intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bảo tồn văn hóa lễ hội Thánh Gióng: Phần 2

Chia sẻ: Vô Sắc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:396

34
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách "Nghiên cứu bảo tồn lễ hội Thánh Gióng" là tập hợp những công trình sưu tầm nghiên cứu vế di sản văn hóa vô giá này trong thời gian qua thành một cuốn sách với nhan đề Lễ hội Thánh Gióng. Sách được chia thành 2 phần, mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 cuốn sách.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bảo tồn văn hóa lễ hội Thánh Gióng: Phần 2

  1. CĂN BẢN TRIẾT LÝ NGƯÒI ANH HÙNG PHÙ ĐỔNG VÀ HỘI DÓNG ■ T rầ n Q u ố c Vượng* Triết lý xã hội về người anh hùng Phù Đổng, theo tôi đã được kêt tinh trong đôi câu đối tuyệt vòi của Cao Bá Quát, danh sĩ Hà Nội - Bắc Hà - Việt Nam nửa đầu th ế ky XIX: Phá tặ c đ ả n hiềm tam tu ế vẫn Đ ằn g không do h ận cửu thiên cơ (Đánh giặc, lên ba hiểm đã muộn Lên mây từng chín giận chưa cao). Đó là một triết lý lãng mạn mà cao đẹp, cái tinh thần lãng mạn cao đẹp của sĩ khí nhà nho bình dân cuổì m ùa Quân chủ tiếp nối, ghép nôì vối tinh thần lãng mạng cao đẹp của huyền thoại, huyền tích và huyền sử trăm ngàn năm trước, của kỷ nguyên lịch sử nghìn xưa... Cái nhìn sinh thái - nhân văn về thời gian hội Dóng theo tôi, đã được kết tinh trong câu nói dân gian vần vè, giản dị mà đạt lý: L âm râ m hội K h á m , u ám hội D ău, vở đầu hội D ó n g . (Mồng bảy (tháng tư) hội Khám, mồng tám hội Dâu, mồng
  2. A i ơi m ồng chín th á n g tư K hông đ i hội D óng củng h ư m ấ t đời!. Câu chuyện về người anh hùng kỳ lạ này có một cấu trúc đ ố i ứng, vối những nhân tô', những chi tiết tương phản và vì tương phản mà được tôn cao, nổi bật hẳn lên: - Ông là con của mẹ Đất (mẹ trồng lúa, trồng cà) và cha Tròi (mưa dông, gió giật). Là con của mẹ thực và cha ảo (người khổng lồ vũ trụ). v ể mặt xã hội, so vối người cha, mẹ là một nhân vật lịch sử có trưổc, đích thực, tự nhiên, vô điều kiện. Còn cha là một nhân vật lịch sử có sau, chưa chắc đã đích thực, không phải tự nhiên (vì cha không đẻ) và có điều kiện (điều kiện là “giông cha”). Vì th ế xuất thân người anh hùng tuy “ảo” mà rất “thực”, v ề mặt này thân phận người anh hùng Phù Đổng huyền sử rất giống (cùng cấu trúc) vối những người anh hùng lịch sử trong câu chuyện dân gian: Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Công u ẩ n ... (Lý Công u ẩ n từng ở chùa Kiến Sơ hương Phù Đổng và là ngưòi sáng lập nhà Lý và khai sáng Phù Đổng từ một thổ thần thành một thiên vương. Chính ông đã tự hoá thân vào nhân vật Phù Đổng). - Người anh hùng nhỏ tuổi mà sai khiến được người lớn. - Người anh hùng con bà mẹ nghèo mà sai khiến được triều đình. - Người anh h ù n g tuổi nhỏ mà ch í lớn, như tính cách Trần Quốc Toản và biết bao th ế hệ trẻ nhỏ anh hùng từ nghìn xưa cho đến nay. Cho nên sự tích Phù Đổng tuy rất ảo mà lại rất thực; và chính lối cấu trúc tương phản (contrasta) mà đối ứng (binaire) đó đã làm nên sức cuốn hút đến say mê của biết bao th ế hệ người V iệt Nam: ‘T ế u thắng mạnh, nhỏ thắng lớn”, bình thường mà phi thường, dân thưòng mà anh hùng. Phù Đổng là biểu tượng của tuổi trẻ anh hùng Việt Nam, biểu tượng của chính Việt Nam, của cả Việt Nam anh hùng, bởi vậy tôi đã nói đến một h ằn g s ố P hù Đ ổng của lịch sử tuổi trẻ Việt Nam và riêng về lịch sử đấu tranh chông ngoại xâm, thì quả thật có một 436
  3. pìtep biện chứng Phù Đổng Việt N am mà nhiều nước lớn. nước mạnh không lường hết được, không lưòng trước được. Câu trúc đôi ứng của câu chuyện đậm đà sắc thái vàn hoá dân gian Việt Nam này còn thể hiện ở môtíp vũ khí đánh giặc: R oi s ắ t và g ậ y tre ngà. Và ở chi tiết này cũng vậy, roi sắt là hữu hạn, gậy tre là vô cùng, roi sắt rồi cũng gẫy, tre đằng ngà thì cứ còn mãi mãi... Roi sắt là của vua quan sai rèn cho Phù Đổng, tre đằng ngà là của tự nhiên, của dân trồng lên theo tinh thần trường tồn đánh giặc: Thù n ày m ã i m ã i còn sâu T rồng tre nên g ậ y g ặ p đâu đán h què\ Roi sắt cũng như vua quan, là cái nhất thời, tre ngà cũng như nhân dân là muôn thuở trường tồn. Người anh hùng đích