intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo thực tập: Công Ty Cồ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn –TRIBECO

Chia sẻ: Hoàng Mai | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:65

211
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạn có là một nhà đầu tư cổ phần vốn tiềm năng, một nhà cho vay nhiều kinh nghiệm, một nhà phân tích tài ba của một công ty hay là một vị giám đốc tài chính (CFO) chuyên nghiệp thì khi bạn muốn quyết định xem nên mua hay bán cổ phần, nên cho vay hay từ chối.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo thực tập: Công Ty Cồ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn –TRIBECO

  1. Công Ty Cồ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn–TRIBECO LỜI MỞ ĐẦU Bạn có là một nhà đầu tư cổ phần vốn tiềm năng, một nhà cho vay nhi ều kinh nghiệm, một nhà phân tích tài ba của một công ty hay là một vị giám đốc tài chính (CFO) chuyên nghiệp thì khi bạn muốn quy ết định xem nên mua hay bán cổ phần, nên cho vay hay từ chối hoặc nên lựa ch ọn giữa cách ti ếp tục ki ểu trước đây hay là chuyển sang một quy trình mới, t ất c ả sẽ ph ần l ớn s ẽ ph ụ thuộc vào các kết quả phân tích báo cáo tài chính có chất lượng. Vậy phân tích báo cáo tài chính là gì? Nó có ý nghĩa, vai trò như thế nào đối với các nhà đ ầu tư? Việc phân tích giúp ích gì cho các nhà đầu tư hay không?... Để hiểu rõ hơn sau đây chúng tôi tiến hành phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn – TRIBECO qua nh ững công c ụ và phương pháp phân tích tài chính. Trong quá trình phân tích nếu có gì sai sót mong thầy và bạn đọc chân thành đóng góp ý kiến. Trang 1
  2. Công Ty Cồ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn–TRIBECO CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1. Những vấn đề cơ bản khi phân tích tài chính doanh nghiệp: 1.1. Khái niệm về phân tích tài chính: Phân tích tình hình tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra đối chi ếu và so sánh số liệu tình hình tài chính hiện hành và quá khứ. Tình hình tài chính của đơn vị với những chỉ tiêu trung bình của ngành, thông qua đó các nhà phân tích có thể th ấy đ ược thực trạng tài chính hiện tại và những dự đoán cho tương lai. 1.2. Ý nghĩa của phân tích tài chính : Qua phân tích tình hình tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng về vốn của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Phân tích tình hình tài chính là công cụ quan trọng trong các chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp. Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là c ơ sở cho ra quyết định đúng đắn trong tổ chức quản lý, nhất là chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh. 1.3. Mục tiêu của phân tích tài chính: Có hai mục tiêu chính cần quan tâm đến là: - Thứ nhất, phân tích báo cáo tài chính là nhằm để "hiểu được các con s ố" hoặc để "nắm chắc các con số", tức là sử dụng các công cụ phân tích tài chính như là một phương tiện hỗ trợ để hiểu rõ các số liệu tài chính trong báo cáo. Như vậy, ta có thể đưa ra nhiều biện pháp phân tích khác nhau nhằm để miêu tả những quan hệ có nhiều ý nghĩa và chắt lọc thông tin từ các dữ liệu ban đầu. - Thứ hai, do sự định hướng của công tác phân tích tài chính nhằm vào vi ệc ra quyết định, một mục tiêu quan trọng khác là nhằm đưa ra một cơ sở hợp lý cho việc dự đoán tương lai. Trên thực tế, tất cả các công việc ra quyết đ ịnh, phân tích tài chính hay tất cả những việc tương tự đều nhằm hướng vào tương lai. Do đó, ta sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích báo cáo tài chính nhằm cố gắng đưa ra đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính tương lai của công ty, dựa trên phân tích tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại, và đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng của những sự cố kinh tế trong tương lai. 1.4. Vai trò của phân tích tài chính đối với doanh nghiệp: Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các mối quan hệ kinh tế gắn li ền v ới vi ệc hình thành là sử dụng các quỹ tiền tệ tại doanh nghiệp để phục vụ cho hoạt động s ản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. Vì vậy, việc phân tích tình hình tài chính cho phép các doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn khả năng, sức mạnh cũng như hạn chế của doanh Trang 2
