intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo Cáo Thực Tập Sản Xuất

Chia sẻ: Tran Quoc Viet | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:31

607
lượt xem
76
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giúp sinh viên tiếp cận được với công nghệ khoan thăm dò và khai thác dầu khí hiện đại nhất đang được áp dụng trong thi công giếng khoan tại mỏ Bạch Hổ. Tìm hiểu cấu tạo và chức năng các thiết bị và dụng cụ trong thi công giếng khoan tại mỏ Bạch Hổ, tìm hiểu cấu tạo chức năng của các thiết bị dụng cụ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo Cáo Thực Tập Sản Xuất

  1. Báo Cáo Thực Tập Sản Xuất 1
  2. MỤC LỤC Báo Cáo Thực Tập Sản Xuất ........................................................................................ 3 I ) Mục đích của thực tập sản xuất. .............................................................................. 4 II ) Yêu cầu khi thực tập sản xuất. ............................................................................... 4 III ) Nội dung thực tập. ................................................................................................. 4 1. Giới thiệu khái quát XNLD Vietsopetro. ...................................................................... 4 2. Xí nghiệp khoan và sửa giếng. ..................................................................................... 5 3. Các yêu cầu cơ bản về an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công khoan ngoài biển. ...................................................................................................................... 6 3.1. Quy tắc sinh hoạt trong khu nhà ở. ............................................................................ 6 3.2. Quy định khi làm việc ở các bloc công nghệ. ............................................................ 6 4. Khái quát đặc điểm cấu trúc mỏ Bạch Hổ. ................................................................... 7 4.1. Thành tạo trầm tích kainozoi. .................................................................................... 7 4.1.1. Các thành tạo trầm tích Neogen- Hệ Đệ Tứ. ........................................................... 7 a) Trầm tích Pliocene- Pleistocene ( Biển Đông ) N2-Qbđ. ............................................... 7 b) Trầm tích Miocene trên- Điệp Đồng Nai ( N13 đn ). ..................................................... 8 c) Trầm tích Miocene giữa - Điệp Côn Sơn ( N1cs). ......................................................... 8 d) Trầm tích Miocene dưới - Điệp Bạch Hổ ( N1bh ). ..................................................... 8 4.1.2. Các thành tạo trầm tích Paleogen. .......................................................................... 8 a) Trầm tích Oligocene trên- điệp Trà Tân ( P32tt )........................................................... 8 b) Trầm tích Oligocene dưới - điệp Trà Cú ( P31 trc ). ...................................................... 9 4.2. Thành tạo đá móng tiền Kainozoi. ............................................................................ 9 4.3. Đặc tính các thành hệ chứa nhiều sét tại mỏ Bạch Hổ. ............................................ 10 4.3.1. Tầng Miocene hạ. ................................................................................................ 10 4.3.2. Tầng Oligocene. .................................................................................................. 11 5. Thiết bị và phương pháp đo thông số dung dịch khoan. ............................................. 11 1) Dung cụ đo trọng lượng riêng dung dịch khoan. ....................................................... 12 a) cân trọng lượng riêng: ( 115-00-10 ). ......................................................................... 12 b) Phao đo trọng lượng riêng ( Nga sản xuất )................................................................ 12 2) Phễu đo độ nhớt. ....................................................................................................... 13 3) máy đo lưu biến 6 tốc độ ( 130-60 )- H3. ................................................................... 13 4) Dụng cụ đo độ thải nước ở nhiệt độ thường. .............................................................. 16 5) Thiết bị đo độ thải nước động ở nhiệt độ và áp suất cao. ............................................ 17 6) Thiết bị đo pha rắn, hàm lượng dầu và chất bôi trơn. ................................................. 17 7) Dụng cụ đo hàm lượng cát (167-00-C ). .................................................................... 18 8) Dụng cụ đo hàm lượng ( K+ ). .................................................................................... 18 9) Dụng cụ đo độ dính của vỏ bùn. ................................................................................ 19 10) Máy đo khả năng bôi trơn của dung dịch lên bộ khoan cụ và thành giếng khoan thông qua sự tăng giảm momen xoắn của dụng cụ. .................................................................. 19 11) Lò nung mẫu quay................................................................................................... 20 12) Lò nung Carbolite( type- 201) ................................................................................. 20 13) máy nén mẫu lõ i CHANDLER ENGIEERING- 4207. ............................................. 21 14) Phương pháp xác định pH. ...................................................................................... 21 15) Hộp phân tích hóa chất( ion Ca2+, Cl-,…). ............................................................... 22 6.1. Chất tạo cấu trúc và tăng độ nhớt. ........................................................................... 22 6.2. Chất làm nặng. ........................................................................................................ 22 2
