intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo thường niên 2010: Hội Y tế công cộng Việt Nam

Chia sẻ: Hoàng Thiện | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:37

84
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Báo cáo thường niên 2010: Hội Y tế công cộng Việt Nam" trình bày các nội dung sau: thư chủ tịch, giới thiệu chung, hội YTCC VN 1 năm nhìn lại, các chương trình-hoạt động nổi bật, báo cáo tài chính, định hướng hoạt động trong năm 2011,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo thường niên 2010: Hội Y tế công cộng Việt Nam

  1. MỤC LỤC Thư Chủ tịch 2 Giới thiệu chung 3 Hội YTCC Việt Nam 1 năm nhìn lại 4 Các chương trình - Hoạt động nổi bật 6 Chương trình “Tăng cường thực thi chính sách không khói thuốc dựa vào mạng lưới Hội YTCC Việt Nam” 6 Chương trình áp dụng phương pháp tiếp cận YTCC trong giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm Dioxin trong thực phẩm tại điểm nóng Đà Nẵng 10 Chương trình “Sáng kiến YTCC về tăng cường sức khỏe người cao tuổi ở Việt Nam” 15 Chương trình “Xây dựng mô hình tăng cường thực hiện chính sách thông qua việc đẩy mạnh thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên tại tỉnh Đồng Tháp” 20 Hoạt động truyền thông vận động chính sách 23 Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ VI 28 Báo cáo tài chính 29 Định hướng hoạt động trong năm 2011 30 Danh sách Ban chấp hành Hội YTCC Việt Nam nhiệm kỳ 2007-2012 31 Thông tin liên hệ 32 Mạng lưới Tỉnh Hội 33 Một số hình ảnh của Hội YTCC Việt Nam 34 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2010 1
  2. THƯ CHỦ TỊCH Quí vị thân mến, Tôi rất hân hạnh được giới thiệu với quí vị Báo cáo thường niên năm 2010 của Hội Y tế Công cộng Việt Nam (Hội YTCC Việt Nam). Năm 2010, Hội YTCC Việt Nam đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận trong các hoạt động nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng. Các hoạt động trong các lĩnh vực: Phòng chống tác hại thuốc lá (PCTHTL), phòng chống phơi nhiễm độc dioxin qua thực phẩm, chương trình nâng cao sức khỏe người cao tuổi (NCT), chương trình tăng cường thực thi chính sách sức khỏe sinh sản cho vị thành niên và thanh niên v.v... được triển khai tại các tỉnh Hội thành viên đã đem lại nhiều ích lợi cho cộng đồng dân cư. Bên cạnh đó các hoạt động đã thu hút được sự cam kết, ủng hộ của lãnh đạo các cấp trong việc giải quyết các vấn đề sức khỏe tại địa phương. Tiếp tục triển khai các hoạt động của năm trước, năm 2011 Hội YTCC Việt Nam sẽ chú trọng vào công tác phát triển mạng lưới, mở rộng chủ đề nghiên cứu can thiệp đồng thời tăng cường hợp tác với các đơn vị trong nước và quốc tế. Thay mặt Ban chấp hành Trung ương Hội YTCC Việt Nam, tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể Hội viên Hội YTCC Việt Nam, các tỉnh Hội thành viên, các tổ chức trong nước và quốc tế, các đơn vị đối tác đã đóng góp nhiều công sức cho một năm hoạt động thành công của Hội. Quí vị có thể truy cập trang web của Hội YTCC Việt Nam tại địa chỉ: www.vpha.org.vn để nhận được các thông tin chi tiết bằng bản điện tử. TM BCH TW Hội YTCC Việt Nam Chủ tịch GS. TS. DƯƠNG ĐÌNH THIỆN 2 HỘI Y TẾ CÔNG CỘNG VIỆT NAM
  3. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Hội YTCC Việt Nam Hội Y tế Công cộng Việt Nam (Hội YTCC Việt Nam) là một tổ chức xã hội nghề nghiệp, hoạt động trong lĩnh vực YTCC. Được thành lập vào ngày 6/6/2002, Hội có mạng lưới bao phủ cả 3 miền. Hội là thành viên của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hiệp hội YTCC Thế giới (WFPHA). Ban chấp hành họp tại Nha Trang tháng 9/2010 Lĩnh vực hoạt động Sức khỏe người cao tuổi Phòng chống tai nạn thương tích Phòng chống tác hại thuốc lá Các hoạt động can thiệp giảm thiểu tác hại của chất độc Da cam/Dioxin Phòng chống HIV/AIDS Phòng chống ung thư Tăng cường vận động và thực thi chính sách y tế Ứng phó biến đổi khí hậu Và nhiều chương trình nghiên cứu, can thiệp khác trong lĩnh vực YTCC. BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2010 3
