intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bảo hiểm trách nhiệm nhà quản lý - Góc nhìn từ phía nhà đầu tư

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

11
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Bảo hiểm trách nhiệm nhà quản lý - Góc nhìn từ phía nhà đầu tư" giới thiệu các quan điểm chủ đạo liên quan đến phản ứng của thị trường khi doanh nghiệp mua loại bảo hiểm này. Với mỗi quan điểm, bài viết đã đề cập đến các lý thuyết nguồn, và kết quả nghiên cứu của từng nghiên cứu cụ thể.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bảo hiểm trách nhiệm nhà quản lý - Góc nhìn từ phía nhà đầu tư

  1. 205 BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM NHÀ QUẢN LÝ – GÓC NHÌN TỪ PHÍA NHÀ ĐẦU TƯ TS Nguyễn Thị Bảo Ngọc Khoa Kế toán Tài chính – Đại học Nha Trang Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch, tạo áp lực lẫn động lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ ở Việt Nam, các nhà quản lý doanh nghiệp đang phải đối mặt với sự bùng nổ của nền kinh tế số trên thị trường tài chính, nguy cơ rủi ro bị kiện tụng về tài chính liên quan đến trách nhiệm quản lý ngày càng tăng. Bảo hiểm trách nhiệm nhà quản lý (TNNQL) được coi là một trong những công cụ bảo vệ hữu hiệu đối với những rủi ro về trách nhiệm cá nhân với những người đang nắm giữ vai trò quản lý doanh nghiệp. Đối với các nhà đầu tư, việc doanh nghiệp mua bảo hiểm TNNQL sẽ cung cấp tín hiệu tích cực hay tiêu cực đến giá trị tài sản cổ đông? Bài viết đã giới thiệu các quan điểm chủ đạo liên quan đến phản ứng của thị trường khi doanh nghiệp mua loại bảo hiểm này. Với mỗi quan điểm, bài viết đã đề cập đến các lý thuyết nguồn, và kết quả nghiên cứu của từng nghiên cứu cụ thể. 1. Đặt vấn đề Các vị trí lãnh đạo như giám đốc, trưởng phòng hay cán bộ của bất kì công ty nào dù lớn hay nhỏ đều có những trách nhiệm đi kèm với chức danh của mình. Cùng với những trách nhiệm này, các vị trí này cũng có nguy cơ gặp nhiều rủi ro có thể dẫn đến những yêu cầu bồi thường chống lại mình vì các quyết định mà họ đưa ra ảnh hưởng đến lợi ích của các bên có liên quan như: hạch toán trái với chuẩn mực kế toán, vi phạm luật cạnh tranh, vi phạm quy định về an toàn vệ sinh, khiếu nại liên quan đến tuyển dụng, trách nhiệm môi trường, các thủ tục liên quan đến tình trạng mất khả năng thanh toán, và các khiếu nại khác liên quan đến trách nhiệm tương ứng. Tuy nhiên, trách nhiệm của giám đốc và cán bộ quản lý thường bị loại trừ bởi các hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm, vì vậy Bảo hiểm cho trách nhiệm của Giám đốc và Cán bộ quản lý (sau đây gọi là Bảo hiểm TNNQL) được xây dựng để bảo vệ doanh nghiệp và các vị trí lãnh đạo của doanh nghiệp khỏi những tổn thất tài chính không mong muốn bị gây ra bởi những yêu cầu bồi thường chống lại các giám đốc và cán bộ quản lý. Nhu cầu sử dụng bảo hiểm trách nhiệm nhà quản lý hiện nay đã phổ biến ở Bắc Mỹ, Tây Âu và Châu Á, và thị trường này ngày càng mở rộng trên khắp thế giới. Các hợp đồng bảo hiểm TNNQL cung cấp bảo hiểm trách nhiệm cho các giám đốc và quản lý cấp cao nhằm bảo vệ họ khỏi các khiếu nại trách nhiệm (chủ yếu từ các