intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo Xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam: Chính sách, thị trường và sinh kế của các hộ gia đình trồng rừng

Chia sẻ: Ging Ging | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:35

80
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo cáo này cho rằng sự tụt giảm lượng dăm xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2016 có nhiều nguyên nhân, trong đó những nguyên nhân cơ bản nhất là do thay đổi trong cơ cấu nhập khẩu dăm tại thị trường Trung Quốc. Số liệu thống kê của Hải Quan Trung Quốc cho thấy kể từ đầu năm 2016 nguồn dăm gỗ của Việt Nam nhập khẩu vào thị trường này dần được thay thế bởi nguồn cung từ Úc và Thái Lan. Tại Trung Quốc, Úc đã lấy lại vị trí dẫn đầu của mình về cung dăm cho Trung Quốc. Bên cạnh đó, nguồn cung từ Thái Lan cũng tăng từ đó làm co hẹp thị phần của nguồn cung của Việt Nam tại thị trường này. Báo cáo này cho rằng sở dĩ thị phần dăm gỗ Việt Nam tại Trung Quốc co lại là do có sự cạnh tranh rất lớn với nguồn cung từ Úc và Thái Lan, đặc biệt là cạnh tranh về chất lượng. Cụ thể, chất lượng dăm gỗ xuất khẩu của Việt Nam đang bị mất kiểm soát, hiện đang có dấu hiệu đi xuống. Điều này đã và đang gây ra những tác động tiêu cực cho ngành dăm, gây giảm giá xuất khẩu và co hẹp thị trường tiêu thụ, đặc biệt tại Trung Quốc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo Xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam: Chính sách, thị trường và sinh kế của các hộ gia đình trồng rừng

Xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam:<br /> Chính sách, thị trường và sinh kế của các hộ<br /> gia đình trồng rừng<br /> Tô Xuân Phúc (Forest Trends)<br /> Đặng Việt Quang (Forest Trends)<br /> Trần Lê Huy (FPA Bình Định)<br /> Cao Thị Cẩm (VIFORES)<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hà Nội, tháng 7 năm 2016<br /> Lời cảm ơn<br /> Báo cáo nghiên cứu Việt Nam xuất khẩu dăm gỗ: Chính sách – thị trường – sinh kế của hộ gia đình trồng<br /> rừng được thực hiện bởi Tổ chức Forest Trends, Hiệp Hội Gỗ Lâm Sản Việt Nam và Hiệp Hội Gỗ và Lâm sản<br /> Bình Định. Nhóm tác giả xin cảm ơn ông Nguyễn Tôn Quyền, Chủ Tịch Hiệp Hội Gỗ Việt Nam đã hỗ trợ<br /> nhóm trong quá trình khảo sát thực địa. Xin cảm ơn các doanh nghiệp xuất khẩu, thu mua và chế biến dăm<br /> gỗ và các hộ gia đình trồng rừng tạo nguồn nguyên liệu dăm vì những thông tin đã cung cấp cho nhóm.<br /> Thông tin trong báo cáo còn được cung cấp bởi chi Cục Lâm nghiệp, Kiểm lâm, Uỷ Ban Nhân Dân các<br /> huyện của một số địa phương của tỉnh Phú Thọ, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng<br /> Ngãi và Bình Định nơi các tác giả thực hiện nghiên cứu thực địa. Báo cáo được hoàn thành với sự hỗ trợ tài<br /> chính một phần của Cơ quan Hợp tác Phát triển Vương Quốc Anh (DFID) thông qua Tổ chức Forest Trends<br /> và Hiệp hội Dăm gỗ Quảng Ngãi thông qua Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam. Dữ liệu thống kê về tình hình<br /> tiêu thụ dăm Trung Quốc được dựa trên nguồn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, do<br /> Lina Scott của Tổ chức Forest Trends biên soạn. Quan điểm thể hiện trong báo cáo là của các tác giả và<br /> không nhất thiết phản ánh quan điểm của các tổ chức tài trợ và các tổ chức nơi tác giả đang làm việc. Các<br /> kết quả chính trong báo cáo đã được trình bày tại Hội thảo Việt Nam Xuất Khẩu Dăm Gỗ: Những Thách<br /> Thức Mới tổ chức tại Hà Nội ngày 15 tháng 7 năm 2016. Xin cảm ơn các ý kiến đóng góp của các đại biểu<br /> tham gia Hội thảo.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> i<br /> Mục lục<br /> Lời cảm ơn............................................................................................................................................... i<br /> Mục lục ................................................................................................................................................... ii<br /> Tóm tắt .................................................................................................................................................. iii<br /> 1. Giới thiệu............................................................................................................................................ 1<br /> 2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................................... 2<br /> 3. Thị trường dăm gỗ thế giới và vị thế của Việt Nam ........................................................................... 3<br /> 4. Xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam ........................................................................................................ 9<br /> 4.1. Việt Nam xuất khẩu dăm gỗ trong những năm gần đây. ............................................................ 9<br /> 4.2. Thị trường xuất khẩu dăm gỗ Việt Nam .................................................................................... 10<br /> 4.3. Các cảng biển xuất khẩu dăm gỗ Việt Nam thời gian gần đây .................................................. 11<br /> 4.4. Suy giảm xuất khẩu dăm gỗ năm 2016 ..................................................................................... 12<br /> 4.5. Cơ cấu loài gỗ cho dăm gỗ xuất khẩu của Việt Nam ................................................................. 14<br /> 5. Những thay đổi trong chuỗi cung ứng dăm xuất khẩu .................................................................... 15<br /> 5.1. Chuỗi cung ứng dăm gỗ xuất khẩu ............................................................................................ 15<br /> 5.2. Giá nguyên liệu dăm tại các khâu trong chuỗi cung ứng .......................................................... 16<br /> 5.3. Phát triển các cơ sở chế biến dăm quy mô nhỏ tại một số địa phương ................................... 17<br /> 5.4. Chi phí và lợi ích của các khâu trên chuỗi cung ứng. ................................................................ 17<br /> 6. Thảo luận: Chính sách, thị trường và sinh kế hộ trồng rừng ........................................................... 19<br /> 7. Kết luận ............................................................................................................................................ 