  4. HỘI Y TẾ CÔNG CỘNG VIỆT NAM – 1 NĂM NHÌN LẠI Tích cực triển khai nhiều hoạt động trong năm 2010 Năm 2010 đánh dấu sự mở rộng mạng lưới và tăng cường hợp tác của Hội YTCC Việt Nam. Hội YTCC Bình Định được thành lập và trở thành thành viên thứ 11 trong mạng lưới tỉnh hội. Mặc dù mới thành lập nhưng ngay từ những hoạt động đầu tiên, Hội YTCC Bình Định đã thể hiện sự năng động và nhanh chóng hòa nhập với hoạt động của mạng lưới các tỉnh Hội, triển khai một số hoạt động hiệu quả như phát triển thêm các chi hội, triển khai các chương trình truyền thông về an toàn vệ sinh thực phẩm, làm mẹ an toàn, phòng chống bạo lực gia đình, tuyên truyền về ung thư cổ tử cung, nói chuyện chuyên đề về bệnh ung thư…Đến nay, mạng lưới hội viên của Hội YTCC Việt Nam ngày càng phát triển, thu hút sự tham gia của đông đảo hội viên hoạt động trong và ngoài lĩnh vực YTCC. Việc xây dựng và củng cố nhân sự văn phòng Trung ương Hội cũng được thực hiện hiệu quả trong năm 2010. Các cán bộ quản lý và trợ lý của các chương trình đã được tham gia các lớp tập huấn trong và ngoài nước, tham dự các hội thảo với các đối tác để nâng cao năng lực triển khai chương trình và vận động chính sách liên quan đến chương trình ưu tiên của Hội. Ban chấp hành Trung ương Hội và các thành viên chủ chốt của tỉnh Hội đã thường xuyên gắn kết, trao đổi thông tin cho việc triển khai các hoạt động trong mục tiêu 5 năm 2007 – 2012. Năm 2010, các chương trình của Hội YTCC Việt Nam được triển khai tại các tỉnh một cách tích cực và hiệu quả. Chương trình PCTHTL tại 6 tỉnh đã gặt hái được những thành công trong việc vận động UBND các tỉnh ban hành chỉ thị không khói thuốc tại 6 tỉnh; xây dựng lực lượng PCTHTL tại các địa phương và góp phần xây dựng được hàng trăm cơ quan, công sở không khói thuốc. Chương trình đã nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của cộng đồng cũng như lãnh đạo địa phương. Chương trình phòng chống phơi nhiễm Dioxin qua thực phẩm cho người dân tiếp tục được nhân rộng tại 4 phường điểm nóng tại Đà Nẵng (An Khê, Hòa Khê, Thanh Khê Tây, Chính Gián) với nhiều hình thức tuyên truyền phong phú cho người dân về nguy cơ và các cách phòng chống nhiễm dioxin qua thực phẩm. Đặc biệt, chương trình cũng đã phối hợp tích cực với các phương tiện thông tin đại chúng trong việc đẩy mạnh hiệu quả tuyên truyền tới người dân. 4 HỘI Y TẾ CÔNG CỘNG VIỆT NAM
  5. Trong năm 2010, chương trình nâng cao sức khỏe NCT tại Tiền Hải - Thái Bình được triển khai tại địa bàn xã Phương Công và thị trấn Tiền Hải đang nhận được sự quan tâm và ủng hộ của các hội viên cũng như lãnh đạo địa phương. Mặc dù mới triển khai nhưng chương trình tăng cường thực thi chính sách sức khỏe sinh sản cho vị thành niên (VTN) và thanh niên (TN) Đồng Tháp đã nhận được kết quả đáng khích lệ. Kế hoạch tổng thể về nâng cao sức khỏe sinh sản (SKSS) cho VTN - TN Đồng Tháp giai đoạn 2010-2015 được các sở, ngành cùng xây dựng từ tháng 8 năm 2010 với sự hỗ trợ kỹ thuật của Hội YTCC Việt Nam và Hội YTCC Đồng Tháp đã được UBND tỉnh phê duyệt và cấp kinh phí 4 tỷ đồng. Bên cạnh các chương trình trên, chương trình truyền thông vận động chính sách tại các tỉnh Hội đã góp phần tăng cường năng lực cho các tỉnh hội cũng như nâng cao nhận thức của cộng đồng về các vấn đề YTCC, về hoạt động của Hội YTCC Việt Nam và các tỉnh Hội. Để tăng cường hiệu quả chương trình, Hội YTCC Việt Nam đã tổ chức tập huấn vận động chính sách cho cán bộ của 11 tỉnh Hội. Đến nay, nhiều sáng kiến truyền thông đã được triển khai, mang lại lợi ích cho cộng đồng. Diễn đàn YTCC thông qua các kênh thông tin được duy trì đều đặn và hiệu quả. Bản tin hàng tháng đã được phát hành và thông tin cập nhật nhất về các hoạt động đã được gửi tới hội viên, đối tác và những người quan tâm. Tạp chí Y tế Công cộng, một tạp chí chuyên ngành với các bài viết chất lượng tốt đã được phát hành 4 số trong năm 2010 và được độc giả đón nhận. Trang tin điện tử www.vpha.org.vn cũng thường xuyên cung cấp thông tin cập nhật nhất về các hoạt động đến những người quan tâm. Tháng 9/2010, Hội nghị khoa học thường niên Hội YTCC Việt Nam đã được tổ chức tại Nha Trang, thu hút hơn 200 thành viên tham dự và trình bày. Hội YTCC Việt Nam đã luôn tăng cường hợp tác với các cơ quan Nhà nước, các viện, trường, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong và ngoài nước trong việc thực hiện các chương trình ưu tiên. Ngày 15/4/2010, Hội YTCC Việt Nam đã ký kết chương trình hợp tác với Hội Người cao tuổi Việt Nam với những chương trình, hoạt động hợp tác cụ thể trong lĩnh vực chăm sóc và phát huy vai trò NCT Việt Nam. Hội YTCC Việt Nam cũng là thành viên chính thức và tích cực của Hiệp hội YTCC Thế giới (WFPHA) và được bầu là thành viên chủ chốt của Ủy ban Phòng chống tác hại thuốc lá của Hiệp hội. Phó Chủ tịch Thường trực Hội YTCC Việt Nam GS. TS. Lê Vũ Anh BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2010 5