cổ đông) có thể phát sinh từ các quyết định được đưa ra và các hành động được thực hiện trong phạm vi nhiệm vụ trách nhiệm được giao. Bảo hiểm TNNQL cung cấp các tầng lớp bảo vệ quan trọng cho các giám đốc và cán bộ của công ty đối với trách nhiệm pháp lý phát sinh từ các hoạt động nghề nghiệp, khi họ thay mặt cho công ty đưa ra các quyết định kinh doanh. Loại hình bảo hiểm này còn được thiết kế để bảo vệ giám đốc, giám sát và quản lý cấp cao khỏi những tổn thất tài sản cá nhân do sơ suất hoặc hành vi sai sót của cá nhân gây ra trong quá trình thi hành công vụ. Ở một mức độ nào đó, bảo hiểm TNNQL tăng cường đảm bảo sự an toàn công việc cho các nhà quản lý, giúp họ yên tâm công tác và cống hiến hết mình vì lợi ích lâu dài của doanh nghiệp. @ Trường Đại học Đà Lạt
  2. 206 Bảo hiểm TNNQL có nguồn gốc từ Hoa Kỳ và ra mắt sớm nhất từ những năm 1930 và dần dần lớn mạnh vào cuối những năm 1960. Bảo hiểm này được một công ty mua để bảo hiểm cho tất cả các giám đốc và người quản lý đối với trách nhiệm pháp lý phát sinh từ nghề nghiệp của họ cho các hoạt động nhân danh công ty. Bảo hiểm TNNQL đã được sử dụng rộng rãi ở một số quốc gia phát triển, chẳng hạn như Canada, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh (Zou và cộng sự, 2008). Ví dụ: 97% các công ty Hoa Kỳ và 86% các công ty Canada đã sở hữu bảo hiểm TNQL và tỷ lệ này ở Hồng Kông đạt 60 – 70 % (Wang và công sự, 2020). Dựa trên sự phát triển của thị trường bảo hiểm, hàng loạt các nghiên cứu ra đời đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của bảo hiểm TNNQL đối với sự gia tăng giá trị của cổ đông hay phản ứng của thị trường. Đây cũng là tiêu chí quan tâm hàng đầu của nhà đầu tư trong quá trình lựa chọn doanh nghiệp để góp vốn. Căn cứ vào các tài liệu nghiên cứu trước đây, tồn tại hai giả thuyết cạnh tranh về hiệu ứng của bảo hiểm TNNQL là giả thuyết chủ nghĩa cơ hội và giả thuyết giám sát. Thứ nhất là giả thuyết chủ nghĩa cơ hội, chỉ ra rằng các quản lý cấp cao sẽ không hành xử vì lợi ích của cổ đông bởi vì trách nhiệm tiềm tàng của họ có thể được bảo hiểm TNQL bảo vệ. Giả thuyết thứ hai là giả thuyết giám sát, lập luận rằng các công ty mua bảo hiểm TNQL được các công ty bảo hiểm sàng lọc kỹ lưỡng, và kết quả là, bảo hiểm TNNQL giúp đảm bảo rằng các giám đốc theo đuổi lợi ích của cổ đông (Holderness, 1990; O'Sullivan, 1997). Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm đều ủng hộ giả thuyết chủ nghĩa cơ hội. Tuy nhiên, điều này không bác bỏ sự tồn tại vai trò giám sát của bảo hiểm TNQL. Do đó, bài viết này cung cấp thông tin cho cuộc tranh luận bằng cách phân tích sâu hơn về vấn đề liệu bảo hiểm TNNQL có làm giảm rủi ro kiện tụng (hay hành vi cơ hội của nhà quản lý) không và hiệu quả giám sát của bảo hiểm TNQL chỉ mang tính định hướng lý thuyết hay được thúc đẩy bởi các đặc điểm của các công ty được bảo hiểm. 2. Cấu trúc Bảo hiểm TNQL Cấu trúc của hợp đồng bảo hiểm TNPL phụ thuộc vào việc mua hợp đồng bảo hiểm nào trong số ba loại hợp đồng bảo hiểm sau: (a) Phạm vi bảo vệ là bảo vệ cá nhân giám đốc và cán bộ khỏi trách nhiệm pháp lý trong các vụ kiện khi công ty không thể bồi thường cho họ vì