  3. Công Ty Cồ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn–TRIBECO nghiệp. Chính trên cơ sở này các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng với chiến lược kinh doanh có hiệu quả. Phân tích tình hình tài chính còn là công cụ quan trọng trong các chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp. Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho ra quyết định đúng đắn trong tổ chức quản lý nhất là chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh. Chính vì tầm quan trọng trên mà các doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp mình. 2. Các tài liệu dùng trong phân tích tài chính doanh nghiệp: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ là những tài liệu chủ yếu được sử dụng khi phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Ngoài ra, muốn phân tích báo cáo tài tích một cách toàn diện ta còn phải xem xét các thông tin hỗ trợ bổ sung như: Các phân tích và thảo luận của Ban quản lý, Báo cáo của Ban quản trị, Báo cáo kiểm toán, Thuyết minh báo cáo tài chính, Báo cáo ủy nhiệm. 2.1. Bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Phương trình cơ bản xác định bảng cân đối kế toán được trình bày như sau: Tổng Tài sản = Tổng Nợ + Vốn Chủ sở hữu (Vốn cổ phần) Bảng cân đối kế toán được chia làm 2 phần:  Phần Tài sản: các chỉ tiêu ở phần tài sản phản ánh toàn bộ giá tr ị tài sản hi ện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản được phân chia như sau: A: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn B: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn  Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có tại doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý c ủa doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng ở doanh nghiệp. Nguồn vốn được chia ra: A: Nợ phải trả B: Nguồn vốn chủ sở hữu 2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Nếu bảng cân đối kế toán cho thất bức tranh về tài sản công ty tại một thời điểm cụ thể thì báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác; tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác. Trang 3
  4. Công Ty Cồ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn–TRIBECO Nó cho biết liệu doanh nghiệp đó kiếm được lợi nhuận hay không - nghĩa là liệu thu nhập thuần (lợi nhuận thực tế) dương hay âm. Đó là lý do tại sao báo cáo thu nhập thường được xem là báo cáo lỗ, lãi. Ngoài ra, nó còn phản ánh khả năng lợi nhuận c ủa công ty ở cuối một khoảng thời gian cụ thể thường là cuối tháng, quý hoặc năm tài chính của công ty đó. Đồng thời, nó còn cho biết công ty đó chi tiêu bao nhiêu tiền đ ể sinh lợi - từ đó bạn có thể xác định được tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu của công ty đó. Báo cáo kết quả kinh doanh được thể hiện bằng một biểu thức đơn giản như sau: Doanh thu - Chi phí = Thu nhập thuần (hoặc Lỗ thuần) - Doanh thu: số tiền thu được từ việc bán hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng. Một công ty cũng có thể có các khoản doanh thu khác. Trong nhiều trường hợp, những khoản này đến từ các khoản đầu tư hoặc thu nhập lãi suất từ số dư tiền mặt, ta được lợi nhuận gộp. - Lấy lợi nhuận gộp trừ chi phí hoạt động và khấu hao, ta được lợi nhuận hoạt động. Những khoản lợi nhuận này thường được gọi là lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT). - Chúng ta tiếp tục xem những khoản giảm trừ cuối cùng đối với doanh thu. Chi phí lãi vay là lãi suất phải trả từ các khoản vay mà một công ty sử dụng. Thuế thu nhập là thuế thu bởi chính phủ trên thu nhập của công ty, là khoản cuối cùng phải nộp. - Phần doanh thu còn lại được gọi là thu nhập thuần, hoặc lợi nhuận thực t ế. Nếu thu nhập thuần có giá trị dương thì công ty sẽ thu được lợi nhuận. 2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Báo cáo nêu lên chi tiết các lý do tại sao lượng tiền (và những khoản tương đương tiền) thay đổi trong kỳ kế toán. Phản ánh tất cả các thay đổi về tiền tệ theo 3 hoạt động: kinh doanh, đầu tư và tài chính. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho biết có bao nhiêu tiền vào đầu kỳ và còn l ại bao nhiêu vào cuối kỳ. Kế tiếp, nó mô tả công ty đã thu và chi bao nhiêu tiền trong một khoảng thời gian cụ thể. Việc sử dụng tiền được ghi thành số âm, và nguồn tiền được ghi thành số dương. Các doanh nghiệp có thể lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo một hoặc cả hai phương pháp: phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp.  Theo phương pháp trực tiếp: - Đặc điểm của phương pháp này là các chỉ tiêu được xác lập theo các dòng tiền vào hoặc ra liên quan trực tiếp đến các nghiệp vụ chủ yếu, thường xuyên phát sinh trong các loại hoạt động của doanh nghiệp. + Đối với hoạt động kinh doanh : dòng tiền phát sinh chủ yếu liên quan đ ến ho ạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ và việc thanh toán các khoản nợ phải trả liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy các chỉ tiêu thuộc lưu chuyển tiền từ hoạt động Trang 4
  5. Công Ty Cồ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn–TRIBECO kinh doanh thường bao gồm: tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác, tiền đã trả nợ cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tiền trả cho người lao động, tiền đã nộp thuế… + Đối với hoạt động đầu tư : dòng tiền phát sinh chủ yếu liên quan đến việc mua sắm, thanh lý, nhượng bán TSCĐ; xây dựng cơ bản, hoạt động cho vay, mua bán các công cụ nợ của đơn vị khác, hoạt động đầu tư vào các đơn vị khác. + Đối với hoạt động tài chính: dòng tiền phát sinh chủ yếu liên quan đến các nghiệp vụ nhận vốn, rút vốn từ các chủ sỡ hữu và các nghiệp vụ đi vay, trả nợ vay. Ngoài ra nếu doanh nghiệp có sử dụng ngoại tệ trong giao dịch thì khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối kỳ của tiền và tương tiền bằng ngoại t ệ khi lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng là một chỉ tiêu nằm trong báo cáo l ưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.  