  3. 6.2.1. Barit. ................................................................................................................... 23 6.2.2. Siđêrit ( FeCO3). .................................................................................................. 23 6.2.3. Canxi Cacbonat ( CaCO3). ................................................................................... 23 6.2.4. Canxi Clorua........................................................................................................ 24 6.3. Chất ức chế sét. ...................................................................................................... 24 6.3.1. Kali Clorua ( KCl ). ............................................................................................. 24 6.3.2. Polyalkylen glycol. .............................................................................................. 25 6.3.4. Polyacrilamide thủy phân từng phần ( PHPA ). .................................................... 25 6.4. Chất bôi trơn. .......................................................................................................... 26 6.5. Chất tao độ pH........................................................................................................ 26 6.5.1. Soda ( Na2CO3 ).................................................................................................. 27 6.5.2. Kali hydrorat ( KOH ). ......................................................................................... 27 6.5.3. Canxi hydroxit ( Ca(OH)2 ). ................................................................................. 27 6.6. Chất diệt khuẩn. ...................................................................................................... 27 6.7. Chất làm loãng........................................................................................................ 28 6.8. Chất phụ gia chống ăn mòn và chống oxi hóa. ........................................................ 28 6.8.1. IDFILM 220X. .................................................................................................... 29 6.8.2. Ironit Sponge ( bột sắt từ ). .................................................................................. 29 6.9. Chất khử bọt. .......................................................................................................... 29 6.9.1. Antifoam A và Antifoam S. ................................................................................. 29 6.9.2. Defoamer. ............................................................................................................ 30 6.10. Chất bít nhét. ........................................................................................................ 30 6.11. Chất giải keo tụ..................................................................................................... 30 Bảng 1.7 ........................................................................................................................ 30 IV) Kết luận. ................................................................................................................ 33 Báo Cáo Thực Tập Sản Xuất 3
  4. I ) Mục đích của thực tập sản xuất. - Giúp sinh viên tiếp cận được với công nghệ khoan thăm dò và khai thác dầu khí hiện đại nhất đang được áp dụng trong thi công giếng khoan tại mỏ Bạch Hổ. - Tìm hiểu cấu tạo và chức năng các thiết bị và dụng cụ trong thi công giếng khoan tại mỏ. - Tìm hiểu được toàn bộ quy trình công nghệ để đưa dòng dầu khí thương mại từ vỉa lên trên bề mặt để thu gom và xử lý. - Tìm hiểu các phương pháp xử lý sự cố xảy ra trong quá trình thi công trực tiếp trên giàn. - Nắm được các quy định về an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong công tác thi công khoan. II ) Yêu cầu khi thực tập sản xuất. - Trong quá trình thực tập, sinh viên phải liên hệ giữa lý thuyết với thực tế và thực hành. - Sinh viên phải thực sự khiêm tốn học hỏi, hăng hái và thực sự cố gắng trong mọi công việc được phân công trong thời gian thực tập. - Nghiêm chỉnh tuân thủ các qui định, qui chế của đơn vị mình đến thực tập, phải hòa mình và tạo quan hệ tốt với mọi người trong đơn vị. III ) Nội dung thực tập. 1. Giới thiệu khái quát XNLD Vietsopetro. Xí nghiệp liên doanh Vietsopetro là hình thức liên doanh đầu tiên giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí. Xí nghiệp liên doanh Vietsopetro được thành lập từ năm 1981 và hoạt động trên cơ sở hiệp định liên Chính Phủ giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Xô Viết ( trước đây ) và sau này là Liên Bang Nga. Để có thể khai thác các mỏ ngoài thềm lục địa phía nam, XNLD Vietsopetro đã tiến hành khảo sát thực địa trên 60 ngàn km tuyến địa chấn, khoan trên 100 ngàn mét khoan thăm dò và gần 800.000 ngàn mét khoan khai thác. Nhờ vậy đã xác định trữ lượng công nghiệp và đưa mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng vào khai thác. Từ tháng 5 năm 1999 sau khi petronas của Malaysia rút khỏi dự án mỏ Đại Hùng nhà nước Việt Nam gioa cho Tổng công ty dầu khí Việt Nam và XNLD tiếp tục duy trì và phát triển dự án nay. Các công tác triển khai nhiệm vụ của nhà nước Việt Nam đã được tiến hành và hiện xí nghiệp Đại Hùng thuộc XNLD đã ra đời nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao phó. Trong 5 năm 1986-1990 XNLD đã khai thác được 5,220,000 tấn đầu thô. Trong 5 năm 1991-1995 XNLD đã khai thác được 29,380,000 tần dầu thô. Dự kiến từ 5 năm 1996-2000 XNLD phần đấu khai thác được 50,400,000 tần dầu thô. 4
  5. Cùng với dầu thô, XNLD Vietspetro còn có khả năng cung cấp hàng tỷ mét khối khí đồng hành. Hệ thống thu gom và xử lý khí cùng đường ống dẫn khí Bạch Hổ – Bà Rịa đã dưa dược vào sử dụng từ tháng 5 năm 1995. Trong năm 1996 XNLD Vietspetro đã cung cấp 300 triệu m3 cho nhà máy điện Bà Rịa. Từ năm 1997 XNLD cung cấp khí đồng hành với công suất trên 2 m3/ngày cho nhu cầu công nghiệp và phục vụ sinh hoạt của nhân dân. Hiện nay khu vực hoạt động của XNLD Vietsopetro co 12 giàn cố định, 8 giàn nhẹ( BK ), 1 giàn trung tâm ( CPP- 2 ), 2 giàn xử lý khí trước khi đưa vào bờ và phục vụ cho quy trình công nghệ của mỏ, 1 giàn ép nước vỉa, 3 tàu chứa dầu thô khai thác từ mỏ lên, trên 150km đường ống ngầm nội mỏ và liên mỏ, 2 giàn tự nâng cung các giàn tự nâng khác của các nhà thầu do XNLD thuê tạo thành một hệ thống khép kín từ khâu khoan, khai thác, vận chuyển, xử lý dầu thô và bơm ép duy trì áp suất vỉa. Ngoài ra xí nghiệp liên doanh còn có đội tàu chuyên dùng gồm 17 chiếc với tổng cộng công suất 97.000 mã lực đảm bảo toàn bộ các dịch vụ trên biển và các đơn vị trực thuộc