lý do pháp lý, gặp khó khăn về tài chính. (b) Phạm vi bảo vệ là doanh nghiệp: Bảo hiểm TNQL hoàn trả tiền bồi thường cho công ty đối với các khoản thanh toán cho giám đốc và cán bộ khi công ty bồi thường cho giám đốc và các viên chức trong phạm vi mà công ty thay mặt cho cán bộ quản lý bồi thường và ứng trước các khoản chi phí pháp lý. (c) Mở rộng phạm vi bảo hiểm để bảo vệ công ty khỏi rủi ro kiện tụng khi công ty bị kiện trực tiếp với tư cách là bị đơn. 3. Các quan điểm về bảo hiểm TNNQL trên thế giới từ góc nhìn của nhà đầu tư Rủi ro kiên tụng và rủi ro đạo đức Quan điểm này cho rằng bảo hiểm TNNQL bảo vệ các giám đốc và quản lý khỏi mối đe dọa kiện tụng và trách nhiệm tài chính cá nhân khi các quyết định này được đưa ra dưới danh nghĩa tập đoàn, nên nó làm giảm các động lực quản trị vì lợi ích cổ đông và tăng cường các hành động vì lợi ích cá nhân người quản lý (chủ nghĩa cơ hội). Bằng chứng thực nghiệm gần đây đã ủng hộ cho lập luận chủ nghĩa cơ hội của nhà quản lý rằng bảo hiểm TNNQL gây ra rủi ro đạo đức ngoài ý muốn giữa các giám đốc và cán bộ bằng cách bảo vệ họ khỏi các vụ kiện từ cổ đông, làm giảm đáng kể rủi ro kiện tụng (Chung và Wynn, 2008; Li và Liao 2017; Lin và cộng sự, 2013; Lin và @ Trường Đại học Đà Lạt
  3. 207 cộng sự, 2011). Sự bảo vệ này có thể dẫn đến sự tự tin thái quá của giám đốc trong quá trình ra quyết định, đặc biệt là với các công ty gia đình (Lai và Tai, 2019). Điều này hỗ trợ các giám đốc và cán bộ trong việc đánh giá được mức độ rủi ro có thể có liên quan đến vấn đề kiện tụng cổ đông và trách nhiệm cá nhân tiềm ẩn trong quá trình ra quyết định nếu sở hữu loại bảo hiểm này, đồng thời sự tồn tại của bảo hiểm TNNQL có thể loại bỏ hoặc giảm nhẹ trách nhiệm cá nhân của giám đốc và cán bộ đối với những thiệt hại về tài sản đối với các cổ đông. Bảo hiểm TNNQL cung cấp gói bảo vệ hành vi của ban quản lý, nó có tác dụng " mấu chốt" trong việc làm giảm chi phí cho hành vi tư lợi của ban quản lý và có thể vô tình gây ra và làm trầm trọng thêm các vấn đề rủi ro đạo đức tiềm ẩn của ban quản lý (Lin và cộng sự, 2011, 2013). Do đó, một số học giả nhận thấy rằng bảo hiểm TNNQL có tác động tiêu cực đến quản trị. Ví dụ, Zou (2010) và Adams và cộng sự (2011) cho thấy rằng hành vi tư lợi của giám đốc điều hành có liên quan đến mức độ bảo hiểm TNNQL. Khi cái giá phải trả của hành vi tư lợi lớn hơn mức được bảo hiểm, lúc này bảo hiểm TNNQL lại đóng một vai trò tích cực trong việc "Khuyến khích" và "giám sát" hành vi của ban quản lý. Chung và Wynn (2014) cho rằng bảo hiểm TNNQL có thể gây ra rủi ro đạo đức ngoài ý muốn và giảm động cơ hành động vì lợi ích tốt nhất của các bên liên quan. Hơn nữa, bảo hiểm TNNQL làm giảm hiệu quả tính kỷ luật của các vụ kiện tụng cổ đông (Baker và Griffith, 2011). Chen, Li và Zou tìm thấy mối liên hệ đồng biến giữa bảo hiểm TNNQL và chi phí vốn chủ sở hữu. Tại thị trường Anh, mức độ bảo hiểm TNNQL được cho rằng có liên quan đến mức phí kiểm toán (O’Sullivan, 2009; Chung và Wynn, 2014) đề xuất rằng kiểm toán viên tính phí cao hơn cho các công ty với rủi ro quản trị công ty cao. Khi thảo luận về những tác động tiêu cực của bảo hiểm