intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo tốt nghiệp:“Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Việt Hoa”

Chia sẻ: Nguyễn Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:44

174
lượt xem
42
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cánh cửa của nền kinh tế thị trường mở ra với sự cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Cùng lúc đó chính sách kinh tế của việt nam cũng từng bước đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá doanh nghiệp. Để hoà nhập với sự phát triển của nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Khác với các doanh nghiệp thương mại, các doanh nghiệp sản xuất phải tiến hành các hoạt động sản xuất sao cho có hiệu quả kinh tế nhất . Điều này đòi hỏi các nhà...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo tốt nghiệp:“Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Việt Hoa”

  1. TRƯỜNG ………………… KHOA……………………… ----- ----- BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Đề tài: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Việt Hoa
  2. Lời mở đầu Cánh cửa của nền kinh tế thị trường mở ra với sự cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Cùng lúc đó chính sách kinh tế của việt nam cũng từng bước đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá doanh nghiệp. Để hoà nhập với sự p hát triển của nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Khác với các doanh nghiệp thương mại, các doanh nghiệp sản xuất phải tiến hành các ho ạt động sản xuất sao cho có hiệu quả kinh tế nhất . Điều này đ òi hỏi các nhà quản lý cần tính toán như thế nào để chi phí bỏ ra ít nhất , giá thành hạ , đảm bảo u y tín chất lượng sản phẩm mà vẫn thu đ ược lợi nhuận cao. Do vậy, việc tập hợp chi phí sản xu ất chính xác và phân bổ phù hợp cho từng đối tượng chịu chi phí là điều kiện để nâng cao việc hạ giá thành sản phẩm. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, là khâu phức tạp nhất trong toàn b ộ công tác kế toán ở doanh nghiệp, liên quan hết đến yếu tố đầu vào và đ ầu ra của quá trình sản xuất. Nó có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý, phản ánh năng lực trình đ ộ của các nhà qu ản lý. Thông qua số liệu từ bộ phận kế toán nhà qu ản lý biết đ ược tình hình chi phí sản xuất của nhà máy. Từ đó tiến hành phân tích đánh giá tình hình thực hiện các định mức, tình hình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn tiết kiệm hay lãng phí. Từ đó có những biện pháp kịp thời nhằm hạ thấp chi phí sản xuất, phù hợp với sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp, bởi vì mục đích kinh doanh của các doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận. Xuất phát từ nhận thức và tầm quan trọng của chi phí và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp, với mong muốn đi sâu tìm hiểu thực tế, nâng cao năng lực tổng hợp tình hình ho ạt dộng sản xuất kinh doanh, vì kiến thức chuyên ngành được trang bị ở nhà trường , nhận thức của bản thân từ thực tiễn và sự giúp đỡ của thầy cô, của cán bộ công nhân viên ở công ty, em chọn đề tài “ Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Việt Hoa” đ ể làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Chuyên đề bao gồm ba phần: Phần một:cơ sở hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Phần hai: tình hình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy sợi thuộc công ty. Phần ba: một số ý kiến đóng góp đối với công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở nhà máy. Do thời gian thực tập cũng như kiến thức của bản thân còn hạn chế nên chuyên đ ề không tránh khỏi những sai sót . Em rất mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để chuyên đề đ ược hoàn thiện hơn . Cu ối cùng em xin chân thành cam ơn sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Đinh Thị Thi cùng với sự giúp đỡ của cô chú trong công ty Cổ phần Việt Hoa đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đ ề này . Trang 1
