intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bảo tồn di sản văn hóa Hán - Nôm ở Đà Nẵng

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

78
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Di sản văn hóa Hán Nôm là những thư tịch, tài liệu được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, là kho tàng tư liệu thành văn vô cùng phong phú của nước ta. Di sản văn hóa Hán Nôm là nguồn tư liệu quan trọng giúp cho thế hệ hôm nay và mai sau có cơ hội tìm hiểu về cội nguồn lịch sử văn hóa của dân tộc. Hiện nay, khối tài liệu này đang đứng trước nguy cơ bị thất thoát nên việc bảo tồn và khai thác chúng một cách có hiệu quả là việc làm hết sức cấp thiết, nhằm góp phần xây dựng nền văn hóa việt nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết bài viết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bảo tồn di sản văn hóa Hán - Nôm ở Đà Nẵng

Nghiên cứu - Trao đổi<br /> <br /> BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA HÁN - NÔM Ở ĐÀ NẴNG<br /> ? PHẠM VĂN THANH<br /> <br /> *<br /> <br /> DI SẢN VĂN HÓA HÁN - NÔM LÀ NHỮNG<br /> THƯ TỊCH, TÀI LIỆU ĐƯỢC VIẾT BẰNG CHỮ<br /> HÁN VÀ CHỮ NÔM, LÀ KHO TÀNG TƯ LIỆU<br /> THÀNH VĂN VÔ CÙNG PHONG PHÚ CỦA NƯỚC<br /> TA. DI SẢN VĂN HÓA HÁN - NÔM ĐÃ TRỞ<br /> THÀNH MỘT BỘ PHẬN QUAN TRỌNG TRONG<br /> HỆ THỐNG DI SẢN VĂN HÓA QUÝ GIÁ CỦA<br /> DÂN TỘC, LÀ SỢI DÂY LIÊN KẾT GIỮA QUÁ<br /> KHỨ VỚI HIỆN TẠI, LÀ NGUỒN TƯ LIỆU QUAN<br /> TRỌNG GIÚP CHO THẾ HỆ HÔM NAY VÀ MAI<br /> SAU CÓ CƠ HỘI TÌM HIỂU VỀ CỘI NGUỒN LỊCH<br /> SỬ - VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC. HIỆN NAY, KHỐI<br /> TÀI LIỆU NÀY ĐANG ĐỨNG TRƯỚC NGUY CƠ<br /> BỊ THẤT THOÁT NÊN VIỆC BẢO TỒN VÀ KHAI<br /> THÁC CHÚNG MỘT CÁCH CÓ HIỆU QUẢ LÀ<br /> VIỆC LÀM HẾT SỨC CẤP THIẾT, NHẰM GÓP<br /> PHẦN XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM<br /> TIÊN TIẾN ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC.<br /> <br /> 1. Căn cứ vào các ký tự lạ được khắc trên rìu đồng,<br /> trống đồng, lưỡi cày đồng thuộc nền văn hóa Đông<br /> Sơn và trên vách đá cổ ở Sa Pa (Lào Cai) vào giai đoạn<br /> văn hóa đồng thau phát triển - văn hóa Gò Mun, các<br /> nhà nghiên cứu cho rằng, trước thời kỳ Bắc thuộc,<br /> người Việt đã có chữ viết gọi là chữ Khoa đẩu (chữ<br /> viết hình con nòng nọc) thuộc văn tự ghi âm.1<br /> Đến năm 111 trước Công nguyên, nhà Hán đô hộ<br /> nước ta, và từ đó người Việt đã tiếp nhận chữ Hán.