TNQL, Lin và công sự (2013) nhận thấy rằng bảo hiểm TNNQL sẽ ảnh hưởng đến bên cho vay, điều khoản cho vay và mức độ bảo hiểm TNNQL càng cao có liên quan đến chi phí vay cao hơn vì bảo hiểm TNNQL có thể gây ra và làm trầm trọng thêm các vấn đề rủi ro đạo đức tiềm ẩn trong quá trình vay vốn. Tất cả những minh chứng này đóng góp không nhỏ vào lý thuyết quản trị công ty của bảo hiểm TNNQL. Trong một loạt các nghiên cứu về ảnh hưởng của bảo hiểm TNNQL đến các quyết định đầu tư của doanh nghiệp, nhiều bằng chứng đã chứng minh rằng, bảo hiểm TNNQL là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả đầu tư kém và giảm sút giá trị cổ đông. Trong một nghiên cứu liên quan đến các công bố hợp nhất và sát nhập, Lin và cộng sự (2011) cho rằng những công ty có sự bảo vệ của bảo hiểm sẽ trải qua mức lợi nhuận bất thường thấp và có xu hướng trả phí sát nhập cao. Quan điểm tương tự của Li và Liao (2014) chỉ ra rằng bảo hiểm TNNQL dẫn đến quyết định đầu tư quá mức và tác động này rõ ràng hơn tại những doanh nghiệp có tỷ lệ cổ đông tổ chức nắm giữ cổ phần thấp và mua bảo hiểm từ những nhà bảo hiểm ngoài nước. Điều thú vị là nếu chất lượng quản trị công ty tốt sẽ góp phần đáng kể trong việc giảm thiểu các vấn đề không hiệu quả gây ra bởi việc sở hữu loại bảo hiểm này. Hiệu quả giám sát Như các loại bảo hiểm khác, bảo hiểm TNNQL cũng có chức năng cơ bản là bồi thường. Nó cung cấp sự bảo vệ cho các giám đốc và cán bộ quản lý để họ tập trung vào công việc quản lý mà không phải lo lắng về trách nhiệm pháp lý tiềm ẩn hoặc sợ rủi ro liên quan đến tổn thất. Thông tin bảo lãnh phát hành rất hữu ích cho thị trường để hiểu tình trạng quản trị công ty. Vì khi bảo lãnh phát hành đang được tiến hành, công ty bảo hiểm đã tiến hành kiểm tra tài chính tình trạng của các công ty được bảo hiểm, do đó sẽ cho phép các nhà đầu tư bên ngoài hiểu thêm về tình hình tài chính của công ty. Bảo hiểm TNNQL có thể chuyển rủi ro và đưa ra các ưu đãi cho các công ty @ Trường Đại học Đà Lạt
  4. 208 được bảo hiểm để cải thiện quản trị công ty của họ. Ngoài ra, các công ty bảo hiểm sẽ buộc các tập đoàn kém chất lượng phải trả phí bảo hiểm TNNQL cao hơn các tập đoàn chất lượng cao; và các công ty được bảo hiểm sẽ nỗ lực cải thiện quản trị công ty để giảm phí bảo hiểm. Do đó, người ta tin rằng bảo hiểm TNNQL có thể là tín hiệu cho nhà đầu tư về những phẩm chất của các công ty được bảo hiểm. Các nghiên cứu trước đây về bảo hiểm TNNQL chủ yếu tập trung vào quản trị, đặc biệt là vấn đề đại diện (phản ánh nhưng tác động không mong muốn khi một công ty tham gia bảo hiểm). Bên cạnh đó vẫn tồn tại một số kết quả thực nghiệm bảo vệ tính tích cực của bảo hiểm TNNQL. Ví dụ, khi thảo luận về lợi ích của bảo hiểm TNNQL, Core (2000) tìm thấy mối liên hệ đáng kể giữa phí bảo hiểm và các biến đại diện cho chất lượng quản trị của công ty, vì công ty bảo hiểm có thể tham gia vào quản trị công ty với tư cách người giám sát độc lập bên ngoài. Yuan và cộng sự (2016) thấy rằng bảo hiểm TNNQL xuất hiện góp phần làm giảm chi phí đại lý, tăng cường bảo vệ nhà đầu tư và cải thiện quản trị doanh nghiệp. Đứng trên quan điểm quản trị công ty, sự