thực là người an h hùng vô d a n h và mãi mãi vô danh. Lớn lên “như thổi” trong gian lao vì nạn nước và lớn lên là để cứu nước. Cứu nước xong, thì biến đi chứ không ở lại đế’ kể công, cầu danh, như con em người dân thường, khi có giặc thì đánh giặc; giặc tan, lại trở về làm dân, trở về với dân, vô tư vì nghĩa lớn... Vô danh m à tên tuổi vẫn để đời. Đấy là biện chứng của lịch sử. - Trong lễ hội làng Dóng tháng tư mồng Chín, không hề có hình tượng Phù Đổng (mà chỉ có hình tượng con ngựa Dóng). N hân vật Phù Đổng không h ề hiện diện trong lễ thức hội Dóng (mà lại có tới 28 nhân vật tướng giặc Ân). Ây th ế nhưng mà Phù Đổng và chiên công của người anh hùng vẫn là cốt lõi trung tâm, độc đáo của đám rước ngày hội Dóng. Nghệ thuật Ẩ n mà HIỆN đến th ế thì thực tài tình. ở đầu câu chuyện, ta đã thấy hiển lộ cấu trúc đối ứng - tương phản (nhỏ/lớn). Đến cuối câu chuyện, ta vẫn phát hiện được cấu trúc đối ứng - tương phản: Ông Dóng cưỡi ngựa sắt bay lên tròi. 437
  4. Áo giáp còn mắc trên cành cây. cở i áo lưng chừng núi Sóc. Và “những vết chân ngựa Dóng” còn in hằn trên mặt Đất, mãi mãi in sâu trong lòng Đất, trong lòng Người, trong lòng lịch sử... như chứng cứ muôn đời không phai của kỳ tích anh hùng... Đấy, theo tôi, cấu trúc thực mà vô thức của câu chuyện người anh hùng làng Dóng được ghi trong sách vở và được kể trong dân gian lưu truyền đến nay là như vậy: Một cấu trúc ĐÔI ỨNG (Structure binaire) hay có người gọi đó là nghệ thuật VANG và BÓNG, làm nên sức hấp dẫn của câu chuyện thần kỳ. * * * Từ sự phát hiện ra cấu trúc đó mà minh giải các môtíp tạo thành chủ để câu chuyện, ta ngày càng hiểu thêm căn bản triết lý ngưòi anh hùng Phù Đổng. Bằng trực cảm hay bằng linh giác, danh sĩ Cao Bá Quát đã viết được đôi câu đối “thần cú” về TRIÊT LÝ NHÂN SINH PHÙ Đ ổN G . Nhưng khoa học hôm nay thì thích lý sự và cần lý sự. Điều quan trọng khi bắt tay lý giải câu chuyện này, cũng như mọi câu chuyện dân gian khác, huyền tích, huyền thoại, huyền sử, Folklore nói chung, theo ý tôi, là sự cần thiết phải thấy rằng CON NGƯỜI, từ xưa đến nay, luôn luôn có 2 th ế giới: - Một th ế giớ i thực (Monderéel) “sông ở đời”, hàng ngày... - Một th ế giớ i nhữ ng biểu trư n g (Monde des R eprésantations) mà văn hoá, văn nghệ nói chung, Folklore nói riêng, chính là một hệ thống những biểu tượng, những chuẩn mực, những giá trị, những “mã” (codes, mã số, m ật mã)... đòi hỏi nhà nghiên cứu phải giải mã... “V ết chân (người khổng lồ) vừa tày năm gang”,. “Ba năm chẳng nói chẳng cười trơ trơ”, “ngựa sắt”, “28 tướng cưòng nữ nhung”, “Ba ván thuận, ba ván nghịch” “làng áo đỏ”, “làng áo đen”, cái nghĩa thực, còn mang một nghĩa hàm ẩn khác, đòi hỏi chúng ta phải giải mã để hiểu được cái “thông điệp” (m essage) mà người xưa, qua câu chuyện thần kỳ, muôn truyền đạt lại cho ngày sau... 438
  5. Muôn hiểu thông điệp, thì cần “giải ảo hiện thực” (désenchanter, déíaire le Réel) các huyền tích, huyên sử vể thánh Dóng... * * * Mùa thu 86 và xuân 87, tỏi đã đi thăm lại hầu hết những di tích vật chât có liên quan đên câu chuvện ông D óng và nghĩ suy lại vê hiện thực lịch sử Việt Nam được xạ ảnh trong huyên thoại Dóng. Về thời g ia n có sự chênh giữa thời gian hội Dóng và thòi gian huyền tích Dóng. Cũng như có sự chênh, vênh giữa tích truyện thánh Dóng và lễ hội Dóng. Đó là chuyện thường tình của Folklore nói chung. H ội đền Sóc Sơn - mà có người gọi là hội Dóng đền Sóc diễn ra vào ngay mồng sáu tháng giêng lịch trăng, trùng hợp với hội c ổ Loa đền vua Thục, hội Mê Linh đền Hai Bà, hội Đu Đuổm đền Dương Tự Minh (ở Bắc Thái)... “Thánh” ở đây vốn là Sóc Thiên Vương, tướng trấn phương Bắc, muộn màng sau th ế kỷ X mới được đồng nhất với thánh Dóng. Phù Đổng vốn là “Xung Thiên Thần Vương” của Lý. Hội đền Sóc, đó là hội xuân, một loại hình hội m ù a Việt N am . Triết lý hội xuân cản bản là triết lý PHỔN THựC: Sự gặp gõ. giao duyên, giao phối gái trai, ở hội đền Sóc Sơn có lưu hành rộng rãi một hiện vật m ang tính biểu tượng mà dân gian vùng đó gọi là cái hoa tre h ay “chân giò” heo và được giải thích một cách hữu thức muộn m àng là chiếc roi ngựa của thánh Dóng (vọt tre được vót tạo thành một túm xơ ở một đầu). Thật ra, dưối mắt nhìn của một nhà dân tộc học, như khi nhìn chiếc đũa bông cắm trên bát cơm đặt trên quan tài cúng người chết, giáo sư Từ Chi và chúng tôi đã phát hiện thấy ngay rằng đó là biểu tượng DƯƠNG VẬT (Linga) cũng như chiếc NÕ trong cặp đôi NÕ NƯỜNG (dương vật và âm vật, Linga và Ioni) trong hội Xuân DỊ Nậu (Vĩnh Phúc) và nhiều nơi khác. 439