khác đảm đương các chuyên nghành khác nhau phục vụ cho công tác thăm dò và khai thác dầu khí. Xí nghiệp liên doanh Vietsopetro có đủ khả năng cung cấp các dịch vụ kỹ thuật với tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực khoan các giếng dầu khí, thiết kế và xây dựng các công trình biển, lắp đặt đường ống dẫn dầu và khí, vận tải và dịch vụ… 2. Xí nghiệp khoan và sửa giếng. Xí nghiệp khoan và sửa giếng được thành lập từ tháng 6 năm 1983, đã khoan được trên 200 giếng, chủ yếu là khoan xiên định hướng. Tổng số mét khoan là 854.000m. Độ sâu trung bình đạt 1000m/tháng. Xí nghiệp có đội ngũ cán bộ quản lý kỹ thuật giàu kinh nghiệm. Ngoài nhiệm vụ khoan cho XNLD, Xí nghiệp khoan biển còn có khả năng thực hiện các công việc sau: - Thiết kế các giếng khoan thăm dò khai thác dầu khí ở biển và đất liền. - Trực tiếp chỉ đạo kỹ thuật và thi công các giếng khoan sâu trên 5.000m. - Khoan xiên định hướng có độ lệch lớn đến 70 độ, khoan ngang vào các tầng sản phẩm dầu khí. - Bơm trám xi măng, gia cố going khoan, kiểm tra độ kín các đường ống dẫn dầu, khí và nước. - Sửa chữa các giếng khoan dầu, nước, nâng cấp khả năng khai thác lâu dài. - Kiểm tra khuyết tật các loại thiết bị bằng máy siêu âm, điện tử có độ chính xác cao. 5
  6. Sửa chữa, bảo dưỡng, phục hồi các máy khoan, cơ khí cắt gọt kim loại, thiết bị động lực, thiết bị nâng. 3. Các yêu cầu cơ bản về an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công khoan ngoài biển. 3.1. Quy tắc sinh hoạt trong khu nhà ở. - không được mặc quần áo và đi giầy bảo hộ mang vào khu nhà ở. - quần áo bảo hộ lao động của mọi người phải được bảo quản trong các tủ cá nhân. - không cất giữ đồ ăn trong các phòng ngủ. - chỉ hút thuốc trong phòng ngủ khi có gạt tàn. Trong khu vực nhà ở chỉ được hút thuốc ở những vị trí có biển báo cho phép hút thuốc. Tuy nhiên khi trên công trình biển có xuất hiện tình huống sự cố thì theo lệnh của lãnh đạo công trình các vị trí cho phép hút thuốc này có thể bị thay đổi hoặc bị bãi bỏ. - không tự động sửa chữa, lắp đặt thêm các thiết bị điện trong phòng ngủ khi không được sự cho phép của lãnh đạo công trình hoặc người chịu trách nhiệm về an toàn điện của công trình. - cấm nèm que diêm, mẩu thuốc cũng như các vật dụng khác xuống biển. - không tự động đi vào phòng điều khiển, phòng thông tin liên lạc khi chưa có sự đồng ý của người có them quyền. - khi đi ra khỏi phòng ngủ phải tắt đèn, loa, kiểm tra tình trạng an toàn phòng cháy, nổ và vệ sinh. - cấm bảo quản các chất, vật liệu nổ, dễ cháy và nguy hiểm cháy trong phòng ngủ. - cấm che đèn trong phòng ngủ bằng giấy, màn chắn và các vật dễ cháy khác. - cấm sử dụng các loại dụng cụ điện sinh hoạt cầm tay trong phòng ngủ. - cấm hút thuốc trên giường trải ga. - cấm khóa của và để chợ khóa trong ổ khóa từ phía bên trong của phòng ngủ. - do công trình biển hoạt động 24/24 giờ và trong bất kỳ thời gian nào cũng có người ngủ nên yêu cầu giữ trật tự tối đa ở khu vực nhà ở. - giữ gìn phòng ngủ sạch sẽ, vệ sinh. - các hoạt động trong câu lạc bộ chỉ được phép tiến hành theo thời gian quy định dán bên ngoài của câu lạc bộ. - không câu cá trên các công trình biển. - nghiên cấm mọi hình thức đành bài ăn tiền trên các công trình biển. 3.2. Quy định khi làm việc ở các bloc công nghệ. 6
  7. Khi làm việc ở các bloc công nghệ cần tuân thủ cac yêu cầu sau. - mặc quần áo bảo hộ lao dộng, đi giày, đội mũ, bảo hộ lao động, sử dụng gang tay, kính bảo hộ, nút chống ồn khi cần thiết. - nếu không có nhiệm vụ không được đóng mở các van trên đường công nghệ, các công tắc. - giữ khoảng cách an toàn đối với các cơ cấu đang chuyển động, các cơ cấu truyền lực, các thiết bị nâng thả, thiết bị chịu áp lực… - không tự động đi vào khu vực có biển cấm người lạ. - khi cần thiết làm việc trên cao phải tuân thủ các yêu cầu về an toàn như sử dụng dây an toàn, thang chống trượt… - không được phép tiến hành các công việc sinh lửa khi chưa có giấy phép của lãnh đạo giàn. - khi làm việc ở sàn cập tàu hoặc ở các khu vực có khả năng rơi xuống biển phải áp dụng các biện pháp an toàn như: mang dây bảo hiểm, mặc áo phao, bố trí các phao tròn cứu sinh tại khu vực làm việc. - không được ném rác,vỏ chai nước uống xuống biển. Tất cả các chất thải phải được bỏ vào các thùng rác để gom vào các container sau đó vận chuyển vào bờ để xử lý tiếp. -không được tự động quay phim, chụp hình trên công trình biển khi chưa có sự động ý của lãnh đạo công trình. Những vấn đề gì hành khách còn chưa sáng tỏ hoặc hành khách có các thắc mắc về quy định sinh hoạt và trên công trình biển hãy đừng ngại ngùng, đề nghị hành khách trực tiếp liên hệ với phiên dịch – quản trị hoặc công trình biển được giải thích, hướng dẫn thêm. 4. Khái quát đặc điểm cấu trúc mỏ Bạch Hổ. Khái quát đặc điểm địa tầng và một số tính chất nham thạch của mỏ Bạch Hổ được trình bày ở hình 4.1 Việc mô tả đặc điểm chính của đất đá trong các điệp trầm tích được tiến hành từ trên xuống dưới với mục đích làm sáng tỏ sơ đồ thiết kế giếng khoan. Từ trên xuống dưới, cột dịa tầng của mỏ Bạch Hổ được mô tả như sau : 4.1. Thành tạo trầm tích kainozoi. Trầm tích Kainozoi phủ bất chỉnh hợp trên móng trước kainozoi với chiều dày 3-8 km, càng đi sâu về trung tâm bồn trũng chiều dày càng tăng, chỗ dày nhất tới 8 km. Thành tạo chủ từ trên xuống dưới bao gồm: 4.1.1. Các thành tạo trầm tích Neogen- Hệ Đệ Tứ. a) Trầm tích Pliocene- Pleistocene ( Biển Đông ) N2-Qbđ. Trầm tích của điệp này nằm chỉnh hợp lên trầm tích của điệp Côn Sơn. Trầm tích dưới của điệp này gồm những lớp cát xen lẫn những lớp trầm tích sét mỏng đôi chỗ lẫn cuội, sạn kích thước nhỏ. Phần trên của điệp này là cát 7