  6. CÁC CHƯƠNG TRÌNH – HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT TĂNG CƯỜNG THỰC THI CHÍNH SÁCH KHÔNG KHÓI THUỐC THÔNG QUA MẠNG LƯỚI CỦA HỘI YTCC VIỆT NAM (2009-2011) Mục tiêu của chương trình Tăng sự cam kết của chính quyền địa phương với chính sách không khói thuốc hiện hành ở 6 tỉnh Hải Dương, Thái Bình, Hà Tĩnh, Huế, Khánh Hòa và Đồng Tháp Nâng cao năng lực của các Tỉnh Hội, các đối tác tại địa phương và các tổ chức đoàn thể trong việc thực thi các chính sách không khói thuốc hiện hành tại 6 tỉnh Vận động tăng cường thực thi các chính sách này trên toàn quốc và vận động Quốc hội thông qua chính sách không khói thuốc toàn diện hơn hơn trong dự thảo Luật Phòng chống tác hại thuốc lá Trong năm 2010, chương trình “Tăng cường thực thi chính sách không khói thuốc dựa vào mạng lưới Hội YTCC Việt Nam” tại 6 tỉnh Hải Dương, Thái Bình, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Tp Huế và Đồng Tháp điều phối bởi Hội YTCC Việt Nam đã đạt được thành công đáng kể. Chương trình đã nhận được sự hỗ trợ và hợp tác của Quỹ Bloomberg (BI), Hội Liên hiệp Phòng chống lao và bệnh phổi (The Union), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá quốc gia (VINACOSH) cùng các tổ chức, cơ quan trong và ngoài nước. Xây dựng lực lượng nòng cốt Phòng chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) Thành công đầu tiên của chương trình phải kể đến là việc xây dựng được một lực lượng nòng cốt trong việc thực hiện môi trường không khói thuốc. Hàng trăm cán bộ lãnh đạo, cán bộ triển khai của Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Giao thông, Công đoàn, Hội Phụ nữ và Đoàn thanh niên đã được tập huấn về tác hại của thuốc lá, tính cần thiết và phương pháp triển khai mô hình không khói thuốc tại cơ quan của mình. 6 HỘI Y TẾ CÔNG CỘNG VIỆT NAM
  7. Việc triển khai quy định cấm hút thuốc tại các cơ quan, đơn vị vốn được cho là gặp khá nhiều khó khăn và thử thách. Tuy vậy trong khuôn khổ chương trình, một thành công đặc biệt quan trọng là việc vận động được Ủy ban nhân dân (UBND) tại 6 tỉnh ban hành chỉ thị về việc thực hiện chính sách không khói thuốc, quy định không hút thuốc tại những nơi làm việc và nơi công cộng. Chỉ thị đã được phổ biến tới tất cả các cơ quan, cơ sở tại các tỉnh triển khai. Đây là một bước tiến rất lớn, tạo cơ sở pháp lý, động lực cho việc triển khai quy định tại các đơn vị. Tháng 3 năm 2010, đại diện lãnh đạo UBND của 6 tỉnh triển khai chương trình đã tham quan học tập kinh nghiệm mô hình không khói thuốc tại Hồng Kông. Các đại biểu đã thu được nhiều kinh nghiệm hữu ích từ chuyến đi và tích cực ủng hộ cho các hoạt động PCTHTL tại địa phương. Bên cạnh đó, việc thành lập Ban chỉ đạo PCTHTL tại các tỉnh với sự tham gia của đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo các sở ban ngành đã đảm bảo cho việc chỉ đạo, giám sát và triển khai chương trình thông suốt và hiệu quả tại các đơn vị triển khai. Đó là những yếu tố sống còn quyết định thành công của chương trình. Xây dựng môi trường không khói thuốc tại hàng trăm đơn vị Tính đến nay, chương trình đã xây dựng được mô hình không khói thuốc tại hàng trăm cơ quan, đơn vị trên địa bàn 6 tỉnh. Các đơn vị, cơ quan trong chương trình đều đồng loạt xây dựng và triển khai kế hoạch “không khói thuốc” ngay từ đầu năm 2010. Để tăng cường hiệu quả chương trình, gần 200 cơ quan trường học, bệnh viện, các sở ban ngành đã được cung cấp tài liệu hướng dẫn, poster cấm hút thuốc, biển báo cấm, biển báo lớn treo tại cổng cơ quan với nội dung: “Cơ quan không khói thuốc”. Trong quá trình triển khai đã xuất hiện nhiều đơn vị điển hình thực hiện tốt cơ quan không khói thuốc như: Bệnh viện Đa khoa Chí Linh Hải Dương, Đài Truyền hình Thái Bình, Ga Huế, Bệnh viện Đa khoa Thành phố Hà Tĩnh… Xây dựng môi trường không khói thuốc tại các tỉnh BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2010 7
  8. Đẩy mạnh công tác giám sát hỗ trợ việc thực thi quy định cấm hút thuốc và xây dựng môi trường không khói thuốc Ngay từ bước khởi đầu, Hội YTCC Việt Nam đã xác định khó khăn thách thức khi triển khai quy định cấm hút thuốc nằm ở khâu giám sát, nhắc nhở những người vi phạm. Hội YTCC Việt Nam đã phối hợp cùng với Hội Luật gia Việt Nam tiến hành rà soát các văn bản, pháp lý, các quy định về việc cấm hút thuốc. Kết quả cho thấy, hiện nay mặc dù có quy định cấm nhưng lại rất hạn chế về hướng dẫn thực hiện và thực hiện. Khó khăn này thể hiện ngay cả ở những câu hỏi của người dân: “Ai là người nhắc nhở?”, “Ai là người xử phạt?”, “Xử phạt thì tiền phạt xử lý như thế nào?”