Theo phương pháp gián tiếp: - Phương pháp gián tiếp bắt đầu từ: + Lợi nhuận ròng trên báo cáo kết quả kinh doanh. + Sau đó diều chỉnh các khoản hạch toán thu chi không bằng tiến mặt ( khấu hao, trích lập dự phòng, đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá hối đoái…). + Loại trừ các khoản lãi từ hoạt động đầu tư và hoạt dộng tài trợ. + Sau đó điều chỉnh những thay đổi của tài sản lưu động (tăng, giảm) trên bảng cân đối kế toán để đi đến dòng tiền ròng từ hoạt động kinh doanh. 2.4. Thông tin hỗ trợ:  Báo cáo của Ban quản trị: Ban quản trị phải nêu bật bất cứ xu hướng thuận lợi hay bất lợi và nhận đ ịnh các biến cố quan trọng và không chắc chắn mà có thể ảnh hưởng đ ấn khả năng thanh toán cả công ty, nguồn vốn và kết quả hoạt động kinh doanh. Họ cũng phải trình bày những thông tin có liên quan đến những sự kiện quan trọng và tình huống không chắc chắn có thể làm cho các thông tin báo cáo tài chính không còn là những ch ỉ dẫn t ốt cho hoạt động kinh doanh và điều kiện tài chính trong tương lai. Mục đích của báo cáo này là để tăng cường: + Trách nhiệm của các nhà quản lý cấp cao đối với hệ thống tài chính và kiểm soát nội bộ của công ty. + Sự phân công vai trò của nhà quản lý, giám đốc và kiểm toán viên trong việc chuẩn bị các báo cáo tài chính.  Báo cáo kiểm toán: Một kiểm toán viên bên ngoài là kiểm toán viên độc lập được ban quản lý thuê để đưa ra ý kiến đánh giá về các báo cáo tài chính của công ty có tuân theo đúng các nguyên tắc kế toán chung được chấp nhận hay không. Phân tích báo cáo tài chính đòi hỏi phải xem xét lại báo cáo kiểm toán để biết chắc rằng cộng ty có nhận đ ược ý kiến Trang 5
  6. Công Ty Cồ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn–TRIBECO đánh giá kém chất lượng không. Bất kỳ ý kiến đánh giá không chất lượng nào cũng làm gia tăng mức độ rủi ro trong phân tích.  Thuyết minh báo cáo tài chính: Bao gồm các thông tin về: - Nguyên tắc và phương pháp kế toán áp dụng. - Liệt kê chi tiết các khoản mục trong báo cáo tài chính. - Các cam kết và sự việc bất ngờ. - Những kết hợp kinh doanh. - Các giao dịch đối với công ty đối tác. - Kế hoạch quyền chọn cổ phiếu. - Những kiện tụng pháp luật. - Khách hàng quan trọng. - Các thông tin bổ sung cho thuyết minh báo cáo tài chính: dữ liệu phân đoạn kinh doanh, doanh thu xuất nhập khẩu, các chứng khoán giao dịch trên thị trường, bảng báo cáo đánh giá, vay nợ ngắn hạn, dữ liệu tài chính hàng quý.  Báo cáo ủy quyền: Báo cáo ủy quyền chứa đựng những thông tin phong phú về một công ty bao gồm thông tin về cổ đông nắm giữ từ 5% cổ phần đang lưu hành, tiểu sử của hội đồng quản trị, các thỏa thuận trả công cho nhân viên và thành viên hội đồng quản trị, kế hoạch phúc lợi cho công nhân và các giao dịch mua bán với nhân viên và thành viên hội đồng quản trị của công ty. 3. Công cụ phân tích tài chính: 3.1. Phân tích tài chính so sánh: Phương pháp này thông qua việc xem xét liên tục các bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập hay báo cáo hoạt động kinh doanh qua các thời kỳ; xem xét những thay đổi trong số dư từng khoản mục riêng lẻ năm và so với năm khác hoặc so sánh nhiều năm với nhau. Hai kỹ thuật của phân tích so sánh thông thường là: - Phân tích biến động từng năm: Việc so sánh các báo cáo tài chính qua các thời kỳ tương đối ngắn – 2 đến 3 năm – thường được thực hiện bằng cách phân tích biến động qua từng năm trong từng khoản mục riêng lẻ. Nhưng nếu xuất hiện một giá tr ị âm ở năm gốc và một giá trị dương ở năm kế tiếp (hay ngược lại) thí không thể tính đ ược một biến động có ý nghĩa. - Phân tích chỉ số xu hướng: Đòi hỏi phải dựa trên kỳ gốc đối với tất cả các khoản mục với chỉ số thường được chọn trước là 100. Nên chọn năm gốc có các đi ều ki ện kinh doanh bình thường. Cũng như khi tính tỷ lệ biến động qua từng năm, một vài biến Trang 6
  7. Công Ty Cồ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn–TRIBECO động nào đó, từ giá trị âm đến giá trị dương, không thể được thể hiện bằng chỉ số. Thời kỳ so sánh càng dài thì kết quả dễ bị ảnh hưởng của giá cả. Kết quả phân tích xu hướng sẽ chuyển tải vào trong các động cơ, chính sách và triết lý của nhà quản trị. 3.2. Phân tích báo cáo tài chính theo tỷ trọng: Phương pháp này cho biết được tỷ trọng của một nhóm hay một nhóm nhỏ cấu thành một khoản mục. Đặc biệt trong phân tích bảng cân đối kế toán thông thường thể hiện tổng Tài sản (hay Nguồn vốn) là 100%. Sau đó các khoản mục bên trong được thể hiện theo tỷ lệ phần trăm so với số tổng Tài sản.Trong phân tích báo cáo hoạt động kinh doanh thì doanh thu ấn định là 100% với các khoản mục còn lại được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm so với doanh thu. Phương pháp này còn được gọi là phân tích theo chiều dọc : đánh giá từ trên xuống (hay từ dưới lên) của phạm vi báo cáo tài chính. Thí dụ khi:  Phân tích bảng cân đối kế toán :  Phân tích kết cấu tài sản: Dùng phưong pháp phân tích theo chiều dọc để: + Xem xét, đánh giá các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp hiện nay trên thị trường như thế nào + Xem xét các khoản phải thu + Xem xét các mục HTK + Xem xét TSLĐ khác + Xem xét TSCĐ để xem giá trị hữu dụng và giá trị kinh tế của nó trên thị trường. Qua bảng kết cấu tài sản có thể đánh giá quy mô về tài sản của doanh nghiệp tăng hay giảm. Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp có được tăng cường hay không thể hiện qua tình hình tăng thêm tài sản cố định.  Phân tích kết cấu nguồn vốn: Dùng phưong pháp phân tích theo chiều dọc để: + Xem xét và đánh giá các khoản mục nợ ngắn hạn doanh nghiệp đang khai thác như vay ngắn hạn, phải trả người bán, người mua trả tiền trước,…có phù hợp không? + Xem xét, đánh giá các khoản nợ dài hạn doanh nghiệp đang sử dụng như thế nào. + Xem xét và đánh giá các khoản nợ khác như chi phí trả trước,..có phù hợp với mục đích sử dụng vốn hay không? + Xem xét và đánh giá nguồn vốn chủ sở hữu doanh nghiệp đang khai thác…  Phân tích biến động thu nhập, chi phí, lợi nhuận ( bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh): Sử dụng phương pháp so sánh theo chiều dọc để: + Xem xét, thu nhập, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp có thực hay không? + Xem xét, thu nhập, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp thay đ ổi có phù h ợp với đặc điểm chi phí, hiệu quả kinh doanh, phương hướng kinh doanh... Báo cáo hoạt động kinh doanh khá thích hợp với phân tích theo tỷ trọng, mỗi khoản mục của báo cáo liên quan đến một khoản mục chính là doanh thu. Đ ối với những mức độ khác nhau, doanh thu gần như ảnh hưởng đến tất cả các chi phí .  Phân tích biến động các dòng tiền qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Trang 7
  8. Công Ty Cồ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn–TRIBECO Tỷ trọng lưu chuyển Lưu chuyển tiền từ hoạt động SXKD tiền từ hoạt động = sản xuất kinh doanh Tổng dòng tiền từ các hoạt động Tỷ trọng lưu chuyển Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư tiền từ hoạt động = đầu tư Tổng dòng tiền từ các hoạt động Tỷ trọng lưu chuyển Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài trợ tiền từ hoạt động = tài trợ Tổng dòng tiền từ các hoạt động Tỷ trọng dòng tiền Dòng tiền thu từ hoạt động đầu tư thu từ hoạt động = đầu tư Tổng dòng tiền thu từ các hoạt động Tỷ trọng dòng tiền Dòng tiền thu từ hoạt động SXKD thu từ hoạt động = SXKD Tổng dòng tiền thu từ các hoạt động Tỷ trọng dòng tiền Dòng tiền thu từ hoạt động tài trợ thu từ hoạt động = tài trợ Tổng dòng tiền thu từ các hoạt động Tỷ trọng dòng tiền Dòng tiền chi hoạt động SXKD chi hoạt động = SXKD Tổng dòng tiền chi các hoạt động Tỷ trọng dòng tiền Dòng tiền chi hoạt động đầu tư chi hoạt động = đầu tư Tổng dòng tiền chi các hoạt động Tỷ trọng dòng tiền Dòng tiền chi hoạt động tài trợ chi hoạt động = Tài trợ Tổng dòng tiền chi các hoạt động 3.3. Phân tích các tỷ số tài chính:  Tỷ số thanh toán:  Tỷ số thanh toán hiện hành: (Rc ) TSLĐ & ĐTNH Tỷ số thanh toán hiện hành = Nợ ngắn hạn  Trang 8
  9. Công Ty Cồ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn–TRIBECO  Tỷ số thanh toán ngắn hạn cho thấy công ty có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số này đo lường khả năng trả nợ của công ty.  Tỷ số thanh toán nhanh: (Rq) Tổng TSLĐ và ĐTNH - HTK Tỷ số thanh toán nhanh = Nợ phải trả ngắn hạn  Tỷ số này cho thấy khả năng thanh toán thực sự của công ty..  Tỷ số hoạt động:  Vòng quay hàng tồn kho: Giá vốn hàng bán trong kỳ Vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quân Số ngày trong kỳ (360 ngày) Kỳ luân chuyển hàng tồn kho = Số vòng quay hàng tồn kho  Số vòng quay hàng tồn kho càng lớn hoặc số ngày một vòng quay hàng tồn kho càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng nhanh. Tuy nhiên nếu quá cao lại thể hiện sự trục trặc trong khâu cung cấp, hàng hoá cung ứng không kịp cung ứng cho khách hàng, gây mất uy tín doanh nghiệp.  Vòng quay các khoản phải thu: Doanh thu thuần Số vòng quay các khoản phải thu = Các khoản phải thu Kỳ thu tiền bình quân Số ngày trong kỳ (360 ngày) Doanh thu thuần (Số ngày của một vòng = = nợ phải thu) Số vòng quay nợ phải thu Doanh thu BQ trong ngày  Số vòng quay nợ phải thu càng lớn và số ngày một vòng quay càng nhỏ thể hiện tốc độ luân chuyển nợ phải thu càng nhanh, khả năng thu hồi nợ nhanh. Tỷ số vòng quay nợ phải thu cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách bán chịu của doanh nghiệp.  Vòng quay tài sản ngắn hạn: Tổng doanh thu thuần trong kỳ Trang vòng quay tài sản ngắn hạn = Số 9 Tài sản ngắn hạn bình quân