  8. thạch anh với kích thước, độ chọn lọc kém, độ mài mòn kém.Bề dày của điệp thay đổi từ 850-950 m. b) Trầm tích Miocene trên- Điệp Đồng Nai ( N13 đn ). Trầm tích của điệp này nằm chỉnh hợp lên trầm tích của điệp Côn Sơn. trầm tích dưới của điệp này gồm các lớp cát xen lẫn những lớp trầm tích sét mỏng đôi chỗ lẫn cuội, sạn kích thước nhỏ. Phần trên của điệp là cát thạch anh với kích thước, độ chọn lọc kém. Bề dày của điệp thay đổi từ 850- 950m. c) Trầm tích Miocene giữa - Điệp Côn Sơn ( N1cs). Trầm tích này phủ chỉnh hợp lên trên trầm tích Miocene dưới. Phần lớn đất đá của điệp này được tạo ra từ cát, cát kết, sét bở rời và sét mềm. Các trầm tích sét dễ thấm nước, bề dày của chúng đạt 5-20 m. Bề dày trầm tích của điệp thay đổi từ 500-600 m. d) Trầm tích Miocene dưới - Điệp Bạch Hổ ( N1bh ). Bề dày trầm tích khoảng 700 m đến 1500 m.Trầm tích này nằm bất chỉnh hợp trên các trầm tích ở dưới. Bề mặt bất chỉnh hợp được xem là quan trọng nhất trong địa chất địa tầng Kainozoi. Điệp này được chia làm 3 phụ điệp: * Phụ điệp Bạch Hổ trên ( N11bh3 ) : bao gồm các tập sét acgilit dẻo và đàn hồi, phân bố cục bộ xen kẽ các lớp cát kết và alevrolit mỏng kết dính nhờ có lớp xi măng sét, sét Montmorillonit xen kẽ với hydromica hoặc cao lanh. * Phụ điệp Bạch Hổ giữa ( N11bh2 ) : chủ yếu gồm các trầm tích alevrolit- sét kết có thành phần đa dạng với các lớp mỏng cát kết hạt mịn được gắn kết bởi xi măng sét. Bề dày thay đổi từ 400 đến 500 m. * Phụ điệp Bạch Hổ dưới (N11bh1 ): có các lớp cát và sét xen kẽ nham thạch chủ yếu là cao lanh kết dính, hiếm gặp xi măng cacbonat. 4.1.2. Các thành tạo trầm tích Paleogen. Trầm tích Oligocene của bồn trũng Cửu Long đ ược tạo thành bởi sự lấp đầy các địa hình sông ngòi cổ, bao gồm các trầm tích lục nguyên, các loại trầm tích sông hồ, đầm lầy, trầm tích ven biển, chúng phủ bất chỉnh hợp lên móng Kainozoi. Trầm tích Oligocene chia làm hai điệp : điệp Trà Tân- Oligocene trên và điệp Tra Cú- Oligocene dưới. a) Trầm tích Oligocene trên- điệp Trà Tân ( P32tt ). Gồm các trầm tích sông hồ đầm lầy và trầm tích biển nông. Các lớp của điệp có bất chỉnh hợp góc địa tầng rõ nét ngay tại phạm vi thuộc cấu tạo của mỏ Bạch Hổ, ở vòm trung tâm nằm trực tiếp trên đá móng kết tinh. Tổng bề dày trầm tích dao động từ 280 đến 1400 m. Được chia làm 3 điệp. 8
  9. * Phụ điệp Trà Tân trên : phát triển tại các mảng lớn của bồn trũng Mekông và tại các phần cánh của đới nâng Bạch Hổ và được tạo thành bởi các lớp cát- cát kết. Bề dày của phụ điệp thay đổi từ 0 đến 400 m. * Phụ điệp Trà Tân giữa : được cấu thành từ các phiến sét acgilit màu đen và màu nâu sẫm, phần dưới của các lát cắt còn gặp các lớp than, sét và cát kết. Bề dày của phụ điệp thay đổi từ 45 đến 100 m ( vòm Nam ) và đến 600 m ( ở các phần cánh của cấu tạo ). * Phụ điệp Trà Tân dưới : trầm tích phân bố rộng trong phạm vi bồn trũng Mêkông ở đó tạo thành lớp đồng nhất có chứa hydrocacbon. Bề dày của lớp này thay đổi từ 0 đến 1200 m tại nếp uốn phía Bắc và rìa nếp uốn phía Tây. Căn cứ vào đặc điểm trầm tích địa tầng và sự khác nhau giữa các hệ số dị thường, người ta phân phụ điệp Trà Tân dưới thành hai đới : dưới và trên. Đới trên được cấu thành bởi sự xen kẽ các lớp phiến sét acgilit và các kết, trong đó chủ yếu là sét, bề dày của tập thay đổi từ 0-800 m. Đới dưới được cấu thành bởi sự xen kẽ các lớp phiến sét và cát kết, phần chủ yếu của lát cắt có cuội sỏi thường được gọi là tập bazan. Bề dày của tập thay đổi từ 0-750 m. Trầm tích Oligocene có đặc tính cơ bản là biểu hiện dị thường áp suất cao. Biến thiên áp suất vỉa từ 0,127 đến 0,133 at/m tại vòm Bắc và từ 0,16 đến 0,175 at/m tại vòm Nam. Điều này buộc phải sử dụng dung dịch có trọng lượng riêng cao ( =1,7 g/cm3 ) để khoan mở vỉa tầng Oligocene trên. b) Trầm tích Oligocene dưới - điệp Trà Cú ( P31 trc ). Bao gồm các tập sét kết màu đen, xám xen kẽ với các lớp cát mịn đến trung bình, gắn kết chủ yếu bởi xi măng kaolinit, lắng đọng trong môi trường sông hồ. Bề dày cấu tạo thay đổi từ 0 đến 412 m tại các vùng giới hạn của vòm trung tâm vắng bóng trầm tích nói trên. 4.2. Thành tạo đá móng tiền Kainozoi. Đây là tầng nham thạch chủ yếu là granit ( thạch anh chiếm trên 25% ), felspat bị phong hóa và các trầm tích không rõ bao vây quanh chúng. Trên móng thường là lớp vỏ bị phong hóa cổ bị biến đổi. Móng bị biến đổi và tạo thành nhiều đới phong hóa xen kẽ có nhiều nứt nẻ vò nhau và uốn nếp, bề dày đạt đến 1000m hoặc lớn hơn nữa. Như cậy các hoạt động phá hủy kiến tạo, biến đổi thứ sinh đã quyết định đặc tính nứt nẻ và độ thấm của đá móng. Theo nghiên cứu độ thấm của đá móng ở đới nứt nẻ biến đổi từ 1Md đến hàng trăm thậm chí hàng nghìn Md. Theo chiều sâu, mức độ nứt nẻ của đá móng có khuynh hướng suy giảm, còn theo bề mặt thì phần nhô cao bị phá hủy mạnh hơn cả. Tính thấm chứa của đá móng còn phụ thuộc vào mức độ biến đổi thứ sinh. Độ lỗ rỗng phổ biến là 4%. Cũng theo các kết quả phân tích mẫu lõi, theo các tài liệu 9
  10. địa vật lý cho thấy độ mở của khe nứt trong đá móng dao động từ 3àm đến 25àm. 4.3. Đặc tính các thành hệ chứa nhiều sét tại mỏ Bạch Hổ. Đá sét kết và đá phiến sét là các loại đá thường gặp trong khi khoan dầu khí và gặp nhiều sự cố nhất trên từng mét khoanso với bất kỳ thành hệ nào. Theo thống kê trên toàn thế giới, chi phí cho các sự cố do sét gây ra là khoảng 500-600 triệu USD mỗi năm. Và các sự cố thường gặp nhất là : sập lở thành giếng, kẹt mút bộ khoan cụ, bó hẹp thành giếng… Chính vì việc nắm rõ vị trí các địa tầng chứa nhiều sét, thành phần và cấu trúc của nó trở nên cực kỳ quan trọng trong công tác khoan dầu khí. ở phần phân tích trên ta thấy rằng hầu hết các tập sét chủ yếu tập trung ở tầng Miocene hạ và Oligocene. ở đó thành phần sét chiếm phần lớn là các khoáng sét có độ trương nở cao như Montmorillonit và có bề dày rất lớn. 4.3.1. Tầng Miocene hạ. Tầng này thường phân bố ở độ sâu khoảng 2200-3000m chủ yếu bao gồm các lớp cát và sét xen kẽ, các lớp sét có thành phần đa dạng và các lớp mỏng cát kết hạt mịn được gắn kết bởi xi măng sét. Phụ điệp Bạch Hổ thuộc Miocene hạ còn được cấu thành bởi các tập sét dẻo đàn hồi, phân bố cục bộ xen kẽ các lớp cát kết và alervolit mỏng kết dính nhờ có xi măng sét, sét Montmorillonite xen kẹp với sét Hydromica và sét Kaolin ít hơn. Trong đó Montmorillonite là sét đặc biệt dễ gây mất ổn định thành giếng, từ đó dẫn đến hàng loạt các phức tạp trong quá trình thi công như : sập lở thành giếng, bó thành và kẹt bộ khoan cụ. Thành phần thạch học của tầng này gồm phần trên là sét màu xanh chiếm ưu thế, đôi chỗ xen kẽ các lớp cát bở rời, hoặc cát kết hạt mịn, phía dưới cát kết thạch anh sắc, độ mài tròn kém, độ hạt ứng theo chiều sâu. Đôi chỗ hàm lượng sét tăng, có độ dày lớn và thay đổi từ sét màu xanh đến sét màu nâu xám, không chứa cacbonat, phía dưới có màu xám đen. Cát thạch anh từ hạt vừa đến hạt mịn. Đăc tính các khoáng vật sét ở địa tầng này được trình bày ở bảng 4.1. Bảng 1.1 Tên khoáng vật độ sâu H = 2200 – 3000m ( Miocene hạ) hàm lượng % Kaolilit 40 Hydromica 15 Montmorillonite 45 Với hàm lượng sét Montmorillnite lớn có độ trương nở rất cao là nguyên nhân chủ yếu gây ra các hiện tượng khó khăn phức tạp trong quá 10