<br /> Nhà khoa học Tiệp Khắc là Cesmir Loukotca trong tác<br /> phẩm Lịch sử chữ viết thế giới xuất bản trước năm 1945<br /> đã cho biết: “Phía nam đế quốc Trung Hoa, trong vùng<br /> Đông Dương hiện nay, có nhà nước An Nam ngay từ thế<br /> kỷ thứ nhất trước Công nguyên đã bị người Hán thống<br /> trị. Chữ Trung Quốc do viên thái thú du nhập vào đây<br /> trước Công nguyên. Trước đó, hình như người An Nam<br /> đã đọc bằng chữ ghi âm riêng, chữ đó không còn đến<br /> *<br /> <br /> ngày nay”. Còn nhà nghiên cứu Terrien de la Couperie<br /> viết trong tạp chí Hàn lâm của Hoàng gia Anh, xuất<br /> bản năm 1887, đã cho rằng, Sĩ Nhiếp buộc người<br /> Việt học chữ Hán và cấm dùng chữ tượng thanh của<br /> mình.2<br /> Phải đến thế kỷ VIII - IX, nhân dân ta đã dựa trên<br /> cách cấu tạo hình thể của chữ Hán, cùng với cách đọc<br /> Hán - Việt để sáng tạo ra chữ Nôm, nhưng lúc này vẫn<br /> còn lẻ tẻ, chưa thịnh hành nên nhiều nhà nghiên cứu<br /> cho rằng, đây chỉ là giai đoạn đồng hóa chữ Hán, tức<br /> là dùng chữ Hán để phiên âm một số từ Việt lẻ tẻ.<br /> Nhưng dưới các triều đại nhà Lý (1009 - 1225), nhà<br /> Trần (1226 - 1400), chữ Nôm theo thời gian thịnh<br /> hành và phát triển song song cùng chữ Hán. Chữ<br /> <br /> Nhà nghiên cứu, thành phố Đà Nẵng.<br /> <br /> Phaùt trieån<br /> <br /> Kinh teá - Xaõ hoäi<br /> Ñaø Naüng<br /> <br /> 33<br /> <br /> Nghiên cứu - Trao đổi<br /> <br /> Nôm được dùng để sáng tác văn học với tác phẩm<br /> thuần Nôm sớm nhất là Thiền tông bản hạnh thời Trần<br /> hiện vẫn còn lưu giữ được. Đến thế kỷ XVIII - XIX, chữ<br /> Nôm đã phát triển đến giai đoạn cực thịnh của nó và<br /> trên một vài phương diện thì nó còn lấn át cả địa vị<br /> của chữ Hán, các tác phẩm như: Hịch Tây Sơn, Truyện<br /> Kiều,… là ví dụ điển hình. Như vậy, chữ Nôm đã có<br /> một quá trình hình thành và sử dụng lâu dài ở Việt<br /> Nam, là phương tiện chuyển tải những giá trị truyền<br /> thống, biểu đạt những đặc trưng văn hóa, phản ánh<br /> nhân sinh quan và thế giới quan của lớp lớp người<br /> Việt qua hàng chục thế kỷ.3 Tuy nhiên, đến cuối thế kỷ<br /> XIX, văn hóa phương Tây xâm nhập mạnh mẽ vào đời<br /> sống của người dân nước ta, chữ Latin, chữ Pháp dần<br /> dần thay thế chữ Hán và chữ Nôm.<br /> 2. Hiện nay nguồn thư tịch Hán - Nôm ở nước<br /> ta còn lại khá nhiều, trong đó, Đà Nẵng tuy là vùng<br /> đất mới được hình thành vào thế kỷ XIV, nhưng lại<br /> là một trong những tỉnh thành ở Trung Bộ có nhiều<br /> danh nhân đã có những đóng góp vô cùng to lớn<br /> cho nền lịch sử, văn hóa của dân tộc như: Nguyễn<br /> Văn Thoại, Lâm Nhĩ, Thái Phiên, Ông Ích Khiêm, Trần<br /> Quang Diệu, Đỗ Thúc Tịnh, Nguyễn Hanh, Huỳnh Bá<br /> Chánh,… Nhiều nhà nghiên cứu nhận định, Đà Nẵng<br /> là một trong những mảnh đất ở miền Trung Việt Nam<br /> đã hun đúc lên những chí sĩ yêu nước, những dòng<br /> họ khoa bảng và họ đã để lại nơi đây nguồn tư liệu<br /> Hán - Nôm vô cùng có giá trị. Tuy nhiên, chiến tranh<br /> và thời gian đã làm cho nhiều di sản Hán - Nôm ở Đà<br /> Nẵng bị hủy hoại.