intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bảo tồn và phát triển di sản văn hóa kiến trúc: Phần 2

Chia sẻ: Vô Trần | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

30
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách "Bảo tồn và phát triển di sản văn hóa kiến trúc" được biên soạn nhằm giới thiệu về một số di sản kiến trúc cũng như hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các di sản này; về việc tiếp cận một số kinh nghiệm bảo tồn di sản kiến trúc của một số quốc gia trên thế giới. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 cuốn sách.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bảo tồn và phát triển di sản văn hóa kiến trúc: Phần 2

  1. VÈ DI T ÍC H Đ Ư Ờ N G HẦM DINH GIA LO NG ThS. Đinh Thị Thanh Thủy Sự kiện xây hầm bí mật trong Dinh Gia Long (nay là Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh) đã làm tốn hao rất nhiều giấy mực của các nhà báo những năm 60 thế kỷ XX và các nhà nghiên cứu sử học. Đến nay vẫn còn có rất nhiều ý kiến, nhiều tư liệu được đưa ra, tập trung quanh việc thời gian xây dựng đường hầm. 1. Từ những tài liệu viết về hầm bí mật: Sau đêm đảo chánh lật đổ gia đình họ Ngô ngày 01/11/1963, báo giới bấy giờ đồng loạt đưa tin về cái chết của hai anh em Diệm - Nhu và thêu dệt về sự bí ẩn của căn hầm trong Dinh Tổng thống. Ly kỳ nhất về việc xây dựng đường hầm là tiểu thuyết “Đệ nhất phu nhân”. Câu chuyện thiết kế đường hầm gắn với cái tên Võ Đức Diên (giám đốc Nha Thiết kế). Tiểu thuyết kể ông Diên đã vẽ đồ án theo ý kiến của Lê Quang Tung với ba con đường thoát ra ngoài: đường thứ nhất từ Dinh Gia Long đâm ra sông Sài Gòn, đường thứ hai từ Dinh ra Nhà thờ Đức Bà rồi luồn thẳng đến trường Nhà trắng (nay là trường Trung học Sư phạm Mầu giáo), đường thứ ba từ Dinh chạy ra Chợ Lớn trổ ra Nhà thờ Cha Tam. Võ Đức Diên vẽ xong bản đồ thì Nhu thưởng tiền, mời một ly ca phê và đã chết sau đó 24 tiếng đồng hồ. Hoàn tất ngày 28/10/1963 thì hai ngày sau, tức ngày 01/11/1963, xảy ra đảo chánh. Bài phóng sự “Sau khi thám hiểm đường hầm trở lên” trên báo Buổi sáng ngày 16/11/1963 có đoạn viết: “Hầm dưới Dinh Gia Long kể ra cũng vững chác vì toàn bàng xi măng, chắc hẳn bên trong phải có cốt sắt. Dưới đất vẫn còn vết tích của gần hai tuần không được săn sóc, rác rến ngổn ngang, thỉnh thoảng có miểng kiếng và vỏ đạn. Cái phòng đầu tiên ghé vào là phòng vô tuyến điện, còn thấy hai ba máy nhỏ nằm lăn kềnh ra. Đi một đoạn khác có ngõ rẽ tay trái mà đứng đầu là cái phòng nhỏ cũng có cửa sắt cẩn thận, nhưng bên trong lại trống rỗng. * Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh. 112
  2. (...) Dưới hầm trổ lên là ngay miếng vườn nhỏ ở cạnh đường Lê Thánh Tôn. Có hai ngõ trổ lên vườn (gọi là vườn Song Thọ vì cỏ cắt xén rải sạn trắng thành hai chữ “Thọ”); mỗi ngõ đều có xây lô cốt kiên cố. Điểm đặc biệt là mỗi lô cốt đều có lỗ chĩa súng ra n g o ài...” Báo Tiếng chuông ngày 16/11/1963 viết: “Từ cửa hầm nơi phòng ông Diệm, chúng tôi xuống đường hầm trổ lên miệng hầm, trong vòng rào Dinh Gia Long, cạnh phía đường Công Lý, trước khi đụng sân quần vợt sát đường Lê Thánh Tôn. Một sĩ quan cho tôi biết là tuy hiện giờ còn lắm ngách chưa đi, nhưng chắc chấn không có đường hầm nào ăn thông đến sở Ba Son”. Trên tờ báo Buổi sáng ngày 19/11/1963, một ký giả Hoa Kỳ cho rằng khoảng 8 giờ 30 phút đêm 01/11/1963, Diệm và Nhu trốn khỏi Dinh Gia Long không phải theo đường hầm mà là lên bộ ra ngoài, chui vào ô tô loại Deux Chevaux và thoát khỏi Dinh theo đường Pasteur, chạy vào biệt thự của Mã Tuyên ờ Chợ Lớn. Sáng hôm sau, Diệm - Nhu đến Nhà thờ St Francois Xavier (Nhà thờ Cha Tam) lúc 8 giờ 45 phút. Ngay sau đó quân đảo chính ập vào bắt hai người lên xe M.l 13. Và thế là chấm dứt cuộc đời Diệm - Nhu. Theo “Nhật ký Đỗ Thọ” (cận vệ của Ngô Đình Diệm) thì hầm có hai cửa nhưng có năm lối vào. Một lối đi ăn thông với phòng ngủ của Diệm ờ trên lầu. Một lối đi cũng như thế ăn thông với phòng vợ chồng Nhu qua hành lang (phía đường Pasteur). Tầng dưới Dinh cũng có hai cửa đi vào hầm được. Còn một cửa ở trên cỏ dùng cho lính cận vệ ra vào. Trên mặt hầm có hai trụ thông hơi, ở đó có đặt súng đại liên bảo vệ hẩm ...). Hầm ăn thông với nhau qua những cánh cửa nhỏ. Phía bên Ông Diệm có một phòng khách, một phòng ngủ, và một phòng tắm. Phòng khách đặt chiếc bàn tròn, một cái ghế bành, sát tường một chiếc ghế tràng kỷ. Phía ông Nhu cũng có ba phòng, một lớn hai nhỏ nhưng còn trống rỗng, không có dụng cụ nào cả. Với những tài liệu trên, năm 1989, Bảo tàng Cách mạng (tên gọi trước của Bảo tàng Thành phố) đã có báo cáo khảo sát thực tế cấu trúc của hầm và đường xuống hầm. Thông tin về thời gian xây dựng đường hầm được nhận định là từ năm 1962 đến trước tháng 11/1963, sau sự kiện hai phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử ném bom Dinh 113