24<br /> Tài liệu tham khảo................................................................................................................................ 25<br /> Phụ lục .................................................................................................................................................. 26<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> ii<br /> Tóm tắt<br /> Dăm gỗ là một trong những mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của ngành chế biến gỗ của Việt Nam, với kim<br /> ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt gần 1,2 tỉ USD, tương đương với 17% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của<br /> các mặt hàng gỗ. Trong cùng năm này, tổng lượng dăm xuất khẩu đạt gần 8,1 triệu tấn dăm khô, tương<br /> đương với 16,2 triệu m3 gỗ nguyên liệu quy tròn. Kim ngạch và khối lượng xuất khẩu năm 2015 lớn hơn<br /> các con số này của các năm trước đó, thể hiện sự phát triển của ngành.<br /> <br /> Tuy nhiên, số liệu thống kê xuất nhập khẩu từ nguồn Tổng cục Hải quan của Việt Nam về kim ngạch và<br /> lượng xuất khẩu dăm của năm 2016 cho thấy những tụt giảm nghiêm trọng trong xuất khẩu dăm và điều<br /> này đang làm phát sinh những lo ngại sâu sắc trong ngành dăm và các cơ quan quản lý ngành. Theo dữ liệu<br /> thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu dăm 5 tháng đầu năm 2016 đạt 248 triệu USD, chỉ<br /> tương đương với 58% kim ngạch 5 tháng cùng kz của năm 2015 (430 triệu USD). Lượng dăm xuất khẩu 5<br /> tháng đầu năm 2016 đạt 1,8 triệu tấn, bằng 61% tổng lượng dăm xuất khẩu trong cùng kz của năm 2015.<br /> Nếu từ nay đến cuối 2016 xu hướng xuất khẩu này không thay đổi, ngành chế biến và xuất khẩu dăm của<br /> Việt Nam sẽ tiếp tục phải đối mặt với vô vàn khó khăn và kim ngạch xuất khẩu cả năm 2016 sẽ chỉ đạt ở<br /> mức trên dưới 600 triệu USD, chỉ bằng khoảng một nửa kim ngạch năm 2015; lượng dăm xuất khẩu cả<br /> năm sẽ chỉ đạt trên dưới 7 triệu tấn, tương đương với khoảng 60% tổng lượng xuất khẩu của 2015. Thông<br /> tin từ các doanh nghiệp xuất khẩu cho thấy lượng dăm tồn trong nước hiện rất lớn. Tụt giảm nghiêm trọng<br /> lượng dăm gỗ xuất khẩu đang và sẽ tiếp tục đem lại những tác động tiêu cực không phải chỉ riêng cho các<br /> doanh nghiệp trực tiếp tham gia chế biến xuất khẩu, mà còn tác động đến hàng trăm nghìn hộ gia đình,<br /> bao gồm nhiều hộ dân nghèo, là nguồn cung nguyên liệu đầu vào cho chế biến dăm và hàng trăm nghìn<br /> lao động khác tham gia các khâu của chuỗi cung ứng. Tụt giảm về xuất khẩu dăm cũng tác động trực tiếp<br /> đến kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành gỗ, gây ảnh hưởng đến ngân sách quốc gia.<br /> <br /> Kể từ năm 2012 Việt Nam đã thay thế vị trí của Úc trên bản đồ cung dăm thế giới, trở thành quốc gia xuất<br /> khẩu dăm lớn nhất toàn cầu. Ngoài Úc, các nước có nguồn cung dăm lớn, hiện đang cạnh tranh với Việt<br /> Nam bao gồm Thái Lan, Indonesia và Chile. Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là ba quốc gia nhập khẩu<br /> dăm quan trọng nhất của Việt Nam, chiếm trên 90% tổng kim ngạch và lượng xuất khẩu hàng năm, trong<br /> đó thị trường Trung Quốc chiếm tỉ trọng lớn nhất, khoảng 60% trong tổng kim ngạch và lượng dăm xuất<br /> khẩu của Việt Nam.<br /> <br /> Báo cáo này cho rằng sự tụt giảm lượng dăm xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2016 có nhiều nguyên<br /> nhân, trong đó những nguyên nhân cơ bản nhất là do thay đổi trong cơ cấu nhập khẩu dăm tại thị trường<br /> Trung Quốc. Số liệu thống kê của Hải Quan Trung Quốc cho thấy kể từ đầu năm 2016 nguồn dăm gỗ của<br /> Việt Nam nhập khẩu vào thị trường này dần được thay thế bởi nguồn cung từ Úc và Thái Lan. Tại Trung<br /> Quốc, Úc đã lấy lại vị trí dẫn đầu của mình về cung dăm cho Trung Quốc. Bên cạnh đó, nguồn cung từ Thái<br /> Lan cũng tăng từ đó làm co hẹp thị phần của nguồn cung của Việt Nam tại thị trường này. Báo cáo này cho<br /> rằng sở dĩ thị phần dăm gỗ Việt Nam tại Trung Quốc co lại là do có sự cạnh tranh rất lớn với nguồn cung từ<br /> Úc và Thái Lan, đặc biệt là cạnh tranh về chất lượng. Cụ thể, chất lượng dăm gỗ xuất khẩu của Việt Nam<br /> đang bị mất kiểm soát, hiện đang có dấu hiệu đi xuống. Điều này đã và đang gây ra những tác động tiêu<br /> cực cho ngành dăm, gây giảm giá xuất khẩu và co hẹp thị trường tiêu thụ, đặc biệt tại Trung Quốc.<br /> <br /> Đến nay, đối với các cơ quan quản lý xuất khẩu, dăm vẫn được coi là xuất khẩu nguyên liệu thô, không tạo<br /> được giá trị gia tăng trong sản phẩm xuất khẩu. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý và một số ý kiến từ<br /> ngành chế biến đồ gỗ xuất khẩu cho rằng sự phát triển của ngành dăm làm mất nguồn cung gỗ nguyên liệu<br /> iii<br /> cho ngành chế biến đồ gỗ, kéo dài sự lệ thuộc của ngành chế biến đồ gỗ vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu,<br /> bao gồm cả việc nhập khẩu từ một số nguồn có rủi ro cao, gây tổn hại đến hình ảnh của ngành chế biến gỗ.<br /> Các quan điểm này đã được thể hiện trong định hướng của Chính phủ, bao gồm một số cơ chế chính sách<br /> nhằm hạn chế sản xuất và xuất khẩu dăm.<br /> <br /> Trong nỗ lực nhằm hạn chế xuất khẩu dăm, Chính phủ Việt Nam áp dụng mức thuế xuất khẩu 2% bắt đầu<br /> kể từ đầu năm 2016. Tuy nhiên, áp dụng mức thuế này trong bối cảnh nguồn cung dư thừa và thị phần tại<br /> thị trường xuất khẩu, đặc biệt tại thị trường Trung Quốc đang giảm sút làm cho ngành chế biến dăm xuất<br /> khẩu của Việt Nam đã khó khăn lại càng trở nên khó khăn hơn. Mức thuế xuất khẩu 2% tương đương với<br /> mức tăng 2,5-2,8 USD/tấn dăm trong cơ cấu giá thành dăm xuất khẩu. Thị phần co hẹp và mức giá xuất<br /> khẩu giảm buộc các doanh nghiệp chế biến dăm hoặc phải giảm giá thu mua nguyên liệu gỗ đầu vào, chủ<br /> yếu từ các hộ gia đình hoặc phải chấp nhận cắt giảm lợi nhuận nhằm duy trì thị trường.<br /> <br /> Từ khía cạnh của nguồn cung nguyên liệu gỗ, hộ gia đình trồng rừng phản ứng với thay đổi của thị trường<br /> theo cách khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện sinh kế cụ thể của hộ. Nhiều hộ gia đình có nguồn sinh kế<br /> không lệ thuộc nhiều vào các diện tích rừng trồng quyết định giữ lại rừng của mình, đợi cơ hội tăng giá.