  6. Sau khi lễ thánh, tục giành cướp hoa tre ở đây diễn tả không khác gì lệ “cướp kén” (NÕ NƯỜNG) ở DỊ Nậu. Ngay hội CHÙA HƯƠNG tháng hai khi trước vẫn mang triết lý hội xuân với nội dung tín ngưỡng “vào động cầu con” (động Hương Tích với những thạch nhũ được biến thành biểu tượng Linga (“Cậu”) và Ioni (“Cô”). H ội D óng tháng tư mồng chín lịch trăng là hội kết thúc các hội xuân, mùa nông nhàn, để bưốc vào mùa làm ruộng, vụ mùa tháng tư, là đầu mùa mưa Việt Nam, đầu mùa làm ăn ở vùng đồng mùa châu thổ Bắc Bộ ngày xưa. Đầu tháng tư, đầu mùa mưa miền Bắc thường có dông. Đấy là bằng cớ cho huyền tích ông Đổng về hái cà. Cao Huy Đỉnh có lý khi gắn các tên Đổng, Dóng với dông. Tiếp nối dòng suy nghĩ đó của bạn mình, tôi đã từng mệnh danh hội Dóng là tết m ưa dông. Tiến hành hội Dóng là tuân theo một nghi lễ nông nghiệp - như tết PiMay của Lào, ChôChnăm Thmây của Cămpuchia (khoảng giữa tháng tư dương lịch). Đó là tín ngưỡng CẦU MƯA. ở Lào là nghi thức té nưốc; ỏ hội Dóng là nghi thức MÚC NƯỚC và RƯỚC NƯỚC về đền tế thần, ngày mồng tám. Tôi cho rằng tết mưa dông tháng tư mở đầu vụ mùa và tết cơm m ới tháng mười kết thúc vụ mùa là hai nghi lễ nông nghiệp vào loại cổ nhất của cư dân Việt cổ trồng lúa nước: Như GS. Đào Thế Tuấn đã chứng minh từ đầu thập kỷ 60 của th ế kỷ XX, cây lúa trồng xưa nhất là lúa mùa và muộn, nó được trồng ở đầu mùa mưa. T h á n g tư cày vỡ ruộng ra... T h án g n ăm gieo m ạ chan hoà nơi nơi. Nó lớn lên trong suốt mùa mưa và chín (được gặt) vào đầu mùa khô. Một “vết tích Đông Sơn” còn tồn tại nơi hội Dóng là tục th ờ m ặ t Trời. “M ặt tròi Đông Sơn” đã chuyển từ biểu tượng “ngôi sao giữa mặt trông đồng” vói những cảnh chim bay ngược chiều kim đồng hồ sang biểu tượng con ngựa trắn g ở đền Dóng và con ngựa sắ t ở huyền tích D óng1. Tôi đã có dịp chứng m inh huyền thoại về 1Một “vết tích Đông Sơn” mà Cao Huy Đỉnh đã phát hiện được qua huyền thoại Dóng là câu nói dân gian xứ Bắc xưa: “ông Đổng mà đức trông Đồng”. 440
  7. thần Bạch Mã ở giữa thủ đô Hà Nội (dền Hạch Mã 76 Hàng Buồm)
  8. muộn màng thời cuối Bắc thuộc (như sách T hái Bình hoàn vũ ký...} mà suy thì ỏ thời đại Đông Sơn - Văn Lang - Âu Lạc (thời đại các vua Hùng), hội mùa diễn ra vào dịp sang thu, khi mùa mưa Việt Nam chârn dứt... Đầu mùa khô, bông lau nở trắng rừng trắng bãi, Đinh Bộ Lĩnh ở thê kỷ X và lốp trẻ mục đồng Hoa Lư (Hoa Lau) còn “dấy binh lấy lau làm cờ” vào hội tập trận giả. Đám trẻ mục đồng xứ Bắc - Phù Đổng Hội Xá - ngày xưa cũng làm như vậy. “Người Đông Sơn” cũng làm như vậy trong ngày hội mùa thu... Đầu mùa khô, sau khi gặt hái xong vụ mùa, khi trước là m ù a săn bắn: Phong tục này còn đọng lại trong văn hoá Đại Việt Lý Trần (xem An N am chí lược, An N am chí nguyên...). Mùa hội Thu khi trước còn là mùa đu a thuyền trên sông biển: Đ ấy là vết tích và biểu hiện của H ội N ước (Fête des Eaux). Đấy cũng là mùa Thả diều : Cánh diều như tên gọi (chim Diều) và như hình ảnh thả trên cao - là một biểu tượng của mặt Trời: Cái vui chơi thuần túy ngày nay của trẻ thì ngày xưa là nghi lễ nông nghiệp của người lớn, của cả cộng đồng. Đầy cũng là mùa v ậ t cầu, h ấ t p h ết, các trò chơi có liên quan đến quả bóng tròn (ngày trước quả cầu ở Kinh Bắc để thờ trong các đền thánh Tam Giang đều sơn đỏ, hoặc sơn nửa đen nửa đỏ). Quả bóng tròn và màu đỏ đều là biểu tượng của mặt trời. “Làng áo đỏ” trong hội Dóng, sắc phục đỏ của các “Ông Hiệu” thì cũng như sắc phục đỏ của các “Ông Đám” trong hội Đồng Kỵ, đều là biểu tượng của mặt trời. Và như vậy, “làng áo đen” là tượng trưng bóng đêm, để đối lập với sắc đỏ của mặt trời ban ngày. Nếu ông Dóng khổng lồ và ngựa sắt là biểu tượng của mặt trời thì “28 tưóng nữ của giặc Ân” là biểu tượng của “Thần Đêm u ám” (La N uit des Ténèbres): Con sô' “28” là biểu tượng “N hị thập bát tú” - các vì sao sáng ban đêm, và phải chọn tướng giặc là nữ, vì nữ tượng trưng Ả m , để đốì lập vối ông Dóng nam tượng trưng Dương. N ếu giáo sư Từ Chi đã phát hiện ra ở hội Đồng Kỵ qua chi tiết nghi thức “Rô ông Đám” (khiêng ông Đám mặc sắc phục đỏ 442