... Quá nhiều những thắc mắc nên dường như việc nhắc nhở và xử phạt người vi phạm là bất khả thi. Đối mặt với những khó khăn trên, Hội YTCC Việt Nam cùng các Ban chỉ đạo PCTHTL của 6 tỉnh đã thành lập các đội giám sát gồm các thành viên là thanh tra của 3 ngành: y tế, giáo dục và đào tạo, giao thông vận tải cùng 1 cán bộ của khối văn phòng hành chính. Ghi nhận của các đợt giám sát trong 12 tháng năm 2010 cho thấy, tỷ lệ địa điểm có vi phạm hút thuốc giảm từ 25% xuống còn 6%, địa điểm có mùi khói thuốc cũng giảm từ 40% xuống còn 11%. 50 40 40 30 20 19 20 16 17 21 21 12 16 15 12 11 10 8 6 6 8 8 6 4 3 3 3 3 4 6 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 -201 -2 01 01 -2 01 -201 -2 01 01 -201 -201 -201 01 01 g1 g2 g3 -2 g4 g5 g6 g7 -2 g8 g9 10 1-2 12 -2 án án án án án án án án án g g1 g Th Th Th Th Th Th Th Th Th án án án Th Th Th Biểu đồ: Giám sát các dấu hiệu vi phạm quy định cấm hút thuốc 8 HỘI Y TẾ CÔNG CỘNG VIỆT NAM
  9. Tăng cường nhận thức cho cộng đồng Chương trình đã nỗ lực đưa thành công thông điệp về tác hại của thuốc lá, thực thi Quyết định 1315 QĐ-TTg về thực hiện quy định cấm hút thuốc nơi công cộng của Thủ tướng Chính phủ tới cộng đồng. Nhân ngày Thế giới không hút thuốc lá năm 2010, tại tất cả 6 tỉnh đều đồng loạt ra quân mít tinh, diễu hành hưởng ứng với sự tham gia của hàng trăm học sinh, sinh viên và thanh niên các tỉnh. Kết quả đánh giá nhanh trong cộng đồng về việc thực thi Quyết định 1315 QĐ-TTg do Hội YTCC Việt Nam thực hiện và công bố tại Hội thảo báo chí “Tăng cường thực thi chính sách không khói thuốc” và đã được phát hành rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngoài ra, Hội YTCC Việt Nam cũng tham gia tọa đàm chuyên đề về chủ đề tác hại của thuốc lá với sức khỏe của phụ nữ mang thai trên kênh VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam. Hàng trăm tờ rơi dành cho phụ nữ, nam/nữ sinh viên đã được phát tận tay tới người dân, học sinh, sinh viên, cán bộ công đoàn, hội phụ nữ… Trong các đợt đánh giá của chương trình, kết quả cho thấy, nhận thức và sự ủng hộ của cộng đồng đã tăng lên rất cao với gần 95% người dân ủng hộ việc thực thi môi trường không khói thuốc và quyền được sống trong môi trường trong sạch không khói thuốc. Đặc biệt, tỷ lệ hút thuốc lá trong phòng làm việc của những người hút thuốc đã giảm đáng kể (từ 72% xuống 27%). Tỷ lệ này cũng góp phần làm cho số ngày trung bình tiếp xúc với khói thuốc của công nhân viên tại nơi làm việc giảm mạnh (từ 3,53 xuống 3 ngày). Những thành công của chương trình chính là kết quả từ những nỗ lực của Hội YTCC Việt Nam, các tỉnh hội và sự ủng hộ tích cực của lãnh đạo các tỉnh, thành phố, các nhà tài trợ và các cơ quan đối tác trong suốt một năm qua. Trong thời gian tới, Hội YTCC Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường hoạt động PCTHTL tại các địa phương, thực hiện các hoạt động vận động chính sách nhằm ủng hộ cho việc thông qua Luật Phòng chống tác hại thuốc lá của Quốc hội vào năm 2011. BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2010 9
  10. ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN Y TẾ CÔNG CỘNG TRONG GIẢM THIỂU NGUY CƠ PHƠI NHIỄM DIOXIN TRONG THỰC PHẨM TẠI ĐIỂM NÓNG DIOXIN ĐÀ NẴNG (Tháng 1/2009 - 9/2011) Mục tiêu của chương trình Đánh giá kết quả của chương trình can thiệp triển khai ở Biên Hòa, Đồng Nai để có những điều chỉnh phù hợp trước khi nhân rộng mô hình ra điểm nóng dioxin ở Đà Nẵng Xác định các nguy cơ sức khỏe do phơi nhiễm với dioxin tại điểm nóng dioxin Đà Nẵng Giảm thiểu nguy cơ sức khỏe cho người dân địa phương do phơi nhiễm với dioxin trong thực phẩm ở điểm nóng dioxin Đà Nẵng Tăng cường nhận thức của chính quyền trung ương, địa phương và các cơ quan liên quan ở Đà Nẵng về nguy cơ phơi nhiễm dioxin, các ảnh hưởng sức khỏe và những biện pháp dự phòng Nâng cao năng lực chuyên môn và quản lý của Hội YTCC Việt Nam và Hội YTCC Đà Nẵng trong giảm thiểu nguy cơ sức khỏe cộng đồng do phơi nhiễm với dioxin trong thực phẩm Các hoạt động trong năm 2010 1. Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành của người dân về dự phòng phơi nhiễm dioxin trước khi triển khai chương trình can thiệp tại Đà Nẵng Cuối năm 2009 đầu năm 2010, nghiên cứu mô tả cắt ngang đã được thực hiện tại Đà Nẵng với mục tiêu tìm hiểu Kiến thức - Thái độ - Thực hành (KAP) về dự phòng phơi nhiễm dioxin qua thực phẩm của người dân sống tại 4 phường được cho là bị tác động lớn nhất của ô nhiễm dioxin ở thành phố Đà Nẵng, đó là An Khê, Chính Gián, Hòa Khê và Thanh Khê Tây trước khi triển khai mô hình can thiệp. 10 HỘI Y TẾ CÔNG CỘNG VIỆT NAM