  10. Công Ty Cồ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn–TRIBECO Số ngày trong kỳ ( 360 ngày) Số ngày của một vòng quay tài sản ngắn hạn = Số vòng quay tài sản ngắn hạn  Số vòng quay của tài sản ngắn hạn càng lớn hoặc số ngày một vòng quay càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn nhanh góp phần tiết kiệm vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, hạn chế sự ứ đọng hoặc bị chiếm dụng vốn.  Hiệu suất sử dụng Tài sản cố định: Tổng doanh thu thuần trong kỳ Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Tài sản cố định TSCĐ bình quân trong kỳ  Chỉ số này càng lớn thể hiện khả năng thu hồi vốn tài sản cố định của doanh nghiệp nhanh hơn , tạo điều kiện tích lũy, tái đầu tư TSCĐ mới cải thiện tư liệu sản xuất,....  Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản : Tổng doanh thu thuần trong kỳ Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản = Toàn bộ tài sản bình quân trong kỳ  Chỉ số này càng lớn thể hiện khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp nhanh hơn, tạo điều kiện hạn chế vốn dự trữ, bị chiếm dụng,....  Hiệu suất sử dụng Vốn chủ sở hữu: Tổng doanh thu thuần trong kỳ Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ  Chỉ số này càng lớn thể hiện doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả vốn chủ s ở hữu trong kinh doanh.  Tỷ số đòn bẩy tài chính:  Tỷ số nợ trên tài sản: Tổng nợ Tỷ số nợ = Tổng tài sản  Tỷ số này cho thấy bao nhiêu phần trăm tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn vay. Trang 10
  11. Công Ty Cồ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn–TRIBECO  Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu: Tổng nợ Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu  Tỷ số này cho thấy công ty đã sử dụng lượng vốn vay bao nhiêu.  Tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu: Tổng tài sản Tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu  Tỷ số này để tính toán mức độ đi vay mà công ty đang gánh chịu.  Khả năng thanh toán lãi vay: Lợi nhuận trước thuế + lãi vay Khả năng thanh toán lãi vay = Lãi vay  Tỷ số này cho thấy một đồng lãi vay được đảm bảo bởi bao nhiêu đ ồng l ợi nhuận trước thuế và lãi vay.  Tỷ số sinh lợi:  Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: (ROS) Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Doanh thu thuần  Chỉ tiêu này cho biết với một đồng doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.Tỷ suất này càng lơn thì vai trò, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng tốt .  Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ngắn hạn: Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận trên TS ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn bình quân trong kỳ  Tỷ số này cho biết một đồng tài sản ngắn hạn doanh nghiệp sử dụng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này càng cao thì trình độ sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp càng cao.  Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản dài hạn (tài sản cố định và đầu tư dài hạn) Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản dài hạn = Tài sản dài hạn quân trong kỳ Trang 11
  12. Công Ty Cồ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn–TRIBECO  Tỷ số này cho biết một đồng vốn cố định doanh nghiệp sử dụng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này càng cao thì trình độ sử dụng vốn cố định tại doanh nghiệp càng cao.  Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản: (ROA) Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản là một thước đo thích hợp cho tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Tỷ số này phản ánh lợi nhuận của công ty được sinh ra từ tổng tài sản (hoặc tài trợ). Khi lấy tổng tài sản làm cơ sở để tính ROI đôi khi phải thực hiện một số điều chỉnh sau: - Điều chỉnh tài sản không hoạt động: loại bỏ các khoản đầu tư vào thị trường chứng khoán và các khoản tiền mặt vượt trội từ vốn đầu tư nhằm tập trung phân tích vào tài sản hoạt động và tách biệt phân tích hoạt động kinh dodanh khỏi các hoạt đ ộng tài chính của công ty. - Điều chỉnh tài sản vô hình: loại trừ các tài sản vô hình ra khỏi vốn đầu tư, nên thực hiện trước khi tiến hành phân tích. - Điều chỉnh khấu hao tích lũy: đối với phân tích toàn công ty tốt hơn là không cộng lùi khấu hao tích lũy vào vốn đầu tư. Lợi nhuận sau thuế + Lãi vay ( 1 + Thuế suất) Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản = Giá trị tài sản bình quân trong kỳ  Tỷ số này cho biết một đồng tài sản doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này càng cao thì trình độ sử dụng tài sản c ủa doanh nghiệp càng cao.  Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: (ROE) Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu sử dụng bình quân trong kỳ  Tỷ số này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này càng cao thì trình độ sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp càng cao.  Tỷ số giá thị trường:  Thu nhập mỗi cổ phần: (EPS) Lợi nhuận sau thuế Thu nhập của mỗi cổ phần = Số cổ phiếu thường đang lưu hành Trang 12