<br /> Có thể nói, những tư liệu Hán - Nôm hiện còn lưu<br /> lại trên mảnh đất Đà Nẵng rất phong phú và đa dạng<br /> từ hình thức thể hiện đến nội dung, gồm: sắc phong<br /> thần cho các đình làng, điền bạ, trát văn, gia phả, thần<br /> phả, đơn khai, văn tế, văn cúng, di chúc, thơ văn, văn<br /> bia, văn chuông, hoành phi, câu đối, mộc bản,... phần<br /> nào đã phản ánh rõ nét tư duy khoa học, văn học<br /> nghệ thuật, tổ chức làng xã cũng như sinh hoạt xã<br /> hội của các bậc tiền nhân. Những thư tịch Hán - Nôm<br /> được viết hoặc khắc theo 4 kiểu chữ cơ bản là chữ<br /> Triện, chữ Lệ, chữ Hành và chữ Thảo trên các chất liệu<br /> đá, đồng, vải, gỗ, giấy,… Đây chính là nguồn di sản<br /> văn hóa thành văn vô cùng quý báu mà những bậc<br /> tiền nhân ở Đà Nẵng để lại.<br /> Ngày nay, bước vào những di tích cổ ở Đà Nẵng<br /> như các đình, chùa, lăng, miếu, hội quán, nhà thờ<br /> tộc họ, nhà cổ, mộ cổ,… hầu như chúng ta đều bắt<br /> <br /> 34<br /> <br /> Phaùt trieån<br /> <br /> Kinh teá - Xaõ hoäi<br /> Ñaø Naüng<br /> <br /> gặp những di sản văn hóa Hán - Nôm. Những bức<br /> hoành phi, liễn đối, cuốn thư được viết với lối phóng<br /> bút mềm mại như thể rồng bay phượng múa hoặc<br /> kiểu chữ chân phương sắc sảo, thể hiện ước vọng của<br /> người xưa về một cuộc sống ấm no, yên vui, hạnh<br /> phúc. Hoặc qua các gia phả, sắc phong, tranh vẽ đã<br /> ngả màu theo năm tháng với màu giấy dó ố vàng rất<br /> mộc mạc, giản đơn nhưng những nét chữ viết bằng<br /> mực Tàu còn nổi bật trên nền giấy cũng toát lên được<br /> cái hồn của nó, tạo cho chúng ta sự tò mò muốn tìm<br /> về cội nguồn của những thư tịch cổ này.<br /> Một thực tế hiện nay là tại các đình, chùa, lăng,<br /> miếu, gia đình người dân, số người biết đọc chữ Hán,<br /> chữ Nôm còn lại không nhiều. Nhiều di tích lưu giữ<br /> trong mình một khối lượng di sản Hán - Nôm đồ sộ<br /> nhưng để giải mã ý nghĩa của nó thật khó khăn, nên<br /> ảnh hưởng đến việc bảo tồn và trùng tu di tích, cũng<br /> như phục vụ khách tham quan muốn tìm hiểu về<br /> <br /> Nghiên cứu - Trao đổi<br /> <br /> vùng đất và con người Đà Nẵng. Trước thực trạng đó,<br /> nhiều năm qua, một số nhà nghiên cứu đã có những<br /> nỗ lực trong việc biên dịch và giới thiệu văn hóa Hán<br /> - Nôm ở Đà Nẵng trên những phương tiện thông tin<br /> đại chúng, nhưng nhìn chung vẫn còn rời rạc, chưa<br /> tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống, chưa<br /> tương xứng với nguồn tư liệu vốn có và lòng mong<br /> đợi của người dân Đà Nẵng. Tuy vậy, những hoạt<br /> động đó phần nào cũng đã để lại những giá trị nhất<br /> định về mặt học thuật, giúp cho việc nghiên cứu về<br /> lịch sử cũng như văn hóa của thành phố được tốt hơn.