xuất hiện của bảo hiểm TNNQL như một cách thức bổ sung vào hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp, nó có thể mang lại lợi ích cho các cổ đông bởi vì sự giám sát chặt chẽ về quản trị công ty bởi công ty bảo hiểm trong việc bảo lãnh phát hành (Holderness, 1990; Core, 2000). Theo Wang và cộng sự (2020), sự hỗ trợ của chính sách bảo hiểm làm tăng khả năng chấp nhận rủi ro từ các dự án đầu tư, thúc đẩy các hoạt động sáng tạo của doanh nghiệp. Đặc điểm này được nhận diện rõ ràng hơn ở các công ty hoạt động trong môi trường pháp lý lành mạnh, dưới sự lãnh đạo của các nhà quản lý nam và có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các giám sát bên ngoài. Bảo hiểm TNNQL còn giúp tuyển dụng và giữ chân nhân tài, các giám đốc xuất sắc, đồng thời cho phép các giám đốc và cán bộ thực hiện các hành động thích hợp vì lợi ích của cổ đông (Mayers và Smith, 1982) hoặc giúp giảm tỷ lệ phá sản của một công ty (Zou và Adams, 2008). Để kiểm tra xem liệu bảo hiểm TNNQL có làm tăng giá trị doanh nghiệp, Hwang và Kim (2016) đã sử dụng mẫu các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Hàn Quốc trong khoảng thời gian mà việc công bố thông tin bảo hiểm TNNQL là bắt buộc và kết quả là có sự thay đổi đáng kể trong những công ty có sở hữu bảo hiểm TNNQL. Sau khi kiểm soát các biến nội sinh của bảo hiểm TNNQL, kết quả thực nghiệm cho thấy mức bảo hiểm tăng làm cho giá trị doanh nghiệp tăng so với doanh nghiệp không được bảo hiểm. Và bằng chứng này rõ ràng hơn đối với các công ty có cơ hội tăng trưởng cao hơn, điều này cho thấy rằng bảo hiểm TNNQL có thể giúp các công ty chuyển đổi cơ hội tăng trưởng thành giá trị doanh nghiệp cao hơn. 4. Kết luận Hiện nay, hoạt động của doanh nghiệp phải tuân thủ rất nhiều quy định và luật lệ khác nhau làm gia tăng gánh nặng trách nhiệm cá nhân của Giám đốc và Người điều hành. Doanh nghiệp đang phải đối mặt nhiều hơn với các vụ khiếu kiện xuất phát từ nhiều góc độ của hoạt động kinh doanh. Khiếu kiện có thể đến từ chủ nợ, khách hàng cho đến cổ đông, cơ quan quản lý nhà nước, người lao động cũng như các bên liên quan khác. Các chủ thể này có quyền yêu cầu Giám đốc và Người điều hành của doanh nghiệp bồi thường cho những thiệt hại do hành động sơ sót hay bất cẩn của Giám đốc và Người điều hành gây ra. Bảo hiểm TNNQL có thể mang lại sự bảo vệ và an tâm cho Giám đốc và Người điều hành doanh nghiệp đối với các trách nhiệm cá nhân mà họ có thể phải gánh chịu trong quá trình quản lý, điều hành và thay mặt doanh nghiệp đưa ra các quyết định quan trọng. Sản phẩm này cho phép ban quản lý tập trung vào điều hành công ty thay vì phải lo lắng về vụ kiện tụng kéo dài. Tuy nhiên ở góc độ nhà đầu tư thì liệu doanh nghiệp sở hữu bảo hiểm TNNQL có thật sự là một tín hiệu tốt hay không? @ Trường Đại học Đà Lạt