  3. PHẦN MỘT CƠ SƠ LÝ LUẬN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM I/ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN : 1/ Chi phí sản xuất 1.1/ Khái niệm Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền toàn b ộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đ ã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định ( tháng, quý, năm) 1.2/ Phân loại chi phí sản xuất Để phục vụ công tác quản lý và hạch toán chi phí một cách thuận lợi, người ta phải tiến hành phân lo ại chi phí. Trên thực tế có nhiều cách phân loại chi phí sản xuất khác nhau, sau đó là một số cách phân loại cơ bản: - Phân theo nội dung kinh tế (hay phân theo yếu tố chi phí) - Phân theo lĩnh vực hoạt động - Phân theo mối quan hệ đối với quá trình sản xuất sản phẩm - Phân theo mối quan hệ với khối lượng công tác - Phân theo khoản mục tính giá thành Do giới hạn của chuyên đ ề cũng như đặt điểm tổ chức sản xuất của công ty em xin trình bày cách phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế. Cách phân loại này giúp doanh nghiệp quản lí tốt chi phí sản xuất , phân tích đánh giá tình hình thực hiện d ự toán chi phí, đồng thời có thể căn cứ lập báo cáo chi phí một cách thuận lợi. Theo qui định hiện nay có 5 yếu tố chi phí: - Yếu tố chi phí tiền lương: Là toàn bộ khoản tiền lương chính và phụ phải trả cho người lao động trong doanh nghiệp - Yếu tố chi phí bảo hiểm xã hội và các kho ản trích nộp khác cho người lao động - Yếu tố chi phí khấu hao tài sản cố định - Yếu tố chi phí về nguyên nhiên vật liệu, năng lượng, công cụ dụng cụ, phụ tùng thay thế - Yếu tố các chi phí khác bằng tiền: Chi phí tiếp khách, hội nghị, thuê qu ảng cáo.. 2/ Giá thành sản phẩm 2.1/ Khái niệm: là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền của to àn bộ các hao phí về lao động sống và lao động quá khứ mà doanh nghiệp đã chi ra đ ể sản xuất và tiêu thụ một lượng sản phẩm nhất định 2.2/ Phân loại giá thành Để thuận tiện cho việc nghiên cứu và quản lí tốt giá thành. Vì thế giá thành thường được phân loại theo nhiều cách khác nhau: - Dựa vào thời điểm tính toán và quản lí, người ta chia giá thành ra làm 3 loại + Giá thành định mức + Giá thành kế hoạch + Giá thành thực tế - Dụa vào phạm vi tính giá thành hay phạm vi phát sinh chi phí, người ta chia giá thành ra làm 2 lo ại + Giá thành sản phẩm ( còn gọi là Giá thành công xưởng) là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất chế tạo trong p hạm vi phân xưởng. + Giá thành tiêu thụ ( còn gọi là giá thành toàn bộ ) là chỉ tieeu phản ánh mtất ,cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Giá thành tiêu thụ được tính theo công thức sau: Giá thành sản Chi phí quản lí Giá thành toàn Chi phí Bộ sản phẩm xu ất sản phẩm doanh nghiệp bán hàng Trang 2
  4. Cách phân lo ại này giúp cho nhà qu ản lí biết đ ược kết quả kinh doanh lãi (lỗ) của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh 3/ Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Xác định đúng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. - Cung cấp thông tin về chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất giúp nhà qu ản trị nắm và kiểm soát đ ược chi phí sản xuất cũng như xác định giá thành sản xuất dở dang trong kì. - Lựa chọn phương án tính giá thành thích hợp phù hợp với qui mô, đặc điểm và yêu cầu quản lí. - Kiểm tra lập báo cáo chi phí phân tích tình hình thực hiện kế hoạch về giá thành sản phẩm đ ể đề xuất biện p háp hạ giá thành sản phẩm hợp lí II/ XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP HOẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. 1/ Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là việc xác định phạm vi giới hạn tập hợp chi phí đối tượng này có thể là sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm cùng lo ại, là từng nhóm sản phẩm chi tiết hay bộ phận sản xuất , là đơn đặt hàng là giai đoạn công nghệ. Là phân xưởng hoặc bộ phận sản xuất, hoặc đơn vị sản xuất 2/ Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất Có 2 phương pháp doanh nghiệp có thể áp dụng một hoặc đồng thời hai phương pháp để tập hợp chi phí sản xuất: Phương pháp trực tiếp và phương pháp phân bổ gián tiếp Tu ỳ thuộc vào đ ặc điểm sản xuất của từng ngành nghề, doanh nghiệp và mối quan hệ giữa các ho ạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, và trình độ công tác quản lí và hạch toán... mà trình tự hạch toán chi phí ở các doanh nghiệp khác nhau thì không giống nhau. Tuy nhiên , có thể khái quát chung việc tập hợp chí phí sản xuất qua các b ước sau: Bước 1: Tập hợp các chi phí cơ b ản có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng Bước2:tính toán và phân bổ lao vụ của các ngành sản xuất kinh doanh phụ có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng trên cơ sở khối lượng lao vụ phục vụ và tính giá thành đơn vị lao vụ. Bước 3:tính toán và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm có liên quan. Bước 4: xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Trang 3