<br /> <br /> vụ cho việc tra cứu lịch sử hoặc trao lại cho các thế<br /> hệ con cháu mai sau biết về các thế hệ tiền nhân của<br /> dòng tộc mình. Năm 2003, trong Chương trình mục<br /> tiêu bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể, ngành Văn hóa<br /> - Thông tin thành phố Đà Nẵng khi tổ chức xem xét,<br /> công nhận các di tích lịch sử văn hóa cũng đã kết hợp<br /> tiến hành bước đầu công tác sưu tầm tư liệu Hán Nôm nhưng cũng chỉ ở một số di tích lịch sử văn hóa<br /> trên địa bàn thành phố, trong khi đối tượng lưu giữ<br /> và nguồn tư liệu Hán - Nôm còn khá nhiều, chưa thể<br /> sưu tầm hết được.4<br /> <br /> Là di sản văn hóa vô cùng có giá trị, thế nhưng<br /> đến nay việc nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ di sản này<br /> của các cơ quan chức năng vẫn còn nhiều hạn chế.<br /> Việc điều tra, khảo sát nguồn tư liệu này mới chỉ tiến<br /> hành một cách đơn lẻ, dưới góc độ khai thác tư liệu<br /> nhằm phục vụ cho các bài viết nghiên cứu, tham luận<br /> theo chuyên đề hoặc tra cứu nhằm kiểm chứng tư<br /> liệu lịch sử có liên quan. Một số nhà nghiên cứu và<br /> các tộc họ trên địa bàn thành phố cũng đã tiến hành<br /> việc tổ chức ghi chép lại phả hệ các dòng họ để phục<br /> <br /> Ngoài ra, đây còn là nguồn tư liệu cổ xưa, quý hiếm<br /> nên những người làm công tác bảo tồn rất khó trong<br /> việc tiếp cận và sưu tầm, nhiều đình, chùa, dòng họ<br /> coi chúng là bảo vật truyền đời nên không hiến tặng<br /> hoặc bán. Ngoài những tư liệu Hán - Nôm được khắc<br /> trên các chất liệu bền vững thì những tư liệu còn lại<br /> được viết trên giấy, trên vải như các sắc phong thần<br /> đều được xếp cẩn thận vào tráp rồi khóa lại cất giấu<br /> kỹ hoặc để trên bàn thờ, đến ngày vía thần tại đình,<br /> miếu chúng mới được mở ra. Do đó, nếu không thiết<br /> lập được mối quan hệ với ban quý tế của các đình<br /> làng, tộc họ và cá nhân lưu giữ tài liệu Hán - Nôm,<br /> không có kế hoạch sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu,<br /> thì nhiều tài liệu cổ ở Đà Nẵng sẽ có nguy cơ biến mất.<br /> Trước tình hình đó, công tác bảo tồn và phát huy giá<br /> trị các di sản Hán - Nôm trên địa bàn thành phố là vấn<br /> đề hết sức cấp thiết.<br /> Trong những năm qua, để bảo tồn di sản văn hóa<br /> Hán - Nôm, Sở Văn hóa - Thông tin Đà Nẵng (nay là Sở<br /> Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng) đã tiến hành<br /> nghiên cứu, thống kê di sản Hán - Nôm trên địa bàn<br /> thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, vẫn cần tiếp tục sưu<br /> tầm trong dân gian để phân loại, xếp hạng, nhận diện<br /> loại hình nào có nguy cơ mất mát, hư hỏng để kịp<br /> thời đề ra cách thức bảo tồn và phát huy một cách<br /> hợp lý. Bên cạnh đó, cần hướng dẫn về nghiệp vụ<br /> chuyên môn cho chủ sở hữu di sản Hán - Nôm trong<br /> việc bảo quản, lưu giữ di sản để hạn chế tình trạng hư<br /> hỏng trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt.<br /> Đi đôi với việc thống kê nắm bắt thông tin về sự<br /> tồn tại của các loại hình di sản Hán - Nôm trong dân<br /> gian, các cơ quan có chức năng bảo tồn cần có nguồn<br /> tài chính nhất định để mua các văn bản gốc hoặc<br /> nhân bản, sao chép lại theo phương pháp truyền<br /> thống để bảo quản lâu dài. Phần lớn các tư liệu Hán<br /> - Nôm ở Đà Nẵng hiện nay đang đứng trước nguy cơ<br /> <br /> Phaùt trieån<br /> <br /> Kinh teá - Xaõ hoäi<br /> Ñaø Naüng<br /> <br /> 35<br /> <br /> Nghiên cứu - Trao đổi<br /> <br /> hư hại bởi thời tiết và thời gian do chưa có phương<br /> pháp khoa học tối ưu để bảo quản. Đa số các sắc<br /> phong đựng trong ống tre, hộp gỗ, bên ngoài bọc<br /> giấy dễ bị mục nát, do đó việc bảo tồn lâu dài bằng<br /> công nghệ thông tin qua việc tư liệu hóa, số hóa, sử<br /> dụng bản mã chuẩn quốc tế là việc làm cấp thiết. Bên<br /> cạnh đó cần biên dịch toàn bộ tư liệu Hán - Nôm hiện<br /> có ra chữ Quốc ngữ để phục vụ đông đảo các tầng<br /> lớp nhân dân, nhất là giới trẻ để họ nắm được những<br /> nội dung trong tư liệu Hán - Nôm nhằm nâng cao<br /> tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Đặc biệt các<br /> hoành phi, câu đối, gia phả chứa đựng tính chất triết<br /> lý về cuộc sống nhân nghĩa, hướng con người đến các<br /> giá trị chân, thiện, mỹ vẫn còn nguyên giá trị trong<br /> cuộc sống hôm nay.<br /> Để bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hán - Nôm,<br /> thành phố Đà Nẵng cũng cần có chính sách đào tạo,<br /> khuyến khích những người làm công tác quản lý,<br /> nghiên cứu, sưu tầm văn hóa Hán - Nôm. Đặc biệt,<br /> đội ngũ cán bộ làm công tác bảo tồn - bảo tàng phải<br /> được đào tạo, trang bị kiến thức Hán - Nôm ở một<br /> trình độ nhất định, để khi tiếp cận loại hình di sản này<br /> ít ra phải đọc được nội dung cơ bản, biết được giá trị<br /> của từng tư liệu. Mặt khác, cần đẩy mạnh công tác xã<br /> hội hóa sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, đồng<br /> thời khuyến khích các đề tài nghiên cứu khoa học<br /> theo tính chất chuyên sâu về tác giả, văn hóa, kiến<br /> trúc, lịch sử đã gắn liền với hệ thống di sản văn hóa<br /> Hán - Nôm của Đà Nẵng.<br /> Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước như Sở<br /> Khoa học và Công nghệ Đà Nẵng cũng cần triển khai<br /> nhiều hơn nữa các đề tài nghiên cứu khoa học có nội<br /> dung đề cập đến di sản văn hóa Hán - Nôm trên địa<br /> bàn thành phố. Có như vậy, công tác bảo tồn các di<br /> sản Hán - Nôm ở Đà Nẵng mới được tiến hành đồng<br /> bộ và có cơ sở vững chắc, tránh việc bỏ sót nhiều tư<br /> liệu quý.