  3. Độc Lập ngày 27/02/1962, buộc tổng thồng Ngô Đình Diệm phải chuyển sang Dinh Gia Long và trước sự kiện đảo chính ngày 01/11/1963. 2. Đen các cứ liệu mói về hầm trong Dinh Gia Long: Năm 1999, tại buổi tọa đàm về Dinh Khâm sai (tên gọi khác của Dinh Gia Long) trong Cách mạng tháng 8 năm 1945 ở Sài Gòn, nhà văn Phạm Tường Hạnh có đề cập đến vấn đề đường hầm trong tòa nhà này. Năm 1944, ông cùng bạn là Vương Trọng Tôn - là những hưởng đạo sinh - thường phải đến Dinh Gia Long phục vụ mỗi khi có báo động. Các ông được Dinh Thống đốc cấp cho băng đeo tay và giấy chúng nhận để ra vào. Theo trí nhớ của nhà văn Phạm Tường Hạnh, đường hầm có bốn cửa, có đường dẫn từ phòng của thống đốc xuống hầm và đường để thoát ra. Bấv giờ có hai đường hầm xây bên ngoài rất tiệp với kiến trúc ngôi nhà, một hầm đi xuống và một hầm đi lên; có hai cửa hầm nữa dành cho bồi bếp và phục vụ (hướng ra đường Lê Thánh Tôn). Những hướng đạo sinh phục vụ ngồi ở cửa hầm bên đường Pasteur. Khi có báo động, mọi người lánh xuống hầm, còn những hướng đạo sinh lănh mật lệnh, công văn từ Dinh Thống đốc mang đến cơ quan nào đó, rồi nhận biên nhận đem về nộp. Ông Hạnh cho biết tài liệu năm 1941 - 1942 ông không có, nhưng khi Mỹ bắt đầu ném bom Sài Gòn năm 1944 thì đã có đường hầm này rồi. ông Hạnh khẳng định đường hầm này xây từ thời Pháp, đến thời Ngô Đình Diệm thì cho tu bổ lại với mục đích phòng biến. Những nhân vật lịch sử tham gia cắm cờ ở Dinh Khâm sai đêm 24/8/1945 như ông Cao Đăng Chiếm - nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, ông Lê Thanh Vân - nguyên Giám đốc Sở Công an Thành pho; và ông Huỳnh Văn Tiểng - nguyên Phó Chủ tịch ủ y ban Kháng chiến Nam Bộ làm việc nơi đây vài ngày sau Cách mạng Tháng Tám cũng xác nhận có nhìn thấy đường hầm theo kiểu trancheé trong Dinh. Trí nhớ và thoáng thấy, tất cả chưa đủ sức thuyết phục mọi người so với những tài liệu trước nay đã biết. Nểu như nhà văn Phạm Tường Hạnh từng nói không có tài liệu năm 1941-1942, thì văn bản bằng tiếng Pháp số 458 DN/Coch của Văn phòng Thống đốc thuộc Dinh 114
  4. Thông đốc Nam Kỳ ngày 30/01/1942 về hiệu lệnh báo động, được lưu giữ tại Cục Lưu trữ Trung ương II đã hoàn toàn làm sáng tỏ vấn đề thời gian xây dựng của đường hầm trong Dinh Gia Long. Văn bản này quy định tín hiệu báo động, báo yên và quy định lối lên, xuống hầm theo trật tự đối với những người có mặt trong Dinh. Văn bản lược dịch như sau: - Tín hiệu báo động: còi hụ từng hồi cao thấp, kéo dài trong 4 phút, chuông đổ liên hồi trong 4 phút. - Tín hiệu báo yên: còi hụ không cao thấp trong 3 phút, chuông ngân đều trong nhiều phút. - Báo động ban ngày: khi nghe báo động, toàn thể nhân viên văn phòng phải đóng tất cả cửa cái, cửa sổ, cửa phòng làm việc; sau đó xuống hẩm trú ẩn một cách trật tự. Lái xe và người giúp việc của văn phòng phải vào hầm trú ẩn; phụ nữ và trẻ em vào các hầm trú riêng được đào cạnh các thảm cỏ bên phía Tây của Dinh. Các lái xe phải mở các lưới sắt che chẳn thông ra sân của garage. - Báo động ban đêm: cách bố trí như báo động ban ngày, nhưng mọi việc phải bắt đầu từ sau khi tắt tất cả đèn trong tòa nhà. Tuyệt đối cấm sừ dụng đèn pin, diêm quẹt và tất cả các nguồn phát sáng khác. - Trường hợp hỏa hoạn: khi có báo động, toán phòng cháy chữa cháy (gồm các thành viên đã phân công tại văn bản này) phải có mặt ngay ở hầm trú ẩn phía Tây của Dinh; và sẽ được giao một số dụng cụ cứu hỏa ban đầu như: bình chữa lửa, nước, xô, xẻng, c á t... Với văn bản này, có thể nhận định đường hầm trong Dinh Gia Long năm 1942 đã có và do Pháp xây (lựng. Một số ý kiến cho rằng Nhật xây là không chính xác vì tòa nhà chỉ là của viên thống đốc Nhật Minoda trong khoảng từ tháng 3/1945 đến cuối tháng 7/1945 (sau đó giao cho khâm sai Nguyễn Văn Sâm). Thiêt kế đường hầm hiện nay có thể được Diệm cho sửa chữa, cải tạo thêm trên nền đường hầm đã có từ trước. 115
  5. 3. Xác định thòi điểm xây dựng đường hầm: Cũng tại Cục Lưu trữ Trung ương II, các văn bản liên quan đốn việc xây dựng đường hầm trong Dinh Gia Long đã xác định được thời điểm triển khai việc xây cất gồm: - Công điện số 2836 DN/Coch ngày 27/8/1943 của viên thống đốc Hoeffiel gởi cho ông kỹ sư Giám đốc Sở Công chánh, bộ phận nhà ờ dân sự, thông báo về việc yêu cầu xây dựng công trình phòng thủ thụ động, bảo vệ đường dây điện thoại ngầm với tổng đài điện thoại hầm trú ẩn của cơ quan chỉ huy phòng thủ địa phương và văn phòng Dinh. - Công văn số 1712 S/D ngày 15/9/1943 của Giám đốc Sở Công chánh trinh phúc đáp thống đốc Nam Kỳ, báo cáo dự toán chi phí công trình trên là 1.500$. - Công điện số 33 ffu BN/Coch ngày 07/10/1943 của thống đốc Hoeffiel trả lời ông Giám đổc Sở Công chánh về việc đồng ý duyệt chi số tiền theo dự toán đã trình. - Công văn số 5030 D ngày 12/11/1943 của kỹ sư Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm soát - Sở Công chánh Nam Kỳ trình thống đốc Hoeffíel về việc phân tích, chọn lựa một trong năm nhà thầu Sài Gòn; dự toán kinh phí xây dựng công trình phòng thủ thụ động khu vực Dinh Thống đốc là 4.900$; và xin thời gian bàn giao công trình co giãn trong 2 tháng. - Công văn số 41 D/S ngày 12/02/1944 của Phó Giám đốc Sở Kiểm soát gởi thống đốc Nam Kỳ bản vẽ hầm trú ẩn trong Dinh và đồng thời báo cáo với thống đốc về việc đã lệnh cho Công ty Brossard Mopin chịu trách nhiệm xây cất - khởi công xây dựng. Như vậy, đối chiếu lời kể của nhà văn Phạm Tường Hạnh với các công văn lưu trữ hành chính của nhà cầm quyền Đông Dương xung quanh việc xây dựng công trình đường hầm phòng thủ thụ động Dinh Gia Long, đã có cơ sở kết luận về thời điểm xây dựng đường hầm: cuối năm 1943, đầu năm 1944. Còn văn bàn ngày 30/01/1942 cho phép nhìn nhận đường hầm đầu tiên có thể là dạng hầm trú dã chiến. 4. Xác lập hồ sơ di tích: Đường hầm Dinh Gia Long trong khuôn viên của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh với bản vẽ kiến trúc đã có và những tài liệu 116