  11. Nhận thức về loại thực phẩm có nguy cơ nhiễm bẩn dioxin nếu được nuôi trồng ở đất, nước nhiễm dioxin, Đà Nẵng, 2/2010 Kết quả của điều tra KAP trước can thiệp cho thấy mặc dù sống ở khu vực điểm nóng về ô nhiễm dioxin nhưng kiến thức về sự tồn tại của dioxin trong môi trường của người dân trước can thiệp còn rất hạn chế, đặc biệt là kiến thức về sự tồn tại của dioxin trong thực phẩm. Nhận thức của người dân về các thực phẩm có nguy cơ nhiễm dioxin chưa tốt. Tỷ lệ biết cá nước ngọt (26,1%), thịt mỡ động vật (10,1%), trứng, sữa (0,3%) có nguy cơ nhiễm dioxin nếu được nuôi trồng trên đất, ao hồ ô nhiễm dioxin là rất thấp. Hơn nữa, người dân chưa có kiến thức đầy đủ về các đường xâm nhập của dioxin từ môi trường vào cơ thể cũng như những ảnh hưởng sức khỏe do phơi nhiễm với dioxin. Phần lớn người dân cho rằng dioxin tồn tại trong nước (76%) và trong đất (54,9%) trong khi đó chỉ có 15,9% số người được hỏi biết dioxin có thể tồn tại trong thực phẩm và chỉ có một người biết dioxin có thể tồn tại trong cả đất, nước, không khí và thực phẩm (0,25%). Về kiến thức liên quan đến đường phơi nhiễm dioxin, chỉ 1,3% đối tượng phỏng vấn biết dioxin có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua cả 3 con đường là qua da, qua đường hô hấp và qua đường ăn uống. Tỷ lệ trả lời không biết là 20,9%. Những ảnh hưởng được chứng minh là có liên quan đến phơi nhiễm dioxin như ung thư, ban clo ít được quan tâm với chỉ 22,3% và 1,4% số người được hỏi biết tới những ảnh hưởng này. Tỷ lệ có thực hành dự phòng phơi nhiễm dioxin ở nhóm có nhận thức dioxin nhiễm qua thực phẩm cao hơn hẳn so với nhóm chưa nhận thức và không biết. BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2010 11
  12. Mối liên quan giữa nhận thức nguy cơ phơi nhiễm dioxin trong thực phẩm và thực hành phòng chống phơi nhiễm dioxin, Đà Nẵng, 2/2010 Kết quả của nghiên cứu khảo sát đánh giá KAP trước can thiệp đã được sử dụng làm cơ sở khoa học giúp cho việc lập kế hoạch can thiệp khả thi và hiệu quả nhằm giảm thiểu nguy cơ nhiễm mới do phơi nhiễm với dioxin trong thực phẩm cho người dân sống ở 4 phường gần sân bay Đà Nẵng và được sử dụng làm số liệu nền giúp cho việc đánh giá kết quả của chương trình can thiệp, sẽ được thực hiện vào quý 3 năm 2011. 2. Các hoạt động triển khai trong năm 2010 Các hoạt động can thiệp bao gồm 4 cấu phần chính: tập huấn, truyền thông trực tiếp, truyền thông gián tiếp trong cộng đồng và truyền thông vận động chính sách. 2.1. Xây dựng tài liệu truyền thông và tập huấn Xây dựng các tài liệu truyền thông Các tài liệu truyền thông dành cho người dân sống tại 4 phường điểm nóng như tờ rơi về tác hại của dioxin, tờ tranh về các biện pháp phòng ngừa phơi nhiễm dioxin được phát tới các hộ gia đình. Tờ tranh khổ lớn treo tại các khu vực nhiều người đi lại, các chợ và trạm y tế xã. Bên cạnh việc xây dựng tài liệu truyền thông, hàng loạt các tài liệu tập huấn, tờ thông tin cũng đã được xây dựng như: Sổ tay dành cho tuyên truyền viên, Sách hướng dẫn dành cho cán bộ tập huấn, tờ thông tin – kết quả đánh Một số sản phẩm truyền thông giá trước can thiệp tại Đà Nẵng. sử dụng trong chương trình can thiệp 12 HỘI Y TẾ CÔNG CỘNG VIỆT NAM
  13. Nâng cao kiến thức và kỹ năng cho tuyên truyền viên và giám sát viên Hội YTCC Việt Nam đã tổ chức 02 hội thảo tập huấn cho giảng viên/giám sát viên và tuyên truyền viên vào cuối tháng 7 đầu tháng 8/2010 với sự tham gia của 30 tuyên truyền viên đến từ 4 phường triển khai hoạt động can thiệp và các cán bộ đại diện đến từ các đơn vị liên quan. Các giảng viên tham gia tập huấn là những chuyên gia trong lĩnh vực y tế công cộng, dinh dưỡng, sức khỏe môi trường đến từ Trường Đại học Y tế Công cộng, Hội Y tế Công cộng Việt Nam và Viện Dinh dưỡng. Các nội dung được tập huấn bao gồm các kiến thức về dioxin, sự tồn tại của dioxin trong môi trường, các con đường phơi nhiễm với dioxin trong môi trường và thực phẩm, các biện pháp dự phòng phơi nhiễm với dioxin, kỹ năng truyền thông tại cộng đồng, kỹ năng giám sát. Với phương pháp giảng dạy tích cực, tập trung vào sự tham gia của người học, tại buổi tập huấn, các tuyên truyền viên được tham gia đóng vai, giải đáp thắc mắc và được phổ biến chi tiết về toàn bộ các hoạt động trong chương trình can thiệp cũng như cơ chế giám sát các hoạt động. Các cán bộ sau khi tham gia lớp tập huấn dành cho giảng viên cũng được thực hành tập huấn lại cho các tuyên truyền viên. Trong số đó, các cán bộ phù hợp sẽ được lựa chọn để trở thành giám sát viên, giám sát các hoạt động can thiệp tại 4 phường điểm nóng. Tuyên truyền viên chương trình Dioxin 2.2. Truyền thông và tư vấn về dự phòng phơi nhiễm dioxin trong thực phẩm tại cộng đồng Từ 1/8/2010, sau khi được tập huấn tuyên truyền viên tới trực tiếp từng hộ gia đình trên địa bàn 4 phường để truyền thông về các phương pháp giúp giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm dioxin trong thực phẩm. Bên cạnh việc được truyền thông trực tiếp, các hộ gia đình được phát tờ rơi về dioxin và tờ tranh các biện pháp phòng tránh để dán tại khu vực chế biến thực phẩm của hộ gia đình. Tính đến tháng 12 năm 2010, hơn 16.000 hộ đã được tuyên truyền về sự tồn tại của dioxin trong môi trường, các con đường phơi nhiễm chính và các biện pháp phòng phơi nhiễm dioxin trong thực phẩm. BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2010 13
  14. Để củng cố các kiến thức cần thiết cho người dân tại 4 phường điểm nóng, chương trình đã thực hiện việc tuyên truyền nhắc lại với 5.000 hộ gia đình tại cả 4 phường. Ngoài ra, chương trình còn áp dụng các biện pháp truyền thông gián tiếp khác như phát thanh trên loa, đài truyền thanh của phường, phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam thường trú tại Đà Nẵng xây dựng phóng sự ngắn về thực trạng ô nhiễm dioxin và nguy cơ phơi nhiễm với dioxin tại Đà Nẵng. Hội YTCC Việt Nam cũng xây dựng các khuyến nghị chính sách, trình bày các báo cáo khoa học tại những hội thảo liên quan ở trong nước và quốc tế. Tính đến tháng 12/2010, hoạt động truyền thông trực tiếp tới các hộ gia đình đã gần như hoàn tất, nhanh hơn so với tiến độ, các hoạt động phát thanh trên loa đài cũng được đẩy mạnh, tăng cường. 3. Những thành công bước đầu trong năm 2010 Chương trình đã nâng cao nhận thức cho người dân tại 4 phường về sự tồn tại của dioxin trong môi trường mà họ sinh sống, giúp người dân ý thức được việc bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình khỏi phơi nhiễm với dioxin. Trong số các biện pháp phòng phơi nhiễm dioxin, biện pháp không ăn/bán/tiêu thụ các thực phẩm nguy cơ được người dân nắm rõ. Người dân cũng có kiến thức về các thực phẩm nguy cơ nhiễm dioxin nếu được nuôi trồng ở khu vực đất, nước ô nhiễm dioxin, trong đó cá nước ngọt, bí đỏ và ngó sen là thực phẩm được nhắc tới nhiều nhất. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít các hộ gia đình chưa thực sự nhận thức được tầm quan trọng của việc phòng ngừa phơi nhiễm dioxin do quan niệm rằng không thể phòng tránh được nguy cơ phơi nhiễm với dioxin qua thực phẩm. Tăng cường vận động chính sách trong năm 2011 Trong năm 2011, hoạt động can thiệp tập trung vào cấu phần vận động chính sách. Hoạt động bao gồm việc xây dựng bộ tài liệu vận động chính sách và làm việc với UBND quận Thanh Khê nhằm trao đổi và khuyến cáo tăng cường kiểm soát việc tiêu thụ, đánh/bắt và nuôi trồng các thực phẩm nguy cơ nhiễm dioxin trên địa bàn điểm nóng, khu vực Hồ Sen gần sân bay Đà Nẵng. Đặc biệt, hoạt động tập huấn điều tra và triển khai đánh giá sau can thiệp cũng sẽ được thực hiện vào đầu tháng 7 năm 2011 (sau 3 tháng kết thúc các hoạt động can thiệp). Một hội thảo tổng kết chương trình, chia sẻ các kết quả đánh giá sau can thiệp, chia sẻ mô hình can thiệp YTCC đầu tiên tại Việt Nam nhằm giảm thiểu phơi nhiễm dioxin trong thực phẩm cho người dân dự kiến sẽ được tổ chức trong tháng 9/2011. 14 HỘI Y TẾ CÔNG CỘNG VIỆT NAM
  15. SÁNG KIẾN Y TẾ CÔNG CỘNG VỀ TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM (2009-2011) Năm 2010, chương trình “Sáng kiến y tế công cộng về tăng cường sức khỏe người cao tuổi ở Việt Nam” tập trung xây dựng và triển khai “Mô hình nghiên cứu can thiệp nâng cao sức khỏe người cao tuổi thông qua sự tham gia chủ động tích cực của hội viên YTCC cao tuổi thông qua chương trình giảm thiểu nguy cơ sức khỏe cộng đồng” tại Tiền Hải, Thái Bình. Mục tiêu chung Xây dựng mô hình nghiên cứu can thiệp nâng cao sức khỏe người cao tuổi (NCT) mang tính bền vững thông qua sự tham gia mạng lưới hội viên YTCC cao tuổi ở tuyến cơ sở. Các mục tiêu cụ thể Cải thiện sức khỏe NCT tình nguyện tham gia chương trình Đánh giá mức độ thành công của các chương trình phụ trợ tăng cường sức khỏe NCT - Phòng chống rượu bia, thuốc lá Tổ chức hệ thống giám sát tích cực và vận hành theo kế hoạch can thiệp Lập kế hoạch nhân rộng chương trình tăng cường sức khỏe NCT trong hệ thống của Hội YTCC Việt Nam Các hoạt động chính trong năm 2010 1. Điều tra cơ bản ban đầu và hoàn thiện đề cương xây dựng mô hình nghiên cứu can thiệp Từ 03-12/05/2010, Hội YTCC Việt Nam đã tiến hành điều tra “Đánh giá sự tham gia của người cao tuổi (NCT) trong phát triển cộng đồng và giảm thiểu nguy cơ có hại cho sức khỏe” tại 3 