  13. Công Ty Cồ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn–TRIBECO  Thu nhập của mỗi cổ phần là một yếu tố qua trọng nhất, quyết định giá trị của cổ phần vì nó đo lường sức thu nhập chứ đựng trong một cổ phần hay nói cách khác nó thể hiện thu nhập mà nhà đầu tư có được do mua cổ phần.  Tỷ lệ chi trả cổ tức: Cổ tức mỗi cổ phần Tỷ lệ chi trả cổ tức = Thu nhập mỗi cổ phần Trong đó: Tổng cổ tức Cổ tức mỗi cổ phần = Số lượng cổ phần thường  Chỉ tiêu tỳ lệ chi trả cổ tức nói lên công ty chi trả phần lớn thu nhập cho cổ đông hay giữ lại để tái đầu tư. Đây là một nhân tố quyết định đến giá trị thị trường của cổ phần.  Tỷ số giá thị trường trên thu nhập: (P/E) Giá thị trường mỗi cổ phần Tỷ số giá thị trường trên thu nhập = Thu nhập mỗi cổ phần  Chỉ tiêu này thể hiện giá cổ phần đắt hay rẻ so với thu nhập. 3.4. Phân tích dòng tiền: Sử dụng như là một công cụ để đánh giá nguồn và sử dụng nguồn. Phân tích dòng tiền cung cấp những hiểu biết sâu sắc về một công ty đạt được nguồn tài trợ và sử dụng chúng như thế nào. Nó cũng được sử dụng trong việc dự báo dòng tiền và là một phần của phân tích khả năng thanh toán. 3.5. Các mô hình định giá:  Mô hình chiết khấu cổ tức (DDM):  Định giá nợ: Giá trị của một chứng khoán bằng hiện giá của các khoản thu nhập tương lai được chiết khấu về hiện theo một suất chiết khấu thích hợp. Các khoản thu nhập tương lai của một chứng khoản nợ là tiền lãi và phần vốn gốc. Công thức tính giá tr ị c ủa mọt trái phiếu tại thời điểm t ( VBt) là : I t +1 I I F V Bt = + t +2 2 + ... + t +n n + (1 + r )1 (1 + r ) (1 + r ) (1 + r ) n Với : I t+n : tiền lãi được chi trả trong thời điểm t+n Trang 13
  14. Công Ty Cồ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn–TRIBECO F : khoản chi trả vốn gốc ( thường là mệnh giá của nợ) r : lãi suất ( TSSL khi đáo hạn)  Định giá cổ phần: Giống như định giá nợ nhưng phức tạp hơn vì các khoản thu nhập tương lai của trái phiếu là được xác định còn với cổ phần, nhà đầu tư không có quyền ấn đ ịnh tr ước các khoản thu nhập. Công thức tính giá trị của một cổ phần tại thời điểm t ( VEt) là: E ( Dt +1 ) E ( Dt +2 ) E ( Dt +n ) Vt E = + +... + +... (1 + r )1 (1 + r ) 2 (1 +r ) n Với : Dt+n : cổ tức tại thời điểm t+n r : chi phí sử dụng vốn  Mô hình dòng tiền tự do đối với vốn cổ phần: Tính toán giá trị vốn cổ phần tại thời điểm t bằng cách thay thế cổ tức kỳ vọng bằng dòng tiền tự do đối với vốn cổ phần kỳ vọng: E ( FCFEt +1 ) E ( FCFEt + 2 ) E ( FCFEt + n ) Vt = E + + ... + + ... (1 + r )1 (1 + r ) 2 (1 + r ) n Với : FCFEt+n : dòng tiền tự do đối với vốn cổ phần tại thời điểm t+n r : chi phí sử dụng vốn + Dòng tiền tự do đối với vốn cổ phần được xác định bằng cách lấy dòng tiền hoạt động trừ chi tiêu vốn và điều chỉnh với thay đổi của nợ. + Dòng tiền tự do cũng có thể xác định cho toàn bộ doanh nghiệp. đặc biệt là dòng tiền tự do đối với doanh nghiệp bằng dòng tiền hoạt động (đã được điều chiu3nh với thu nhập và chi phí lãi vay) trừ đi đầu tư vào tài sản hoạt động.  Mô hình thu nhập còn lại: Tính toán giá trị bằng cách sử dụng các biến số kế toán. Theo mô hình này giá r ị c ổ phần tại thời điểm t là tổng của giá trị sổ sách hiện tại và hiện giá các thu nhập còn lại kỳ vọng trong tương lai: REt +1 REt +2 REt +n Vt E = Bt + + + ... + + ... (1 + r )1 (1 + r ) 2 (1 + r ) n Với : Bt : giá trị sổ sách tại cuối thời kỳ t REt+n : thu nhập còn lại dự kiến trong thời kỳ t+n r : chi phí sử dụng vốn + Thu nhập còn lại tại thời kỳ t là thu nhập ròng tổng hợp tr ừ một khoản chi phí trên giá trị sổ sách đầu kỳ RE = Earnt −( r * Bt −1 ) Trang 14
  15. Công Ty Cồ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn–TRIBECO CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN – TRIBECO 1. Những thông tin cơ bản: 1.1. Thông tin về công ty: - Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn - TRIBECO - Tên giao dịch quốc tế: SaiGon Beverages Joint Stock Company. - Tên viết tắt: TRIBECO - Trụ sở chính: 12 Kỳ Đồng, P.9, Q.3, TP. Hồ Chí Minh - Điện thoại: +84-(0)8-824.96.54 - FAX: +84-(0)8-824.96.59 - Email: tribeco@tribeco.com.vn - Website: http://www.tribeco.com.vn - Lĩnh vực: Sản xuất – Chế biến - Ngành: Sản xuất đồ uống - Các đơn vị trực thuộc: + Nhà máy Tribeco Miền Bắc + Chi nhánh bán hàng tại Hà Nội. + Phòng nghiên cứu phát triển thị trường. 1.2. Thông tin về Cổ phiếu: - Ngày lên sàn: 28/12/2001 - Niêm yết tại: HOSE - Mã chứng khoán: TRI - Giá giao dịch phiên đầu: 29.000 đồng * Tại thời điểm 31/12/2008 : - Số lượng cổ phần niêm yết: 7.548.360 - Số lượng cổ phần lưu hành: 7.548.360 - Vốn điều lệ : 65.486.600.000 đồng - Vốn hóa thị trường: 71.709.420.000 đồng Trang 15
