intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa trong cung đình nhà Nguyễn: Phần 1

Chia sẻ: Vô Sắc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:411

30
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa trong cung đình nhà Nguyễn" được biên soạn dựa trên các bản tham luận của các nhà nghiên cứu đưa vào kỷ yếu của Hội thảo “Di sản văn hóa cung đình thời Nguyễn - Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị” và tập trung vào 6 nhóm chủ đề chính. Sách được chia thành 2 phần, mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 cuốn sách.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa trong cung đình nhà Nguyễn: Phần 1

  1. DI SẢN VẪN HÓA CUNG ĐÌNH THỜI NGUYÊN NGHIÊN CỨU, BẢO m VÀ PHÁT HUY GIẢ TRỊ
  2. TRUNG TÂM BẢO TÒN DI TÍCH CỚ ĐÔ HƯÉ NHÀ XUẤT BẢN THUẬN HÓA HUÉ-2016
  3. Lòi nói đâu Nằm giữa miền Trung Việt Nam, Huế trong một thời gian tùng lc thu phù cua Đàng Trong thời các chúa Nguyễn (1636-1774), kinh âì cùa nước Đại Việt thời Tây Sơn (1788-1801), rồi kinh đô cua nước Vệt Nam, Đại Nam thời Nguvền (1802-1945). Vùng đất này đã tích ti và hình thành nên một kho tàng di san văn hóa đồ sộ, phong phú và có giá trị vổ song cho quốc gia, là bộ phận hợp thành của di sàn văn h')a dân tộc và nhân loại, là thông điệp nối quả khứ với hiện tại và tvơng lai. Đen nay, c ố đô Huế đã có 5 di san của triều Nguyễn được LNESCO vinh danh, là Quần thể di tích c ố đô (1993), Nhã nhạc - Án nhạc cung đình Việt Nam (2003), Mộc ban triều Nguyễn (2009), Châu bán triều Nguyễn (2014), và Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016); xứng danh là vùng đất của di sản. Trong những năm qua, sự nghiệp nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giả trị di sàn văn hóa Huế đã được Đảng, Nhà nước và chỉnh quyền các cấp của Thừa Thiên Huế đặc biệt quan tâm, và trên thực tế đã đạt được những thành quả quan trọng. Để góp phần tổng kết những thành quả này, đồng thời chuẩn bị cho một chiến lược lâu dài cho công cuộc bảo tồn và phát huy di san Huế, mà trọng tâm là di sản văn hỏa cung đình, giữa thảng 9 vừa qua, ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã giao cho Trung tâm Bào tồn Di tích c ổ đô Huế chủ trì tổ chức hội thảo quốc tế “Di sản văn hóa cung đình thời Nguyễn - Nghiêu cứu, báo tồn và phát huy giá trị Đầy là một sự kiện văn hóa quan trọng của c ổ đô Huế, thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu, các nhà quản ỉý về văn hỏa trong và ngoài nước cùng cộng đồng nhân dân địa phương. Trong 2 ngày 15 và 16/9/2016, gần 200 nhà nghiên cứu, nhà quản lý đã nhiệt tình tham gia diễn đàn hội thảo và các hoạt động khoa học có ý nghĩa bên lề hội thảo do Trung tâm Bào tồn Di tích c ố đô Huế tổ chức, như tham dự triển lãm tư liệu với chủ đề “Huế - một 5
  4. điểm đến 5 di sản ”, triển lãm "Quốc hiệu Việt Nam qua tài liệu Mộc bản ”, lễ khánh thành công tác trùng tu di tích Triệu Tổ Miếu (thờ ông bà Nguyễn Kim - người có công trung hung lại triều Lê và đặt nền tảng cho sự nghiệp của chúa Trịnh, chúa Nguyễn), tham quan công trường trùng íu lăng Trường Cơ của chúa Nguyễn Hoàng (vị chúa đầu tiên của dòng họ Nguyễn) ... Sự hưởng ứng tham gia nhiệt tình của các nhà khoa học, các nhà quản lý và các đại biểu đã làm cho Ban tổ chức Hội thảo hết sức bất ngờ, vui mừng và cảm động. Đây chỉnh là sự động viên khích lệ lớn nhất khiến chúng tôi cố gắng làm tốt công tác tổ chức Hội thảo cùng với việc biên tập, in ấn cuốn sách này. Cuốn sách Di sản văn hóa cung đình thời Nguyễn - Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị được biên soạn trên cơ sở các bài tham luận và các phát biểu khoa học của các tác giả tham gia hội thảo, bản kết luận hội thảo cùng một số kiến nghị. Sau khi cân nhắc, lựa chọn, chủng tôi chỉ xin phép được sử dụng hơn 50 bài viết trong tổng sổ hơn 70 tham luận được gửi đến Ban tổ chức hội thảo. Các bài viết này đều đã được gửi lại cho các tác giả để xem và bổ sung. Để tiện theo dồi, chủng tôi tạm thời chia các bài viết thành 6 nhóm chủ đề sau: 1. Tổng quan về giá trị di sản văn hỏa cung đình thời Nguyễn 2. Giá trị mỹ thuật và kiến trúc của di sản văn hỏa cung đình Huế 3. Giá trị cảnh quan môi trường gắn liền với Quần thể di tích Cổ đô Huế 4. Nguồn gốc, giá trị và công tác bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể 5. Di sản tư liệu và công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giả trị 6. Công tác nghiên cứu, bảo tồn và phục chế cổ vật cung đình. Tuy vậy, sự phân chia này chi mang tỉnh chất tương đấi vì đa phần các bài viết đều thông qua một chủ đề nhất định nhưng lại bàn rộng ra nhiều vẩn đề khác nhau. Trên tinh thần tôn trọng tuyệt đổi ỷ kiến của các nhà khoa học, chủng tôi đăng tải nguyên văn các bài tham luận sau khi đã gửi lại 6
