bộ là 7,9%, khu vực đồng bằng sông cửu long 9,1%, khu vực tây nguyên 5,7%, khu vực duyên hải miền trung 3,8%. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy tập trung cao ở các tỉnh ở khu vực ở Miền núi Phía bắc và đồng bằng Bắc bộ và Tp. Hồ Chí Minh (Thái Nguyên 32%; Lai Châu 27,7%; Hà Nội 24%; Quảng Ninh 22,4%; thành phố Hồ Chí Minh 18,24%; Cao Bằng 17,2%; Lạng Sơn 15,6%; Hải Phòng 14,67%; Sơn La 14,3%). 6
  7. b) Nhóm phụ nữ bán dâm Biểu đồ 9a: Tỷ lệ nhiễm HIV trong phụ nữ Biểu đồ 9b: So sánh tỷ lệ nhiễm HIV trong phụ bán dâm qua các năm nữ bán dâm giữa các khu vực Ước tính có 72.000 phụ nữ bán dâm (dao động từ 36.000 đến 108.000) tại Việt Nam. Tỉ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ bán dâm (PNBD) có xu hướng giảm dần trên quy mô toàn quốc kể từ năm 2002. Theo kết quả HSS 2013, tỉ lệ này còn 2,6%, là tỉ lệ thấp nhất kể từ năm 1998. Tuy nhiên tỉ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm PNBD tương đối cao, trên 10%, tại Hà Nội, Hải, Phòng, Cần Thơ, và TP HCM. Bằng chứng cũng cho thấy tỉ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm PNBD đường phố cao hơn so với PNBD nhà hàng, và ước tính có khoảng 3-8% PNBD tiêm chích ma túy. Trong số PNBD tiêm chích ma túy, tỉ lệ hiện nhiễm HIV là 25-30%. Tỷ lệ này có sự khác nhau ở các khu vực, ở các tỉnh đồng bằng bắc bộ tỷ lệ này chiếm 4,9%, khu vực miền núi phía bắc là 2,2%, các tỉnh miền đông nam bộ là 2,8%, các tỉnh bắc trung bộ là 2,2%, khu vực đồng bằng sông cửu long là 2,5%, khu vực tây nguyên 0,4%, khu vực duyên hải miền trung 0,8%. c) Nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới nam (MSM) Trong những năm gần đây, dịch HIV trong nhóm MSM ngày càng được ghi nhận rõ hơn. Số lượng các nghiên cứu và giám sát về hành vi trong nhóm MSM ngày càng tăng. Số liệu HSS trong nhóm MSM năm 2013 (ở 8 tỉnh), cho thấy tỉ lệ hiện nhiễm trung bình là 3,7%. Tỉ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm MSM ở các thành phố lớn có xu hướng cao hơn. Số liệu hiện có cho thấy dịch đang gia tăng tại thành phố Hà Nội và TP Hồ Chí Minh; tỉ lệ hiện nhiễm HIV ước tính lên tới khoảng 16% tại đây. Quan hệ tình dục qua đường hậu môn không được bảo vệ là con đường lây truyền HIV chính trong nhóm MSM. Bên cạnh đó, tỉ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm MSM tiêm chích ma túy khá cao và không thể bỏ qua. Tại các tỉnh thực hiện HSS+ (8 tỉnh; năm 2013) tỉ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm MSM có tiêm chích ma túy là 6% và nhóm MSM không tiêm chích ma túy là 1,8%. Điều tra IBBS II (4 tỉnh) cho thấy có sự chênh lệch tương tự về tỉ lệ hiện nhiễm HIV giữa nhóm tiêm chích và không tiêm chích. MSM tiêm chích ma túy chiếm 7,2% trong quần thể MSM được khảo sát, hầu hết ở TPHCM và Hà Nội. Tỉ lệ hiện nhiễm HIV trong MSM là hơn 10% tại 3 trong số 4 tỉnh được khảo sát (TPHCM, Hà Nội và Hải Phòng), và lên đến 20% trong nhóm MSM không mại dâm tại Hà Nội. Ước tính có khoảng 191.000 đến 573.000 MSM. Tuy nhiên số liệu về MSM tại Việt Nam vẫn còn hạn chế. Mức độ dịch trong nhóm này sẽ trở nên rõ ràng hơn nếu có thêm 1-2 vòng khảo sát nữa với khu vực địa lý rộng hơn. 7
  8. 2. Nhận xét chung về tình hình dịch HIV/AIDS Nguyên nhân làm lây truyền HIV chính ở Việt Nam chủ yếu trong nhóm người nghiện chích ma túy, tiếp đến nhóm phụ nữ bán dâm và nam quan hệ tình dục đồng giới. Ngày càng xuất hiện nhiều người nguy cơ thấp nhiễm HIV do có quan hệ tình dục không an toàn với các đối tượng trên, đặc biệt là vợ, bạn tình của người nghiện chích ma túy. Các trường hợp nhiễm HIVAIDS mới phát hiện và tử vong tính chung toàn quốc có xu hướng giảm, tuy nhiên mức độ giảm của dịch chưa sâu, không ổn định và vẫn mức cao, tốc độ giảm của dịch đã chậm lại so với trước đây. Mặc dù số mới phát hiện nhiễm HIV giảm, tuy nhiên số lũy tích các trường hợp hiện nhiễm HIV ngày tiếp tục tăng do thêm số nhiễm mới HIV và giảm số tử vong. Một số khu vực miền núi dịch HIV/AIDS vẫn ở mức cao, khó kiểm soát, đang có xu hướng gia tăng. Các thành phố lớn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh dịch HIV diễn biến vẫn còn phức tạp, các hình thái nguy lây nhiễm HIV cơ đan xen trong các nhóm nguy cơ cao, gia tăng tệ nạn bán dâm nam, sử dụng ma túy tổng hợp trong các đối tượng khác nhau. II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS 1. Kết quả triển khai xây dựng các văn bản trong trong 4 tháng đầu năm 2014 Trong 4 tháng đầu năm 2014, Bộ Y tế đang phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng các Thông tư sau: - Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế - Thông tư liên tịch “Quy định quản lý và sử dụng nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ khám, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế” - Thông tư liên tịch về hướng dẫn công tác quản lý, chăm sóc, tư vấn, điều trị cho người nhiễm HIV và dự phòng lây nhiễm HIV trong trại giam, trại trạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng. - Thông tư quy định quy chế và biểu mẫu báo cáo hoạt động phòng, chống HIV/AIDS (thay thế Quyết định 28/2008/QĐ – BYT ngày 14 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy chế và biểu mẫu báo cáo hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. - Thông tư hướng dẫn đánh giá sinh phẩm xét nghiệm chẩn đoán HIV - Thông tư hướng dẫn khung giá dịch vụ điều trị methadone - Thông tư hướng dẫn xã hội hóa thực hiện Nghị định số 108/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ - Thông tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 647/QĐ-BYT về hướng dẫn tư vấn xét nghiệm HIV tư nguyện. - Thông tư sửa đổi, bổ sung Quyết định số 25/2005/QĐ-BYT ngày 05/9/2005 về việc ban hành Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 8