  5. 3/ Đối tượng tính giá thành: Đối tượng tính giá thành là sản phẩm,bán thành phẩm, công việc hoặc lao vụ nhất định do doanh nghiệp sản xuất ra đòi hỏi phải xác định tổng giá thành và giá thành đơn vị. Đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm cuối cùng, cũng có thể là sản phẩm trên toàn dây chuyền sản xuất. Mỗi đối tượng tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm và chu kì sản xuất của sản phẩm để xác định kì tính giá thành cho phù hợp ( tháng, quí, năm, đơn đặt hàng) 4/ Phương pháp tính giá thành sản phẩm Những phương pháp tính giá thành thường được áp dụng : - Phương pháp trực tiếp (hay phương pháp giản đ ơn) - Phương pháp hệ số - Phương pháp tỉ lệ - Phương pháp loại trừ chi phí - Phương pháp liên hợp - Phương pháp định mức Do giới hạn của chuyên đ ề cũng như đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty em xin trình bày cách tính giá thành theo phương pháp trực tiếp . Phương pháp này áp dụng đối với những sản phẩm, công việc có quy trình công nghệ, sản xuất đơn giản, khép kín, chu kì sản xu ất ngắn và xen kẽ liên tục, tính giá thành phù hợp với đối tượng kế toán tập hợp chi phí, kỳ tính giá thành là quýhoặc tháng Công thức tính giá thành như sau: Giá thành sản tổng chi phí chi phí sản xuất chi phí sản xuất Phẩm sản xuất sinhn trong k ỳ dở dang đầu kỳ dở dang cuói kỳ Từ đó ta có: Giá thành đơn vị Giá thành sản xuất sản phẩm Sản phẩm Số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ Lập bảng tính theo khoản mục : Chỉ tiêu CP SXKD CP SXKD CP SXKD Giá Giá thành Dở dang đầu Dở dang trong Dở dang cuối thành SP Đơn vị SP kỳ kỳ kỳ CP NVL trực tiếp CP NC trực tiếp CP SXC 5/ Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành: Gồm có 3 bước Bước 1: Tập hợp các yếu tố chi phí pháp sinh theo nơi phát sinh chi phí, theo nội dung kinh tế của chi phí, theo khoản mục giá thành và theo đối tượng chịu chi phí Bước 2: kết chuyển hoặc túnh toán phân b ổ các chi phí sản xuất đ ã tập hợp được ở bước 1 cho các đối tượng chịu chi phí có liên quan để phục vụ cho việc tổng hợp chi phí sản xu ất phát sinh trong kỳ theo từng đối tượng phải chịu chi phí Bước 3: Kiểm kê đúng giá những sản phẩm dở dang cuối k ỳ và tính giá thành sản xuất thực tế ở các loại sản phẩm hoàn thành trong kỳ trên cơ sở chi phí sản xuất đ ã tập hợp được ở bước 2 III/ HẠCH TOÁN VÀ PHÂN BỔ CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP 1. Hạch toán phân bổ chi phí NVL trực tiếp: Là các chi phí nguyên vật liệu như nguyên liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm. Trang 4
  6. Chi pjí nguyên vật liệu trực tiếp thì nên hạch toán trực tiếp vào đối tượng hạch toán chi phí sản xuất , hạn chế việc phân bổ. Nếu không hạch toán trực tiếp đ ược thì mới phân bổ theo tiêu thức thích hợp. Tiêu thức phân bổ Nguyên liêu chính: Có thể phân bổ theo định mức tiêu hao, phân bổ theo hệ số , phân bổ theo trọng lương sản phẩm Nguyên vật liệu phụ: Theo vật liệu chính, theo đ ịnh mức, theo số lượng sản phẩm hoàn thành Nhiên liệu: Theo định mức hay theo giờ máy chạy Cách phân b ổ H = C/T Ci = H x Ti Trong đó: H: Hệ số phân bổ C: Chi phí cần phân bổ T: Tổng tiêu thức phân bổ Ci: Chi phí phân bổ cho đối tượng i Ti: Tiêu thức phân bổ cho đối tượng I Để tính toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu một cách chính xác, kế toán sử dụng công thức Giá trị NVL TT đã xuất Giá trị NVL TT Giá trị NVL TT Gía trị CP NVL TT Th ực tế sử dụng dùng ở kì trước nhưng xuất trong kỳ để chưa được sử phế liệu Trong kỳ chưa sử dụng hết sản xuất dụng thu hồi Để tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp , kế toán sử dụng TK621”chi phí nguyên liệu , vật liệu trực tiếp” tài kho ản này có kết cấu như sau: 1.1) Kết cấu tài khoản 621 :chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp": TK621 - Giá trị thực tế nguên vật liệu - giá trị nguyên vật liệu sử dụng Sử dụng trực tiếp sản xuất, chế tạo không hết nhập lại kho Sản phẩm - giá trị phế liệu thu hồi - Phân b ổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí và kết chuyển vào TK 154 ho ặc TK 631 TK này cuối kỳ không có số dư Trang 5