  5. lể các tác giá xem và chinh sưa, bổ sung. Việc biên tập cua chúng ôi cũng chí nhằm đảm bảo tỉnh nhất quán về văn phạm ngữ pháp và lình thức chứ không thêm bớt hay điều chinh nội dung bài viết. Mặc dù dành nhiều thời gian cho công tác biên tập, nhưng 'húng tôi vẫn chưa cảm thấv hài lòng, rất mong nhận được sự góp ỷ, m o đồi của các tác giả và bạn đọc. Hy vọng cuốn sách này sẽ là một món quà có ỷ nghĩa đổi với lạn đọc và các nhà nghiên cứu, những người đã luôn đồng hành, gắn ló cùng sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. Nhân dịp ra đời của cuốn sách, một lần nữa chủng tôi xin cám m tất cả các các nhà khoa học, các nhà quản lý đã nhiệt tình tham ụa hội thào. Trần trọng cám ơn sự chỉ đạo và tạo điều kiện của lãnh ỉạo tỉnh cùng các ban ngành liên quan đã dành cho chúng tôi sự lộng viên và giúp đỡ hết sức quý báu trong quá trình tổ chức Hội háo và công tác biên tập, in ấn cuốn sách này. Huế, tháng 10 năm 2016 Ban biên tập 7
  6. B Ả O T Ò N VÀ P H Á T H U Y G IÁ T R Ị D I SẢN V Ă N H Ó A C U N G Đ ÌN H T H Ờ I N G U Y Ễ N T R O N G B Ó I C Ả N H H IỆ N NAY* Nguyễn Văn Cao" - Kỉnh thưa quỷ vị đại biểu! - Thưa các nhà khoa học! Thay mặt chính quyền và nhân dân tinh Thừa Thiên Huế, tôi nhiệt liệt chào mừng và cảm ơn các nhà khoa học, các nhà quản lý văn hóa cùng toàn thể quý vị đại biểu đã đến tham dự Hội thảo “Di sán văn hóa cung đình thời Nguyễn - Nghiên cứu, bào tồn và phát huy giá trị ” ngày hôm nay. Huế từng là thủ phủ của các chúa Nguyễn và là kinh đô của vương triều Nguyễn nên đã thừa hưởng được nhiều di sản văn hóa vô cùng phong phú và mang giá trị đặc biệt. Đen nay, c ố đô Huế đã có 5 di sản của triều Nguyễn - triều đại quân chủ cuối cùng của Việt Nam được UNESCO công nhận, cùng hàng trăm di tích cấp quốc gia, cấp tỉnh khac. Đây là những tài sản quốc gia đặc biệt do các thế hệ cha ông đã sáng tạo một cách tài tình, không mệt mỏi để lại mà người dân Huế vinh dự được giữ gìn; đồng thời, cũng mang trách nhiệm nặng nề để không ngừng bảo tồn bền vững và phát huy hiệu quả các di sản đó cho các thế hệ tương lai. Nằm trong chuỗi các hoạt động văn hóa - nghệ thuật tầm quốc gi a và quốc tế năm 2016 của Thừa Thiên Huế, Hội thảo “Di sàn văn hóa cung đình thời Nguyễn - Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giả trị” được tổ chức là hoạt động nhằm mục đích tổng kết quá trình nghiên cúm, đánh giá về các di sản văn hóa cung đình thời Nguyễn trên các phương điện: Giá trị di sản, quá trình nghiên cứu, khai thác, bảo tồn vả phát huy giá trị di sản, từ đó xây dựng một chiến lược toàn diện về bảo tồn bền vững, phát huy hiệu quả các giá trị di sản văn hóa do triiều Nguyễn để lại. * Phát biểu khai mạc Hội tháo " Chủ tịch UBND tinh Thừa Thiên Huế 9
  7. Hội thảo diễn ra trong thời điểm chúng ta đang rất vui mừng và tự hào về Cố đô Huế vừa trở thành nơi hội tụ của 5 di sản với 3 loại hình khác nhau là: Di sản vật thể, di sản phi vật thể và di sản tư liệu. Do vậy, việc tổ chức HỘI thảo lần này sẽ giúp các nhà quản lý và chuyên môn có cơ hội nhìn nhận, đánh giá về những vấn đề liên quan đến công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cung đình thời Nguyễn trong những thập niên gần đây. Qua Hội thảo, sẽ giúp cho chính quyền, các ban ngành của tỉnh Thừa Thiên Huế mà trực tiếp là đơn vị quản lý nhìn nhận, đánh giá một cách đầy đủ các giá trị của di sản, làm cơ sở cho việc xây dựng, ban hành các chính sách, chiến lược mới để bảo tồn, gìn giữ và phát huy tài nguyên văn hóa phong phú và độc đáo của c ố đô Huế. Thay mặt chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế, tôi trân trọng cảm ơn đại diện các cơ quan của Trung ương, các nhà khoa học, các nhà chuyên môn, nhà quản lý, cùng toàn thể quý vị đại biểu đã đến tham dự Hội thảo lần này và chia sẻ mối quan tâm đối với các di sản vùng đất Cố đô Huế; đồng thời, mong muốn các nhà khoa học, các nhà quản lý và tất cả quý vị đại biểu với tâm huyết của mình về các di sản của vùng đất c ố đô Huế sẽ đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản này, giúp Thừa Thiên Huế đẩy mạnh phát triển dịch vụ - du lịch, xứng tầm là một trong những trưng tâm văn hóa - du lịch đặc sắc của Việt Nam. Hoan nghênh và biểu dương Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế và các cơ quan liên quan của tỉnh đã nỗ lực, cố gắng để tổ chức Hội thảo theo kế hoạch; đồng thời, yêu cầu Trung tâm tiếp thu nghiêm túc ý kiến của các nhà khoa học, các nhà quản lý và tất cả quý vị đại biểu để đề xuất những kế hoạch quản lý có tầm nhìn xa nhằm bảo tồn và phát huy tốt hon nữa các di sản văn hóa cung đình triều Nguyễn. Sự công nhận của quốc tế đối với các di sản văn hóa thuộc triều Nguyễn là một đóng góp góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức đối với việc bảo tồn và phát huy các giá trị tinh thần vô giá của cha ông để lại cho chúng ta, đồng thời, đó cũng là cơ sở có ý nghĩa thực tiễn cho việc triển khai trùng tu, bảo tồn và phát huy giá trị 10
  8. các Di sản văn hóa cố đô Huế, góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế thành một “đô thị sinh thái, cảnh quan, di sản, văn hóa và íhân thiện VỚI môi trường”, xây dựng thành công thương hiệu du lịch Thừa Thiên Huế mới: “Một điểm đến - Năm di sản” để thu hút du khách trong và ngoài nước. Một lần nữa, xin nhiệt liệt chào mừng và kính chúc quý vị đại biếu, các nhà khoa học sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc quý vị đại biểu trong thời gian lưu lại tại Huế có những trải nghiệm thú vị và những ấn tượng khó quên về một vùng đất giàu lòng mến khách và àm áp tình người Chúc Hội thảo thành công tốt đẹp. TÔI xin tuyên bố khai mạc Hội thảo “Di sản văn hỏa cung đình thời Nguyễn - Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị Xin trân trọng cảm ơn. 11
  9. DI SẢN VĂN HÓA CUNG ĐÌNH T H Ờ I NGUYỄN - NGHIÊN CỨU, BẢO TỒN VÀ PH Á T HUY GIÁ TRỊ* T SP han Thanh Hải*' Kính thưa: - Đoàn chủ tịch, -Kỉnh thưa toàn thể quỷ vị đại biểu! Triều Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng tại Việt Nam, VỚI gần 400 năm tồn tại (1558-1945), các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn đã để lại cho dân tộc những di sản văn hóa vô cùng phong phú và mang giá trị đặc biệt. Huế là thủ phủ của các chúa Nguyễn và là kinh đô của vương triều Nguyễn nên đã thừa hưởng được nhiều di sản văn hóa quan trọng. Trong những năm qua, cùng với sự đổi mới và phát triển của đất nước, sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa cung đình thời Nguyễn đã đạt được nhiều thành quả to lớn, góp phần quan trọng xây dựng cố đô Huế trở thành một trung tâm văn hóa du lịch của đất nước, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam. Với tư cách là đơn vị chuyên môn được giao trọng trách trực tiếp quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của quần thể di tích cố đô, các di sản văn hóa phi vật thể liên quan và di sản cảnh quan môi trường, kể từ khi thành lập đến nay (1982-2016), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (dưới đây gọi tắt là Trung tâm) đã luôn nỗ lực để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, từng bước nghiên cứu, bảo tồn, khôi phục và hồi sinh các di sản trọng yếu mà tiêu biểu là các di sản đã được UNESCO vinh danh: Quần thể di tích c ố đô Huế (1993); Nhã nhạc- âm nhạc cung đình Việt Nam (2003); Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016)... Xác định rõ, nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ then chốt để đảm bảo cho công cuộc bảo tồn được triển khai đúng hướng và bền vững, *Báo cáo đề dẫn Hội thảo ** Giám đốc Trung tâm Bào tồn Di tích c ố đô Huế 12
