intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bảo hiểm Việt Nam trong thời kỳ kỹ thuật số: Cơ hội và thách thức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

25
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Bảo hiểm Việt Nam trong thời kỳ kỹ thuật số: Cơ hội và thách thức phân tích bối cảnh phát triển kinh tế số tại Việt Nam, xu hướng toàn cầu trong phát triển thị trường bảo hiểm gắn với nền kinh tế số, trên cơ sở đó, nhận diện những vấn đề đặt ra và kiến nghị giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế số.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bảo hiểm Việt Nam trong thời kỳ kỹ thuật số: Cơ hội và thách thức

  1. BẢO HIỂM VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ KỸ THUẬT SỐ: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC Nguyễn Thành Danh Khoa Tài chính- Thương mại, Trường Đại học Công nghệ Tp.HCM (HUTECH) GVHD: ThS. Võ Tường Oanh TÓM TẮT Trong bối cảnh nền kinh tế số, cùng với đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, việc ứng dụng các công nghệ là yếu tố quan trọng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế và trong từng ngành, lĩnh vực. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, kinh tế số cũng đặt ra nhiều thách thức cho các lĩnh vực, trong đó có bảo hiểm. Bài viết phân tích bối cảnh phát triển kinh tế số tại Việt Nam, xu hướng toàn cầu trong phát triển thị trường bảo hiểm gắn với nền kinh tế số, trên cơ sở đó, nhận diện những vấn đề đặt ra và kiến nghị giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế số. Từ khóa: bảo hiểm, cơ hội, thách thức 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thời đại kỹ thuật số còn được gọi là: Thời đại máy tính, thời đại thông tin hoặc thời đại truyền thông mới. Đây là một giai đoạn trong lịch sử nhân loại với sự chuyển đổi từ ngành công nghiệp truyền thống mà cách mạng công nghiệp đã mang lại thông qua công nghiệp hóa, tới nền kinh tế dựa trên tin học hóa. Bằng cách tận dụng sự tiến bộ của máy tính. Sự tiến triển của công nghệ trong cuộc sống hàng ngày và tổ chức xã hội đã dẫn đến sự hiện đại hóa các quá trình thông tin và truyền thông, trở thành động lực của tiến hóa xã hội.Với sự phát triển đấy bảo hiểm Việt Nam cũng được tham gia và phát triển cùng trong thời đại kỹ thuật số. Đem lại ngành bảo hiểm những chuyển biến và cơ hội kinh doanh mới. Những công nghệ tác động lớn đến bảo hiểm kỹ thuật số. Big Data-Dữ liệu lớn: Các công ty bảo hiểm càng nắm trong tay nhiều dữ liệu bao nhiêu, càng có tiềm năm áp dụng vào quá trình vận hành như khả năng định giá, phân tích rủi ro cũng như các gian lận trong bồi thường. Nếu một doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm vật chất ô tô có được dữ liệu lớn về thói quen lái xe của người dùng, lịch sử sửa chữa của dòng xe, hay xác suất xảy ra lỗi… có thể cắt giảm chi phí bồi thường từ 6%-10%, cũng như chi phó từ chối bồi thường từ 10-20%. Điện toán đám mấy (cloud): Công nghệ điện toán đám mây đã qua thời kỳ sơ khai và đang trên đường cất cánh ngoạn mục. Hầu hết các công ty kinh doanh công nghệ này hoặc đang ứng dụng công nghệ này đều gặt hái 2362
  2. được nhiều lợi thế to lớn. Trí tuệ nhân tạo (AI): Việc sử dụng chatbot trong việc tư vấn bảo hiểm đang dần được các công ty bảo hiểm chú trọng, tuy nhiên đây chỉ là một phần rất nhỏ trong lĩnh vực bảo hiểm kỹ thuật số. Việc để các chatbot tư vấn bảo hiểm sẽ khó được lòng mua, thấu hiểu nội dung của người cần được tư vấn. Công nghệ Blockchain: Nếu các công nghệ lưu trữ, xử lý dữ liệu và quá trình tự học của trí thông minh nhân tạo phục vụ cho quá trình vận hành, công nghệ Blockchain sẽ giúp ghi lại số lượng giao dịch khổng lồ trên một mạng lưới máy tính lớn, nhờ vào hệ thống sổ kế toán phân tán. Khi ứng dụng công nghệ này, một loạt