  7. 1.2) Trình tự hạch toán (1) Xu ất kho nguyên vật liệu trực tiếp, căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán ghi: Nợ TK 621 Có TK 152 (KKTX) Có TK 611 (KKTX) (2) a)mua nguyen vật liệu về không nhập kho mà xu ất sử dụng trực tiếp, căn cứ vào hoá đơn cũng như các chứng từ trả tiền kế toá ghi: Nợ TK 621: Nợ TK133 Có TK111,112, 331 b)doanh nghiệp áp dụng VAT trực tiếp thì ghi Nợ TK621 Có TK 111,112,331 3)cuối tháng nếu có nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho , căn cứ vào báo cáo nguyên vật liệu chưa sử dụng hết kế toán ghi: Nợ TK152 (KKTX) Nợ TK611 (KKTX) Có TK621 4)cuối tháng nếu có nguyên vật liệu sử dụngchưa hết không mang nhập kho mà để lại sang tháng sau, căn cứ vào phiếu báo vật tư còn lại cuối tháng kế toán ghi bằng bút toán đó: Nợ TK621 Có TK152 5)cuối tháng tính toán để kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế sử dụng cho các đối tượng Nợ TK154(KKTX) Nợ TK631(KKTX) Có TK621 1.3) Sơ đồ tài khoản: TK152 TK621 TK152(611) Xuất kho NVL sử NVL sử dụng không hết Dụng trực tiếp sản xuất nhập kho TK 111,112, 331 Mua NVL về không nhập TK154 Kho dùng trực tiếp sx Cuối kỳ kết chuyển chi Phí NVL trực tiếp TK133 2/ Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Bao gồm các khoản như tiền lương chính, tiền lương phụ, tiền công, cá c kho ản phụ cấp, các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ. chi phí nhân công trực tiếp đ ược hạch toán trực tiếp vào đ ối tượng chịu chi phí nhân công trực tiếp có liên quan đ ến nhiều đối tượng thì có thể sử dụng phương pháp pơhân b ổ theo tiền lương định mức của từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ phân bổ theo tỉ lệ với khối lượng sản phẩm Để tập hợp và phân b ổ chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK622 “chi phí nhân công trực tiếp” Trang 6
  8. 2.1/ Kết cấu TK 622 “chi phí nhân công trực tiếp “ TK622 -Tập hợp các chi phí nhân công trực - Phân b ổ và kết chuyển chi phí nhân công tiếp tham gia vào sản xuất sản phẩm trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí có liên quan Tài kho ản này cuối kỳ không có số dư 2.2) Trình tự hạch toán : (1)Căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán lương, tính lương bao gồm :lương chính , lương phụ , p hụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất và phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí Nợ TK334 Có TK334 (3) Tiền ăn ca phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất Nợ TK622 Có TK334 (3)Khi tính lương nghỉ phép theo kế hoạch cho công nhân trực tiếp sản xuất Nợ TK622 Có TK335 (4) Trích các khoản theo lương theo tỷ lệ quy định Nợ TK622 Có TK338(3382,3383,3384) (5)Cuối kỳ kết chuyển hoạc phân bổ chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK154 (KKTX) Nợ TK631 (KKTX) Có TK622 Trang 7
  9. 2.3) Sơ đồ tài khoản TK334 TK622 TK154(631) tiền lương, tiền ăn ca phải kết chuyển chi phí trả cho công nhân trực tiếp nhân công trực tiếp sản xuất TK335 trích trươc tiền lương nghỉ ch CN trực tiếp sản xuất TK338 trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định tính vào chi phí 3) Hạch toán chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng . chi phí sản xuất chung đ ược phân bổ theo tiền lương công nhân sản xuất , theo số giờ làm việc của máy móc ho ạc theo định mức . Để hạch toán chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản 627”chi phí sản xuất chung” tài khoản này có 6 tài khoản cấp 2 TK6271: chi phí nhân viên phân xưởng TK6272: chi phí nguyên vật liệu TK6273: chi phí dụng cụ sản xuất TK6274: chi phí khấu hao tài sản cố định TK6277: chi phí d ịch vụ mua ngoài TK6278: chi phí khác bằng tiền 3.1) Kết cấu tài khoản 627”chi phí sản xuất chung” TK627 tập hợp chi phí sản xuất chung các kho ản ghi giảm chi phí sản xuất chung phát sinh trong k ỳ phân b ổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung cho các đói tượng Tài kho ản này cuối kỳ không có số dư 3.2)Trình tự hạch toán : (1)tiền lương, tiền ăn ca phải trả cho nhân viên phân xưởng Nợ TK627(1) Có TK334 (2)trích các kho ản theo lương cho nhân viên phân xưởng Nợ TK 627(1) Có TK338(3382,3383,3384) (3)chi phí nguyên vật liệu sử dụng ở phạm vi phân xưởng Nợ TK627(2) Có TK 152 (5) khi xu ất dùng công cụ dụng cụ ở bộ phận quản lý phân xưởng (6) (a) nếu công cụ , dụng cụ phân bổ một lần Nợ TK 627(3) Có TK 153 (b)nếu công cụ , dụng cụ phân bổ nhiều lần Trang 8