  11. trình khoan. Đặc biệt dễ sập và sụp lở giếng khoan dưới tác dụng của nước thải dung dịch khoan. Bên cạnh đó địa tầng này thường gặp vùng dị thường áp suất thường là 1,65. Do đó khi khoan qua đ ịa tầng này cũng cần phải đảm bảo hệ số an toàn rất cao để đề phòng hiện tượng suất tụ. 4.3.2. Tầng Oligocene. Phân bố ở chiều sâu khoảng 3000-3700m là tầng Oligocene thượng. Thành phần thạch học của tầng này bao gồm các tập sét kết màu đen xám xen kẽ với các lớp mỏng cát kết hạt mịn phát triển ở phần dưới lớp sét chủ yếu gắn kết bởi xi măng Kaolilit. Đôi chỗ gặp đá phun trào. Đặc tính cơ bản của thành hệ Oligocene thượng của mỏ Bạch Hổ chính là biểu hiện của dị thường áp suất cao, biến thiên áp suất vỉa dao động từ 0,16 đến 0,175 at/m tại vòm trung tâm và từ 0,127 đến 0,133 tại vòm bắc. Các yếu tố trên làm cho thành giếng khoan không ổn định và buộc phải áp dụng dung dịch khoan có trọng lượng riêng = 1,6-1,8 g/cm3 để ngăn ngừa biểu hiện xâm nhập khí vào giếng trong quá trình khoan. Từ chiều sâu 3700m đến 4300m là tầng Oligocene hạ được phân bố xen kẽ bởi các lớp cát màu sáng xám, có độ hạt từ mịn đến trung bình, với các lớp phiến sét acgilit màu nâu sẫm gắn kết tốt có nhiều nứt nẻ. Tính không ổn định thành giếng khoan khi thi công qua tầng hệ Oligocene hạ bộc lộ chủ yếu do biểu hiện áp suất lỗ rỗng và sập lở thành giếng do sét trương nở của thành hệ khi sử dụng dung dịch khoan có trọng lượng riêng thấp, và rất nhạy cảm với dung dich khoan có độ thải nước lớn. Đặc tính khoáng vật sét ở tầng Oligocene được trình bày ở bảng 2.2. Bảng 1.2 Tên khoáng vật Độ sâu H = 3000- 4000 (Oligocene hàm lượng (%) ) Kaolinite 50 Hydromica 20 Montmorillonite 30 Theo bảng phân tích 1.1và 1.2 ta thấy rằng hàm lượng khoáng vật sét Montmorillonite của tầng Miocene hạ cao hơn và có độ phân bố nông hơn tầng Oligocene nên sét thuộc Miocene hạ có độ hoạt tính cao hơn hẳn sét thuộc Oligocene. 5. Thiết bị và phương pháp đo thông số dung dịch khoan. Việc đo và kiểm tra các thông số dung dịch là hết sức cần thiết và quan trọng, giúp cho việc đánh giá và kiểm soát chất lượng dung dịch. Sau đây là 11
  12. một số dụng cụ, thiết bị đo các thông số của dung dịch đã và đang sử dụng tại phòng dung dịch XNK&SG và ở các giàn khoan. 1) Dung cụ đo trọng lượng riêng dung dịch khoan. a) cân trọng lượng riêng: ( 115-00-10 ). Dùng để xác định khối lượng của một thể tích dung dịch cho trước. Đơn vị để tính khối lượng cân là pound/gallon (lb/gal ); g/cm³ kg/m³. Phương pháp đo: Đong đầy cốc với dung dịch cần đo, đậy nắp cân và lau sạch phần dung dịch thừa trên nắp cân. Điều chỉnh con trượt trên đòn cân dựa vào bọt khí sao cho cân đạt thăng bằng. Đọc tỷ trọng cân được khi cân đã thăng bằng. Ngoài ra, việc sử dụng cân áp lực tỷ trọng cần thêm thao tác là: dùng xi lanh chuyên dụng hút dung dịch sau đó bơm vào cốc đo để tạo áp lực đẩy khi ra ngoài. Phương pháp này giúp cho việc xác định trọng lượng riêng của dung dịch được chính xác hơn. Chỉnh cân: Trước mỗi lần đo phải căn chỉnh lại dụng cụ đo bằng nước cất có trọng lượng riêng chuẩn bằng ( 1g/cm³ ). Không được sai số quá (+/- 0,009 )g/cm³. Nếu không được thì phải thay thế và mang đi sửa chữa. Định kỳ và phương pháp kiểm tra, hiệu chỉnh ít nhất 06 tháng 01 lần: Cân không được mòn, cong, nứt… Vặn con ốc ở dầu cán cân để thêm hoặc bớt các viên bi, chỉnh cho số đo trọng lượng riêng của cước cất đúng bằng ( 1g/cm³ ). b) Phao đo trọng lượng riêng ( Nga sản xuất ). Cấu tạo gồm: cốc chứa mẫu dung dịch với quả nặng ở phía dưới, có thể tháo ra được. Thể tích của cốc chứa = 78cm³. Nắp cốc gồm phao và cán phao, có ren vặn vào với cốc chứa mẫu. Trên cán phao có 02 thang đo, đơn vị đo là g/cm³, khắc vạch đến 0,01g/cm³. Cụ thể là; + 0,8 - 1,7g/cm³ ( với quả nặng ). + 1,7- 2,6g/cm³ ( không có quả nặng ). Có ống trụ đứng để đựng nước đo. Cách đo: lấy dung dịch vào cốc của phao, đầy đến miệng cốc. Vặn nắp cốc vào, rửa sạch phần dung dịch trào ra bám ở cốc và phao. Sau đó cho phao đo vào ống chứa nước để đo. Khi phao đo đứng thăng bằng, đọc kết quả đo được trên thang đo, theo mức nước nổi của phao. Chú ý, khi dung dịch có trọng lượng riêng lớn hơn 1,7g/cm³ thì phải tháo quả nặng ở phía dưới cốc ra. Hiệu chỉnh : Trước khi đo phải kiểm tra phao với nước sạch sử dụng thang đo phụ. Trên cán phao có khắc vạch từ -0,2 đến +0,1 để kiểm tra và hiệu chỉnh phao. Khi cần hiệu chỉnh, tháo nút trên đầu cán phao và điều 12
  13. chỉnh bằng cách bớt đi hay thêm vào cán phao các hạt nặng để phao đo nổi đúng ở vạch “ O “. 2) Phễu đo độ nhớt. Dụng cụ đo độ nhớt này gồm hai loại được sử dụng đồng thời: * Phễu đo độ nhớt BKP-1 ( hàng do Nga sản xuất ): Cấu tạo gồm: Phễu hình nón với ống chảy có thể tích 700cm3 ống chảy dài 100mm, đường kính = 5mm. Cốc đong có dung tích = 500cm3. Lưới lọc. Trước khi đo phải kiểm tra phễu với nước ngọt sạch, đảm yêu cầu cho kết quả đo = 15 ± 0,5 sec. Cách đo: bịt ngón tay ở đáy phễu, đổ dung dịch qua lưới lọc tới khi đầy phễu ( 750ml ). Bấm thời gian, đồng thời thả ngón tay ra cho dung dịch chảy vào đầy cốc bên dưới ( 500ml ). Độ nhớt biểu kiến được tính bằng giây khi dung dịch chảy đầy cốc ( 500ml ). * Phễu đo độ nhớt OFI ( 110-10 )- ( hàng do Mỹ sản xuất ). Cấu tạo: gồm phễu lớn có dung tích 1500ml, trên miệng phễu có gắn sẵn 1/2 lưới lọc, ống chảy dài 50mm, cốc đong có dung tích >950 ml. Cách đo: bịt ngón tay vào đáy phễu và đổ đầy dung dịch vào phễu qua lưới tới vạch quy định 1500ml. Đo thời gian chảy ra khỏi phễu của 950ml dung dịch vào cốc có khắc vạch bằng đồng hồ bấm giây. Thời gian đo được chính là độ nhớt biểu kiến của dung dịch tại thời điểm đo. Hiệu chỉnh: bằng nước sạch, nước ngọt. Độ nhớt ở 21˚C phải đạt ( 27.5± 0.5 ) giây. ít nhất 06 tháng 01 lần phảI kiển tra lại phễu. Phễu không được mòn, cong, nứt… Dùng ngón tay bịt lỗ chảy của phễu, đổ đầy nước đến miệng phễu, giữ phễu với đầy nước trong thời gian ít nhất 02 phút để kiểm tra chỗ nối của ống chảy với phễu có bị chảy nước không. Nếu hở thì loại bỏ. Lưu ý: sự chênh lệch độ nhớt giữa hai phễu đo độ nhớt của Nga và Mỹ sản xuất tùy thuộc vào trọng lượng riêng của dung dịch đo. Hiện nay trên thị trường phễu đo do Nga sản xuất không còn được sử dụng nữa, nên việc đo và tính toán chủ yếu theo hệ phễu đo của Mỹ. 3) máy đo lưu biến 6 tốc độ ( 130-60 )- H3. Thiết bị đọc trực tiếp hiển thị thông số lưu biến trên thiết bị đo- Reometer. Thiết bị này có thể đo được 6 tốc độ: 600,300,200,100,6 và 3 vòng / phút. Các tốc độ quay 600,300 vòng dùng để xác định độ nhớt biểu kiến, độ nhớt dẻo và ứng lực cắt động. Phương pháp xác định độ nhớt biểu kiến, độ nhớt dẻo và ứng lực cắt động: a) độ nhớt biểu kiến ( Va ): được tính bằng đơn vị (CPs ), là độ nhớt quy ước của dung dịch khoan, nó được xác định bằng cách: đặt 13