chi phí bảo lãnh, xử ký yêu cầu, chi phí bảo mật thông tin… 2. CƠ HỘI NGÀNH BẢO HIỂM VIỆT NAM Từ năm 2017, BHXH Việt Nam đã triển khai toàn diện, quyết liệt và mạnh mẽ CNTT vào tất cả các hoạt động của ngành. Trải qua 5 năm triển khai mạnh mẽ, BHXH Việt Nam đã bước đầu đạt được thành tựu nổi bật. BHXH Việt Nam đã hoàn thành việc cung cấp 100% dịch vụ công mức độ 4 cho tất cả các thủ tục hành chính. Như vậy, tất cả các thủ tục hành chính của ngành đều được tực hiện không gian số. Đã làm tiết kiệm được nhiều thời gian đi lại, tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp, người sử dụng lao động thay vì phải nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan BHXH. Chỉ cần một chiếc điện thoại, người lao động dễ dàng theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ, dễ dàng kiểm tra đối chiếu dữ liệu thu nhập, cấp số thẻ bảo hiểm y tế và chính sách, nâng cao tính minh bạch của thông tin tổ chức. Bộ thủ tục hành chính của ngành được cắt giảm tối đa từ 114 thủ tục (2015) xuống còn 27 thủ tục (2021) dẫn đến số giờ thực hiện thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp, người dân giảm mạnh từ 335 giờ/năm (năm 2015) xuống còn 147 giờ năm (năm 2019) và tiến tới công nhận chỉ còn 129 giờ/năm của Ngân hàng Thế giới. Với sự phát triển của CNTT ngành BHXH đã và đang hoàn thiện hệ sinh thái 4.0 phục vụ người dân và doanh ngiệp sử dụng các dịch vụ: Tin nhắn trả lời, thanh toán trực tuyến, ứng dụng BHXH trên điện thoại qua các ứng dụng, BHYT tự động bằng trí tuệ nhân tạo, tăng cường tính tương tác cao với người tham gia, cung cấp thông tin đóng, hưởng BHXH, BHYT và dự tính mức hưởng nhằm phục vụ người dân tốt hơn), thiết lập các trang mạng xã hội, cung cấp tất cả các dịch vụ công cấp độ 4. Theo bảng xếp hạng ICT Index (chỉ số đánh giá toàn diện mức độ ứng dụng CNTT) do Bộ Thông tin và truyền thông chấm điểm và đánh giá. BHXH Việt Nam đã đứng đầu 3 năm liên tiếp (từ năm 2017-2019) về chỉ số đánh giá phát triển chính phủ điện tử và đứng thứ 2 bảng xếp hạng. Điểm nhấn của ngành bảo hiểm Việt Nam trong công cuộc chuyển đổi số là ứng dụng VssID- BHXH số. Từ khi ra mắt đến nay, ứng dụng đã không ngừng được cải thiện, nâng cấp. Hiện ứng dụng có rất nhiều tính năng, tiện ích phục vụ linh hoạt các nhu cầu thông tin thiết yếu của người tham gia và thụ hưởng các chính sách của bảo hiểm. Để tiếp tục nần cao chất lượng người dùng, nhất là trong tình hình dịch bệnh, hạn chế tiếp xúc đã thêm 2363
  3. các tính năng mới cho người dùng sử dụng tài chỗ như: Liên kết ví điện tử với ngân hàng, quét mã QR code, trích đóng các chi tiêu bảo hiểm. Việc liên kết tài khoản ngân hàng để đóng BHXH, BHYT là khâu cuối cùng. Với việc liên kết ví điện tử, tài khoản ngân hàng, người dân và doanh nghiệp vẫn có thể thực hiện trích nộp số tiền trực tiếp trên hệ thông mà không cần phải qua giao dịch bên thứ ba. 3. THÁCH THỨC CỦA NGÀNH BẢO HIỂM VIỆT NAM Cơ sở hạ tầng: Còn thiếu chủ động do hạ tầng phục vụ quá trình chuyển đổi số còn nhiều hạn chế. Cần xây dựng cơ sở hạ tầng với đầy đủ thiết bị, truyền thông, dữ liệu, ứng dụng. Nghiên cứu và phát triền thêm những cái mới. Mặc dù Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang được đầu tư mạnh mẽ vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng dữ liệu, nguồn dữ liệu lớn, tuy nhiên cơ sở hạ tầng CNTT hiện tại thực sự chỉ phát triển mạnh tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… Ngoài ra việc xuất, nhập các cơ sở dữ liệu lớn bị ngưng hoạt động trong khoảng thời gian cuối mỗi tháng, mỗi quý, mỗi năm ở các khu vực thành phố lớn. Nguồn nhân lực: Mọi hệ thống nào cũng cần có những con người nắm rõ hoạt động của hệ thống để vận hành, duy trì. Cần đào tạo lực lượng chuyên nghiệp về công nghệ và trang bị kỹ năng số cho người lao động để đáp ứng được mọi yêu cầu công việc. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam đạ mức 3.79 điểm trên thang điểm 10, xếp hạng thứ 11 trong 12 quốc gia được khảo sát tại Châu Á. Sự thiếu hụt về nhân sự thiếu kiến thức về công nghệ là thách thức lớn khi độ tuổi trung bình còn cao so với khu vực tư nhân làm ảnh hưởng đến khả năng thích ứng với việc thay đổi công nghệ còn rất hạn chế. An toàn, an ninh mạng: Đây vấn đề rắc rối lớn ở thị trường Việt Nam qua các giao dịch số. Hiện nay, hầu hết các máy tính đều kết nối được toàn cầu khiến cho việc kiểm soát an toàn, an ninh thông tin được đặt ra cấp thiết. Chỉ khi việc thiết lập sự an toàn cảu dữ liệu thì việc chuyển đổi số mới được bền vững. Sỡ hữu nhiều dữ liệu rất lớn, nhiều ứng dụng, phần mềm đa dạng được sử đụng và vận hành sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro đối với bảo hiểm. Xác nhận chữ ký điện tử: Nền tảng để các dịch vụ ứng dụng công nghệ hoạt động đó là việc công nhận chữ ký điện tử của các tổ chức, cá nhân trong giao dịch điện tử. Ở Việt Nam, việc xác nhận chữ ký điện tử còn hạn chế, do đó, việc áp dụng giao dịch điện tử vào bán bảo hiểm trực tuyến còn gặp khó khăn. Doanh nghiệp vẫn phải thực hiện bước gặp trực tiếp khách hàng để lấy chữ ký trên hồ sơ yêu cầu bảo hiểm và phát hành hợp đồng bảo hiểm bằng bản in cho khách hàng. 2364
  4. 4. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ Thứ nhất, về hạ tầng công nghệ thông tin: Duy trì độ truyền tin, xử lý dữ liệu, đường truyền đảm bảo cung cấp các dịch vụ liên thông. Các giao dịch trược tuyến đảm bảo an toàn. Bổ sung năng lực, hoàn thiện năng lực của đội ngũ của các trung tâm dữ liệu ngành, đáp ứng tăng trưởng dữ liệu trong tương lai, chuyển đổi hạ tầng CNTT thành hạ tầng số thống nhất, ổn định, linh hoạt; áp dụng các công nghệ mới như: AI, BigData, Cloud… Thứ hai, về hoạt động hợp tác: Các doanh nghiệp bảo hiểm cần tích cực triển khai các hoạt động hợp tác với các doanh nghiệp nhằm tối đa hóa lợi thế của nhau, giúp mở rộng mạng lưới với các tổ chức xã hội, doanh nghiệp ngoài ngành nhằm tăng nguồn thu. Đặc biệt, cần hợp tác với các ngân hàng, tận dụng cơ sở khách hàng để thúc đẩy sử dụng bảo hiểm. Tận dụng tối đa cơ sở dữ liệu khách hàng sẵn có kết hợp thông tin thu nhập bên ngoài, sử dụng các kỹ thuật phân tích hiện đại để hiểu rõ nhu cầu khách hàng và tìm kiếm khách hàng phù hợp, thiết kế sản phẩm bảo hiểm phù hợp với tài chính cá nhân và có bước đi thích hợp để tiến tới số hóa Thứ ba, là đẩm bảo an toàn thông tin mạng: Duy trì công tác triển khai bảo đảm an toàn thông tin của Ngành theo mô hình do bộ thông tin và truyền thông quy định, tiếp tục triển khai các hoạt động thường xuyên về xác định và bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ, giám sát, tra cứu sự cố an toàn thông tin mạng, bảo vệ các hệ thống thông tin. Đào tạo các nhân lực về công nghệ, viên chức chuyên trách về các CNTT kỹ năng số, phân tích dữ liệu, xử lý dữ liệu. Thứ tư, các dịch vụ công: 100% các dịch vụ công thực hiện mức độ 4. Nâng cao, phát triển hệ thống chatbot trên các nền tảng ứng dụng ngành bảo hiểm, tích hợp thanh toán điện tử, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác nhất. Nâng cao quá trình xử lý, xác nhận hồ sơ của người mua bảo hiểm trực tuyến một cách an toàn và nhanh chóng, giải quyết và trả kết quả thủ tục hành chính qua mạng trực tuyến. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài chính (2021), Niên giám thị trường bảo hiểm Việt Nam 2020; 2. Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (2018), “Cách mạng công nghiệp 4.0 và những vấn đề đặt ra trong lĩnh vực bảo hiểm”; 3. Đặng Văn Sáng (2020), Xu hướng phát triển kinh tế số trên thế giới và hàm ý cho Việt. 2365
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2