  10. Nợ TK 627(3) Có TK 142(1) (5) khấu hao tài sản cố định phân xưởng Nợ TK627(4) Có TK 214 (6)tiền điện nước, tiền thu ê ngoài , sữa chữa tài sản cố định a)trường hợp chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh nhỏ Nợ TK 627(7) Nợ TK 133 Có TK 111,112,331 b)trường hợp chi phí dịch vụ mua ngoà phát sinh một lần lớn thì phải phân bổ trong nhiều kỳ ho ặc trích trước Nợ TK 627(7) Có TK (335) 142 (7)các chi phí khác phát sinh bằng tiền ở phạm vi phân xưởng Nợ TK 627(8) Có TK 111,112,141 (8)khi phát sinh các kho ản ghi giảm chi phí sản xuất chung Nợ TK111,112 Có TK627 (9) cuối kỳ phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung Nợ TK154(KKTX) Nợ TK 631(KKTX) Có TK627 Trang 9
  11. 3.3 Sơ đồ tài khoản: TK334 TK627 TK154 tiền lương tiền ăn của nhân cuối kỳ kết chuyển viên qu ản lý phân xưởng chi phí sản xuất chung TK338 trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí(19%) TK152 giá trị thực tế của vật liệu xuất dùng TK331,111,112 chi phí dịch vụ mua ngoài TK1421,335 xu ất kho CCDC loại phân bổ 2 lần ho ạc trích trước chi phí SXC lớn TK241 trích khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phân sản xuất TK111,112,141 chi phí bằng tiền khác liên quan đến CPSXC TK111,153,338 khi phát sinh các khoản giảm chi phí Ngoài các tài kho ản sử dụng trên , kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn sử dụng một số tài khoản khác như TK142”chi phí trả trước” , TK335”chi phí phải trả”, TK138”phải trả khác” IV) TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT , ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG: 1) Tổng hợp chi phí sản xuất: * Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên: Để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm kế toán sử dụng tài khoản 154”chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” 1.1) Kết cấu TK 154”chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” TK154 giá trị phế liệu thu hồi, xử lý thiệt hại sản D1: Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp phẩm hỏng không tính giá thành Kết chuyển chi phí NC trực tiếp giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm Kết chuyển chi phí sản xuất chung giá trị vật liệu , CCDC, hàng hoá gia công Xong nhập lại kho Trang 10
  12. D2: Chi phí sản xuất của sản phẩm còn Dở dang cuối kỳ 1.2) Trình tự hạch toán: (1) Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp , chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung Nợ TK 154 Có TK621 Có TK 622 Có TK627 (2) Căn cứ vào giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm, kế toán ghi Nợ TK 155 nếu đem sản phẩm nhập kho Nợ TK 632 nếu đem sản phẩm tiêu thụ trực tiếp Nợ TK 157 nếu đem sản phẩm gởi đi bán Có TK154 (3) Trong trường hơp phát sinh các khoản bồi thường vật chất và thu hồi phế liệu do sản phẩm hỏng không sữa chữa đ ược Nợ TK152 phế liệu thu hồi Nợ TK 138 số tiền đ ược bồi thường Có TK154 1.3) Sơ đồ tài khoản: TK621,622,627 TK154 TK152,1388 Cuối kỳ kết chuyển phế liệu thu hồi sản phẩm hỏng Chi phí NVL, chi phí không sản xuất NCTT ,chi phí SXC được TK155,157,632 Gía thành sản phẩm Nhập kho gởi bán ho ặc bán trực tiếp * Đối với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm k ê định kỳ: Để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm , kế toán sử dụng tài khoản 631 . tài kho ản này được hạch toán chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí và theo lo ại , nhóm sản phẩm 1.1/ Kết cấu tài khoản 631 “ giá thành sản xuất” TK631 Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ kết chuyển chi phí sản xuất sản phẩm Chi phí sản xuất thực tế phát sinh dở dang đầu kỳ Trong kỳ chuyển vào TK154 giá thành sản xuát thực tế của sản Phẩm hoàn thành trong k ỳ 1.2/ Trình tự hạch toán: (1a) Đầu kỳ kết chuyển chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang đầu kỳ Nợ TK631 Có TK154 Trang 11
  13. (b) Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu , chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cho các đối tượng chịu chi phí Nợ TK631 Có TK621 Có TK622 Có TK627 (2) Trường hợp phát sinh sản phẩm hỏng không chữa được phải theo kết quả xử lý của các cấp có thẫm quyền Nợ TK 611 giá trị phế liệu thu hồi Nợ TK 138 số tiền bồi thường vật chất Nợ TK 811 chi phí bất thường Có TK631 (3a) Cuối kỳ tiến hành kiểm kê , đánh giá sản phẩm dở dang Nợ TK154 Có TK631 b) Giá thành sản xuất của sản phẩm , công việc hoàn thành trong k ỳ Nợ TK632 Có TK631 Trang 12