<br /> 3. Di sản văn hóa Hán - Nôm ở Đà Nẵng ngày càng<br /> bị đe dọa. Vì thế, việc bảo tồn di sản văn hóa Hán Nôm chính là bảo tồn và phát huy di sản văn hóa<br /> của dân tộc nói chung, Đà Nẵng nói riêng. Hơn nữa,<br /> việc nghiên cứu Hán - Nôm còn biểu lộ sự trân trọng<br /> đối với di sản tinh thần của các bậc tiền nhân để lại,<br /> góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong tiến<br /> trình nước ta hội nhập với các nước trong khu vực và<br /> trên thế giới. Do đó, việc bảo tồn không chỉ quan tâm<br /> đến quá khứ, quên đi hiện tại và tương lai, mà trái lại,<br /> <br /> 36<br /> <br /> Phaùt trieån<br /> <br /> Kinh teá - Xaõ hoäi<br /> Ñaø Naüng<br /> <br /> phải tăng thêm sự vững chắc của di sản nhằm phát<br /> triển các hình thức biểu hiện văn hóa mới. Mặt khác,<br /> những thành tựu của nghiên cứu Hán - Nôm ở Đà<br /> Nẵng sẽ là cơ sở khoa học và là tư liệu cần thiết cho<br /> các ngành nghiên cứu văn học, ngôn ngữ, lịch sử, văn<br /> hóa và những ai có nhu cầu tìm hiểu về vùng đất và<br /> con người Đà Nẵng trong lịch sử.<br /> P.V.T.<br /> <br /> CHÚ THÍCH<br /> GS. Lê Trọng Khánh, Phát hiện hệ thống chữ Việt cổ<br /> thuộc loại hình Khoa đẩu, (Hà Nội: Từ điển Bách khoa - Trung<br /> tâm Văn hóa Tràng An, 2010), 20, 18.<br /> 1, 2<br /> <br /> Phòng Quản lý di sản văn hóa phi vật thể (Cục Di sản<br /> Văn hóa), “Di sản chữ Nôm - Một vài phương hướng bảo tồn<br /> và phát huy giá trị”, Thời đại mới, Số 5, Tháng 7.2005.<br /> 3<br /> <br /> Sở Văn hóa - Thông tin Đà Nẵng, Báo cáo tổng kết đề tài:<br /> “Khảo sát, sưu tầm tư liệu Hán - Nôm trên địa bàn thành phố<br /> Đà Nẵng”, (Đà Nẵng: Tháng 3.2008).<br /> 4<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Hà Văn Tấn (Chủ biên). 1994. Văn hóa Đông Sơn ở Việt<br /> Nam. Hà Nội: Khoa học Xã hội.<br /> 2. Lâm Giang. 2004. Lịch sử thư tịch Việt Nam. Hà Nội:<br /> Khoa học Xã hội.<br /> 3. Nguyễn Q. Thắng. 2001. Quảng Nam - Đất nước và<br /> Nhân vật. Hà Nội: Văn hóa Thông tin.<br /> 4. GS. Lê Trọng Khánh. 2010. Phát hiện hệ thống chữ Việt<br /> cổ thuộc loại hình Khoa đẩu. Hà Nội: Từ điển Bách khoa Trung tâm Văn hóa Tràng An.<br /> 5. Phòng Quản lý di sản văn hóa phi vật thể (Cục Di sản<br /> Văn hóa). “Di sản chữ Nôm - Một vài phương hướng bảo tồn<br /> và phát huy giá trị”. Thời đại mới. Số 5. Tháng 7.2005.<br /> 6. Sở Văn hóa - Thông tin Đà Nẵng. 2008. Báo cáo tổng<br /> kết đề tài: “Khảo sát, sưu tầm tư liệu Hán - Nôm trên địa bàn<br /> thành phố Đà Nẵng”. Đà Nẵng: Tháng 3.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2