xã ở huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Nhóm nghiên cứu đã thực hiện phỏng vấn 958 người cao tuổi tại 3 xã thuộc huyện Tiền Hải. Kết quả cho thấy, tỷ lệ NCT tự đánh giá sức khỏe ở mức bình thường khá cao (55,6%). NCT được đào tạo chuyên môn nhiều nhất là giáo viên (22,9%), y tế (14,2%). Hiện NCT tham gia cả công việc gia đình (CVGĐ), xã hội và lao động sản xuất (LĐSX) với tỷ lệ khá cao (28,6%). Chỉ 8,2% NCT không tham gia các công việc này. Các hoạt động xã hội của NCT chủ yếu là tham gia vào các hội, họp tổ dân phố, thôn xóm (15,4%). Các hoạt động LĐSX của NCT là làm ruộng (77,4%), buôn bán (16%), tiểu thủ công (5,4%). NCT tham gia CVGĐ (59,6% ) và LĐSX (72,9%) vì “gia đình vẫn cần giúp đỡ”. Trong khi đó, họ tham gia các hoạt động xã hội vì “cảm thấy vui, thanh thản vì còn hoạt động” (66,7%). BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2010 15
  16. Về hoạt động nhằm giảm thiểu nguy cơ có hại cho sức khỏe, NCT tham gia các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá và lạm dụng rượu bia với tỷ lệ khá cao (53% và 55,9%). Họ tham gia tự nguyện với các hoạt động chủ yếu là vận động người thân, các thành viên cộng đồng không sử dụng thuốc lá và rượu bia. Tuy nhiên, họ không được đào tạo những kiến thức và kỹ năng cần thiết. Trên cơ sở kết quả điều tra ban đầu, Hội YTCC Việt Nam đã xây dựng và hoàn thiện đề cương mô hình nghiên cứu can thiệp. Mô hình này nhằm mục tiêu xây dựng mạng lưới hội viên YTCC là NCT ở tuyến xã và đào tạo những kỹ năng để họ tham gia hoạt động truyền thông, theo dõi giám sát thay đổi hành vi có hại cho sức khỏe ở cụm hộ gia đình. 2. Tổ chức hội thảo phổ biến kết quả điều tra cơ bản và lập kế hoạch can thiệp Hội thảo với tiêu đề “Đánh giá sự tham gia của người cao tuổi trong phát triển cộng đồng: Thực trạng và giải pháp can thiệp” được tổ chức tại Tiền Hải vào ngày 10/8/2010 với sự tham gia của Hội YTCC Việt Nam, Hội NCT, đại diện Hội YTCC và Hội NCT Thái Bình và lãnh đạo chi hội YTCC huyện Tiền Hải, xã Phương Công, Tây Giang và thị trấn. Trên cơ sở đánh giá ban đầu, kế hoạch hoạt động cho mô hình can thiệp ở xã Phương Công và thị trấn được xây dựng. 3. Tham quan học tập về công tác NCT tại Trung Quốc Từ ngày 15/9 đến ngày 20/9/2010, đoàn cán bộ gồm 5 thành viên của Hội YTCC Việt Nam và đại diện Chi hội YTCC huyện Tiền Hải (Thái Bình) do GS. Lê Vũ Anh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội YTCC Việt Nam làm trưởng đoàn đã thăm quan học tập kinh nghiệm về chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi (NCT) tại Bắc Kinh và Vân Nam, Trung Quốc. Trong thời gian tại Trung Quốc, đoàn đã đến thăm và làm việc với các tổ chức với một số hoạt động sau: Thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm với Liên minh cộng đồng về NCT Trung Quốc (Community Alliance for Aging People), Bệnh viện huyện và Trung tâm dịch vụ cộng đồng huyện (Xi Cheng Beijing No.2 Hospital/Xi Cheng Elderly Hospital), Nhà dưỡng lão Jin Kang tại huyện Fangshan (Jin Kang nursing home), Chung cư dành cho NCT tại Bắc Kinh (Beijing Sun City Elderly Home). Đoàn cũng đã trực tiếp quan sát, phỏng vấn và chụp ảnh tư liệu về hoạt động của NCT tại một số địa điểm 16 HỘI Y TẾ CÔNG CỘNG VIỆT NAM
  17. thành phố Côn Minh, Đại Lý và Lệ Giang, tỉnh Vân Nam. Qua trao đổi cho thấy, sự tham gia của NCT trong các hoạt động phát triển cộng đồng cần được xây dựng từ những triết lý phù hợp với văn hóa và được NCT chấp nhận một cách tự nhiên. Hội YTCC Việt Nam cũng đã rút ra những bài học kinh nghiệm về tham gia phản biện chính sách NCT, dịch vụ chăm sóc NCT và phát triển mạng lưới tình nguyện viên chăm sóc NCT. Nhiều kinh nghiệm thực tế thu được từ chuyến tham quan học tập có thể tham khảo áp dụng trong việc xây dựng các kế hoạch hành động về NCT và mô hình can thiệp nâng cao sức khỏe NCT tại Tiền Hải, Thái Bình. 4. Xây dựng chính sách chỉ đạo về công tác NCT và xây dựng mô hình can thiệp Tháng 9/2010, Huyện ủy Tiền Hải xây dựng và ban hành Chỉ thị 03 về tăng cường chỉ đạo thực hiện Luật NCT, phát huy vai trò NCT trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế-xã hội. Chỉ thị đã chỉ đạo toàn diện các cấp, ngành trong huyện về công tác NCT. Chỉ thị cũng lưu ý chỉ đạo thị trấn Tiền Hải và xã Phương Công nơi được chọn xây dựng mô hình can thiệp cần xây dựng Nghị quyết chuyên đề về NCT. 5. Kết nạp hội viên YTCC cao tuổi và hình thành mạng lưới hội viên tại các thôn/khu Trên cơ sở tiêu chí lựa chọn hội viên, Hội YTCC và Hội NCT xã đã tiến hành giới thiệu và lựa chọn các hội viên YTCC cao tuổi theo các “tổ dân cư tự quản”. Tháng 10/2010, Hội YTCC Việt Nam phối hợp với UBND huyện Tiền Hải, Hội YTCC tỉnh Thái Bình và chi Hội YTCC huyện Tiền Hải tổ chức Lễ trao thẻ hội viên YTCC cho 110 hội viên NCT tại thị trấn và xã Phương Công. Hội viên tham gia tình nguyện và mỗi hội viên trở thành tuyên truyền viên sức khỏe cho 20-30 hộ gia đình hàng xóm xung quanh. 6. Tập huấn hội viên YTCC cao tuổi Ngay sau lễ trao thẻ, các hội viên tham gia vào lớp tập huấn ngắn và được cung cấp một số kiến thức và kỹ năng về nâng cao sức khỏe và các chương trình giảm thiểu nguy cơ BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2010 17