  14. 1.3) Sơ đồ tài khoản: TK154 TK631 TK611 TK621 TK138 TK622 TK811 TK627 TK154 TK632 2) Đánh giá sản phẩm dở dang Sản phẩm dở dang là những sản phẩm còn đ ang nằm trong giai đoạn chế biến hoặc là những sản phẩm đã kết thúc giai đoạn sản xuất nhưng chưa làm thủ tục nghiệm thu nhập kho thành phẩm . Sau đây là một số phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 2.1) Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính : Theo phương pháp này giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính phần chi phí nguyên vật liệu chính, còn các chi phí khác như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính hết cho sản phẩm ho àn thành trong kỳ: Công thức tính như sau: chi phí NVL chi phí NVL chính d ở dang chính phát sinh Giá trị sản phẩm dở đầu kỳ số lượng sản phẩm trong ky d ang cuối kỳ dở dang cuối kỳ số lượng sản số lượng sản phẩm phẩm hoàn thành dở dang cuối kỳ Phương pháp này chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Trong thực tế, phương pháp này có thể áp dụng rộng rãi bằng cách xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 2.2) Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương : Phương pháp này phải căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ chế biến hoàn thành của chúng để quy đổi khối lượng sản phẩm dở dang ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương . Sau đó lần lượt tính từng khoản chi phí sản xuất cho sản phẩm dở dang cuối kỳ như sau: Đối với chi phí nguyên vật liệu chính ta xác định sản phẩm dở dang cuối kỳ như ở mục 2.1 Đối với chi phí chế biến gồm chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung thì ta ước lượng như sau: Chi phí chế chi phí chế Chi phí chế biến dở dang biến phát sinh Số lượng + biến tính cho đầu kỳ trong kỳ sản phẩm % x x = sản phẩm dở dở dang hoàn dang cuối kỳ số lượng sản Số lượng sản cuối % thành phẩm hoàn phẩm dở dang kỳ hoàn x + Trang 13
  15. cuối kỳ thành thành Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp mà trong giá thành sản phẩm chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng không cao, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ nhiều và biến động lớn hơn so với đầu kỳ 2.3) Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức: Theo phương pháp này kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang và chi phí định mức để xác định giá trị sản phẩm dở dang . V) TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM: 1) Tập hợp chi phí theo yêu cầu giá thành ; Để tính giá thành sản phẩm , phải tập hợp chi phí sản phẩm theo đối tượng hạch toán chi phí . Căn cứ vào đ ặc điểm tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ , đặc điểm sản phẩm và đối tượng hạch toán chi phí sản xuất đã xác đ ịnh mà áp dụng phương pháp hạch toán chi phí sản xuất thích hợp . 2) Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp trực tiếp : Giá trị sản Chi phí sản Giá trị sản phẩm dở dang xu ất phát sinh phẩm dở dang + + đ ầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Giá thành = đơn vị sản phẩm Số lượng sản xuất ra trong kỳ PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH số lượng: đơn vị tính năm: tháng: Trang 14
  16. PHẦN HAI TÌNH HÌNH HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY SỢI THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT HOA A) TÌNH HÌNH HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY SỢI THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT HOA I) QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY: 1) Quá trình hình thành: Công ty Hoà Thọ được thành lập từ năm 1965 với tiền thân là SICOVINA chuyên sản xu ất sợi và vải . Sau năm 1975 , công ty đ ược hữu hoá và đổi tên thành công ty Cổ phần Việt Hoa . Đến tháng 9/1997 để phù hợp với phạm vi sản xuất công ty chính thức đổi tên thành công ty Cổ phần Việt Hoa . Hiện nay công t y Cổ phần Việt Hoa là một trong những công ty hàng đầu ngành sợi – may ở miền trung với một quy trình kéo sợi và may m ặc +Tên công ty:công ty Cổ phần Việt Hoa + Tên giao dịch : HOTEXCO + Địa chỉ công ty: 36 Ông Ích Đường, Ho à Thọ , Ho à Vang thành phố Đà Nẵng + Điện thoại: 0511846290, 670295,846926, 846128 Lĩnh vực hoạt động :sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu sợi , vải, sản xuất may mặc Thị trường : nội địa, cả nước Xuất khẩu: mỹ, EU, nhật và các nước châu âu khác Tổng số nhân viên: 3500 người Diện tích mặt bằng: 97730m2 Cơ sở vật chất bao gồm: Một nhà máy sợi: nhà máy sợi là khâu đầu tiên của chu kỳ sản xuất các loại sợi từ các nguyên liệu thu bông, côttôn, xơ polyster phục vụ sử dụng nội bộ bán ra cho khách hàng nội địa và xuất khẩu. Quy mô nhà máy: + Năng lực thiết bị : trên 30000 cọc + Sản lượng: 2700tấn + Nhân lực: 450 người + Địa chỉ Nhà Máy sợi : nằm trong khuôn viên công ty + Điện thoại: 0511846218 + Sản phẩm của công ty gồm: Các loai sợi từ chỉ số Nm16 đến Nm76 Hàng may mặc : áo jacket, sơ mi, quần áo thể thao Khách hàng: hiện nay công ty Cổ phần Việt Hoa có một số khách hàng truyền thống đến mua hàng + Công ty cổ phần vật tư xuất nhập khẩu Tân Bình + Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Hồng Vinh + Công ty trách nhiệm hưũ hạn và thương mại dịch vụ Hoa Lư + Công ty may Đông Á + Cơ sở Tấn Tài 2/ Quá trình phát triển của Công Ty: Công ty có nhiều kế hoạch, nhiều phương pháp nhằm tu sữa thiết bị đ ã xuống cấp nghiêm trọng, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, chuyyển đổi mặt hàng sản xuất xong vẫn bế tắc. Trong các năm 1989 đ ến 1990 liên hiệp dệt Việt Nam đã bổ sung cho Công Ty một dây chuyền thiết bị dệt khăn bông của Liên Xô cũ, dây chuyền của thiết bị này quá lạc hậu so với thế giới và khu vực. Vì vậy sản phẩm không tiêu thụ đ ược rộng rãi, chỉ tiêu của các nước Đông Á và Liên Xô nên khi hệ thống chính trị ở đây sụp đổ thì công ty mất hẳn thị trường tiêu thụ, thị trường mới không chấp nhận sản phẩm sản xuất ra không đạt hiệu quả về kỹ thuật. Do đó công ty đã thanh toán toàn bộ dây chuyền này. Trang 15
  17. Từ năm 1997 đến nay, với sự giúp đỡ của tổng công ty Dệt May Việt Nam, Công ty đã đầu tư thêm 2 xí nghiệp may gồm 18 dây chuyền được đầu tư trang thiết bị của Nhật, với tổng số vốn đầu tư là 16,845 tỷ ước tính doanh thu đạt 20 tỷ trên năm. Vừa qua công Ty đã được cấp giấy chứng nhận ISO 9001- 2000 với mục tiêu chất lượng. Phấn đấu đạt chỉ tiêu chất lượng sản phẩm loại : Dây chuyền Ý chiếm 95 % , dây chuyền Mỹ chiếm 90 % Đào tạo lớp công nhân kỹ thuật có trình độ đại học. Để thực hiện mục tiêu trên Công ty thông tin đến toàn b ộ tổ chức. Tầm quan trọng những việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như những yêu cầu về luật định, xây dựng làm đúng ngay từ đầu, áp dụng cho một hệ thống quản lý chất lượng có hiệu lực và hiệu quả, đảm bảo mọi yêu cầu tiêu chu ẩn ISO 9001 -2000 3/ Chức năng kinh doanh và vai trò của nhà Máy Sợi 3.1/ Chức năng kinh doanh Công ty hợp đồng với khách hàng trong nước và ngoài nước mua nguyên vật liệu ở Liên Xô, của Tây Phi và Đồng Nai , hàng tháng cung cấp xuống nhà máy sản xuất . Khi sản xu ất trong nhà máy chuyển sản phẩm sợi cho công ty tiêu thụ , do đó nhà máy sử dụng TK136 Tài kho ản 1365: phải thu nội bộ nhà máy sợi Tài kho ản 136D: phải thu nội bộ của xí nghiệp dệt Tài kho ản 136M: phải thu nội bộ của xí nghiệp may Tình hình lao động : Tổng số lao động trong nhà máy là 415 người , trong đó: + Lao động tiền lương: 406người ; Hộ sản ốm đau: 9 người 3.2) Vai trò của nhà máy sợi : nhà máy sợi là đơn vị thành viên trực thuộc công ty Cổ phần Việt Hoa , nhà máy ho ạt động sản xuất độc lập, sản xuất sản phẩm sợi theo yêu cầu của khách hàng. Nhà máy sợi có nhiệm vụ sản xuất sản phẩm sợi và khi sản xuất ho àn thành nhập kho , nhà máy gởi sản phẩm cho công ty tiêu thụ , hàng tháng tính 3% doanh thu để nộp lên công ty làm qu ỹ quản lý Đặc điểm sản xuất và quy trình của nhà máy sợi + Đặc điểm : nguyên vật liệu đầu vào là bông thiên nhiên , xơ hoá học qua dây chuyền khép kín đi từ xơ bông, đánh bông, chĩa, ghép, thô, sợi côn - côn - thành phẩm Quy trình công nghệ kéo sợi : II/ TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ BỘ MÁY CÔNG TY 1/ Tổ chức quản lý và bộ máy công ty 1.1/ Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý và bộ máy công ty Trang 16
  18. Tổng giám đốc Phó TGĐ th ường trực Phó Tổng giám đốc Phòng KDTC-LĐ Phòng KT-ĐT Phòng HC-QT Phòng KD-XNK Phòng KT-TC Nhà máy sợi XN May III XN May II XN May I Trang 17