  9. chạy vòng tròn th eo c h iể u ngiíiic kim '!ónr hồ. Chi tiêt. n à y c ũ n g V hệt nghi thức “n i ề m quân’ rí hội ■‘rơóT (vùng Sấu Giá, Hoài Đức) (lo tôi phát hiện, một “Vót tích Đ(,;ụ’ Sơn’ sông động của tục lộ thờ mặt trời, thì ở hội Dóng, tỏi cũng phát hiện ra “vết tích Đông Sơn’ ...thờ mặt tròi (m ặt tròi chính là ỏng Dóng và ngựa Dóng) qua chi tiết rưốc ngựa trắng về đông (Đông Đàm, Soi Bia) rồi mới rước lại về tây (về đền). Và cái việc gọi là “Đánh 3 ván cờ thuận, nghịch” là biểu trưng trừu tượng nhất ở hội Dóng vế vận động của mặt trời: Cò đỏ tượng trưng m ặt tròi, “Thuận - Nghịch” (đều xoay tròn xuôi ngược) là tượng trưng vận động của mặt trời từ đông sang tây lúc ban ngày và từ tây trỏ lại đông lúc ban đêm: Phải có đủ 3 ván thuận và 3 ván nghịch mới biểu trưng đầy đủ sự vận động biểu kiến của mặt trơi trên bầu trời. (Vì dân gian ngày trước quan niệm ban đêm mặt trời “quay ngược lại” từ tây về đông (mà ta không thấy) để đến sáng m ặt trời lại bắt đầu quay từ đông sang tây cho đến x ế chiều). Ta có thể thấy rõ: huyền tích Dóng thoạt kỳ thuỷ là một huyền tích về mặt trời và hội Dóng thoạt kỳ thuỷ là một nghi lễ nông nghiệp cầu trời “Mưa nắng phải thì” cho dân quê làm ruộng trồng lúa. Chi tiết hay nhất của cư dân làm ruộng lúa phú cho ông Dóng trong huyền tích “lớn lên như thổi” là nhò “Bảy nong cơm” tức là nhò LÚA GẠO của nền VĂN MINH LÚA NƯỚC Việt cổ và Đông Nam Á cổ. Môtíp về một đứa bé sau khi ăn rất nhiều cơm đã lớn lên phi thường với tầm cỡ anh hùng khổng lồ được tìm thấy trong truyền thuyết dân gian ở nhiều vùng Đông Nam Á, ví dụ ở anh hùng ca dân gian đảo Lambok nói về cội nguồn cư dân Sasak1. * * * 1 Telemak Mangan, dẫn bởi Keith Weller Taylor The birth of Việt N am (Sự sinh thành của Việt Nam) California, 1983, tr. 5. 443
  10. Không gian phân bô các di tích có liên quan đên huyền tích Dóng là một m iền chân núi - châu thổ Bắc Bộ, được khoanh lại trong vùng T am g iá c nâu, với 3 đỉnh là: 1. Làng Phù Đổng bên bờ sông Đuống: Quê hương và là nơi xuất phát của Thánh Dóng, người khổng lồ 3 tuổi. 2. Núi Châu Cầu (Vũ Ninh nay thuộc Quế Võ) ở Lục đầu Giang: “Chiến trường” chông “giặc Ân” xâm lược, nơi Thánh Dóng giết chết tướng giặc Ân là Thạch Linh (tinh Đá). Ta chú ý rằng ở đây chỉ có di tích về “giặc”, còn đền thờ Dóng là ở phía nam sông Đuông (“đền Thượng” thuộc Cao Đức, Gia Lương). Dường như ở đây có 2 tuyến: Tuyến “giặc” ở bắc Đuống, tuyến “ta” ở nam Đuông. Đây vẫn là một cấu trúc “đôi” (binaire) văn hoá - xã hội thường thấy. 3. Núi Sóc hay dặng núi Sót - đúng hơn là miền “trưởc núi” của dải Tam Đảo hùng vĩ: Nơi Thánh Dóng cưdi ngựa bay lên trời. Nối Châu Sơn và Sóc Sơn là một sông đất cao dần lên, trên đó điểm từng cụm “vết chân ngựa Dóng”. Đó là không gian của một “bộ” (vùng) - bộ Tây Vu trong phức thể gọi là 15 bộ họp thành “nưốc” Văn Lang của các vua H ùng - hay là vùng chân núi giáp đồng bằng, cái nôi của vă n hoá V iệt và người V iệt cổ. Sau này, từ đầu thòi Lê, khi hình thành cụm đền H ùng trên núi Hi Cương thì xuất hiện “đền Thượng” thò Thánh Dóng, đền Trung, đền Hạ thồ các vua Hùng và đền Giếng muộn m àng thờ các “công chúa” con gái vua Hùng. Đ ây là một bố cục rất đáng lưu ý và góp phần cho ta tìm hiểu lại “đền Thượng” (thò Dóng), đền Hạ (thò mẹ Dóng) ở Phù Đổng. Cụm “đền Thượng” “đền Hạ” ở Sóc Sơn cũng vậy. Tôi nhấn m ạnh chi tiết này: đền Hạ hay đền Giếng thờ Mẹ hay các N àng là tượng trưng “th ế giới bên dưới” ĐẤT - NƯỚC. Còn các đền thò Dóng bao giờ, ở đâu cũng được gọi là đền THƯỢNG. Rõ ràng là trong xạ ảnh về bô' cục và tên gọi đền, dù muộn màng (tên 444