  18. sức khỏe. Tại xã Phương Công, các hội viên được tham dự tập huấn về tác hại do sử dụng rượu bia không an toàn và phương pháp sàng lọc nguy cơ do sử dụng rượu bia cho nam giới từ 18-60 tuổi. Tại thị trấn Tiền Hải, các hội viên được tham dự tập huấn về tác hại do thuốc lá, thuốc lào và phương pháp sàng lọc nguy cơ do hút thuốc lá, thuốc lào cho nam giới từ 18-60 tuổi. Sau khóa tập huấn, mỗi hội viên đã áp dụng các kiến thức và kỹ năng được đào tạo để sàng lọc nguy cơ và truyền thông tư vấn thay đổi hành vi tại các hộ gia đình. Kết quả hoạt động của các hội viên góp phần tăng cường nhận thức cộng đồng về nâng cao sức khỏe, giảm thiểu các yếu tố nguy cơ như thuốc lá và rượu bia. Đồng thời, sức khỏe của chính các hội viên NCT cũng được cải thiện thông qua sự tham gia chủ động, tích cực vào các hoạt động cộng đồng. 7. Tổ chức nói chuyện chuyên đề cho hội viên YTCC cao tuổi Hàng tháng, dựa trên nhu cầu của các hội viên chương trình đã mời các chuyên gia y tế ở Trường Đại học YTCC và Đại học Y Thái Bình đến nói chuyện về các chủ đề sức khỏe của NCT với mục đích cung cấp các kiến thức cập nhật cho các hội viên và tạo cơ hội trao đổi giữa các hội viên với chuyên gia y tế. Qua đó, các hội viên có thêm kiến thức về chăm sóc sức khỏe bản thân và trở thành tuyên truyền viên sức khỏe để tuyên truyền cho NCT trong hộ gia đình, hàng xóm về cách phòng chống các bệnh, vấn đề sức khỏe ở NCT đã được các chuyên gia y tế phổ biến. Năm 2010, các hội viên đã được nghe và trao đổi với các chuyên gia y tế về chủ đề dinh dưỡng cho NCT và các biện pháp phòng chống các bệnh cơ xương khớp ở NCT. *Đánh giá chung về hoạt động năm 2010 Chương trình “Sáng kiến y tế công cộng về tăng cường sức khỏe NCT ở Việt Nam” đã bước đầu thành công trong việc xây dựng “Mô hình nghiên cứu can thiệp nâng cao sức khỏe NCT 18 HỘI Y TẾ CÔNG CỘNG VIỆT NAM
  19. thông qua sự tham gia chủ động tích cực của hội viên YTCC cao tuổi trong giảm thiểu nguy cơ sức khỏe cộng đồng” tại thị trấn Tiền Hải và xã Phương Công. Mạng lưới hội viên YTCC cao tuổi tại các thôn/khu dần ổn định và bước đầu hoạt động có hiệu quả. Hệ thống theo dõi, giám sát và hỗ trợ cho hoạt động của các hội viên đã được hình thành và dần cải thiện để phù hợp với thực tiễn hoạt động của hội viên. * Định hướng hoạt động trong năm 2011 Mô hình nghiên cứu can thiệp nâng cao sức khỏe NCT sẽ tiếp tục ưu tiên triển khai các hoạt động vận động hoàn thiện ban hành Nghị quyết chuyên đề về NCT ở xã Phương Công và thị trấn Tiền Hải, củng cố mạng lưới hội viên, tập huấn kỹ năng truyền thông, nói chuyện chuyên đề; tổ chức đánh giá kiến thức, kỹ năng can thiệp của các hội viên, hội thi giao lưu, đánh giá mức độ cải thiện sức khỏe của hội viên và hoàn thiện các tài liệu đào tạo, tài liệu truyền thông và xây dựng cẩm nang hướng dẫn xây dựng mô hình nghiên cứu can thiệp nâng cao sức khỏe NCT để chuẩn bị mở rộng sang các địa phương khác. Nhóm hoạt động về NCT (Vietnam Elderly Working Group) Được thành lập năm 2009 với mục đích tập hợp các cán bộ nòng cốt về lập chính sách, nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực NCT ở các Bộ, ngành, các trường đại học, viện và bệnh viện để chia sẻ thông tin và phối hợp hành động. Tháng 4/2010, Nhóm tiếp tục tổ chức cuộc họp với chủ đề: “Chia sẻ kinh nghiệm về chăm sóc và phát huy vai trò NCT qua thăm quan học tập của Ủy ban Quốc gia NCT tại Hàn Quốc và Nhật Bản và trao đổi kinh nghiệm thực tiễn của Việt Nam giai đoạn 2005-2010” với sự tham gia của 25 thành viên. Kết quả trao đổi cho thấy: để NCT sống thọ hơn, tốt hơn, có ích hơn nên xây dựng chính sách CSSK NCT toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội. Trong năm 2011, Nhóm sẽ tiếp tục duy trì các buổi họp nhóm với những chủ đề thiết thực liên quan đến lĩnh vực NCT. BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2010 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2