  9. 2. Công tác điều hành, chỉ đạo - Bộ Y tế đã ban hành văn bản hướng dẫn số 375/BYT-UBQG ngày 25/01/2014 về việc triển khai Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 và ban hành Quyết định số 471/QĐ – BYT ngày 11 tháng 02 năm 2014 về việc ban hành Hướng dẫn thực hiện cải tiến chất lượng chăm sóc và điều trị HIV/AIDS đối với hoạt động khám ngoại trú nhằm củng cố và mở rộng hoạt động cải thiện chất lượng chăm sóc và điều trị. Bộ Y tế đề xuất Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số 1552/BYT-AIDS, ngày 1/4/2014 về xin điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch năm 2014. - Chỉ đạo các tỉnh triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2014 như công tác điều trị Methadone, mở rộng chăm sóc điều trị ARV, triển khai kế hoạch giám sát trọng điểm HIV, tăng cường đảm bảo chất lượng xét nghiệm HIV. - Triển khai đánh giá triển khai thực hiện luật phòng, chống HIV/AIDS tại một số tỉnh, thành phố. - Tổ chức tổng kết, đánh giá và triển khai công tác phòng, chống HIV/AIDS cho các khu vực trên toàn quốc. - Hoàn thành Báo cáo Quốc gia lần thứ 6 về tiến độ thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS gửi Đại hội đồng Liên hợp Quốc vào 31/3/2014. - Tham gia và trình bày các nội dung liên quan tại các hội nghị do Ủy ban Quốc gia, Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức. - Tổ chức hội nghị đánh giá mô hình điều trị 2.0,hội nghị giám sát trọng điểm HIV/AIDS. - Xây dựng kế hoạch đăng cai tổ chức Hội nghị công tác phòng,chống HIV/AIDS khu vực Châu Á Thái Bình Dương năm 2017. Chuẩn bị tổ chức Hội nghị vệ tinh về công tác phòng, chống HIV/AIDS tại Hội nghị Bộ trưởng Y tế các nước Đông Nam Á diễn ra tại Hà Nội vào tháng 9/2014. - Phối hợp với các tổ chức quốc tế đang triển khai xây dựng khung chiến lược đầu tư cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2015-2020. - Tham gia và tổ chức các đoàn công tác kiểm tra giám sát về hoạt động phòng, chống HIV/AIDS ở địa phương như Bắc Giang, Hòa Bình, Sơn La, Thanh Hóa, Yên Bái, Quảng Ninh, Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Cà Mau... nhằm tăng cường giám sát, hỗ trợ các tỉnh/thành phố triển khai chương trình. 3. Công tác phối hợp liên ngành: Phối hợp xây dựng dự thảo “Chương trình phối hợp tăng cường phòng, chống HIV/AIDS cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” giữa Bộ Y tế - Bộ Quốc Phòng - Ủy ban dân tộc ; Dự thảo thông tư liên tịch “Hướng dẫn công tác quản lý, chăm sóc tư vấn, điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS và dự phòng lây nhiễm HIV trong trại giam, trại tạm giam, trường giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng" giữa Bộ Y tế, Bộ Công An và Bộ Quốc phòng; Các Bộ, ngành, đoàn thể trung ương xây dựng kế hoạch triển khai công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2014. Hướng dẫn các đơn vị Sở, Ban, ngành triển khai công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2014. Bộ Giao thông triển khai phòng, chống HIV/AIDS 9
  10. cho công nhân tại các dự án xây dựng cầu Nhật Tân, cầu Cái Mép; Lập kế hoạch Triển khai phòng, chống ma túy, HIV/AIDS cho lái xe đường dài. Các bộ, ban,ngành tổ chức họp Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn mại dâm định kỳ.Ban Tuyên giáo Trung ương lập kế hoạch tổ chức tập huấn và giám sát triển khai thực hiện Chỉ thị 24-CT/TW và Thông báo Kết luận số 27-TB/TW của Ban Bí thư về phòng chống HIV/AIDS. Trong Quý I/2014 các bộ, ngành chưa có kinh phí hoạt động, hơn nữa do kinh phí cắt giảm mạnh nên các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS sẽ gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, Cục Phòng chống HIV/AIDS đang phối hợp với các Bộ, Ngành triển khai ký hợp đồng trách nhiệm phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 và hướng dẫn các đơn vị triển khai kế hoạch cụ thể theo định hướng Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS. 4. Kết quả triển khai hoạt độngchuyên môn về phòng, chống HIV/AIDS 4.1. Công tác thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi: Trong Quý I năm 2014, mặc dù kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS từ Ngân sách chương trình mục tiêu Quốc gia cho các tỉnh chưa được cung cấp cũng như kinh phí cho hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi từ các dự án cũng cắt giảm nhiều nhưng hoạt động truyền thông thay đổi hành vi đã cố gắng triển khai để tuyên truyền cho 2.631.864 lượt người (giảm 16% so với cùng kỳ năm trước). Trong 3 tháng đã có 484.948 lượt người nghiện chích ma túy được tiếp cận (chiếm 18% tổng số lượt người được truyền thông), 152.060 lượt phụ nữ bán dâm được tuyên truyền (chiếm 31%), 11.841 lượt người có quan hệ tình dục đồng giới nam (chiếm 0,5%). Hoạt động tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS cũng đã cố gắng tuyên truyền cho nhóm người nhiễm HIV nhằm giảm lây truyền HIV/AIDS từ nhóm này sang nhóm khác với 84.927 lượt người được truyền thông (chỉ chiếm 3% trong tổng số lượt người được truyền thông) trong 3 tháng đầu năm 2013. 