  11. H á n - Việt) , D ó n g v ẫ n là t ư ợ n g t r ư n g r ủ n ' t h ố giỏi b ê n t r ê n ” : M Â Y - DÔNG - TRÒI. * * * Tôi đã ra đi từ chân núi Sóc. qua Phù Đổng tới Châu c ầ u Thât gian, lần ngược trở lại “hành trình của người anh hùng làng Dóng”, băng qua tam giác nâu không gian sinh tồn của người Việt cổ với những mối bận tâm chính là LÀM ĂN và ĐÁNH GIẶC rồi/và sự DI TRUYỀN BẢO TỒN NÒI GIONG, sự vui CHƠI TRAO DUYEN TRAI GAI trong khi và sau khi lao động trồng trọt và đánh thắng giặc xâm lăng. Tôi nhận diện: 1. Vết chân ngựa Dóng: Làm ăn, chủ yếu là làm ruộng trồng lúa, thi mối quan tâm chính là nước. Nước mưa trời cho, theo thời mà làm ruộng. Vậy phải mong mưa cầu trời, “ơn tròi mưa nắng phải thì”. Nhưng trời cũng hay hạn hán, thiếu nước, nhất là trên đất “đồng đương” là dải gò cao sông đất chạy từ chân núi Sóc đến chân núi Châu c ầ u . Dọc theo sông đất đó, từ Q uế Võ qua Đông Ngàn - Đa Phúc là một mạng vừa rải rác, vừa đặc dầy những “vết chân ngựa Dóng”. Đi theo vết chân ngựa Dóng, tôi cùng các giáo sư Đào T hế Tuấn, Từ Chi... phát giác ra rằng đó là những ao chuôm trữ nước, tát trợ thời cho các cánh ruộng lúa quanh vùng khi chò mưa hay phải năm hạn hán. Đó là một hệ thốn g th u ỷ lợi khôn ngoan của người dân quê Việt cổ trồng lúa nước miền chân núi và miền cao châu thổ... Dân cổ xưa và dân hằng xuyên là người nông dân trồng lúa “chân cứng đá mềm” KHOẺ v ì LÚA và LỚN LÊN NHỜ LÚA GẠO. 2. N h ữ n g bụi tre đ ằ n g ngà xưa kia còn mọc thành rừng ở quanh hồ Tây, ven sông Đuống, sông Dâu, sông cầ u ... CHẶT TRE NÊN GẬY: kho vũ khí thông thường và phổ biến của người dân quê. Xin chú ý: Theo S ứ G iao châu tập thì cho đến thê kỷ XIII vũ khí luôn cầm tay của quân đội thời Trần là CÂY GẬY TRE. Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo cũng cầm gậy tre bịt sắt 445
  12. nhọn một đầu, sau e ngại cái mặc cảm của triều đình đã bỏ luôn cả phần bịt sắt. 3. Cọc buộc ngựa. Trên một sưòn của dải Vũ Ninh sơn (Châu Cầu thất gian) tôi đã tận mắt nhìn thấy cái gọi là “Cọc buộc ngựa của giặc Ân”. Đó là một trụ đá nhân tạo, cao trên dưới 4m, trên nhỏ có ngẵng, dưới to có ngõng cắm xuống một phiến đá hình bánh dày: không nghi ngờ gì, đây là công trình kiến trúc đá thời Lý tựa như trụ đá chùa Dạm (cũng ở Quế Võ tức châu Vũ Ninh thời Lý, nơi sử sách chép nhà Lý dựng nhiều chùa: Lãm Sơn, Sùng Nghiêm, Chúc Thánh,... vối hình tượng LINGA (dương vật) và IONI (âm vật), biểu tượng của sự sông, của s ứ c MẠNH TRÂN TỤC, sự sống và sức m ạnh vĩnh hằng... Đ ạ i V iệt sử lược có đoạn chép (quyển II, tờ 7b): năm M inh Đạo thứ 2 (1043) mùa Hạ, tháng Tư vua (Lý Thái Tôn Phật Mã) ngự đến chùa Tùng Sơn ở châu Vũ Ninh, thấy trong tòa điện nát có cây CỘT ĐÁ đổ nghiêng. Vua có ý định sửa chữa lại điện đó, cột đá bỗng nhiên dựng thẳng lại. Nhân đó vua sai nho thần làm bài phú để ghi lại việc lạ ấy. “Phải chăng đó là cột đá Châu Cầu”? 4. N gự a đ á g iặ c  n . Theo huyền thoại, Thạch Linh, tướng giặc Ân rất tàn ác, sai làm con ngựa đá rồi bắt dân phải cắt cỏ cho ngựa đá ăn, nếu ngựa không ăn, người dân bị giết chết... Thánh Dóng thắng giặc Ân, ngựa đá bị quật gãy, đầu một nơi, mông đuôi một nẻo, lá gan “tím sậm ” phòi cả ra ngoài. Trưốc m ắt tôi, trên sườn núi Châu cầ u , là một tượng ngựa đá thời Lý, tạc theo phong cách nghệ thuật điêu khắc Chàm. N hìn “ngựa đá giặc Ân”, mỹ cảm của tôi liên tưỏng ngay đến hình ngựa đá Trà Kiệu của vương quốc Champapura vối thủ đô Sim hapura của nó. Ngựa Trà Kiệu cũng như ngựa Châu c ầ u là biểu tượng của môn thể thao HẤT PHÊT (Polo) rất thịnh hành ở Champapura và Đại Việt các th ế kỷ X-XIII. Như th ế trên núi Châu Cầu Vũ N inh xưa đã chứa đựng một công trình kiến trúc - mỹ thuật thời Lý, một kiến trúc chùa tháp nào đấy mà việc xây dựng - như An nam ch í lược đã ghi, có bàn tay 446
  13. của nhiều thợ xây dựng Viẹt - ('hàm,
  14. Một khi kiến trúc trên núi Châu c ầ u đã trở thành phế tích thì ở nơi chiến trường xưa, từng mẩu thần thoại cổ được sử dụng để hư cấu ra một huyền thoại mới... Vối huyền thoại Dóng, người anh hùng làng Phù Đổng đã trở thành người tượng trưng vĩnh hằng của các anh hùng V iệt Nam chống giặc Bắc. Và hội Dóng, từ một tín ngưỡng và lễ nghi nông nghiệp cổ truyền CẦU MƯA, THỜ THẦN MẶT TRỜI, vói thời gian lịch sử đắp đổi, đã trở thành một tín ngưõng thồ ANH HÙNG CHÔNG GIẶC và một nghi lễ diễn xướng ANH HÙNG CA (Epic Spectacles). Giờ đây người anh hùng văn hoá - thần thoại đã chìm trong vô thức mà người anh hùng chống giặc luôn hiển hiện trong hữu thức. Giò đây, nghi lễ nông nghiệp đã chìm trong vô thức mà lễ diễn xướng anh hùng ca dân gian luôn luôn là phần hữu thức của hội Dóng. H à N ộ i - cuối xu ân 1987. C ornell ■ cuối hè 1991. T.Q.V 448