  10. trong những năm qua, Trung tâm đã không ngừng đầu tư cho lĩnh vực này, đồng thời mở rộng các quan hệ họp tác với các đon vị, tổ chức chuyên môn, các chuyên gia, nhà nghiên cứu để triển khai các đề tài ng­ hiên cứu, các dự án bảo tồn, tổ chức các diễn đàn khoa học, hội nghị, hội thảo... Chỉ tính từ nám 1993 (thời điểm Huế được UNESCO công nhận di sản đầu tiên) đến nay, Trung tâm đã tổ chức hàng chục cuộc hội nghị, hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế quan trọng, tiêu biểu như: Hội nghị quốc tế về bảo íồn và giữ gìn phục hồi văn hóa phi vật thể vùng Huế (tháng 3/1994); Hội thào quốc tể lần thứ nhất (8/1997), lần thứ 2 (2009) và lần thứ ba (8/2012) về nghiên cứu, báo tồn và phục nguyên điện cần Chánh; Hội thảo khoa học về Tuồng cung đình Huế (tháng 7-2000); Hội thảo quốc tế về Âm nhạc cung đình Huế- Nhã Nhạc (8/2002); Hội tháo bào tồn và phát huy di sản Hán Nôm (tháng 4/2003); Hội thảo quốc tế về “Bào tồn di sản kiến trúc gỗ Chầu Á: Nhìn từ trường hợp Việt Nam và Nhật Bàn - Xây dựng kế hoạch quan lý tổng thể di sản Huế” (tháng 10/2014); Hội nghị quốc tế về Bảo tồn và phát huy giả trị hệ thống thơ văn trên hến trúc cung đình (tháng 5/2015); V.V.. Tuy nhiên, các hội nghị, hội thảo trên đây phần lớn mang tính chuyên đề hoặc chỉ tập trung vào một loại hình di sản cụ thể, về tính chất, hơi khác cuộc hội thảo của chúng ta ngày hôm nay. VỚI mong muốn có một sự đánh giá tổng quan, toàn diện về công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa cung đình thời Nguyễn, đồng thời tranh thủ ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý về lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị di sản để xây dựng các chiến lược và kế hoạch cho tương lai, cuộc hội thảo này đă được Trung tâm chuấn bị công phu, và rất may mắn, đã thu hút được sự quan tâm, hưởng ứng của đông đảo các nhà khoa học, các nhà quản lý trong nước và quốc tế. Có thể nói, đây là thành công đầu tiên của hội thảo! Cho đến thời điểm này, Ban tổ chức hội thảo (BTC) đã nhận được hơn 70 bản tham luận của các nhà nghiên cứu, các chuyên gia, các nhà quản lý trong và ngoài nước. Đây là điều khiến chúng tôi bất n;gờ và hết sức vui mừng Ị 13
  11. Có thể nói, hầu như tất cả các tham luận gửi đến BTC đều là những bài viết công phu, thể hiện tâm huyết và tri thức sâu rộng của các tác giả trên nhiều lĩnh vực, tuy nhiên, đối chiếu với các quy định của hội thảo, chúng tôi đã lựa chọn 55 bài phù hợp nhất; các bài viết còn lại, BTC sẽ trao đổi cụ thể với các tác giả và xin phép được sử dụng ở một diễn đàn khác. BTC xin chân thành cảm ơn sự tham gia đóng góp nhiệt tình của tất cả các quý vị. Không chỉ có số lượng bài tham luận phong phú mà thành phần tham gia hội thảo lần này cũng hết sức đa dạng. Ngoài các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, các nhà khoa học tại địa phương còn có các nhà khoa học, chuyên gia đến từ các tổ chức quốc tế (nhóm nghiên cứu của Đại học Waseda, Đại học Metropolitan- Tokyo, Nhật Bản, Hiệp hội Kiến trúc sư và kỹ sư toàn Nhật Bản; Chuyên gia Cộng hòa Liên bang Đức, nghệ nhân- chuyên gia phục chế nhạc khí cung đinh Hàn Quốc); các nhà khoa học đến từ các cơ quan, viện nghiên cứu Trung ương (Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Sử học, Học viện Âm nhạc Quốc gia, Viện Khoa học Công nghệ và Xây dựng, Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam ...); các bảo tàng, cơ quan bảo tồn di sản trung ương (Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, Viện Bảo tồn di tích, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV - Cục Lưu trữ Nhà nước), các nhà quản lý, chuyên gia đến từ các cơ quan quản lý Trung ương, tổ chức Tư vấn cao cấp của Chính phủ (Cục Di sản văn hóa - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia)... Có thể khẳng định, đây là một trong những hội thảo có sự tham gia đông đảo nhất của các nhà khoa học, các chuyên gia từ trước đến nay trên địa bàn Thừa Thiên Huế. Căn cứ vào nội dung các tham luận, BTC tạm thời sắp xếp các bài viết theo 8 nhóm chủ đề sau: 1- Các bài viết đánh giá tổng quan về giá trị di sản văn hóa cung đình thời Nguyễn, về công cuộc bảo tồn và khai thác, phát huy giá trị di sản (tiêu biểu trong nhóm này là các tham luận của GS.TSKH Lưu Trần Tiêu, PGS.TS Đặng Văn Bài, TS Nguyễn Thế Hùng, GS.TS Takeshi Nakagawa, Nhà nghiên cứu (NNC) Nguyễn Đắc Xuân, PGS. 14