4.2. Công tác can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV a) Chương trình phân phát, thu gom bơm kim tiêm và chương trình bao cao su: Tính đến 31/3/2014, toàn quốc có 3.302 tuyên truyền viên đồng đẳng (TTVĐĐ) tham gia hoạt động can thiệp giảm hại (giảm 37% so với số lượng TTVĐĐ cùng kỳ năm 2013) và 8.377 cộng tác viên (CTV) (giảm 9% so với số lượng CTV cùng kỳ năm 2013). Trong tổng số TTVĐĐ tham gia tiếp cận tại cộng đồng, nhóm TTVĐĐ cho nhóm nghiện chích ma túy chiếm tỷ lệ cao nhất 62%, nhóm bán dâm 34% và còn lại là nhóm nam quan hệ đồng giới nam. Chương trình phân phát, thu gom bơm kim tiêm trong Quý I năm 2014 đã tiếp cận được trên 780.000 lượt người nghiện chích ma túy với số lượng bơm kim tiêm được phát miễn phí trên 4 triệu chiếc (giảm 38% so với cùng kỳ năm 2013). Trong số đó, số lượng bơm kim tiêm do TTVĐĐ phát chiếm tới 80% tổng số BKT được phát ra. Song song với hoạt động phân phát là hoạt động thu gom và tiêu hủy bơm kim tiêm với kết quả trong 3 tháng đầu năm 2014 cả nước đã thu gom và tiêu hủy được gần 2.500.000 chiếc bơm kim 10
  11. tiêm đã qua sử dụng (chiếm 58% tổng số bơm kim tiêm phát ra). 90% bơm kim tiêm thu gom được do TTVĐĐ thực hiện. Chương trình phân phát bao cao su miễn phí, trong 3 tháng đầu năm 2014, toàn quốc đã phân phát miễn phí được gần 2.300.000 chiếc bao cao su (giảm 31% so với cùng kỳ năm 2013), trong đó, phân phát qua kênh TTVĐĐ là chủ yếu (chiếm 68%). b) Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone Tính đến ngày 25/4/2014 chương trình được triển khai tại 32 tỉnh, thành phố với 88 điểm điều trị và điều trị cho 17.062 bệnh nhân. So với cuối năm 2013, số tỉnh triển khai methadone tăng thêm 2 tỉnh, tăng 8 cơ sở điều trị methadone, số bệnh nhân được điều trị methadone tăng thêm 1.520 người. Hiện nay Methadone chỉ mới đáp ứng được 16% so với nhu cầu tại cộng đồng. Do đó, việc tăng cường công tác điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone như tăng cường các tỉnh được triển khai điều trị, tăng cường số điểm điều trị và tăng cường số bệnh nhân được điều trị càng ngày càng trở nên quan trọng và hết sức cần thiết. Trong tháng 3/2014, Bộ Y tế đã tổ chức tập huấn Quản lý và báo cáo số liệu chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone cho tất cả các điểm điều trị, các tỉnh/thành phố triển khai chương trình Methadone. Việc điều trị methadone đã cho thấy tác động đáng kể trong việc giảm các hành vi vi phạm pháp luật ở người nghiện ma túy phạm tội (từ 49% xuống 2%) sau 12 tháng điều trị. Tỷ lệ bệnh nhân methadone tiếp tục sử dụng ma túy giảm từ 16% xuống 11%; trong số những người nghiện chích ma túy, không ai trong số họ cho biết có dùng chung bơm kim tiêm. Sử dụng bao cao su ở các bệnh nhân methadone với các bạn tình thường xuyên và người bán dâm tăng lên tương ứng là 44% và 100%. Trầm cảm cũng giảm từ 80% xuống 15% sau 12 tháng điều trị. Bệnh nhân điều trị methadone đã cải thiện được việc làm tăng từ 64% bệnh nhân trước điều trị lên 76% bệnh nhân sau điều trị có việc làm. 4.3. Công tác giám sát HIV/AIDS và tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện: Trong quý I năm 2014, Bộ Y tế đã đôn đốc các tỉnh hoàn thành kế hoạch triển khai Giám sát trọng điểm HIV, giám sát trọng điểm các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. 41/41 tỉnh sẽ triển khai giám sát trọng điểm năm 2014 đã xây dựng và hoàn thành kế hoạch. Bộ Y tế cũng đã ban hành Quyết định số 1116/QĐ – BYT ngày 01 tháng 4 năm 2014 về việc phê duyệt kế hoạch giám sát trọng điểm HIV, giám sát trọng điểm các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, giám sát trọng điểm lồng ghép hành vi của các tỉnh/thành phố năm 2014. Nhằm tăng cường chất lượng số liệu giám sát ca bệnh, từ năm 2013 Bộ Y tế đã hướng dẫn, hỗ trợ các tỉnh triển khai rà soát số liệu người nhiễm HIV, AIDS và tử vong tại địa phương. Tính đến hết tháng 3/2014, có 52/63 tỉnh/thành phố đã hoàn thành việc rà soát số liệu và báo cáo Bộ Y tế. 11
  12. Tiếp tục đẩy mạnh hệ thống thông tin phòng, chống HIV/AIDS: Hệ thống báo cáo trực tuyến về kết quả hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo Quyết định số 28/2008/QĐ – BYT của Bộ Y tế đang tiếp tục mở rộng sang tuyến huyện, các tỉnh/thành phố đã tăng cường việc tập huấn và mở rộng số huyện trên địa bàn được triển khai phần mềm báo cáo trực tuyến. Kết quả cho thấy hiện có trên 30% số huyện đã tham gia báo cáo trực tuyến và giảm tải gánh nặng cho các đơn vị tại địa phương cũng như Bộ Y tế trong quá trình tổng hợp và báo cáo số liệu. Công tác tư vấn xét nghiệm HIV: Hiện nay đã có 485 phòng tư vấn xét nghiệm HIV (bao gồm phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện, phòng tư vấn xét nghiệm HIV đặt tại các cơ sở y tế do cán bộ y tế tư vấn và khuyến cáo bệnh nhân làm xét nghiệm) tại 63 tỉnh/thành phố. Quản lý phòng xét nghiệm: Đến nay Bộ Y tế đã thẩm định và cho phép 94 phòng xét nghiệm đủ điều kiện khẳng định các trường hợp HIV (+) tại 58 tỉnh/thành phố. Các tỉnh còn lại chưa có phòng xét nghiệm khẳng định HIV dương tính do điều kiện về cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo và/hoặc mới thành lập nên chưa có cán bộ đủ năng lực để thực hiện việc xét nghiệm khẳng định các trường hợp HIV dương tính. Hoạt động xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV ở trẻ dưới 18 tháng tuổi (EID) được thực hiện tại Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh và Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương với sự tham gia của 63 tỉnh/thành phố. Trong 3 tháng đầu năm 2014 trên toàn quốc có 386 trẻ làm xét nghiệm PCR, số trẻ dương tính lần 1 là 32 trẻ (chiếm 8.29 % trẻ làm xét nghiệm) và số dương tính lần 2 là 20 trẻ đồng nghĩa với 100% trẻ dương tính lần 1 cho kết quả dương tính lần. 4.4. Chương trình chăm sóc và điều trị HIV/AIDS Tính đến cuối năm 2013, có 82.687 bệnh nhân đang điều trị ARV (78.438 bệnh nhân người lớn và 4.249 trẻ em); 318 phòng khám ngoại trú điều trị ARV (PKNT) trên toàn quốc, trong đó có 147 PKNT trong bệnh viện, 20 PKNT tại các trung tâm phòng, chống HIV/AIDS, 143 PKNT tại trung tâm y tế quận/huyện và 8 phòng khám nằm trong các cơ sở y tế khác. Tính đến tháng 3/2014, toàn quốc có 84.457 bệnh nhân (người lớn và trẻ em) được điều trị ARV, tăng 1.770 bệnh nhân so với kết quả tháng 12/2013. Tính đến cuối năm 2013 tỷ lệ người nhiễm HIV đang điều trị ARV chiếm 67,6% người nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị ARV và chiếm 32,5% ước tính người nhiễm HIV trong cộng đồng. Tỷ lệ duy trì sau 12 tháng bắt đầu điều trị ARV duy trì trong năm 2013 là 84,6%, ở mức độ ổn định trong các năm qua và đáp ứng mục tiêu của Tổ chức y tế thế giới (trên 80%). Công tác đảm bảo nguồn cung ứng thuốc ARV đã được duy trì liên tục, đảm bảo không để tình trạng người bệnh bị gián đoạn điều trị ARV do thiếu thuốc. Với việc triển khai sáng kiến Tiếp cận Điều trị 2.0 do UNAIDS/WHO khởi xướng, tư vấn xét nghiệm HIV và theo dõi điều trị ARV cho người nhiễm HIV đã được triển khai tại xã phường. 12
  13. Tại thời điểm bắt đầu điều trị ART, những người được chẩn đoán tại xã/phường tại Điện Biên có kết quả đếm CD4 cao hơn những người được chẩn đoán tại cơ sở y tế tuyến quận/huyện, cho thấy họ được tiếp cận điều trị sớm hơn. Các hoạt động cải thiện chất lượng điều trị và dự phòng, giám sát tình trạng HIV kháng thuốc đã được triển khai. Tỷ lệ HIV kháng thuốc sau 12 tháng điều trị ở mức độ thấp (2,9%). 4.5. Chương trình dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con (PLTMC) Công tác PLTMC hiện đang được triển khai trên địa bàn toàn quốc với những định hướng mới đối như sau: (1) Tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai (PNMT) sớm, (2) Thuốc ARV cho PLTMC sớm từ tuần thai thứ 14 (thay cho từ tuần thai thứ 28 trước đây). Tính đến hết quý I/2014 đã có 327.265 phụ nữ mang thai được tư vấn trước xét nghiệm HIV, 250.426 trường hợp được nghiệm HIV (tăng 6% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 77% số trường hợp tư vấn trước xét nghiệm). Trong 123.007 trường hợp xét nghiệm trong thời gian mang thai và 114.281 xét nghiệm lúc chuyển dạ đã phát hiện được 420 trường hợp nhiễm HIV (chiếm 0,17%). Số PNMT nhiễm HIV đã sinh con được điều trị DPLT HIV từ mẹ sang con là 370 phụ nữ. Trong quý I năm 2014, Bộ Y tế đã hỗ trợ các tỉnh triển khai mô hình thí điểm điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng thuốc kháng HIV không phụ thuộc số lượng tế bào CD4 (Option B+) theo Quyết định số 4126/QĐ-BYT ngày 17/10/2013 của Bộ Y tế. 6. Kinh phí hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 Tổng kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 là 711,3 tỷ đồng, đáp ứng khoảng 52% tổng nhu cầu cho phòng chống HIV/AIDS và giảm 37,4% so với năm 2013. So với 2013, chi đầu tư phát triển (ĐTPT) giảm 49,6%, triển khai các dịch vụ giảm 35,8%, nguồn trung ương giảm 60%, nguồn ngân sách từ viện trợ, vốn vay giảm 39,4%. Kinh phí viện trợ 450 tỷ đồng, ngân sách hoạt động là 83 tỷ đồng (năm 2013 kinh phí ngân sách là 207,25 tỷ đồng). 7. Khó khăn và thách thức 7.1. Tình hình dịch HIV/AIDS Dịch HIV/AIDS đã xảy ra rộng khắp, ở tất cả các địa bàn, 100% số tỉnh, 98% số quận/huyện và 78% số xã/phương. Có những xã, thôn bản có tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS cao gấp trên 10 lần so với trung bình toàn quốc, đặc biệt là ở các địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nơi người dân còn có hiểu biết hạn chế và dịch vụ cũng như nguồn lực chưa đáp ứng được nhu cầu. Số liệu thống kê năm 2012 của Bộ Y tế cho thấy, tổng số 28 bệnh truyền nhiễm gây dịch có 301 trường hợp tử vong (trung bình 10 tử vong/bệnh), trong khi đó, riêng HIV/AIDS có đến 2.299 trường hợp tử vong, chưa kể hơn 200.000 người nhiễm HIV/AIDS cần được quản lý, chăm sóc, theo dõi và điều trị suốt đời. 13
  14. 7.2. Các yếu tố nguy cơ diễn biến phức tạp So với trước đây, hiện nay một số hành vi nguy cơ liên quan đến HIV/AIDS đang có những thay đổi theo hướng phức tạp và khó kiểm soát, can thiệp. Lây truyền HIV qua quan hệ tình dục đang có xu hướng gia tăng, cảnh báo sự lây lan của dịch trong cộng đồng dân cư, bao gồm cả những nhóm người được coi là có hành vi nguy cơ thấp. Gia tăng sử dụng ma túy tổng hợp trong các nguy cơ cao gồm gái mại dâm và người quan hệ tình dục đồng giới nam dẫn đến tăng nguy cơ lây nhiễm HIV trong các nhóm này và bạn tình của họ. 7.3. Nguồn lực phòng chống HIV/AIDS ngày càng giảm Trong những năm gần đây, kinh phí cho phòng chống HIV/AIDS bị cắt giảm mạnh. Nhiều nhà tài trợ đã dừng viện trợ cho phòng chống HIV/AIDS của Việt Nam. Một số nhà tài trợ khác cũng đang giảm nhanh quy mô sẽ dừng viện trợ trong thời