intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Biện pháp nhằm tăng cường công tác Quản lí lương tại Công ty Cơ khí Hà Nội

Chia sẻ: Nguyễn Thị Kim Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:70

159
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn sinh viên, đặc biệt là những sinh viên chuyên ngành Tài chinh - Ngân hàng cùng tham khảo "Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Biện pháp nhằm tăng cường công tác Quản lí lương tại Công ty Cơ khí Hà Nội" để có thêm tư liệu hữu ích hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Biện pháp nhằm tăng cường công tác Quản lí lương tại Công ty Cơ khí Hà Nội

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG<br /> CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ<br /> TIỀN LƯƠNG TẠI “CÔNG TY CƠ<br /> KHÍ HÀ NỘI<br /> <br /> 1<br /> <br /> LỜI MỞ ĐẦU<br /> Trong quá trình đổi mới kinh tế, Việt Nam đã có bước phát triển quan trọng<br /> cả về tốc độ và qui mô tăng trưởng. Cải cách kinh tế đã tác động to lớn tới việc<br /> hình thành và phát triển kinh tế nhiều thành phần, giải quyết việc làm và hình thành<br /> thị trường lao động.<br /> Với xu hướng vận động của thị trường lao động đòi hỏi phải có những giải<br /> pháp tích cực nhằm điểu chỉnh các quan hệ lao động trong đó có những vấn đề cốt<br /> lõi như: việc làm và tiền lương, thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tuyển chọn và đào<br /> tạo công nhân, tranh chấp lao động...<br /> Về tiền lương của công nhân ở các Doanh nghiệp, Chính Phủ Việt Nam đã<br /> có những chính sách qui định mức lương cụ thể phù hợp với công việc, trình độ<br /> chuyên môn của công nhân và trả lương theo kết quả sản xuất. Mức lương tối thiểu<br /> được điều chỉnh theo hệ số trượt giá, người lao động và người sử dụng lao động<br /> thỏa thuận với nhau về mức trả công và tién hành kí hợp đồng lao động.<br /> Là một sinh viên khoa Quản Trị kinh doanh Đại Học Công Đoàn, trong thời<br /> gian học tập và rèn luyện tại trường em đã được trang bị những kiến thức về mặt<br /> quản lý kinh tế tại các doanh ngiệp. Tuy nhiên đó chỉ là những kiến về mặt lý luận,<br /> trên thực tế đó là một vấn đề rất khó đối với những sinh viên mới ra trường cũng<br /> như mới vào làm việc tại các doanh nghiệp. Dù được làm ở phòng ban nào thì đó<br /> vẫn là một điều rất khó khăn đối với sinh viên. Do đó em chọn đề tài : Một số biện<br /> pháp nhằm tăng cường công tác quản lý tiền lương tại “Công ty Cơ Khí Hà<br /> Nội” làm đề tài tốt nghiệp.<br /> Ngoài phần mở đầu và phần kết luận chuyên đề gồm 3 phần:<br /> Phần thứ nhất: Những luận cứ khoa học về công tác quản lý tiền lương.<br /> Phần thứ hai: Phân tích thực trạng tình hình quản lý tiền lương ở Công Ty<br /> Cơ Khí Hà Nội.<br /> Phần thứ ba: Một số phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường công tác<br /> quản lý tiền lương ở Công Ty Cơ Khí Hà Nội.<br /> <br /> 2<br /> <br /> PHẦN THỨ NHẤT:<br /> <br /> Những luận cứ khoa học về công tác quản lý tiền lương<br /> I.Tiền lương.<br /> 1.Khái niệm về tiền lương:<br /> Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người có sức lao<br /> động theo năng suất và hiệu quả công việc được giao. Trong các thành phần về khu<br /> vực kinh tế ngoài quốc doanh, tiền lương chịu sự tác động, chi phối rất lớn của thị<br /> trường và thị trường sức lao động. Tiền lương trong khu vực này dù nằm trong<br /> khuôn khổ pháp luật và theo những chính sách của Chính Phủ nhưng chỉ là những<br /> giao dịch trực tiếp giữa chủ và thợ, những “mặc cả” cụ thể giữa một bên làm thuê<br /> một bên đi thuê. Những hợp đồng lao động này trực tiếp đến phương thức trả<br /> công.<br /> Tiền lương danh nghĩa: Tiền lương danh nghĩa được hiểu là số tiền mà người<br /> sử dụng lao động trả cho người lao động. Số tiền này nhiều hay ít phụ thuộc trực<br /> tiếp vào khả năng lao động và hiệu quả làm việc của người lao động, vào trình độ<br /> kinh nghiệm làm việc... ngay trong quá trình lao động.