  12. "S Đỗ Bang, TS Phan Tiến Dùng, TS Phan Thanh Hải, CN Trần ‘Iguyễn Khánh Phong...); 2- Các bài viết về di sản kiến trúc cung đinh Huế, di sản liến trúc truyền thống Nhật Bản nhìn trong sự so sánh và công ùc trùng tu, bảo tồn di tích (tiêu biểu là NNC Phan Thuận An, ~s Trần Minh Đức, TS Nguyễn Tiến Binh, KTS Mitsuhiko Naka- nura, KS Masatoshi Imai, TS Shiomi Saito, ThS Andrea Teuíel, IS Nguyễn Thế Sơn...); 3- Các bài viết vê máng mỹ thuật, trang trí và một sô đặc trưng Ỳing miền trong kiến trúc cung đỉnh Huế (tiêu biểu là PGS.TS Phan Thanh Bình, NCS. HS Nguyễn Thiện Đức, NCS Nguyễn Phước Bảo tàn, ThS Nguyễn Đắc Thái...); 4- Các bài viết về gtá trị cảnh quan, môi trường gắn liền với khu d sản Huế và công tác quy hoạch, bảo tồn (tiêu biểu là GS Shige- ri Satoh, TS Lê Công Sơn, ThS Đỗ Thị Thanh Mai, ThS Trần Văn lũng...), 5- Các bài viết về công tác bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể, bio gồm: Nhã nhạc, tuồng cung đình, múa cung đình, nghi lễ cung đnh... (tiêu biểu là GS Hoàng Chương, PGS.TS Lê Văn Toàn, NNC \ĩnh Cao, NNC Trần Đình Sơn, ThS Nguyễn Phước Hải Trung, TS huỳnh Thị Anh Vân, NSND Phan Thị Bạch Hạc, ThS Trương Trọng Btnh, ThS Lê Mai Phương, TS Phan Thuận Thảo...); 6- Các bài viết về các di sản tư liệu (tiêu biểu là TS Nguyễn Tỉấn Cường, PGS.TS Đinh Quang Hải, ThS Nguyễn Xuân Hùng. TiS Hà Văn Huề- ThSNguyễn Thị Thu Hoài, ThS Phan Đăng, TS Tĩần Đình Hằng, ThS Lê Thị An Hòa, NNC Phạm Đức Thành Dũng, TiS Lê N a...); 7- Các bài viết về mảng cổ vật cung đình thời Nguyễn và công tác nghiên cứu, phục chế cổ vật (tiêu biểu là TS Nguyễn Văn Cường, TS Trần Đức Anh Sơn, Nghệ nhân lão thành Kim Hyun Kon, Nghệ nhân Trịnh Bách...); 8- Các bài viết về các lĩnh vực khác như: lịch sử công trình, tiền tệ. tôn giáo tín ngưỡng (tiêu biểu là PGS.TS Nguyễn Văn Đăng, ThS 15
  13. Nguyễn Anh Huy, ThS Phan Thúy Vân, ThS Đặng Đức Diệu Hạnh, ThS Hồ Châu. . .) Tuy nhiên, sự phân chia theo nhóm như trên chỉ là tương đôi, chưa phản ánh đầy đủ nội dung, tính chất của các tham luận, rất mtong các tác giả thông cảm. Nhìn chung, các tham luận đều đánh giá rất cao quy mô, tầm vóc và giá trị to lớn của các di sản văn hóa cung đình thời Nguyễn, đánh giá cao thành quả của công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản trong những năm qua. Bên cạnh đó, một số tham lluận cũng phân tích rất sâu sắc những mặt còn hạn chế, bất cập ờ mộtt số lĩnh vực của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hòa, tử đó đưa ra những kiến nghị khoa học, những giải pháp thiết thực để khắc phục cho giai đoạn trước mắt và tương lai. Do thời gian có hạn vì hội thảo chỉ tổ chức trong một nigày (16/9), nên chắc chắn sẽ không đủ thời gian để toàn bộ các tác giả trình bày tham luận của mình. Tuy vậy, BTC mong muốn các nhà khoa học, các nhà quản lý, các chuyên gia cùng toàn thể quý vị đại biểu tích cực tham gia trình bày, thảo luận hay nêu những ý kiến thật tâm huyết, xác đáng tại diễn đàn hội thảo này. Cuối cùng, thay mặt cho BTC hội thảo “Di sản văn hóa ciung đình thời Nguyễn (1802-1945) - Nghiên cứu, bảo tồn và phát !huy giá trị”, tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm chỉ đạo của ủ y ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, sự phối hợp của các ban ngành trong tỉnh, sự hưởng ứng nhiệt tình của các chuyên gia, các nhà khoa học cùng toàn thể quý vị đại biểu. Tôi cũng trân trọng cảm ơn sự phối hợp, hỗ trợ của Khách sạn Saitgon Morin, Khách sạn Duy Tân, và cuối cùng, cảm om sự nỗ lực hết mình của các đồng nghiệp thuộc Trung tâm vì sự thành công của cuộc hội thảo này. Xin kính chúc tất cả quý vị sức khỏe, hạnh phúc và thành công! 16
  14. KHO TÀNG DI SẢN VĂN HÓA CƯNG ĐÌNH THỜI NGƯYẺN - BẢO TÒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ TS Phan Thanh H ả i Triều Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng tại Việt Nam, VỚI ịần 400 năm tồn tại (1558-1945), các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn đã để lại cho dân tộc những di sản văn hóa vô cùng phong phú và mang giá trị đặc biệt. Huế là thú phù của các chúa Nguyễn và li kinh đô của vương triều Nguyễn nên đã thừa hưởng được nhiều di sản văn hóa quan trọng. Cho đến nay, Huế đã có 5 di sản của triều Nguyễn được UNESCO công nhận1. Trong những năm qua, cùng VỚI sự đổi mới và phát triển của đất nước, sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa cung đỉnh thời Nguyễn đã đạt được nhiều thành quả to lớn, góp phấn xây dựng Huế trở thành một trung tâm văn hóa du lịch của đất nước, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam. Bài tham luận dưới đây đề cập đến 3 nội dung