  6. có giá trị lịch sử sưu tầm được qua nhiều năm, đã hội đủ điều kiện để những nhà quàn lý nhà nước về di sản văn hóa xem xét, lập hồ sơ xếp hạng di tích. Đây là kiểu di tích nằm trong di tích - di tích đường hầm Dinh (ìia Long trong di tích tòa nhà Bảo tàng Thành phổ. x ếp hai di tích này vào dạng di tích kiến trúc nghệ thuật hoặc di tích lịch sử đều có giá trị riêng của nó. Kiến nghị Thành phố Hồ Chí Minh xác lập hồ sơ xếp hạng di tích Đường hầm Dinh Gia Long để có kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản, đưa di tích độc đáo này vào chương trình tham quan, du lịch đối với khách trong và ngoài nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. No 485-DN/Coch: Consigne d ’ Alerte, Cabinet du Gouvemeur - Gouvemement de la Cochinchine, Saigon, le 30 Janvier 1942. 2. No 2836 DN/Coch: Défense Passive Protection des Standards Téléphoniques, Gouverneur à Ingénieur en Chef des Trauvaux Publics, Saigon, le 27 Aout 1943. 3. No 1712 S/D: Protection des Standards Téléphoniques, Travaux Publics - Cir/conscription de Cochinchine, Saigon, le 15 Septembre 1943. 4. No 33 ffu BN/Coch: Defense Passive Protection du Standard du Cabinet, Saigon, le 7 Octobre 1943. 5. No 5030 D: Protection du Standard du Cabinet du Gouvemeur, Travaux Publics de Cochinchine - Arrondissement Technique, Saigon, le 12 Novembre 194. 6. No 41 D/S: Abri pour Standard du Goucoch, Travaux Publics de Cochinchine - Arrondissement Technique, Saigon, le 2 Févier 1944. 7. Trần Tấn Nghi (1989), Hầm bí mật trong Dinh Gia Long của Ngô Đình Diệm, Báo cáo của Bảo tàng Cách mạng TP. Hồ Chí Minh. 8. Tài liệu ghi âm buổi tọa đàm Dinh Khâm sai tại Bảo tàng Cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh ngày 05/6/1999 (do Đinh Thị Thanh Thủy ghi lại từ băng). 117
  7. NHÀ C Ỏ DÂN GIAN T R U Y Ẻ N T H Ó N G T R O N G BỐI CẢN H ĐÔ THỊ H O Á CỦA T H À N H PHÓ HÒ CH Í M INH H oàng A nh Tuấn* Với hơn 300 năm hình thành và phát triển của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh, bộ mặt kiến trúc thành phố khá đa dạng. Từ kiến trúc truyền thống trong buổi đầu mới hình thành đô thị cho đến giai đoạn du nhập kiến trúc Phương Tây qua các thời kỳ tạm chiếm cùa Pháp, Mỹ kiến trúc thành phố thể hiện khá phong phú. Trong 300 năm hình thành và phát triển, khá nhiều những công trình kiến trúc tôn giáo và văn hoá đã được xây dựng trên mảnh đất Sài Gòn - Gia Định này. Chỉ riêng về nhà ở dân dụng, thành phổ là nơi quy tụ khá nhiều các kiến trúc của các bộ phận dân tộc đến sinh sống và cư trú trên vùng đất mới này như Khmer, Hoa, Ẩn Đ ộ ... Nhiều công trình kiến trúc đã được công nhận là những di sản kiến trúc có giá trị về lịch sừ và văn hoá. Nhà cổ tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng là một bộ phận của di sản kiến trúc đó. Theo thống kê sơ bộ của Phòng Di sản văn hoá và Sở Văn hóa - Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay thành phố còn 10 căn nhà đang trong danh sách khảo sát và đề nghị có phương án bảo tồn. Trong đó số căn nhà của cố học giả Vương Hồng sển không những được công nhận là một di tích kiến trúc cổ mà sắp tới khi những cổ vật trong bộ sưu tập của ông được đưa về đây thì căn nhà còn trở thành một bảo tàng cổ vật. 1. Nguồn gốc ra đòi Những di tích kiến trúc cổ nhất còn sót lại ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng chỉ được xây dựng vào thời Nguyễn. Có thể lý giải điều đó khá đơn giản là vì tuổi đời của thành phố cũng còn quá trẻ, chưa có bề dày lịch sừ như Hà Nội, Huế, mặt khác do chiến tranh tàn phá nặng nề khiến cho nhiều kiến trúc đã bị phá huỷ. Nhà cổ dân gian truyền thống * Phó Giám đốc - Bào tàng Thành phố Hồ Chí Minh. 118
  8. ở thành phố cũng vậy, phần nhiều được xây dựng vào thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX với vật liệu chủ yếu bàng gồ: khung nhà, cột, kèo... 2. Chủ nhân của những kiến trúc này Chủ nhân đầu tiên của những ngôi nhà cổ thường là những điền chú, quan lại, công chức, thương nhân. Trong số đó nhiều người vốn xuất thân từ miền Trung vào miền đất phương Nam khởi nghiệp do vậy trong kiến trúc những kiểu nhà miền Trung được lấy làm mẫu mực. trên cư sở đó cải biến cho phù hợp. 3.