<br /> -Tiền lương thực tế: Tiền lương thực tế được hiểu là giá trị hàng hoá tiêu<br /> dùng và các loại dịch vụ cần thiết mà họ đã mua được từ tiền lương danh nghĩa.<br /> Mối quan hệ tiền lương thực tế và tiền lương danh nghĩa được thể hiện qua công<br /> thức sau đây:<br /> TLdn<br /> TLttế =<br /> Igc<br /> Trong đó : TLttế: Tiền lương thực tế<br /> TLdn: Tiền lương danh nghĩa<br /> Igc:giá cả<br /> <br /> 3<br /> <br /> Như vậy ta có thể thấy là nếu giá cả tăng lên thì tiền lương thực tế giảm đi,<br /> điều này có thể xảy ra ngay khi tiền lương danh nghĩa tăng lên . Tiền lương thực tế<br /> không chỉ phụ thuộc vào số lượng tiền danh nghĩa mà còn phụ thuộc vào giá cả các<br /> loại hàng hoá tiêu dùng và các loại dịch vụ cần thiết mà họ muốn mua. Đây là một<br /> quan hệ rất phức tạp do sự thay đổi của tiền lương danh nghĩa, của giá cả phụ thuộc<br /> vào các yếu tố khác nhau. Trong xã hội, tiền lương thực tế là mục đích trực tiếp của<br /> người lao động hưởng lương, đó cũng là đối tượng quản lí trực tiếp trong các chính<br /> sách về thu nhập, tiền lương và đời sống.<br /> Mức lương là số tiền dùng để trả công lao động trong một đơn vị thời gian<br /> như ngày, giờ hay tháng cho phù hợp với các bậc trong thang lương.<br /> -Tiền lương tối thiểu: là tiền lương nhất định trả cho người lao động làm các<br /> công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường đảm bảo nhu cầu đủ<br /> sống cho người lao động.<br /> Tóm lại việc trả lương cho người lao động ở đây các doanh nghiệp cần phải<br /> tính đến quan hệ Công - Nông tức là so sánh tiền lương với mức thu nhập của<br /> người nông dân hiện nay để không có sự cách biệt lớn về mức sống, tạo nên mâu<br /> thuẫn trong xã hội vì nước ta có đến trên 70% là nông dân. Người nông dân lại đan<br /> xen sinh hoạt và chung sống với người hưởng lương trong từng gia đình, từng thôn<br /> xóm.<br /> 2.Bản chất của tiền lương:<br /> Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sức lao động đã trở thành một thứ<br /> hàng hoá đặc biệt và được trao đổi mua bán trên thị trường. Khi đó giá cả của hàng<br /> hoá sức lao động chính là số tiền mà người lao động nhận được do công sức của họ<br /> bỏ ra.<br /> Vì vậy, bản chất của tiền lương chính là giá cả của sức lao động trong nền<br /> kinh tế thị trường.<br /> <br /> 4<br /> <br /> Với bản chất như vậy, tiền lương - một loại giá cả cũng không nằm ngoài<br /> quy luật của nền kinh tế thị trường. Các quy luật đó bao gồm: quy luật phân phối<br /> theo lao động, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu...<br /> 3.Chức năng và vai trò của tiền lương:<br /> 3.1 Chức năng:<br /> Tiền lương là khoản thu nhập chủ yếu của người lao động, là nguồn lợi ích<br /> mà người lao động dùng để nuôi sống bản thân và gia đình họ, dùng để duy trì quá<br /> trình tái cản xuất tự nhiên và xã hội. Với ý nghĩa như vậy tiền lương thực hiện các<br /> chức năng sau:<br /> Chức năng thước đo giá trị: là giá trị sức lao động vì tiền lương có bản chất<br /> là giá cả hàng hoá sức lao động.<br /> Chức năng kích thích: tiền lương là đòn bẩy kinh tế thu hút người lao động<br /> làm việc hăng say, nhiệt tình, thúc đẩy tăng năng suất lao động, khuyến khích nâng<br /> cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.<br /> Chức năng tích luỹ: đảm bảo cho người lao động không chỉ duy trì cuộc sống<br /> mà còn có thể dự phòng cho cuộc sống lâu dài khi họ hết khả năng lao động hoặc<br /> gặp rủi ro bất trắc.<br /> 3.2 Vai trò:<br /> Để thoả mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần cho bản thân con người<br /> phải tham gia vào quá trình lao động. Thông qua quá trình lao động đó họ sẽ nhận<br /> được một khoản tiền công tương đương với sức lao động đã bỏ ra để ổn định cuộc<br /> sống. Qua đó nảy sinh những nhu cầu mới và những nhu cầu này sẽ tiếp tục tạo<br /> động lực cho người lao động. Vì vậy, tiền công của người lao động là vấn đề đặc<br /> biệt quan trọng đối với bản thân người lao động nói riêng và với các nhà quản lý<br /> nói chung.<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2