chính: 1- Triều Nguyễn với các di sản văn hóa cung đỉnh; 2- Công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa cung đình tại c ố đô Huế; 3- Một số định hướng chiến lược cho công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản của c ố đô Huế. 1. Triều Nguyễn vói các di sản văn hóa cung đình Triều Nguyễn được thành lập đầu thế kỷ XIX sau khi chúa Nguyễn Phúc Ánh thống nhất đất nước từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau. Huế đã được chọn làm kinh đô, và tại đây, một triều đại quân chủ tập quyền đã được thành lập, bắt đầu bằng niên hiệu Gia Long, trải qua 13 triều hoàng đế, kéo dài suốt 143 năm (1802-1945) với quốc hiệu là Việt Nam (1804-1838), rồi Đại Nam (1838-1945). *Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế 1Đó là Quần thể di tích cố đô Huế (1993); Nhã nhạc - Âm nhạc cung đình Việt Nam (2003); Mộc bàn triều Nguyễn (2009); Châu bản triều Nguyễn (2014); Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016). 5 di sản này thuộc 3 loại hình: Di sản văn hóa vật thẻ, di sản văn hóa phi vật thể và di sàn tư liệu. 17
  15. Tuy nhiên, từ trước đó hơn 200 năm, các chúa Nguyễn, khởi đầu từ Tiên chúa Nguyễn Hoàng (1558-1613) đến chúa Nguyễn Phúc Thuần (1765-1777), đã có công lao to lớn trong việc khai phá và phát triển vùng đất Đàng Trong (bao gồm hầu hết đất Nam Trưng bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên hiện nay)1, đặt nền móng cho sự thống nhất và phát triển về nhiều mặt: lãnh thổ, văn hóa, xã hội của đất nước ở giai đoạn sau. Công cuộc xây dựng kinh đô Huế thời Nguyễn bắt đầu từ năm 1804, kéo dài qua suốt thời Gia Long (1802-1820), qua gần hết thời Minh Mạng (1820-1840) mới cơ bản hoàn chỉnh. Vua Gia Long đã cho xây dựng Hoàng thành (từ 1804), rồi Kinh thành cùng các công trình kiến trúc liên quan (từ 1805), xây dựng đàn Nam Giao (1806), đàn Xã Tắc (1806), Kỳ Đài (1807), Văn Miếu (1808), trùng kiến lăng các chúa Nguyễn và các phi (1807-1808), quy hoạch và xây dựng Thiên Thọ lăng (tức lăng Gia Long)... Vua Minh Mạng quy hoạch lại Hoàng thành và Tử cấm thành (từ 1821 với việc xây dựng Thế Miếu), xây dựng Ngọ Môn (1833), hoàn chỉnh việc xây tường gạch cho Kinh thành, xây dựng các vọng lâu trên cửa thành (1829-1831), đào hoàn chỉnh sông Ngự Hà bên trong Kinh thành (1825) cùng hệ thống hào, sông hộ thành vả thủy hệ bên ngoài, xây dựng Hổ Quyền (1830), Võ Miếu, quy hoạch và xây dựng Hiếu lăng (tức lăng Minh Mạng, từ 1840) ... Đen thời vua Thiệu Trị (1841-1847) và vua Tự Đức (1848- 1883), Kinh thành Huế vẫn được xây dựng bổ sung một số công trình, đáng kể nhất là Xương lăng (lãng Thiệu Trị) và Khiêm lăng (lăng Tự Đức), một số khu vườn hoàng gia bên trong và ngoài Kinh 1Năm 1558, Nguyễn Hoàng vâng mệnh vua Lê vào trấn thù đất Thuận Hóa, sau đó là Thuận Quảng (từ năm 1570), ông đã xây dựng và đặt nền móng cho sự phát triển về nhiều mặt của Đàng Trong. Các đời chúa Nguyễn sau đó đã tiếp tục sự nghiệp của ông để đẩy mạnh công cuộc Nam tiến, mở mang bờ cõi, mở rộng quan hệ qiuốc tế, phát triển kinh tế hàng hóa và giao thương với các nước... Vùng đất Huế đã được các chúa Nguyễn lựa chọn làm thủ phù/Kinh đô của Đàng Trong từ năm 1636 và xây dựng trở thành một đô thị lớn của đất nước. Đây là cơ sở để đầu thế kỷ XIX Huế tiếp tục được hoàng đế Gia Long chọn làm kinh đô của đất nước thống nhất. 18
  16. hành cùng một số biệt cung, hành cung khác. Có thể nói, bốn vị vua tầu triều Nguyễn đã tạo nên một kinh đô Huế hoàn bị và vẫn mang tậm bản sẳc văn hóa phương Đông truyền thống. Nhưng từ thời vua Đồng Khánh (1885-1888) về sau, do ảnh lương của văn minh phương Tây, một số công trinh đã sử dụng vật ỉệu mới, thậm chí mang phong cách châu Âu được xây dựng thêm loậc thay thế công trình cũ ở cả bên trong và bên ngoài Kinh thành, ìhư lăng Đông Khánh, lăng Khải Định, cung An Định, lẩu Kiến "rung. Điều đó khiến diện mạo kiến trúc của kinh đô Huế càng thêm phcng phú, đa dạng. Như vậy, việc xây dựng kinh đô Huế đã được đặt cơ sở từ thời chúa Nguyễn, nhưng các vua Nguyễn mới thực sự là những người liến tạo và hoàn chỉnh về mọi mặt, từ quy hoạch đến cấu trúc đô thị. Kinh đô Huế của triều Nguyễn là kinh đô có quy mô to lớn, hoàn ciỉtth nhất của một nước Việt Nam thống nhất với cương vực lãnh thổ ròng lớn nhất