gian ngắn sắp tới (Quỹ Toàn cầu viện trợ đến hết 2016, PEPFAR viện trợ đến hết 2018). Nguồn Chương trình Mục tiêu quốc gia cho phòng chống HIV/AIDS cũng cắt giảm từ 245 tỷ năm 2013, cắt 2/3, xuống còn 83 tỷ năm 2014. Trong khi nguồn lực suy giảm thì các chỉ tiêu phòng chống HIV/AIDS được giao ngày càng tăng cao (điều trị ARV tăng từ 84.000 lên 105.000 bệnh nhân, điều trị Methdone tăng từ 16.000 lên 80.000 người vào năm 2015). Nếu không đủ kinh phí, sẽ dẫn thiếu hụt các dịch vụ phòng chống HIV/AIDS, cả dự phòng và điều trị, có nguy cơ dẫn đến việc dịch HIV/AIDS bùng phát trở lại, với tỷ lệ kháng thuốc cao và chi phí điều trị sẽ tăng cao nhiều lần so với hiện nay. 7.4. Độ bao phủ các dịch vụ phòng chống HIV/AIDS còn hạn chế a) Về thông tin, giáo dục, truyền thông: Mức độ hiểu biết đầy đủ người dân về HIV/AIDS còn thấp, trong khi hoạt động thông tin giáo dục truyền thông ngày càng giảm do cắt giảm mạnh kinh phí, hoặc không có kinh phí hoạt động. b) Về can thiệp giảm tác hại Dự án phòng, chống HIV/AIDS do Ngân hàng thế giới và Bộ phát triển Vương quốc Anh tài trợ dừng hoạt động, phần lớn các điểm của dự án này không tiếp tục duy trì hoạt động can thiệp, ảnh hưởng đến giảm số bơm kim tiêm và bao cao su phân phát cho các đối tượng nguy cơ cao. Về điều trị Methadone: Tốc độ tăng số lượng bệnh nhân tham gia điều trị methadone vẫn còn chậm. Việc mở mới các điểm điều trị methadone gặp nhiều khó khăn do thiếu nhân lực. So với chỉ tiêu đặt ra năm 2015 (80.000 người được điều trị) thì hiện nay chỉ đạt 21%. c) Về điều trị ARV: Mức độ bao phủ điều trị ARV hiện nay là khá tốt, nhưng cần tiếp tục mở rộng thêm, đặc biệt là trong các trại giam. Cung ứng thuốc ARV liên tục sẽ gặp khó khăn khi các nhà tài trợ cắt giảm viện trợ, nguy cơ thiếu thuốc điều trị ARV sẽ dẫn đến hệ lũy bệnh nhân bị gián đoạn thuốc, tăng nguy cơ kháng thuốc, phải chuyển sang phác đồ điều trị chi phí cao hơn nhiều. d) Công tác tư vấn, xét nghiệm HIV và giám sát dịch HIV/AIDS: 14
  15. Các mô hình tư vấn xét nghiệm truyền thống gắn với các hoạt động can thiệp giảm hại giới thiệu khách hàng nguy cơ cao đi làm xét nghiệm cho đến nay gặp nhiều khó khăn do việc cắt giảm kinh phí và giảm nhóm tuyên truyền viên đổng đẳng. Tỷ lệ xét nghiệm HIV cho nhóm quy cơ cao hằng năm vẫn còn thấp, năm 2013 cho thấy tỷ lệ người nghiện chích túy được xét nghiệm HIV trong năm 2013 chỉ đạt 23,6%, phụ nữ bán dâm đạt 35,1%, người quan hệ tình dục đồng giới nam đạt 28,8%. Ngoài ra, do sự kỳ thị, phân biệt đối xử nên vẫn còn tỷ lệ đáng kể người dân đi làm xét nghiệm HIV không khai đúng tên, địa chỉ nên vẫn còn tỷ lệ đáng kể không quản lý, theo dõi sau khi có kết quả xét nghiệm HIV dương tính. III. VỀ BẢO HIỂM Y TẾ 1. Nhu cầu và thách thức triển khai điều trị cho người nhiễm HIV Điều trị bằng thuốc kháng vi rút HIV là biện pháp dự phòng tốt để giảm lây nhiễm HIV sang cộng đồng, giảm tử vong, hồi phục sức khoẻ nhanh chóng, giảm mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội cho người bệnh. Khi người bệnh được điều trị ổn định, họ có thể quay lại cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, tiếp tục lao động, học tập và mang lại lợi ích cho gia đình và xã hội như mọi người khác. Việc điều trị ARV là điều trị liên tục, suốt đời không được bỏ thuốc, không được gián đoạn thuốc. Việc không tuân thủ điều trị liên tục sẽ dẫn đến nguy cơ kháng thuốc, khi đó đòi hỏi sử dụng phác đồ chi phí cao hơn cho bệnh nhân kháng thuốc. Hiện nay, chi phí mua thuốc điều trị ARV do các dự án tài trợ chiếm 94% kinh phí, còn lại 6% kinh phí sử dụng ngân sách từ chương trình mục tiêu quốc gia. Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quốc tế trong việc điều phối nguồn thuốc ARV cho chương trình để đảm bảo tăng số lượng người được tiếp cận với thuốc ARV. Hiện nay, các nhà tài trợ đã có kế hoạch cắt giảm kinh phí, nguy cơ thiếu nguồn lực để đảm bảo duy trì và mở rộng số người được điều trị ARV sẽ gặp rất nhiều khó khăn và thách thức trong những năm tiếp theo. 2. Vai trò của Bảo hiểm y tế trong điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam Đề án " Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013-2020" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1899/QĐ-TTg ngày 16/10/2013 đã xác định bảo hiểm y tế là nguồn tài chính bền vững giúp cho việc duy trì chương trình điều trị HIV/AIDS trong bối cảnh các nguồn lực từ các tổ chức quốc tế và ngân sách chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS cắt giảm. Chính phủ đã giao cho Bộ Y tế xây dựng Thông tư hướng dẫn tổ chức khám chữa bệnh cho người nhiễm HIV thanh toán qua Quỹ BHYT. Bộ Y tế đã dự thảo xây dựng Thông tư và đang xin ý kiến góp ý của các cơ quan có liên quan để sớm ban hành. Việc mở rộng chi trả dịch vụ điều trị HIV/AIDS thông qua Quỹ bảo hiểm y tế sẽ giúp lồng ghép hoạt động điều trị HIV/AIDS vào hệ thống y tế sẵn có, phù hợp với điều kiện chi trả của Quỹ bảo hiểm y tế. Đối với người nhiễm HIV/AIDS, khi tham gia bảo hiểm y tế sẽ được bảo vệ khỏi bẫy đói nghèo do các chi phí y tế không chỉ từ HIV/AIDS mà còn do các bệnh tật khác gây ra. Tham gia bảo hiểm y tế giúp người bệnh không chỉ tăng tính tuân thủ điều trị vì phải cùng chi trả dịch vụ mà còn xóa bỏ được mặc cảm khi được đối xử bình thường như các bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế khác 3. Thực trạng việc chi trả điều trị HIV/AIDS qua Quỹ bảo hiểm y tế Đánh giá của Cục Phòng, chống HIV/AIDS vào năm 2012 cho thấy số lượng người nhiễm HIV/AIDS có thẻ bảo hiểm y tế khác nhau từng địa phương từ khoảng 15