<br /> Nhiều hộ khác không có nguồn sinh kế thay thế bắt buộc phải bán rừng, chấp nhận mức giảm 30-40% về<br /> lợi ích kinh tế so với năm 2015.<br /> <br /> Những khó khăn hiện tại của ngành chế biến dăm xuất khẩu của Việt Nam không chỉ đơn thuần là về biến<br /> động cung-cầu của thị trường tiêu thụ mà còn do những vấn đề nội tại của ngành dăm, đặc biệt có liên<br /> quan đến phát triển nóng, phát triển ngoài quy hoạch, chạy theo thị trường và không kiểm soát về chất<br /> lượng, hiện nay đang diễn ra tại một số địa phương, đặc biệt là các cơ sở chế biến quy mô nhỏ. Thông báo<br /> 76/TB-UBND tỉnh Thanh Hóa ngày 17 tháng 5 năm 2016 phản ánh rõ nét các khía cạnh này, trong đó nêu<br /> rõ: “Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 42 cơ sở sản xuất dăm gỗ, trong đó chỉ có 11 cơ sở được chấp thuận sản<br /> xuất, với tổng công suất 330.000 tấn/năm, trong khi công suất băm dăm gỗ thực tế của các cơ sở đã lên<br /> tới 729.000 tấn/năm, vượt 2,2 lần so với công suất cho phép; đa số các cơ sở sản xuất dăm gỗ đều chưa có<br /> phương án đầu tư dài hạn từ khâu trồng, thu mua nguyên liệu đến khâu chế biến *…+; tình trạng thiếu<br /> nguyên liệu đã tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, tranh mua, tranh bán gây mất trật tự xã hội.”1 Phát<br /> triển không kiểm soát, chạy theo lợi nhuận, không quan tâm đến chất lượng sản phẩm tại các địa phương<br /> này đã và đang tác động tiêu cực đến hình ảnh của toàn ngành dăm Việt Nam, làm giảm lòng tin của nhà<br /> nhập khẩu, giảm thị phần xuất khẩu, tạo cơ hội cho một số nhà nhập khẩu khác ép giá dăm của Việt Nam.<br /> Các yếu tố này thể hiện tính không bền vững của ngành chế biến dăm xuất khẩu.<br /> <br /> Báo cáo chỉ ra rằng mặc dù chiến lược của Chính phủ trong việc hạn chế xuất khẩu dăm, tạo nguồn gỗ<br /> nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến đồ gỗ là hoàn toàn đúng đắn, thực hiện chiến lược thông qua<br /> giải pháp áp dụng 2% mức thuế xuất khẩu như hiện nay cần được kiểm chứng về mặt thực tiễn về hiệu<br /> quả của chính sách này. Khảo sát tại một số địa phương cho thấy tính đa dạng trong thực trạng sản xuất và<br /> xuất khẩu dăm hiện nay và các chính sách thuế hiện tại và trong tương lai sẽ có những tác động không<br /> đồng đều đến các sơ sở chế biến và các hộ trồng rừng tại các địa phương. Tại các vùng như Bắc Trung Bộ,<br /> các cơ sở chế biến gỗ hầu như chưa phát triển và chế biến dăm là giải pháp duy nhất cho nguồn gỗ rừng<br /> trồng đầu ra của hộ gia đình. Đối với một số địa phương khác như Phú Thọ, Tuyên Quang nơi sẵn có các cơ<br /> sở chế biến thay thế dăm, nguồn cung đầu vào cho dăm là các sản phẩm phụ của quá trình chế biến,<br /> <br /> 1<br /> ỦBND Tỉnh Thanh Hóa. Thống báo số 76 ngày 17 tháng 5 năm 2016 về Kết luận của Phó Chủ tịch Thường trực UBND Tỉnh Nguyễn Đức Quyền tại<br /> Hội nghị nghe báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất của các cơ sở băm dăm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.<br /> iv<br /> chiếm 30-40% trong tổng nguồn cung gỗ từ rừng trồng tại các nơi này. Trong bối cảnh thiếu vắng các cơ sở<br /> chế biến thay thế cho dăm (ví dụ xưởng xẻ, bóc), và với nguồn nguyên liệu dăm được chế biến từ các sản<br /> phẩm phụ của chế biến gỗ, áp dụng chính sách thuế nhằm hạn chế đầu ra của dăm sẽ không đạt được<br /> mục tiêu tạo rừng gỗ lớn, thậm chí còn gây lãng phí trong việc sử dụng nguyên liệu gỗ rừng trồng.<br /> <br /> Báo cáo kiến nghị rằng trước khi đưa ra những giải pháp can thiệp về thuế cần có những đánh giá sâu và<br /> toàn diện về thực trạng của ngành chế biến xuất khẩu dăm hiện nay của Việt Nam trong toàn bộ chuỗi<br /> cung ứng, trong đó cần đánh giá các yếu tố về các loại hình và quy mô của doanh nghiệp và động lực của<br /> các loại hình này, khác nhau giữa các vùng nguyên liệu, hệ thống cơ sở hạ tầng cho phát triển các loại hình<br /> chế biến sản phẩm thay dăm cũng như các điều kiện tiếp cận thị trường đối với các loại hình sản phẩm đó.<br /> Bên cạnh đó, cần có những đánh giá khách quan về thực trạng của hộ gia đình trồng rừng, nhằm xác định<br /> các yếu tố nội tại của hộ (ví dụ vốn, lao động, trình độ canh tác), cũng nhưng các yếu tố bên ngoài (tiếp cận<br /> tín dụng, tiếp cận nguồn giống, khoa học công nghệ) có tác động trực tiếp đến quyết định của hộ gia đình<br /> trong việc sử dụng sản phẩm gỗ rừng trồng để làm dăm hay các sản phẩm khác. Chính sách, bao gồm cả<br /> chính sách thuế xuất khẩu hiện tại và trong tương lai có mục tiêu tạo nguồn gỗ lớn, làm nguyên liệu đầu<br /> vào cho ngành chế biến đồ gỗ xuất khẩu sẽ không thể phát huy được hiệu quả nếu không được dựa trên<br /> nền tảng là từ kết quả của các đánh giá này.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> v<br /> 1. Giới thiệu<br /> Ngành chế biến và xuất khẩu dăm gỗ (sau đây được gọi là ngành dăm) của Việt Nam liên tục được mở<br /> rộng trong những năm vừa qua, nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu của các nhà máy sản xuất bột giấy tại<br /> Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Năm 2009, Việt Nam có 47 nhà máy dăm với lượng dăm xuất khẩu đạt<br /> khoảng 2,3 triệu tấn khô, tương đương với 4,6 triệu m3 gỗ nguyên liệu. Đến 2014, số nhà máy tăng lên<br /> 130, với lượng dăm xuất khẩu đạt 7 triệu tấn khô. Kim ngạch xuất khẩu cũng tăng từ 796 triệu USD năm<br /> 2012 lên đến 958 triệu USD năm 2014 (Tô Xuân Phúc và Trần Lê Huy, 2013; Tô Xuân Phúc và cộng sự<br /> 2015).<br /> <br /> Phát triển của ngành dăm đã và đang làm nảy sinh những tranh luận trái chiều về tầm quan trọng cũng<br /> như mối quan hệ của ngành với các ngành khác có sử dụng cùng nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng đầu<br /> vào, như ngành chế biến đồ gỗ và ngành giấy. Ý kiến của ngành chế biến đồ gỗ cho rằng ngành dăm gỗ đã<br /> sử dụng một lượng lớn nguyên liệu gỗ đầu vào, từ đó gây ra việc thiếu hụt nguyên liệu để chế biến gỗ, và<br /> điều này làm hạn chế về giá trị gia tăng cho nguồn gỗ rừng trồng. Tuy nhiên quan điểm của ngành dăm lại<br /> cho rằng phát triển của ngành dăm đã khuyến khích các hộ gia đình trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi<br /> trọc và tạo thêm thu nhập cho hộ trồng rừng, góp phần cải thiện sinh kế của người dân trong đó có nhiều<br /> hộ dân nghèo đang sống ở vùng cao. Cũng theo ngành dăm, nguồn nguyên liệu đầu vào cho dăm là gỗ tận<br /> dụng từ các cơ sở chế biến khác như xưởng xẻ, xưởng ván bóc do vậy sự tồn tại và phát triển của ngành<br /> dăm là cơ hội tạo thêm nguồn thu từ nguồn gỗ rừng trồng mà không có sự cạnh tranh về nguồn gỗ nguyên<br /> liệu đầu vào với ngành chế biến đồ gỗ.