intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bảo đảm nhân dân tham gia xây dựng và tổ chức thực thi pháp luật theo tinh thần Đại hội lần thứ XIII của Đảng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tập trung phân tích cơ sở xác lập, khái quát quy định pháp luật, thực trạng thực hiện và định hướng giải pháp tăng cường sự tham gia của nhân dân trong xây dựng và tổ chức thực thi pháp luật theo tinh thần Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bảo đảm nhân dân tham gia xây dựng và tổ chức thực thi pháp luật theo tinh thần Đại hội lần thứ XIII của Đảng

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN BẢO ĐẢM NHÂN DÂN THAM GIA XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC THI PHÁP LUẬT THEO TINH THẦN ĐẠI HỘI LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG GUARANTEEING THE PEOPLE‘S PARTICIPATION IN LAW BUILDING AND ORGANIZATION OF LAW ENFORCEMENT IN THE SPIRIT OF THE PARTY‘S XIII CONGRESS Ngày nhận bài : 29.6.2022 Ngày nhận kết quả phản biện : 18.8.2022 TS. Hà Ngọc Anh Ngày duyệt đăng : 20.9.2022 Học viện Chính trị khu vực III TÓM TẮT Nhân dân tham gia vào quá trình xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật không những bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp mà quan trọng hơn là giúp cho cơ quan có thẩm quyền có cái nhìn toàn diện, bao quát, thấu đáo tất cả các vấn đề có liên quan đến việc xây dựng và tổ chức thực thi pháp luật. Bài viết tập trung phân tích cơ sở xác lập, khái quát quy định pháp luật, thực trạng thực hiện và định hướng giải pháp tăng cường sự tham gia của nhân dân trong xây dựng và tổ chức thực thi pháp luật theo tinh thần Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Từ khóa: Nhân dân, sự tham gia của nhân dân, xây dựng pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật. ABSTRACT People‘s participation in the process of formulating and organizing law enforcement not only protects the legitimate rights and interests of people and businesses, but also helps the competent authorities have a comprehensive view, comprehensively cover all issues related to the development and organization of law enforcement. The article focuses on analyzing the basis for establishing and generalizing legal regulations, the actual situation of implementation and orienting solutions to increase people‘s participation in law development and organization in the spirit of the Congress XIII of the Party. Keywords: People, people‘s participation, law-making, law enforcement organization. 1. Cơ sở xác lập sự tham gia của nhân dân trong xây dựng và tổ chức thực thi pháp luật Nguyên lý chủ quyền nhân dân cơ sở thiết lập cơ chế nhân dân tham gia xây dựng và tổ chức thực thi pháp luật Trong xã hội dân chủ, quyền lực nhà nước là quyền lực ủy quyền từ nhân dân, nhân dân là chủ thể quyết định phạm vi, mục đích, kể cả cách thức sử dụng quyền lực nhà nước, quyền lực nhà nước phụ thuộc và phải chịu sự kiểm soát của nhân dân. Nhân dân, bằng quyền lực của mình thiết lập ra nhà nước, ủy quyền cho nhà nước thực hiện quyền lực nhân dân, vì vậy, xét về bản chất, quyền lực nhà nước là thống nhất, không thể phân chia, chỉ thuộc về chủ thể duy nhất là nhân dân(1). Phạm vi ủy quyền của Nhân dân cho nhà nước được giới hạn bởi Hiến pháp của các quốc gia - cơ sở pháp lý 1. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam - Viện Nhà nước và pháp luật (2015), Báo cáo Đề tài cấp bộ, Những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân và với Đảng Cộng sản Việt Nam trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Nguyễn Thị Việt Hương làm chủ nhiệm. 90