  15. HỘI DÓNG ĐỂN SÓC T r ầ n B á Chí S ự tíc h T h á n h D óng p h á giặc Ân Theo Quốc sử và th ần tích địa phương thì nước Văn Lang đến đòi Hùng Vương thứ 6, gặp nhiều tai biến, dân tình rất cực khổ. - Nạn hổ beo họp thành đàn về bắt ngưồi phá của ở các bộ: Phong Châu, Phúc Lộc, Chu Diên. Tân Hưng, Vũ Ninh, Vũ Đ ịnh... - Nạn giặc Mũi Đỏ (Xích Tỵ) chiêm 16 châu, đặt sào huyệt ở Hà Lỗ. - Giặc Ân tràn sang chiếm vùng Vũ Ninh - Sóc Giang, ngày càng lấn chiếm rộng ra. V ận H ù n g th ứ sáu g ia n chuân, M ủ i Đỏ, h ổ báo, g iặ c  n hoành hành D ậ p vùi b ể k h ổ lênh đênh, A y a i t ế độ d â n tìn h , nước non... Trước những tai họa lớn lao dồn dập, vua Hùng Huy Vương họp triều thần tại đ ô th àn h P hong C hâu ban kê cứu dân cứu nước. Sau đó, các lạc tưống họp quân, luyện tập võ nghệ tại gò K ẻ Đ ọi (nay thuộc Thụy Vân, gần Việt Trì) để gấp rút ra trận. Các bộ chủ, phụ đạo địa phương cũng tổ chức lực lượng vũ trang để giữ làng. Cả nưốc dấy lên một không khí lập công dâ n g vua H ùng. Kết quả sau 2 năm đã trừ được nạn hổ và nạn giặc Mũi Đỏ. Vua Hùng xuống chiếu ban khen: X ét vê công lao trừ nạn hổ: công đ ầ u thuộc về H ù n g L inh (hay gọi Hùng U y Linh), được thờ ở đền Y Sơn xã Thù Sơn tổng 449
  16. Quế Trạo: nay thuộc xã Hòa Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Hà Bắc. Đền Y Sơn bên bờ Sóc Giang cách đển Sóc Sơn, nơi Thánh Dóng bay lên tròi khoảng 14 cây số. Sự tích anh hùng d iệ t h ổ cứu dân thời Hùng Vương, hàng năm còn được hội làn g diễn lại trò b ắ t hô vào tiết mục 2 của hội trậ n P hù Đ ổng ngày 9 tháng 4 của hội đền Ya làng Hòa Sơn. - X ét chiến công đ á n h g iặ c M ũ i Đỏ, những người có công đ ầ u là hai anh em Vũ Dực Công và Vũ M inh Công được thờ ở thôn Hương và thông Đông xã Hà Lỗ (nay thuộc huyện Đông Anh ngoại thành Hà Nội). Sau đó đến H ù n g T hiên Cương cũng có nhiều công trong các trận đánh giặc Mũi Đỏ. Hùng Thiên Cương được thờ ở đền làng Nhân Hậu, xã Đồng Kỵ, tổng Nghĩa Lập (nay thuộc huyện Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc)1. 1 Những tài liệu và chứng tích phản ánh tình hình giặc giã, tai biến dưới thòi Hùng Huy Vương đến nay vẫn còn, xin trích dịch một số đoạn tiêu biểu sau đây: Lược dịch ngọc phả đền Y xá Hòa Sơn Đến đòi Hùng Huy Vương, có một viên phụ đạo trấn thị trấn Kinh Bắc họ Hùng tên N hạc , lấy người vợ họ Cao tên Tiên , ngoài 40 tuổi vân chưa có con. Hai vợ chồng đi cầu tự qua nhiều đền chùa, mãi đến một hôm bà cầu mong thấy một người lớn, tỉnh dậy biến mất, chỉ thấy trước mặt hiện lên những vết chân to rồi mất hút. Từ đó bà có thai, đên ngày 12 tháng 10, tự nhiên tròi đất mờ tối, gió thoảng mùi hương, bà sinh được một trai, oai phong lẫm liệt, hình dáng tựa kỳ lân, sức vóc như tung bach, liền đặt tên là Hùng Linh. Đến tuổi 17, Hùng Linh cao 9 thưốc, hàm én mắt phượng, sức mạnh có thể bắt được hổ khoe trên rừng, bắt được giao long dưới biển. Nhân trong nước có nạn hổ báo phá phách, vua Hùng triệu Huìĩg Líiĩĩh ve kinh, thi tài rồi phong làm Nhạc Phủ tướng quân , đem quân thanh trừ nạn hô. Bấy giờ trong nước, nhiều nơi thú rừng, hồ báo làm loạn, hại ngưdi hại của thường xuyên. Hùng Linh phải đem quân chui vào hang, chặn đâu thung lũng phối hợp với các đầu mục của các doanh người Mán, cùng lùng bắt hổ báo. ^ , Hùng Linh thường mang theo 500 tinh binh, vây đánh rừng nào thì hô báo muông thú rừng ấy phải kêu la, trôn thoát; hoặc cúi đâu xin tha cho sống. Ông truy lùng trên 5 tháng, khắp núi rừng hiểm hóc, băt được trên 600 con đem về châu Đại Man, chọn ra 5 mãnh hổ đầu đàn, bỏ cũi mang về thành Phong Châu dâng vua, còn loại hổ con thì thả ra. Từ đó nhân 450