<br /> <br /> Theo các nhà quản lý, xuất khẩu dăm là xuất khẩu nguyên liệu thô và không tạo được giá trị gia tăng trong<br /> sản phẩm. Do vậy, kể từ giữa thập niên 2000, Chính phủ đã có định hướng hạn chế xuất khẩu dăm gỗ,<br /> nhằm tạo cây gỗ lớn và làm tăng giá trị cho nguồn gỗ rừng trồng. Kể từ đó, nhiều cơ chế chính sách đã<br /> được đưa ra nhằm hạn chế sản xuất và xuất khẩu dăm. Các cơ chế chính sách quan trọng bao gồm Quyết<br /> định 1565 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) năm 2013 phê duyệt đề án tái cơ cấu<br /> ngành lâm nghiệp, Quyết định 919 của Bộ NN&PTNT phê duyệt kế hoạch hành động nâng cao giá trị gia<br /> tăng sản phẩm gỗ qua chế biến giai đoạn 2014-2020, hoặc Quyết định 651 năm 2015 của Bộ NN&PTNT<br /> phê duyệt kế hoạch triển khai phương án quản lý sản xuất dăm gỗ giai đoạn 2014-2020. Gần đây nhất là<br /> Thông tư 182 của Bộ Tài chính ban hành ngày 16 tháng 11 năm 2015 đã đưa ra mức thuế xuất khẩu dăm<br /> gỗ là 2%, bắt đầu thực hiện từ đầu 2016.<br /> <br /> Chính sách thuế xuất khẩu dăm gỗ được áp dụng trong bối cảnh ngành dăm có nhiều biến động, đặc biệt<br /> sự suy giảm thị phần của nguồn dăm Việt Nam tại thị trường Trung Quốc và sụt giảm về giá xuất khẩu. Số<br /> liệu thống kê hải quan cho thấy lượng dăm gỗ xuất khẩu của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2016 chỉ<br /> bằng 61% lượng dăm xuất khẩu cùng kz của năm 2015; kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2016 tương<br /> đương 58% kim ngạch cùng kz của năm 2015. Số doanh nghiệp trực tiếp tham gia xuất khẩu năm 2016 là<br /> 64, giảm hơn nhiều so với con số 101 doanh nghiệp của năm 2015. Trong khi Số liệu thống kê của Tổng cục<br /> Trung Quốc cho thấy nhu cầu đối với mặt hàng dăm tại Trung Quốc vẫn đang tiếp tục gia tăng, trong đó có<br /> sự đóng góp quan trọng của nguồn cung dăm liên tục tăng từ Úc và Thái Lan. Điều này phản ánh sự suy<br /> giảm thị phần của ngành dăm Việt Nam tại Trung Quốc. Thị phần xuất khẩu bị co hẹp, giá xuất khẩu giảm,<br /> ùn tắc trong xuất khẩu là những khó khăn hiện các doanh nghiệp dăm hiện đang phải đối mặt. Thuế xuất<br /> khẩu dăm được Chính phủ đưa ra trong bối cảnh ngành dăm đang đối mặt với những khó khăn vô cùng<br /> lớn về thị trường xuất khẩu đã làm rấy lên những lo ngại về tác động của việc áp dụng thuế xuất khẩu 2%<br /> 1<br /> đối với xuất khẩu dăm gỗ hiện nay của Việt Nam. Các cơ sở chế biến cho rằng áp dụng thuế xuất khẩu làm<br /> tăng giá thành sản xuất, giảm lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu và là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt<br /> giảm trong xuất khẩu kể từ đầu 2016 đến nay.<br /> <br /> Nhằm tìm hiểu thực trạng các khó khăn mà ngành dăm đang đối mặt, bao gồm cả tác động về mức thuế<br /> xuất khẩu mới được áp dụng kể từ đầu tháng 1 năm 2016, nhóm nghiên cứu thuộc Tổ chức Forest Trends,<br /> Hiệp Hội Gỗ và Lâm Sản Việt Nam và Hiệp Hội Gỗ Bình Định đã tiến hành nghiên cứu đánh giá ngành dăm<br /> với mục tiêu:<br /> <br />  Tìm hiểu thực trạng của ngành dăm gỗ trong thời gian gần đây, bao gồm thực trạng trong sản xuất<br /> và xuất khẩu, các khó khăn và thuận lợi trong các khâu này<br />  Đánh giá tác động do các biến động của thị trường xuất khẩu đến sự vận hành và phát triển của<br /> ngành dăm gỗ Việt Nam<br />  Đánh giá tác động của chính sách bao gồm cả chính sách thuế xuất khẩu dăm đến các khâu của<br /> chuỗi cung ứng dăm<br />  Đề xuất kiến nghị về chính sách góp phần phát triển bền vững ngành dăm và nâng cao thu nhập<br /> cho các hộ trồng rừng.<br /> Báo cáo này gồm 7 phần. Phần 2 tiếp theo mô tả các phương pháp nghiên cứu. Phần 3 đưa ra một số<br /> thông tin có liên quan đến thị trường dăm gỗ toàn cầu, tập trung vào thị trường Trung Quốc, là thị trường<br /> chính tiêu thụ sản phẩm dăm của Việt Nam, từ đó giúp định vị ngành dăm của Việt Nam trên bản đồ cung<br /> – cầu dăm thế giới. Phần 4 mô tả thực trạng về sản xuất, xuất khẩu và thị trường tiêu thụ dăm của Việt<br /> Nam trong thời gian gần đây. Phần 5 đề cập đến những thay đổi trong chuỗi cung dăm trong những năm<br /> vừa qua. Phần 6 thảo luận về chính sách, thị trường và sinh kế các hộ trồng rừng. Phần 7 kết luận báo cáo.<br /> <br /> <br /> 2. Phương pháp nghiên cứu<br /> Nghiên cứu kết hợp nguồn số liệu thống kê và thông tin thu thập từ khảo sát thực địa. Số liệu thống kê<br /> được tổng hợp từ nguồn dữ liệu của Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, số liệu tổng hợp của Trung Tâm<br /> Thương Mại Quốc Tế (ITC) và Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Các số liệu thống kê này giúp tìm hiểu sự<br /> phát triển của ngành dăm, thay đổi của thị trường xuất khẩu và tác động đến ngành dăm của Việt Nam<br /> đặc biệt là do biến động gần đây của thị trường xuất khẩu.<br /> <br /> Khảo sát thực địa được tiến hành với một số đối tượng nằm trong chuỗi cung ứng dăm gỗ. Các nhóm này<br /> bao gồm các hộ gia đình trồng rừng, các cơ sở thu mua và khai thác rừng, các hộ gia đình và doanh nghiệp<br /> chế biến gỗ và dăm gỗ, và các công ty thu mua xuất khẩu. Khảo sát được thực hiện ở một số địa phương<br /> thuộc các tỉnh Phú Thọ, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình và Quảng Nam, Quảng<br /> Ngãi và Bình Định. Đây là các địa bàn có số lượng các cơ sản xuất, chế biến và xuất khẩu dăm lớn. Thông tin<br /> thu thập từ khảo sát thực địa góp phần giải thích sự biến động của ngành dăm gỗ trong thời gian gần đây,<br /> từ đó giúp đánh giá được một phần ảnh hưởng của thị trường và chính sách thuế đến các khâu trong<br /> chuỗi cung ứng dăm gỗ, đồng thời chỉ ra những khó khăn và thách thức trong các khâu của chuỗi.