  16. 15% đến 65% trong đó hơn 50% là hộ nghèo, 35% là hộ cận nghèo và 15% còn lại là các đối tượng khác. Luật phòng, chống HIV/AIDS và Luật Bảo hiểm y tế cũng như các văn bản hướng dẫn dưới Luật đã có các điều khoản quy định việc chi trả dịch vụ điều trị HIV/AIDS qua Quỹ bảo hiểm y tế. Hiện nay thuốc điều trị ARV bao gồm cả thuốc bậc 1 và bậc 2, thuốc điều trị nhiễm trùng cơ hội, các xét nghiệm cơ bản, các xét nghiệm chẩn đoán điều trị đã được đưa vào danh mục thuốc, xét nghiệm được bảo hiểm y tế chi trả. Tuy nhiên việc chi trả dịch vụ điều trị HIV/AIDS vẫn chưa được thực hiện do một số lý do sau: - Khoản 12, Điều 23 trong Luật bảo hiểm đã quy định không chi trả cho các trường hợp vi phạm pháp luật điều này đã dẫn tới hiểu lầm của các cơ quan chi trả bảo hiểm do đồng nghĩa người nhiễm HIV/AIDS là những đối tượng vi phạm pháp luật có nguồn gốc từ nghiện chích ma túy và mại dâm. Tuy nhiên trong dự thảo sửa đổi Luật bảo hiểm y tế gần đây nhất khoản này đã được loại bỏ. - Khoản 1, Điều 21 và khoản 1 Điều 23 trong Luật bảo hiểm y tế quy định Quỹ bảo hiểm y tế không chi trả cho các dịch vụ khi đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ do đó đối với các cơ sở điều trị vẫn đang được các chương trình, dự án quốc tế hỗ trợ, bảo hiểm y tế sẽ không thực hiện chi trả cho các dịch vụ được cung cấp tại các cơ sở này. 4. Các giải pháp mở rộng chi trả dịch vụ điều trị HIV/AIDS qua Quỹ bảo hiểm y tế - Hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn về việc chi trả bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS bao gồm : (i) Ban hành Thông tư hướng dẫn thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với người nhiễm HIV/AIDS và người bệnh sử dụng liên quan đến HIV/AIDS trong thời gian sớm nhất; (ii) Đảm bảo dự thảo Luật BHYT sửa đổi không hạn chế việc chi trả dịch vụ điều trị HIV/AIDS; (iii) Ban hành gói dịch vụ điều trị HIV/AIDS chi trả từ nguồn BHYT làm căn cứ xây dựng kế hoạch chi trả của Quỹ Bảo hiểm y tế cho điều trị HIV/AIDS hàng năm. - Củng cố hệ thống tổ chức dịch vụ điều trị HIV/AIDS, hoàn thiện tư cách pháp lý nhằm đảm bảo phù hợp với điều kiện chi trả của Quỹ bảo hiểm y tế. IV. ĐÁNH GIÁ TIẾN ĐỘ THỰC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2012-2015 1. Căn cứ đánh giá Căn cứ Quyết định số 1202/QĐ-TTg ngày 31/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2012- 2015, trong đó quy định triển khai 4 dự án: Năm 2014, Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế phối hợp với các bộ ngành và tổ chức quốc tế triển khai xây dựng “Báo cáo quốc gia về tiến độ chương trình AIDS toàn cầu” thực hiện tuyên bố chính trị về HIV/AIDS của các quốc gia thành viên với Đại hội đồng Liên Hợp quốc. Phương pháp xây dựng báo cáo dựa trên hướng dẫn toàn cầu cho các quốc gia, Bộ Y tế phối hợp với UNAIDS thu thập số liệu, xây dựng báo theo đúng quy trình hướng dẫn. Báo cáo này có sự tham gia rộng rãi của cơ quan bộ, ban ngành của Chính 16
  17. phủ, các đối tác phát triển cũng như các tổ chức xã hội. Tháng 2 năm 2014, Bảng hỏi cho Chỉ số chính sách phức hợp quốc gia (NCPI) phần A đã được gửi cho các thành viên của Uỷ ban Quốc gia về Phòng chống AIDS, Tệ nạn Ma túy và Mại dâm (là đơn vị điều phối chương trình HIV/AIDS quốc gia của Việt Nam) và các Bộ, ban ngành, tổ chức liên quan. Đồng thời hơn 40 tổ chức xã hội bao gồm các nhóm tự lực, tổ chức tôn giáo, các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế, các nhà tài trợ song phương và đa phương, và các tổ chức Liên Hợp Quốc đã được mời tham gia trả lời bộ câu hỏi chính sách quốc gia phần B. Trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 2/2014, bốn hội thảo tham vấn (1 hội thảo với các cơ quan của chính phủ, 2 hội thảo với các tổ chức dân sự xã hội, 1 hội thảo với các tổ chức phi chính phủ quốc tế và các tổ chức Liên Hợp Quốc) đã được tổ chức để hoàn thành bộ câu hỏi NCPI phần A và B. Hội nghị đồng thuận quốc gia góp ý kiến cho toàn bộ “Báo cáo quốc gia về tiến độ chương trình AIDS toàn cầu” được tổ chức vào ngày 20/3/2014 với sự tham gia của 52 đại biểu đại diện cho 34 đơn vị từ các bộ, ban ngành, đoàn thể, các đối tác phát triển, cũng như các tổ chức xã hội, trình bày kết quả của báo cáo và tạo cơ hội cho các đại biểu xem xét, thảo luận và thống nhất kết quả và khuyến nghị đưa ra trong báo cáo này.bên liên quan. Do đó “Báo cáo quốc gia về tiến độ chương trình AIDS toàn cầu” phản ánh các nội dụng chương trình Mục tiêu Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2012-2015. Bộ Y tế trích dẫn các tiến độ thực hiện các chỉ tiêu đề ra trong Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở giai đoạn 2012-2013, các nội dung chi tiết đề nghị tham khảo bản “Báo cáo quốc gia về tiến độ chương trình AIDS toàn cầu” gửi kèm. 2. Bối cảnh tình hình dịch HIV/AIDS: khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,3%. Giai đoạn này ghi nhận các trường hợp nhiễm HIVAIDS mới phát hiện và tử vong tính chung toàn quốc có xu giảm, tuy nhiên mức độ giảm của dịch chưa sâu, không ổn định và vẫn mức cao, tốc độ giảm của dịch đã chậm lại so với trước đây. Mặc dù số mới phát hiện nhiễm HIV giảm, tuy nhiên số lũy tích các trường hợp hiện