  17. dãi sông yên ôn. Vua Hùng ban khen gia phong chức Thống quốc quản giím rồi lại về cai quản vùng Kinh Bắc như cũ. Một hôm ông mang quân đi săn bắn, qua đốt Thù Sơn (nay là huyện H.ệp Hòa, tỉnh Hà Bắc thấy phong cảnh đẹp mắt, hữu tình; nhân dân thuần phác, ông định dựng nhà ở đấy. Ong ngỏ ý đó với dân làng, được dán làng vui vẻ đồng tình; rồi mọi người giúp sức xây cho ông một tòa cung sở. Ong cảm ơn dân, rồi lại về nhậm sở làm việc. Ong về nhậm sở một thời gian, thì vùng Thù Sơn lại sinh bệnh tật, hổ beo ong rắn lại về phá hoại, nhân dân cầu khẩn ông về cứu. Ong về làng thì tai qua nạn khỏi, dân ghi ơn, họ dựng sinh từ thò sông ông tại núi Y Scn (sau gọi đền Y). Sau đó mấy năm, Hùng Linh lại theo Thánh Dóng đánh giặc Ân lập nhiều chiến công vang dội...”. Sự tích hai vị thần ở Hà Lỗ Thòi vua Hùng Vương thứ 6, ở phương Bắc có giặc Xích Ty (Mũi Đỏ) vèo xâm chiếm nước ta. Chúng có khoảng ba vạn hùng binh chiếm đóng cốc châu: Mai, Mộc, Phú Hoa, Hoàng Châu, Man Châu, Tân Châu, Việt Cầâu, Tuyên Quang, Hưng Hóa, Sóc Giang, Vũ Ninh... Vua sai hai tướng Vũ Dực và Vũ Minh ra đánh. Hai tưống là con trai của Vũ Diệu Công quê ở làng Bạch Tuyền phủ Thông Hóa; mẹ hai tướng là Dương Hồng Nang, quê quận cửu Chân. Bà Hổng Nang sinh hai tướng tạt làng Hà Lỗ (thuộc tổng Hà Lỗ, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn). Bây giờ, bọn giặc Mũi Đỏ sang lấn đất cưóp của. Tên giặc nào cũng đội mi mặc áo kiểu phù thủy, mũi sơn màu đỏ bằng một thứ nhựa cây, tay 'Cầm gương hoặc cầm giáo. Bọn giặc Mũi Đỏ có phép lạ, có thể làm cho dân mọt làng bị bệnh ôn dịch, có thể làm ra cho một quả núi tự nhiên bốc lửa. Chúng cướp bóc, hãm hiếp nhân dân rất khổ. Tướng Vũ Dực và tướng Vũ Minh kéo quân tới đồn giặc hai bên dàn ttrận đánh nhau. Đánh nhau quyết liệt tròi đất tối tăm, giặc mất đường ’về, ta vây đánh ráo riết. Vũ Dực và Vũ Minh chém được tướng giặc và Ịgiết được vài nghìn tên, thu hết cò trống và khí giối mang về dâng nộp vua, được vua Hùng ban khen công đầu. Vũ Dực được phong Thiên uy (qiận công. Vũ Minh được phong Uy hầu. Sau đó hai năm, hai tướng lại có (CÔng to trong việc đánh giặc Ân... Ngọc phả đền Đồng Kỵ thờ Thiên Cương đại vương Thời vua Hùng Vương thứ 6, có ông Hùng Thuận dòng dõi vua Hùng, llàm bộ trưởng ở Kinh Bắc, sinh được một người con trai cao lớn khỏe imạnh, đặt tên là Thiên Cương. Khi lớn lên, bô' mẹ mất, Cương được vua 'Hùng cho nối nghiệp bố’, phong cho làm Thiên Cương thần tướng cai quản •đêt Kinh Bắc. Cương làm được nhiều việc ích dân lợi viước, được dân Itrang Nhàn Hậu (thuộc Đồng Kỵ, Nghĩa Lập) gồm các họ Nguyễn, 'Trương, Đào, Đỗ, Phạm, Bùi, Hoàng, Phan, Triệu, Dưong, Đinh, Đặng, Lé, Trần Cao, Đình dựng một ngôi sinh từ đê ghi công ơn (Sinh từ dựng ítrèn núi hình rùa về sau thành đền thò). 451
  18. Nhưng tai hại lớn nhất đe dọa vận mạng của cả nước Văn Lang là giặc Ân. Sách Thiên n am ngữ lục cho biết: Giặc Ân đông như kiến, quân đến chục vạn, tưống đến gần nghìn. Theo L ĩn h N a m chích q u á i và các thần tích, thì giặc Ân đóng đồn chi chít dọc sông Vũ N inh (tức sông từ Lục Đầu đến Ngã Ba Xá) và dọc sông Sóc Giang (tức sông Cà Lồ và sông Công), chúng lại chiếm giữ địa th ế cao của các núi Trâu Sơn, Phả Lại, Tam Tầng, Thất Diệu, núi Bầu, núi Dõm, Thanh Tước, núi Độc, núi Sóc, Y Sơn, Thanh Sơn v.v ... Giặc Ân là ai? Dĩ nhiên đây không phải là nhà Ân (1401- 1122 trưốc Công nguyên) ở Trung Quốc. Lúc đó nhà Ân chỉ mới cai quản vùng lưu vực Hoàng Hà, còn từ sông Dương Tử trở về nam là địa bàn của Bách Việt. Do đó, nhà Ân làm sao có khả năng phát quân vượt qua cả một không gian rộng lón từ sông Dương Tử vể nam để thôn tính nước Văn Lang ở lưu vực sông Nhị. Trong ký ức lâu đời của nhân dân ta, giặc Ân trở thành biểu tượng của quân xâm lược từ phía bắc xuống, cực kỳ tàn bạo dã man. Về tội ác của g iặ c Ấn, đến nay các ông già bà lão ỏ những làng có di tích về Thánh Dóng còn lưu truyền lại nhiều câu chuyện cổ. Sách Thiên N a m ngữ lục cũng cho biết ít nét về tội ác của giặc Tục truyền thời ấy, có bọn giặc Mũi Đỏ (Xích Tỵ) nổi lên, rồi chiêm đóng vùng Hà Lỗ (Hà Lỗ thuộc Đông Ngàn) dân chúng khiếp sợ. Giặc Mũi Đỏ có hơn vạn quân... lại kèm theo đạo quân yêu quái thích ăn máu người. Chúng chiếm đất 16 châu của vua Hùng, quân triều Hùng đánh không thắng, vì có quân yêu quái, dìm