  16. Công Ty Cồ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn–TRIBECO Thời gian Ngày niêm Số lượng phát hành yết số CP CP phát Phương án phát hành Mục đích tăng vốn PH mới hành 11/07/2001 Trích lợi nhuận để lại Tăng vốn điều lệ từ chưa phân phối 37,403 tỷ lên 37,903 tỷ 11/12/2003 Trích lợi nhuận để lại Tăng vốn điều lệ từ chưa phân phối 37,903 tỷ lên 45,4836 tỷ. 05/2007 18/05/2007 2.000.000 - Giai đoạn 1: Phát hành 2,1 triệu cổ phiếu cho cổ đông theo hình thức gửi thư chào bán trực tiếp với Tổng vốn huy động của mức giá khởi điểm 30.000 đợt phát hành này dự đồng/cổ phiếu. Nguyên kiến 91,35 tỷ đồng, tắc xác định nhà đầu tư được sử dụng để mở được mua theo giá đặt rộng nhà xưởng và dây mua từ cao xuống thấp. chuyền sản xuất chai 4.000.000 - Giai đoạn 2: Phát hành PET tại Bình Dương và đầu tư dự án xây dựng 964.836 cổ phiếu cho cổ khu căn hộ cao cấp Phú đông hiện hữu theo tỷ lệ Vinh cao 20 tầng tại 10:1 với giá bằng mệnh đường Trần Quang Diệu giá 10.000đồng/cp; và (Q.3, TP.HCM). 935.164 cổ phiếu cho các nhà đầu tư chiến lược và CBCNV theo giá 20.000 đồng/cp. 1.3. Cơ cấu cổ đông: - Số cổ đông trong công ty : 28; số cổ phiếu sở hữu: 4.4460.507; tỷ lệ nắm giữ: 59,09%. - Số cổ đông ngoài công ty:1921; số cổ phiếu sở hữu: 3.087.852; tỷ lệ nắm giữ: 40,91%. - Số cổ đông trong công ty : 105; số cổ phiếu sở hữu: 2.515.004; tỷ lệ nắm giữ: 33,32%. - Số cổ đông trong công ty : 2; số cổ phiếu sở hữu: 3.968.373; tỷ lệ nắm giữ: 52,57%. - Các cổ đông lớn: Uni President, Citigroup Global Market LTD & Citigroup Global Market Financial Products LTD, Vietnam Investment Limited. 1.4. Các thành tích đạt được qua các năm: • Công ty được Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân Chương Lao Động Hạng Ba năm 1992 và Huân Chương Lao động Hạng Nhì năm 1993 về thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất. Trang 16
  17. Công Ty Cồ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn–TRIBECO • Tháng 07 năm 2002 đạt Giấy Chứng Nhận Quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 :2000. • Thương hiệu TRIBECO đoạt giải Sao Vàng Đất Việt liên tục năm 2003 – 2005.Đây là giải thưởng có giá trị lớn được Chính Phủ giao cho Trung Ương Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam và Hội các Doanh Nghiệp Trẻ Việt Nam tổ chức. • Thương hiệu TRIBECO thuộc Top 5 thương hiệu mạnh hàng đầu trên thị trường nước giải khát trong nước. • Sản phẩm của TRIBECO được người tiêu dùng tín nhiệm bình chọn là Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao 11 năm liền (1997 – 2007). • Ngày 24 tháng 10 năm 2003, sản phẩm Sữa Đậu Nành chai và Nước Ngọt có gas đóng lon được Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh công nhận là sản phẩm công nghiệp chủ lực của Thành Phố. • Tháng 10 năm 2005 công ty đạt giải thưởng Chất lượng Việt Nam. 1.5. Các dự án đầu tư mới: - Xaââydựng khu căn hộ cao cấp Phú Vinh 20 tầng với diện tích 3.209 m 2 ở số 108/24 Trần Quang diệu, Q.3, TP.HCM - Xaââydựng Tribeco Building 14 tầng với diện tích 1.048 m2 ở số 12 Kỳ Đồng, F.9, Q.3, Tp.HCM. 2. Lịch sử hình thành và phát triển: 2.1. Giai đoạn hình thành và củng cố ( từ năm 1992 đến 2001): - Năm 1992: Khi Luật Công ty ra đời, Công ty trách nhiệm hữu hạn Tribeco đ ược thành lập với số vốn điều lệ là 8.500.000.000 đồng, giấy phép thành lập số 571/GP-UB do Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh cấp ngày 06 tháng 10 năm 1992, số đăng ký kinh doanh 054399 do Trọng tài Kinh tế cấp ngày 07 tháng 10 năm 1992. Trong đó phần vốn của Nhà nước (Foodexco) góp vào Công ty TNHH Tribeco chiếm 51% vốn điều lệ, phần còn lại 49% là vốn của các cổ đông bên ngoài. - Năm 1993 : Công ty Tribeco liên doanh với Nhà máy bánh kẹo Tràng An Hà Nội thành lập Công ty Nước giải khát Tribeco Hà Nội và mở rộng thị trường ra các tỉnh phía Bắc với tổng số vốn liên doanh là 800 triệu đồng. - Cuối năm 1999, Nhà nước chấp nhận chuyển 51% vốn của Nhà nước tương ứng với số tiền 11.425.530.000 đồng cho tư nhân (Vốn điều lệ của Công ty tại thời điểm chuyển nhượng là 22.403.000.000 đồng). 2.2. Giai đoạn phát triển sản phẩm , đổi mới công nghệ và tham gia niêm yết thị trường chứng khoán (từ năm 2001 đến nay) : Trang 17
  18. Công Ty Cồ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn–TRIBECO - Ngày 16 tháng 02 năm 2001 Công ty TNHH Tribeco chuyển thành Công ty Cổ phần Nước Giải Khát Sài Gòn TRIBECO theo Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Kinh Doanh số 4103000297 do Sở Kế Hoạch & Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp. - Tháng 04 năm 2001, sáp nhập Công ty cổ phần Viết Tân vào Công ty Cổ phần Nước Giải Khát Sài Gòn TRIBECO, nâng vốn điều lệ của Công ty mới lên 37.403.000.000 đồng. - Ngày 07 tháng 11 năm 2001, Công ty Cổ phần Nước Giải Khát Sài Gòn TRIBECO tăng vốn điều lệ từ 37.403.000.000 đồng lên 37.903.000.000 đồng bằng cách trích từ lợi nhuận để lại chưa phân phối. - Tháng 12 năm 2001, Công ty được Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp Giấy Phép Niêm Yết trên Thị Trường Chứng Khoán và đến ngày 28 tháng 12 năm 2001 Công ty chính thức tiến hành phiên giao dịch đầu tiên tại Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh. Công ty đã tăng vốn điều lệ từ 37.903.000.000 đồng lên 45.483.600.000 đồng theo giấy phép tăng vốn của Sở Kế Hoạch & Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp ngày 12 tháng 11 năm 2003 bằng nguồn lợi nhuận để lại. - Quyết định số 01/GCNPH ngày 12 tháng 04 năm 2004 của Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước chấp thuận Công ty phát hành cổ phiếu thưởng cho các cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ lên 45.483.600.000 đồng, trích từ nguồn lợi nhuận để lại của Công ty, tổng cổ phiếu đã phát hành và lưu ký tại Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán TPHCM : 