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 2<br /> 3. Thị trường dăm gỗ thế giới và vị thế của Việt Nam<br /> Ngành dăm của Việt Nam liên tục phát triển trong những năm vừa qua. Lượng dăm gỗ xuất khẩu của Việt<br /> Nam đã tăng từ 2,5 triệu tấn năm 2010 lên mức 6,9 triệu tấn năm 2014 , tăng 176% (Tô Xuân Phúc và cộng<br /> sự, 2015). Trong cùng giai đoạn, kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ tăng từ 566 triệu USD lên 958 triệu USD năm<br /> 2014, tương đương với 70% tăng về kim ngạch (cùng nguồn trích dẫn). Việt Nam hiện đang đứng số một<br /> về lượng cung ứng dăm gỗ trên thế giới, và trong những năm gần đây chiếm 82% tỷ lệ gia tăng của lượng<br /> cung dăm gỗ trong khu vực Châu Á (Hình 1).<br /> Hình 1. Lượng cung dăm gỗ của Việt Nam so với các khác tại thị trường châu Á<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Nguồn: RISI, 2016<br /> <br /> Hình 2. Lượng dăm gỗ nhập khẩu vào các thị trường tiêu thụ chính và biến động về giá nhập khẩu<br /> 5 180<br /> 160<br /> 4 140<br /> 120 Giá dăm (USD/tấn)<br /> Khối lượng (Triệu tấn)<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 3<br /> 100<br /> 80<br /> 2<br /> 60<br /> <br /> 1 40<br /> 20<br /> 0 0<br /> 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015<br /> <br /> Năm<br /> Trung Quốc Nhật Bản Hàn Quốc Đài Loan Giá dăm gỗ (USD/Tấn)<br /> <br /> Nguồn: Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC)<br /> <br /> 3<br /> Tuy nhiên, ngành dăm có nhiều biến động trong thời gian gần đây, đặc biệt là về giá. Nguồn số liệu thống<br /> kê của Trung tâm Thương mại Quốc Tế (ITC) cho thấy kể từ năm 2012 giá dăm xuất khẩu từ các nước có<br /> lượng cung lớn (trừ Việt Nam) có xu hướng giảm (Hình 2). Giá dăm gỗ của Úc xuất khẩu giảm từ khoảng<br /> 150 USD/tấn từ giữa năm 2014 xuống còn 127 USD vào qu{ 1 năm 2016 (ITC). Hình 3 chỉ ra sự thay đổi về<br /> giá dăm xuất khẩu từ một số nguồn cung chính.<br /> Hình 3. Giá dăm gỗ xuất khẩu từ các nguồn cung chính<br /> 200<br /> <br /> 180<br /> <br /> 160<br /> <br /> 140<br /> <br /> 120<br /> <br /> 100<br /> <br /> 80<br /> <br /> 60<br /> Australia Thái Lan Chi Lê South Africa<br /> 40<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Nguồn: Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC)<br /> <br /> Theo nguồn thông tin từ ITC, tại Trung Quốc giá dăm giảm từ khoảng 176 USD/tấn từ đầu năm 2012 xuống<br /> còn khoảng 168 USD/tấn vào cuối năm 2015. Cũng trong giai đoạn này, giá dăm gỗ của thị trường Nhật<br /> Bản giảm từ mức 232 USD/tấn xuống còn 180 USD/tấn và giá dăm tại Hàn Quốc giảm từ 184 USD/tấn còn<br /> 160 USD/tấn.<br /> <br /> Giá dăm gỗ trên thị trường quốc tế có xu hướng giảm. Giá dầu thô trên thị trường quốc tế giảm trong<br /> những năm vừa qua có thể là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến giá dăm gỗ trên thị trường<br /> thế giới giảm, bởi giảm giá dầu thô làm giảm chi phí vận chuyển. Hình 4 chỉ ra mối tương quan giữa giá dầu<br /> thô tại các thị trường lớn và giá dăm gỗ xuất khẩu .<br /> <br /> Trung Quốc là thị trường tiêu thụ dăm lớn nhất trên thế giới. Thống kê từ nguồn Tổng cục Hải quan của<br /> Trung Quốc cho thấy lượng dăm gỗ nhập khẩu vào Trung Quốc bình quân khoảng 9-10 triệu tấn /năm<br /> (Bảng 1), tương đương với khoảng 1,5-1,7 tỉ USD về kim ngạch (Bảng 2). Thị trường tiêu thụ dăm tại thị<br /> trường này vẫn tiếp tục được mở rộng.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 4<br /> Hình 4. Giá dăm gỗ và giá dầu thô trên thị trường thế giới qua các năm2<br /> 180<br /> <br /> 160<br /> <br /> 140<br /> Giá (USD/thùng - tấn)<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 120<br /> <br /> 100<br /> <br /> 80<br /> <br /> 60<br /> <br /> 40<br /> <br /> 20<br /> <br /> 0<br /> 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015<br /> Năm<br /> Giá dầu ở Anh (USD/Thùng) Giá dầu ở Mỹ (USD/Thùng) Giá dăm gỗ (USD/Tấn)<br /> Nguồn: Trung Tâm Thương Mai Quốc Tế (ITC) và FXCM market<br /> <br /> Con số thống kê của Tổng cục Hải Quan Trung Quốc về lượng và giá trị dăm gỗ nhập khẩu của Việt Nam<br /> vào thị trường này, bao gồm cả các con số từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2016, có sự khác biệt rất lớn đối<br /> với con số thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam trong cùng kz (xem chi tiết về các con số thống kê của<br /> Tổng cục Hải quan Việt Nam tại phần 4 của Báo cáo này). Trong phạm vi của Báo cáo này, các tác giả sẽ<br /> không đi tìm hiểu nguyên nhân của các khác biệt về các con số thống kê giữa hai nguồn thông tin. Các dữ<br /> liệu thống kê trong phần 3 dưới đây sử dụng các con số thống kê của Tổng cục Hải Quan Trung Quốc để<br /> phân tích các động thái thay đổi về tiêu thụ dăm tại Trung Quốc và vị thế của dăm gỗ Việt Nam trong bối<br /> cảnh đó.<br /> Bảng 1. Lượng dăm gỗ nhập khẩu vào Trung Quốc 2013-2015 (kg)<br /> Quốc gia 2013 2014 2015<br /> Nguồn khác 421.139.357 346.362.027 272.600.092<br /> Chile 24.109.988 110.694.296 378.564.954<br /> Indonesia 1.200.638.528 1.255.420.687 968.160.380<br /> Thái Lan 1.447.634.370 1.049.566.907 1.205.940.848<br /> Úc 1.415.940.959 2.153.428.640 2.707.504.080<br /> Việt Nam 4.632.296.721 3.928.002.331 4.280.245.490<br /> Tổng 9.141.759.923 8.843.474.888 9.813.015.844<br /> Nguồn: Hải quan Trung Quốc, tổng hợp bởi Forest Trends<br /> <br /> <br /> 2 Giá dăm gỗ và dầu thô được tính bình quân qua các năm<br /> <br /> 5<br /> Bảng 2. Giá trị kim ngạch dăm gỗ nhập khẩu vào Trung Quốc 2013-2015 (USD)<br /> Quốc gia 2013 2014 2015<br /> Nguồn khác 73.149.280 67.029.639 51.591.086<br /> Chile 5.498.098 24.276.081 78.967.062<br /> Indonesia 209.407.928 228.152.278 167.916.799<br /> Thái Lan 246.765.774 170.970.511 189.975.659<br /> Úc 251.771.951 422.626.374 520.481.220<br /> Việt Nam 757.035.124 622.041.549 681.768.456<br /> Tổng 1.543.630.168 1.535.098.446 1.690.702.297<br /> Nguồn: Hải quan Trung Quốc, tổng hợp bởi Forest Trends<br /> <br /> <br /> <br /> Hình 5. Thay đổi lượng cung dăm vào Trung Quốc Hình 6. Thay đổi kim ngạch xuất khẩu dăm vào<br /> từ các nguồn cung khác nhau (kg) Trung Quốc từ các nguồn cung khác nhau (USD)<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Nguồn: Hải Quan Trung Quốc, tổng hợp bởi Forest Trends.