xuống nưóc không chết, ném vào lửa không cháy... Được lệnh vua Hùng, Thiên Cương thần tưống đem theo 50 quân của trang Nhân Hậu, cùng 2.000 quân triều đình, kéo đến đồn trại Hà Lô đánh giặc. Thiên Cương bắt sông được tướng giặc Mũi Đỏ (Xích Tỵ) chém được nhiều quân yêu quái của người Man khoảng trên nghìn đầu. Giặc tan, về triều, vua Hùng ban yến, rồi thưỏng cho Thiên Cương và vợ là Nguyệt Loan đi theo dẹp giặc 1.000 lạng vàng. Nguyệt Loan sau được thờ ở chua Linh Quang thon Thanh Cương, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng, đó là quê bà. Thiên Cương sau lại có công theo Thánh Dóng phá giặc An (nay ở đình Đồng Kỵ có câu đối và thần tích thời Bảo Đại 1928 đã ghi nhầm chữ Xích Tỵ thành ra chữ Xích Quỉ, đây là một sai lầm lốn). 452
  19. An. Chúng giêt người cướp của, hãm hiếp dàn bà, con gái. Đàn bà có nhan sắc, chúng ép làm tỳ thiếp; đàn ỏng có sức khoẻ bị chúng bắt làm nô lệ. B ăc phư ơng ngoài dặm, xa khơi , G ái ép là m thiếp, tra i đòi làm p h u . Các cụ già địa phương kể rằng: vào thời Hùng Vương giặc Ân kéo sang đông như kiến, có cả đàn ông đàn bà. Chúng có vóc ngưòi cao, bàn chân to, ông chân dài đầy lông lá. Giặc Ân dùng toàn đồ bằng đá, đồ ăn, đồ chơi đều đá cả. Chúng có một con ngựa đá làm cho bao nhiêu người bị giết. Đó là con ngựa đá của Ân Vương. Trước doanh điện Ân Vương, thường đặt hai con ngựa đá để ra oai, sai hai lính thay phiên đứng bên ngựa gác cổng. Mỗi ngày chúng bắt dân ta ở các làng nộp cho chúng 1.000 gánh cỏ cho ngựa chúng ăn, và 1.000 hộc gạo cho quân chúng ăn. N ếu làng nào thiếu gạo thiếu cỏ, thì chúng phạt làng đó phải bón cỏ cho ngựa đá vua ăn, ngựa không há mồm ăn cỏ, chúng khép tội chém đầu. Sau khi phá tan giặc Ân, hủy hoại doanh điện Ân Vương, Dóng xuống núi thấy con ngựa đầy tội ác, liền vung gươm chém một nhát, vỡ đôi. Phần đầu con ngựa đá rơi xuống bãi cát Tiểu Than sông Lục Đầu, nay còn nửa thân ngựa đá bên sườn núi Trâu để làm di tích. Giặc Ản! G iặc Ân! M ày độc vô hạn M ày ác vô ngần M ày hiếp cô quả M ày g iế t thường d à n Tao căm g iậ n lắm G iặc Ân! G iặc  n! (Bài ca khi vung gươm vào chém, tướng) 453
  20. Hơn một năm trời giặc Ân hoành hành, gây biết bao đau thương tang tóc cho nhân dân. Vua Hùng đã cử nhiều binh hùng tưóng giỏi đi dẹp giặc, nhưng không ai đánh bại được quân Ân. Truyền thuyết và thần tích nhiều làng vùng trung châu còn ghi nhớ một sô' trận địa đánh giặc Ân của binh tưống triều Hùng như sau: 1. Ở Vũ Dương-, doanh trại quân ta đóng từ đất Vũ Can đến đất Nghiêm Xá (làng Ngườm, làng Can) do h ai tướng chỉ huy. Đ ây là căn cứ tiền tiêu, không ch ế sở chỉ huy của địch đóng tại Phả Lại - Trâu Sơn. Căn cứ này sát địch, nhưng địch không chiếm nổi, vì ta biết dựa vào hệ thông đối rừng đầy tre nứa; đặc biệt các khu tre ngà gốc nhiều gai nhọn xếp thành chiến lũy, giặc không quen thuộc đường lối, nên đã không vào nổi, chỉ vây chung quanh. 2. Ở Đ ỗ X á: Quân ta đóng ở làng Ỷ Na, nhưng doanh trại rải khắp các làng Đội Vũ, Thanh Sơn, Đỗ Xá, Ỷ Na Thượng, Ỷ Na Hạ, Cổ Mễ, Thị Cầu. Lực lượng thủy lẫn bộ đặt dưối quyền chỉ huy của 5 tướng. Trai trẻ làng Ỷ N a đều xin đầu quân giết giặc, ông già bà lão làng Ỷ Na cũng xin giúp giã gạo, mổ bò để làm lương quân. Năm đạo quân ở đây đi theo 5 tướng, mỏ nhiều trận đánh lớn vào đồn giặc, nhưng đều bị giặc đánh bật ra. v ề sau, quân 5 tưống phải nhập theo Thánh Dóng mới lập được chiến công. 3. Ở L on g Đỗ: Quân ta đóng ở phía nam, hữu ngạn sông Hồng, do tưống Lý Tiến chỉ huy (lực lượng chống giặc Ân gồm trai tráng vùng nội thành Hà Nội và các huyện ngoại thành phía đông nam). Trong một trận quyết liệt, giặc Ân bắn trúng Lý Tiến. Lý Tiến rút mũi tên khỏi ngực, gắn phi ngựa về sở chỉ huy đặt tại núi Nung, thì tắt thở. N ay còn đền thờ ở phô" Hàng Cá. 4. Ở C ẩm Bào: Chỉ huy sở đặt ở thôn cẩ iíi Bào, cách bờ sông Cầu (Sóc Giang xưa) khoảng 500m, do tưống H ùng Long Sơn chỉ huy, lực lượng chia đóng ở c ẩ m Bào, c ẩ m X uyên, c ẩ m Trang, Xuân Biều, M ai Phong. Tục truyền cánh đồng Sào ở phía bắc chợ Bầu là chiến trường thuở xưa đánh giặc Ân. Đ ền thờ Hùng Long 454
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2