Đặc điểm của nhà cổ dân gian truyền thống ở Thành phố Ho Chí Minh a. về m ặt • kiến trúc Điều kiện về kinh tế, địa lý Nam Bộ cũng có những tác động mang đến đặc trưng riêng của nhà cổ vùng đất mới này. Mặc dù khi đó đất rộng người thưa nhưng không gian đô thị cũng không quá rộng như ở miền Đông hoặc miền Tây Nam Bộ, nhà cổ dân gian truyền thống ở thành phố thường hẹp về bề ngang mà phát triển theo chiều sâu. Tuy nhiên, hầu hết các ngôi nhà cổ ở Thành phố Hồ Chí Minh đều được đặt trong một cảnh quan sân vườn xinh xắn: có sân trong, hòn non bộ, bể cá vườn kiểng... hài hoà giữa thiên nhiên và cuộc sống thường nhật. Với điều kiện kinh tế khá vững vàng, không gian rộng, nhà cổ Nam Bộ thường rộng rãi, thoáng đạt hơn so với nhà cổ dân gian truyền thống ở miền Trung. Bên cạnh đó, khí hậu ôn hoà, không khắc nghiệt như miền Trung nên nhà ở thường không phải che chắn kỹ lưỡng. Kiến trúc nhà cổ ở thành phố cũng như ở Nam Bộ không quá chặt chẽ với việc chọn hướng theo kiểu mê tín dị đoan. Quan niệm “ Lấy vợ hiền hoà, làm nhà hướng Nam” đơn giản là chọn cho mình một hướng nhà thoáng mát, tiện cho việc ăn ở và làm việc. Kiến trúc nhà cổ ở Thành phố Hồ Chí Minh mang đậm dấu ấn của kiến trúc truyền thống. Các kiểu nhà phổ biến ở thành phố nói riêng và Nam Bộ nói chung như nhà “xuyên trinh”, nhà “«ọc ngựa” (hay còn gọi nhà cột cái) đều là những kiểu thức kiến trúc cổ truyền Trung Bắc với tên gọi nhà “rường”, “rọ/” được kiến tạo trên vùng đất mới. Lối kiến trúc này phổ biến ở miền Trung và ảnh hưởng nhiều đến kiến trúc nhà cửa của một bộ phận lưu dân gốc Trung Bộ trong quá 119
  9. trình di dân khai phá vùng đất Nam Bộ dưới thời các Chúa Nguyễn, v ề mặt kỹ thuật có thể thấy nhiều ngôi nhà cổ được dựng bởi những nhóm thợ từ miền Trung vào, một số ít sau này được tạo dựng bởi nhừng dòng thợ địa phương. Nhà cổ ở Thành phố Hồ Chí Minh thường làm theo kiểu nhà ba gian hai chái (có khi là 5 gian 2 chái), phổ biến nhất là kiểu nhà unối ã ọ ĩ\ hay còn gọi là “sắp đọi” nhà trước nối liền nhà sau, giữa có sân thiên tỉnh ( giếng trời) có nơi còn gọi là sân tương{ sân nước). Một dạng nữa là nhà “5ứ/ dầrì’ loại nhà này có quy mô lớn hơn, hoàn chỉnh hơn so với nhà “nổi đ ọ ĩ\ Nhà cổ ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng như ở Nam Bộ thường vừa là nơi ở, vừa là nơi thờ tự của cả một dòng họ, nếu như người chủ của căn nhà là con trưởng. Ket cấu chính của nhà trước kiểu nhà rội (nhà nọc ngựa hay còn gọi là nhà cột giữa) gồm 3 gian 2 chái theo kiểu “ngoại khách nội tự” (gian ngoài là phòng khách, gian trong là phòng thờ). Kiểu nhà rội cũng như kiểu nhà rường thường được ưa chuộng ở Nam Bộ, nó thích nghi vói việc phòng chống lũ. Nhà rội trong mỗi vì có 3 cột chôn xuống đất, cột giữa nhô cao đến tận đỉnh nóc, tạo kiểu vì kèo chữ thập (tức vì kèo ba cột xa xưa) chống đỡ trực tiếp nóc mái đảm bảo một kết cấu vững chắc trước bão tố1. Trong kiến trúc nhà cổ ở thành phố và Nam Bộ hàng cột cái thường cao hơn, mái nhà hiên trước cũng không còn thấp như nhà ở Trung Bộ, nơi luôn phải chịu ảnh hưởng khí hậu mưa nắng khắc nghiệt. Hai gian phía trước (ngăn cách bởi hai hàng cột giữa) được bài trí bàn, ghế tiếp khách; gian phía sau là nơi đặt bàn thờ tổ tiên. Hai chái hai bên là phòng nghỉ, bên trái là nam bên phải là nữ theo nguyên tắc “nam tả, nữ hữu Phía sau vách ngăn (vách lụa) là nơi sinh hoạt. Trong bố trí về nội thất, gian thờ tự và tiếp khách thường được chăm chút hơn cả. Những nơi này rộng rãi, thoáng mát, bài trí trang trọng. Vật dụng dùng trong sinh hoạt, bài trí như tủ, bàn ghế, tranh... đều là những đồ mỹ thuật ứng dụng mang tính thẩm mỹ cao vói kỹ thuật chạm khắc tinh tế, thể hiện sự tài khéo của thợ thủ công Việt Nam. Nơi sinh hoạt riêng của gia đình như buồng ngủ... thường đơn giản, ít được chăm chút hơn. 1. Chu Q uang Trứ (2002), K iến trúc dàn gian truyền thống Việt Nam, Nxb. Mỹ thuật, tr.33. 120
  10. Nội thất của nhà cổ Nam Bộ rộng rãi và thoáng đãng, vật liệu kiên trúc đều là gỗ quý, kết cấu gắn với nhau bàng ngàm, mộng. Những cấu kiện kiến trúc như cây xuyên, trinh, kèo, cửa ra vào, khuôn đô... hoặc những trang trí gắn với kiến trúc như bao lam, lá gió, hoành phi, câu đối... hầu hết được chạm trổ khá cầu kỳ. Toàn bộ kiến trúc không hề sử dụng đến một cây đinh sắt mà vẫn chắc chắn, cân đối, chi tiết hoàn thiện đến mức độ tinh xảo thể hiện một trình độ tay nghề vững vàng, điêu luyện của phường thợ và nghệ nhân tạo dựng nên nó. Nhà chính thường có từ 24 đến 32 cột phân bố thành 4 hàng cột dọc, mỗi hàng có 6 đến 8 cột. Đường kính mỗi cột lên tới 60cm, hầu hết được làm bằng gỗ căm xe, gỗ, lim loại gỗ phổ biến ở Nam Bộ. Nhà sau được nối với nhà trước bằng hai nhà cầu, kết cấu kiểu nhà rường (nhà trinh xuyên lãng) gồm hai mái, hai chái. Khung sườn nhà không sử dụng hàng cột cái ở chính giữa. Kết cấu này khiến cho khoảng giữa nhà được nới rộng hơn (còn gọi là rộng lòng căn) nhờ hai bàng cột cái của nhà dời qua hai bên, thuận tiện cho việc sinh hoạt, nấu nướng. Nhà sau có 8 hoặc 12 cột chia làm hai hàng, chân đế mỗi cột được kê bằng đá xanh, tiện tròn.Từng cặp cột cái được nối liền vói nhau theo chiều ngang nhà và được niêm cứng bởi một cây gỗ xuyên ngang qua gọi là cây trinh. Giữa cây trinh được gắn thẳng góc với cây trụ ngắn gọi là cây trổng. Đầu trổng nối liền với bộ phận cánh dơi để cây trổng đỡ đầu vào đòn dong ở góc nhà. Nơi tiếp giáp giữa cây trinh và trổng là bộ chày cối tượng trưng cho âm dương hòa hợp do vậy nhà dạng này còn được gọi là nhà trinh trổng hay nhà chày cối1. b. Nghệ thuật trang trí: Có thể thấy kiến trúc nhà cổ dân gian truyền thống là nơi tập trung nhiều nhất các công trình mỹ thuật. Ở đây, nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc đã kết họp khá nhuần nhị. Tương tự như trong kiến trúc đình làng, thật khó phân biệt được đâu là điểm dừng của kiến trúc và nơi bắt đầu của nghệ thuật điêu khắc trong kiến trúc nhà cổ dân gian truyền thống ở thành phố... 1. Phan Thị Yến T u y ết ( ỉ 993), N hà ờ, trang p h ụ c â n uống cùa cá c dân tộ c vù n g đ ồ n g b ằ n g sông C ừ u Long, N xb. K hoa h ọ c - Xã hội. 121