<br /> <br /> Các quốc gia cung cấp nguồn dăm quan trọng cho Trung Quốc bao gồm Việt Nam, Úc, Thái Lan, Indonesia<br /> và Chi Lê, với lượng dăm của Việt Nam lớn nhất tính đến hết năm 2015. Tại Trung Quốc, dăm gỗ Việt Nam<br /> cạnh tranh trực tiếp với dăm gỗ từ các quốc gia này. Trong khi lượng dăm của Úc nhập khẩu vào Trung<br /> Quốc có độ ổn định lớn, dăm từ nguồn Việt Nam, Thái Lan, Indonesia có nhiều biến động, cả về khối lượng<br /> và kim ngạch (Hình 5, 6).<br /> <br /> <br /> 6<br /> Trong các tháng đầu năm 2016 thị phần các nguồn cung dăm cho Trung Quốc có nhiều biến động. Trong<br /> năm này, lần đầu tiên kể từ năm 2012 lượng dăm gỗ của Úc nhập khẩu vào thị trường này vượt lượng<br /> dăm của Việt Nam, kể cả về lượng và kim ngạch (Bảng 3, Bảng 4, Hình 7, Hình 8).<br /> Bảng 3. Lượng dăm gỗ nhập khẩu vào Trung Quốc đến hết tháng 5 năm 2016 (kg)<br /> Country Lượng nhập (kg)<br /> Úc 1.590.988.534<br /> Việt Nam 1.513.148.392<br /> Thái Lan 686.626.790<br /> Indonesia 292.174.730<br /> Chilê 257.035.951<br /> Các nước khác 165.153.552<br /> Tổng 4.505.127.949<br /> Nguồn: Hải quan Trung Quốc, tổng hợp bởi Forest Trends<br /> <br /> <br /> <br /> Hình 7. Lượng dăm gỗ nhập khẩu vào Trung Quốc đến hết tháng 5 năm 2016 (tấn)<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Nguồn: Hải quan Trung Quốc, tổng hợp bởi Forest Trends<br /> <br /> <br /> <br /> Bảng 4. Kim ngạch dăm gỗ nhập khẩu vào Trung Quốc đến hết tháng 5 năm 2016<br /> Quốc gia Giá trị (USD)<br /> Úc 282.862.871<br /> Việt Nam 238.942.889<br /> Thái Lan 103.290.145<br /> Chilê 47.798.458<br /> Indonesia 47.107.859<br /> Các nước khác 27.305.869<br /> Tổng 747.308.091<br /> Nguồn: Hải quan Trung Quốc, tổng hợp bởi Forest Trends<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 7<br /> Hình 8. Kim ngạch nhập khẩu dăm gỗ vào Trung Quốc đến hết tháng 5 năm 2016 (triệu USD)<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 9 và Hình 10 chỉ ra sự thay đổi lượng và kim ngạch nhập khẩu dăm từ các nguồn khác nhau vào thị<br /> trường Trung Quốc từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2016.<br /> <br /> <br /> Hình 9. Thay đổi lượng nhập dăm vào Trung Quốc Hình 10. Thay đổi về kim ngạch nhập dăm vào<br /> theo tháng đầu 2016 (kg) Trung Quốc các tháng đầu 2016 (USD)<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Nguồn: Hải quan Trung Quốc, tổng hợp bởi Forest Trends<br /> <br /> Nguồn thống kê của Hải quan Trung Quốc cho thấy (Hình 9, Hình 10) lượng và kim ngạch nhập khẩu dăm<br /> của Việt Nam đạt mức cao trong tháng 1-2 của năm 2016, tuy nhiên sau đó (tháng 3, 4) cả lượng và giá trị<br /> đều giảm, thay thế bằng nguồn cung từ Úc và Thái Lan. Cũng theo nguồn dữ liệu thống kê này, thị phần<br /> của dăm gỗ Việt Nam bị thay thế bởi dăm gỗ Úc và Thái Lan là những tín hiệu quan trọng, đòi hỏi ngành<br /> dăm của Việt Nam cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và có những phương sách hợp lý nhằm duy trì sự ổn định<br /> thị phần của mình tại thị trường này, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh nguồn cung ngày càng trở nên gay<br /> gắt hơn.<br /> <br /> Phần 4 dưới đây sẽ tập trung vào ngành dăm của Việt Nam, với thông tin chủ yếu dựa trên các con số<br /> thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam và các dữ liệu thu thập từ khảo sát thực địa.<br /> <br /> <br /> 8<br /> 4. Xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam<br /> 4.1. Việt Nam xuất khẩu dăm gỗ trong những năm gần đây<br /> Dựa trên các con số thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, lượng và giá trị dăm gỗ Việt Nam xuất khẩu<br /> trong những năm gần đây được thể hiện qua Bảng 5 và Biểu đồ trong Hình 11. Theo Bảng 5, lượng dăm gỗ<br /> xuất khẩu của Việt Nam năm 2015 đạt 8 triệu tấn, tương đương với gần 1,17 tỉ USD về kim ngạch. Các con<br /> số này đều tăng nhanh so với các con số của năm 2014. Trong 5 tháng đầu 2016, tổng lượng dăm xuất<br /> khẩu của Việt Nam đạt 1,8 triệu tấn, tương đương với khoảng 248 triệu USD về kim ngạch. Các con số này<br /> nhỏ hơn rất nhiều so với các con số cùng kz của năm 2015 (2,98 triệu tấn, 430 triệu USD). Cụ thể, lượng<br /> xuất khẩu của 5 tháng đầu 2016 chỉ bằng 61% lượng xuất khẩu cùng kz năm 2015; giá trị xuất khẩu 5 tháng<br /> đầu 2016 chỉ bằng 58% giá trị xuất khẩu cùng kz của 1 năm trước đó. Điều này phản ánh sự suy giảm<br /> nghiêm trọng trong xuất khẩu dăm của Việt Nam những tháng đầu năm 2016.<br /> <br /> <br /> Bảng 5. Giá trị xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam từ 2013<br /> Năm Lượng (Tấn) Trị giá (USD)<br /> 2013 7.063.461 983.390.245<br /> 2014 6.971.740 958.044.609<br /> 2015 8.076.870 1.166.400.705<br /> 5 tháng đầu 2016 1.826.295 248.146.898<br /> Nguồn: Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, 2013-2016<br /> <br /> <br /> <br /> Hình 11. Lượng dăm gỗ xuất khẩu của Việt Nam từ 2013<br /> 9<br /> 8<br /> 7<br /> Khối lượng (Triệu tấn)<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 6<br /> 5<br /> 4<br /> 3<br /> 2<br /> 1<br /> -<br /> 2013 2014 2015 5 T 2016<br /> <br /> Nguồn: Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, 2013-2016<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 9<br /> Hình 12. Giá trị kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam từ 2013<br /> 1,400<br /> 1,200<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Trị giá (Triệu USD)<br /> 1,000<br /> 800<br /> 600<br /> 400<br /> 200<br /> -<br /> 2013 2014 2015 5 T 2016<br /> <br /> Nguồn: Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, 2013-2016<br /> <br /> <br /> 4.2. Thị trường xuất khẩu dăm gỗ Việt Nam<br /> Biểu đồ trong Hình 13 và Hình 14 thể hiện lượng và giá trị dăm gỗ của Việt Nam được xuất khẩu đi các thị<br /> trường khác nhau trong thời gian gần đây.