trong lịch sử phát triển của dân tộc cho đến thời điểm đó. fiâ} là sự kết tinh của công sức, trí tuệ và thành quả lao động sáng tạo Cia bao nhiêu trí thức, nghệ nhân, thợ khéo của cả nước. Tại kinh đô này, một triều đại quân chủ tập quyền với các thể chế hoàn chỉnh nhất trong lịch sử, từ luật pháp, điển chế, nghi lễ, âm nhạc đến bộ máy chính quyền từ Trung ương đến cơ sở đã được thiết lập và hoạt động từ đầu thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX. Tại kinh đô này đã từng có một nền học thuật phát triển thu hút rát rhiều nhân tài đến làm việc, cống hiến, để lại một khối lượng công tnnh tác phẩm khổng lồ do các cơ quan của triều đình và các cá nhân tnróc tác, biên soạn, “nhiều hơn tất cả các triều đại trước đó cộng lại”1. Chính vì vậy, không có gỉ đáng ngạc nhiên khi ngày nay Huế là nơi có số lượng di sản văn hóa hàng đầu của Việt Nam, là địa phương đâu tiên của nước ta được UNESCO vinh danh các di sản văn hóa, bao gồm cả di sản vật thể, phi vật thể và di sản tư liệu, trong đó nổi bật là hệ thống di sản văn hóa cung đình của triều Nguyễn. 1Nhận xét của Giáo sư Trần Văn Giàu. 19
  17. 2. Công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa cung đình tại c ố đô Huế Năm 1945, triều Nguyễn chấm dứt. Huế trở thành cố đô. Tiếp đó là 30 năm chiến tranh ác liệt (1945-1975). Sau ngày giải phóng miền Nam, kho tàng di sản văn hóa của c ố đô Huế bị tàn phá, hủy hoại nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân. Điều đó đã đặt ra những thách thức vô cùng to lớn cho sự nghiệp bảo tồn1. Bắt đầu từ cuối năm 1981, sau lời kêu gọi cứu vãn di sản Huế của Tổng Giám đốc UNESCO, một cuộc vận động quốc tế để hỗ trợ Huế đã được triển khai mạnh mẽ; sự nhìn nhận về triều Nguyễn và các di sản của triều đại này cũng từng bước thay đổi theo hướng tích cực. Tháng 6 năm 1982, Công ty Quản lý Di tích và Danh thắng Huế được thành lập (từ năm 1992 đổi tên thành Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế) để quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của quẩn thể di tích cố đô và các di sản văn hóa phi vật thể liên quan. Dưới sự lãnh đạo của tỉnh, sự hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương, năm 1992, bộ hồ sơ về di sản vật thể của Huế đã được xây dựng xong và đệ trình 1Sau chiến tranh, toàn bộ khu vực Tử cấm thành gần như bị xóa sổ'. Khu vực Hoàng thành chỉ còn lại 62 công trình so với 136 công trình kiến trúc lúc nguyên thủy (số liệu do Nguyễn Bá Lăng thống kê ưong bài Danh sách cung điện trong Đại Nội Huế). Khu vực Kinh thành còn 97 công trình ừong tinh trạng hư hỏng nặng,. Lăng Gia Long còn 10/15 công trình, lăng Minh Mạng còn 28/35 công trình, lăng Thiệu Trị còn 16/25 công trình, lăng Tự Đức còn 16/20 công trình, lăng Khải Định còn 16/20 công trình, khu vực Văn Miếu còn 11/15 công trình... Toàn bộ Quần thề di tích c ố đô Huế sau chiến tranh còn khoảng 300 công trình lớn nhỏ bao gồm thành quách, cung điện, đền miếu, lầu gác, lăng mộ, cầu cống, đình tạ... hầu hết đều bị hư hỏng ở mhững mức độ khác nhau, hoặc bị dột nát, nứt vỡ bờ nóc, bờ quyết, các cấu kiện chju lực mục ruỗng, nhiều công trình hư hỏng nghiêm ứọng, có nguy cơ đồ sụp vào bất kỳ lúc nào. Hệ thống tường thành ở khu vực Kinh thành, lăng tẩm đều bị cây cỏ xâm thực nặng nề; hơn 100.000m2 ao hồ cần được nạo vét và tu sửa bờ kè; hàng chục cầu cống và hơn 20km đường đi trong các di tích bị hư hại nặng cần phải tu sửa cấp thiết... Các di sản phi vật thể cũng bị hủy hoại, thất tán hầu hết. Hệ thống lễ hội cung đình đã không còn tồn tại sau khi triều Nguyễn chấm dứt; các hình thức diễn xaiớng cung đinh như: Nhã nhạc, tuồng cung đinh, múa cung đình... tản mát và biến trướng trong dân gian; hệ thống ngành nghề thủ công truyền thống phong phú vốn phục VÍUchính cho chốn cung đình cũng thất tán, mai một; hệ thống sách vở, tư liệu đồ sộ của diều Nguyễn cũng bị hủy hoại hoặc bị di chuyền đi phần lớn. Các cồ vật quý giá ở Hoàng, cung, láng tẩm và cả ở các phủ đệ, dinh thự quan lại cũng bị cướp bóc, thất tán phần lớn... 20