  11. Đề tài trang trí trên cấu kiện kiến trúc và trong kiến trúc khá phong phú, đa dạng trong cách thể hiện, cả đề tài cổ điển lẫn đề tài dân gian, đặc biệt là đề tài mang đậm dấu ấn địa phương thông qua sản vật, động thực vật. Cũng là những mô típ trang trí cổ điển như uTứ linh”, “Bát bửu”, “Tứ thời” nhưng cách thể hiện không câu nệ, khuôn sáo. Ví dụ như đề tài chim phượng; có nơi thể hiện dạng đề tài cách điệu như “dây lá hoá 'phượng”, có chỗ lại là đề tài tả thực như: phưcmg và giỏ hoa” hoặc “/?oa cúc và chim p h ư ợ n g Riêng các đề tài dạng cặp đôi cảnh vật như “//oứ điểu” có mặt hầu hết trên các tác phẩm chạm khắc gỗ, được thể hiện khá phong phú, đó là mô tip trúc tước, sen le, cúc trĩ, mai điểu, mẫu đơn trĩ, cò sen... Các nghệ nhân cũng mạnh dạn địa phương hoá một cách sáng tạo các đồ án miêu tả cảnh vật thiên nhiên Nam Bộ như: chim ăn xoài, chim và trái điều, sen le, cua cốm, sen và chim bói cá, sóc giác... Các đề tài dân gian chiếm tỷ lệ cao hơn, tuy nhiên, nhiều đồ án vẫn xoay quanh quan niệm ílNgũ phúc” của người xưa trong cuộc sống như: Chim phượng, Dơi, Mầu đơn, Phật Thủ (tượng trưng cho phú quý), Tùng lộc (Trường thọ và giàu có), Lân, sư tử (tượng trưng cho sự thành đạt), Trúc và chim sẻ (chức tước), Phật thủ (phú quý), đào (trường thọ), lựu, bí, mướp (đông con)... Những câu chúc tụng bàng chữ Hán trên hoành phi, cuốn thư gắn trong kiến trúc thể hiện sự mong ước một cuộc sống phú quý, trường thọ, con cháu học hành đỗ đạt. Ngoài tác phẩm gỗ chạm còn có sự hiện diện của những tác phẩm gỗ cẩn ốc như: liễn đối, tủ thờ, trang trí trên cây xuyên, khung bao lam. Cùng với các hoành phi, cuốn thư son thếp vàng, các tác phẩm này cũng làm đa dạng thêm loại hình sản phẩm mỹ thuật thủ công trong các ngôi nhà cổ thành phố. v ề kỹ thuật chạm khắc gỗ trên các công trình kiến trúc, đã thể hiện một bề dày kinh nghiệm cũng như tài năng sáng tạo của các nghệ nhân chạm khắc gỗ; là sự phối họp khá đa dạng, nhuần nhị các kỹ thuật chạm độc, chạm ém mí, chạm lộng, tỉa tách... với thủ pháp điêu luyện, chắc tay. v ề những tác phẩm chạm khắc gỗ gắn vào chi tiết kiến trúc và chi tiết cấu thành kiến trúc, từ phong cách nghệ thuật và thủ pháp kỹ thuật cho thấy dấu ấn của các nhóm nghệ nhân thợ chạm khắc gỗ khá nổi tiếng Thủ Dầu Một (Bình Dương), cầ n Đước (Tỉnh Long An)... mà tác phẩm nghệ thuật của họ còn được lưu giữ ở khá nhiều công 122
  12. trình kiến trúc cổ tại Thành phố Hồ Chí Minh như chùa Giác Lâm, chùa Giác Viên, Nghĩa Nhuận hội quán... Những công trình kiến trúc gỗ, những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc trong kiến trúc, cho thấy một trình độ bậc thầy của những người thợ mộc miền Trung, của những thợ chạm gỗ Nam Bộ trong xử lý kết cấu kiến trúc, xử lý kỹ thuật, bố cục đề tài, cũng như cách trình bày đa dạng và sinh động. Những căn nhà cổ dân gian truyền thống tại thành phố thực sự là những di tích kiến trúc nghệ thuật, mang đậm dấu ẩn nghệ thuật truyền thong của dân tộc. Nó phản ánh một giai đoạn phát triển của kiến trúc dân gian truyền thống, nghệ thuật điêu khắc với những đặc trưng riêng trên vùng đất Nam Bộ. 4. Nhà cổ Thành phố Hồ Chí Minh trong tiến trình đô thị hoá Trong gần hai mươi năm trở lại đây, trong tiến trình đô thị hoá, số lượng các ngôi nhà cổ ban đầu của thành phố với khoảng vài chục căn đã giảm xuống con số ít ỏi như hiện nay. Có thể kể đến một số tác nhân dẫn đến sự biến mất cuả những di sản quý báu đó: - Sự thay đổi chủ sở hữu: có căn nhà sau khi thay đổi chủ sờ hữu đã được tháo rời ra bán cho những nhà sưu tập, hoặc bán từng phần cho những người trang trí nội th ấ t. - Sự thay đổi về kiến trúc: chủ nhân cũ hoặc mới của căn nhà phá kiến trúc cũ đế xây mới. - Khí hậu nhiệt đới ẩm, mối mọt cũng làm hư hại các kiến trúc đó. - Quá trình đô thị hoá mạnh mẽ: sự thay đổi về kết cấu hạ tầng như đường sá, cầu cống, việc xây dựng những khu đô thị mới cũng làm ảrìh hưởng đến di tích. Sẽ không ngạc nhiên khi một ngày nào đó thành phố sẽ không còn những ngôi nhà cổ nếu như không có những biện pháp thích ứng để giải quyết mâu thuẫn trong tiến trình quy hoạch đô thị và bảo tồn những di sản đó. Những vẩn đề đặt ra trong quá trình bảo tồn và tôn tạo nhà cổ dân gian truyền thống tại thành phố: 123
  13. Những di tích này cần được Nhà nước xcm xét, xác lập nhCmg tiêu chí nhất định về mặt kiến trúc và nghệ thuật, sớm tiến hành việc đánh giá xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật để có điều kiện bảo quản và tôn tạo. Đối với những di tích được xếp hạng nên có sự đầu tư thỏa đáng đế tôn tạo, bảo tồn.và phát huy giá trị lịch sử văn hoá của nó. Trong quá trình xét xếp hạng nên có sự quan tâm động viên những chủ sở hữu để di tích được bảo quản tốt. Đối với những ngôi nhà nằm trong quy hoạch xây dựng, chỉnh trang đô thị mới nên có kế hoạch di dời, thậm chí chuyển về bảo tàng của thành phố để trưng bày. Những ngôi nhà bị hư hỏng xuống cấp phải có những biện pháp bảo quản, tu sửa, tôn tạo ... hết sức tỉ mỉ, khoa học. Nên có những nghiên cứu để bảo quản và phát huy tốt giá trị của di tích làm cho mọi người hiểu và trân trọng hơn đối với những giá trị về văn hoá mà cha ông ta đã sáng tạo nên. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ưorng Đảng khoá 8 tháng 7/1998 đã nêu rõ: “Di sản văn hoá là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hoá. Het sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống (bác học và dân gian), văn hoá cách mạng, bao gồm cả văn hoá vật thể và phi vật thể". Do đó, nên xem di tích nhà cổ dân gian truyền thống là một bộ phận của di sản văn hoá dân tộc, không nên phân biệt là chủ sở hữu, chính kiến. Nó xứng đáng được bảo tồn toàn diện không chỉ là kiến trúc, nghệ thuật... (di sản văn hoá vật thể) mà còn cả cảnh quan, bài trí và sinh hoạt tinh thần diễn ra ở đây (di sản văn hoá phi vật thể). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chu Quang Trứ (2002), Kiến trúc dân gian truyền thống Việt Nam. Nxb. Mỹ thuật. 2. Phan Thị Yến Tuyết (1993), Nhà ở, trang phục ăn uống của các dân tộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, Nxb. Khoa học - Xã hội. 124
  14. DI T ÍC H C H Ù A HỘI SƠN - T H À N H PHÓ H Ò CHÍ M INH Trương Thị H iểu* Mở đầu Luật Di sản văn hóa khẳng định: “Di sản văn hóa là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận cùa di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhãn dân ta... Bảo vệ và phát huy giá trị di sản vãn hóa, đáp ứng nhu cầu về vàn hóa ngày càng cao của nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bàn sắc dân tộ c ’’. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập và giao lưu văn hóa rộng rãi giữa các nước trên thế giới như hiện nay, thì tiếng nói và ảnh hưởng của một quốc gia đối với thế giới được quyết định phần nhiều bời yếu tố văn hóa - trong đó có sự đóng góp quan trọng của di sản văn hóa. Chùa Hội Sơn - Thành phố Hồ Chí Minh - một giá trị di sản văn hóa của cộng đồng là công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc. Trải hơn 200 năm hình thành và phát triển, công trình kiến trúc Phật giáo này không chỉ mang tính tôn giáo và tín ngưỡng bản địa mà còn là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, nơi giải tỏa tâm lý cho người dân trong cuộc sống đầy áp lực, nơi tham quan viếng cảnh của thanh niên và là nơi nghiên cứu lịch sử, văn hóa, xã hội của các nhà khoa học. 1. Sơ lươc • lich • sử hình thành chùa Hôi • Sơn Chùa Hội Sơn nằm ở phía Bắc phần cuối của dãy núi Châu Thới, xưa thuộc địa phận phường Long Tuy, huyện Long Thành, trân Biên Hòa. Hiện nay chùa thuộc địa phận ấp cầu ông Táng, đường Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh. Chùa Hội Sơn do Hòa thượng Đạo Thành hiệu Khánh Long, tổ thứ 38 của thiền phái Lâm Tế, dòng đạo Liễu Quán, khai sơn từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX với tên gọi là Hội Sơn. * T rường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh. 125
  15. Với cảnh quan thiên nhiên, địa thế, kiến trúc xinh đẹp chùa Hội Sơn đã được Trịnh Hoài Đức trong Gia Định thành thông chí nhắc đến như một thắng cảnh “(7 cuối hòn núi Cháu Thỏi (còn trụi ìà Chiêu Thúi) vé phía Bắc tại ngã ba chè ra một nhánh chạy đến địa phận thôn Long Tuy thì LÌừrtịỉ, rói hông nôi ihành íỉỏ cao hanự phăm' rộm[ rãi; (>■ hên núi có hang hô và khe suôi, dân núi ơ ven quanh, trên ĩỉó có chùa Hội Son /à chó thiên sư Khánh Loniỉ c/ựniỊ if ậ y lu hành, núi trônự xuống sông lớn, hành khách leo lên thủm, có cam tưàng như liêu .sái thoát / Ị / c ” 1. Trong Đại Nam nhất thống chí có nói Chùa là nơi Thiền sư Khánh Long hóa. Theo những tài liệu hiện nay và qua tìm hiểu thực tế, không thấy tài liệu nào nói về việc đổi tên chùa. Chỉ biết rằng, Trịnh Hoài Đức đã nhắc đến chùa Hội Sơn trong Gia Định Thành thông chí vào khoảng đầu những năm 20 của thế kỷ XIX. Như vậy, tên Hội Sơn phải có từ trước đó và đây phải là một ngôi chùa có tiếng tại vùng đất Sài Gòn - Gia Định lúc bấy giờ. Theo Tự điển Hán Việt (Thiều Chửu), thì Hội Sơn ( # |1 |) là nơi nhũng ngọn núi gặp nhau, cũng có tài liệu giải thích “hội sơn” là hội tụ ở trên núi. Tuy nhiên, theo chúng tôi, cách giải thích đầu tiên họp lý hom, người dân cũng như các thế hệ trụ trì kế thế Hòa thượng Khánh Long đã dựa vào địa thế (một chi của dãy núi Châu Thới, đột khởi từ sự hợp thành của 3 dãy núi) mà gọi tên chùa là Hội Son. Cũng có giai đoạn chùa Hội Sơn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như: từ năm 1920 - 1930, chùa được gọi là chùa x ẻo Quít (hay Xã Quít) đây là giai đoạn chùa không có vị tu sĩ nào tu hành và được ông hương cả trong làng là Xã Quít trông nom. Đến thời gian ni sư Như Tiên trụ trì, chùa được gọi một cách dân dã là chùa Cô B a... Hiện nay, chùa được nhiều người dân biết đến với tên gọi là Hội Sơn. Chùa Hội Sơn từ khi xây dựng đến nay đã trải 13 đời trụ trì và nhiều đợt trùng tu, trong đó hai đợt trùng tu quan trọng nhất là dưới thời Thiền sư Huệ Tấn với việc trùng tu, mở rộng chánh điện cùng kết cấu thờ tự và sừa chữa tháp mộ của Hòa thượng Khánh Long. Năm 1. T rịnh H oài Đ ức (L ý V iệt D ùng dịch, H uỳnh Văn Tởi hiệu đính, 2005), G ia Đ ịnh th à n h th ô n g chí, N xb. T ồ n g hợp Đ ồng N ai, Đ ồ n g N ai, tr.24. 126