  14. mẫu vào thiết bị đo cho đúng vị trí quay của roto, bật công tắc quay ở nấc 600 vòng / phút. b) Khi số đọc đạt đến giá trị ổn định ( thời gian chờ tùy thuộc vào dung dịch khoan cần đo ) đọc thông số này. Gía trị của ( Va ) bằng giá trị số đọc ( 600 vòng/ phút ) chia 2. c) độ nhớt dẻo ( PV ) được tính bằng đơn vị ( CPs) nó đặc trưng cho tính chất lưu biến của dung dịch, giúp làm sạch đáy giếng khoan ở chế độ chảy rối và nâng mùn khoan lên bề mặt nhờ chế độ chảy tầng. (PV ) được đo bằng hiệu số giữa chỉ số đọc ở tốc độ vòng quay 600 vòng/ phút và 300 vòng / phút. d) ưng lực cắt động: tính bằng đơn vị ( Lb/ 100ft2 ). Nó đặc trưng cho sự linh động của dung dịch trong giếng khoan, hiểu quả tải munhf khoan và làm sạch thân giếng khoan khi tuần hoàn. ( YP ) ĐƯẻc tính bằng hiệu số giữa số đọc ở tốc độ vòng quay 300 vòng/ phút và độ nhớt dẻo ( Pv). Ví dụ: chỉ số đọc ở 600v/f: 50 chỉ số đọc ở 300 v/f: 35. độ nhớt biểu kiến sẽ là : ( AV ) = 50/2 = 25 CPs độ nhớt dẻo : ( PV) =50-35 = 15 CPs. ưng lực cắt động: ( YP ) = 35- 15 = 20 lb/100ft2. Độ bền gel ( ứng lực cắt tĩnh ) là đại lượng đặc trưng cho độ bền cấu trúc, tính xúc biến của dung dịch khi phá vỡ trạng thái tĩnh của dung dịch. Đó là một ứng suất nhỏ nhất cần thiết để phá vỡ cấu trúc của dung dịch. Độ bền gel được xác định tại 1 phút và 10 phút ( khi cần có thể xác định ở cả 0 giây, 10 giây thậm chí ở cả 30 phút… Phương pháp xác định ( Gel 1/10 ) như sau: Quấy mẫu ở tốc độ ( 600 v/f) trong thời gian 10-30 giây ( tùy thuộc vào dung dịch đặc hay loãng ) chuyển phím tốc độ về 0 để tắt tốc độ quay. để dung dịch yên tĩnh trong thời gian 1 phút hoặc 10 phút, sau đó bật phím tốc độ về tốc độ 3 v/p chỉ số đọc được cao nhất trên là độ bền tại thời điểm đo, đơn vị là ( lb/100ft2). Với số đọc 200 v/f và 100 v/f dùng để tham khảo so sánh với các số đọc 600v/f và 300v/f. Với số đọc 6 v/f : đươc hiểu là khả năng nâng mùn khoan ở trạng thái động. Với những giếng khoan có độ nghiêng lớn thì thông số này rất quan trọng và phải luôc giữ >8 ( prm ). Hiệu chỉnh: kiểm tra trước mỗi lần đo phải kiểm tra lại dụng cụ ở các vòng quay khác nhau trên dấu chuẩn chuyên dụng ( 20cp, 50cp,100cp,200cp, 14
  15. 500cp ). Đổ dung dịch chuẩn vào cốc đến vạch dấu trong cốc và đặt vào bệ đỡ, sau đó nâng cốc lên để ống quay ngập trong dung dịch chuẩn đến vạch dấu bên trong cốc. Cắm nhiệt kế vào dung dịch chuẩn, đảm bảo sao cho không bị vướng. Bật máy ở chế độ 300 v/f ( cho phép ±2cp) và ở 600v/f ( cho phép ±3cp ) là được. Nếu không được thì phải thay thế máy khác và đem đi sửa chữa. Định kỳ và phương pháp kiểm tra, hiệu chỉnh: ít nhất 06 tháng 01 lần, kiểm tra trước mỗi lần đo, kiểm tra lò xo của máy bằng cách: mở lắp máy, nới ốc chỉnh khoảng 1/2 vòng cho dụng cụ chỉnh vào trong lò xo và quay trục bên trong lò xo nhẹ nhàng theo chiều ngược chiều kim đồng hồ, nếu giá trị đọc thấp so với chuẩn ( lò xo trùng ), và quay ngược lại nếu giá trị đọc cao so với chuẩn ( lò xo căng ). Xiết chặt ốc lại, ( F) vè vị trí 0, sau đó quay núm (G) làm sao để lò xo được giữ ở vị trí tự do, không bị căng ra cũng như không bị ép lại. xiết chặt ốc (F) và đậy nắp (A) lại. * máy đo lưu biến quay tay- 2 speed. Cấu tạo nguyên lý như máy 6 speed, chỉ khác là sử dụng bằng tay để quay. Máy chỉ có tốc độ quay là 600-300-3 v/f. Cần chuyển tốc độ nằm ở tay quay. Cách đo và nguyên lý tương tự máy 6 speed. Hiệu chỉnh : dùng dấu hiệu chuẩn do nhà sản xuất cung cấp kèm theo máy. * máy đo ứng suất cắt tĩnh: ( BCH-3 ). Cấu tạo gồm: hệ thống đo gồm 1 quả trụ có khía rãnh bên ngoài ( đường kính = 39,62 mm, chiều cao = 60mm ) treo và nối với một đĩa tròn có chia vạch qua một dây lò xo quay tự do được. Máy có 5 tốc độ quay: ( 0.2-200-300-600 )v/f. Cách đo: treo ống trụ vào vị trí. đổ dung dịch vào cốc đong đến vạch khắc trong cốc. đặt cốc lên giá đỡ và nâng lên, xoay ngang để đưa cốc vào đúng vị trí đo. bật nút điều chỉnh tốc độ ở mức 600v/f, quay khoảng 1 phút để phá vỡ cấu trúc của dung dịch, chuyển về tốc độ 0,2 v/f, tắt công tắt điện, khi máy dừng ở vị trí (0) khoảng 1 phút, bật điện trở lại để đo lực cắt tĩnh CHC1 kết quả sẽ là giá trị số đọc lớn nhất trên đĩa khắc vạch nhân với hệ số của dây llof xo. đó là giá trị CHC1 đơn vị là din/cm2. tương tự như vậy cho số đo lực cắt tĩnh CHC10 cho 10 phút. Kiểm tra và hiệu chỉnh: trước khi tiến hành đo phải kiểm tra xem vạch (0) trên đĩa quay có trùng với vạch dấu trên thân máy không, nếu không trùng thì phải mở nắp máy ra, nới ốc giữ lò xo, xoay cho tới khi trùng với vạch trên thân máy là được. Phải kiểm tra tốc độ quay 600v/f bằng dấu nhớt chuyên dụng ( 67,5 cp ) để kiểm tra ở nhiệt độ 27˚C nêu sai số vượt quá ±0,2 vạch thì đem đi sửa chữa hoặc thay thế. 15