  18. INESCO. Ngày 11/12/1993, Quần thế di tích c ố đô Huế đã được \nh danh vào Danh mục Di sản thế giới của UNESCO. Công cuộc láo tồn di sản văn hóa đã thực sự bước sang một trang mới. Ngày 12/2/1996, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định D5TTg chính thức phê duyệt Dự án Quy hoạch, bao tồn và phát huy ịá trị khu di tích c ố đô Huế, giai đoạn 1996 - 2010, trong đó xác cnh những định hướng và yêu cầu cơ bản, đồng thời xác đinh những rục tiêu và biện pháp chủ yếu cho việc thực thi những nội dung đã RU trong quy hoạch. Mục tiêu cơ bản và dài hạn của Dự án thể hiện tên cả hai phương diện: Bảo tồn di sản văn hóa c ố đô Huế; và phát hy mọi giá trị quý giá của Di sản văn hóa cố đô Huế bao gồm giá ti di sản văn hóa vật chất, giá trị di sản vãn hóa tinh thần và giá trị c sản văn hóa môi trường cảnh quan đô thị và thiên nhiên trong việc ịáo dục giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc và nâng cao nức hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Có thể nói, Quyết định 105TTg là cơ sở pháp lý quan trọng nhất đ Cố đô Huế triển khai thực hiện chiến lược bảo tồn và phát huy giá ti văn hóa trong suốt 15 năm đầu tiên sau khi Huế được công nhận là E sản thế giới, và cũng là cơ sở để Chính phủ ban hành Quyết định 8 8TTg phê duyệt dự án điều chỉnh Quy hoạch, báo tồn và phát huy g i trị di tích Cố đô Huế, giai đoạn 2010 - 2020. Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Bộ \ăn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), công cuộc bo tồn Di tích cố đô Huế đã được triển khai và đạt kết quả to lớn Di SĨ1 văn hóa Huế đã vượt qua giai đoạn cứu nguy khẩn cấp và từng bước đrợc hồi sinh, diện mạo ban đầu của một cố đô lịch sử dần dần được há phục. Theo đánh giá của UNESCO, công cuộc bảo tồn di tích Huế hận đang chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững. Đặc bật, việc bảo tồn các giá trị di sản văn hóa đã luôn gắn chặt VỚI quá trình kiai thác, phát huy và tạo điều kiện cho việc phát triển kinh xã hội của tỉih và khu vực miền Trung, trọng tâm là kinh tế du lịch, dịch vụ. Những kết quả quan trọng ấy được thể hiện trên các mặt: Bảo tó, trùng tu di tích; bảo tôn văn hóa phi vật thể; bảo tôn và khai thác 21
  19. hệ thống di sản tư liệu, di sản cổ vật; bảo tồn, tôn tạo cảnh quan môi trường các khu di sản; họp tác quốc tế, ứng dụng thành tựu khoa học bảo tồn và đào tạo nguồn nhân lực; và phát huy giá trị di sản. - về công tác bảo tồn, trùng tu di tích Đây là một trong những hoạt động cơ bản nhất của công tác bảo tồn di sản Huế trong những năm qua, cũng là lĩnh vực được đầu tư lớn nhất về kinh phí và chất xám1. Những thành tựu chính trên lĩnh vực này là: + Hầu hết các di tích đều được bảo quản cấp thiết, bằng các biện pháp chống dột, chống sập, chống mối mọt, chống cây cỏ xâm thực, gia cố và thay thế các bộ phận bị lão hóa... nhờ vậy mà trong điều kiện thiên tai khắc nghiệt xảy ra liên tiếp, các di tích vẫn được bảo tồn và kéo dài tuổi thọ. + Đã có khoảng 130 công trình di tích lớn nhỏ được đầu tư trùng tu, bảo tồn, trong đó tiêu biểu là: Kỳ Đài, Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, Hiển Lâm Các, cụm di tích Thế Miếu, cung Diên Thọ, Duyệt Thị Đường, cung Trường Sanh, hệ thống Trường lang (Tử Cấm thành), lầu Tứ Phương Vô Sự, Đông - Tây Khuyết Đài, điện Long An (Bảo tàng c ổ vật Cung đình Huế), cung An Định, tổng thể đàn Nam Giao, đàn Xã Tắc (khu vực đàn chính), tổng thể lăng vua Gia Long, Minh Lâu, điện Sùng Ân, Hữu Tùng Tự, Bi Đình, Hiển Đức Môn (lăng vua Minh Mạng), điện Biểu Đức, Tả Hữu Tòng Viện (lãng vua Thiệu Trị) Điện Hòa Khiêm, Minh Khiêm Đường, Ôn Kh­ iêm Điện, Khiêm Cung Môn, Xung Khiêm Tạ, Dũ Khiêm Tạ, Bửu thành và bình phong (lăng vua Tự Đức), Thiên Định Cung, Bi Đình 1Tổng kinh phí tu bổ trong 15 năm (1996 - 2010) trên lĩnh vực ữùng tu và tôn tạo di tích Cố đô Huế là: 586.312.000.000 đồng (đạt 81,4% kế hoạch dự kiến), trong đó: + Ngân sách Trung ương: 250,460 ti đồng + Ngân sách địa phương: 245,497 tỉ đồng + Tai ượ quốc tế : 90,355 tì đồng Trong 5 năm (2011 - 2015), ngân sách tu bổ di tích đạt xấp xi 440 tỷ đàng, trong đó nguồn từ Trung ương đạt 240 tỷ, ngân sách địa phương và tài trợ quốc tế đạt 200 tỷ. Năm 2016, tổng nguồn vốn đầu tư cho công tác trùng tu bào tồn di sản đạt hơn 177,7 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn Trung ương là 84 tỷ, nguồn địa phương là 80 ttỷ, còn lại nguồn huy động từ xã hội hóa và tài ữợ quốc tế. 22
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2