<br /> Hình 13. Lượng dăm gỗ xuất khẩu của Việt Nam theo thị trường<br /> 4.5<br /> 4.0<br /> Khối lượng (Triệu tấn)<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 3.5<br /> 3.0<br /> 2.5<br /> 2.0<br /> 1.5<br /> 1.0<br /> 0.5<br /> 0.0<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 2013 2014 2015 5 T 2016<br /> Nguồn: Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, 2013-2016<br /> <br /> Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là những thị trường nhập khẩu dăm gỗ lớn nhất của Việt Nam, với<br /> tổng lượng và giá trị nhập khẩu vào 3 thị trường này đạt trên 90% trong tổng lượng và giá trị xuất khẩu của<br /> toàn ngành dăm. Chỉ tính riêng đối với thị trường Trung Quốc, trong năm 2015 Việt Nam xuất khẩu 4 triệu<br /> tấn dăm sang thị trường này, với mức kim ngạch đạt gần 595 triệu USD. Trong cùng năm, các con số này từ<br /> thị trường Nhật Bản là 3,2 triệu tấn, 451 triệu USD, và từ thị trường Hàn Quốc là 0,43 triệu tấn, 66,7 triệu<br /> USD.<br /> <br /> <br /> 10<br /> Hình 14. Giá trị dăm gỗ xuất khẩu của Việt Nam theo thị trường<br /> 700<br /> 600<br /> <br /> <br /> <br /> Giá trị (Triệu USD)<br /> 500<br /> 400<br /> 300<br /> 200<br /> 100<br /> -<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 2013 2014 2015 5 T 2016<br /> Nguồn: Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, 2013-2016<br /> <br /> Phụ lục 1 thống kê chi tiết về lượng dăm Việt Nam xuất khẩu đi các thị trường. Phụ lục 2 thống kê chi tiết<br /> về kim ngạch.<br /> <br /> 4.3. Các cảng biển xuất khẩu dăm gỗ Việt Nam thời gian gần đây<br /> Dăm gỗ của Việt Nam được xuất khẩu qua hệ thống cảng biển đa dạng, giao động khoảng 30-85 cảng, tùy<br /> thuộc vào hình thức xuất khẩu (FOB hoặc CIF) và tùy thuộc theo năm. Trong 2015, dăm gỗ của Việt Nam<br /> đã được xuất khẩu qua 61 cảng khác nhau. Trong 5 tháng đầu năm 2016 đã có 29 cảng biển đã được sử<br /> dụng để xuất khẩu.<br /> Hình 15. Lượng dăm gỗ xuất khẩu theo cảng biển từ 2013<br /> 2,500,000<br /> Khối lượng (BDMT)<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 2,000,000<br /> <br /> 1,500,000<br /> <br /> 1,000,000<br /> <br /> 500,000<br /> <br /> -<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 2013 2014 2015 5 T 2016<br /> Nguồn: Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, 2013-2016<br /> <br /> <br /> 11<br /> Trong hệ thống cảng sử dụng để xuất khẩu, chỉ có khoảng 10 cảng chủ đạo, với lượng và giá trị kim ngạch<br /> lớn. Biểu đồ trong Hình 15 thể hiện sự thay đổi về lượng dăm xuất khẩu, Hình 16 chỉ ra sự thay đổi về giá<br /> trị xuất khẩu dăm qua các cảng chính này. Phụ lục 3 chỉ ra lượng, Phụ lục 4 chỉ ra giá trị dăm xuất khẩu qua<br /> các cảng.<br /> Hình 16. Giá trị dăm gỗ xuất khẩu theo cảng biển, 2013- 5 tháng đầu năm 2016<br /> 300,000,000<br /> 250,000,000<br /> 200,000,000<br /> 150,000,000<br /> 100,000,000<br /> 50,000,000<br /> -<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 2013 2014 2015 5 T 2016<br /> Nguồn: Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, 2013-2016<br /> <br /> Cái Lân là cảng xuất khẩu dăm quan trọng nhất của Việt Nam, tiếp đến là các cảng Nghi Sơn, Quy Nhơn,<br /> Dung Quất. Năm 2015 lượng dăm xuất khẩu qua cảng Cái Lân đạt gần 1,5 triệu tấn, tương đương với 211<br /> triệu USD về kim ngạch. Cùng trong năm này, các con số về lượng và kim ngạch của cảng Nghi Sơn là 1,2<br /> triệu tấn, 176 triệu USD và của cảng Quy Nhơn là 1,15 triệu tấn, 163,5 triệu USD về kim ngạch<br /> <br /> Số liệu hải quan của Việt Nam cho thấy lượng dăm xuất khẩu bình quân trong các tháng đầu năm 2016<br /> qua hệ thống các cảng nhỏ hơn rất nhiều so với con số bình quân các tháng cùng kz năm 2015.<br /> <br /> 4.4. Suy giảm xuất khẩu dăm gỗ năm 2016<br /> Số liệu Hải quan Việt Nam cho thấy lượng và giá trị dăm gỗ xuất khẩu 5 tháng đầu 2016 nhỏ hơn rất nhiều<br /> so với lượng và giá trị xuất khẩu của các tháng cùng kz các năm trước đó. Số liệu thống kê từ nguồn Hải<br /> quan Trung Quốc cũng cho thấy mức độ suy giảm trong xuất khẩu dăm của Việt Nam vào Trung Quốc, tuy<br /> nhiên mức độ suy giảm nhỏ hơn nhiều so với con số từ nguồn thống kê của Hải quan Việt nam đưa ra<br /> (xem chi tiết các con số thống kê của Hải quan Trung Quốc trong phần 3 của Báo cáo này). Cụ thể, Biểu đồ<br /> trong Hình 17 và Hình 18 so sánh tổng khối lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu của dăm gỗ 5 tháng đầu<br /> năm từ 2013 đến năm 2016. Các biểu đồ này cho thấy khối lượng và kim ngạch dăm gỗ xuất khẩu trong 5<br /> tháng đầu năm 2014 và 2015 tăng so với năm 2013 nhưng 5 tháng đầu năm 2016 giảm mạnh so với các<br /> năm trước đó. Tổng khối lượng xuất khẩu dăm gỗ 5 tháng đầu năm 2016 đạt 1,8 triệu tấn khô, tương<br /> đương với 61% lượng xuất khẩu 5 tháng đầu 2015 (2,98 triệu tấn). Giá trị kim ngạch 5 tháng đầu năm 2016<br /> đạt 246 triệu USD, chỉ bằng 58% kim ngạch cùng kz của năm 2015 (430,4 triệu USD).<br /> <br /> <br /> <br /> 12<br /> Hình 19 và Hình 20chỉ ra sự thay đổi lượng và giá trị dăm xuất khẩu của Việt Nam được thống kê theo các<br /> tháng của năm, tính từ 2013. Phụ lục 5 chi tiết lượng xuất khẩu, phụ lục 6 chi tiết giá trị xuất khẩu được<br /> chia theo các tháng tính từ 2013.<br /> Hình 17. Khối lượng dăm xuất khẩu đến tháng 5 Hình 18. Kim ngạch xuất khẩu dăm đến tháng 5<br /> năm 2016 (nghìn tấn) năm 2016 (triệu USD)<br /> 3,500 500<br /> 450<br /> 3,000<br /> 400<br /> 2,500 350<br /> 2,000 300<br /> 250<br /> 1,500 200<br /> 1,000 150<br /> 100<br /> 500<br /> 50<br /> - -<br /> 2013 2014 2015 2016 2013 2014 2015 2016<br /> <br /> Nguồn: Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, 2013-2016<br /> <br /> Hình 19. Lượng dăm gỗ xuất khẩu của Việt Nam theo các tháng từ 2013 (tấn)<br /> 1,400,000<br /> 1,200,000<br /> 1,000,000<br /> 800,000<br /> 600,000<br /> 400,000<br /> 200,000<br /> -<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 2013 2014 2015 5 T 2016<br /> <br /> Nguồn: Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, 2013-2016<br /> <br /> Hình 19 và Hình 20 cho thấy trong giai đoạn 2014- 2015, khối lượng và kim ngạch dăm gỗ xuất khẩu của<br /> các tháng từ tháng 1 đến tháng 5 đều cao hơn các tháng cùng kz của năm 2013. Tuy nhiên, đến đầu 2016,<br /> lượng và kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ trong tháng 1-2 giảm rất nhiều so với các tháng cùng kz của các năm<br /> trước đó. Cụ thể, khối lượng dăm gỗ xuất khẩu tháng 1 năm 2014 và 2015 đều đạt mức trên 600.000 tấn,<br /> trong khi tháng 1 năm 2016 khối lượng xuất khẩu chỉ đạt 175.000 tấn. Lượng dăm gỗ xuất khẩu của tháng<br /> 2 năm 2016 giảm đột biến, chỉ đạt 28.000 tấn, chỉ tương đương 5,4% lượng xuất của tháng 2 năm 2015 và<br /> 7,8% lượng xuất của tháng 2 năm 2014.