  2. ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN cao nhất đảm bảo chủ quyền nhân dân. Với tư cách là chủ tối cao của quyền lực nhà nước, nhân dân phải có quyền được biết các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương và những người đại diện sử dụng quyền lực được nhân dân ủy nhiệm như thế nào, đây là một đòi hỏi chính đáng, tự nhiên của chủ thể quyền lực, thông qua đó có thể kiểm soát được quyền lực được trao cho nhà nước. Đây chính là nền tảng thiết lập cơ chế nhân dân tham gia vào quá trình xây dựng và tổ chức thực thi pháp luật, mà thực chất là kiểm soát việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp đã ủy quyền cho nhà nước. Tùy thuộc vào chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, truyền thống, cách thức tổ chức quyền lực nhà nước… ở các quốc gia mà sự hình thành, phát triển và thực hiện cơ chế nhân dân tham gia vào quá trình xây dựng và tổ chức thực thi pháp luật là khác nhau. Đại hội lần thứ XIII của Đảng đặt ra yêu cầu: “Đảng và Nhà nước ban hành đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật tạo nền tảng chính trị, pháp lý, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền làm chủ của Nhân dân”(2), theo đó, mọi đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước phải xuất phát từ nguyện vọng của nhân dân, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền làm chủ của Nhân dân. Với tư cách là chủ thể gốc của quyền lực nhà nước, Nhân dân cũng được tham gia kiểm soát việc nhà nước xây dựng và tổ chức thực thi pháp luật. Yêu cầu xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và tiến trình thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta Nhà nước pháp quyền là khái niệm dùng để chỉ một mô hình nhà nước được thành lập và hoạt động dựa trên nguyên tắc thượng tôn pháp luật. Mặc dù không hoàn toàn đồng nhất, nhưng có thể tìm hiểu cốt lõi của khái niệm nhà nước pháp quyền qua khái niệm pháp quyền. Quyền con người và pháp quyền có mối liên kết chặt chẽ, củng cố lẫn nhau. Pháp quyền là điều kiện để bảo đảm các quyền con người, bởi chỉ trong nhà nước pháp quyền thì xã hội mới thịnh vượng, trật tự và có công lý, vì thế mới có thể bảo đảm các quyền con người. Trong khi đó, quyền con người là yếu tố trung tâm, vừa là một tiêu chí, vừa là một yêu cầu của nhà nước pháp quyền. Chỉ khi các quyền con người được bảo đảm đầy đủ thì nhà nước pháp quyền mới được hiện thực hoá(3). Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Khẳng định quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân không chỉ là nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong Hiến pháp mà còn gắn liền với việc thiết lập các cơ chế bảo đảm thực hiện quyền lực thực sự thuộc về nhân dân. Nhân dân là người chủ của quyền lực, không chỉ tạo lập nên nhà nước của mình, mà còn trực tiếp và thông qua các cơ quan đại diện cho mình thực thi quyền lực nhà nước, thông qua các hình thức khác tham gia vào hoạt động quản lý của Nhà nước, trong đó tham gia vào việc xây dựng và tổ chức thực thi pháp luật là một trong những hoạt động trọng tâm thể hiện quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Trong xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền, pháp luật được xem là chuẩn mực để nhà nước tổ chức, hoạt động, quản lý, quản trị xã hội. Muốn bảo vệ tự do, quyền làm chủ của nhân dân trong nhà nước pháp quyền phải sử dụng pháp luật, thông qua pháp luật(4) . Thực hiện dân chủ nhân dân là yêu cầu nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong công cuộc đổi mới, Đảng ta luôn nhấn mạnh nhân dân làm chủ là bản chất của chủ nghĩa xã hội, kiên định nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, không ngừng thúc đẩy đổi mới chính trị, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và đã đạt được những thành tựu to lớn. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (phát triển năm 2011) đã nêu rõ: “Dân chủ xã hội 2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. CTQGST, HN, tập 1, tr.173. 3.http://lapphap.vn/Pages/TinTuc/211039/Nang-cao-hieu-qua-bao-dam-quyen-con-nguoi-trong-xay-dung-Nha- nuoc-phap-quyen-xa-hoi-chu-nghia-Viet-Nam.html. [Truy cập ngày 30/62022] 4. https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/mot-so-van-de-ve-xay-dung-va-cung-co-phap-luat-trong-nha-nuoc-phat- quyen-viet-nam6235.html. [Truy cập ngày 10/7/2022] 91