nhiễm HIV ngày tiếp tục tăng do thêm số nhiễm mới HIV và giảm số tử vong. Một số khu vực miền núi dịch HIV/AIDS vẫn ở mức cao, khó kiểm soát, đang có xu hướng gia tăng. Các thành phố lớn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh dịch HIV diễn biến vẫn còn phức tạp, các hình thái nguy lây nhiễm HIV cơ đan xen trong các nhóm nguy cơ cao, gia tăng sử dụng ma túy tổng hợp trong các đối tượng khác nhau. Tính từ ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện năm 1990 tại TP Hồ Chí Minh cho đến hết 31/3/2014, toàn quốc hiện có 218.204 trường hợp số trường hợp báo cáo hiện nhiễm HIV (trong đó số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS là 67.259) và đã có 69.287 trường hợp tử vong do HIV/AIDS. Theo ước tính và dự báo dịch HIV/AIDS năm 2013 có khoảng 256.000 người hiện nhiễm HIV trong cộng đồng. Ước tính tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư 0,26%, tỷ lệ này vẫn duy trì thấp hơn mục tiêu khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,3% của Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS. Tuy nhiên tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư sẽ vẫn tiếp tục tăng do số nhiễm HIV mới hằng năm vẫn đang ở mức cao và số tử vong do giảm do ngày càng có nhiều người nhiễm HIV tham gia điều trị ARV. Do đó cần phải đẩy mạnh các biện pháp giảm số nhiễm HIV mới. 17
  18. 3. Ứng phó Quốc gia thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS Báo cáo ghi nhận những nỗ lực đã được thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS trong giai đoạn 2012-2013: a) Tăng cường cam kết chính trị và lãnh đạo đã dẫn đến việc mở rộng và tăng cường ứng phó quốc gia với HIV/AIDS. Vai trò điều phối của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy và mại dâm đã được tăng cường để gia tăng thêm sự giám sát các chương trình HIV và các hoạt động cấp tỉnh, cải thiện sự hợp tác với các bên liên quan khác nhau như những người nhiễm HIV và cộng đồng doanh nghiệp, chú trọng hơn đến sự hợp tác đa ngành và tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội. Trong những năm gần đây nhiều chính sách và văn bản pháp luật đã được sửa đổi, cải tiến và được ban hành mới, tạo ra một khuôn khổ pháp lý mạnh mẽ hơn và phù hợp hơn cho công tác phòng chống HIV/AIDS như "Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030", Nghị định 96/2012/NĐ-CP về quy định điều trị nghiện các chất thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Quyết định số 1899/QĐ- về phê duyệt “Đề án đảm bảo tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013-2020”. b) Sự hợp tác giữa các Bộ, ngành đã được đẩy mạnh hơn, đảm bảo sự tham gia đa ngành mạnh mẽ hơn và kết quả là sự cải tiến trong việc cung cấp dịch vụ. Các Bộ, ngành đã làm việc với nhau và cũng như với các tổ chức quần chúng, tổ chức xã hội và các tổ chức quốc tế để đảm bảo việc cung cấp các dịch vụ. Điểm đáng chú ý nhất trong thành công của công tác này là sự gia tăng nhanh số lượng những người tiếp cận với các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và hỗ trợ HIV.. c) Sự tham gia nhiều hơn của tổ chức xã hội trong ứng phó quốc gia, với sự tham gia mạnh mẽ của cộng đồng. Điều này phản ánh việc mở rộng và tăng cường của các nhóm tự lực và mạng lưới của người sống chung với HIV và các nhóm có nguy cơ nhiễm HIV cao tham gia vào việc vận động và xây dựng chính sách và cung cấp dịch vụ. Đáng chú ý, các đại diện tổ chức xã hội đã tham gia vào các diễn đàn quốc tế và quốc gia quan trọng. Ví dụ, trong năm 2011, Liên hiệp Các Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam (VUSTA) – cơ quan điều phối các tổ chức tổ chức xã hội - đã trở thành một thành viên chính thức của Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS, ma túy và mại dâm; và Cơ chế Điều phối Quốc gia của Quỹ toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét. Vai trò của VUSTA là quan trọng trong cả hai lĩnh vực có liên quan bao gồm cung cấp các dịch vụ dự phòng và chăm sóc hỗ trợ liên quan đến HIV, và củng cố, phát triển hệ thống các tổ chức dựa vào cộng đồng. 4. Đánh giá các mục tiêu cụ thể: a) 60% người dân trong độ tuổi 15 đến 49 hiểu biết đúng về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS và phản đối những quan niệm sai lầm về lây nhiễm HIV/AIDS. Trong giai đoạn 2012-2013 chưa có nghiên cứu đánh giá quốc gia triển khai nghiên cứu đánh giá về hiểu biết đúng về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS và phản đổi những quan niệm sai lầm về lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư nói chung. Tuy nhiên một số nghiên cứu trong đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh dự án phòng, chống HIV/AIDS do ngân hàng thế giới tài trợ năm 2012 cho thấy vẫn còn thấp, tỷ lệ 18