  16. 4) Dụng cụ đo độ thải nước ở nhiệt độ thường. Độ thấm lọc và độ dày vỏ sét của dung dịch khoan được xác định bằng phương pháp đo độ thải nước. độ thải nước là lượng nước tách ra và thấm vào đất đá thành giếng khoan của dung dịch, nó thường để lại một lớp vỏ sét và các phân tử không tan trong dung dịch. Lớp vỏ này có tác dụng như một màn chắn tạm thời để ngăn cản sự xâm nhập của dung dịch vào thành hệ. Ký hiệu độ dày vỏ sét K((mm); độ thải nước (ml). để xác định B và K sử dụng thước đo và dụng cụ chuyên dụng ( VIC). Thiết bị đo (B) bao gồm 2 loại: + Dụng cụ ( 140-50 ) – ( do Mỹ sản xuất ). Gồm một cốc chứa dung dịch khoan đường kính 76,2 mm và cao 64mm được chế tạo bằng vật liệu ngăn ngừa ăn mòn và chịu được áp lực bên trong khi lọc. Phần đáy của cốc đặt vừa giấy lọc API 9cm. Thể tích cốc chứa 45.8cm2 (±0.6). Bên dưới ống thoát nước là ống đong thủy tinh có chia vạch thể tích(ml) đựng nước lọc. Phần nắp cốc nối với ống dẫn khí nén. Phương pháp đo: làm sạch và khô cốc, đổ đầy dung dịch khoan vào cốc đã nắp giấy lọc Whatman 50, đậy nắp cốc lại và lắp cốc vào hệ thống tạo áp suất 100 psi, giữ ổn định áp suất trong vòng 30 phút, sau đó đọc thể tích filtrate ( ml/ 30 phút ). Xả áp suất, lấy cốc ra khỏi giá đỡ, đổ dung dịch thừa và rửa nhẹ cho trôi lớp mùn khoan. Đo bề dày (mm) của lớp vỏ sét, từ chất lượng của miếng sét này có thể suy luận về độ cứng, mềm, dính, mỏng…làm sạch dụng cụ làm và lau khô sau mỗi lần sử dụng. Tùy điều kiện đòi hỏi mà có thể đo (B) trong khoảng thời gian là 30 phút, hoặc trong khoảng 7,5 phút đầu rồi lấy kết quả nhân đôi. Chính xác nhất là đo trong khoảng 22,5 phút cuối rồi nhân đôI ( vì thời gian đầu dung dịch cũng đi qua giấy lọc nên kêt quả không chính xác ). Kiểm tra: trước mỗi lần đo phải kiểm tra lại thiết bị, ống dẫn khí nén, van bình đo phải đảm bảo không bị dò rỉ, áp suất khí phải đủ. Định kỳ và phương pháp kiểm tra cân chỉnh và bảo dưỡng ít nhất 6 tháng 1 lần, nếu thấy ống cao su không đảm bảo thì thay thế. Các chi tiết cao su cần phải kín. Khi thiết bị không thể hoạt động bình thường được thì có thể thay thế máy mới. + Dụng cụ BM-6 ( do Nga sản xuất ): gồm một cốc đựng dung dịch(110ml) 1 xi lanh tạo áp (1at) thông qua môi trường dầu nén. Lượng nước thải ra ( filtrat) sẽ tương ứng với thể tích khắc vạch trên thân xi lanh. Phương pháp đo: về nguyên lý cũng tương tự như trên đã trình bày. Lưu ý số đọc trên thân xi lanh có thể không chính xác do dầu bị dò rỉ qua khe hở giữa xi lanh và pitông nén, do khí nhiễm bẩn quá nhiều vào dung dịch. Lau khô đế cốc và đặt giấy lọc vào, đặt gioăng cao su lên trên giấy, vặn thân cốc vào đế cốc, nút cao su chặn đường thoát nước trước khi đo. Đổ dung dịch vào cốc đến miệng, vặn thân xilanh vào cốc thật chặt, đổ dầu công 16
  17. nghiệp loại I-30A vào đầy xilanh, đặt pitông vào và nới vít điều chỉnh dầu cho tới khi piston chuyển động xuống trùng với vạch khắc trên thân xilanh. Mở nút cao su và tính thời gian đo. Sau 30 phút đọc kết quả trên thang vạch trên thân xilanh. 5) Thiết bị đo độ thải nước động ở nhiệt độ và áp suất cao. Đây là thiết bị mô phỏng điều kiện dưới giếng khoan. Độ thải nước sẽ được đo ở điều kiện động tương tự như khi tuần hoàn dung dịch khoan. Nhiệt độ cũng tao ra tương tự như điều kiện thực tế dưới đáy giếng khoan. Phương pháp tiến hành như sau: Tháo đáy cốc ra, lắp giấy lọc, gioăng, lưới vào đúng vị trí, vặn các ốc hãm lại. lắp cốc vào, nhớ bôi mỡ bảo vệ nhiệt vào các vòng cao su ( nếu dùng đĩa lọc bằng đá thì phải ngâm trước vào nước hoặc dầu tùy theo dung dịch gốc dầu hay nước – tối thiểu 10 phút để nước thải không thấm vào đĩa. Vặn chặt các ốc hãm và van đáy cốc lại lật cốc lên và đổ dung dịch vào- mực dung dịch cách vòng cao su tối thiểu 5cm để lấy chỗ đặt cánh khuấy và cho dung dịch trương nở. Lắp cánh quạt vào cán trộn. Đậy nắp cốc lại, vặn chặt ốc hãm, đặt cốc vào buồng nung. Sao cho cốc được định vị vào chốt gắn dưới đáy của buồng nung. Đặt nhiệt độ nung t ương ứng với nhiệt độ đáy giếng khoan. Khi đạt nhiệt độ nung thì đèn hiệu sẽ báo sáng. Vặn van cấp áp suất (500psi) vào, sao cho van hướng về phía xa động cơ để dễ dành nối với hệ thống tao áp. Điều chỉnh áp suất đáy đạt 100 psi hứng nước thải trong 30 phút. Hiệu chỉnh: kiểm tra trước mỗi lần đo, kiểm tra độ căng dây curoa, nếu chưa đạt thì nới ốc hãm để căng lại dây, kiểm tra đồng hồ đo, áp suất khí nén và dây nguồn. 6) Thiết bị đo pha rắn, hàm lượng dầu và chất bôi trơn. Thiết bị : retort được dùng để xác định hàm lượng chất rắn và chất lỏng trong dung dịch khoan. Mẫu được đong vào cốc chuyên dụng(50ml) và gia nhiệt đến bốc hơi. Hơi của dung dịch được truyền qua phoi lọc và ngưng tụ chuyển xuống ống thủy tinh khắc vạch hứng bên dưới. Phần thể tích của chất lỏng , dầu và nước được tính theo(%) đơn vị thể tích. (%) pha rắn gồm cả huyền phù và những chất không tan, được xác định bằng thể tích còn trống chỗ trên ống đong có khắc vạch. (%) chất bôi trơn, dầu … được tính bằng thể tích chiếm chỗ của phần dầu, chất bôi trơn… trên thân ống đong nhân với hệ số (1,2-1,3). Còn lại là (%) nước. Phương pháp: rót phần mẫu cần phân tích vào cốc chịu nhiệt, vặn cốc vào thân nung đã bôi mỡ ren chuyên dụng. Đặt thân nung vào Retort. Đậy nắp, bật công tắc nung, đền chỉ thị sẽ sáng. Sau một khoảng thời gian, phần chất lỏng đã đặc trưng cất sẽ thoát ra ngoài chảy vào ống đong bên dưới. 17
  18. đo lượng thể tích của dầu và nước thu tập được và tính phần thăm dầu nước, chất rắn trong mùn khoan. Bảo dưỡng: kiểm tra trước mỗi lần đo: kiểm tra điện áp vào, kiểm tra sự ổn định của máy, đầu nối đảm bảo có mỡ chịu nhiệt ở phần ren nối, thổi khí để thông đường dẫn, phoi lọc không dùng quá 3 lần đo, nếu thấy phoi lọc bẩn thì phải thay phoi mới. Định kỳ và phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng: sau một năm làm việc bình thường thì cần phải kiểm tra và thay thế cụm dây đốt của thiết bị sau: tháo 2 vít 15, nhấc nắp 2 ra, lấy nhẹ nhàng cụm 6 ra kiểm tra để có thể sử dụng lại. tháo nắp điều khiển 16, tháo cụm nung ra khỏi máy thay thế cụm nung mới. Lắp trở lại theo trình tự ngược lại. chú ý nhẹ nhàng để tránh làm rời các mối hàn điện trong máy. Thay phoi lọc thường xuyên để đảm bảo tính chính xác của phương pháp đo. Lau chùi sạch sẽ thiết bị, tra mỡ chịu nhiệt đầy đủ vào các mối nối ren. 7) Dụng cụ đo hàm lượng cát (167-00-C ). Hàm lượng cát chứa trong dung dịch là thể tích cặn thu được khi dung dịch được pha loãng bằng nước với tỷ lệ 1/9 và sau khi để dung dịch ở trạng thái yên tĩnh một chút, hàm lượng cát được tính bằng % đơn vị đặc trưng mức độ nhiễm bẩn của dung dịch. Dung dịch có hàm lượng này coa sẽ làm tăng độ mài mòn bộ khoan cụ và các chi tiết trong hệ vận hành khoan, làm giảm tốc độ cơ học khoan gây ảnh hưởng tới khoan mở vỉa sản phẩm. Thiết bị đo hàm lượng cát bao gồm một sàng rung 200 lỗ, phễu và ống đo thủy tinh để xác định % cát trong mùn khoan, nồng độ cát duy trì ở mức 1%. Phương pháp : đổ dung dịch khoan vào ống đến vạch