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm”(5). Nội dung cơ bản của dân chủ xã hội chủ nghĩa là tất cả quyền lực thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Đại hội lần thứ XIII của Đảng khẳng định: Bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Thực hiện đúng đắn, hiệu quả dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, đặc biệt là dân chủ ở cơ sở. Thực hiện tốt, có hiệu quả phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng(6)”. Như vậy, với bản chất dân chủ được xác lập một cách đầy đủ, rõ ràng, việc nhân dân tham gia vào hoạt động xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật là yêu cầu mang tính khách quan, bảo đảm thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa. Điểm cần lưu ý là quan điểm Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định, thực hiện hiệu quả “dân chủ trực tiếp” trước dân chủ đại diện và bổ sung “dân giám sát”, theo đó, sự tham gia của nhân dân trong xây dựng và tổ chức thực thi pháp luật trong thời gian đến cần có cách tiếp cận mới nhằm tổ chức thực hiện đúng, hiệu quả quan điểm của Đảng. Yêu cầu bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong giai đoạn mới và thực hiện có hiệu quả phương pháp tiếp cận dựa trên quyền Trước hết cần khẳng định, bảo đảm nhân dân tham gia vào quá trình xây dựng và tổ chức thực thi pháp luật là nhằm bảo đảm quyền con người trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trên phạm vi cả nước và từng địa phương, trong đó có quyền thảo luận, góp ý kiến xây dựng pháp luật và giám sát tổ chức thực thi pháp luật. Quyền tham gia quản lý nhà nước của công dân được bảo đảm trong thực tiễn là thước đo của nền dân chủ, văn minh, của tự do và tiến bộ xã hội, thể hiện rõ bản chất của nhà nước. Để bảo đảm thực hiện có hiệu quả hơn nữa quyền tham gia của người dân trong giai đoạn mới, cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo đảm tính đồng bộ, chặt chẽ để tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định phải có trách nhiệm, chủ động thực hiện việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Bên cạnh đó, thông qua cơ chế pháp lý các cá nhân công dân cũng biết tự bảo vệ các quyền của mình, đây là cơ sở vững chắc để quyền tham gia quản lý nhà nước của công dân được bảo đảm thực hiện, trong đó vai trò của nhà nước là đặc biệt quan trọng. Bảo đảm sự tham gia của nhân dân còn là cơ sở phát huy sức mạnh và trí tuệ của toàn dân trong việc quản lý nhà nước và xã hội, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người (hay tiếp cận dựa trên quyền/dựa trên quyền con người - right-based approach/human rights-based approach - HRBA) là thuật ngữ được sử dụng phổ biến bởi các cơ quan của Liên hợp quốc. Đầu tiên, HRBA là quan điểm có tính nguyên tắc được các cơ quan của Liên hợp quốc sử dụng trong xây dựng và thực hiện các chương trình/dự án phát triển(7). Hiện nay, HRBA đang được mở rộng sang việc hoạch định và thực hiện chính sách công nói chung ở các quốc gia. HRBA hướng tới sự cân bằng của cả hai yếu tố nội dung và cách thức thực thi quyền con người, nghĩa là quan tâm đến cả kết quả lẫn quá trình thực hiện chính sách có liên quan đến quyền con người, với mục đích làm cho chủ thể quyền vừa được tham gia, vừa được hưởng lợi từ chính sách, 5. Đảng Cộng sản Việt Nam,Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. CTQGST, HN, tr84, 85 6. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. CTQGST, HN, tập 1, tr173. 7. Khoa Luật, ĐHQG Hà Nội (2011), Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb. ĐHQGHN, HN. 92
  4. ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN qua đó hỗ trợ sự tham gia tích cực của người dân vào quá trình phát triển(8). Đây là cách tiếp cận hợp lý, đúng đắn cả về mặt pháp lý và đạo đức, đã tạo ra sức hấp dẫn của HRBA với các quốc gia. Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện khá rõ cách tiếp cận dựa trên các quyền con người, với việc xác định các nghĩa vụ của Nhà nước trong việc “công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân”; ghi nhận nguyên tắc “quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết...”