  5. 209 Tương tự xu hướng trên thế giới, ở Việt Nam, quyết định của Ban giám đốc và Hội đồng quản trị trong khi điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty không đơn thuần chỉ ảnh hưởng đến sự thành công của các công ty và sự nghiệp riêng của họ mà những quyết định này còn dẫn đến nguy cơ kiện tụng cá nhân và trách nhiệm tài chính không giới hạn. Gần đây, mối đe doạ của những vụ kiện cá nhân này đã tăng lên ở một tỷ lệ đáng báo động và xu hướng cho thấy không có dấu hiệu chậm lại. Vấn đề ban quản lý phải đối mặt là những nguồn khiếu kiện đối với Ban điều hành và Hội đồng quản trị như: cổ đông, nhân viên công ty, cơ quan chính quyền, quỹ cho vay, ngân hàng, khách hàng và các nhà cung cấp. Mặc dù loại bảo hiểm này đã rất phổ biến và là tiêu chí bắt buộc phải công bố khi doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán ở rất nhiều các quốc gia như Canada, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc…. Các nghiên cứu về Bảo hiểm TNNQL trên thế giới chủ yếu tập trung tại những quốc gia có quy định bắt buộc về công bố thông tin bảo hiểm đối với những công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán quốc gia. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà nghiên cứu trong việc thu thập bộ dữ liệu có liên quan đến bảo hiểm TNNQL như mức bồi thường bảo hiểm giới hạn cho cá nhân người quản lý và doanh nghiệp, phí bảo hiểm và mức khấu trừ theo quy định. Tại Việt Nam rất ít các doanh nghiệp sử dụng loại bảo hiểm này và cũng chưa có quy định bắt buộc về việc phải công bố thông tin này đối với các doanh nghiệp niêm yết. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn dữ liệu, dẫn đến có rất ít nghiên cứu thực nghiệm về tác động của bảo hiểm TNNQL đối với các giám đốc và cán bộ, và cách các biện pháp khuyến khích định hình các quyết định của công ty. Hiệu ứng tín hiệu của bảo hiểm TNNQL vẫn là vấn đề đang gây tranh cãi rằng liệu bảo hiểm TNNQL có thể báo hiệu chất lượng quản trị của các công ty được bảo hiểm hay không. Tuy nhiên một điều không thể chối cãi là bảo hiểm TNNQL có thể phản ánh hiện trạng của các công ty được bảo hiểm. Vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam cần xem xét để nhanh chóng thích ứng với những thay đổi không ngừng của luật pháp và thị trường bằng việc xem xét cung cấp phạm vi bảo hiểm rộng rãi cho các thành viên hội đồng và cán bộ quản lý đối với trách nhiệm tiềm tàng phát sinh từ việc hành động cũng như từ các quy tắc lao động mà họ thực hiện. Bên cạnh đó, chính phủ cần xem xét bổ sung quy định bắt buộc về công bố thông tin liên quan đến việc sở hữu bảo hiểm TNNQL của doanh nghiệp niêm yết, góp phần minh bạch thông tin thị trường, giúp nhà đầu tư có thêm một kênh thông tin đáng tin cậy để đưa ra được các quyết định đầu tư sáng suốt. Tài liệu tham khảo 1. Adams, R. B., Licht, A. N., & Sagiv, L. (2011). Shareholders and stakeholders: How do directors decide?. Strategic Management Journal, 32(12), 1331-1355. 2. Baker, T., & Griffith, S. J. (2011). Ensuring corporate misconduct. In Ensuring Corporate Misconduct. University of Chicago Press. 3. Chen, Z., Li, O. Z., & Zou, H. (2016). Directors‫ ׳‬and officers‫ ׳‬liability insurance and the cost of equity. Journal of Accounting and Economics, 61(1), 100-120. 4. Chung, H. H., & Wynn, J. P. (2008). Managerial legal liability coverage and earnings conservatism. Journal of Accounting and Economics, 46(1), 135-153. 5. Chung, H. H., & Wynn, J. P. (2014). Corporate governance, directors' and officers' insurance premiums and audit fees. Managerial Auditing Journal. 6. Core, J. E. (2000). The directors' and officers' insurance premium: An outside assessment of @ Trường Đại học Đà Lạt