<br /> <br /> <br /> <br /> 13<br /> Sang tháng 3 và tháng 4 năm 2016 khối lượng dăm gỗ xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trở lại, đạt mức cao<br /> hơn cùng kz năm 2015 nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu dăm chỉ tương đương. Điều này cho thấy sự tụt<br /> giảm về giá xuất khẩu. Đến tháng 5, khối lượng xuất khẩu dăm gỗ đạt 461.000 tấn giảm 30% so với cùng kz<br /> năm 2015, kéo theo sự suy giảm về kim ngạch (giảm 35%)<br /> Hình 20. Kim ngạch dăm gỗ xuất khẩu của Việt Nam theo các tháng từ 2013 (USD)<br /> 200,000,000<br /> 180,000,000<br /> 160,000,000<br /> 140,000,000<br /> 120,000,000<br /> 100,000,000<br /> 80,000,000<br /> 60,000,000<br /> 40,000,000<br /> 20,000,000<br /> -<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 2013 2014 2015 5 T 2016<br /> <br /> Nguồn: Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, 2013-2016<br /> <br /> <br /> 4.5. Cơ cấu loài gỗ cho dăm gỗ xuất khẩu của Việt Nam<br /> Hầu hết gỗ nguyên liệu làm dăm là gỗ keo, tràm, chiếm tỉ lệ trên 90% trong tổng cơ cấu gỗ nguyên liệu<br /> dăm. Bảng 6 và Bảng 7 chỉ ra lượng và giá trị của từ loại gỗ nguyên liệu trong dăm xuất khẩu.<br /> Bảng 6. Cơ cấu dăm xuất khẩu theo lượng và chủng loại gỗ giai đoạn 2013-2015<br /> Lượng (kg)<br /> Tên gỗ<br /> 2013 2014 2015<br /> Keo/tràm 6.608.942 6.719.785 7.469.465<br /> Bạch đàn 367.885 157.200 338.462<br /> Khác (keo, bạch đàn, cao su, thông) 86.635 94.755 268.943<br /> Tổng lượng XK 7.063.461 6.971.740 8.076.870<br /> Nguồn: Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, 2013-2016<br /> <br /> Thống kê của Hải quan Việt Nam cho thấy xuất khẩu dăm của Việt Nam trong năm 2016 không chỉ giảm về<br /> lượng và giá trị mà còn giảm về số lượng doanh nghiệp tham gia thị trường xuất khẩu. Cụ thể, trong 5<br /> tháng đầu năm 2016 chỉ có 64 doanh nghiệp tham gia thị trường xuất khẩu, giảm sâu từ con số 101 doanh<br /> nghiệp của năm 2015. Suy giảm số lượng doanh nghiệp tham giam xuất khẩu dăm phản ánh các khó khăn<br /> của thị trường xuất khẩu.<br /> <br /> <br /> <br /> 14<br /> Bảng 7 Cơ cấu dăm xuất khẩu theo kim ngạch và chủng loại gỗ giai đoạn 2013-2015<br /> Trị giá (USD)<br /> Tên Gỗ<br /> 2013 2014 2015<br /> Keo/tràm 919.511.869 923.801.617 1.081.979.207<br /> Bạch đàn 52.863.364 21.152.500 45.366.800<br /> Khác (keo, bạch đàn, cao su, thông) 11.015.012 13.090.492 39.054.698<br /> Tổng giá trị XK 983.390.245 958.044.609 1.166.400.705<br /> Nguồn: Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, 2013-2016<br /> <br /> Dựa trên những thông tin thu thập được từ khảo sát thực địa, Phần 5 dưới đây tập trung phân tích những<br /> thay đổi trong các khâu của chuỗi cung, từ các hộ trồng rừng đến khâu xuất khẩu.<br /> <br /> <br /> 5. Những thay đổi trong chuỗi cung ứng dăm xuất khẩu<br /> 5.1. Chuỗi cung ứng dăm gỗ xuất khẩu<br /> Về cơ bản chuỗi cung ứng dăm gỗ xuất phát từ các hộ trồng rừng đến người thu mua vận chuyển, các cơ<br /> sở sản xuất dăm gỗ và cuối cùng là người thu mua để xuất khẩu .<br /> Hình 21. Chuỗi cung ứng ngành chế biến dăm gỗ xuất khẩu<br /> Cty. Chế biến<br /> và XK dăm<br /> <br /> <br /> <br /> Các hộ trồng Thu mua Nhà máy Thu mua dăm<br /> rừng khai thác CB dăm và XK<br /> <br /> <br /> Xưởng xẻ, Phế liệu Cty thu mua<br /> ván bóc dăm trung gian<br /> <br /> <br /> Giá mua rừng Giá mua gỗ N/L Giá mua dăm gỗ Giá dăm gỗ XK<br /> <br /> Thông thường các hộ trồng rừng ít khi tham gia khai thác mà bán rừng trực tiếp cho các cơ sở khai thác và<br /> vận chuyển. Sau khi khai thác, gỗ được tuyển chọn, với phần gỗ có đường kính lớn (trên 12 cm) được bán<br /> cho các cơ sở chế biến như xẻ thanh hoặc làm ván ép, phần còn lại là gỗ có đường kính nhỏ, được chuyển<br /> tới các nhà máy dăm. Ở các địa bàn không có các cơ sở chế biến gỗ thì toàn bộ số gỗ khai thác được bán<br /> cho các nhà máy dăm.<br /> <br /> Dăm gỗ, sau khi được chế biến, được vận chuyển và tập kết tại các điểm tập kết của các công ty/doanh<br /> nghiệp thu mua dăm gỗ. Tùy thuộc vào địa phương mà các cơ sở thu mua được đặt tại các bến sông hoặc<br /> bến cảng. Những địa phương như Đoan Hùng, Phú Thọ, dăm gỗ sẽ được tập kết, thu mua ở bến sông sau<br /> đó được vận chuyển qua đường sông đến cảng biển. Ở những tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định,<br /> 15<br /> Quảng Nam và Quảng Ngãi, dăm gỗ được vận chuyển trực tiếp ra cảng biển. Chính vì vậy, so với chuỗi<br /> cung ứng dăm gỗ tại Thanh Hóa, Nghệ An, Bình định và Quảng Nam, chuỗi cung ứng dăm gỗ từ Phú Thọ ra<br /> đến Quảng Ninh sẽ qua nhiều khâu trung gian hơn vì thêm khâu trung gian thu mua để vận chuyển bằng<br /> đường sông.<br /> <br /> 5.2. Giá nguyên liệu dăm tại các khâu trong chuỗi cung ứng<br /> Theo Thông Tư 182/2015/TT-BTC ngày 16/11/2015 của Bộ Tài Chính đưa ra mức thuế 2% đối với mặt<br /> hàng dăm gỗ xuất khẩu. Vào thời điểm thuế xuất khẩu dăm gỗ bắt đầu có hiệu lực cũng là lúc giá dăm trên<br /> thị trường thế giới giảm mạnh. Thay vì cắt giảm lợi nhuận của mình, hầu hết các doanh nghiệp chế biến và<br /> xuất khẩu dăm đẩy các chi phí có liên quan đến thuế xuất khẩu cho người trồng rừng. Điều này làm cho giá<br /> thu mua dăm gỗ trong nước giảm.<br /> Bảng 8. Thay đổi giá trong các khâu của chuỗi cung 2015-20163<br /> Giá trong chuỗi cung ứng Năm 2015 Năm 2016 Tỷ lệ giảm (%)<br /> Giá dăm gỗ xuất khẩu (USD/tấn khô) 144 136 -5,6%<br /> Chuỗi cung ứng: Phú thọ-Quảng Ninh<br /> Giá thu mua dăm gỗ tại Phú Thọ (Ngàn đồng/tấn khô) 2.500 2.050 -18,0%<br /> Giá thu mua dăm gỗ tại Cái Lân (Ngàn đồng/tấn khô) 2.870 2.420 -15,7%<br /> Giá thu mua gỗ nguyên liệu tại Phú Thọ (Ngàn đồng/tấn tươi) 1.100 850 -22,7%<br /> Giá thu mua gỗ nguyên liệu tại Hoành Bồ (Ngàn đồng/tấn tươi) 1.200 875 -27,1%<br /> Giá thu mua rừng tại Phú Thọ (Ngàn đồng/tấn tươi) 800 550 -31,3%<br /> Giá thu mua rừng tại Hoành Bồ (Ngàn đồng/tấn tươi) 850 525 -38,2%<br /> Chuỗi cung ứng ở Nghệ An, Thanh Hóa<br /> Giá mua dăm gỗ Thanh Hóa, Nghệ An (Ng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1