  19. 1.2/ Chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý Tổng Giám đốc: Phụ trách chung, phụ trách các phòng ban, điều hành mọi hoạt động của Công Ty Phó tổng Giám đốc thường trực: Phụ trách đ ơn vị nhà máy sợi, phòng hành chính qu ản trị, thay mặt tổng giám đốc điều hành giải quyết mọi vấn đề của cônh ty khi Tổng Giám đốc đi vắng Phó tổng Giám đốc: Phụ trách các xí nghiệp may, xí nghiệp dịch vụ kỹ thuật, phòng kỹ thuật đầu tư Phòng hành chính - qu ản trị : Quản lí văn thư, văn phòng tiếp dân, tiếp khách Phòng tài chính lao động: Theo dõi, quản lí, đ ào tạo, bố trí sắp xếp lao động Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: chịu trách nhiệm xây dựng các chiến lược kinh doanh, kế hoạch sản xuất, cung ứng vật tư, tiếp thị chào hàng Phòng k ỹ thuật đầu tư: Theo dõi và tham mưu cho tổng Giám đốc về công tác kỹ thuật Phòng kế toán - tài chính: Thực hiện công tác kế toán, ghi chép, thống kê, tính toán toàn bộ số liệu đầu vào, đầu ra, phản ánh tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản vật tư tiền vốn công ty 2/ Bộ máy quản lý tại nhà máy sợi 2.1/ Sơ đồ quản lý nhà máy sợi Giám đốc Phó GĐ Phòng Phòng Phó giám Kế hoạch đốc KT thiết bị KT-TC Phòng thí nghiệm Phòng kỹ thuật Phòng k ỹ thuật công nghệ thiết bị Tổ SX CA Tổ SX CA Tổ SX CA Tổ SX CA A B C D Tổ b ảo Tổ b ảo Tổ bảo Tổ suốt Tổ Tổ d ầu Tổ cơ điện ho ả trì 1,2 trì 3,4 trì 5 su khí Trang 18
  20. 2.2/ Chức năng , nhiệm vụ của từng bộ phận: Giám đ ốc nhà máy: Là người có quyền lực cao nhất, đồng thời cũng là người có trách nhiệm lớn nhất đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy Phó giám đ ốc: Là người chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc, có thể thay mặt giám đốc trong một số trường hợp cần thiết. Chuyên phụ trách về kỹ thuật và chịu trách nhiệm về vấn đề chất lượng sản phẩm Phòng kế toán tài chính: theo dõi, đ ánh giá phản ảnh, ghi chép đầy đủ các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tình hình luân chuyển và sử dụng vốn của nhà máy Phòng kế hoạch: Vạch ra kế hoạch sản xuất, đồng thời đưa các biện pháp nhằm đảm bảo tiến hành ho ạt động sản xuất đúng theo kế hoạch của công ty đề ra Phòng k ỹ thuật công nghê : Trực tiếp theo dõi tình hình ho ạt động của từng tổ sản xu ất theo ca, máy hoạt động nhằm hỗ trợ về kỹ thuật, nhằm đảm bảo tiến độ sản xuất ổn định Tổ thí nghiệm : phục vụ cho yêu cầu thống kê, phục vụ tổ sản xuất , các định mức kinh tế kỹ thuật , và đ ề ra các biện pháp thích hợp Các tổ sản xuất : có nhiệm vụ trực tiếp sản xuất các sản phẩm đề ra, thực hiện các nội quy thao tác k ỹ thuật theo nguyên lý ho ạt động của máy móc thiết bị sử dụng nhiên liệu trong định mức , đề ra các sáng kiến từ quá trình sản xuất 3) Tổ chức kế toán tại nhà máy: KẾ TOÁN TRƯỞNG Thủ qu ỹ Kế toán thanh Kế toán tổng hợp Kế toán lao toán vật tư (TSCĐ) giá thành động tiền lương Chức năng của bộ phận kế toán: Trưởng phòng kế toán: chỉ đạo trực tiếp bộ máy quản lý kế toán và là người trợ lý của kế toán tổng hợp và giám đốc Kế toán tổng hợp kiêm kế toán tài sản cố định: xác định được kết quả giá thành , có nhiệm vụ theo dõi tình hình biến động của tài sản , hạch toán phân bổ chi phí sản xuất , xác định kết quả sản xuất trong kỳ. Kế toán lao động tiền lương : tính lương, phụ cấp các khoản theo lương , cung cấp số liệu về lao động , lập báo cáo về lao động tiền lương Kế toán thanh toán vật tư: theo dõi, phản ánh kịp thời, chính xác các khoản công nợ, tiền thanh toán phải cho người cung cấp, theo dõi tình hình biến động của vật tư, đồng thời ghi chép vào sổ tổng hợp Thủ quỹ : ghi sổ quỹ, kiểm tra tiêN vốn quỹ, đối chiếu để lập báo cáo các quỹ 4/ Hình thức kế toán sử dụng tại nhà máy: Hình thức kế toán là chứng từ ghi sổ để hạch toán quá trình sản xuất kinh doanh bao gồm các loại sau + Sổ chi tiết theo dõi công nợ + Bảng kê chứng từ gốc + Chứng từ ghi sổ + Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ + Bảng cân đối kế toán, bảng biểu qui định + Các bảng phân bổ: Phân bổ nguyên vật liệu, phân bổ khấu hao, tài sản cố định Trình tự hạch toán: Hàng ngày khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra, lấy số liệu ghi vào bảng phân loại chứng từ gốc đ ã đ ược Trang 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2