mức. Sau đó đổ nước vào đến vạch mức khuấy đều và lắc liên tục. Đổ hỗn hợp này qua màng lọc và rửa lại nhiều lần bằng nước sạch để loiaj bỏ mùn khoan khỏi cát sa lắng. Rửa lại phần cát còn lưu trên màng lọc và đổ vào ống đong thủy tinh để tính % thể tích cát. Phần trăm thể tích cát được tính bằng: thể tích đọc được trên thân ống đo có khắc vạch. Kiểm tra: trước mỗi lần đo phải kiểm tra độ tin cậy của dụng cụ đo, vạch chia phải rõ ràng, không nứt vỡ… 8) Dụng cụ đo hàm lượng ( K+ ). Sử dụng phương pháp ly tâm và tạo kết tủa nhờ hóa chất chuyên dụng để tách K+ ra khỏi dung dịch, từ đó ta có thể biết được hàm lượng ion ( K+ ) có trong dung dịch. Phương pháp: lắp hệ thống tay quay vào giá thật chắc chắn. Rót filtrate của dung dịch khoan vào một bên xi lanh có khắc vạch, tương ứng bên kia rót dung dịch KCl (5g/l) hai bên rót thêm vào cùng một lượng hóa chất tạo kết tủa. Thêm vào mỗi bên cùng vài giọt axit- acitric. Quay với tốc 18
  19. độ 1600v/f trong vòng 1 phút. Đọc lượng cặn thu được ở đáy mỗi ống đo và so sáng để tính lượng (K+) có trong dung dịch. Kiểm tra: kiểm tra sự chắc chắn của khung quay, giá đỡ, không để các vật cản trong bán kính (0,5m) tính từ tâm quay. Kiểm tra hóa phẩm phù hợp. Định kỳ và phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng 6 tháng 1 lần Kiểm tra như trước mỗi lần đo, tra dầu nhờn thông thường vào chi tiết chuyển động. Nếu thấy khớp tay quay mòn quá hoặc trục quay rơ thì phải sửa chữa hoặc thay thế mới. 9) Dụng cụ đo độ dính của vỏ bùn. Dụng cụ mô phỏng lớp vỏ bùn của thành giếng khoan tạo ra, qua đó xác định được mức độ dính của thành giếng khoan tương ứng với việc sử dụng các hóa chất, hóa phẩm gia công dung dịch. Phương pháp: đặt giấy lọc và các vòng đệm, gioăng thật chính xác, sau đó vặn chặt lại. Đổ dung dịch khoan vào cốc tới vạch khắc. Đặt lên giá, đậy nắp và cung cấp áp suất nén tới 475 psi ( nhả 1/2 vòng cả van trên và dưới để tạo áp ). Hứng nước lọc ở phía dưới chờ 10 phút, nhả từ từ thanh dính, khi đó thanh dính sẽ bị giữ lại trên vỏ bùn. Chờ thêm 10 phút nữa rồi dùng tay quay momen xoay thanh dính, đọc số đo trên tay quay, lặp lại sau 30 giây, lấy giá trị trung bình của 3 lần đo. Kết thúc đo, vặn chặt van áp lức để xả áp suất, tháo rửa dụng cụ. Kiểm tra : kiểm tra trước mỗi lần đo: kiểm tra đồng hồ áp lực, áp lực tối thiểu phải đạt (600psi), kiểm tra các gioăng cao su bịt kín, sự làm ổn định của các van, sự chắc chắn của cụm thiết bị. Định kỳ và kiểm tra, bảo dưỡng 1 năm 1 lần đo, kiểm tra các vòng cao su nếu cần thiết phải thay thế mới, các bộ phận khác nếu hang hóc trầy xước thì phải khắc phục, nếu cần thì thay thế. 10) Máy đo khả năng bôi trơn của dung dịch lên bộ khoan cụ và thành giếng khoan thông qua sự tăng giảm momen xoắn của dụng cụ. Phương pháp: kiểm tra điện áp phù hợp, cụm bloc đo phải hoạt động bình thường. Lắp hệ thống dao đo và vòng đo vào vị trí đổ nước kỹ thuật vào cốc đo, nâng cụm bloc lên sao cho hệ thống dao đo ngập trong nước mà không chạm đáy cốc. Bật máy chạy không tảI (60v/f) để căn chỉnh số vòng quay. Khi vòng quay đã ổn định, gạt công tắc sang chế độ momem, điều chỉnh momen về vị trí(0). Nếu máy hoạt động bình thường thì bắt đầu ép thanh momen từ từ nâng lực ép lên ( 150 pound/ inch) theo dõi kim đồng hồ momen khi nào đạt trên 30 vạch thì dừng máy. Lúc máy đã sẵn sàng để đo dung dịch khoan. Đổ dung dịch vào cốc, bật máy, chỉnh vòng quay đạt 60v/ f ổn định. Chuyển sang chế độ momen, ép cần momen leen( pound/ inch) theo dõi trong vòng 5 phút, đọc giá trị khi kim ổn định. Đây là giá trị moomen biểu kiến thể hiện mức độ bôi trơn của dung dịch khoan. 19
  20. Kiểm tra và bảo dưỡng: định kỳ kiểm tra, hiệu chỉnh: ít nhất 6 tháng 1 lần kiểm tra máy 1 lần. Rút nguồn điện ra, tháo nắp bảo vệ ra, nới ốc giữ moto và di chuyển cụm moto sao cho dây curoa căng ra, xong xiết chặt ốc giữ moto lại. Đậy nắp bảo vệ lại. tra dầu chịu nhiệt vào ổ bi ở trục chính. Kiểm tra bộ dao đo: độ mòn của bộ doa ảnh hưởng đến giá trị đo, nếu đường kính của vòng đo mòn tới 0,635mm khi đó bề mặt làm việc của vòng đo đã hết- phải thay dao. Hoặc khi đo thấy rãnh dao đo lõm xuống sâu (>0,1 inch) thì phải thay dao mới. 11) Lò nung mẫu quay Thiết bị này nhằm làm cho mẫu nung được đảo đều liên tục trong quá trình nung. Hệ thống cấp nhiệt và cài đặt sẵn trước trên bảng điện tử. Vận hành lò nung mẫu quay do nhan viên phòng dung dịch đảm nhiệm, trước khi vận hành máy phải kiểm tra điện áp nguồn, sự tin cậy của máy. Lò nung mẫu quay có thiết bị tự động đặt giờ cho từng chế độ. Theo dõi nhiệt độcủa lò, khi đạt nhiệt độ đặt thì role sẽ tự động ngắt để đảm bảo nhiệt độ đặt. Bảo dưỡng và hiệu chuẩn: đây là thiết bị có nhiệt độ nung cao, có role tự động ngắt nhiệt khi đạt nhiệt độ đặt, kiểm tra sự tự động ngắt nhiệt đặt của role. Kiểm tra trước mỗi lần đo: kiểm tra dây nguồn nối đất, điện áp an toàn, phích cắm điện và dây dẫn phải chắc chắn, nhiệt kế đảm bảo, thiết bị phải trong tình trạng hoạt động tốt. Định kỳ và phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra hiệu chỉnh: mỗi năm kiểm tra định kỳ tổng thể, bảo dưỡng và hiệu chỉnh máy 1 lần, tháo phần cơ khí của thiết bị xem xét, tra dầu mỡ. Phần động cơ nếu có trục trặc thì yêu cầu xưởng sửa chữa thiết bị của XN khắc phục. Hiệu chuẩn nhiệt độ bằng cách : lấy nhiết kế đã qua kiểm định đo xem có khớp với nhiệt độ nung của thiết bị hiện trên bảng điện tử. Thao tác này phải thực hiện ít nhất là 3 lần, sau lấy giá trị trung bình. Nếu giá trị trung bình nằm trong giới hạn(± 0,5˚C) thì chấp nhận phương pháp tự hiệu chuẩn. Nếu sai số lớn hơn nà khắc phục không được thì đề nghị nhà cung cấp đến xử lý hoặc thay thế. 12) Lò nung Carbolite( type- 201) Thiết bị được chế tạo để phân tích các mẫu cần phải đốt ở nhiệt độ cao như Graphit (1000˚C) và các vật liệu tương đương… Vận hành lò nung mẫu graphit do nhan viên phòng dung dịch đảm nhiệm trước khi vận hành máy phải kiểm tra điện áp nguồn, sự tin cậy của máy. Lò nung mẫu graphit có thiết bị tự động đặt giờ cho từng chế độ, cần có phòng hộ an toàn ở nhiệt độ cao. Phương pháp: đặt chế độ nung, cân khoảng 5-7g mẫu để nung, khi đạt nhiệt độ nung (900˚C) duy trì trong khoảng 2-3 giờ, làm nguội, lấy mẫu ra 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2