  16. 1933, dưới sự trụ trì của Sư cô Như Thanh và sự giúp sức của ông Nguyễn Minh Giác, chùa được xây dựng thêm tăng đường, nhà túc, sửa chửa lại chánh điện, trùng tu các mộ tháp. 2. Kiến trúc Chùa Hội Sơn được xây dựng trên vùng đất đồi bàng phảng cao khoảng 15m so với mặt nước biển, mặt chùa hướng ra sông Đồng Nai - tức hướng Đông Nam. Người xưa khi chọn hướng chùa Hội Sơn đã gửi gắm tình cảm và mong muốn sao cho dân chúng dễ dàng thăm viếng, vừa hợp với ý thần Phật lại thể hiện được vũ trụ quan và nhân sinh quan của mình. Theo truyền thống của người Việt, hướng Nam là hướng của trí tuệ, hướng của Bát Nhã, nhờ có trí tuệ chúng sinh mới đến bến bờ giải thoát1; đối với Phật giáo, hướng Nam là hướng mà các đức Phật và Bồ Tát ngồi để nghe lời kêu cứu của chúng sinh trong đời tục lụy, đặng dùng pháp lực vô biên qua tứ đại vô lượng tâm (từ, bi, hỷ, xả) mà cứu vớt chúng sinh. Còn hướng Đông là hướng của các thần2. Từ việc chọn hướng, có thể thấy thâm ý sâu sắc của người xưa khi dựng chùa Hội Sơn. v ề tổng thể kiến trúc, chùa được bố trí theo dạng chữ tam - là dạng kết cấu phổ biến tại Nam Bộ. Chùa Việt Nam nói chung và chùa miền Nam nói riêng đều là tổng thể của các công trình kiến trúc liên kết với nhau nhờ ý nghĩa thờ tự cũng như công năng sử dụng. Miền Nam vốn được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều phù sa, màu mỡ, đất đai bằng phẳng, ít đồi núi “cảm quan của người miền Nam cũng ưa thích sự trải rộng, hòa mình vào thiên nhiên”3 nên kiến trúc chùa miền Nam không đồ sộ, cao lớn với đầu đao cong vút như các ngôi chùa ở miền Bắc mà rất thích họp với tình hình sinh hoạt, điều kiện khí hậu của địa phương với mái chùa có độ dốc, thấp dần về phía các đầu góc mái, lợp ngói âm dương, các góc mái được trang trí hình lân, long, vừa có tác dụng thẩm mỹ, vừa là nơi thoát nước mưa. Nhìn chung, chùa Hội Sơn có bố cục tổng thể hợp lý, hài hòa mang phong thái của người miền Nam - ưa thích sự phóng khoáng, trải 1. Bùii Văn T iến (2000), C h ù a B ú t Tháp, N xb K hoa học Xã hội, Hà N ội, tr.35. 2. T rầ n Lâm Biền (1996), C hùa Việt, N xb Văn hóa - Thông tin, Hà N ội, tr.63-64. 3. Lâim Nhân (2000), Chùa G iác Viên, luận vãn thạc sĩ, tr.29. 127
  17. rộng. Toàn bộ không gian kiến trúc của chùa kết hợp dung hòa với cỏ cây hoa lá, địa thế núi sông ôm bọc tạo nên vẻ đẹp mộc mạc, thanh tịnh, đồng điệu giữa những khối kiến trúc cứng cáp và thiên nhiên mềm mại, nhẹ nhàng. Các công trình kiến trúc của chùa Hội Sơn được xây dựng với sự kết hợp giữa chất liệu truyền thống và hiện đại như gỗ, đá, vôi, xi măng, gạch ngói... được bố trí theo lối truyền thống: cổng tam quan, tiền đường, chánh điện, nhà tổ, giảng đường, khu mộ tháp, nhà trù, nhà tăng... Cổng tam quan của chùa có kết cấu khung gỗ tròn và mái ngói, định vị giữa con đường dốc thoải hướng bên phải chùa. Tam quan có nghĩa là ba điều nhìn, xem, quan sát (gồm: không quan - nhìn vào sự vật, thật ra cái gì cũng là không; đà quan - sự vật gì cũng có biến hóa, có đủ cả, cái gì cũng là có; trung quan - không phải là không mà cũng không phải là có. Nó là giữa, vừa có, vừa không. Con đường đi vào cửa Phật là đi vào cái chân thật ấy)1. Với chùa Hội Sơn, tam quan là gạch nối liên kết giữa đời sống trần tục và chốn thiền môn. cổng tam quan ở đây không kín cửa, cao tường mà luôn rộng mở (không có cửa) như tính dung hòa giữa đạo và đời. ở đây có bức hoành đề "Ểr Ịil # ” (Hội Sơn cổ tự). Dòng chữ Hán được chạm khắc thanh thoát, cỡ chữ to, đậm. Bên cạnh là các dòng lạc khoản và đề từ viết, nhỏ hơn, biên năm Kỷ Mùi (năm 1979). Toàn bộ các chữ đều được khắc nổi và sơn son trên nền gỗ đã bạc màu. Thông thường, đi cùng với hoành phi ỉà câu đối được treo hai bên dọc theo chân trụ của tam quan, tuy nhiên ở chùa Hội Sơn lại không thấy thể thức này. Ngoài cổng tam quan trên, chùa Hội sơn còn hai cong khác, một cổng sau được xây dựng khoảng năm 2000 với chất liệu bê tông cốt thép, sơn màu vàng, cửa bằng gỗ chắc chắn, cổng này thường đóng kín và chỉ mở vào những ngày lễ lớn; một cổng khác ở đối diện với lối vào chánh điện, hướng thẳng xuống sông Đồng Nai. Theo nhận định của chúng tôi, đây mới là cổng chính nguyên thủy của chùa. Có thể lý giải nhận định này như sau: trong văn hóa dân gian Nam Bộ, dòng 1. VÙ Ngọc Khánh (chù biên) (2006), Chùa cỗ Việt Nam, Nxb. Thanh Niên, Hà Nội, tr.24. 128
  18. sông c ó một vị trí rất quan trọng, là một đặc trưng của môi trường thiên nhiên ở đây. Đối với văn hóa vật chất của người dân, dòng sông là nơi cung câp nước, phù sa cho ruộng vườn, là ranh giới địa phương và cũng là con đường giao thông huyết mạch. Cửa ngõ sông chính là nơi họp chợ, nhiều cư dân sinh sống trên sông và cất nhà ven sông. Đối với đời sống tinh thần, nhiều loại hình văn hóa dân gian, nhiều lễ hội, nhiều tín ngưỡng và một số loại hình nghệ thuật dân gian hình thành từ môi trường sông nước. Do đó, có thể nói rằng chùa Hội Sơn khi được xây dựng cũng đã dựa vào đặc điểm trên. Hơn nữa, con đường đất dẫn vào chùa hiện tại, trước đây rất heo hút, khó đi lại, hai bên toàn rừng cây rậm rạp, cỏ mọc chen cả lối đi. Ngoài ra, cổng này được xây dựng công phu, lối đi lát đá rất tỉ mỉ và có dấu hiệu của sự tu sửa nhiều lần. Từ những yếu tố trên, có thể khẳng định cổng này là cổng tam quan chính của chùa Hội Sơn. Hiện nay, cổng này vẫn là hướng đi của khách du ngoạn bằng đường thủy. Tiền đường có dạng kết