. Theo đó, các chủ thể quyền có khả năng đòi hỏi để các quyền của họ được đáp ứng, nhà nước và các chủ thể chịu trách nhiệm bảo đảm quyền có nghĩa vụ phải tôn trọng, bảo vệ và thực hiện một cách công khai, minh bạch các quyền(9). Do vậy, tiếp cận dựa trên quyền phải phải được thể hiện trong quá trình xây dựng và tổ chức thực thi pháp luật là yêu cầu mang tính khách quan. 2. Quy định pháp luật và hạn chế, bất cập trong việc nhân dân tham gia vào quá trình xây dựng và tổ chức thực thi pháp luật ở nước ta hiện nay Các quy định pháp luật về sự tham gia của nhân dân trong quá trình xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, người dân có quyền giám sát, tham gia quản lý nhà nước và xã hội, trong đó có lĩnh vực xây dựng và tổ chức thực thi pháp luật. Điều 28 Hiến pháp năm 2013 quy định: “1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước. 2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân”(10). Trong đó, quyền tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương là một quyền mới được quy định trong Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992, việc ghi nhận các quyền mới này đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc nhân dân tham gia vào quá trình xây dựng và tổ chức thực thi pháp luật để vừa bảo đảm lợi ích quốc gia, vừa bảo đảm tốt hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của con người. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) năm 2020 quy định: Mặt trận tổ quốc Việt Nam (MTTQ VN), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (nay là Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), các tổ chức thành viên khác của Mặt trận và các cơ quan, tổ chức khác, cá nhân có quyền và được tạo điều kiện tham gia góp ý kiến về đề nghị xây dựng VBQPPL và dự thảo VBQPPL; thực hiện phản biện xã hội đối với dự thảo VBQPPL luật trong quá trình xây dựng VBQPPL; ý kiến tham gia về đề nghị xây dựng VBQPPL, dự thảo VBQPPL và ý kiến phản biện xã hội đối với dự thảo VBQPPL phải được nghiên cứu, giải trình, tiếp thu trong quá trình chỉnh lý dự thảo văn bản(11). Nghị định 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành VBQPPL quy định: “…trong quá trình lập đề nghị xây dựng các VBQPPL, cơ quan lập pháp đề nghị có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến của các đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp của các chính sách trong đề nghị và lấy ý kiến của các cá nhân có liên quan, nghiên cứu giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý đó”. Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 quy định việc trả lời bằng văn bản đối với ý kiến phản biện xã hội của MTTQ VN trong trường hợp thực hiện phản biện xã hội đối với dự thảo VBQPPL. Nghị định 59/2012/NĐ-CP, Nghị định số 32/2020/NĐ-CP gày 05/3/2020 của Chính phủ 8.http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen-cuu-ly-luan/item/595-tiep-can-dua-tren-quyen-con-nguoi-trong- hoach-dinh-va-thuc-thi-chinh-sach-o-viet-nam.html, [truy cập: 15/6/2022]. 9. Vũ Công Giao, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 18 (394), tháng 9/2019. 10. Quốc hội, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Điều 28. 11. Quốc hội, Luật sửa đổi, bổ sung Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020, Điều 6 93
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP và Thông tư số 04/2021/TT-BTP về theo dõi tình hình thi hành pháp luật quy định: Các tổ chức, cá nhân có quyền tham gia hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật; Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện và khuyến khích sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật; căn cứ điều kiện cụ thể và yêu cầu của công tác Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp huy động Hội luật gia Việt Nam, Liên đoàn luật sư Việt Nam và các Đoàn luật sư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hội xã hội, nghề nghiệp, tổ chức nghiên cứu, đào tạo, chuyên gia, nhà khoa học có đủ điều kiện tham gia hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo cơ chế cộng tác viên. Bên cạnh đó, sự tham gia của người dân vào quá trình xây dựng hệ thống pháp luật còn được quy định tại nhiều văn bản luật và văn bản dưới luật khác như: Điều 8, Luật quy hoạch đô thị năm 2015 quy định tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia ý kiến về những vấn đề liên quan đến lĩnh vực hoạt động của mình trong hoạt động quy hoạch đô thị; Điều 5, Luật trưng cầu ý dân năm 2015 quy định công dân nước Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên tính đến ngày trưng cầu ý dân có quyền bỏ phiếu để biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân; Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007 quy định: Nhân dân được bàn và quyết định trực tiếp chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong phạm vi cấp xã, thôn, tổ dân phố do Nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí và các công việc khác trong nội bộ cộng đồng dân cư phù hợp với quy định của pháp luật; Nhân dân bàn, biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định...; Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội quy định: Hội có quyền tham gia ý kiến vào các văn bản QPPL có liên quan đến nội dung hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật; kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển hội và lĩnh vực Hội hoạt động... Hạn chế, bất cập trong việc nhân dân tham gia vào quá trình xây dựng và tổ chức thực thi pháp luật ở nước ta hiện nay - Tổ chức lấy ý kiến của nhân dân về dự án luật chưa được thực hiện một cách đồng bộ, có hệ thống, còn mang tính hình thức, chưa đi vào thực chất, còn phô trương, mang nhiều tính tuyên truyền, các hình thức tổ chức lấy ý kiến còn rất hạn chế, khiến người dân khó tiếp cận. Việc lấy ý kiến chủ yếu được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước, nhưng có những dự thảo số lượng truy cập thấp và hầu như không có ý kiến góp ý xây dựng luật. Trên thực tế, một số luật điều chỉnh các vấn đề quan trọng, liên quan mật thiết đến đời sống của nhân dân chưa được tổ chức lấy ý kiến của nhân dân kịp thời, hiệu quả chưa cao như: luật An ninh mạng năm 2018; luật Trưng cầu ý dân năm 2015; Bộ Luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2019; sửa đổi, bổ sung Luật đất đai năm 2013... Điều này đã, đang ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật cũng như ảnh hưởng đến quyền lợi của những đối tượng do luật tác động. - Việc đóng góp ý kiến thông qua các cơ quan, tổ chức đại diện của người dân trong quá trình soạn thảo luật cũng còn mang tính hình thức, chưa thật sự hiệu quả. Hoạt động xin ý kiến trực tiếp người dân vào quy trình ban hành văn bản diễn ra rất hạn chế. Việc tham gia ý kiến của các cơ quan, tổ chức hữu quan còn nặng về hình thức, nhiều cơ quan được lấy ý kiến chưa làm hết trách nhiệm, thường chỉ có ý kiến vào nội dung có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực mình phụ trách, làm giảm chất lượng dự thảo văn bản pháp luật(12). Điều này thể hiện rõ qua chất lượng, hiệu quả thực hiện hoạt động giám sát và phản biện xã hội của MTTQ VN và các tổ chức thành viên. Bên cạnh đó, đối tượng lấy ý kiến 12.http://quochoi.vn/UserControls/Publishing/News/BinhLuan/pFormPrint.aspx?UrlListProcess=/content/tintuc/ Lists/News&ItemID=37520 [Truy cập ngày 25/6/2022] 94
  6. ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN trong xây dựng luật trên thực tế chủ yếu là cơ quan nhà nước, tuy nhiên chất lượng ý kiến không cao, còn mang tính hình thức, các cơ quan được hỏi ý kiến chưa chú trọng công tác phản hồi ý kiến nên không khuyến khích được sự tham gia. - Các quy định pháp luật về sự tham gia của nhân dân trong quá trình xây dựng và tổ chức thực thi pháp luật còn những hạn chế, bất cập, nhiều quy định mang tính nguyên tắc và định hướng chung. Cụ thể như Điều 6, Nghị định 59/2012/NĐ-CP và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật quy định các tổ chức, cá nhân có quyền tham gia hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Tuy nhiên quy định này chỉ mang tính nguyên tắc, chưa có quy định trách nhiệm có tính pháp lý ràng buộc. Do vậy, sự tham gia của người dân vào quá trình xây dựng, tổ chức thực thi pháp luật còn nhiều hạn chế. Nhiều quy định của pháp luật chưa được thực hiện một cách nghiêm túc, thống nhất và đồng bộ, chưa huy động được sự tham gia của các tổ chức, cá nhân, nhất là sự tham gia của MTTQ VN, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân trong tổ chức thi hành pháp luật. - Nhiều cơ quan nhà nước chưa thật sự coi trọng phản biện xã hội, cũng như ý kiến đóng góp của nhân dân trong việc xây dựng pháp luật. Thiếu sự thông tin, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong quá trình lấy ý kiến, phản biện xã hội dẫn đến hạn chế, không thu được kết quả. Quá trình phản hồi ý kiến