4.548.360 cổ phiếu. - Tháng 10 năm 2005, Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến Thực phẩm Kinh Đô mua cổ phiếu Tribeco và nắm quyền kiểm soát với tỷ lệ cổ phần chi phối là 35,4%. - Tháng 7 năm 2006, thành lập Công ty Cổ phần TRIBECO Bình Dương, vốn điều lệ ban đầu là 50.000.000.000 đồng và hiện nay tăng lên là 200.000.000.000 đ ồng. T ổng chi phí đầu tư ban đầu gần 400 tỷ đồng. Công ty Cổ phần Nước giải khát Sài Gòn – TRIBECO hiện nay góp vốn với tỷ lệ là 36%. - Tháng 4 năm 2007, thành lập Công ty Cổ phần TRIBECO Miền Bắc, vốn điều l ệ 50.000.000.000 đồng. Công ty Cổ phần Nước giải khát Sài Gòn – TRIBECO góp vốn với tỷ lệ là 80%, tổng chi phí đầu tư ban đầu gần 80.000.000.000 đồng. - Tháng 8 năm 2007, Công ty bổ sung vốn từ việc phát hành thêm cổ phiếu , nâng vốn điều lệ lên 75.483.600.000 đồng. Đến thời điểm này, Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến thực phẩm Kinh Đô nắm tỷ lệ cổ phần là 23,42% và Công ty TNHH Uni President Việt Nam nắm tỷ lệ cổ phần là 29,14%. 3. Hoạt động kinh doanh của công ty: 3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý công ty: Trang 18
  19. Công Ty Cồ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn–TRIBECO Tổng Giám đốc Trợ lý Giám đốc Phó Tổng Giám đốc Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận Trung tâm Bộ phận Bộ phận Tài chính Bộ phận nghiên cứu Bán hàng Cung Kế và phát triển điều Marketing – Kế HCNS ứng hoạch sản phẩm phối toán Bộ phận Bộ phận bán hàng Tài chính phía Bắc Bộ phận Bộ phận bán hàng Kế toán phía Nam 3.2. Lĩnh vực kinh doanh của công ty: - Chế biến thực phẩm, sản xuất sữa đậu nành, nước ép trái cây và nước giải khát các loại. - Mua bán hàng tư liệu sản xuất (vỏ chai, hương liệu…) và các loại nước khát. - Sản xuất, kinh doanh, chế biến lượng thực. - Đại lý mua bán hàng hoá. - Sản xuất rượu nhẹ có ga (Soda hương ). - Cho thuê nhà và kho bãi. - Kinh doanh nhà hàng ăn uống. 3.3. Các sản phẩm chính: Mặt hàng nước giải khát có gas và nước giải khát không có gas đựng trong bao bì chai thuỷ tinh hoàn lại, chai PET, lon, hộp giấy và bịch giấy Tetra Park, bình inox như sữa đậu nành, trà bí đao, nước yến ngân nhĩ, nước nha đam; nước ép trái cây TriO; s ữa đậu nành bổ sung canxi Somilk; sữa tiệt trùng Trimilk; nước tinh khiết Watamin; nước tăng lực X2; sữa tươi tiệt trùng cho trẻ em Nata; nước ép dinh dưỡng JENO... Chiến lược phát triển sản phẩm theo hai hướng: đẩy mạnh phát triển sản phẩm nước giải khát không gas như sữa đậu nành, trà cúc, trà đào, trà chanh, sữa đ ậu nành Trang 19
  20. Công Ty Cồ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn–TRIBECO cacao; đồng thời duy trì tốc độ phát triển sản phẩm nước giải khát truyền thống có gas. 3.4. Thị trường: Thị trường chủ yếu : thị trường nội địa tập trung tại TP. HCM và Đ ồng Bằng Đông Nam Bộ. Sản phẩm của công ty được phân phối thông qua hệ thống các đại lý cấp 1, cấp 2, các nhà buôn bán lẻ, phân phối trực tiếp cho các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, trường học, siêu thị, bệnh viên, các điểm vui chơi giải trí lớn của TP. HCM. Ngoài ra Công ty còn xuất khẩu trực tiếp sản phẩm sang Hoa Kỳ, Ấn Độ, Campuchia và xuất khẩu gián tiếp sang Hà Lan, Đài Loan. 4. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua: 4.1. Những tác động của ngành: Việt Nam là một trong những thị trường tiêu thụ nước giải khát không cồn có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới do đó dự báo được đến năm 2012, tổng lượng đồ uống bán lẻ ở Việt Nam sẽ tăng gần 50% so với năm 2007. Trong những năm gần đây có sự cạnh tranh sản phẩm giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Chiếm lĩnh thị trường nước giải khát hiện nay vẫn là hai đại gia Coca-Cola và Pepsi Cola (chiếm hơn 60% thị phần cả nước), còn lại thị trường của các đơn vị sản xuất trong nước như Tân Hiệp Phát, Tribeco, Bidrico… Do áp lực cạnh tranh trên thị trường, khiến các doanh nghiệp không ngừng tung ra các sản phẩm mới và thay đổi chiến lược sản xuất; trong đó có việc giảm tỷ trọng sản xuất nước giải khát có gas. Thị trường xuất khẩu nước giải khát, đặc biệt là các loại nước ép hoa quả, nước uống bổ dưỡng đã tăng trưởng nhanh chóng trong vài năm trở lại đây. Giá trị xuất khẩu nước uống bổ dưỡng chiếm trên 60% tổng giá trị xuất khẩu nước giải khát. Ngành nước giải khát đã chiếm được một thị phần lớn tại các thị trường cao cấp như: Hà Lan, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Anh, Canada, Singapre, Trung Quốc. Các doanh nghiệp nước giải khát có nhiều sản phẩm xuất khẩu phải kể đến như: Công ty CP thực phẩm Đồng Giao, Công ty Yến sào Khánh Hòa, Công ty CP Nước giải khát Tribeco… Một số công ty cùng ngành là: - Công ty Cổ phần Thực phẩm Quốc Tế (IFS) - Công ty Cổ phần Nước Giải khát Chương Dương (SCD) - Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa (THB) - Công ty cổ phần Nước giải khát Sài Gòn-TRIBECO (TRI) - Công ty cổ phần Thực phẩm Lâm Đồng (VDL) - Công ty Cổ phần Thăng Long (VTL) 4.2. Phân tích SWOT của công ty: Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2