cấu của một ngôi nhà rường miền Trung với 3 gian hai chái. Hệ thống vì kèo của ngôi nhà này liên kết theo kiểu thức truyền thống bằng mộng, tạo độ sít vừa phải nhưng vô cùng chắc chắn. Từ trước ra sau hàng cột dọc có 4 vì kèo. Từng vì kèo đều gồm những chiếc kèo thẳng liên kết theo kiểu kèo chồng, đuôi của kèo sau chồng lên đầu của kèo trước. Các cột cái, cột quân và cột hiên trong cùng một vì được nối với nhau từng đôi một bằng những chiếc kèo theo cấu trúc trên. Vì vậy, từ dưới nhìn lên ta chỉ thấy các đầu kèo được chạm khắc công phu, che đi đuôi kèo và những khuyết điểm của sự liên kết. Chiếc kèo dưới cùng (kèo nối từ cột quân ra cột hiên) có thân uốn cong hướng lên phía trên nâng đỡ mái đua (thuật ngữ dân gian gọi là kẻ). Trong khi đó, hai cột cái lại được nối với nhau bằng hai lần kèo, ngoài hai chiếc kèo trên cùng được nối với nhau nhờ con xỏ (được gọi là giao nguyên) còn có xà ngang (gọi là trếnh) được nối ở lưng chừng cột, mang chức năng là chiếc quá giang. Có tất cả 4 trếnh đều được chạm khắc công phu mô típ “long ẩn vân” ở thân và đầu rồng uốn lượn ở hai đầu trếnh. Tại các trếnh ở chùa không có áp quả hay con tôm như kết cấu khung nhà rường của miền Trung, mà đã được lược bỏ đi một số chi tiết cho phù hợp với không gian của một ngôi chùa thờ Phật. 129
  19. Trước cửa hành lang và tiền đường có bức hoành đề # |-L| # - Hội Sơn tự, được làm bằng xi măng đắp nổi, các nét chữ và màu sơn đã sờn bạc, viền xung quanh của hoành phi nổi lên tạo chiều sâu cho bức hoành. Đối diện qua trục giữa của hoành phi này là 3 câu đối, tất cả đều được viết bằng chữ Hán, từng cặp một đối xứng nhau. Hai bên hông của hành lang này còn một cặp câu đối, cũng đối nhau qua trục giữa của cửa ra vào. Toàn bộ được viết trên nền xi măng sơn màu xám, chữ trắng nổi lên rất rõ ràng. Bên trong nhà tiền đường, đối xứng qua trục giữa, từ ngoài vào bố trí bên phải là chuông, trống, bên trái là mõ, phách. Cạnh đó đặt các tủ đựng kinh kệ và nhang đèn cho khách hành hương sử dụng khi chầu Thông thường, trước tiền đường, các ngôi chùa bài trí bàn Ihờ Tiêu Diện và Hộ Pháp. Tuy nhiên, tại chùa Hội Sơn, cửa chính vào tiền đường được mở thường xuyên, cách bài trí tượng thờ cũng thay đổi, do đó, bàn thờ Tiêu Diện và Hộ Pháp đối xứng nhau, gần cửa ra vào. Trên bàn thờ Hộ Pháp có đặt tượng Hộ Pháp đứng, mình mặt áo xanh, mắt trừng hung dữ. Trước tượng Hộ Pháp là tượng Địa Tạng ngồi trên tòa sen, tay cầm Tích trượng. Chánh điện là phần kiến trúc quan trọng của một ngôi chùa. Ờ chùa Hội Sơn, chánh điện được kết cấu theo kiểu “tứ trụ” hay còn gọi là “tứ tượng” - là kết cáu phổ biến thường gặp ở các ngôi đình, chùa cổ Nam Bộ. Tứ trụ - tức bốn trụ cái ở giữa rồi mở rộng ra xung quanh nhờ 8 kèo đấm và 8 kèo quyết. Bốn cây đại trụ ở chánh điện của chùa được làm bàng gồ quý, có đường kính khoảng 30cm đặc biệt trên thân có đôi câu đối chữ và hoa văn chạm liền một khối. Đôi câu đổi khấc bàng chữ Hán, được phiên âm và dịch nghĩa như sau: Di Đà kinh trung, Hồng Danh kinh trung; kinh kinh nguyện âm siêu dương thịnh. Lãng Nghiêm hội thượng, Đại Bi hội thượng; hội hội cầu quốc thái dân an. (Trong kinh Di Đà, trong kinh Hồng Danh; kinh nào cùng nguyện cho âm siêu dương thịnh 130
  20. 1rên hội Lăng Nghiêm, trôn hội Đại Bi; hội nào cũng cầu cho nước thịnh dân an). Giữa chánh điện là bức hoành phi bàng chữ Hán với nội dung: 'i% H ’' (Vạn Đức Hồng Danh) và trang trí bằng bao lam chạm lộng đề tài La Hán. Chùa được bài trí theo nguyên tắc “tiền Phật hậu Tổ”. Trên bàn thờ chánh điện, theo hàng ngang: tầng cao nhất thờ bộ tượng Tây Phương tam thánh gồm: Di Đà, Quan Thế Âm và Đại Thế Chí Bồ Tát; tầng giữa thờ tượng Thích Ca Mâu Ni mang dáng dấp và ảnh hưởng của Khmer, Địa Tạng Vương Bồ Tát và Quan Âm Bồ Tát; tầng dưới cùng thờ tượng Phật Di Lặc. Theo hàng dọc thì trục chính là bộ tượng Tam Thế Phật. Hai bên bên chánh điện là hai án thờ đặt các bộ tượng Thập Bát La Hán, Thập Điện Diêm Vương và một số vị như: Thiện Hữu, Ác Hữu, Thái Thượng Lão Quân, Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Quan Âm Tống Tử... Màu sắc và ánh sáng trong chánh điện được phối hợp với kiến trúc hòa thành một tổng thể nghệ thuật. Ánh sáng chiếu vào chánh điện chủ yếu là ánh khúc xạ và phản xạ. Tất cả các tượng thờ, bệ thờ đều được sơn son thiếp vàng. Trong không gian ấy kết họp với khói nhang càng nổi lên rất rõ chỗ mờ chỗ tỏ, chỗ nhạt chỗ đậm, chỗ sáng chồ tố i... thể hiện triết lý “sắc sắc không không” của nhà Phật. N hà tổ ở phía sau chánh điện là gian thờ các vị tổ sư có công trong việc gìn giữ và phát triển chùa Hội Sơn. Trong gian thờ này, ở giữa đặt tượng Đạt Ma sư tổ và các vị tổ sư khác, hai bên thờ các vị Ni sư Thích Nữ Như Thanh và Ni sư Thích Nữ Như Tiên. Đổi diện với bàn thờ các vị tổ sư trên là bàn thờ Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn. Toàn bộ không gian nhà tổ nằm trong kết cấu kiến trúc chung của ngôi nhà chánh điện. K hai sơn đường cách chính điện bởi sân thiên tĩnh. Ngôi nhà này được kết cấu theo dạng thức của ngôi nhà tiền đường với ba gian hai chái, liên kết với nhau nhờ hệ thống vì kèo và mộng. Khai Sơn đường là nơi thờ tổ Khánh Long và giảng kinh. 131
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2