của các cơ quan nhà nước còn chậm, thậm chí không có sự phản hồi hoặc không ghi nhận những ý kiến. Việc công khai thông tin, phản hồi ý kiến phản biện còn hời hợt, chưa thực chất. - Quy trình xây dựng pháp luật hiện nay vẫn nặng về cách tiếp cận dựa trên yêu cầu quản lý nhà nước, cách tiếp cận dựa trên quyền còn mờ nhạt, chưa có định hướng hay quy định cụ thể, rõ ràng việc áp dụng phương pháp tiếp cận dựa trên quyền vào quá trình xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật. Các vấn đề quyền con người chủ yếu mới được tổ chức thảo luận bởi các cơ quan nhà nước, ít khi được chủ động đề xướng và tổ chức thảo luận bởi người dân, các doanh nghiệp hay các tổ chức xã hội. Phương pháp tiếp cận dựa trên quyền vẫn còn là một vấn đề tương đối mới ở nước ta, sự hiểu biết của người dân, tổ chức và doanh nghiệp và các chủ thể soạn thảo, tổ chức thi hành pháp luật còn nhiều hạn chế. Các cơ quan nhà nước quá chú trọng yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật về thể chế kinh tế thị trường mà có phần coi nhẹ mục tiêu việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân(13). Những hạn chế, bất cập nêu đã làm cho: (i) chất lượng pháp luật trên một số lĩnh vực còn chưa đáp ứng được yêu cầu; hệ thống pháp luật còn cồng kềnh, tính ổn định chưa cao, một số quy định còn mâu thuẫn, chồng chéo; (ii) các cơ quan có thẩm quyền chưa chủ động đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các luật, văn bản theo thẩm quyền để điều chỉnh các quan hệ xã hội phù hợp với tình hình mới; chương trình xây dựng luật, pháp lệnh chưa ổn định do vẫn còn tình trạng xin lùi, rút; (iii) công tác thi hành pháp luật chưa có cơ chế đồng bộ để thực hiện hiệu quả; tình trạng “chậm, nợ” ban hành văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh chưa được khắc phục triệt để; (iv) ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận cán bộ, công chức, người dân chưa cao(14) . 3. Định hướng giải pháp tăng cường sự tham gia của nhân dân vào quá trình xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật trong thời gian đến - Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân về tầm quan trọng và ý nghĩa sự tham gia của nhân dân trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật, xem đây là nội dung cốt lõi trong quá trình hoàn thiện thể chế phát triển đất nước nói chung. Bảo đảm sự 13. Vũ Công Giao, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 18 (394), tháng 9/2019. 14. Văn phòng Chính phủ, Thông báo số 273/TB-VPCP ngày 22/10/21 về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị của Chính phủ về công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế. 95
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN tham gia của nhân dân là thành tố quan trọng để bảo đảm sự ổn định chính trị dựa trên sự lãnh đạo của Đảng với mục tiêu xem nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu. - Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm khẳng định sự tham gia của nhân dân trong quá trình xây dựng, tổ chức thực thi pháp luật là yêu cầu khách quan và mang tính bắt buộc bởi lẽ: i) thông qua sự tham gia làm cho cơ quan lập pháp, hành pháp hiểu được thực tiễn để xây dựng được các văn bản luật phù hợp với cuộc sống, có khả năng thực thi trong đời sống xã hội hiệu quả, đồng thời đây còn là hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân một cách thiết thực và hiệu quả, đây là hoạt động có tính then chốt để có thể đưa đời sống xã hội vào pháp luật và tiếp đến là đưa pháp luật vào đời sống xã hội. ii) sự tham gia của người dân sẽ tạo ra sự khách quan, khoa học trong quá trình xây dựng, tổ chức thực thi pháp luật, phản ánh quan điểm của nhà quản lý và ý kiến của đối tượng bị quản lý, quan điểm của tất cả các nhóm lợi ích trong xã hội... iii) thể hiện rõ quyền tham gia quản lý xã hội của nhân dân, kiểm soát quyền lực nhà nước. - Xây dựng và thể chế hóa tiêu chí đánh giá sự tham gia của người dân vào quá trình xây dựng, tổ chức thực thi pháp luật. Xem đây là tiêu chí bắt buộc, cần phải có trong quá trình xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật. Cụ thể hóa nhiệm vụ ban hành quy định và tổ chức triển khai có hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật và theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật hàng năm tại các bộ, ngành, địa phương; đổi mới công tác kiểm tra, theo dõi, đánh giá việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước trong công tác tổ chức thi hành pháp luật; tăng cường vai trò của người dân, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp và cộng đồng trong phản biện và giám sát thi hành pháp luật được xác định tại Nghị quyết 76/NQ-CP về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030. - Đa dạng hóa hình thức, cách thức chuyển tải các dự án luật, dự thảo văn bản pháp luật đến được với mọi tầng lớp nhân dân như thông qua báo chí, tin nhắn, mạng xã hội... Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm lấy ý kiến đóng góp của nhân dân thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình, khắc phục triệt để tính hình thức trong việc tổ chức thực hiện lấy ý kiến. Có cơ chế khen thưởng, biểu dương đối với những với người dân, cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức tích cực tham gia xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật hiệu quả. - Sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật nhằm xác định cụ thể việc người dân, các chuyên gia, nhà khoa học, tổ chức xã hội tham gia vào quá trình xây dựng, tổ chức thực thi pháp luật. Quy định cụ thể các cơ quan soạn thảo pháp luật trước khi xác định vấn đề để ban hành pháp luật cần có sự đóng góp ý kiến của người dân, tổ chức về những vấn đề có khi liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân, tổ chức như: đất đai, xây dựng, môi trường, thực hiện dân chủ ở cơ sở… Xác lập và quy định đầy đủ nội dung nhân dân tham gia vào việc tổ chức thực thi pháp luật. Theo đó, cần cụ thể hóa các quy định về các khâu nhân dân tham gia và trách nhiệm của các cơ quan tổ chức thi hành pháp luật. - Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến việc thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội của MTTQ VN và các tổ chức thành viên, đảm bảo việc thực hiện hiệu quả, tránh mang tính hình thức. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế trách nhiệm giải trình trong việc thực hiện không đúng, không đầy đủ việc tham gia của nhân dân vào quy trình xây dựng và tổ chức thực thi pháp luật. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị nhận ý kiến đóng góp phải phản hồi, giải trình nghiêm túc việc tiếp thu hay không tiếp thu các ý kiến đóng góp của người dân, nhất là các nội dung pháp luật liên quan, tác động đến cuộc sống, sản xuất kinh doanh của đông đảo người dân. - Mở rộng việc nghiên cứu và phổ biến rộng rãi về phương pháp tiếp cận dựa trên quyền trong xây 96
  8. ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN dựng và tổ chức thực thi pháp luật. Mục tiêu hướng tới là để các tiêu chuẩn về quyền con người không những là nền tảng cho việc xây dựng và thực thi pháp luật, mà còn trở thành những giá trị mang tính đạo đức và pháp lý trong các hoạt động của Nhà nước cũng như của xã hội. Bên cạnh đó, cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về ban hành VBQPPL để làm rõ và nhấn mạnh hơn nữa các nguyên tắc của phương pháp tiếp cận dựa trên quyền trong toàn bộ quy trình, xem đó như là các quy tắc bắt buộc với các chủ thể có liên quan, đặc biệt là với các cơ quan nhà nước ở tất cả các cấp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Quang Anh (2015), Luận án Tiến sĩ Luật học, Hoàn thiện cơ chế nhân dân tham gia kiểm soát quyền lực nhà nước ở việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb CTQGST, HN, tập 1. 3. Nguyễn Minh Đoan, Vũ Trọng Lâm (2017), Hiệu quả của pháp luật những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb CQQGST. 4. Lê Thị Tươi (2022), Luận án Tiến sĩ Luật học, Vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân ở Việt Nam hiện nay, Học viện Khoa học xã hội Việt Nam. 5. Nguyễn Văn Quân (2021), Nhà nước và pháp luật trong bối cảnh toàn cầu hóa, Nxb Tư pháp. 6. Viện Chính sách công và pháp luật (2013), Sự tham gia của nhân dân vào quy trình lập hiến lý luận, thực tiễn trên thế giới và Việt Nam, Nxb, ĐHQGHN 97
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2