  6. 210 the quality of corporate governance. Journal of Law, Economics, and Organization, 16(2), 449- 477. 7. Holderness, C. G. (1990). Liability insurers as corporate monitors. International Review of Law and Economics, 10(2), 115-129. 8. Hwang, J. H., & Kim, B. (2018). Directors’ and officers’ liability insurance and firm value. Journal of Risk and Insurance, 85(2), 447-482. 9. Lai, Y. H., & Tai, V. W. (2019). Managerial overconfidence and directors' and officers' liability insurance. Pacific-Basin Finance Journal, 57, 101051. 10. Liao, Y. P., & Li, K. F. (2017). Does Directors' and Officers' Liability Insurance Induce Bank Risk‐taking? Evidence from Taiwan. Asia‐Pacific Journal of Financial Studies, 46(1), 64-86. 11. Lin, C., Officer, M. S., & Zou, H. (2011). Directors' and officers' liability insurance and acquisition outcomes. Journal of Financial Economics, 102(3), 507-525. 12. Lin, C., Officer, M. S., Wang, R., & Zou, H. (2013). Directors' and officers' liability insurance and loan spreads. Journal of Financial Economics, 110(1), 37-60. 13. Mayers, D., & Smith, C. W. (1982). On the corporate demand for insurance. In Foundations of insurance economics (pp. 190-205). Springer, Dordrecht. 14. O'Sullivan, N. (1997). Insuring the agents: The role of directors' and officers' insurance in corporate governance. Journal of Risk and Insurance, 545-556. 15. O'Sullivan, N. (2009, June). The impact of directors' and officers' insurance on audit pricing: Evidence from UK companies. In Accounting Forum (Vol. 33, No. 2, pp. 146-161). 16. Wang, J., Zhang, J., Huang, H., & Zhang, F. (2020). Directors' and officers' liability insurance and firm innovation. Economic Modelling, 89, 414-426. 17. Yuan, R., Sun, J., & Cao, F. (2016). Directors' and officers' liability insurance and stock price crash risk. Journal of Corporate Finance, 37, 173-192. 18. Zou, H. (2010). Hedging affecting firm value via financing and investment: evidence from property insurance use. Financial Management, 39(3), 965-996. 19. Zou, H., & Adams, M. B. (2008). Debt capacity, cost of debt, and corporate insurance. Journal of Financial and Quantitative Analysis, 43(2), 433-466. 20. Zou, H., Wong, S., Shum, C., Xiong, J., & Yan, J. (2008). Controlling-minority shareholder incentive conflicts and directors’ and officers’ liability insurance: Evidence from China. Journal of Banking & Finance, 32(12), 2636-2645. 21. https://www.agcs.allianz.com/news-and-insights/expert-risk-articles/d-o-insurance- explained.html 22. https://tokiomarine.com.vn/bao-hiem-trach-nhiem-giam-doc-va-can-bo-quan-ly-(d-o).html 23. https://www.aig.com.vn/bao-hiem-doanh-nghiep/san-pham/tai-chinh/bao-hiem-trach-nhiem- can-bo-quan-ly 24. https://www.aegis.com.vn/b7843o-hi7875m-traacutech-nhi7879m-qu7843n-lyacute-cho- giaacutem-2727889c--ng4327901i-272i7873u-hagravenh.html#.Ypnh6ytBxPb @ Trường Đại học Đà Lạt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0