  19. này giao động từ 9,7% đến 41,2%. Do đó để đảm bảo thực hiện mục tiêu quốc gia cần có mở rộng hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông. b) Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy xuống dưới 15%, nhóm người bán dâm dưới 5% và nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới dưới 10%. Tăng cường tập trung vào công tác dự phòng, đem lại những tiến bộ theo hướng gia tăng tiếp cận đến các dịch vụ HIV, đặc biệt là các dịch vụ giảm tác hại, và nhất là mở rộng và đẩy mạnh điều trị duy trì methadone (MMT) cho những người nghiện chích ma túy (NCMT) đã tác động tích cực từng bước làm giảm tình hình nhiễm HIV trong các nhóm nguy cơ cao. Theo kết quả Giám sát trọng điểm HIV năm 2013 tại 41 tỉnh, tỉ lệ hiện nhiễm HIV trung bình ở người NCMT, PNBD và MSM (ở 8 tỉnh) tương ứng là 10,3%, 2,6% và 3,7%; Các tỷ lệ này đều dưới mức chương trình mục tiêu quốc gia đề ra. Tuy nhiên một số tỉnh, thành phố tỷ lệ nhiễm HIV trong các nhóm này vẫn ở mức cao như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Lai Câu, Sơn La.. Việc mở rộng chương trình can thiệp giảm hại cần được đẩy mạnh để đảm bảo mức bền vững khống chế tình hình dịch HIV trong các nhóm nguy cơ cao. c) 70% người nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị ARV được điều trị ARV và khống chế tỷ lệ nhiễm HIV lây truyền HIV từ mẹ sang con dưới 5% vào 2015 Giai đoạn này ghi nhân việc mở rộng các dịch vụ chăm sóc điều trị ARV, cho đến cuối năm 2013 có 67,6% người nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị ARV, so với mục tiêu của chương trình mục tiêu quốc gia, công tác chăm sóc điều trị có thể đạt mục tiêu đề ra vào năm 2015. Tuy nhiên việc mở rộng chương trình chăm sóc điều trị gặp khó khăn với việc cắt giảm kinh phí của các nhà tài trợ, trong khi các nguồn lực trong nước còn gặp nhiều khó khăn. Chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con ghi nhận thay đổi tăng mức độ tiếp cận chương trình này đối với phụ nữ mang thai, mức độ bao phủ xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai đã tăng từ 36,7% năm 2011 lên 49,7% trong năm 2013. Thuốc điều trị kháng virus ARV cho công tác PLTMC cũng được cải thiện. Tỷ lệ phần trăm phụ nữ mang thai dương tính với HIV được điều trị dự phòng bằng thuốc kháng retro-virus đặc hiệu làm giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con tăng 47,4% năm 2012 lên 57% năm 2013. Mặc dù tăng mức độ tiếp cận điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cho phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV, tuy nhiên vẫn còn tỷ lệ đáng kể phụ nữ mang thai nhiễm HIV trong cộng đồng chưa biết tình trạng nhiễm HIV nên không được chăm sóc và điều trị, hoặc phụ nữ mang thai nhiễm HIV phát hiện nhiễm HIV ở giai đoạn muộn, nên được điều trị muộn, hiệu quả không cao. Do đó hiện nay tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con ước tính 19,7%, tỷ lệ này cao hơn hơn nhiều với mục tiêu đề ra. Vì vậy cần đẩy mạnh công tác phát hiện sớm phụ nữ mang thai nhiễm HIV để được điều trị phác đồ hiệu quả nhất, chúng ta mới khống chế tỷ lệ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con dưới 5% vào năm 2015. V. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2014 1. Công tác xây dựng văn bản - Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật theo chương trình công tác UBQG năm 2014. 19
  20. - Trình Chính phủ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. - Phối hợp các bộ ngành liên quan xây dựng và trình Chính phủ đề án mở rộng, duy trì kế hoạch sản xuất thuốc Methadone giai đoạn 2016-2020. 2. Công tác chỉ đạo: - Đôn đốc và hỗ trợ các tỉnh hoàn thiện Kế hoạch thực Quyết định số 1899/QĐ- TTg ngày 16/10/2013 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt “Đề án đảm bảo tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013-2020”. - Chỉ đạo, giám sát, đánh giá các hoạt động tiếp nhận chuyển giao các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS từ các dự án. - Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo phân tuyến kỹ thuật. - Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế trong hỗ trợ tài chính và kỹ thuật. 3. Công tác chuyên môn kỹ thuật - Xây dựng các thông điệp truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với tình hình mới. Ưu tiên triển khai các hoạt động truyền thông ở khu vực miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Phối hợp với Bộ Quốc phòng, Ủy ban Dân tộc và UBND các tỉnh, thành phố triển khai “Chương trình phối hợp tăng cường phòng, chống HIV/AIDS cho đồng bào dân tộc miền núi”. Quảng bá dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS nhằm tăng tiếp cận dịch vụ trong các nhóm đối tượng khác nhau. - Tiếp tục triển khai các hoạt động tiếp thị xã hội bao cao su, tăng cường giám sát việc triển khai biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV trong các cơ sở dịch vụ lưu trú. Triển khai các mô hình phân phát bơm kim tiêm phù hợp với các địa bàn, đặc thù văn hóa xã hội của địa phương. Tiếp tục đôn đốc, hỗ trợ địa phương mở rộng chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế cho các huyện có trên 250 người nghiện chích ma túy, phấn đấu đạt chỉ tiêu điều trị methadone cho trên 20.000 người vào cuối năm2014. - Lồng ghép và đa dạng hóa mô hình tư vấn xét nghiệm tự nguyện, ưu tiên triển khai các dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV lưu động ở các vùng khó khăn, cơ sở y tế hạn chế như các tỉnh miền núi phía bắc. - Tiếp tục duy trì và tăng dung nạp bệnh nhân mới tham gia điều trị tại 318 điểm điều trị ARV, mở rộng mô hình điều trị 2.0, xây dựng đề án mô hình chăm sóc điều trị ARV cho các khu vực miền núi. Tăng cường chất lượng dịch vụ chăm sóc, điều trị ARV và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Mở rộng các dịch vụ xét nghiệm HIV, đảm bảo tính dễ tiếp cận và chất lượng cao. Đẩy mạnh các hoạt động điều trị ARV trong trại giam và trại tạm giam. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2